Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dự án số hóa tài liệu lưu trữ trung tâm lưu trữ quốc gia iii...

Tài liệu Dự án số hóa tài liệu lưu trữ trung tâm lưu trữ quốc gia iii

.PDF
75
160
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN THANH HIẾU DỰ ÁN SỐ HÓA TÀI LIỆU LƢU TRỮ TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Hà Nội - 2015 I ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN THANH HIẾU DỰ ÁN SỐ HÓA TÀI LIỆU LƢU TRỮ TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ QUANG MINH Hà Nội - 2015 II LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cƣ́u của riêng tôi. Các số liê ̣u, kế t luâ ̣n đƣơ ̣c đƣa ra trong luâ ̣n văn là trung thƣ̣c, có nguồ n gố c rõ ràng. Tác giả luâ ̣n văn Nguyễn Thanh Hiếu III LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc hoàn thành đƣợc công trình nghiên cứu này, ngoài sƣ̣ nỗ lƣ̣c của bản thân, tác giả còn nhâ ̣n đƣơ ̣c sƣ̣ giúp đỡ rấ t lớn tƣ̀ TS Lê Quang Minh ngƣời đã luôn quan tâm, trách nhiệm và nhiệt tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cƣ́u của mình. Tác giả xin gƣ̉i lời cảm ơn chân thành tới TS Lê Quang Minh. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Viện Cộng nghệ thông tin – Đại học Quốc Gia Hà Nội, lãnh đạo và cán bộ nhân viên Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III và các bạn lớp Cao học CIO2 đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn của mình. Để đạt đƣợc nhƣ̃ng kết quả nghiên cứu tố t hơn trong tƣơng lai, tác giả rất mong tiế p tục nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của các thầy cô trong Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc Gia Hà Nội về phƣơng pháp luận, cách thức tiếp cận khoa học và hợp lý. Tác giả luâ ̣n văn Nguyễn Thanh Hiếu 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................4 CHƢƠNG 1: HIỆN TRẠNG TÀI LIỆU LƢU TRỮ ĐANG BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III ...................................................................10 1.1. Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III .......................................................................10 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ ...........................................................10 1.3. Tình hình tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III .........................12 1.3.1. Nội dung và thành phần tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm..............................12 1.3.2. Hình thức tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm ....................................................17 1.3.3. Tình trạng vật lý của tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm ...................................17 1.3.4. Giá trị của tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm ...................................................18 1.4. Nhận xét chung ................................................................................................ 20 CHƢƠNG 2: NGHIỆP VỤ SỐ HÓA TÀI LIỆU LƢU TRỮ .......................................23 2.1. Một số khái niệm, thuật ngữ cơ bản về số hóa tài liệu lƣu trữ ........................23 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................23 2.1.2. Một số thuật ngữ chuyên môn về ảnh số, máy quét và máy tính ..............27 2.2. Mục tiêu áp dụng kỹ thuật số hóa đối với tài liệu lƣu trữ ................................ 28 2.3. Những ƣu điểm và hạn chế của kỹ thuật số hóa tài liệu lƣu trữ ......................33 2.3.1. Ƣu điểm .....................................................................................................33 2.3.2. Hạn chế ......................................................................................................34 2.4. Kỹ thuật số hóa tài liệu ....................................................................................35 2.4.1. Một số thiết bị chuyển đổi: máy scan, máy chụp ảnh số ..........................35 2.4.2. Thuộc tính của tài liệu ...............................................................................36 2.4.3. Kỹ thuật quét tài liệu .................................................................................37 2.4.4. Những yếu tố tác động đến chất lƣợng ảnh số ..........................................37 2.5. Nhận dạng ký tự quang học (OCR) .................................................................42 2.5.1. Giới thiệu về nhận dạng ký tự quang học .................................................42 2.5.2. Mô hình tổng quát của một hệ nhận dạng chữ ..........................................43 2.6. Xây dựng siêu dữ liệu cho tài liệu đƣợc số hóa ...............................................44 2.6.1. Tạo lập metadata .......................................................................................44 2.6.2. Lựa chọn chuẩn dữ liệu đặc tả ..................................................................45 2.6.3. Đề xuất metadata cho tài liệu đƣợc số hóa................................................48 CHƢƠNG 3: DỰ ÁN SỐ HÓA TÀI LIỆU LƢU TRỮ TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III ...............................................................................................................51 3.1. Cơ sở lý luận và bối cảnh hình thành dự án .....................................................51 3.1.1. Hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc về công tác lƣu trữ ..........................51 3.1.2. Tình hình triển khai thực hiện các dự án số hóa ở trong nƣớc..................52 2 3.2. Mục tiêu của dự án ...........................................................................................52 3.2.1. Mục tiêu chung ..........................................................................................52 3.2.2. Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................53 3.3. Nội dung triển khai và giải pháp thực hiện ......................................................53 3.3.1. Giải pháp về quy trình số hóa ...................................................................53 3.3.2. Giải pháp hệ thống công nghệ thực hiện số hóa .......................................57 3.4. Dự toán kinh phí cho dự án..............................................................................64 3.4.1. Tổng dự toán .............................................................................................64 3.4.2. Kinh phí số hóa tài liệu lƣu trữ hành chính ...............................................64 3.4.3. Kinh phí đầu tƣ trang thiết bị các hệ thống phần mềm ứng dụng .............64 3.4.4. Kinh phí đầu tƣ xây dựng phần mềm ứng dụng........................................65 KẾT LUẬN ...................................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69 3 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III ...........................................10 Hình 2.1: Quy trình số hóa tài liệu lƣu trữ trên vật mang tin bằng giấy .......................27 Hình 2.2: Mô hình các loại hình tài liệu lƣu trữ đƣợc đồng nhất với nhau trong định dạng số bằng phƣơng pháp số hóa.................................................................................29 Hình 2.3: Mô hình quản lý và khai thác tập trung hệ thống cơ sở dữ liệu số hóa của các loại hình tài liệu lƣu trữ .................................................................................................31 Hình 2.4: Mô hình kết nối các hệ thống cơ sở dữ liệu số hóa của các cơ quan lƣu trữ các cấp và các cơ quan khác ..........................................................................................32 Hình 2.5: Sơ đồ tổng quát hệ thống nhận dạng chữ ......................................................43 Hình 3.1: Quy trình số hóa tài liệu ................................................................................55 Hình 3.2: Sơ đồ kiến trúc giải pháp tổng thể .................................................................60 Hình 3.3: Sơ đồ tạo danh mục tài liệu mẫu ...................................................................61 Hình 3.4: Sơ đồ việc số hóa và trích rút thông tin, lập chỉ mục tự động .......................62 Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống quản lý văn bản ....................................................................63 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III đƣợc thành lập theo quyết định số 118/TCCBTC ngày 10 tháng 6 năm 1995 của Bộ trƣởng - Trƣởng ban Tổ chức Cán bộ Chính Phủ (nay là bộ Nội vụ). Một trong những nhiệm vụ quan trọng của trung tâm là sƣu tầm, bổ sung; bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng tài liệu, tƣ liệu lƣu trữ của các cơ quan, tổ chức Trung ƣơng; các nhân vật lịch sử, cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trụ sở đóng trên lãnh thổ từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc; cơ quan, tổ chức cấp kỳ, cấp liên khu, cấp khu của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà từ năm 1945 đến năm 1976; hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp theo quy định của pháp luật. Tài liệu Lƣu trữ quốc gia đã phục vụ có hiệu quả các nhu cầu nghiên cứu, góp phần thiết thực vào việc khôi phục nhiều công trình quan trọng sau chiến tranh, cũng nhƣ cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đất nƣớc Hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã hỗ trợ đắc lực cho nhu cầu truyền tin và khai thác thông tin dữ liệu của nhân loại. Trong đó, hệ thống Internet đƣợc mọi ngƣời quan tâm sử dụng nhiều nhất nhờ tính thông dụng trong việc giao tiếp, tìm kiếm và đọc thông tin bằng tính năng ƣu việt của các phần mềm ứng dụng về quản lý, số hóa tài liệu. Do yêu cầu của quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, việc công khai minh bạch các văn bản, chính sách của nhà nƣớc đến mọi đối tƣợng trở thành vấn đề bắt buộc. Đặc biệt việc nâng cao chất lƣợng thông tin phục vụ nhu cầu nghiên cứu quyết định đầu tƣ, sản xuất cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc trên lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử truyền thống cũng nhƣ nhu cầu tra cứu tài liệu khoa học phải đƣợc chú trọng. Một trong những nguồn thông tin đƣợc mọi ngƣời quan tâm nhiều nhất là thông tin từ tài liệu lƣu trữ. Mặt khác theo thời gian, lƣợng tài liệu lƣu trữ tăng lên, dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc, việc bảo quản và sử dụng có hiệu quả giá trị tài liệu lƣu trữ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với kinh tế, xã hội, lịch sử của mỗi quốc gia và địa phƣơng. Vì vậy, song song với chƣơng trình cung cấp thông tin không thụ động thông qua hệ thống Internet (Trang Web điện tử) và hệ thống thông tin viễn thông thì việc ứng dụng các công nghệ, kĩ thuật hiện đại vào bảo quản lâu dài các tài liệu có giá trị để dần thay thế cho phƣơng pháp bảo quản truyền thống đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách của công tác lƣu trữ. Số hóa tài liệu lƣu trữ là biện pháp tối ƣu, giúp giải quyết việc lƣu trữ, truy xuất, chia sẻ hay tìm kiếm thông tin hết sức dễ dàng. Cắt giảm chi phí tối đa cho việc quản lý và không gian lƣu trữ. Ngoài ra số hóa tài liệu giúp chúng ta có thể chỉnh sửa 5 và tái sử dụng tài liệu, linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng tài liệu số khác nhau. Quá trình số hóa tài liệu đã đƣợc bắt đầu từ khá lâu trên thế giới. Và đến nay, hầu hết những thƣ viện lớn và các cơ quan lƣu trữ trên thế giới đều đã thực hiện song song hai loại hình truyền thống và số hóa. Với hệ thống lƣu trữ số hóa điện tử, tài liệu lƣu trữ đã phát huy tối đa hiệu quả trong việc phục vụ cho lợi ích phát triển kinh tế, văn hóa và giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ. Nhận thức đƣợc vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu đề xuất giải pháp để xây dựng dự án số hóa khối tài liệu lƣu trữ hành chính đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. Để có thể thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm: - Tiến hành khảo sát thực tế tình hình tài liệu lƣu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. - Nghiên cứu, tổng hợp cơ sở lý luận, kinh nghiệm về số hóa tài liệu lƣu trữ với mục đích bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lƣu trữ của các nƣớc có nền lƣu trữ tiến bộ nhƣ: Mỹ, Nga, Úc... Trên cơ sở đó khái quát một cách hệ thống, lựa chọn hợp lý và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III và làm nền tảng trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. - Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng dự án số hóa khối tài liệu lƣu trữ hành chính đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III đảm bảo theo mục tiêu đã đề ra 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài - Các phông tài liệu lƣu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. - Các tài liệu trong và ngoài nƣớc liên quan đến việc thực hiện dự án số hóa trong ngành lƣu trữ nhƣ: tài liệu về tiêu chuẩn, báo cáo thực hiện dự án, cẩm nang thực hiện và quản lý dự án số hóa… - Các phƣơng pháp, công nghệ, quy trình số hóa tài liệu. b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 6 - Đối với tài liệu lƣu trữ: Đề tài tập trung nghiên cứu việc số hóa khối tài liệu lƣu trữ hành chính trên vật mang tin bằng giấy đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III do đây là tài liệu lƣu trữ chiếm số lƣợng nhiều nhất trong các loại hình đang bảo quản tại Trung tâm. Các loại hình tài liệu lƣu trữ trên vật mang tin khác nhƣ: phim, ảnh, ghi âm, băng, tài liệu xây dựng cơ bản, tài liệu khoa học kỹ thuật… sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. - Đối với phƣơng pháp số hóa: chủ yếu tập trung nghiên cứu và sử dụng phƣơng pháp số hóa bằng hệ thống quản lý và tự động số hóa tài liệu (ITISCANNER) để triển khai số hóa, còn các hệ thống, thiết bị số hóa khác sẽ không đƣợc đề cập chi tiết tại đề tài này. 4. Lịch sử nghiên cứu Công nghệ kỹ thuật số hóa đã hình thành vào cuối thế kỷ XX và phát triển rất nhanh vào đầu thế kỷ XXI. Công nghệ kỹ thuật số nói chung, kỹ thuật số hóa nói riêng đã mở ra kỷ nguyên mới về sự tiến bộ của nhân loại, là thời đại kỹ thuật số. Những ƣu điểm nổi bật của nó đã làm cho kỹ thuật mới này nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới, nhiều nƣớc đã và đang nghiên cứu và tiến hành dự án số hóa tài liệu với quy mô khác nhau. Trong số đó phải kể đến một số nƣớc tiêu biểu với quy mô lớn nhƣ: Mỹ, Nga, Đức, Trung Quốc, Úc… Lĩnh vực tiêu biểu đi đầu trong việc áp dụng công nghệ này là thƣ viện, bảo tàng và lƣu trữ với mục tiêu bảo quản, bảo hiểm tài liệu nguyên bản, sách, phim, ảnh, ghi âm… đang trong tình trạng bị xuống cấp, có yêu cầu sử dụng cao… và tăng cƣờng, tạo điều kiện cho việc khai thác sử dụng, chia sẻ nguồn thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Tại nƣớc ta, nhiều dự án số hóa đã đƣợc tiến hành tiêu biểu trong ngành lƣu trữ, thƣ viện và phim điện ảnh. Về lĩnh vực lƣu trữ, một số dự án cấp quốc gia đã đƣợc tiến hành nhƣ: dự án số hóa tài liệu châu bản và mộc bản Triều Nguyễn năm 1993-2003, Đề án bảo hiểm tài liệu lƣu trữ Quốc gia, các Trung tâm lƣu trữ Quốc gia khác đều có dự án số hóa tài liệu lƣu trữ nhằm mục đích bảo hiểm, tăng cƣờng việc tổ chức khai thác sử dụng, tại một số lƣu trữ tỉnh, huyện cũng đã bắt đầu thực hiện dự án số hóa tài liệu lƣu trữ. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật và hƣớng dẫn nghiệp vụ đã đƣợc ban hành nhƣ: Luật lƣu trữ, Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lƣu trữ… Ngoài ra còn có nhiều bài viết trên tạp chí chuyên ngành cũng đề cập đến vấn đề số hóa nhƣng phần lớn chỉ mang tính chất giới thiệu, chƣa đi sâu về vấn đề triển khai cụ thể. Trong lĩnh vực thƣ viện, hiện nay các cơ quan quản lý, cơ quan sự nghiệp… đang có xu hƣớng triển khai xây dựng thƣ viện điện tử, trong đó việc số hóa nguồn tài liệu, sách, ấn phẩm… là một trong những nội dung quan trọng để chuyển đổi từ hình 7 thức thƣ viện truyền thống sang thƣ viện điện tử. Do đó, việc nghiên cứu để xây dựng mô hình và tổ chức triển khai các dự án số hóa các nguồn tài nguyên thông tin này ngày càng đƣợc quan tâm và diễn ra một cách rộng rãi. Đối với Trung tâm lƣu trữ Quốc gia III, việc ứng dụng công nghệ số hóa vào công tác lƣu trữ đang là vấn đề rất đƣợc quan tâm. Sau khi tìm hiểu và khảo sát lịch sử nghiên cứu vấn đề số hóa tài liệu lƣu trữ ở nƣớc ngoài nói chung và ở Việt Nam, tôi thấy rằng từ trƣớc đến này chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về đề tài “Dự án số hóa tài liệu lƣu trữ Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III”. Vì vậy, đây là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới và chƣa có công trình nào đề cập đến. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: thu thập đƣợc nhiều nguồn tài liệu của các tác giả khác nhau trong và ngoài nƣớc. Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng để vạch ra nội dung cốt lõi của vấn đề từ các nguồn tài liệu đó và tổng hợp chúng một cách hệ thống, khách quan. - Phƣơng pháp khảo sát: sử dụng phƣơng pháp này để khảo sát thực tế tình hình tài liệu lƣu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III, quá trình thực hiện nghiệp vụ số hóa của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I để thu thập dữ liệu thực tế. - Phƣơng pháp so sánh: do nội dung liên quan đến quy trình thực hiện số hóa tài liệu tƣơng đối đa dạng, cho nên tôi đã vận dụng phƣơng pháp này để so sánh sự tƣơng đồng và sự khác nhau của các quy trình số hóa tài liệu. Trên cơ sở đó rút ra những ƣu điểm và hạn chế để lựa chọn quy trình số hóa tài liệu hợp lý nhất phù hợp với điều kiện của Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III. - Phƣơng pháp phỏng vấn: Trong quá trình khảo sát thực tế, tôi đã áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp với một số lãnh đạo, cán bộ chủ chốt đang đảm nhiệm nhiệm vụ triển khai số hóa tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I và một số nơi khác. Đây là nguồn thông tin rất quý giúp tôi hiểu sâu hơn về tình hình, kết quả trong việc triển khai số hóa của họ, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm khi vận dụng vào quá trình nghiên cứu luận văn của mình. Ngoài ra, các phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp logic… cũng đƣợc kết hợp sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Chúng đã giúp tôi nhìn nhận các vấn đề trong quá trình triển khai số hóa tài liệu lƣu trữ một cách toàn diện, đầy đủ và khách quan về mọi khía cạnh của vấn đề. 6. Nguồn tài liệu tham khảo Việc ứng dụng công nghệ số hóa vào công tác lƣu trữ là vấn đề rất đƣợc quan tâm của ngành lƣu trữ Việt Nam. Còn các nƣớc có nền lƣu trữ phát triển, họ đã đi trƣớc và có rất nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai các dự án số hóa 8 tài liệu lƣu trữ. Cho nên trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu viết bằng tiếng Anh, tiếng Việt về các vấn đề nhƣ : - Tài liệu về lý luận: o Đào Xuân Chúc – Nguyễn Văn Hàm – Vƣơng Định Quyền – Nguyễn Văn Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lƣu trữ, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. o Cornell University Library (2003), Moving Theory into Practice Digital Imaging Tutorial. Tài liệu tiếng Anh, có thể tìm đọc tại địa chỉ: http://www.library.cornell.edu/preservation/tutorial/contents.html - Tài liệu quy phạm pháp luật: o Luật Lƣu trữ số: 01/2011/QH13 ban hành ngày 11/11/2011. o Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lƣu trữ. - Tài liệu hƣớng dẫn thực hiện nghiệp vụ: o Tài liệu hƣớng dẫn do tác giả: Sitts, Maxine K. (2000), Handbook for Digital Projects: A Management Tool for Preservation and Access, Andover, Northeast Document Conservation Center, Massachusetts. Tài liệu tiếng Anh, có thể tìm đọc tại địa chỉ: www.nedcc.org/assets/media/documents/dman.pdf - Tiêu chuẩn kỹ thuật số hóa: o Nhóm tác giả Steven Puglia, Jeffrey Reed, and Erin Rhodes, (2004), Technical Guidelines for Digitizing Archival Materials for Electronic Access: Creation of Production Master files – Raster Images, National Archives and Records Administration of US (NARA). Tài liệu tiếng Anh, có thể tìm đọc tại địa chỉ: http://www.digitizationguidelines.gov/guidelines/digitize-technical.html - Các sách tham khảo: o Viện nghiên cứu toàn Nga về văn bản học và công tác lƣu trữ (2006), Phục hồi văn bản mờ dần và phục chế tài liệu lƣu trữ, Matxcơva, có thế tìm đọc tại địa chỉ: http://vanthuluutru.com/index.php?option=com_ccboard&view=postlist &forum=9&topic=108&Itemid=41 - Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên tạp chí khoa học 9 - Các trang thông tin điện tử có nội dung liên quan đến lĩnh vực số hóa tài liệu lƣu trữ : www.archives.gov; www.archives.gov.vn; www.vanthuluutru.com ... 7. Kết quả của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để áp dụng vào việc triển khai dự án số hóa tài liệu lƣu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho việc triển khai các dự án số hóa không chỉ tài liệu lƣu trữ mà còn các loại tài liệu khác sẽ đƣợc triển khai trong tƣơng lai trên phạm vi cả nƣớc. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên muốn tìm hiểu, đi sâu trong lĩnh vực số hóa tài liệu lƣu trữ hiện đang là vấn đề rất mới đối với sinh viên. Đặc biệt đƣợc biết thêm nguồn thông tin về tình trạng tài liệu lƣu trữ và các giải pháp, cách thức triển khai số hóa tài liệu lƣu trữ trong bối cảnh của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của đề tài đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Hiện trạng tài liệu lƣu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III Chƣơng 2: Nghiệp vụ số hóa tài liệu lƣu trữ Chƣơng 3: Dự án số hóa tài liệu lƣu trữ Trung Tâm Lƣu trữ Quốc gia III Đề tài mang tính kỹ thuật, thực tiễn cao. Do trình độ nghiên cứu, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế cho nên nội dung đƣợc trình bày trong luận văn sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết, sai sót. Do vậy, tác giả rất hy vọng sẽ nhận đƣợc những góp ý của các thầy cô giáo và bạn đọc, để tiếp tục nghiên cứu cho hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu, đi khảo sát thực tế nhƣng cũng đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán bộ của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III, các thầy cô giáo trong Viện Công nghệ thông tin,Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là của thầy giáo hƣớng dẫn TS. Lê Quang Minh. Nhân đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất về sự quan tâm, giúp đỡ quý báu đó. 10 CHƢƠNG 1: HIỆN TRẠNG TÀI LIỆU LƢU TRỮ ĐANG BẢO QUẢN TẠI TRUNG TÂM LƢU TRỮ QUỐC GIA III 1.1. Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III Sơ lƣợc về Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III đƣợc thành lập theo quyết định số 118/TCCBTC ngày 10 tháng 6 năm 1995 của Bộ trƣởng – Trƣởng ban Tổ chức Cán bộ Chính Phủ (nay là Bộ Nội Vụ). Tại quyết định số 35/QĐ-VTLTNN ngày 06/04/2004 của Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ 1.2.1. Cơ cấu tổ chức Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III gồm có: Ban Giám đốc và 9 phòng 1.2.2. Chức năng 11 Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III là tổ chức sự nghiệp của Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc có chức năng sƣu tầm, thu thập, bổ sung; bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng tài liệu, tƣ liệu lƣu trữ của các cơ quan, tổ chức Trung ƣơng; các nhân vật lịch sử, cá nhân, gia đình và dòng họ tiêu biểu của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam có trụ sở đóng trên lãnh thổ từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc; các cơ quan, tổ chức cấp kỳ, cấp liên khu, cấp khu của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà từ năm 1945 đến năm 1976; hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp theo quy định của pháp luật. Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III có trụ sở tại Hà Nội, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. 1.2.3. Nhiệm vụ - Thu thập, bổ sung tài liệu, tƣ liệu lƣu trữ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở trong nƣớc và ngoài nƣớc thuộc thẩm quyền đƣợc giao. - Kiểm tra, đôn đốc, hƣớng dẫn các cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc nguồn nộp lƣu chuẩn bị hồ sơ tài liệu nộp vào Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. - Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo vệ, bảo quản tài liệu, tƣ liệu lƣu trữ đã nộp vào Trung tâm. - Phối hợp với Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lƣu trữ quốc gia lập bản sao bảo hiểm đối với tài liệu lƣu trữ đặc biệt quý, hiếm thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. - Phối hợp với Trung tâm Tu bổ phục chế tài liệu lƣu trữ thuộc Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc để thực hiện việc tu bổ, phục chế và khử nấm mốc, khử trùng, khử axít đối với tài liệu lƣu trữ bảo quản ở Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. - Xây dựng và quản lý hệ thống công cụ thống kê, tra cứu tài liệu, tƣ liệu lƣu trữ; thực hiện thống kê và báo cáo thống kê lƣu trữ lên Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc. - Thực hiện việc thông báo, giới thiệu, công bố và phục vụ sử dụng tài liệu, tƣ liệu lƣu trữ thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. - Tổ chức nghiên cứu khoa học, áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin vào thực tiễn công tác của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. - Quản lý tổ chức, biên chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tƣ, tài sản và kinh phí của Trung tâm theo quy định của pháp luật và quy định phân cấp của Cục trƣởng Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc. 12 1.3. Tình hình tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III 1.3.1. Nội dung và thành phần tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Toàn bộ tài liệu lƣu trữ đang bảo quản tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan thuộc bộ máy Nhà nƣớc Trung ƣơng, các bộ, ngành, các đoàn thể xã hội và các liên khu, khu đƣợc thành lập từ những ngày đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho tới nay. Đồng thời, những tài liệu này là những chứng cứ lịch sử phản ánh chân thực, khách quan và toàn diện cả một quá trình thành lập, xây dựng và bảo vệ đất nƣớc Việt Nam độc lập hơn 60 năm qua. Ngay sau khi thành lập, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III đã tiếp nhận từ Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I khoảng 3,6 km/giá tài liệu thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Từ đó đến nay, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III đã thu thập thêm đƣợc nhiều tài liệu đƣa tổng số lên hơn 12 km/giá gồm 5 khối tài liệu chính sau: - Tài liệu hành chính. - Tài liệu khoa học kỹ thuật. - Tài liệu phim ảnh ghi âm. - Tài liệu xuất xứ cá nhân. - Tài liệu sƣu tầm. 1.3.1.1. Tài liệu Hành chính Với số lƣợng hơn 5000 mét giá của hơn 200 phông, khối tài liệu hành chính chiếm một vị trí lớn nhất trong kho lƣu trữ của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III. Đây là những tài liệu gốc, chính bản, trong đó có nhiều bản viết tay hay có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo Nhà nƣớc khác. Một trong những khối tài liệu quan trọng nhất là phông Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc Việt Nam. Ở đây bao gồm những hồ sơ, tài liệu về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên ngày 06/01/1946, hồ sơ về các kỳ họp của Quốc hội và Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, trong đó có hồ sơ về kỳ họp đầu tiên Khoá thứ nhất của Quốc hội, và hồ sơ về Hội nghị Hiệp thƣơng Chính trị thống nhất tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 1975. Nói chung, tài liệu phông Quốc hội là những chứng cứ lịch sử phản ánh các hoạt động lập pháp của Nhà nƣớc Việt Nam nhƣ quá trình xây dựng các đạo luật cơ bản từ Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến các Hiến pháp sau này; quá trình soạn thảo và ban hành các Đạo luật, Pháp lệnh, Nghị quyết quan trọng của Nhà nƣớc. Chiếm một số lƣợng lớn và có một vị trí đặc biệt quan trọng là khối tài liệu hình thành trong hoạt động của Phủ Thủ tƣớng từ sau năm 1945 đến nay. 13 Với sự đa dạng về thành phần, phong phú về nội dung, khối tài liệu này bao quát mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội Việt Nam, từ những ngày đầu thành lập nƣớc đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tiến tới thống nhất nƣớc và xây dựng XHCN ngày nay. Thành phần tài liệu Phông Phủ Thủ tƣớng đã đƣợc phân loại thành các nhóm chính sau: - Nhóm Tài liệu chung: ở đây bao gồm các nhóm tài liệu chính nhƣ hồ sơ các cuộc họp Hội đồng Chính phủ và Thƣờng vụ Hội đồng Chính phủ; các loại văn bản pháp quy, Sắc lệnh, Quyết định của Chủ tịch nƣớc và của Thủ tƣớng Chính phủ; các loại báo cáo định kỳ, báo cáo về tình hình kháng chiến của Hội đồng Quốc phòng tối cao, của các ngành, các địa phƣơng, các liên khu, về các phong trào thi đua ái quốc. - Nhóm Tài liệu về nội chính phản ánh các vấn đề về tổ chức xây dựng và củng cố chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; về trật tự trị an, tƣ pháp, thanh tra; địa giới hành chính; về biên giới, hải đảo; về giảm tô và cải cách ruộng đất; cải tạo công thƣơng nghiệp; về hoạt động của các tổ chức ngụy quyền, phản động; về tôn giáo và ngoại kiều; và các vấn đề xã hội khác... - Nhóm tài liệu về quân sự có các huấn lệnh, huấn thị, nhật lệnh, kế hoạch, báo cáo về quân sự... Nhóm tài liệu này thể hiện chiến lƣợc, sách lƣợc quân sự trong từng thời kỳ, tình hình động viên, huân luyện lực lƣợng quân sự; về việc sản xuất quân trang, quân dụng và trang bị quân đội; về sự điều hành chỉ đạo, lãnh đạo của Hội đồng Quốc phòng tối cao trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ; về những tổn thất trong chiến tranh, về chính sách tù binh, hàng binh và dân vận.. - Nhóm tài liệu về ngoại giao có các hồ sơ Hội nghị trù bị Việt - Pháp ở Đà Lạt (1946), Hội nghị Phông-ten-nơ-blô ở Pháp (1946), Hội nghị Giơ-ne-vơ (1954) và Hội nghị Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam; các Hội nghị Quốc tế ủng hộ Việt Nam; các hồ sơ về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và ký kết các hiệp ƣớc Hiệp định hợp tác quốc tế; về việc Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác... - Nhóm tài liệu về kinh tế tài chính thể hiện chủ trƣơng, chính sách, biện pháp xây dựng và phát triển kinh tế trong từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam. Trong đó có các hồ sơ Hội nghị Cán bộ Kinh tế Tài chính toàn quốc và của Ban Kinh tế Trung ƣơng, Ban Kinh tế Chính phủ, chƣơng trình, kế hoạch và báo cáo về tình hình sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, công thƣơng nghiệp, tài chính, giao thông công chính của các ngành và các địa phƣơng... Trong đó có những 14 tài liệu phản ánh những đóng góp của nhân dân cho kháng chiến nhƣ "Tuần lễ vàng cho quỹ Độc lập"... - Nhóm tài liệu về văn xã phản ánh chủ trƣơng, chính sách và hoạt động phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và xã hội của Nhà nƣớc Việt Nam. Trong đó có nhiều tài liệu phản ánh quá trình thành lập và phát triển của nhiều cơ quan văn hóa nghệ thuật; về các phong trào bình dân học vụ, xoá nạn mù chữ; về các chƣơng trình cải cách giáo dục. - Nhóm tài liệu kế hoạch - thống kê lƣu giữ những số liệu cơ bản về chỉ tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội dài hạn và ngắn hạn của Nhà nƣớc Trung ƣơng, của các ngành và các địa phƣơng; các số liệu thống kê tổng hợp về kinh tế, văn hóa xã hội và dân số qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau. Ngoài hai nguồn tài liệu chính nêu trên, còn hàng loạt các phông của các Bộ, ngành cơ quan Trung ƣơng, trong đó có nhiều cơ quan đã giải thể và nhiều cơ quan hiện đang hoạt động nhƣ các Bộ, ngành: Nội vụ, Lao động - Thƣơng binh - Xã hội, Công nghiệp, Nông lâm, Nông trƣờng, Thủy lợi, Nội thƣơng, Giao thông, Y tế, Văn hóa, Giáo dục, Bƣu điện, Dự trữ Quốc gia, Vật tƣ, Ngân hàng, Thể thao, Dầu khí. Bên cạnh đó, chiếm một vị trí đáng kể là khối tài liệu của các cơ quan hành chính cấp khu, liên khu đã giải thể nhƣ: Khu Tự trị Việt Bắc, Tây Bắc, Liên khu III, Liên khu IV, V, Uỷ ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ, Trung bộ và các tỉnh miền Nam. Mảng tài liệu này phản ánh xác thực và đầy đủ cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trƣờng kỳ và thắng lợi vẻ vang của nhân dân cả nƣớc ta trong 9 năm kháng chiến chống Thực dân Pháp. 1.3.1.2. Tài liệu Khoa học kỹ thuật Tính đến nay, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III đang bảo quản gần 1000 mét giá tài liệu Khoa học kỹ thuật của 32 công trình lớn có ý nghĩa quốc gia, trong đó có các công trình nhƣ: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đƣờng dây 500KV Bắc - Nam, Nhà máy Thủy điện Sông Đà, Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, Nhà máy Tàu biển Phà Rừng, mỏ Apatít III Cai và mỏ Prít Giáp Lai, các cầu: Thăng Long, Chƣơng Dƣơng, Bến Thủy, Sông Gianh và nhiều công trình xây dựng cơ bản khác. 1.3.1.3. Tài liệu Phim ảnh, ghi âm Tài liệu phim điện ảnh: bao gồm gần 96 bộ phim (với gần 500 cuộn phim) thời sự phản ánh cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu, sản xuất của nhân dân Việt Nam. Trong đó có 20 bộ phim của các hãng phim nƣớc ngoài quay trong thời điểm chiến tranh ở Việt Nam với những hình ảnh tố cáo tội ác chiến tranh của Đế quốc Mỹ đã gây ra ở Việt Nam và phản ánh sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với nhân dân Việt Nam. 15 Tài liệu ảnh: gần 100.000 tấm ảnh dƣơng bản và 52.000 tấm phim (âm bản), 258 cuộn phim điện ảnh, phim thời sự phản ánh các hoạt động của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nƣớc. Trong đó có khối ảnh về hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam tại Pháp năm 1946, ảnh về Hội nghị Giơ-ne-vơ (1954), Hội nghị Pari và các Hội nghị Quốc tế khác mà Việt Nam tham dự; ảnh về việc các phái đoàn Quốc hội, Chính phủ đi thăm nƣớc ngoài và các phái đoàn nƣớc ngoài đến Việt Nam. Một nhóm lớn tài liệu ảnh thể hiện những ngày lịch sử cách mạng tháng Tám năm 1945, những ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946, tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô; ảnh về những trận đánh, những chiến dịch quân sự lớn trên các chiến trƣờng chống ngoại xâm của nhân dân ta. Bên cạnh đó còn hàng ngàn tấm ảnh thể hiện tấm lòng của đồng bào cả nƣớc và bạn bè khắp 5 Châu với Bác Hồ khi ngƣời từ trần; ảnh về quá trình chuẩn bị và xây dựng công trình Lăng Bác và Quảng trƣờng Ba Đình... Ngoài ra còn nhiều ảnh về phong cảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, về các đình, chùa, lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt, sắc phục, về các hoạt động văn hóa thể thao; ảnh về quá trình xây dựng một số công trình lớn... Tài liệu ghi âm bao gồm hơn 4000 cuộn băng với gần 3000 tiếng băng và gần 300 đĩa, băng video với hai loại chủ yếu là ghi âm sự kiện và ghi âm nghệ thuật. Các cuốn băng ghi âm sự kiện ghi lại những mốc lớn, những sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc nhƣ các Đại hội Đảng, các kỳ họp Quốc hội, Hội nghị Chính trị đặc biệt (1964), các Đại hội Chiến sĩ anh hùng thi đua, các buổi mít tinh kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày lễ, các buổi đón tiếp khách quốc tế... Đáng chú ý là hàng trăm băng ghi âm ghi lại giọng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Ngƣời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945, bài nói chuyện với Việt kiều tại Pari (Pháp) ngày 15/7/1946, lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946 và các bài nói chuyện, phát biểu khác của Ngƣời... Một nhóm lớn đĩa, băng video ghi lại các đợt hội diễn văn nghệ toàn quốc, các bản nhạc, ca khúc dân ca nổi tiếng... 1.3.1.4. Tài liệu xuất xứ cá nhân Ngoài các loại hình tài liệu trên, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III còn bảo quản một khối lớn tài liệu có xuất xứ cá nhân của hơn 70 văn nghệ sĩ và một số nhà hoạt động tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác. Đó là những tài liệu đƣợc hình thành trong quá trình sống và hoạt động sáng tác của các cá nhân nhƣ: tài liệu tiểu sử, văn bằng chứng chỉ, thƣ từ, sổ sách, giấy tờ công vụ, bản thảo các tác phẩm, công trình sáng tác và nghiên cứu khoa học... Đây là những nguồn tài liệu quý hiếm giúp để nghiên cứu về chân dung và cuộc đời của các cá nhân sau này. 16 Bên cạnh đó, hiện nay ở Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III còn lƣu giữ hơn 7 vạn hồ sơ cá nhân cùng một số kỷ vật của các cán bộ đi B trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Những hồ sơ, kỷ vật này là những minh chứng quan trọng, không những giúp cho các cán bộ đi B và thân nhân của họ giải quyết các chế độ chính sách mà còn là những kỷ vật về một thời chiến đấu vì cách mạng của các thế hệ tiền bối. Nhƣ vậy, với sự đa dạng về thành phần và phong phú về nội dung nhƣ trên, tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III là nguồn sử liệu phản ánh toàn diện, đầy đủ và xác thực nhất cả quá trình lịch sử xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nƣớc trong suốt hơn 50 năm qua. 1.3.1.5. Tài liệu sưu tầm Ngoài bốn khối tài liệu chính kể trên, hiện nay trong kho của Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia III còn có một khối tài liệu đƣợc sƣu tầm, thu thập về từ nhiều nguồn cá nhân và các cơ quan khác nhau, trong đó có nhiều tài liệu quý hiếm, có giá trị cao. Đặc điểm chung của nhóm tài liệu này là: tài liệu thu về lẻ tẻ và rời rạc; có nhiều thể loại nhƣ giấy, ảnh, bản đồ, sách; tài liệu viết tay, đánh máy, in sao… với chất liệu, kích cỡ khác nhau; nhiều tài liệu ở tình trạng vật lý xấu, chƣa đƣợc chỉnh lý sắp xếp khoa học mà chỉ mới lập mục lục tạm để phục vụ tra cứu khi cần thiết. Cụ thể, khối tài liệu này có thể phân chia thành các nhóm chính nhƣ sau: - Nhóm tài liệu của cá nhân: gồm các tập thƣ từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi ông Hoàng Hữu Nam - Thứ trƣởng Bộ Nội vụ (năm 1946 - 1947); Thƣ từ, giấy giới thiệu, giấy ủy nhiệm và một số công văn giấy tờ liên quan đến hoạt động của một số cá nhân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhƣ: Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Chi, Lê Tùng Sơn... - Nhóm tài liệu (bản sao) phục vụ các đợt triển lãm, trƣng bày gồm: Luận cƣơng, chính cƣơng sách lƣợc, chỉ thị, nghị quyết của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng (1930 - 1945); Tài liệu về đàm phán, ký kết ngoại giao giữa Việt Nam với Campu-chia và Trung Quốc (1978 - 1980); Tài liệu phục vụ cho các đợt triển lãm nhƣ: cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1858 - 1954), kỷ niệm 30 năm Cách mạng tháng Tám (1945 -1975), về chiến tranh của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (thời kỳ 1954 -1975), Hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô, giai đoạn 1950 - 1990, triển lãm cá nhân của họa sĩ Bùi Trang Chƣớc, triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc”… Ngoài ra, còn có sƣu tập các loại giấy bạc và tín phiếu của Việt Nam phát hành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, các loại tiền Đông Dƣơng, Bảo Đại, Nguyễn Văn Thiệu, tiền Mỹ, III và Cam-pu-chia; - Nhóm tài liệu phim ảnh gồm một số ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh với một số vị trong ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu IV và Khu Tả ngạn (1946 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan