Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Dư luận xã hội về an toàn thực phẩm hiện nay (nghiên cứu tại hà nội)...

Tài liệu Dư luận xã hội về an toàn thực phẩm hiện nay (nghiên cứu tại hà nội)

.PDF
190
1458
137

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH THỦY DƢ LUẬN XÃ HỘI VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI, 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH THỦY DƢ LUẬN XÃ HỘI VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 62 31 03 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Quỳnh Nam HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực. Những tài liệu tham khảo được lựa chọn và nghiên cứu cẩn thận hay chưa được công bố bởi bất cứ tác giả nào hay ở bất cứ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy i MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .......13 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ................................................. 13 1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................. 23 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .........................29 2.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án ................................................ 29 2.2. Các lý thuyết sử dụng trong luận án ...................................................... 33 CHƢƠNG 3. DƢ LUẬN XÃ HỘI CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ TÌNH TRẠNG AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI .................................................40 3.1. Một vài nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn khảo sát ................................................................................ 40 3.2. Thực trạng an toàn thực phẩm tại Hà Nội. ......................................... 46 3.3. Nhận thức của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm ...................... 51 3.4. Đánh giá của người tiêu dùng về tình trạng an toàn thực phẩm tại Hà Nội. ................................................................................................................ 66 CHƢƠNG 4. DƢ LUẬN XÃ HỘI VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI HÀ NỘI..................................................................................... 100 4.1. Kiểm soát về an toàn thực phẩm thông qua các cơ quan thực thi pháp luật ............................................................................................................... 100 4.2. Kiểm soát về an toàn thực phẩm thông qua dư luận xã hội về an toàn thực phẩm .................................................................................................... 112 CHƢƠNG 5. TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG VÀ DƢ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ AN TOÀN THỰC PHẨM .............................................................. 126 5.1. Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội về an toàn thực phẩm .................................................................................................... 126 5.2. Ảnh hưởng của thông điệp về an toàn thực phẩm trên truyền thông đại chúng đến quyết định hành vi mua hàng của người tiêu dùng. .................. 137 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ............................................ 144 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ........................................................................................................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 152 ii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm cho gia đình ....51 Bảng 3.2: Đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thực phẩm ...............53 Bảng 3.3: Phân tích mối tương quan giữa thu nhập với các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm ...........................................................................................54 Bảng 3.4: Nhận thức của người tiêu dùng về khu vực chế biến thực phẩm .............56 Bảng 3.5: Nhận thức của người tiêu dùngvề bảo quản thực phẩm an toàn ..............57 Bảng 3.6: Thực hiện các 10 nguyên tắc vàng khi chế biến thực phẩm an toàn của BYT, Cục an toàn thực phẩm. ...................................................................................58 Bảng 3.7: Quan niệm của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn ............................59 Bảng 3.8: Những khó khăn lựa chọn được thực phẩm an toàn cho gia đình ............60 Bảng 3.9: Hoạt động để đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình ..........................61 Bảng 3.10: Đánh giá tầm quan trọng của việc đảm bảo ATTP đối với sức khỏe .....62 Bảng 3.11: Đánh giá lợi ích của việc đảm bảo an toàn thực phẩm ...........................62 Bảng 3.12: Nguyên nhân dẫn đến thực phẩm trên thị trường không an toàn. ..........63 Bảng 3.13: Tương quan giữa giới tính, trình độ học vấn và những yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến ô nhiễm thực phẩm và các quy trình công nghiệp ...........................65 thực phẩm ..................................................................................................................65 Bảng 3.14: Mức độ quan tâm về nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm .............................66 Bảng 3.15: DLXH về các loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ Việt Nam .......67 Bảng 3.16: Dư luận xã hội về các loại thực phẩm có nguồn gốc nhập khẩu ............70 Bảng 3.17: Đánh giá về chất lượng an toàn thực phẩm nhập khẩu ..........................71 Bảng 3.18 : Dư luận xã hội về chất lượng an toàn thực phẩm ..................................72 Bảng 3.19: Đánh giá mức độ ATTP tại thành phố Hà Nội .......................................73 Bảng 3.20: Địa điểm mua, bán thực phẩm tại Hà Nội ..............................................74 Bảng 3.21: Đánh giá về mức độ an toàn thực phẩm tại các địa điểm bán ................77 Bảng 3.22: Đánh giá của người tiêu dùng về các loại thực phẩm mua,bán ở siêu thị tại Hà Nội. .................................................................................................................80 Bảng 3.23: Đánh giá của người tiêu dùng về các loại thực phẩm mua, bán ở chợ tự phát (chợ dân sinh) tại Hà Nội. .................................................................................81 iii Bảng 3.24: Đánh giá của người tiêu dùng về các loại thực phẩm mua, bán ở cửa hàng có uy tín tại Hà Nội ..........................................................................................82 Bảng 3.25: Đánh giá của người tiêu dùng về loại thực phẩm mua, bán ở gánh hàng rong tại Hà Nội. .........................................................................................................82 Bảng 3.26: Đánh giá của người tiêu dùng về các loại thực phẩm mua, chợ có ban quản lý .......................................................................................................................83 Bảng 3.27: Đánh giá về các loại thực phẩm mua, bán ở trên mạng tại Hà Nội. .......84 Bảng 3.28: Đánh giá về mức độ an toàn thực phẩm của quá trình chế biến, bảo quản các loại thực phẩm ....................................................................................86 Bảng 3.29: Đánh giá về quá trình xử lý các chất độc hại khi sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm .........................................................................................................88 Bảng 3. 30: Mối liên hệ giữa mức sống và đánh giá về mức độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen .....................................................................................................90 Bảng 3. 31: Mối liên hệ giữa mức sống và đánh giá về mức độ ATTP của thức ăn đường phố..................................................................................................................91 Bảng 3. 32: Mối liên hệ giữa mức sống và đánh giá về mức độ an toàn của ...........92 thực phẩm bán tại siêu thị .........................................................................................92 Bảng 3. 33: Mối liên hệ giữa thu nhập hộ gia đình và đánh giá về chất lượng thực phẩm ..........................................................................................................................94 Bảng 3.34: Mối liên hệ giữa thu nhập và đánh giá về thực phẩm an toàn nhiều chất dinh dưỡng ................................................................................................................94 Bảng 3. 35: Tương quan mức sống và sự lựa chọn nguồn gốc thực phẩm từ các nước.....95 Bảng 3.36: Mô hình hồi qui các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của người tiêu dung về an toàn thực phẩm. ...............................................................................................97 Bảng 4.1: Đánh giá về sự cần thiết của Luật thực phẩm và qui định ATTP ..........100 Bảng 4.2: Đánh giá về quá trình thực hiện Luật thực phẩm và qui định an toàn thực phẩm ........................................................................................................................101 Bảng 4. 3: Đánh giá sự cần thiết về dịch vụ giám định an toàn thực phẩm............103 Bảng 4.4: Đánh giá dịch vụ giám định an toàn thực phẩm .....................................104 Bảng 4. 5: Mức độ cần thiết về dịch vụ phòng thí nghiệm giám sát thực phẩm ....107 Bảng 4. 6: Đánh giá chất lượng dịch vụ phòng thí nghiệm ....................................108 iv Bảng 4. 7: Đánh giá về sự cần thiết kiểm soát về an toàn thực phẩm ....................109 Bảng 4. 8: Dư luận xã hội về quá trình thực hiện quản lý về an toàn thực phẩm ...110 Bảng 4. 9: Đánh giá về quá trình kiểm soát ATTP của các cơ quan chức năng .....111 Bảng 4.10: Thái độ của người tiêu dùng về các vụ thực phẩm bẩn ........................113 Bảng 4.11: Hành động cụ thế đối với các hành vi, vi phạm an toàn thực phẩm ....115 Bảng 4.12: Lý do người tiêu dùng không phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm .........................................................................................116 Bảng 4. 13: Mô hình hồi qui các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá về việc kiểm soát an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng .......................................................118 Bảng 4.14: Hành vi của người tiêu dùng dưới tác động của dư luận xã hội về an toàn thực phẩm ........................................................................................................120 Bảng 4.15:Tương quan giữa nơi ở, trình độ học vấn, lứa tuổi đến hành vi của người tiêu dùng dưới tác động của dư luận xã hội (Thủ tục kiểm định Correlations) ......121 Bảng 4.16: Nội dung trao đổi thông tin về an toàn thực phẩm trong gia đình .......122 Bảng 4.17: Định hướng mua thực phẩm khi có thông tin về thực phẩm không an toàn ..........................................................................................................................124 Bảng 5.1: Các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp các thông tin về an toàn thực phẩm ........................................................................................................127 Bảng 5.2: Các chuyên mục về ATTP phát sóng trên truyền hình Hà Nội ..............128 Bảng 5. 3: Các chuyên mục về an toàn thực phẩm phát sóng trên truyền hình ......129 Bảng 5.4: Thường xuyên chia sẻ thông tin an toàn thực phẩm với ai nhất.............135 Bảng 5.5: Nội dung, hình thức truyền thông về an toàn thực phẩm .......................137 Bảng 5.6: Đánh giá về ATTP trên: Báo, Truyền hình, Internet ..............................138 Bảng 5.7. Đánh giá về nội dung, thông tin an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng ............................................................................................139 Bảng 5.8: Nội dung trao đổi thông tin về ATTP trong gia đình .............................141 Bảng 5.9: Ảnh hưởng của các kênh thông tin đến quyết định mua thực phẩm ......142 v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Khung phân tích luận án .............................................................................11 Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa nhà sản xuất, người buôn bán, người tiêu dùng ..........114 Sơ đồ 3 : Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng ..................132 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm BYT Bộ y tế DLXH Dư luận xã hội KSXH Kiểm soát xã hội NĐTP Ngộ độc thực phẩm TTĐC Truyền thông đại chúng NĐTP Ngộ độc thực phẩm QLTT Quản lý thị trường vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Khung phân tích luận án ...........................................................................11 Sơ đồ 2: Mối quan hệ giữa nhà sản xuất, người buôn bán, người tiêu dùng ........114 Sơ đồ 3 : Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng ................132 viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài An toàn thực phẩm đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội nó không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển mà còn cả ở các nước phát triển có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến. Tại Việt Nam theo báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 của Quốc hội cho biết mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì bệnh ung thư. Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm được phản ánh là diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương.Trung bình có 167,8 vụ/năm với hơn 5.000 người mắc/năm và khoảng 27 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau; Kiểm tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện 9.056 hộ vi phạm (chiếm 16,54%); Kiểm tra 2.064 đợt với 63.230 lượt cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực phẩm, phát hiện và xử lý trên 7.434 có sở vi phạm (chiếm 11,7%). Báo cáo của Quốc hội thông tin mỗi năm có khoảng 70.000 người chết vì bệnh ung thư và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn [4]. Theo báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát, trong giai đoạn 2011 2016 hệ thống pháp luật an toàn thực phẩm của Việt Nam đã có 158 văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước trung ương ban hành. Các địa phương đã ban hành hơn 1250 văn bản quy phạm pháp luật nhằm chỉ đạo, điều hành công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn. Cùng với Luật an toàn thực phẩm, nhiều văn bản pháp luật khác cũng được sửa đổi, bổ sung ban hành mới như Hiến pháp, Luật thú y, Luật bảo vệ thực vật, Luật bảo vệ môi trường, Luật ngân sách nhà nước, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo nên một hành lang pháp lý tương đối thuận lợi cho công tác quản lý an toàn thực phẩm. Qua khảo sát thực tế, Đoàn giám sát đánh giá, công tác thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm về an toàn thực phẩm bộc lộ không ít nhưng tồn tại và yếu kém; tình trạng vi phạm quy định an toàn thực phẩm khá phổ biến, an toàn 1 thực phẩm có nơi đã đến giới báo động giới hạn đỏ. Số vụ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm trong 5 năm qua là 678.755 cơ sở vi phạm chiếm 20.5% số cơ sở tiến hành điều tra. Đây là tỉ lệ rất cao, song cũng chưa phản ánh hết được tất cả các vi phạm về an toàn thực phẩm trong thực tế. Ở một số địa phương, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng. Từ năm 2011 đến tháng 10 năm 2016 cả nước đã ghi nhận 1007 vụ ngộ độc thực phẩm với 30.395 người mắc, 25.617 người đi viện và 164 người chết. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do vi sinh vật, do độc tố tự nhiên, do hóa chất và có đến 268 vụ không xác nhận được nguyên nhân gây ngộ độc [4]. An toàn thực phẩm tại Việt Nam là một vấn đề đang nóng lên từng ngày và đang trở thành vấn đề nhức nhối gây xôn xao dư luận xã hội. Trong những năm gần đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xuất hiện đầy rẫy trên các phương tiện truyền thông đại chúng khiến người tiêu dùng hoang mang, lo ngại. Xie Yu ngeng chuyên gia về ý kiến công chúng và phương tiện truyền thông mới ở Thượng Hải Đại học Jiao Tong nhận xét về an toàn thực phẩm tại Việt Nam ông cho rằng: "Việt Nam đã phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng khác nhau của dư luận. Đồng thời, sự xuất hiện các công cụ truyền thông mới được đẩy dư luận thường xuyên hơn so với trước đây, đặc biệt là những liên quan đến an toàn thực phẩm, giáo dục và chăm sóc sức khỏe”. Các vụ bê bối thực phẩm những năm gần đây (thịt bò điên, cúm gia cầm,...vv), các chất hóa học được sử dụng trong nông nghiệp, và việc sử dụng rộng rãi các chất phụ gia thực phẩm tổng hợp trong thực phẩm sản xuất đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của người tiêu dùng trong thực phẩm. Để hướng tới mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” việc mở rộng dân chủ là điều kiện hết sức quan trọng dể người dân phát huy tính tích cực chính trị, năng lực sáng tạo của họ trong đời sống xã hội. Thông qua nghiên cứu dư luận xã hội về an toàn thực phẩm thực phẩm cho biết thái độ và niềm tin về an toàn thực phẩm đồng thời kết quả nghiên cứu sẽ giúp cơ quan quản lý trong việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền định hướng dư luận 2 tránh những thông tin vô căn cứ gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và tình hình kinh tế - xã hội nói chung. Trong thời gian gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về an toàn thực phẩm nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu dư luận xã hội về an toàn thực phẩm tại Hà Nội. Việc nghiên cứu dư luận xã hội về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của người dân đồng thời giúp họ điều chỉnh hành vi an toàn thực phẩm để trở thành những người tiêu dùng thông thái. Từ nhận thức về lý luận cũng như thực tiễn, NCS thấy vấn đề dư luận xã hội về an toàn thực phẩm hiện nay là rất cần thiết. Đây là mảng đề tài mới cần xã hội học quan tâm nghiên cứu. Với những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Dư luận xã hội về an toàn thực phẩm hiện nay" (Nghiên cứu tại Hà Nội), cho luận án của mình. Những kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ là những tài liệu cần thiết để đánh giá vai trò của người tiêu dùng trong bối cảnh vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích dư luận xã hội (DLXH) về an toàn thực phẩm (ATTP) tại Hà Nội và các yếu tố tác động đến tình trạng đánh giá của người tiêu dùng về ATTP. Phân tích DLXH và kiểm soát xã hội (KSXH) về ATTP tại Hà Nội. Phân tích mối quan hệ giữa truyền thông và DLXH đối với vấn đề về ATTP tại Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nâng cao công tác quản lý, kiểm soát về ATTP tại Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích DLXH về ATTP trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Nhận thức của người TDTP về ATTP. Đánh giá của người tiêu dùng về: Mức độ ATTP về nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm; Mức độ ATTP tại các địa điểm mua/bán thực phẩm; Mức độ ATTP trong các khâu chế biến, bảo quản, xử lý trong quá trình sản xuất. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến DLXH về ATTP: Nhận thức, trình độ học vấn, thu nhập/kinh tế, nơi cư trú, sự ảnh hưởng của truyền thông. 3 Phân tích DLXH và KSXH về ATTP: Kiểm soát thông qua hệ thống pháp luật và các cơ quan quản lý về ATTP; KSXH về ATTP thông qua DLXH. Mối quan hệ giữa truyền thông và DLXH: Phân tích ảnh hưởng của TTĐC đến DLXH về ATTP; Ảnh hưởng của DLXH đến TTĐC về ATTP. Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý, kiểm soát về ATTP tại Hà Nội: Nhóm giải pháp liên quan đến người sản xuất, cung cấp, kinh doanh thực phẩm; Nhóm giải pháp liên quan đến người TDTP; Nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế chính sách pháp luật về ATTP; Nhóm giải pháp liên quan đến đội ngũ cán bộ thực thi công vụ về ATTP; Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách pháp luật về ATTP; Nhóm giải pháp liên quan đến TTĐC. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Dư luận xã hội về an toàn thực phẩm tại Hà Nội. 3.1.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Người tiêu dùng thực phẩm Quận Đống Đa, huyện Thạch Thất, huyện Đông Anh tại Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Địa bàn nghiên cứu chính của luận án là Hà Nội, bao gồm: Quận Đống Đa, huyện Thạch Thất, huyện Đông Anh. Về thời gian nghiên cứu: Vào tháng 11, 12 năm 2015. Nghiên cứu DLXH về ATTP là một vấn đề rộng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá của người tiêu dùng ở một số vấn đề liên quan đến ATTP đó là: - Dư luận xã hội về mức độ ATTP tại Hà Nội. - Kiểm soát xã hội ATTP tại Hà Nội. - Mối quan hệ giữa truyền thông và DLXH về ATTP : Ảnh hưởng của TTĐC đến DLXH về ATTP; Ảnh hưởng của DLXH đến TTĐC về ATTP. 4 3.3. Câu hỏi nghiên cứu - Dư luận xã hội về ATTP tại Hà Nội hiện nay như thế nào? - Kiểm soát xã hội về ATTP tại Hà Nội hiện nay như thế nào? - Truyền thông đại chúng về ATTP có ảnh hưởng như thế nào đến DLXH về ATTP tại Hà Nội? 3.4. Các giả thuyết nghiên cứu - Dư luận xã hội cho rằng mức độ ATTP tại Hà Nội tương đối thấp - Kiểm soát xã hội có tác động tích cực trong việc đảm bảo ATTP tại Hà Nội. -Truyền thông đại chúng về ATTP có ảnh hưởng mạnh trong việc hình thành DLXH, hơn việc DLXH có ảnh hưởng đến TTĐC về ATTP tại Hà Nội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Điều tra xã hội học, được tiến hành tại 01 quận, 02 huyện trên địa bàn Hà Nội để đo lường các sự kiện xã hội một cách khoa học và sau đó phân tích chúng dựa trên các lý thuyết về DLXH về TTĐC. 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1.1. Phương pháp phân tích thông tin, tư liệu Phân tích thông tin, tư liệu thứ cấp nhằm có một cách nhìn khái quát tổng quan về tình trạng ATTP tại Hà Nội. Quá trình tổng hợp phân tích tài liệu cho phép hình dung về câu chuyện liên quan đến vấn đề ATTP hiện nay. Tài liệu tổng quan chủ yếu bao gồm: Các nghiên cứu trong và ngoài nước có sẵn trong chủ đề này; các bài viết tham luận, báo cáo; hội thảo khoa học; văn bản, luật ATTP; tư liệu sách; tạp chí có liên quan; thông tin từ mạng Intenet. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số tư liệu báo cáo về điều kiện kinh tế - xã hội, về công tác ATTP tại các địa bàn khảo sát. 4.2. Phƣơng pháp sử dụng bảng hỏi tự ghi 4.2.1. Chuẩn bị bảng hỏi Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong thu thập thông tin. Trong quá trình xây dựng bảng hỏi tác giả đã phân tách bố cục bảng hỏi theo các chủ đề chính như sau: - (i) Nhận thức và đánh giá của người tiêu dùng về ATTP. 5 - (ii) Kiểm soát xã hội về ATTP. - (iii)Truyền thông về ATTP. Trong bảng hỏi tác giả đã xây dựng 168 quan sát về nhận thức và đánh giá của người tiêu dùng về ATTP, những mối quan hệ của TTĐC và DLXH. 4.2.2. Chọn mẫu khảo sát Trong điều kiện về khả năng và nguồn lực và thời gian nghiên cứu tác giả chọn mẫu tại 03 khu vực đại diện cho sự phát triển kinh tế của khu vực Hà Nội. Tác giả có cân nhắc lựa chọn ở nơi có mức độ phát trung của khu vực nông thôn, ven đô, nội đô. Cụ thể khu vực Đống Đa đại diện cho khu vực nội đô với mức độ phát triển tương đối của khu vực nội đô. Huyện Đông Anh là một huyện ngoại thành Hà Nội với mức độ phát triển tương đối khá, có thể đại diện cho các huyện khu vực ven đô của Hà Nội. Huyện Thạch Thất đại diện cho các huyện khu vực nông thôn của Hà Nội. Như vậy với sự lựa chọn các quận, huyện có thể đại diện cho Hà Nội để tác giả nghiên cứu DLXH. Dân số mỗi khu vực theo cục thống kê Hà Nội dân số các khu vực điều tra như sau: Đống Đa: 401700 người, Đông Anh: 374900 người, Thạch Thất: 194100 người. Tổng dân số của 3 khu vực điều tra là 970700 người.Trên cơ sở đó tác giả sử dụng công thức để tính mẫu nghiên cứu như sau: Mẫu điều tra đƣợc chọn ngẫu nhiên phân tầng với công thức tổng quát nhƣ sau: Công thức tổng quát được áp dụng cho nghiên cứu là Nt2 x pq n= N ɛ2 + t2 x pq Trong luận án tác giả chọn mẫu với các yêu cầu sau : - Yêu cầu độ tin cậy là 95.0% (hệ số tin cậy t = 95%) [tra trong Bảng giá trị của hệ số tin cậy t được tính sẵn theo hàm t, của Lia pu nốp thì giá trị t=1.96. - Phạm vi sai số chọn mẫu không vượt 5% (ɛ = 0,05) - Với giả định tỷ lệ người dân chuyển đổi lao động việc làm là 50% có chuyển đổi và không chuyển đổi và là 50%. Do p+q=1, do đó tích p.q sẽ 6 lớn nhất khi p=q=0,5 => p.q =0,25 => thay vào công thức trên để xác định cỡ mẫu điều tra (n). n= Nt2 x pq N ɛ2 + t2 x pq = 970700 x 1.962 x 0.25 2 = 385 người 2 970700 x 0.05 + 1.96 x 0.25 Như vậy luận án sẽ lấy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 385 người để khảo sát cho toàn bộ 3 khu vực được lựa chọn. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tổ chức khảo sát 450 mẫu nghiên cứu để có thể thu thập được thông tin chính xác. Trong quá trình khảo sát tác giả đã lấy danh sách hộ dân từ các xã của các địa bàn nghiên cứu. Sau đó lọc ra các hộ gia đình phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra. Đặc trưng của mẫu khảo sát như sau: Bảng 1 : Cơ cấu mẫu điều tra Đặc trƣng mẫu Số lƣợng Tỉ lệ % Đống Đa 200 44.4 Đông Anh 150 33.3 Thạch Thất 100 22.2 Nam 113 25.1 Nữ 337 74.9 <30 tuổi 67 14.9 30-40 tuổi 142 31.6 40-50 tuổi 126 28.0 50-60 tuổi 77 17.1 Địa bàn Giới tính Độ tuổi 7 Đặc trƣng mẫu Số lƣợng Tỉ lệ % 38 8.4 <3 triệu 104 23.1 3-6 triệu 132 29.3 6-9 triệu 91 20.2 >9 triệu 123 27.3 Làm nông nghiệp 134 29.8 Cán bộ, viên chức 112 24.9 Công nhân 20 4.4 Nội trợ 63 14.0 Lao động phổ thông 20 4.4 Buôn bán kinh doanh 83 18.4 Khác 18 4.0 > 60 tuổi Thu nhập Nghề nghiệp 4.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu được tiến hành với hai nhóm khách thể nghiên cứu là người tiêu dùng sử dụng thực phẩm ở ba địa bàn khảo sát và nhà quản lý, chính quyền địa phương. Tổng đối tượng phỏng vấn sâu là 15 người, trong đó: - 05 phỏng vấn sâu người tiêu dùng ở quận Đống Đa - 03 phỏng vấn sâu người tiêu dùng ở quận Thạch Thất - 03 phỏng vấn sâu người tiêu dùng ở quận Đông Anh - 03 phỏng vấn sâu cán bộ chính quyền địa phương (Đống Đa, Thạch Thất, Đông Anh) - 01 phỏng vấn sâu cán bộ cục quản lý thị trường Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm tìm hiểu chi tiết các khía cạnh liên quan đến đánh giá của người tiêu dùng về ATTP hiện nay. Từ đó phân 8 tích một cách sâu sắc những thể hiện của DLXH cùng những yếu tố tác động đến DLXH. Đồng thời phân tích mối quan hệ giữa TTĐC - DLXH - hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng thực phẩm. 4.4. Thu thập, xử lý và phân tích số liệu Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Đặc biệt đối với các phiếu hỏi được thu thập từ người tiêu dùng tại các khu vực nghiên cứu. Các số liệu thu thập được từ phiếu hỏi được xử lý trên phần mềm SPSS 19.0. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phương pháp phân tích thống kê mô tả, tương quan 2 biến, thống kê suy luận, hồi qui tuyến tính để đánh giá của người tiêu dùng về ATTP. Các thống kê suy luận với mức ý nghĩa Alpha được sử dụng để tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê là 0.05 (pvalue=0.05). Theo đó, các giả thuyết được kết luận các biến có mối liên hệ với nhau với mức ý nghĩa p<=0.05. Với các giả thuyết đưa ra sẽ có những kiểm định phù hợp như sau: Kiểm định thống kê Giả thuyết Giả thuyết 1: DLXH cho rằng mức độ - Thống kê mô tả về mức độ an toàn thực ATTP tại Hà Nội là tương đối thấp. phẩm của người tiêu dùng hiện nay - Kiểm định t (One sample T-test) về mức độ đánh giá ATTP của người tiêu dùng hiện nay với một mức độ được đưa ra. - Kiểm định Anova để xem xét sự khác biệt giữa các địa bàn, giữa các nhóm Nam-nữ… Giả thuyết 2: Kiểm soát xã hội về Kiểm định t (One sample T-test) về mức ATTP có vai trò tích cực đối với xã hội độ đánh giá ATTP của người tiêu dùng trong vấn đề ATTP. hiện nay với một mức độ được đưa ra. -Mô hình hồi qui các yếu tố của truyền thông, DLXH đến nhận thức thái độ và 9 Kiểm định thống kê Giả thuyết hành vi người tiêu dùng. Giả thuyết 3: Truyền thông đại chúng - Kiểm định mối liên hệ tương quan giữa về ATTP có ảnh hưởng mạnh trong 2 biến thông qua các kiểm định Chi-sque, việc hình thành DLXH, hơn việc DLXH Kiểm định Correlate. có ảnh hưởng đến TTĐC. - Mô hình hồi qui các yếu tố của truyền thông tác động đến DLXH. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với tốc độ nhanh và mạnh mẽ như hiện nay thì việc nghiên cứu vấn đề ATTP là rất cần thiết, từ đó cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp phù hợp. Trong công trình nghiên cứu DLXH về ATTP là đề tài luận án đầu tiên lượng hóa và đo lường đánh giá của người tiêu dùng thực phẩm (TDTP) về tình trạng ATTP tại Hà Nội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án - Luận án góp phần phong phú thêm sự vận dụng lý thuyết về DLXH, lý thuyết truyền thông vào thực tiễn. - Luận án góp phần hoàn thiện hiểu biết về DLXH và các quy trình ATTP, các khái niệm thực phẩm, an toàn thực phẩm. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung vào nguồn tài liệu về “Dư luận xã hội về an toàn thực phẩm”, “Truyền thông về an toàn thực phẩm” tại Việt Nam. Đồng thời căn cứ vào ý kiến đánh giá của người TDTP giúp cho các cơ quan chức năng quản lý, KSXH về ATTP có những giải pháp phù hợp. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan