Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học đổi mới chế độ bầu cử đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay...

Tài liệu đổi mới chế độ bầu cử đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay

.PDF
178
534
71

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN NGỌC ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Đường HÀ NỘI - 2018 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ các công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phan Văn Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................................. 7 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................... 15 1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án ....................................................................... 19 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA ........................................................................................................... 31 2.1. Khái niệm, nội dung, đặc điểm của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta ....... 31 2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, phương thức và vai trò của đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta .............................................................................................. 47 2.3. Kinh nghiệm đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở các quốc gia trên thế giới ........................................................................................................................................... 64 Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA ........................................................................................................... 71 3.1. Quá trình xây dựng và đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta ............. 71 3.2. Những hạn chế, bất cập của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay .... 87 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .................................................. 112 4.1. Những tiền đề khách quan và phương hướng đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay .................................................................................................... 112 4.2. Các giải pháp tiếp tục đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay .. 122 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 152 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 170 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1. ĐBQH Đại biểu Quốc hội 2. HĐBCQG Hội đồng bầu cử Quốc gia 3. HĐND Hội đồng nhân dân 4. HTCT Hệ thống chính trị 5. MTTQ Mặt trận Tổ quốc 6. UBND Ủy ban nhân dân 7. UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội 8. XHCN Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế độ dân chủ, mà ở đó tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là thành tựu vĩ đại trong sự phát triển của nhân loại. Chế độ bầu cử trở thành trụ cột của dân chủ, thể hiện trình độ phát triển của nền dân chủ ở mỗi quốc gia. Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14/SL ngày 08.9.1945 về tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội và đặt nền móng cho sự hình thành chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội. Cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 được đánh giá thật sự tự do, thật sự dân chủ, là mốc son lịch sử của thể chế dân chủ của nước ta [81]. Trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước, chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội có sự thay đổi, góp phần vào quá trình xây dựng bộ máy nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng. Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, chủ trương đổi mới, cải tiến, hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội đã sớm được đặt ra và triển khai thực hiện. Tuy đạt được những bước phát triển cả về hệ thống pháp luật bầu cử và thực tiễn tổ chức thi hành nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Bầu cử còn mang tính hình thức, quyền bầu cử và ứng cử chưa được bảo đảm một cách thực chất. Chế độ bầu cử ĐBQH chưa trở thành một công cụ dân chủ trực tiếp hữu hiệu để nhân dân ủy quyền và kiểm soát quyền lực, buộc đại biểu phải gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri. Chất lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, phát huy cơ chế dân chủ đại diện. Thực tiễn đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội trong hơn ba mươi năm qua cho thấy đây là vấn đề khó khăn và hết sức phức tạp. Giữa quyết tâm chính trị, chủ trương nêu ra trong các Nghị quyết của Đảng và kết quả thực tế vẫn còn một khoảng cách lớn. Nhận thức lý luận và thực tiễn triển khai còn thiếu nhất quán, chưa đạt được sự đồng thuận cao. Chủ quyền thuộc về nhân dân là nền tảng của chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ thể tối cao, duy nhất của quyền lực nhà nước. Thực hành quyền lập hiến và bầu cử là hai phương thức trực tiếp, cơ bản nhất để nhân dân thực hiện quyền lực của 1 mình. Do vậy, đổi mới chế độ bầu cử nói chung và chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội nói riêng là một đòi hỏi khách quan. Điều này đặt ra yêu cầu phải tiếp tục luận giải sâu sắc, tạo sự nhận thức thống nhất về quyền bầu cử; các nguyên tắc và tiêu chí bầu cử tiến bộ; khái niệm, đặc điểm, nội dung và phương thức đổi mới chế độ bầu cử; vai trò đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội; về phương thức lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước và quyền của nhân dân trong bầu cử… Hiện nay, Đảng và Nhà nước xác định tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; phát huy dân chủ, khẳng định dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Hai nhiệm vụ này gắn liền với việc tiếp tục đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội để đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực, phát huy hiệu quả của hình thức dân chủ đại diện. Đồng thời phải đề cao, coi trọng mở rộng dân chủ bằng cơ chế dân chủ trực tiếp, trong đó bầu cử chân thực và bãi nhiệm đại biểu là những hình thức dân chủ trực tiếp cơ bản nhất để nhân dân thực hiện chủ quyền, ủy thác và kiểm soát quyền lực nhà nước. Hiến pháp năm 2013 ra đời đã hiến định những nội dung mới về nguyên tắc chủ quyền nhân dân và cách thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước; nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Hiến pháp cũng đã quy định Hội đồng bầu cử quốc gia là một thiết chế hiến định độc lập. Bối cảnh chính trị - xã hội sau ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới đã có những chuyển biến sâu sắc, tạo ra những tiền đề khách quan và cũng đặt ra những đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội. Xây dựng và vận hành một chế độ bầu cử phù hợp có tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng và phát huy dân chủ, củng cố hệ thống chính trị, tạo sự chính đáng và hợp pháp cho chính quyền trong điều hành, quản lý đất nước. Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta là vấn đề thực sự có tính cấp thiết. Chính vì vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn chủ đề "Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay" làm 2 đề tài Luận án tiến sĩ luật học chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và các giải pháp tiếp tục đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội theo hướng thực sự dân chủ, dựa trên những nguyên tắc và tiêu chuẩn bầu cử tiến bộ, phù hợp với điều kiện chính trị - xã hội của nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu tôn trọng, bảo đảm quyền bầu cử và ứng cử của công dân, bầu ra được những đại biểu xứng đáng đại diện cho nhân dân trong Quốc hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nêu trên, Luận án có nhiệm vụ: - Khảo cứu, đánh giá các công trình nghiên cứu về bầu cử, đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở trong và ngoài nước, rút ra những giá trị tham khảo và xác định hướng nghiên cứu cho Luận án. - Khái quát và bổ sung thêm những luận điểm mới về chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội; xây dựng cơ sở lý luận về đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội qua các giai đoạn lịch sử, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước; chỉ ra những tồn tại, bất cập của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội hiện hành. - Đề xuất phương hướng, giải pháp khả thi để tiếp tục đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội gắn với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền, mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa theo Cương lĩnh năm 2011 và Hiến pháp 2013. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận về chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội và đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội; quy định pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội; chủ trương, quan điểm của Đảng về đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội và quá trình đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội từ năm 1986 đến nay; thực tiễn bầu cử đại biểu Quốc hội trong những nhiệm kỳ gần đây. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung, Luận án nghiên cứu về đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội dưới góc độ luật Hiến pháp. Trong quá trình nghiên cứu, Luận án có đề cập đến chế độ bầu cử nói chung để có cách nhìn tổng thể, liên hệ đến thực tiễn bầu cử trên thế giới dưới góc độ so sánh nhằm bổ sung, làm rõ hơn những vấn đề có liên quan. Về thời gian, Luận án xác định phạm vi nghiên cứu từ năm 1946 để thấy được quá trình hình thành và phát triển của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội gắn với đặc điểm chính trị - xã hội ở mỗi giai đoạn, nhưng tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ 1986 đến nay - thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân, tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền, bầu cử và đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong nghiên cứu khoa học pháp lý: tổng hợp, phân tích, đánh giá, bình luận, so sánh, thống kê số liệu, lịch sử cụ thể, phương pháp tham vấn chuyên gia, phương pháp nghiên cứu liên ngành. Các phương pháp được sử dụng cụ thể như sau: - Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, bình luận: là phương pháp cơ bản, được sử dụng để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt ra xuyên suốt Luận án; - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu: sử dụng để nghiên cứu những vấn đề về thực tiễn bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta; - Phương pháp so sánh luật học: sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa quy định pháp luật cũng như thực tiễn bầu cử ở Việt Nam với một số nước trên thế giới; - Phương pháp lịch sử cụ thể: sử dụng để đánh giá quá trình hình thành, đổi 4 mới, phát triển của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội gắn với từng giai đoạn lịch sử. Luận án sử dụng phương pháp tham vấn chuyên gia để thu thập các nhận định, đánh giá chuyên sâu của các chuyên gia có kinh nghiệm về bầu cử; sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành luật học, chính trị học và xã hội học để nghiên cứu một số nội dung đặc thù. 5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án - Một là, về phương diện lý luận, Luận án đã luận giải và làm sáng tỏ các nguyên lý về bầu cử; tiếp cận quyền bầu cử từ chủ quyền nhân dân, dân chủ đại diện, quyền con người, quyền dân chủ trực tiếp. Từ đó chỉ rõ khái niệm, nội dung cơ bản và những đặc trưng của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta. Trên cơ sở đó, Luận án đã xây dựng được khái niệm, chỉ ra đặc điểm, nội dung, phương thức và vai trò đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội. Đây chính là cơ sở lý luận góp phần nâng cao nhận thức, thống nhất hành động trong việc đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta. - Hai là, về phương diện thực tiễn, Luận án đã nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội gắn với những đặc điểm chi phối của bối cảnh lịch sử đất nước qua từng giai đoạn, nhất là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay. Đồng thời, Luận án cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập của chế độ bầu cử trước những biến đổi trên nhiều mặt của đời sống chính trị - xã hội sau hơn ba mươi năm đổi mới đất nước. Luận án đã phân tích, đánh giá cụ thể những hạn chế, bất cập theo từng yếu tố cấu thành của chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội trong mối liên hệ với các yêu cầu của quá trình dân chủ hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền, thi hành Hiến pháp 2013 trong điều kiện mới. Đây chính là cơ sở thực tiễn để Luận án đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay. - Ba là, về các phương hướng và giải pháp, trên cơ sở phân tích làm rõ những tiền đề khách quan, những đòi hỏi của thực tiễn, Luận án chỉ ra được những định hướng đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay. Từ đó, Luận án phân tích, kiến nghị theo các nhóm giải pháp khác nhau, có tính toàn diện 5 và nhấn mạnh đến một số giải pháp có tính đột phá: (i) Đổi mới tư duy lý luận về bầu cử, quyền bầu cử, tính đại diện của ĐBQH; (ii) Mở rộng các quyền bầu cử, bảo đảm thực chất quyền tự ứng cử trên cơ sở quy định chặt chẽ các điều kiện tự ứng cử, lập danh sách người tự ứng cử không qua hiệp thương; (iii) Xây dựng Hội đồng bầu cử quốc gia độc lập, gợi mở phương hướng đổi mới hệ thống thiết chế quản lý bầu cử theo mô hình hỗn hợp; (iv) Đổi mới công tác dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu, cải tiến quy trình hiệp thương theo hướng dân chủ; (v) Tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong bầu cử thông qua quy trình bầu cử, nhất là vận động bầu cử; (vi) Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng về bầu cử. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn - Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú thêm các luận điểm khoa học về bầu cử và đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội, về chủ quyền nhân dân, vai trò đại diện và mối quan hệ giữa đại biểu với cử tri, ủy quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua bầu cử. Từ đó, Luận án góp phần đổi mới nhận thức lý luận về bầu cử, bầu cử đại biểu Quốc hội và đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội. - Về thực tiễn: Các phương hướng, giải pháp được đề xuất, kiến nghị trong Luận án được áp dụng để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội cũng như các văn bản pháp luật về bầu cử; đổi mới công tác tổ chức các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội; các kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy trong các trường đại học, các cơ sở đào tạo về luật hiến pháp. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án được kết cấu gồm 4 chương. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Chế độ bầu cử, bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đổi mới chế độ bầu cử ĐBQH là vấn đề mang tính chính trị - pháp lý, thuộc đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học như chính trị học, luật học. Ở nước ta, đã có công trình nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống về chế độ bầu cử nói chung, nhưng chủ yếu vẫn là các bài viết trên các tạp chí khoa học. 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bầu cử, chế độ bầu cử Các công trình nghiên cứu về chế độ bầu cử khá phong phú và đa dạng về thể loại: - Sách chuyên khảo “Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới” (1997)[1] của TS. Vũ Hồng Anh tiếp cận khái niệm chế độ bầu cử theo nghĩa rộng là "tổng thể các quan hệ xã hội có trật tự gắn với cuộc bầu cử", theo nghĩa hẹp là "phương pháp phân ghế". Công trình nghiên cứu khái quát những vấn đề chung về bầu cử, các nguyên tắc và trình tự tiến hành bầu cử. Pháp luật bầu cử có thể chia thành 3 nhóm: thủ tục trao quyền bầu cử; tổ chức, tiến hành bầu cử; xác định kết quả bầu cử và phương pháp phân bổ ghế đại biểu. Đóng góp nổi bật của công trình nghiên cứu này là đã đi sâu mô tả các hệ thống bỏ phiếu và các biến thể của nó, phân tích một số nội dung rất cơ bản về chế độ bầu cử ở 15 quốc gia. - Luận án tiến sĩ luật học "Chế độ bầu cử ở nước ta - những vấn đề lý luận và thực tiễn" (2009) của Vũ Văn Nhiêm [97]. Theo tác giả, chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc, quy định pháp luật về tất cả các nội dung của bầu cử nhằm "chuyển hóa" ý chí nhân dân thành cơ quan đại diện; khẳng định bản chất của bầu cử là tính giai cấp, tính xã hội; đề cập đến các vai trò của chế độ bầu cử. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng chế chế độ, chỉ ra những hạn chế, bất cập. Trên cơ sở đó đề 7 xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện chế độ bầu cử từ góc độ nhận thức và pháp luật. Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên dưới góc độ luật học về chế độ bầu cử. - Luận án tiến sĩ chính trị học "Hệ thống bầu cử ở một số nước tư bản phát triển hiện nay - lý thuyết và hiện thực" (2008) [105] và sách chuyên khảo "Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp: Lý thuyết và hiện thực" (2009) [106] của TS. Lưu Văn Quảng. Qua việc phân tích lý thuyết và thực tiễn bầu cử của các nước tư bản phát triển có nền dân chủ lâu đời (Anh, Mỹ, Pháp), tác giả đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể và những giá trị phổ biến của một chế độ bầu cử dân chủ. Kết quả nghiên cứu luận án đã đưa ra những gợi mở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác bầu cử ở Việt Nam như dân chủ hóa quá trình đề cử ứng cử viên trong Đảng, tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng, áp dụng đơn vị bầu cử một đại diện… - Luận án tiến sĩ chính trị học "Hoàn thiện chế độ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở Việt Nam hiện nay" (2008) [82] của TS. Vũ Thị Loan. Mặc dù đây là công trình nghiên cứu về chế độ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) nhưng nhiều nhận định, đánh giá có sự liên hệ mật thiết với chế độ bầu cử nói chung. Luận án tập trung nghiên cứu quy trình bầu cử đại biểu HĐND và thực tiễn bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh. Qua đó, đánh giá về sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, về nhận thức của người dân và các cơ quan, tổ chức trong quá trình bầu cử. Tác giả cho rằng, Đảng phải nhận thức sâu sắc hơn về bầu cử, đổi mới phương thức lãnh đạo công tác nhân sự, thực hiện quy trình giới thiệu mở rộng, không nên hạn chế đảng viên tự ứng cử, phải xem cử tri bỏ phiếu cho đảng viên ứng cử đại biểu HĐND là dịp nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm Đảng [82, tr.172-173]. - Cuốn sách "Xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp – Cơ sở lý luận và thực tiễn" (2017) [86] của GS.TS. Phan Trung Lý và TS. Đặng Xuân Phương (Đồng chủ biên) đã nghiên cứu về bầu cử và bãi miễn đại biểu với tính chất là một hình thức của dân chủ trực tiếp. Xuất phát từ cách tiếp cận này, các tác giả đã đặt ra những vấn đề cần nghiên cứu như: Trách nhiệm của Nhà nước tổ chức để người dân thực hiện quyền bầu cử và 8 ứng cử; thẩm quyền của hội nghị hiệp thương; vấn đề thẩm tra, xác nhận tư cách đại biểu; cơ chế bảo đảm quyền bầu cử khi có khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bầu cử; xây dựng cơ chế pháp lý để cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử... - Cuốn sách “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp 1992” (2012) [51] của GS.TS. Trần Ngọc Đường đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế thực hiện quyền lực. Cuốn sách đã đề cập và nghiên cứu chế độ bầu cử với vai trò là một phương thức để kiểm soát quyền lực. Theo tác giả, bầu cử và bãi miễn đại biểu của cử tri là phương thức để kiểm soát quyền lực nhà nước của nhân dân. Dân có quyền bầu thì cũng có quyền bãi nhiệm những người phụ lòng tin của mình. Do vậy, hoàn thiện pháp luật về bầu cử, ứng cử, bãi nhiệm đại biểu ở nước ta là giải pháp để tăng cường phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và Nhà nước. - Cuốn sách “Sự hạn chế quyền lực nhà nước” (2014) [27] của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung đã dành một chương (Chương V) nghiên cứu về bầu cử với tính chất là một phương thức để giới hạn quyền lực nhà nước. Theo tác giả, cơ chế bầu cử ở các chế độ chính trị có thể khác nhau nhưng những yếu tố cơ bản của chúng giống nhau đối với tất cả các xã hội dân chủ, kể cả dân chủ tư sản lẫn dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Bầu cử trở thành công cụ để giới hạn quyền lực là do tính định kỳ của các cuộc bầu cử và thông qua bầu cử người dân có khả năng thay thế các quan chức được bầu. Sự hạn chế quyền lực bằng bầu cử còn thể hiện qua việc bãi nhiệm đại biểu không còn sự tín nhiệm của nhân dân. Ngoài nội dung về hạn chế quyền lực, chương V của cuốn sách cũng đã phân tích sơ lược về lịch sử của bầu cử, các hình thức bầu cử và những nét chính về chế độ bầu cử ở các nước có nền dân chủ phát triển. - Cuốn sách “Bình luận khoa học Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (2014) [145] do GS.TSKH. Đào Trí Úc và TS. Vũ Công Giao đồng chủ biên tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, trong đó có các bài viết về bầu cử. Bài viết “Các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp 2013” [145, tr.548554] của TS. Nguyễn Văn Thuận cho rằng, Hiến pháp 2013 quy định Hội đồng bầu 9 cử quốc gia (HĐBCQG) là một thiết chế hiến định độc lập, hoạt động chuyên trách, thường xuyên. Bài viết đã phân tích những ưu điểm của HĐBCQG độc lập và nêu ra những yêu cầu cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của HĐBCQG trong luật bầu cử. Bài viết “Về việc luật định Hội đồng bầu cử quốc gia theo Hiến pháp 2013” [145, tr.555-562] của TS. Vũ Đức Khiển đề xuất phương án ban hành văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của HĐBCQG tương tự như luật tổ chức các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Bài viết “Thiết kế bộ máy giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia theo Hiến pháp 2013” [145, tr.563-574] của TS. Vũ Công Giao phân tích các mô hình bộ máy giúp việc cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới và đề xuất thiết kế bộ máy giúp việc cho HĐBCQG là một cơ quan chuyên trách, thường xuyên và chuyên nghiệp. Trong những năm vừa qua, những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế độ bầu cử còn được đề cập đến trong các bài viết nghiên cứu: - Về chủ quyền nhân dân – nền tảng của chế độ bầu cử được đề cập đến trong bài viết "Bầu cử - Một phương thức để nhân dân trao quyền, ủy quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước" (2011) [50] của GS.TS. Trần Ngọc Đường; "Nguyên lý chủ quyền nhân dân và biểu hiện của nó trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam" (2015) [124] của PGS.TS. Trịnh Đức Thảo và PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương; "Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các bản Hiến pháp" (2012) [118], "Chủ quyền nhân dân qua các bản Hiến pháp Việt Nam" (2014) [119] của GS.TS. Phạm Hồng Thái. Các bài viết đã phân tích, luận giải và khẳng định nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Bầu cử là phương thức nhân dân trao quyền, ủy quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước. Chế độ bầu cử tự do và công bằng bảo đảm tính hợp pháp, chính đáng của quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị của đảng cầm quyền. - Về HĐBCQG – thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp 2013 được phân tích qua các bài viết "Quản lý bầu cử trên thế giới và những gợi ý cho Việt Nam" (2013) [55] của TS. Vũ Công Giao, "Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng bầu cử Quốc gia và việc sửa đổi Luật bầu cử đại biểu Quốc hội" (2014) [88] của TS. 10 Ngô Đức Mạnh; "Bàn về Hội đồng bầu cử quốc gia trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992" (2013) [52] của GS.TS. Trần Ngọc Đường. Các tác giả đã phân tích, liên hệ với các mô hình cơ quan quản lý bầu cử trên thế giới; khẳng định tính chất hiến định độc lập của HĐBCQG và cho rằng quy định HĐBCQG trong Hiến pháp là điều kiện cần thiết để tổ chức các cuộc bầu cử công khai, minh bạch, dân chủ; đề xuất giải pháp để quy định về mối quan hệ, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐBCQG. - Về quy trình hiệp thương bầu cử, các bài viết "Góc nhìn khác về quy trình hiệp thương giới thiệu ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân" (2016) [87] của ThS. Mai Thị Mai; "Quy trình dân chủ và công khai để lựa chọn giới thiệu người có đủ điều kiện ứng cử đại biểu Quốc hội" (2011) [19] của ThS. Nguyễn Thanh Bình; "Ý chí nhân dân trong bầu cử và một vài ý kiến góp phần bảo đảm ý chí nhân dân trong bầu cử ở nước ta" (2006) [73] và "Hiệp thương và tác động của hiệp thương đến việc phát huy tính tích cực của công dân trong thực hiện quyền bầu cử" (2007) [74] của ThS. Trần Thanh Hương đã lý giải về sự tồn tại của hiệp thương bầu cử, vai trò của hiệp thương trong giới thiệu người ứng cử, phân tích thực trạng và chỉ ra những bất cập của hiệp thương. Ngoài ra, liên quan đến chế độ bầu cử còn có các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học hoặc sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo của các tác giả: GS.TS. Phan Trung Lý; GS.TS. Nguyễn Đăng Dung; GS.TSKH. Phan Xuân Sơn; TS. Lưu Đức Quang; PGS.TS. Trương Đắc Linh; TS. Trần Đình Thắng... Chế độ bầu cử nói chung cũng được đề cập đến với tính chất là một chế định của ngành luật Hiến pháp trong các giáo trình giảng dạy về ngành luật của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, "Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam" (2014) [78]. Trường Đại học Luật Hà Nội, "Giáo trình Luật Hiến pháp" (2009) [139]; Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, "Giáo trình bầu cử trong nhà nước pháp quyền" (2011) [99]… đã phân tích nội dung pháp luật thực định về bầu cử ĐBQH. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội, đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội Các công trình nghiên cứu về chế độ bầu cử ĐBQH, đổi mới, cải tiến, hoàn 11 thiện chế độ bầu cử ĐBQH có thể kể đến: - Đề tài cấp bộ "Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay" (2014) [127] do GS.TS. Thái Vĩnh Thắng làm chủ nhiệm đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về bầu cử. Nhóm tác giả đề tài đã phân tích nội dung, đánh giá thực trạng chế độ bầu cử qua 4 vấn đề cơ bản: quyền bầu cử, ứng cử; vận động tranh cử; đơn vị bầu cử; phương pháp xác định kết quả bầu cử. Đề tài đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung và bảo đảm thực hiện các nguyên tắc bầu cử; tổ chức hai loại đơn vị bầu cử cho đại biểu ở trung ương và đại biểu ở địa phương; áp dụng bầu cử hai vòng; thành lập HĐBCQG; đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng đối với bầu cử. - Đề tài cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện chế độ bầu cử ở nước ta phù hợp với Hiến pháp mới” (2016) [84] do ThS. Đặng Đình Luyến làm chủ nhiệm đã phân tích về vai trò của chế độ bầu cử, nghiên cứu chế độ bầu cử qua 8 nội dung cấu thành. Điểm mới của đề tài là đã bước đầu phân tích các quy định trong Hiến pháp 2013 có liên quan đến bầu cử, đánh giá sự tương thích, phù hợp giữa các quy định của Luật bầu cử ĐBQH và bầu cử đại biểu HĐND năm 2015 với Hiến pháp mới. Từ đó, đề tài rút ra ba vấn đề cần quan tâm nghiên cứu là: (i) Bảo đảm nguyên tắc bầu cử trực tiếp qua việc khắc phục tình trạng bầu hộ, bầu thay; (ii) Bảo đảm nguyên tắc bầu cử phổ thông bằng việc tạo điều kiện để công dân Việt Nam ở nước ngoài tham gia bầu cử; và (iii) Xác định tính chất của HĐBCQG là cơ quan chuyên môn, hoạt động thường xuyên. - Sách chuyên khảo "Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Quốc hội" (2011) [85] do PGS.TS. Phan Trung Lý chủ biên đã phân tích, đánh giá thực trạng chế độ bầu cử ĐBQH ở nhiều khía cạnh như: nguyên tắc bầu cử; tiêu chuẩn, cơ cấu và số lượng đại biểu; hiệp thương bầu cử; đơn vị bầu cử… chỉ ra những hạn chế, bất cập trong thực tiễn bầu cử ở nước ta. Tập thể tác giả đã kiến nghị những giải pháp để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chế độ bầu cử ĐBQH. Đó là thực hiện việc giới thiệu ứng cử rộng rãi như cuộc Tổng tuyển cử năm 1946; áp dụng mô hình một đại diện; nghiên cứu để tổ chức các đơn vị bầu cử cho các ngành nghề, lĩnh vực; đổi mới phương thức vận động bầu cử, xây dựng ngân hàng thông tin về ứng cử viên; cải 12 tiến cách thức xác định kết quả bầu cử dựa trên tổng số phiếu bầu… - Luận án tiến sĩ luật học “Bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” (2014) [59] của Hoàng Minh Hiếu cho rằng, yếu tố bảo đảm đầu tiên cho tính đại diện của Quốc hội là chế độ bầu cử. Mặc dù không đi sâu nghiên cứu về bầu cử ĐBQH, nhưng luận án đã đề cập đến thực trạng bầu cử và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện chế độ bầu cử ĐBQH như áp dụng đơn vị bầu cử một đại diện, bảo đảm quyền bầu cử của người Việt Nam ở nước ngoài, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và cạnh tranh… - Luận văn thạc sĩ chính trị học "Bảo đảm tính cạnh tranh trong bầu cử Quốc hội Việt Nam hiện nay" (2012) [58] của Phạm Thị Phương Hiền nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp để tăng cường tính cạnh tranh trong các cuộc bầu cử ĐBQH. Theo tác giả, tính cạnh tranh là yếu tố để đánh giá mức độ dân chủ của bầu cử. Cạnh tranh giúp cho cử tri có cơ hội tốt nhất để lựa chọn đại biểu; nâng cao chất lượng đại biểu; phát huy tối đa giá trị lá phiếu. Để bảo đảm tính cạnh tranh, cần có nhiều ứng cử viên tranh cử và họ phải có cơ hội để trình bày cương lĩnh hay chương trình hành động, có quyền bình đẳng vận động tranh cử, cử tri phải có đầy đủ thông tin về ứng cử viên, đơn vị bầu cử có quy mô hợp lý và các thiết chế bầu cử thực sự trung lập… - Các bài viết “Một số suy nghĩ về đổi mới chế độ bầu cử đảm bảo quyền bầu cử và ứng cử của công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”[125] và bài “Những bất cập của chế độ bầu cử ở Việt Nam hiện nay”[126] của GS.TS. Thái Vĩnh Thắng phân tích về thực trạng bầu cử ở nước ta. Tác giả cho rằng, trong bầu cử ở nước ta tồn tại tư duy Đảng cử, dân bầu, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) hiệp thương, người dân không còn mặn mà với bầu cử, người tự ứng cử khó có thể vượt qua vòng hiệp thương và trúng cử. Vì vậy, vấn đề đổi mới tư duy về bầu cử phải được coi là cấp bách, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội dân chủ thực sự. Bài viết phân tích những hạn chế của chế độ bầu cử và đề xuất một số kiến nghị đổi mới chế độ bầu cử, đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền. 13 - Bài viết "Hoàn thiện hơn nữa chế độ bầu cử đại biểu dân cử ở nước ta" (2011) [48] của PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan đã đánh giá những mặt tích cực, phân tích thực trạng chế độ bầu cử, chỉ ra những hạn chế liên quan đến tính thực chất trong bầu cử, cơ hội lựa chọn của cử tri khi bỏ phiếu, ý thức và trách nhiệm của cử tri. Tác giả bài viết đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bầu cử, trong đó cần lưu ý tiêu chí phân bổ ứng cử theo quê quán hoặc nơi làm việc, tăng số lượng ứng cử viên ở đơn vị bầu cử, giáo dục công dân về bầu cử, tăng cường số lượng đại biểu chuyên trách, xây dựng cơ chế bãi nhiệm đại biểu… - Các bài viết “Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII – Những vấn đề từ thực tiễn” (2007) [120], “Các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI và XII – Một số vấn đề đặt ra cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII” (2011) [121], "Xử lý những tình huống ngoài dự kiến trong bầu cử đại biểu Quốc hội " (2016) [123] của TS. Bùi Ngọc Thanh đã phân tích những bất cập từ thực tiễn bầu cử như: vấn đề tiêu chuẩn và cơ cấu; tự ứng cử; lấy ý kiến cử tri; phân bổ ứng cử viên trung ương; bầu thiếu đại biểu… và đề xuất các giải pháp khắc phục như quy định tiêu chí giới thiệu, lượng hóa các tiêu chuẩn ĐBQH, điều kiện ứng cử, bầu cử thêm, áp dụng thống nhất phương thức biểu quyết trong các hội nghị cử tri. - Bài viết “Đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam là tiền đề quan trọng trong việc đổi mới bộ máy nhà nước với việc bảo đảm quyền con người” (2012) [100] của TS. Vũ Văn Nhiêm. Bài viết đã nêu ra các yêu cầu khách quan để đổi mới chế độ bầu cử là: (i) Bảo đảm tính đại diện của các cơ cấu xã hội trong các thiết chế dân cử - Tiền đề trong việc đổi mới Quốc hội và HĐND, cơ sở quan trọng bảo đảm quyền con người; (ii) Sự thay đổi mạnh mẽ kết cấu xã hội Việt Nam tất yếu phải đổi mới chế độ bầu cử; và (iii) Dân chủ hóa và bảo đảm quyền con người - xu hướng tất yếu trong việc đổi mới chế độ bầu cử ở Việt Nam. - Bài viết "Đảng lãnh đạo công tác bầu cử ở nước ta: Thực trạng và giải pháp" (2004) [114] của GS.TSKH. Phan Xuân Sơn;"Đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử đại biểu Quốc hội" (2011) [83] của TS. Vũ Thị Loan, Tống Đức Thảo đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo của Đảng đối 14 với bầu cử ở nước ta nói chung và bầu cử ĐBQH nói riêng, chỉ ra những bất cập trong lãnh đạo công tác dự kiến cơ cấu, thành phần, giới thiệu nhân sự, lãnh đạo công tác hiệp thương… Bài viết cũng đã đề xuất những giải pháp về đổi mới nhận thức, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ để vừa phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa bảo đảm quyền bầu cử, ứng cử của công dân. Chế độ bầu cử ĐBQH, hoàn thiện, đổi mới chế độ bầu cử cũng được đề cập đến trong các bài viết nghiên cứu đăng tải trên các Tạp chí khoa học, sách chuyên khảo của các tác giả: PGS. TS. Bùi Xuân Đức, "Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại hội và những kinh nghiệm giúp hoàn thiện chế độ bầu cử hiện nay" (2016) [49]; GS.TSKH. Phan Xuân Sơn, "Thực trạng và giải pháp đổi mới công tác bầu cử ở nước ta" (2007) [115]; Lưu Văn Quảng, "Đổi mới công tác bầu cử để có một Quốc hội mang tính đại diện cao" (2007) [104]; TS. Lê Thanh Bình, "Thực hiện pháp luật về bầu cử và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bầu cử ở Việt Nam" (2014) [18]; ThS. Hoàng Minh Hội, "Thực trạng thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân và một số đề xuất nâng cao việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử ở Việt Nam hiện nay" (2014) [61]. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ở trên thế giới, vấn đề về bầu cử đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu theo hai lĩnh vực là pháp lý và chính trị. 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về bầu cử, chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội - Cuốn sách "Free and Fair Elections" (2006) [180], "Bầu cử tự do và công bằng", của Guy S.Goodwin-Gill do Liên minh Nghị viện thế giới xuất bản dưới sự tài trợ của Viện nghiên cứu quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ bầu cử (International IDEA). Cuốn sách đã đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các quy định về tiêu chí bầu cử tự do và công bằng trong các điều ước quốc tế, sự chuyển hóa các tiêu chuẩn mang tính toàn cầu thành các quy định mang tính khu vực và được nội luật hóa phù hợp với điều kiện, bối cảnh của mỗi nước trong tiến trình cải cách chính trị, mở rộng dân chủ. Công trình nghiên cứu đã phân tích các 15 tiêu chí về tự do và công bằng trong bầu cử thông qua các quy định cơ bản về quyền bầu cử, ứng cử; đăng ký bỏ phiếu; quyền và nghĩa vụ của ứng cử viên và các đảng phái chính trị; vận động bầu cử; cách thức tổ chức bầu cử; hệ thống các tổ chức phụ trách bầu cử; kiểm tra và giám sát bầu cử; vai trò của truyền thông bầu cử; quyền của các nhóm yếu thế (phụ nữ, dân tộc thiểu số…) tham gia vào quá trình bầu cử; trách nhiệm của nhà nước bảo đảm bầu cử tự do và công bằng... - Cuốn sách "Challenging the Norms and Standards of Election Administration" (2007) [181], "Thách thức đối với các quy tắc và tiêu chuẩn trong quản lý bầu cử", của các tác giả Jarrett Blanc, Steven Clift, Jeremy Grace, Lisa Handley, Marcin Walecki tiến hành nghiên cứu dưới sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã phân tích những tác động của các yếu tố: bỏ phiếu điện tử; hệ thống internet; hoạt động bầu cử của cử tri ở nước ngoài; phân chia khu vực bầu cử và tài chính đến những chuẩn mực, quy định chung đối với việc quản lý bầu cử. - Ấn phẩm "USA Elections in Brief" (2012), "Tóm lược bầu cử ở Hoa Kỳ" [23], của Chương trình thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ; "American Life and Institutions" (1996), "Cuộc sống và các thể chế ở Hoa Kỳ" [24], của Doughlas K. Stevenson (Bản dịch tiếng Việt năm 2008) đã giới thiệu về các loại hình bầu cử, điều kiện ứng cử viên, vai trò của các đảng phái chính trị và rào cản đối với đảng phái thứ ba, hoạt động đề cử và bầu cử sơ bộ, vận động bầu cử, tài trợ tranh cử, thủ tục bầu cử, quản lý bầu cử, hành vi của cử tri, xu hướng vận động cải cách bầu cử… Dưới góc độ chính trị học, trong tác phẩm "Factors in a two party and multiparty system" (1972) [190], "Các nhân tố trong hệ thống hai đảng và hệ thống đa đảng", Maurice Duverger đã tập trung nghiên cứu hệ thống bầu cử ở nhiều nước trên thế giới và chỉ ra mối quan hệ giữa hệ thống bầu cử và các đảng phái. Trong cuốn "Parliament and Democracy in The Twenty-first Centery" (2006) [179], "Nghị viện và Dân chủ trong thế kỷ 21", David Beetham đã phân tích vai trò của nghị viện – sản phẩm của bầu cử trong việc thực thi dân chủ. Trong các tác phẩm "Nations and Governments: Comparative politics in regional perspective" Sixth Edition 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan