Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và gia đình anh việt (qua family law act của anh ...

Tài liệu đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và gia đình anh việt (qua family law act của anh và luật hôn nhân và gia đình của việt nam)

.PDF
167
568
72

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MINH TRANG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ANH-VIỆT (QUA FAMILY LAW ACT CỦA ANH VÀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA VIỆT NAM) LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MINH TRANG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ANH-VIỆT (QUA FAMILY LAW ACT CỦA ANH VÀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA VIỆT NAM) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số : 9222024 LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU HOÀNH 2. GS.TS. NGUYỄN VĂN LỢI Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực. Đề tài nghiên cứu và các kết quả chưa được ai công bố. Tác giả luận án Nguyễn Thị Minh Trang MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 8 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 8 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới và tại Việt Nam 8 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ hôn nhân và gia đình 15 1.2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án 16 1.2.1. Một số vấn đề lý luận về thuật ngữ 16 1.2.2. Một số vấn đề về lý thuyết định danh ngôn ngữ 30 1.2.3. Một số vấn đề lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu 33 1.3. Tiểu kết chương 1 37 Chương 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ 39 HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 2.1. Nhận diện và xác lập danh sách thuật ngữ hôn nhân và gia đình 39 tiếng Anh và tiếng Việt 2.2. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh và tiếng Việt 40 2.2.1. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh 40 2.2.2. Đơn vị và phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt 42 2.3. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt 44 2.4. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và 45 tiếng Việt 2.4.1. Thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt xét từ 46 số lượng yếu tố thuật ngữ 2.4.2. Thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt xét từ 49 phương thức cấu tạo 2.4.3. Thuật ngữ hôn nhân gia đình tiếng Anh, tiếng Việt xét từ phương diện từ loại 53 2.4.4. Mô hình cấu tạo thuật ngữ hôn nhân gia đình tiếng Anh và tiếng Việt 56 2.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt về cấu tạo giữa thuật ngữ hôn 65 nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt 2.5.1. Về số lượng yếu tố thuật ngữ 65 2.5.2. Về phương thức cấu tạo 67 2.5.3. Về phương diện từ loại 68 2.5.4. Về mô hình cấu tạo 69 2.6. Tiểu kết chương 2 71 Chương 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ 72 HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 3.1. Các con đường hình thành thuật ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt 72 3.1.1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường 73 3.1.2. Tạo thuật ngữ trên ngữ liệu vốn có 74 3.1.3. Vay mượn thuật ngữ nước ngoài 75 3.2. Con đường hình thành thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh 78 và tiếng Việt 3.2.1. Con đường hình thành thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh 78 3.2.2. Con đường hình thành thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt 80 3.3. Các tiểu hệ thống và các phạm trù ngữ nghĩa của thuật ngữ hôn 81 nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt trong Family Law Act và Luật Hôn nhân và Gia đình 3.3.1. Các tiểu hệ thống của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và 82 tiếng Việt 3.3.2. Các phạm trù ngữ nghĩa của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh 82 và tiếng Việt 3.4. Đặc điểm định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh và tiếng Việt 84 3.4.1. Các bậc định danh của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và 84 tiếng Việt 3.4.2. Mô hình định danh các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và 85 tiếng Việt 3.5. Một số điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa giữa 98 thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt 3.5.1. Về con đường hình thành 98 3.5.2. Về các phạm trù ngữ nghĩa 99 3.5.3. Về đặc trưng định danh 100 3.6. Tiểu kết chương 3 102 Chương 4: CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 103 ANH - VIỆT VÀ VIỆC CHUẨN HÓA THUẬT NGỮ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TIẾNG VIỆT 4.1. Một số vấn đề lý thuyết về dịch thuật và dịch thuật ngữ 103 4.1.1. Dịch thuật 103 4.1.2. Dịch thuật ngữ 109 4.1.3. Mối quan hệ giữa nghiên cứu đối chiếu và dịch thuật 113 4.2. Thực trạng chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh - Việt 114 4.2.1. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ hôn nhân và gia đình 115 tiếng Anh xét về phương diện cấu tạo 4.2.2. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ hôn nhân và gia đình 117 tiếng Anh xét về phương diện nội dung 4.2.3. Các tương đương dịch thuật của các thuật ngữ hôn nhân và gia đình 121 tiếng Anh xét về phương thức chuyển dịch 4.2.4. Nhận xét về thực trạng chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ 125 tiếng Anh sang tiếng Việt 4.2.5. Một số đề xuất trong chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ 128 tiếng Anh sang tiếng Việt 4.3. Vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt 131 4.3.1. Khái niệm chuẩn và chuẩn hóa 132 4.3.2. Chuẩn hóa thuật ngữ 134 4.3.3. Thực trạng thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt chưa đạt chuẩn 136 4.3.4. Một số đề xuất chuẩn hóa thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt 137 chưa đạt chuẩn 4.4 Tiểu kết chương 4 141 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC 1: Thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và các tương đương dịch thuật trong tiếng Việt PHỤ LỤC 2: Danh sách các thuật ngữ tiếng Việt đề xuất chuẩn hóa BẢNG CHỮ VIẾT TẮT HNGĐ: Hôn nhân và gia đình YTTN: Yếu tố thuật ngữ TDDT: Tương đương dịch thuật NXB: Nhà xuất bản KHXH: Khoa học xã hội DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh có cấu tạo là từ 47 Bảng 2.2. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt có cấu tạo là từ 47 Bảng 2.3. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh có cấu tạo là ngữ 48 Bảng 2.4. Số lượng YTTN trong thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt có cấu tạo là ngữ 48 Bảng 2.5: Thuật ngữ HNGĐ Anh là từ xét từ phương thức cấu tạo 49 Bảng 2.6: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là từ phái sinh xét từ phương thức cấu tạo 50 Bảng 2.7: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là từ ghép xét từ phương thức cấu tạo 50 Bảng 2.8: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là ngữ xét từ phương thức cấu tạo 51 Bảng 2.9: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là từ xét từ phương thức cấu tạo 52 Bảng 2.10: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là từ ghép xét từ phương thức cấu tạo 52 Bảng 2.11: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là ngữ xét từ phương thức cấu tạo 52 Bảng 2.12: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là từ xét từ phương diện từ loại 53 Bảng 2.13: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh là ngữ xét từ phương diện từ loại 54 Bảng 2.14: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là từ xét từ phương diện từ loại 55 Bảng 2.15: Thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt là ngữ xét từ phương diện từ loại 55 Bảng 2.16: Thuật ngữ HNGĐ Anh - Việt xét từ số lượng YTTN 67 Bảng 3.1: Các đặc trưng định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh 92 Bảng 3.2: Các đặc trưng định danh thuật ngữ HNGĐ tiếng Việt 98 Bảng 4.1. Tương đương dịch thuật tiếng Việt của thuật ngữ hôn nhân và 117 gia đình tiếng Anh từ phương diện hình thức Bảng 4.2. Các trường hợp tương đương 1 thuật ngữ tiếng Anh/ nhiều 119 tương đương dịch thuật tiếng Việt Bảng 4.3. Các trường hợp tương đương nhiều thuật ngữ tiếng Anh/ một tương dịch thuật tiếng Việt 119 Bảng 4.4. Các trường hợp tương đương nhiều thuật ngữ tiếng Anh/ 121 nhiều tương dịch thuật tiếng Việt Bảng 4.5. Các tương đương dịch thuật của thuật ngữ HNGĐ tiếng Anh xét từ phương diện nội dung 121 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, cùng với tiến trình toàn cầu hóa ở khắp nơi trên thế giới, Việt Nam đã và đang nỗ lực để hòa nhập một cách sâu rộng vào cộng đồng quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của công nghệ, khoa học - kỹ thuật, như bất kỳ ngôn ngữ nào khác trên thế giới, tiếng Việt cũng có sự phát triển mạnh mẽ, trước hết là trong lĩnh vực thuật ngữ khoa học để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Chính vì vậy, trong cuốn sách Thuật ngữ học - những vấn đề lí luận và thực tiễn do Hà Quang Năng làm chủ biên xuất bản năm 2012 các tác giả đã nhấn mạnh “xây dựng thuật ngữ khoa học là công việc có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc phát triển khoa học và kỹ thuật của đất nước, có tác động to lớn đến sự phát triển nền giáo dục của quốc gia.” [41,tr.7]. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về thuật ngữ đã lôi cuốn được sự chú ý của nhiều nhà khoa học ở trong nước và thế giới. So với hệ thống pháp luật của nhiều nước khác trên thế giới, có thể nói rằng hệ thống pháp luật của Việt Nam còn khá non trẻ. Để đẩy nhanh quá trình hội nhập và xây dựng thành công nhà nước pháp quyền, việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách và hết sức quan trọng của nước ta hiện nay. Trong các ngành luật ở Việt Nam, luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật có vai trò quan trọng đặc biệt. Nếu như các ngành luật khác chỉ liên quan đến một số đối tượng nhất định (ví dụ luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, v.v.; luật kinh tế chỉ liên quan đến những cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh tế; luật lao động chỉ liên quan đến người lao động và sử dụng lao động, v.v.) thì luật Hôn nhân và gia đình có liên quan đến tất cả mọi thành viên trong xã hội không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, tôn giáo, giàu nghèo, v.v. Mặt khác, cùng với sự hòa nhập về mọi mặt, các quan hệ hôn nhân 1 và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Những mối quan hệ đó có những tác động đáng kể đến đời sống gia đình - tế bào của xã hội, đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều người dân cũng như của xã hội Việt Nam. Thực tế này đòi hỏi những người trực tiếp tham gia hay liên quan đến các mối quan hệ này cũng như những người công tác trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình phải có những hiểu biết thấu đáo về luật pháp và quy định của các quốc gia trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Lẽ dĩ nhiên, yêu cầu trên sẽ là bất khả thi nếu các văn bản luật không được chuyển dịch một cách chuẩn xác giữa các ngôn ngữ. Trong chuyển dịch các văn bản khoa học như văn bản luật, Newmark [116,tr.151] cho rằng chủ yếu dựa vào thuật ngữ dù thuật ngữ chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 10% nội dung văn bản khoa học. Qua khảo sát ban đầu chúng tôi nhận thấy, các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh chưa được chuyển dịch một cách hệ thống sang tiếng Việt mà mới chỉ nằm rải rác đâu đó trong các từ điển Anh - Việt. Thêm vào đó, một số thuật ngữ của lĩnh vực hôn nhân gia đình được sử dụng trong các văn bản pháp lý trong tiếng Việt chưa có tính hệ thống cao, còn mang sắc thái miêu tả chứ chưa có tính chất định danh; một số thuật ngữ có trong tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác nhưng chưa có trong tiếng Việt. Vì vậy, việc nghiên cứu đối chiếu các đặc điểm của hệ thuật ngữ hôn nhân gia đình trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách bài bản nhằm chuyển dịch một cách chính xác các thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ trong luật và các văn bản liên quan để góp phần hoàn thiện hệ thống luật nói chung và luật hôn nhân gia đình nói riêng đã trở nên hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm. Chọn đề tài nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh-Việt (qua Family Law Act của Anh và Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam)”, chúng tôi muốn góp phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết thực tế đặt ra. 2 2. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt thu thập trong các văn bản Family Law Act (Đạo luật gia đình) của Anh và các văn bản Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam cùng các văn bản, tài liệu liên quan trong tiếng Anh và tiếng Việt. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đối chiếu các đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt, thực trạng chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 2.3. Tư liệu nghiên cứu 1190 thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và 1175 thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt được thu thập trong các văn bản Family Law Act của Anh và Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam, cụ thể như sau: 1. UK Family Law Act 1986 - Stationary Office Limited, 1986 2. UK Family Law Act 1996 - Stationary Office Limited, 1996 3. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 - NXB Chính trị quốc gia, 2010 4. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 - NXB Lao động, 2014. Trong số các luật trên, UK Family Law Act 1996 và Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 là các luật hiện đang có hiệu lực thi hành tại Anh và Việt Nam. Ngoài ra, các thuật ngữ còn được thu thập từ các văn bản hướng dẫn thi hành và các tài liệu liên quan đến các luật trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích hướng tới của luận án là: - Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh - Việt về đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa (trong đó tập trung vào đặc điểm định danh). 3 - Góp phần chuyển dịch một cách chuẩn xác thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh trong các văn bản Family Law Act sang tiếng Việt (nhằm phục vụ cho việc dạy học Tiếng Anh chuyên ngành và làm từ điển.) - Góp phần chuẩn hóa thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt trong Luật Hôn nhân và Gia đình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung vào các nhiệm vụ sau: - Xây dựng cơ sở lý luận cho nghiên cứu - Xác lập danh sách thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh trong các văn bản Family Law Act và tiếng Việt trong các văn bản Luật Hôn nhân và Gia đình. - Phân tích, đối chiếu các đặc điểm về cấu trúc và ngữ nghĩa của thuật ngữ hôn nhân và gia đình trong tiếng Anh và tiếng Việt. - Đề xuất phương hướng, biện pháp cụ thể trong chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh sang tiếng Việt. - Đề xuất phương hướng, biện pháp cụ thể để chuẩn hóa thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.1. Phương pháp miêu tả Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng để thể hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó của nó. Đây là phương pháp phân tích đồng đại. Phương pháp này có ý nghĩa to lớn đối với việc học tập và giảng dạy ngôn ngữ [11,tr.422]. Trong phương pháp này, chúng tôi sử dụng những thủ pháp nghiên cứu sau: - Thủ pháp phân tích theo thành tố trực tiếp: Thủ pháp này đã được nhiều nhà khoa học vận dụng vào phân tích cấu trúc cú pháp và cấu trúc của từ. 4 Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thủ pháp phân tích theo thành tố trực tiếp để miêu tả cấu trúc của thuật ngữ hôn nhân gia đình trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó xác định các mô hình cấu tạo của các thuật ngữ. - Thủ pháp thống kê: Thủ pháp này được sử dụng để tìm ra đặc trưng về lượng của các hiện tượng ngôn ngữ. Thủ pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này để miêu tả định lượng thuật ngữ hôn nhân gia đình trong hai ngôn ngữ theo các tiêu chí cần thiết. Các kết quả thống kê sẽ được trình bày dưới dạng bảng biểu để tiện cho việc theo dõi. 4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp này là một hệ thống các thủ pháp nghiên cứu khoa học, một hệ thống phân tích được sử dụng để tìm ra cái chung và cái đặc thù trong các ngôn ngữ được đối chiếu không phụ thuộc vào nguồn gốc của ngôn ngữ. Với đặc thù của mình, phương pháp này đã được áp dụng nhiều trong dạy học ngoại ngữ, biên - phiên dịch, biên soạn từ điển đối chiếu, v.v. Các thuật ngữ hôn nhân và gia đình là một trường từ vựng - ngữ nghĩa, do vậy thủ pháp đối chiếu trường từ vựng - ngữ nghĩa được chúng tôi sử dụng khi đối chiếu hệ thống thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh với tiếng Việt. 4.3. Phương pháp dịch Phương pháp này sẽ được sử dụng để xem xét tổng quát các cách thức dịch các đơn vị ngôn ngữ từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Căn cứ vào đó, chúng tôi sẽ khảo sát, nhận xét, đánh giá, đề xuất các phương pháp và cách thức chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tóm lại, các phương pháp nghiên cứu trên sẽ được đồng thời sử dụng trong quá trình thực hiện luận án. Các phương pháp này bổ sung, hỗ trợ cho nhau để đem lại kết quả chính xác cho các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. 5. Cái mới của luận án Đến nay, việc nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể với rất nhiều công trình nghiên cứu. 5 Có thể nói rằng, tại Việt Nam, việc ứng dụng những thành tựu và kết quả của những công trình khoa học về lý thuyết thuật ngữ vào nghiên cứu các hệ thuật ngữ của các ngành khoa học cụ thể không còn là một hướng đi mới. Tuy nhiên, luận án này là công trình đầu tiên nghiên cứu đối chiếu một cách toàn diện và chuyên sâu các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt trong các văn bản Family Law Act của Anh và Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam từ góc độ ngôn ngữ học nhằm chuyển dịch chuẩn xác các thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt và chuẩn hóa các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt. Đây chính là điểm mới của luận án. 6. Những đóng góp của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên về đối chiếu thuật ngữ hôn nhân và gia đình trong các văn bản Family Law Act của Anh và các văn bản Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam. Theo đó, luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. 6.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ: - Góp phần bổ sung và mở rộng các vấn đề lý luận về thuật ngữ học và chuẩn hóa thuật ngữ trên cơ sở ngữ liệu thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt. - Góp phần bổ sung và hoàn thiện lý thuyết về đối chiếu, lý thuyết dịch thuật và dịch thuật ngữ trên cơ sở đối chiếu hai hệ thuật ngữ và khảo sát việc chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ: - Giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn đặc điểm của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt. - Là cơ sở để biên soạn từ điển thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh-Việt. - Góp phần hoàn thiện các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt. 6 - Là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy, dịch thuật, biên soạn các giáo trình - đặc biệt là giáo trình tiếng Anh chuyên ngành hôn nhân và gia đình; là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về thuật ngữ học. 7. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận liên quan đến luận án: khái quát tình hình nghiên cứu thuật ngữ học và thuật ngữ hôn nhân và gia đình trên thế giới và tại Việt Nam, trình bày một số vấn đề lý luận chung về thuật ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu, định danh ngôn ngữ. Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt với các nội dung: nhận diện và xác lập danh sách thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt, đơn vị và phương thức cấu tạo từ tiếng Anh và tiếng Việt, đơn vị cấu tạo thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt, đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện: số lượng yếu tố cấu tạo, phương thức cấu tạo, đặc trưng từ loại, mô hình cấu tạo. Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt với các nội dung: đối chiếu con đường hình thành, các pham trù ngữ nghĩa và đặc điểm định danh của thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh và tiếng Việt. Chương 4: Chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình Anh-Việt và việc chuẩn hóa thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt với hai nội dung chính là: khảo sát, đánh giá về các tương đương dịch thuật tiếng Việt của các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Anh, đưa ra các đề xuất để chuẩn hóa việc chuyển dịch thuật ngữ hôn nhân và gia đình từ tiếng Anh sang tiếng Việt và đề xuất các phương án chuẩn hóa các thuật ngữ hôn nhân và gia đình tiếng Việt chưa đạt chuẩn. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Trong chương này, chúng tôi khái quát những nét chính trong lịch sử nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới và tại Việt Nam cũng như tình hình nghiên cứu thuật ngữ hôn nhân và gia đình trong tiếng Anh và tiếng Việt. Những cơ sở lý luận làm nền tảng cho nghiên cứu như những vấn đề lý luận về thuật ngữ, ngôn ngữ học đối chiếu, định danh ngôn ngữ cũng được trình bày cụ thể. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Sự hình thành và ra đời của thuật ngữ học vừa mang tính tự sinh giống như sự ra đời của công nghệ lại vừa mang tính lý thuyết giống như động lực đằng sau sự ra đời của khoa học. Với tư cách là một công cụ hữu ích phục vụ cho việc truyền bá kiến thức và sự lớn mạnh của công nghệ và truyền thông, thuật ngữ học xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng thế kỉ XVIII. Tuy nhiên, phải đến tận thể kỉ XX thì vị thế của thuật ngữ học mới được thừa nhận và thuật ngữ mới được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống. 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ học trên thế giới và tại Việt Nam 1.1.1.1. Trên thế giới Trong giai đoạn thế kỉ XVIII, XIX, các nhà khoa học ở các lĩnh vực là những người đi đầu trong việc xây dựng thuật ngữ bởi những thuật ngữ này được xây dựng dựa trên các đặc thù về chuyên môn và phục vụ cho công việc của họ. Các nhà khoa học như Lavoisier và Berthollet, Linné với các nghiên cứu về hóa học hay thực vật học và động vật học vào thế kỉ XVIII là những thí dụ điển hình cho sự quan tâm với việc đặt tên cho các khái niệm khoa học. Sang đến thế kỉ XIX, do việc quốc tế hóa khoa học, hệ thống thuật ngữ thống nhất cho tất cả các nhà khoa học trên thế giới sử dụng trong các lĩnh vực tương ứng trở nên hết sức cần thiết. Nhu cầu này đã được các nhà thực vật 8 học, động vật học và các nhà hóa học đề cập đến một cách rõ ràng trong các cuộc gặp mang tính quốc tế vào các năm 1876, 1889 và 1892. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các nhà khoa học mới chỉ quan tâm đến sự đa dạng về hình thức của thuật ngữ và mối quan hệ giữa hình thức và khái niệm chứ họ chưa quan tâm đến bản chất của khái niệm cũng như các cơ sở để tạo lập các thuật ngữ khoa học mới. Đến những năm 30 của thế kỉ XX, thuật ngữ bắt đầu khẳng định được vị thế của mình. Trước sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật, các kỹ sư và các kỹ thuật viên cũng tham gia vào quá trình xây dựng thuật ngữ để thống nhất các thuật ngữ được sử dụng. Nổi bật trong giai đoạn này là các nghiên cứu của tác giả người Áo Eugen Wuster. Wuster đã chỉ ra 4 học giả mà ông cho là những người cha tinh thần của lý thuyết về thuật ngữ học là: “Alfred Schlomann người Đức - người đầu tiên xem xét bản chất hệ thống của thuật ngữ, nhà ngôn ngữ học người Thụy Sỹ F. De Saussure - người đầu tiên đưa ra bản chất hệ thống của ngôn ngữ, E.Dresen người Nga - người đi đầu trong việc đề cao tầm quan trọng của chuẩn hóa, và học giả người Anh đến từ tổ chức UNESCO J.E. Holmstrom - người có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc phổ biến ngành thuật ngữ học trên phạm vi quốc tế.” [Dẫn theo 92,tr.5]. Ông đã đưa ra ý tưởng về hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ học, đưa ra các nguyên tắc nghiên cứu thuật ngữ và vạch ra các điểm chính trong phương pháp xử lý số liệu về thuật ngữ. Với những ý tưởng trên, ông được coi là cha đẻ của bộ môn thuật ngữ học. Những nghiên cứu của ông là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thuật ngữ học hiện đại và đã dẫn đến sự ra đời của 3 trường phái thuật ngữ học cổ điển là trường phái thuật ngữ học Áo (Viên), Liên Xô và Séc (Praha). Trường phái thuật ngữ học Áo: Người sáng lập và là đại diện tiêu biểu nhất cho trường phái thuật ngữ học này chính là Eugen Wuster. Các học giả của trường phái này đã phát triển một hệ thống các nguyên tắc và phương 9 pháp làm nền tảng cho phần lớn các nghiên cứu về mặt lý thuyết cũng như công tác thuật ngữ học hiện đại. Một đặc điểm nổi bật của trường phái này là nó tập trung vào các khái niệm và tập trung vào chuẩn hóa các thuật ngữ và khái niệm. Nhiều nước ở trung và bắc Âu nghiên cứu thuật ngữ học theo đường hướng này và các chuyên gia về các lĩnh vực cụ thể sẽ chịu trách nhiệm về các thuật ngữ chuyên ngành. Trường phái thuật ngữ học Liên Xô: Ảnh hưởng bởi Wuster nên trường phái này cũng chủ yếu nghiên cứu chuẩn hóa các khái niệm và thuật ngữ theo những vấn đề liên quan tới chủ nghĩa đa ngôn ngữ ở Liên bang Xô Viết trước đây. Trường phái thuật ngữ học Liên Xô đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Giai đoạn chuẩn bị (1780 - cuối những năm 1920) được đánh dấu bằng việc dịch thuật ngữ và biên soạn từ điển thuật ngữ học vào năm 1780. Đây là giai đoạn lựa chọn và xử lý sơ bộ các thuật ngữ, đồng thời các khái niệm liên quan được xác định. Giai đoạn thứ nhất (từ 1930 đến 1960) chứng kiến sự ra đời của nhiều lý thuyết cũng như các hoạt động thực tiễn về thuật ngữ học. Hai đại diện tiêu biểu của thời kỳ này là D.S. Lotte và E.K.Drezen - những người đã đưa “cách tiếp cận kĩ nghệ vào thuật ngữ học” [41,tr.13]. Bên cạnh 2 đại diện này, các học giả như A.A. Reformatskij và G.O.Vinokur cũng có những đóng góp to lớn. Giai đoạn thứ 2 (từ 1970 đến 1990) được đánh dấu bằng việc thuật ngữ học trở thành một khoa học độc lập và sự ra đời của các ủy ban thuật ngữ, các bài báo, luận án và hàng nghìn từ điển thuật ngữ ở các lĩnh vực. Đây là thời kỳ bùng nổ công tác nghiên cứu thuật ngữ ở Liên Xô với các học giả nổi tiếng như: L.N. Beljaeva, A.S.Gerd, B.N.Golovin, v.v. Tuy nhiên, do Liên Xô sụp đổ nên giai đoạn thứ 3 từ thập niên cuối của thế kỉ XX chứng kiến nhiều khủng hoảng, thay đổi trong công tác nghiên cứu thuật ngữ. Trường phái thuật ngữ học Séc: Hình thành như một kết quả tất yếu của đường hướng ngôn ngữ chức năng của trường phái ngôn ngữ Praha, trường phái này chủ yếu miêu tả đặc điểm về cấu tạo và chức năng của ngôn ngữ chuyên 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan