Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Môi trường Dự án truyền thông môi trường TIẾT HỌC XANH...

Tài liệu Dự án truyền thông môi trường TIẾT HỌC XANH

.DOC
37
281
133

Mô tả:

DỰ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH CHƯƠNG TRÌNH “MẦM NHÂN ÁI” LẦN 2 Lời ngỏ: Môi trường là một trong những vấn đề đang giành được rất nhiều sự quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn Thế giới. Nhưng với những nguồn lực như hiện nay chúng ta sẽ giải quyết vấn đề đó ở Việt Nam như thế nào? A. MÔ TẢ DỰ ÁN 1. Tiền đề xây dựng dự án Tính cấp thiết của dự án Vấn đề môi trường là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay. Trên Thế Giới, có 181/220 quốc gia có cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường phủ rộng cả 6 châu lục 1. Tại Việt Nam, vấn đề môi trường đang rất được quan tâm. Có tới 11 cơ quan quản lý về môi trường, 101 Viện nghiên cứu cùng các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực môi trường như: Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên - WWF, Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế - UICN, Tổ chức bảo tồn chim quốc tế - Birdlife International,…2. Đã có rất nhiều chương trình về môi trường được thực hiện như: Chiến dịch Giờ Trái Đất - Earth Hour đã lôi kéo được 1,1 triệu người ở 5 thành phố lớn (Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Đà Nẵng) tiết kiệm được 140.000kWh. Chiến dịch 350 với sự tham gia của giới trẻ 3 miền Bắc Trung Nam đồng thời tổ chức 13 sự kiện vào ngày 24/10/20093. Đặc biệt kể đến Diễn đàn Thanh niên Việt Nam và Phát triển bền vững vừa diễn ra thành công ở Sóc Sơn từ ngày 19/10/2009 – 24/20/20094. Các hoạt động giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu đã được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Ví dụ: “Chương trình giáo dục môi trường tại 200 trường tiểu học” của sở Giáo dục đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với công ty Tetra Pak thực hiện. Đây là một chương trình được tổ chức thường niên nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các -1- em tiểu học và góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng viê êc thu gom vỏ hô êp giấy để tái chế… Theo chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo, từ năm học 2009-2010, các sở giáo dục sẽ triển khai lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học, Công nghệ, Vật lý, Hóa học thuộc cấp bậc THPT và THCS. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục môi trường chỉ mới dừng lại ở các trường tiểu học, THCS, THPT. Hiện nay, với số lượng sinh viên đông đảo (trên 1 triệu sinh viên) trong hệ thống các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, … vẫn chưa có những tổ chức, hoạt động về giáo dục bảo vệ môi trường một cách hệ thống. Bên cạnh đó, các hoạt động về môi trường chưa thu hút được sự tham gia của sinh viên tất cả các trường Đại học. Từ thực trạng trên đòi hỏi cần phải có một chương trình giáo dục về môi trường phù hợp, để thu hút được đông đảo sinh viên trong các trường Đại học từ đó thay đổi nhận thức của sinh viên về vấn đề môi trường và đi đến những cam kết hành động bảo vệ môi trường. Bối cảnh thực hiện dự án: Hiện nay, Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đối khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30 oC và mực nước biển có thể dâng 1m. Theo đó, khoảng 40 nghìn km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập. Trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như toàn bộ, và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế Giới gần 16% diện tích, 35% dân số và 35% GDP5. Vấn đề môi trường đang trở thành vấn đề nóng hổi tại Việt Nam, số CLB về môi trường gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có tới hơn chục CLB: Go Green, C4E, 3R, … Số lượng trang web “xanh” cũng phát triển nhanh chóng và trở thành nơi tụ họp của những con người “yêu” môi trường (nhiethuyet.org, raecp.org, note.xanh.org, ….). Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Việt Nam chưa có sự quan tâm đúng mức đến các vấn đề về môi trường. Chương trình giáo dục về môi trường chỉ mới chính thức được đưa vào tất cả các trường THCS và THPT từ năm học 2009 – 2010 nhưng ở mức hạn chế. Phương pháp tiếp cận là tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường và các môn học khác như: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học, Công nghệ, Vật lý, Hóa học mà chưa có một môn học dành riêng cho giáo dục môi trường6. Do mới được triển khai, thời lượng ít và chưa được đầu tư đúng mức nên các vấn đề môi trường, các mảng kiến thức về môi -2- trường còn ít và chưa bám sát với thực tế, chưa có phương pháp và tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả của phương pháp giáo dục này. Các bạn sinh viên thiếu thông tin, kiến thức về thực trạng môi trường hiện nay ở Việt Nam và trên Thế Giới. Theo PGS, TS Trần Đức Tuấn, Trung Tâm nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển bền vững, Đại học Sư phạm về tầng lớp “có học” nhất là những sinh viên – khoảng 40% trong số họ chưa có khái niệm về những thách thức và nguy cơ của Biến đổi khí hậu. Và khi nhận thức chưa định hình thì cũng chưa thể hình thành một số hành vi để ứng phó bao gồm ngăn ngừa, giảm thiểu và thích ứng với quá trình biến đổi khí hậu7. Đại đa số người dân trong xã hội đều chưa có thói quen bảo vệ môi trường. trong đó có bộ phận không nhỏ sinh viên các trường Đại học. Vấn đề môi trường thực sự vẫn chưa trở thành sự quan tâm hàng đầu trong các tầng lớp thanh thiếu niên Việt Nam. Tại khuôn viên trường học, vỏ sữa, bánh mì, hoa quả, giấy vụn… “quây” kín gốc cây là chuyện “không có gì lạ mắt”. "30 phút nghỉ trưa của sinh viên cũng có thể biến giảng đường thành… chiến trường rác” - chị Nguyễn Thị Lan, lao công Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) phàn nàn. Chị Trần Thị Hà, lao công Trường Đại học Sư phạm TP.HCM cho hay hiện tượng “để quên” rác không đúng chỗ và nhét rác vào gầm bàn là bệnh chung của SV8. Các CLB môi trường hay thành viên của các trang web “xanh” còn hết sức nhỏ lẻ và rải rác ở một số nơi. Chỉ có một số ít trường Đại học có chuyên ngành liên quan đến môi trường có CLB Môi trường tại trường (CLB Bayer Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, CLB 360 Trường Đại học Kinh tế quốc dân, CLB FEC Cao đẳng Tài nguyên môi trường, CLB Trường Đại học Khoa học tự nhiên, …) và các hoạt động của CLB vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ sinh viên cũng như các thầy cô giáo, lãnh đạo của trường. Các CLB môi trường đều gặp chung một khó khăn là thiếu nguồn nhân lực thường trực, do hoạt động chủ yếu theo hình thức mạng lưới và trao đổi thông tin trên mạng nên các thành viên không có điều kiện tiếp xúc và giúp đỡ lẫn nhau, mất đi tính chủ động trong công việc. Vì vậy khi tổ chức một hoạt động về môi trường rất thiếu nguồn nhân lực cơ động. Ví dụ: Ngày hội Mottainai lần thứ ba vào ngày 26/09/2009 của CLB 3R Hà Nội cần thêm sự giúp đỡ của thành viên các CLB khác như: Go Green, 360, VYF350, …. CLB Go Green có số lượng tình nguyện viên của Câu lạc bộ đã lên đến gần 500 người nhưng các thành viên tham gia cũng theo hình thức trao đổi thông tin trên mạng là chủ yếu. -3- Dự án Tiết học xanh hướng tới các bạn sinh viên trong các trường Đại học lớn tại Hà Nội. Cụ thể đang thực hiện tại Học Viện Tài Chính. Sau đó khi dự án đã nhận được nhiều sự ủng hộ sẽ mở rộng ra các trường ĐH khác như Kinh tế quốc dân, Ngoại thương, Học viện Ngân Hàng Bách khoa, Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông,… Cơ sở thực hiện dự án: Sinh viên là là những con người đầy sự nhiệt tình, năng động và sức trẻ, có kiến thức xã hội rộng lớn, khả năng kết nối giao lưu và nhạy bén với xu hướng thời đại. Sinh viên là một lực lượng đi đầu trong các hoạt động của xã hội. Chúng tôi chọn trường Đại học chứ không phải các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS hay THPT vì: Đại học là nơi có số lượng sinh viên ngoại tỉnh khá đông đảo nơi quy tụ của nhiều tỉnh thành khác nhau (Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hải Dương, Nghệ An, Quảng Trị,..) Vì vậy nếu triển khai tốt dự án nâng cao nhận thức môi trường cho sinh viên thì kiến thức về môi trường không chỉ phát huy trong địa bàn Hà Nội mà còn có cơ hội được mở rộng ở các địa phương khác khi sinh viên trở về quê hương hoạt động và công tác. Là nguồn cung cấp nhân lực lớn cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước hiện nay. Vì vậy nếu chúng ta có thể xây dựng cho sinh viên ý thức bảo vệ môi trường ngay từ giảng đường thì khi ra trường họ sẽ trở thành những nhân tố đảm bảo cho vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. Sinh viên là người đã tốt nghiệp phổ thông, phải trải qua kì thi tuyển sinh quốc gia nên đã có những hiểu biết kiến thức nhất định về kinh tế - chính trị - xã hội, nên sinh viên là đối tượng có tri thức cao, khả năng tiếp cận với các vấn đề xã hội tốt. Ngoài ra do việc học tập trong môi trường đa dạng có nhiều người từ nhiều nơi khác nhau với phương pháp học tín chỉ, nên sinh viên có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn học sinh và có khả năng nối kết các thành phần khác trong xã hội. Dự án hướng đến các bạn sinh viên năm thứ nhất, thứ hai vì đây là thành phần năng động, nhiệt tình nhất. Theo khảo sát tại Học viện Tài chính số lượng sinh viên năm thứ nhất, thứ hai tham gia vào các Câu lạc bộ và hoạt động trong trường đông đảo nhất. (Câu lạc bộ Kỹ năng cuộc sống có 54 trên tổng số 70 thành viên). Ngoài ra, sinh viên năm thứ nhất, thứ hai có nhiều tiết tự học hơn ( 30% tự học so với 25% của sinh viên năm thứ ba, thứ tư) do được đào tạo dưới hình thức tín chỉ. -4- Lý do chọn Học Viện Tài Chính làm thí điểm cho dự án: Học Viện Tài Chính là một trong các trường ĐH được thành lập khá sớm (năm 1963) với số lượng tuyển sinh đầu hệ chính quy dài hạn lên đến 3.000 sinh viên hàng năm. Năm học 2006-2007, quy mô đào tạo của Học viện là 17.600 sinh viên, học viên. Năm học 2008-2009, quy môn đào tạo là: 20.056 sinh viên, học viên, chia ra như sau: Đại học chính quy: 10.365 Hệ không chính quy: 8.798 Cao học: 665 Nghiên cứu sinh: 102 Lưu học sinh: 126 Tổng cộng: 20.056 Số lượng sinh viên hằng năm tăng trung bình 7% - 10%. Với đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện gồm 23 giáo sư và phó giáo sư, 80 tiến sĩ và 191 thạc sĩ. Nhưng có tới 80% sinh viên không biết đến các hoạt động môi trường (Khảo sát trên 300 sinh viên). Với sự mong muốn của thầy trưởng bộ môn Kinh tế môi trường Bùi Văn Quyết có những tiết học về môi trường sôi động hơn, chúng tôi chọn Học Viện Tài Chính làm nơi thí điểm cho dự án. Giải pháp đưa ra: Với mong muốn ngày càng nhiều các bạn sinh viên có thể tiếp cận và biết đến các chương trình về môi trường hơn, chúng tôi đưa ra giải pháp đưa hoạt động truyền thông và các chương trình về môi trường vào môi trường học tập của các bạn sinh viên: Dự án Tiết học xanh nhằm nâng cao nhận thức về môi trường của sinh viên. Một số thuật ngữ sử dụng trong dự án: 1. Tiết học Xanh: Là tiết học ngoại khóa về môi trường với mục đích nâng cao nhận thức về môi trường. Cụ thể hơn Tiết học Xanh sẽ sử dụng các phương pháp:  Chiếu video ca nhạc về môi trường hoặc các đoạn video ngắn cập nhật các vấn đề môi trường đang xảy ra trên Thế giới (Ví dụ: Hòa ca Trái Đất Earth song của Michael Jackson, hoặc video của chiến dịch TCK TCK Beds is burning9). -5-  Chiếu phim hoặc các trích đoạn phim về môi trường (Câu chuyện nhồi nhét - The Story of Stuff, Ngôi nhà duy nhất - Home, Sự thật nghiệt ngã -An Incovenient Truth, Tài liệu phim về thực trạng môi trường Việt Nam)  Thảo luận về thực trạng môi trường tại Việt Nam.  Đưa ra các giải pháp mang tính chất cá nhân với phương châm: “ Suy nghĩ mang tính toàn cầu, hành động mang tính cá nhân” để sinh viên có thể thực hiện các hành động đó ngay sau tiết học.  Đưa ra các giải pháp tương lai ứng dụng với chuyên nghành kinh tế tài chính đó là sử dụng năng lượng bền vững, các loại thuế môi trường,… 2.Nhận thức xanh: Là nhận thức của sinh viên về môi trường, các vấn đề môi trường không chỉ trên Thế Giới mà tại chính Việt Nam. Nhận thức xanh giúp sinh viên có cái nhìn thực tế về thực trạng môi trường trên Thế giới cũng như tại Việt Nam. Ngoài ra đó cũng là nhận thức về những hành động gây ô nhiễm môi trường và các giải pháp cá nhân, xã hội để giải quyết vấn đề môi trường. 3.Thế hệ xanh: Là những con người không chỉ có những nhận thức xanh mà còn có những hành động vì môi trường (sử dụng các túi eco-bag, tiết kiệm năng lượng điện, trồng cây xanh,….) 4.Sứ giả xanh: Là những tình nguyện viên về môi trường, người thực hiện dự án. Là phát ngôn viên cho dự án. Với nhiêm vụ chính là thay đổi nhận thức cũng như hành động của những người xung quanh mình. 2. Đối tượng của dự án Dự án Tiết Học Xanh hướng đến các bạn sinh viên tại Học Viện Tài Chính, và các trường đại học lớn khác tại Hà Nội. Đối tượng hưởng lợi trực tiếp sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai tại Học viện Tài chính. Vì vậy khi dự án được thực hiện thì đối tượng hưởng lợi của dự án là: - 4.000 Sinh viên năm thứ nhất, thứ hai tại Học viện Tài chính về các mặt: + Nâng cao nhận thức môi trường cho sinh viên để có thể tham gia các hoạt động môi trường lớn của thế giới và Việt Nam hiện nay một cách tích cực và chủ động hơn. -6- + Có điều kiện giao lưu, học hỏi trong một sân chơi lý thú và bổ ích và có cơ hội hiểu biết hơn về các CLB môi trường hiện nay. + Cải thiện các kĩ năng mềm: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, có cơ hội thể hiện mình trong vai trò là giáo viên trong các tiết học ngoại khóa,… + Tự thay đổi bản thân: chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường một cách sôi nổi hơn. Hướng tới thành lập CLB môi trường tại mỗi trường Đại học để bảo vệ môi trường trong chính các trường Đại học và tạo nên một mạng lưới liên kết giữa các trường nhằm nâng cao khả năng, vị thế của các trường Đại học Việt Nam trong xã hội. - Có thêm những tiết học thực tế trong các môn Kinh tế môi trường, Kinh tế phát triển, Kinh tế công cộng giúp sinh viên hứng thú, sôi nổi hơn với môn học và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. - Phương pháp dạy học trong trường đại học Việt Nam trở nên phong phú, sáng tạo hơn. Sinh viên chủ động hơn, có thể tự đăng ký để thực hiện các tiết học ngoại khóa với các lớp, giáo viên sẽ là người nghe và nhận xét cho sinh viên. - Các CLB Môi trường có thêm nguồn nhân lực hoạt động. Các bạn sinh viên có những hiểu biết, kiến thức về vấn đề môi trường, về sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường lên chính cuộc sống mình to lớn như thế nào, cùng với việc cung cấp thông tin về các tổ chức xã hội trường sẽ tạo động lực cho các bạn sinh viên tham gia vào các CLB môi trường, các hoạt động môi trường. - Thế hệ xanh tương lai cho thời đại mới. Đó chính là những sinh viên có nhận thức về vấn đề môi trường, những con người biết hành động bảo vệ môi trường và tạo ảnh hưởng đó tới những người xung quanh. 3. Mục đích của dự án: Mục đích chung Trong tất cả các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia thì nhân lực luôn là nguồn lực được chú trọng hàng đầu. Trong vấn đề môi trường cũng vậy, chúng ta cần một “thế hệ xanh” cho tương lai của đất nước. Đối tượng mà chúng tôi lựa chọn là Sinh viên. Với việc đưa các Tiết học xanh vào môi trường học của Sinh viên chúng tôi mong muốn: - Thay đổi nhận thức của các bạn sinh viên Học viện Tài chính về vấn đề môi trường. -7- - Ngày càng nhiều các bạn sinh viên có thể tiếp cận và biết đến các chương trình, hoạt động về môi trường ở Việt Nam và trên Thế giới. - Từ đó thực hiện các hành động bảo vệ môi trường. Trong dài hạn, dự án Tiết học xanh mong muốn: - Nhận được sự ủng hộ của các thầy cô, ban công tác chính trị và sinh viên, để các Tiết học xanh không chỉ dừng lại trong bộ môn Kinh tế môi trường mà còn mở rộng ra các bộ môn khác. - Đưa các Tiết học xanh, các chương trình về môi trường trở thành hoạt động thường xuyên tại Học viện Tài chính. Nếu mô hình này thành công sẽ mở rộng ra các trường Đại học khác như Kinh tế quốc dân, Học Viện Ngân Hàng, Ngoại thương,…và trường THPT, THCS,… 4.Các mục tiêu cụ thể Mục tiêu chính: Dự án Tiết học xanh nâng cao nhận thức về môi trường của sinh viên – thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/1/2010 – 31/12/2010. Thực hiện Tiết học xanh trên 4000 sinh viên của 100 lớp trong 50 Tiết học xanh (1 Tiết học xanh thực hiện ở 2 lớp học chung trong một giảng đường và mỗi lớp có khoảng 40 người). Tổ chức Giờ Trái Đất – Earth Hour vào 27/3/2010 cho 4 trường Đại học Học Viện Tài Chính, Mỏ địa chất, Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường, Cán bộ thanh tra. Tổ chức Cuộc thi Viết về Môi trường 10 cho tất cả sinh viên thuộc các trường đại học. Tổ chức Hội thảo môi trường là ngày kết thúc dự án và tổng kết những gì đã làm được và chưa làm được. Mục tiêu phụ: Trồng cây ở vườn Địa Đàng của Học Viện Tài Chính. Với phương châm “Suy nghĩ mang tính toàn cầu, hành động mang tính cá nhân” không trông chờ vào sự thay đổi của người khác mà là sự tự thay đổi về hành động và nhận thức của mỗi cá nhân trong xã hội. Dự án mong muốn những người sau khi tham gia vào dự án có một hành động dù lớn, dù nhỏ bảo vệ môi trường. Cách thức thực hiện: Trước khi thực hiện Tiết học xanh: Tiến hành điều tra ở 100 lớp tham gia Tiết học xanh trong dự án.  Thời gian:10’ ra chơi giữa giờ. -8-  Mục tiêu: Thu thập được phiếu điều tra của 80% sinh viên trong giảng đường11. Trong khi thực hiện Tiết học xanh: để đo lường tính bền vững của dự án, tổ chức Cuộc thi về môi trường – dựa trên những tiêu chí nhất định để đánh giá mức sự tác động của tiết học vào các sinh viên. Tổ chức những hành động vì môi trường – để kiểm nghiệm những người tham gia dự án có thực sự hiểu và hành động,… Thông tin về các hoạt động này được tuyên truyền trong các lớp học. Số lượng sinh viên trường tham gia các hoạt động này cũng là một thước đo hiệu quả của dự án.  Thời gian: Giữa dự án cho đến khi kết thúc.  Mục tiêu: Có 300 bài dự thi.12 Sau khi thực hiện Tiết học xanh: Phát các phiếu điều tra trong đó có các thông tin về Dự án. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá sự hứng thú của sinh viên với Dự án.  Thời gian: Phát phiếu điều tra trong 10’ ra chơi giữa tiết học và cuối giờ thu lại. Mục tiêu: 98% ủng hộ “Tiết học xanh”, 60% nâng cao được nhận thức về môi trường. 13 Ngoài ra còn sử dụng một số thước đo khác: Trên mạng Internet: Dự án sẽ có một forum riêng để cập nhập về thông tin thực hiện Tiết học xanh ở trường và là nơi để các bạn đã tham gia Tiết học xanh chia sẻ cảm xúc đồng thời có những đóng góp cho dự án.  Thời gian: Xuyên suốt từ khi thực hiện Dự án và vẫn hoạt động trong thời gian Tiết học xanh được thực hiện.  Mục tiêu: nhiều nhất 100 lượt truy cập/ 1ngày14. Sứ giả xanh: khi thực hiện Tiết học xanh ở các lớp sẽ ghi lại địa chỉ mail, yahoo của các bạn có quan tâm nhiệt tình với vấn đề môi trường để có thể thành lập các CLB môi trường ở trường với mục đích tạo thêm nguồn nhân lực cũng như những người tâm huyết với dự án để có thể tiếp tục dự án trong những năm tiếp theo.  Thời gian: Xuyên suốt cả dự án  Mục tiêu: 80% sinh viên muốn trở thành sứ giả xanh. 20% sinh viên trở thành sứ giả xanh.15 Hoạt động ngoại khóa Trồng cây xanh:  Thời gian: 4/2010 -9-  Mục tiêu: Thu hút 100 sinh viên tham gia16. 5. Địa điểm tiến hành dự án: Học Viện Tài Chính, Từ Liêm, Hà Nội. (đã thử nghiệm trong khoảng thời gian 10/2009-11/2009) Thuận lợi: - Thầy trưởng bộ môn Quản lý Kinh tế, phụ trách môn Kinh tế Môi trường Bùi Văn Quyết và các thầy cô khác trong bộ môn đã ủng hộ dự án và có ý định nhân rộng ra hơn nữa trong Học viện. - Dự án đã thử nghiệm thành công tại 10 lớp và giành được sự ủng hộ từ phía sinh viên. Theo khảo sát phát ra vào cuối tiết học có 100% các bạn sinh viên muốn tiếp tục có những tiết học xanh tiếp theo. - Học viện tài chính được trang bị hệ thống cơ sở vật chất với 1 máy tính, 1 máy chiếu và 4 loa cho mỗi giảng đường. Khó khăn: - Nhân lực còn ít, hiện tại chỉ có 20 sinh viên hoạt động tự nguyên đóng góp về thời gian và nhân công cho các hoạt động thử nghiệm - Chưa được hỗ trợ tài chính nên chi phí trong các buổi hoàn toàn do các tình nguyện viên đóng góp. Chi phí ước tính là 100.000VNĐ cho mỗi buổi học gồm có tài liệu sử dụng (75.000 VNĐ) trong tiết học và các phần thưởng (25.000VNĐ) cho sinh viên sôi nổi nhất trong tiết học. - Một số giảng đường máy chiếu mờ và đang trong giai đoạn chờ thay mới. Hiện tại có 20 giảng đường máy chiếu đang trong tình trạng không sử dụng và đã có 5 giảng đường được thay mới. 6. Thời gian thực hiện dự án: Thực hiện trong vòng 11 tháng ( 1/1/2010 – 30/11/2010) Thời gian trọng điểm : 1/1/2010 – 31/5/2010 và 1/8/2010 – 31/11/2010 Đây là khoảng thời gian sinh viên có nhiều điều kiện để tham gia các hoạt động vì mỗi năm sinh viên:  Nghỉ hè tháng 7  Thi hết học kì vào tháng 6 và 12. 7. Hoạt động của dự án: - 10 - Gồm 1 chương trình lớn xuyên suốt trong 11 tháng và 3 chương trình nhỏ để nhấn mạnh những kiến thức môi trường trong Tiết học xanh. Đồng thời giúp những sinh viên không tham gia Tiết học xanh được tham dự những chương trình thực tế về môi trường.  Chương trình lớn: Tiết học xanh  Chương trình nhỏ:  Giờ Trái Đất (Earth Hours).  Thi Viết về môi trường.  Hội thảo môi trường.  Ngoài ra còn xen kẽ một số hoạt động tổ chức dọn dẹp, trồng cây ngay tại Học Viện Tài Chính Cụ thể chương trình hoạt động: 7.1. Chương trình lớn: Tiết học xanh Tiết học xanh thực hiện trong 3 tiết Kinh tế môi trường (tổng thời gian: 135’) đã được cho phép của thầy cô giáo trong bộ môn. Trong một Tiết học xanh phải đảm bảo cho sinh viên nắm được các kiến thức cơ bản về vấn đề môi trường như sau:  Tác hại của nền kinh tế vật chất và tiêu dùng.  Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam.  Nắm các giải pháp cá nhân thực hành ngay sau Tiết học.  Biết giải pháp tương lai phù hợp với chuyên nghành kinh tế, vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo lợi ích kinh tế. Gồm 2 giai đoạn:  Giai đoạn 1: Trước khi thực hiện Tiết học xanh:  Điều tra nhận thức môi trường của sinh viên: Tiến hành khảo sát thông tin về nhận thức môi trường của các bạn sinh viên. oThời gian: 1/2010 – 3/2010 và 8/2010 – 10/2010. 17 oĐối tượng: 4000 sinh viên thuộc 100 lớp học Tiết học xanh (100 lớp * 40 người/lớp) oĐịa điểm: Tại 100 lớp học Tiết học xanh18 oMục đích: Khảo sát nhận thức môi trường của sinh viên trước tham gia Tiết học xanh. oHoạt động cụ thể: - 11 -  Xây dựng phiếu điều tra: 11/2009 – 1/2010 với sự cố vấn của.......  Thu thập thông tin từ phiếu điều tra: Thành lập nhóm điều tra (20 người)19 phát và thu  phiếu điều tra cho sinh viên. Nhiệm vụ: Phát và thu phiếu điều tra cho các sinh  viên. Tổng hợp phiếu điều tra và đưa ra kết quả. oMục tiêu: Phát ra 4000 phiếu. Thu lại 3200 phiếu.20  Chuẩn bị thực hiện Tiết học: o Thời gian: 11/2009 – 2/2010 oThành lập nhóm Tiết học xanh 30 người21 (11/2009 – 1/2010) trong đó:  15 người thuyết trình tại các lớp: là người thực hiện Tiết học xanh, đảm bảo truyền tải được nội dung của Tiết học xanh tới sinh viên.  10 người quản lý chung: là người chịu trách nhiệm chính của buổi học khi có vấn đề xảy ra.Chịu trách nhiệm ổn định lớp học ban đầu, tắt điện,...  5 kỹ thuật viên giảng đường: là nhóm cơ động, khi có bất cứ vấn đề về máy tính, máy chiếu hay loa trong giảng đường, nhóm này phải có mặt để khắc phục hậu quả. Các thành viên thuộc nhóm Tiết học xanh trong thời gian thực hiện dự án (2010) sẽ tuyển chọn thêm sinh viên năm thứ nhất, thứ hai tại các lớp thực hiện Tiết học xanh để làm nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo của dự án. oTổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho nhóm Tiết học xanh: 2/2010  Kỹ năng thuyết trình trước đám đông:  Thời gian: 1/2/2010 – 5/2/2010.  Địa điểm: Giảng đường A1 Học Viện Tài Chính  Nội dung: Trung tâm Tâm Việt đến và nói kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho nhóm Tiết học xanh.  Kỹ năng tuyên truyền về môi trường hiệu quả. - 12 -  Thời gian: 5/2/2010 – 10/2/2010 (Không bị trùng vào lịch nghỉ Tết của sinh viên).  Địa điểm: Giảng đường A1 Học Viện Tài Chính  Nội dung: Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn Vietnam) đến và nói về kỹ năng truyền thông và giáo dục về môi trường.  Ngoài ra, tổ chức một buổi để hướng dẫn thành viên thuộc nhóm Tiết học xanh sử dụng thiết bị và tự giải quyết các vấn đề liên quan đến máy móc khi làm Tiết học xanh. Đặc biệt đào tạo cho nhóm kỹ thuật viên của dự án khả năng sửa chữa máy móc của giảng đường:  Thời gian: 24/2/2010 – 28/2/2010  Địa điểm: Tại phòng 505 B5 Học Viện Tài Chính  Nội dung: Kỹ thuật viên của Học Viện đến hướng dẫn thành viên trong dự án cách sử dụng máy móc, thiết bị trong giảng đường phù hợp laptop, USB, mic, loa,...  Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện Tiết học:  Thời gian: 1/2010 – 4/2010 và 8/2010 – 11/2010  Địa điểm: Tại 100 lớp sinh viên năm thứ nhất, thứ hai.  Hoạt động: oNhân lực: Thành viên thuộc nhóm Tiết học xanh oTrong một Tiết học xanh có:  1 sinh viên thuyết trình thuộc nhóm Tiết học xanh.  1 sinh viên quản lý chung thuộc nhóm tiết học xanh.  Giảng viên bộ môn Kinh tế môi trường  Sinh viên 2 lớp trong một giảng đường thuộc thuộc đối tượng thực hiện Dự án. oNhiệm vụ:  Sinh viên thuyết trình mang 1 laptop hoặc 1 USB có chứa nội dung Tiết học xanh đến giảng đường có Tiết học. Mang 1 bộ loa ngoài để truyền dẫn âm thanh từ laptop hoặc máy tính của giảng đường. Nội dung của Tiết học xanh cần truyền tải bao gồm 4 phần chính.22 - 13 -  Sinh viên quản lý: Thực hiên công tác hậu cần như: ổn định lớp học ban đầu, mượn giảng đường thực hiện Tiết học, mời giảng viên, tắt điện khi chiếu phim,...  Giảng viên: Là giảng viên thuộc bộ môn Kinh tế môi trường 23. Tham gia với tư cách người cố vấn cho Tiết học xanh. Khi có những kiến thức gây tranh cãi đưa ra trong tiết học, giảng viên là người giải đáp cho các bạn sinh viên. oSinh viên 2 lớp: cùng học trong 1 giảng đường là đối tượng của dự án. Có trách nhiệm tham gia đầy đủ cả Tiết học. Một vài vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và cách giải quyết: - Chất lượng các tiết học phụ thuộc vào khả năng truyền đạt và nhận thức của sinh viên thuyết trình. Giải pháp: Có 1 giáo án chung thống nhất phát cho nhóm Tiết học xanh. Giáo án của Tiết học với sự tư vấn từ Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng ( Live and Learn Vietnam) và giảng viên thuộc bộ môn Kinh tế môi trường về nội dung đưa ra trong Tiết học, hình thức tổ chức Tiết học phù hợp với sinh viên. Tổ chức đào tạo lớp Kĩ năng mềm cho thành viên thuộc nhóm Tiết học xanh để nâng cao khả năng truyền đạt kiến thức trong Tiết học. Khi sinh viên (thuộc 2 lớp tham gia Tiết học xanh hoặc thuộc nhóm Tiết học xanh) có ý tưởng mới, đề xuất với các thành viên khác trong nhóm và các giảng viên Kinh tế môi trường để giúp đỡ để xây dựng bài giảng của mình. Trong Tiết học xanh luôn có sự tham gia của các giảng viên bộ môn Kinh tế môi trường, khi sinh viên thuyết trình gặp câu hỏi về mặt kiến thức không tự trả lời được, đề nghị giảng viên trong bộ môn Kinh tế môi trường có tham gia Tiết học giúp đỡ giải đáp khúc mắc. Sau mỗi Tiết học xanh, sinh viên thuyết trình được góp ý từ sinh viên quản lý, giảng viên của buổi học và thành viên của 2 lớp tham gia Tiết học xanh - Sinh viên chưa có điều kiện làm quen với máy móc trên giảng đường. Giải pháp: Đào tạo thành viên thuộc nhóm Tiết học xanh các cách xử lý với vấn đề máy tính, loa, laptop, USB của giảng đường. - 14 - Khi có vấn đề về mic, máy chiếu, loa, máy tính,USB,… của giảng đường thực hiện Tiết học xanh, sinh viên thuyết trình tự khắc phục. Nếu không tự khắc phục được, sinh viên quản lý gọi kỹ thuật viên giảng đường thuộc nhóm Tiết học xanh đến sửa chữa thiết bị. - Nguồn tài liệu sử dụng trong Tiết học xanh có đảm bảo tính pháp lý của Tiết học. Giải pháp: Nguồn tài liệu sử dụng trong Tiết học xanh được sưu tầm tạo thành kho tư liệu. Trong thời gian tới, tư liệu sử dụng trong Tiết học xanh là các đoạn video về môi trường Việt Nam và ngay tại chính Học Viện Tài Chính. 7.2. Chương trình nhỏ: 7.2.1. Giờ Trái Đất - Earth Hour:  Thời gian: 18h – 22h ngày 27/3/2010.  Địa điểm: Sân vận động Học Viện Tài Chính  Mục đích: Tổ chức sự kiện lớn về môi trường tại khu vực Từ Liêm Hà Nội nhằm giúp cho các bạn sinh viên có thể tiếp cận với chiến dịch về môi trường ngay tại nơi mình sống. Ngoài ra, giảm thiểu lượng điện sinh viên sử dụng trong ngày Giờ Trái Đất.  Nhân sự: Nhóm sự kiện 24 kết hợp với thanh niên tình nguyện Học Viện Tài Chính, CLB Ghitar Học Viện Tài Chính.  Thành phần tham gia: oKhách mời25 oSinh viên 5 khu Kí túc xá, sinh viên Học Viện Tài Chính. oSinh viên trường Mỏ địa chất, Cao đẳng Tài Nguyên và Môi trường, Cán bộ và thanh tra.  Tổ chức hoạt đông: oTrước khi thực hiện chương trình: Tiến hành thực hiện “cam kết xanh” – bảo vệ môi trường26 tại 5 khu Kí túc xá. 27  Thời gian: 1/3/2010 – 27/3/2010  Địa điểm: Tại 300 phòng Kí túc thuộc 5 khu Kí túc xá.  Nhân lực: Thành lập nhóm tuyên truyền (30 người) 28 kết hợp với Câu lạc bộ Hiến máu nhân đạo, CLB Thanh niên tình nguyện Học Viện Tài Chính. - 15 -  Hoạt động:  Nhân lực: Mỗi sinh viên thuộc nhóm tuyên truyền đảm nhận 10 phòng kí túc xá. Nhiệm vụ: Đến phòng Kí túc xá giới thiệu về chương trình Giờ Trái Đất thực hiện ở chính Học Viện Tài Chính và kêu gọi các bạn tham gia. Đưa ra “cam kết xanh” – cam kết về việc phòng kí túc sẽ tắt đèn vào ngày Giờ Trái Đất. Nếu 8 thành viên của 1 phòng kí túc đều ký vào bản cam kết, bản cam kết sẽ là cơ sở để chọn 50 phòng Kí túc may mắn được tặng quà vào ngày Giờ Trái Đất. oĐăng ký với WWF: Tổ chức Earth Hour tại khu vực Từ Liêm Hà Nội cho 4 trường đại học: Học Viện Tài Chính, Mỏ địa chất, Cao đẳng Tài Nguyên và môi trường, Cán bộ và thanh tra. oNội dung thực hiện Giờ Trái Đất:29  Sơ kết hoạt động Tiết học xanh trong 3 tháng hoạt động. Đưa ra số liệu điều tra của sinh viên được học Tiết học xanh. Báo cáo những điểm làm được và những điểm chưa làm được. Đưa ra giải pháp hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.  Tặng quà30 cho 50 phòng KTX cam kết và tắt đèn sớm nhất.  Tổ chức chương trình Giờ Trái Đất, cùng tắt đèn.  Phát động cuộc thi Viết về Môi trường trong giai đoạn tới. Một vài vấn đề phát sinh và cách giải quyết: Hoạt động ngoài trời phụ thuộc vào thời tiết. Giải pháp: Tổ chức Giờ Trái Đất trong Hội trường 700. 7.2.2. Cuộc thi viết về môi trường:  Thời gian: 4/2010 – 11/2010.  Địa điểm: Tổ chức online trên trang web tiethocxanh.org.  Mục đích: Cơ hội cho sinh viên tham gia Tiết học xanh và người tham dự cuộc thi tự đưa ra những ý kiến, nghiên cứu, suy nghĩ về thực trạng ô nhiễm môi - 16 - trường, về giải pháp để bảo vệ môi trường,... Phổ biến rộng rãi các vấn đề môi trường tới trường ĐH khác, các khu vực khác.  Nhân sự: Đội tình nguyện Tiết học xanh.  Thành phần tham gia: oSinh viên các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội oCá nhân có độ tuổi từ 18 – 25 (tính đến ngày 31/12/2010) hoặc người nước ngoài đang học tập và sinh sống tại Việt Nam.  Tổ chức: oChuẩn bị cho cuộc thi:  Thời gian: 1/3/2010 – 4/2010.  Địa điểm: Trên Website tiethocxanh.org.  Tên cuộc thi: Cuộc thi viết về môi trường – “Ước mơ xanh”  Nhân lực: Nhóm tuyên truyền  Hoạt động:  Mua tên miền, host và thuê thiết kế trang tiethocxanh.org: 1/3/2010 – 25/3/2010.  Tuyên truyền tại các lớp: 25/3/2010 – 31/3/2010.  Phát động cuộc thi: 27/3/2010. oThể lệ cuộc thi31:  Thời gian: 4/2010 – 11/2010.  Địa điểm: trên website tiethocxanh.org  Nội dung cuộc thi: “Bạn mong muốn trở thành ai trong tương lai và với cương vị đó bạn sẽ làm gì để bảo vệ môi trường”  Hình thức dự thi: Bài dự thi bao gồm:  Bài viết: (Bắt buộc) Là bài văn, bài thơ,... không quá 500 từ viết trên một mặt A4 về nghề nghiệp muốn làm trong tương lai và đưa ra hành động cụ thể bảo vệ môi trường.  Ảnh dự thi:(Không bắt buộc) ảnh màu hoặc ảnh đen trắng, do tự chụp hoặc lấy từ nguồn khác (phải ghi rõ nguồn) dùng để minh họa cho bài dự thi.  Nhạc:(Không bắt buộc) do tự sáng tác hay lấy từ nguồn khác (ghi rõ nguồn) dùng để minh họa cho bài dự thi - 17 - Mọi bài dự thi được gửi về địa chỉ [email protected] và được đăng tải trên trang web: tiethocxanh.org.  Giải thưởng:  1 giải đặc biệt: Phần quà trị giá 500.000 VNĐ và bằng khen, áo, mũ của cuộc thi. Ngoài ra giành được 3 ghế danh dự trong Hội thảo về Môi trường.  1 giải nhất: Phần quà trị giá 300.000 VNĐ và bằng khen, áo, mũ của cuộc thi. Ngoài ra giành được 2 ghế danh dự trong Hội thảo về Môi trường.  2 giải nhì: Phần quà trị giá 200.000 VNĐ và bằng khen, áo, mũ của cuộc thi. Ngoài ra giành được 2 ghế danh dự trong Hội thảo về Môi trường.  3 giải ba: Phần quà trị giá 100.000 VNĐ và bằng khen, áo, mũ của cuộc thi. Ngoài ra giành được 2 ghế danh dự trong Hội thảo về Môi trường.  10 giải khuyến khích: Phần quà trị giá 50.000 VNĐ và bằng khen, áo, mũ của cuộc thi. Ngoài ra giành được 1 ghế danh dự trong Hội thảo về Môi trường.  Trao giải: vào ngày hội thảo môi trường 11/2010. 7.2.3. Hội thảo về môi trường và đánh giá dự án:  Thời gian: 11/2010  Địa điểm: Hội trường 700 Học Viện Tài Chính.  Mục đích: Nghiên cứu sâu hơn về vấn đề môi trường. Tuyên truyền vấn đề môi trường rộng rãi hơn tới cả sinh viên không tham gia Tiết học xanh. Đưa ra phương hướng hoạt động trong năm tiếp theo.  Nhân sự: Đội sinh viên tình nguyện Tiết học xanh.  Thành phần tham gia: oKhách mời32. oSinh viên Học Viện Tài Chính. oSinh viên các trường đại học khác.  Tổ chức: oTrước khi tiến hành hội thảo: - 18 -  Đánh giá dự án:  Thời gian: 1/11/2010 – 25/11/2010.  Nhân sự: Đội sinh viên tình nguyện Tiết học xanh.  Nội dung công việc: Điều tra lại 4000 sinh viên tham gia Tiết học xanh. Tổng hợp kết quả điều tra trước và sau khi thực hiện dự án. Từ kết quả phiếu điều tra, đánh giá những điểm đã làm được và chưa làm được. Đưa ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, tìm ra giải pháp để khắc phục. Viết báo cáo Dự án.  Chuẩn bị cho hội thảo:  Thời gian: 1/11/2010 – 25/11/2010.  Nhân sự: CLB Tiết học xanh.  Địa điểm: Hội trường 700 Học Viện Tài Chính.  Nội dung công việc:  Tuyên truyền về hội thảo tại Học Viện Tài Chính, các trường Đại học khác trên địa bàn Hà Nội, trên các trang web, ...  Thuê Hội trường 700.  Mời các chuyên gia môi trường, nhà tài trợ.  Thuê đội văn nghệ.  Thuê âm thanh, ánh sáng, máy quay, máy chiếu cho hội trường lớn.  Trang trí sân khấu.  Tập duyệt chương trình 21/11/2010 – 25/11/2010.  In đĩa33 và sổ cẩm nang về môi trường34 tặng 300 người đăng ký tham dự hội thảo sớm nhất. oHội thảo:  Thời gian: 25/11/2010 – 30/11/2010.  Địa điểm: Hội trường 700 Học Viện Tài Chính  Nhân sự: Đội sinh viên tình nguyện Tiết học xanh.  Nội dung Hội thảo:  Đưa ra những nghiên cứu khoa học về vấn đề môi trường hiện nay trên thế giới và Việt Nam. - 19 -  Đưa ra những giải pháp kinh tế đang được thực hiện cho vấn đề hiện nay.  Trao giải thưởng cuộc thi “Ước mơ xanh”  Tặng thưởng cho 10 “sứ giả xanh”.  Phát tài liệu về môi trường cho những người tham dự hội thảo.  Tổng kết những điểm đã làm được và chưa làm được của dự án. Đưa ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan.  Đưa ra các giải pháp khắc phục.  Đánh giá dự án.  Đưa ra phương hướng hoạt động trong năm tới. 7.3. Hoạt động phụ: Tổ chức trồng cây:  Thời gian: 4/2010.  Địa điểm: Vườn Địa Đàng trước thư viện Học Viện Tài Chính.  Mục đích: Hành động thực tế bảo vệ môi trường Học Viện Tài Chính.  Nhân lực: CLB Tiết học xanh kết hợp với CLB Thanh niên tình nguyện HVTC  Nội dung chính: Trồng cây trên 5 khu đất trống trước Thư viện. oChuẩn bị: Mua giống cây, chuẩn bị nhân lực. oTrồng cây: Chia thành 5 nhóm trồng trên 5 khu đất trống. oChăm sóc cây: Phân công các đội chăm sóc cây về sau. 8. Ý nghĩa của dự án: Tính khả thi: Dự án đã thực hiện tại Học Viện Tài Chính. Thử nghiệm trên 7 Tiết học xanh tại 12 lớp học35 và 1 Tiết học xanh cho 2 CLB36. Theo khảo sát trên 500 sinh viên cho thấy: Câu hỏi Kết quả Bạn có muốn trở thành một tình nguyện 84% Có viên ngay chính tại ngôi trường của mình? Bạn có muốn tiếp tục Tiết học xanh? 16% Không 100% muốn tiếp tục Tính lâu dài: Tiết học xanh là chương trình lớn xuyên suốt dự án. Trong một Tiết học kéo dài 3 tiết, sinh viên được tìm hiểu các vấn đề môi trường gắn với thực tiễn môn - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan