Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giá trị hiện thực của hồng lâu mộng (tào tuyết cần cao ngạc)...

Tài liệu Giá trị hiện thực của hồng lâu mộng (tào tuyết cần cao ngạc)

.DOC
76
602
147

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NGỮ VĂN ====*****==== GIÁ TRỊ HIỆN THỰC CỦA HỒNG LÂU MỘNG (TÀO TUYẾT CẦN - CAO NGẠC) KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Giáo viên hướng dẫn: Th.S PHAN THỊ NGA Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ HOA Lớp: 47B1 - Ngữ văn VINH - 2010 1 1. Lý do chọn đề tài. Trung Quốc không những là đất nước của thơ ca (Thơ ca Chi bang) mà còn là đất nước của kinh truyện (Kinh truyện chi bang). Một trong những thành tựu rựu rỡ của nền văn học Trung Quốc là tiểu thuyết Minh Thanh, Tiểu thuyết Minh Thanh không những là thành tựu nổi bật của nền văn học cổ điển Trung Quốc nói riêng mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thể loại tiểu thuyết của nền văn học thế giới. Bàn về tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Giáo sư Lương Duy Thứ khẳng định: “Tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc là những viên ngọc quý của kho tàng văn học Phương Đông, có một sức sống kỳ diệu, chấp nhận sự thử thách của thời gian và có khả năng vượt biên giới một nước đi sâu vào đời sống tinh thần nhiều dân tộc”. Một trong những viên ngọc quý trong kho tàng tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần). Trên tiến tình phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, Hồng lâu mộng có một vị trí khá quan trọng. Ra đời cuối đời Thanh, Hồng lâu mộng đánh dấu bước chuyển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, từ việc lấy đề tài lịch sử chuyển sang lấy đề tài cuộc sống thường ngày làm đề tài phản ánh, từ chỗ là kết quả sáng tạo của nhiều người, từ trong sách mà “diễn ra” hoặc dựa vào truyền thuyết và truyện dân gian phát triển thành tiểu thuyết do cá nhân một văn nhân sáng tác. Hồng lâu mộng là sản phẩm được đúc kết bởi tài năng của Tào Tuyết Cần. Hồng lâu mộng đến với độc giả Việt Nam cách đây hàng chục năm. Song lâu nay nhiều người thích loại truyện diễn nghĩa với những tình tiết éo le, nhiều trận đánh nhau diễn ra không trùng lặp, nhiều mưu kế, vì loại truyện đó có thể làm phong phú kiến thức người đọc. Nhưng nếu muốn biết toàn diện 2 bản chất của xã hội cũ cần tìm hiểu chính đời sống sinh hoạt hàng ngày để từ đó có được những nhận thức sâu hơn về hiện thực. Hồng Lâu Mộng (giấc mộng lầu son), hay Thạch đầu ký (câu chuyện hòn đá), Kim Lăng thập nhị hoa (mười hai chiếc trâm vàng đất Kim Lăng), là bộ tiểu thuyết hiện thực vĩ đại xuất hiện vào thời Kiền Long (cuối thế kỷ XVIII). Bộ tiểu thuyết một trăm hai mươi hồi này do hai tác giả sáng tác, Tào Tuyết Cần sáng tác tám mươi hồi đầu và dự thảo bốn mươi hồi sau, Cao Ngạc viết bốn mươi hồi sau theo dự thảo và hoàn chỉnh bộ tiểu thuyết. Hồng Lâu Mộng là tác phẩm viết về tình yêu trắc trở nhưng ý nghĩa của tác phẩm lớn hơn nhiều, tác phẩm gợi cho những người đọc những vấn đề của thời đại, phản ảnh xã hội Trung Quốc trên bước đường suy tàn. Đó là tác phẩm có ý nghĩa cắm mốc một giai đoạn văn học vì dung lượng đồ sộ, vì sự thành thực trong phương pháp sáng tác “hoàn toàn không tô vẽ” (Lỗ Tấn): Quả vậy có thể xem Hồng Lâu Mộng là tập đại thành những tiến bộ nghệ thuật của tiểu thuyết hiện thực Trung Quốc, thế kỷ XIV – XVIII. Mặc dù khuynh hướng tư tưởng tiểu thuyết Minh và Thanh có khác nhau, tiểu thuyết Minh nặng về ca ngợi cái anh hùng, cái cao thượng, tiểu thuyết Thanh lại chủ yếu nói về cái thường nhật trong cuộc sống con người, nhưng xét về phương pháp sáng tác thì từ thời Tam Quốc, Thuỷ Hử, đến Chuyện làng Nho, Hồng Lâu Mộng lại là quá trình phát triển thống nhất. Đó là quá trình ngày càng hoàn thiện của tiểu thuyết hiện thực. Hồng Lâu Mộng kế thừa và phát triển đến đỉnh cao những thành tựu nghệ thuật ấy của tiểu thuyết Minh – Thanh. Hồng lâu mộng sau khi ra đời thì sức mạnh tư tưởng về hiện thực của nó lập tức làm kinh động xã hội đương thời, người ta đọc, bình luận đến nỗi “thích quá vỗ tay”, “càng đọc càng mến”. Hồng Lâu Mộng không những được truyền bá rộng rãi mà còn được đánh giá rất cao. Chính vì vậy mà đương thời người ta có câu: “ Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, độc tận thi thư diệc uổng nhiên” (chuyện trò không nói Hồng Lâu Mộng, đọc lắm sách xưa cũng uổng công). 3 Hồng lâu mộng có được sức sống kỳ diệu là do nhiều nhân tố hợp thành. Một trong những nhân tố quan trọng nhất đó chính là ở giá trị tố cáo hiện thực của tác phẩm . Đây chính là hạt nhân quan trọng làm nên sức hấp dẫn lâu dài của Hồng Lâu Mộng. Tác phẩm này đương thời cũng bị bọn quan liêu phong kiến và những kẻ bảo vệ đạo đức phong kiến công kích lên án mạnh mẽ. Chúng cho đó là sách “dâm thư” và còn yết thị nghiêm cấm thậm chí còn nguyền rủa Tào Tuyết Cần không còn người nối dõi, là “quả báo vì viết dâm thư”… Những lời phỉ báng độc ác đó càng chứng tỏ giá trị của tác phẩm này rất cao. Khác hẳn với những lời phỉ báng của bọn quan liêu phong kiến, Hồng lâu mộng chứa đựng một nội dung sâu sắc đã thể hiện những tư tưởng của thời đại, thể hiện tinh thần dân chủ, phê phán chế độ mục nát, những giáo điều truyền thống đã ăn sâu, bén rễ hàng ngàn năm. Hồng lâu mộng còn vạch trần biết bao hiện tượng đen tối của xã hội phong kiến. Bộ sách liên hệ với bối cảnh xã hội rộng rãi, vạch trần cuộc sống xấu xa hoang dâm của giai cấp thống trị phong kiến, và từ đó cho ta thấy vận mệnh lịch sử tất yếu của chế độ phong kiến tất phải đi đến chỗ sụp đổ. Thông qua hệ thống nhân vật đông đảo, sinh động, hiện thực xã hội phong kiến đương thời được tái hiện. Do vai trò, vị trí của Hồng Lâu Mộng đối với sự phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, do những giá trị mà Hồng Lâu Mộng đạt được, đồng thời vì sự hâm mộ một sản phẩm tinh thần độc đáo của nền văn học Trung Quốc. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Sự tái hiện chân thực, đa dạng cuộc sống trong Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)” cho tiểu luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Hồng Lâu Mộng là bộ tiểu thuyết hiện thực vĩ đại. Ngay từ khi mới ra đời, nó đã trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của độc giả và các nhà nghiên cứu. ở Trung Quốc người ta đã thảo luận về Hồng Lâu Mộng hơn hai trăm năm nay. Do Hồng Lâu mộng được nhiều người yêu thích nên nó có ngót bốn mươi bộ sách viết tiếp như Hồng Lâu Mộng bổ, Hậu Hồng lâu mộng, Hồng 4 lâu viên mộng, và có đến hơn hai mươi bộ phỏng tác như Kính hoa duyên, Thuỷ Thạch duyên. Không lâu sau khi bộ tiểu thuyết được truyền bá đã ra đời một ngành khoa học có tên là Hồng học. Ngày nay, Hồng học đã trở thành một ngành học vấn ở phạm vi quốc tế. Điều đó cho thấy tầm vóc vĩ đại của Hồng Lâu Mộng và vị trí không thể thay thế của Tào Tuyết Cần trong lịch sử văn học Trung Quốc. Theo hiểu biết của chúng tôi, đã có các công trình nghiên cứu về Hồng lâu mộng sau đây: 1. Lịch sử văn học Trung Quốc (Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, NXB giáo dục, 1995). Các tác giả đã đề cập đến một số nội dung tư tưởng mà Hồng Lâu mộng thể hiện, cùng nhận định: Hồng Lâu mộng phản ánh một cách phức tạp lắt léo nhiều hiện tượng xã hội quan trọng của thời kỳ lịch sử đương thời, không phải chỉ phản ánh bi kịch tình yêu, mà còn phản ánh quá trình thịnh suy của một đại gia đình quý tộc. Từ việc chỉ ra cuộc sống hưởng lạc của hai phủ Vinh – Ninh mà khái quát bản chất của giai cấp thống trị phong kiến… Giáo trình cũng chỉ ra ý nghĩa xã hội rộng lớn của bi kịch tình yêu trong Hồng Lâu mộng: Tình yêu trong Hồng Lâu mộng là thứ tình yêu lấy việc phản đối chủ nghĩa phong kiến làm tư tưởng; thông qua tình yêu giữa Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc tác phẩm đã đền cập sâu sắc đến nhiều vấn đề trọng đại có ý nghĩa. 2. “Giáo trình văn học Trung quốc” - tập 2 (Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ, NXB giáo dục, 1998). Cho rằng Hồng lâu mộng là bức tranh thu nhỏ của xã hội phong kiến Trung Quốc. Giáo trình này cho thấy tính chất “hiện thực không tô vẽ” của Hồng lâu mộng. “Đọc Hồng lâu mộng người ta có cảm giác cuộc sống được tái hiện dường như không qua bàn tay đẽo gọt công phu của nhà văn mà chỉ là tuôn chảy ra theo nguồn mạch sẵn có. Đó chính là tài năng bậc thầy của ngòi bút tả thực theo quan niệm nghiêm ngặt. 5 3. “Về những bộ tiểu thuyết cổ điển hay nhất của Trung Quốc” (Trần Xuân Đề, NXB TP Hồ Chí Minh, 1991), tác giả khẳng định: Tác giả không đứng ở vị trí người thứ ba để giới thiệu nhân vật mà thông qua hành động của nhân vật để khắc hoặc tính cách nhân vật; thường có sự xung đột giữa hai thế lực đó là thế lực củ và mới, tiến bộ và phản động, làm địa bàn cho nhân vật hoạt động. 4. Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ (Nguyễn Khắc Phi, NXB giáo dục, 1999). Tác giả chú trọng tìm hiểu bút pháp “song quản tề hạ”, một bút pháp tiêu biểu góp phần làm rõ tính cách của các nhân vật. Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã nhắc đến việc miêu tả tâm lý nhân vật. 5. “Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung quốc” (Lương Duy Thứ, NXB ĐHQG Hà Nội, năm 2000). Phân tích bản chất của sự xa hoa, giàu có của hai phủ Vinh – Ninh, chỉ ra những mâu thuật nội tại của xã hội thượng lưu, những điều kiện tất yếu dẫn đến sự suy tàn của gia đình họ Giả. Tác giả còn quan tâm tới vấn đề “Bi kịch tình yêu và hôn nhân dưới chế độ phong kiến”, qua mối tình của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. 6. “Mạn đàm về Hồng lâu mộng” của Trương Khánh Thiện, Lưu Vĩnh Lương do Nguyễn Phố dịch (NXB Thuận Hoá, 2002), là những bàn luận khá sắc sảo và chu đáo về tài năng miêu tả hiện thực một cách tỉ mỉ chi tiết. Do “mạn đàm” nên các tác giả chưa cung cấp một cái nhìn hệ thống toàn diện về mọi phương diện của tác phẩm mà chỉ chú ý đến một số nhân vật, một số tình tiết tiêu biểu. 6 Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên còn có các luận án luận văn, nghiên cứu, tìm hiểu về Hồng lâu mộng. Ở Đại học Vinh có một số luận án, luận văn tiêu biểu như sau: - Kết cấu tác phẩm Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần - Nhân vật nữ trong Hồng lâu mộng - Hình tượng nhân vật Vương Hy Phượng trong Hồng lâu mộng - Bút phát “Song quản tề hạ” trong Hồng Lâu Mộng Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều bàn đến giá trị hiện thực của Hồng lâu mộng nhưng chưa hệ thống mà chỉ mang tính chất điểm xuyết, dừng lại ở nhận định nhỏ lẻ. Tuy nhiên các công trình đã gợi mở cho chúng tôi một cái nhìn đúng đắn khi tìm hiểu giá trị hiện thực của tác phẩm. 3. Mục đích nghiên cứu. Như tên đề tài đã xác định, giải quyết đề tài này chúng tôi nhằm chỉ ra những thành tựu về nội dung – tư tưởng trong việc phản ánh hiện thực của Hồng lâu mộng, cùng cách thức thể hiện hiện thực của tác phẩm. 4. Phạm vi nghiên cứu: Văn bản tác phẩm mà chúng tôi khảo sát là bản dịch Hồng lâu mộng của dịch giả Vũ Bội Hoàng, Trần Quảng - NXB văn học 2002 gồm 3 tập) 5. Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp: Khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp ngoài ra còn phối hợp các phương pháp so sánh, đối chiếu. 6. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: 7 Chương 1: Sự tái hiện chân thực, đa dạng cuộc sống trong Hồng lâu mộng. Chương 2: Sự ngợi ca, khẳng định những nhân tố mới tiến bộ. Chương 3: Nghệ thuật thể hiện giá trị hiện thực của Hồng lâu mộng. 8 CHƯƠNG 1 SỰ TÁI HIỆN CHÂN THỰC, ĐA DẠNG CUỘC SỐNG TRONG HỒNG LÂU MỘNG “Từ điển thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) bàn về văn học hiện thực chủ nghĩa đã cho rằng: “điều quan trọng nhất đối với văn học hiện thực chủ nghĩa là sự trung thành chính xác các nhận thức, tái hiện bản chất cuộc sống và tầm quan trong của những tư tưởng mà nhà văn muốn thể hiện”. Một tác phẩm văn học có giá trị hiện thực là tác phẩm đó đã tái hiện trung thành chính xác, khách quan những nét bản chất của cuộc sống. Tác giả coi trọng việc khách quan hoá những điều được mô tả, làm cho hình tượng nghệ thuật tự nói lên tiếng nói của mình. Tuy không phải là tác phẩm đạt đỉnh cao của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa nhưng Hồng lâu mộng đã đạt đến một giá trị hiện thực hết sức sâu sắc. So với những tác phẩm trước đó và cùng thời thì hiện thực mà Hồng lâu mộng phản ánh là vô cùng sâu sắc và rộng rãi. Tác phẩm lần đầu tiên chỉ đề cập đến những vấn đề bình dị của cuộc sống thường nhật mà không quan tâm đến những vấn đề lớn lao, trọng đại vốn đã thành truyền thống trong văn học Trung Quốc trung đại. 1.1 Cuộc sống xa hoa của gia đình quý tộc họ Giả Hồng lâu mộng là bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Trung Quốc cuối đời Thanh được thể hiện thông qua sự miêu tả chi tiết tường tận về cuộc sống sinh hoạt của gia đình quý tộc phong kiến họ Giả. Hình ảnh phủ Giả hiện ra từ trong những trang đầu tiên của tác phẩm: hào hoa, phú quý, đầy ắp nhung lụa, gấm vóc, vàng bạc. Dinh cơ hai phủ Vinh – Ninh đã “chiếm mất quá nửa thành phố Kim Lăng” sinh hoạt hàng ngày toàn những cao lương mỹ vị. Trong phủ Giả không bao giờ ngớt tiếng đàn ca, sáo phách. Các cuộc 9 hội hè yến ẩm hầu như diễn ra hàng ngày. Có thể thấy được cuộc sống trong phủ Giả là đỉnh cao của sự giàu sang phú quý và sa hoa. Hai phủ Vinh – Ninh được bao bọc bởi một bức tường bề thế. Trong phủ mọi thứ đều được trang hoàng lộng lẫy bằng ngọc ngà, vàng bạc quý hiếm. Phủ Vinh – Ninh được xây dựng rất kỳ công, là một toà lâu đài lộng lẫy nguy nga được bao bọc xung quanh bởi vô số ao hồ, vườn hoa cây cảnh, đền đài: “Mọi người đi ra, không mấy chốc đã thấy gác tía nguy nga, lầu son cao ngất, nhà cửa san sát, đường đi quanh co. Tùng xanh chạm mái, ngọc lan quanh thêm, mặt thú, đầu ly, sơn vàng sáng nhoáng. Giả Chính nói: - Đây là điện chính, xa hoa quá !” [5, 245]. Sự giàu có, xa hoa lãng phí quá sức tưởng tưởng của phủ Giả được thể hiện rõ ở lời nhận xét của nhân vật già Lưu. Tào Tuyết Cần rất có ý thức dùng con mắt ngơ ngác của già Lưu để đào sâu thêm cuộc sống xa hoa của gia đình này. Trong tác phẩm, tác giả đã miêu tả già Lưu ba lần vào phủ Vinh quốc. Ba lần già Lưu trở thành người chứng kiến bước đường từ thịnh đến suy của họ Giả. Lần thức nhất già Lưu thực sự kinh ngạc trước những thứ đồ quý trưng bày trong phủ Vinh quốc: đó là những đồng hồ Ba tư, trà Xiêm La. Hồi 39, khi được và tham quan, dự tiệt ở vườn đại Quan, già Lưu tận mắt chứng kiến cảnh vườn đại Quan tác giả tả tỉ mỉ từng món ăn trong phủ Vinh quốc. Chỉ một món cua mà già Lưu đã tỉnh nhẩm ra: “Giá cua năm nay mỗi cân là năm phân, mười cân thì phải năm đồng, năm năm hai mươi lăm, ba năm mười lăm, lại cộng thêm rượu và đồ ăn khác vào nữa, cộng tất cả ít ra cũng phải hơn hai mươi lạng bạc đấy. Adiđàphật. Món tiền này người nhà quê chúng tôi có thể ăn được một năm” [5, 572]. Sinh hoạt của mọi người trong phủ Giả ngày này qua ngày khác chỉ quẩn quanh những việc lặp đi lặp lại như tiệc tùng, thăm hỏi, đưa đám, ma chay. Các chủ nhân trong phủ phát ngấy lên vì không còn trò chơi nào tiêu khiểu cho 10 vừa ý, không còn món ăn nào ngon miệng. Tào Tuyết Cần đã rất am hiểu và tinh tế khi miêu tả tỉ mỉ những ngày sinh nhật, những ngày lễ tết nguyên đán, nguyên tiêu, những buổi tiệc tùng. Bản thân những trò vui triền miên và thái độ chán chường của mọi người trong phủ Giả cũng đã có sức tố cáo ghê gớm. Ngay chỉ một món cà trong mâm cơm Phương Thư cũng chứng tỏ sự xa xỉ tuyệt đỉnh. Đó không phải là món cà bình thường của người nhà quê mà nó được chế biến một cách cầu kỳ đến mức khó tưởng tượng. “…Cứ đến tháng tư, tháng năm hái cà về gọt bỏ núm, chỉ lấy ruột thôi, đem thái nhỏ như sợi tóc phơi thật khô. Sau đó bắt một con gà mẹ ninh ra nước, hấp cà lên, xong đem ra phơi, chín lần phơi, chín lần hấp lại đem phơi thật khô rồi bỏ và trong lọ sứ bịt thật kín. Khi ăn lấy một thìa trộn với thịt gà xào mà ăn”. [6, 7]. Sự giàu sang, sung túc, xa hoa của phủ Giả phản ánh đúng bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội Trung Quốc thời Minh – Thanh. Trong gia đình họ Giả một ông chủ, một bà chủ, một công tử hay một tiểu thư cũng đã có non chục người hầu, có ít nhất một người hầu chính quản lý những người còn lại. Thậm chí khi Bảo Ngọc đi tiểu cũng có tới bốn người đi theo hầu hạ, một người mang chậu nước, một người mang khăng mặt và lọ sáp thơm, còn hai người Thu Văn và Xạ Nguyệt theo hầu như thường lệ. ở hồi mười sáu, Vũ Triệu đến thăm gia đình Phượng Thư, kể lại: “Ối chà! thực là một việc nghìn năm hiếm có! Tôi nhớ họ Giả nhà ta hồi còn ở miền Cô Tô, Dương Châu, trông nom việc đóng thuyền kể và sửa sang đường bể, chỉ có sửa soạn đón tiếp vua một lần, mà tiền tiêu như bể nước” [5, 224 ]. Sự giàu sang, xa hoa, lãng phí của hai phủ Vinh – Ninh được thể hiện rõ nhất ở hai sự kiện lớn nhất đó là đám ma Tần thị và việc chuẩn bị đón Nguyên Phi về “tỉnh thân”. Giả Trân đứng ra tổ chức đám ma linh đình cho người con dâu Tần thị. Muốn phô trương thanh thế, Giả Trân đã bỏ ra một vạn lạng bạc làm ma. Mua quan tài bằng gỗ quý vạn năm không mục, giá năm nghìn lạng 11 lại còn mời 108 vị sư, 99 đạo sỹ làm lễ 49 ngày đêm. Để đẹp mặt với thiên hạ, Giả Trân bỏ ra 1200 lạng để mua cho con là Giả Dung chức “Long cẩm uý” đề tên viết trên cờ tang cho thêm phần long trọng. Những người trong phủ Giả tỏ ra rất tất bật, lo lắng sắp đặp cho việc đón Nguyên Phi về “tỉnh thân”. Chỉ riêng việc Giả Tường đi Giang Nam mua con hát giúp vui cũng đã tốt ba vạn lạng bạc. Họ Giả thuê đến 130 người xây dựng chổ nghỉ chân cho Nguyên Phi đặt tên là Đại Quan Viên. Đại Quan viên được xây dựng như một toà lâu đài nguy nga trang hoang lộng lẫy. Khiến Nguyên Phi đã ba lần thốt lên: “Xa hoa quá!”, “ Làm thế này là quá lạm, lần sau không nên xa xỉ quá!” [5, 259 ]. Cuộc sống cực kỳ xa hoa, phung phí của gia đình phủ Giả có được là nhờ đâu? Đó là vấn đề mà tác giả muốn bóc trần. Mặc dù không chủ tâm miêu tả quan hệ giữa phủ Giả với người nông dân nhưng bằng một số chi tiết phác hoạ, tác giả cũng cho chúng ta thấy nguồn gốc của sự giàu có, xa hoa đó. Gia đình trên hai trăm người, ăn uống hoang phí, dùng toàn đồ quý hiếm, nhà cửa rộng thênh thang, nguy nga, đồ sộ nếu không xây dựng trên cơ sở bóc lột tô thuế của nhân dân thì lấy đầu ra? Lão quản gia Chu Thuỵ nói: Bọn tôi ở đây lo việc thu tô thuế, tiền bạc, thu vào mỗi năm có đến bốn năm vạn. Hồi 53, miêu tả cảnh Ô Tiến Hiếu nộp tô thuế cho phủ Ninh quốc “Ô Tiến Hiếu bước đến gần nói: Thưa ông năm nay mùa màng xấu quá. Từ tháng ba đến hết tết tháng tám mưa luôn, không lúc nào tạnh được năm, sáu ngày. Đến tháng chín có một trận mưa đá, một vùng gần hai, ba trăm dặm; người, nhà cửa, súc vật, lương thực bị hại hàng nghìn hàng vạn, nên mới có thế này. Con không dám nói man” [6, 185]. Mặc dù trình bày nguyên nhân như vậy, Ô Gia Trang một trong tám trại của Phủ Ninh vẫn phải nạp ba trăm con hươu, dê, lợn, nai, hoẵng, ba vạn ba 12 ngàn cân than… Bên cạnh đó còn phải kể đến những sản phẩm như các loại gạo “gạo tấm, gạo cẩm, gạo nếp, gạo ré” cá, tôm, gà, ngỗng… ngoài ra còn biếu riêng cậu cả mấy giống hươu, thỏ trắng, thỏ đen, gà vịt… để chơi. Thế mà, Giả Trân còn cau mày nói: “Ta tưởng ít ra chú cũng phải nộp 5000 lạng bạc, chứ có ngần ấy thì làm được cái gì. Bây giờ chỉ còn có tám, chín trang trạng thôi, năm nay có đến hai trại kêu bị hạn, bị lụt, chú lại bớt xém, định không cho ta ăn nữa hay sao?” [6, 186]. Quả là mồ hôi nước mắt của nhân dân đã nuôi sống sự xa hoa hưởng lạc của gia đình này. Trong tác phẩm tuy không thấy xuất hiện hình ảnh của những người nông dân bần hàn, nhưng chúng ta thấy thái độ của tác giả đối với họ hết sức rõ ràng. Cuộc sống đầy hoan lạc, không ngớt tiến kèn, tiếng nhạc, cuộc rượu, bàn cờ thâu đêm suốt sáng được xây dựng từ mồ hôi nước mắt của nhân dân lao động. Đó là điều tác giả muốn phản ánh trong tác phẩm này. Hồng lâu mộng còn phản ánh sự câu kết bóc lột của các giai cấp thống trị trong xã hội để cùng hưởng lợi, cùng bóc lột nhân dân. Lúc này, giai cấp địa chỉ câu kết với những kẻ cho vay nặng lãi và tầng lớp đại thương nhân. Khi phủ Giả bị lục soát, người ta lôi ra mấy rương văn khế, trong đó có khế ruộng, khế nợ và đặc biệt là khế cho vay nặng lãi bất hợp pháp. Từ quy mô gia đình họ Giả, từ nguồn gốc dựa trên sự bóc lột tô thuế, từ những xung đột trong gia đình có thể coi phủ Giả là hình ảnh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc đời Thanh. “Trong bối cảnh đó, cái áo khoác nhân nghĩa đạo đức đã bị xé toạc, Bản chất xa hoa, dâm ô độc ác và bất lực của giai cấp phong kiến hiện nguyên hình” [15, 126]. 1.2 Sự cổ hủ về chính trị, thối nát về đạo đức 1.2.1 Sự cổ hủ về chính trị: 13 Trong Hồng lâu mộng, tác giả đã miêu tả cảnh sống đồi trụy, ruỗng nát của gia đình quý tộc phong kiến, và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của phủ Giả. Sự suy vong của phủ Giả là tất yếu của chế độ phong kiến trong buổi “hoàng hôn” của lịch sử. Hay nói cách khác vận mệnh của họ Giả chính là hình ảnh thu nhỏ vận mệnh chế độ phong kiến. Các ông chủ, bà chủ ở đây ngoài việc chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến truyền thống, hầu như không có một chút lý tưởng nào. Điều đó cũng nói lên rằng, họ cũng không để cho bất cứ lý tưởng tiến bộ nào tồn tại. Cốt truyện của tác phẩm chỉ hạn chế trong những sinh hoạt thường nhật, không trực tiếp đề cập đến chính trị nhưng thông qua những sự việc cụ thể, bằng những chi tiết sinh động, Tào Tuyết Cần đã lý giải vấn đề chính trị xã hội theo cách của riêng mình. Trong Hồng lâu mộng chúng ta tìm thấy đầy đủ các gương mặt đại diện cho các thế lực ở xã hội thượng lưu qúy tộc. Họ là những hình ảnh tiêu biểu của các thế lực chính trị đời Thanh. Trong tác phẩm sự lộng hành của Tiết Bàn, Phượng Thư… được che chở bởi các thế lực lớn không ai dám động đến. Đó là sự vây quanh của bốn họ lớn trên đất Kim Lăng thời Kiền Long: Giả, Sử, Vương, Tiết. Cả bốn dòng họ này đều giàu sang và có quyền lực nhất ở đất Kim Lăng. Thế còn chưa hết, trong triều họ còn có Bắc Tĩnh Vương, có con gái đầu Nguyên Xuân làm Quý Phi. Ở các tỉnh, họ giả còn có vây cánh của Vương phu nhân là Vương Tử Đằng làm thống chế chín tỉnh chỉ huy. Nhờ những thế lực to lớn này mà con người họ giả cũng hết sức hống hách gây nên nhiều tội ác: Giả Vũ Thôn sau khi được Giả Chính giúp đỡ ra làm quan đã dùng thủ đoạn trắng trợn cướp đoạt nhà người đem dâng cho Giả Xá; Tiết Bàn lộng hành, hống hách giết người dửng dưng sống ngoài vòng pháp luật; Vương Hy Phượng tham lam, độc ác nhận ba nghìn lạng bạc, buộc Kim Kha thắt cổ tự tử, dứt mối tình với con trai Thủ bị Trường An làm anh này cũng nhảy xuống giếng tự tử theo người yêu. Trong Hồng lâu mộng, phủ Giả là một gia đình điển hình không phải chỉ ở quy mô, ở phương thức bóc lột của nó mà còn thể hiện rõ ở bản chất chính 14 trị, đạo đức của nó. Miêu tả cuộc sống của phủ Giả trong suốt thời gian tám năm, tác giả cho thấy quá trình từ thịnh đến suy của gia đình này là một tất yếu, mặc dù có những đứa con trung thành cố gắng duy trì đời sống của nó về mặt chính trị mà tiêu biểu là Giả Chính. Dấu hiệu của sự suy tàn, bất lực ấy thể hiện rõ nhất ở sự cổ hủ trong quan niệm của Giả Chính. Giả Chính thân sinh của Giả Bảo Ngọc lớn lên trong đống “bát cổ văn”. Giả Chính là một nhân vật đại diện cho lực lượng cũ lạc hậu, mang tư tưởng chính thống. Ông ta là người có thế lực, có địa vị xã hội (làm quan), đứng đầu mọi quyết định trong phủ Giả, chịu ảnh hưởng sâu nặng tư tưởng nho gia, theo đuổi con đường khoa cử, tôn sùng đạo lý thánh hiền. Giả chính, Giả Đại Nho ra sức dạy dỗ mong Bảo Ngọc học hành, đỗ đạt thành tài. Giả Chính dùng những lời lẽ ngọt ngào dụ dỗ, có lúc ông chửi mắng thậm tệ buộc Bảo Ngọc phải nghiền ngẫm lời lẽ của thánh hiền, kết giao với nhân vật ở chốn quan trường, gặp gỡ với những hạng người cùng giai cấp quý tộc, Ông ta muốn Bảo Ngọc đi theo con đường mà ông vạch sẵn là học hành để mai sau lập công danh làm thơm tiếng cha mẹ. Giả Chính sống rập khuôn, cứng nhắc theo lễ giáo phong kiến hủ lậu, ở ngoài thì làm quan về nhà lại làm chủ. Thế nhưng ông ta chỉ là kẻ bất tài, nhu nhược không giải quyết được việc nhà, chẳng hơn gì những kẻ làm quan thời bấy giờ. Ông ta mang những tư tưởng cổ hủ của chế độ phong kiến vào quản lý gia đình và xã hội. Khi được phong chức tước ở xa, Giả Chính bị những tên lính qua mặt, sự kém cỏi của ông ta thể hiện rất rõ trong vai trò là vị quan của triều đình. Với Giả Chính, Bảo Ngọc không bằng anh trai (Bảo Châu) kỳ tài được, Bảo Ngọc chỉ là một đứa con “nghịch tử”. Giả mẫu, Giả Chính, Vương phu nhân, Tiết Bảo Thoa, Sử Vương Vân… thường khuyên nhủ Bảo Ngọc học hành thi cử, ra làm quan để cho trọn chữ hiếu. Với họ chỉ có học hành, thi cử đậu làm quan mới là người có ích, xứng đáng là con hiếu tôi trung. Hồi 2, Lãnh Tử Hưng kể: “khi đầy năm, Giả Chính muốn thử chí hướng của con về sau thế nào, mới đem 15 những đồ chơi bầy ra trước mặt để xem nó quờ lấy cái gì. Ngờ đâu nó chẳng lấy cái gì, mà chỉ quờ lấy phấn sáp, trâm vòng” [5, 41]. Khi Giả Chính thử chí hướng con hẳn ông ta cũng đặt vào Bảo Ngọc không ít kì vọng. Thế nhưng hành động của Bảo Ngọc không những thể hiện sự khác người mà còn dự báo tính cách “phản nghịch” về sau. Giả Chính là một trong những nhân vật tiêu biểu đại diện cho thế lực thống trị. Giả Chính được triều đình tước phong nhưng ngu muội, vô tài cam chịu sống theo sự định đoạt của hệ thống giai cấp thống trị phong kiến, cố gò mình theo khuôn sáo nhưng hoàn toàn bất lực. Sự khuôn sáo cổ hủ của ông ta đã áp đặt lên cả gia đình đặc biệt với Bảo Ngọc. Bảo Ngọc được Giả mẫu, Vương phu nhân rất mực chiều chuộng, nâng đỡ. Nhưng đối với Giả Chính thì Bảo Ngọc rất sợ, thường tránh mặt, mỗi lần cha gọi là hết sức sợ hãi, run rẫy. Sự có mặt của Giả Chính trong cuộc vui nào đều khiến Bảo Ngọc không dám đùa vui với các chị em một cách thoải mái mà như bị gò buộc vào khuôn phép. Hồi 33, khi Người bàn phủ Trung Thuận Thân Vương xin vào gặp Bảo Ngọc vì cho rằng Bảo Ngọc đang giấu một con hát ở đâu đó. Giả Chính nghe vậy vừa sợ vừa giận lôi Bảo Ngọc ra xét hỏi. Sự tức giận lên đến đỉnh điểm, muốn giết Bảo Ngọc ngay sau khi nghe Giả Hoàn vu oan cho Bảo Ngọc cưỡng gian Kim Xuyến. Ông ta vừa nói vừa sai người “Lôi thằng Bảo Ngọc đến đây”, quát lên: “Hôm nay ai còn đến ngăn, thì ta sẽ mang hết cả mũ áo, cân đai và gia tài giao cho người ấy với thằng Bảo Ngọc. Ta đành chịu là người có tội, cạo trọc mớ tóc phiền não này đi, tìm đến nơi thanh vắng để khỏi nhục đến tiền nhân, vì đã để ra đứa con ngỗ nghịch này!” [5, 479 ] . Bảo Ngọc và Giả Chính sở dĩ có sự “xung khắc” rất lớn bởi quan niệm sống và tư tưởng của hai người hoàn toàn đối lập nhau. Có lúc Giả Chính muốn dứt bỏ đứa con phản nghịch của chế độ phong kiến. Ông ta nói với Vương Phu nhân: 16 “Ngày thường hễ tôi quở phạt nó lần nào, là y như có người đến bênh nó . Chi bằng nhân ngày hôm nay kết liễn cái thằng chó chế này để khỏi tai vạ về sau. Nói xong ông ta định lấy thừng thắt cổ Bảo Ngọc cho chết đi”[5, 481]. Trong con mắt Giả Chính tài năng thơ phú của Bảo Ngọc đó là thứ tài năng của một con ngựa bất kham, giai cấp phong kiến không cần thứ tài năng “phản loạn” đó. Giả Chính quý mến Chân Bảo Ngọc vì đó là mẫu người theo quan niệm của ông: “Số là Giả Chính trong thấy diện mạo của Chân Bảo Ngọc giống hệt con mình, khi hỏi đến văn chương anh ta đối đáp như nước chảy, nên trong lòng rất là yêu mến, bèn cho gọi Bảo Ngọc ra cốt để khuyên răn họ, đồng thời, cũng muốn so sáng giữa hai người xem sao” [7, 471]. Chân Bảo Ngọc chính là “viên ngọc thật”, mà giai cấp phong kiến đang cố công mài giũa, trau chuốt. Nó khác hẳng với “viên ngọc giả” vốn là đứa con tinh thần của tác giả. Bên cạnh nhân vật Giả Chính, trong họ Giả cũng tồn tại những tư tưởng lạc hậu đè nén những tư tưởng tiến bộ đang hình thành, trong đó phải kể đến Giả Đại Nho. Ông ta là người thầy dạy học cho con cháu nhà họ Giả, mang trong mình tư tưởng cổ hủ lạc hậu. Ông ta nhồi nhét cho học trò tư tưởng củ mà không biết tiếp thu những tư tưởng mới, tiến bộ. Giả Chính, Giả Đại Nho ra sức dạy dỗ mong Bảo Ngọc học hành đỗ đạt thành tài. Họ gọ mình để sống theo khuôn sáo của giai cấp thống trị nhưng cuối cùng bất lực. Trong Hồng lâu mộng, các lực lượng đại diện cho chế độ cũ (tiêu biểu là Giả Chính), cố sức duy trì trật tư cũ của giai cấp quý tộc – phong kiến của mình, họ không chấp nhận bất kỳ yếu tố tiến bộ nào tồn tại. Chính điều đó càng làm cho lực lượng mới, tiến bộ muốn phản kháng lại một cảch mạnh mẽ hơn. 17 1.2.2 Sự đồi bại về đạo đức Hồng lâu mộng viết về câu chuyện tình duyên trắc trở nhưng tác phẩm không đơn giản chỉ là bi kịch tình yêu tay ba giữa Giả Bảo Ngọc – Lâm Đại Ngọc – Tiết Bảo Thoa. Tác giả có căn cứ vào cuộc đời riêng nhưng tác phẩm không phải là “tự truyện”, cùng không phải nhằm miêu tả sự sụp đổ của gia đình quý tộc do “miệng ăn núi lở”, “thu ít chi nhiều”. ý nghĩa khách quan, phạm vi phản ánh của tác phẩm rộng lớn hơn nhiều. Hồng lâu mộng thể hiện rõ bản chất thống trị và những rạn nứt tất yếu trong lòng chế độ. Bên cạnh sự cổ hủ về chính trị. Hồng lâu mộng còn phản ánh sự suy đồi về đạo đức. Hai phủ Vinh – Ninh nhìn từ ngoài vào ai cũng nhận thấy đó là một chốn hào hoa sang trọng nhưng đằng sau vẻ bề ngoài đó là sự ruỗng nát về đạo đức. Giả dối và dâm ô đã trở thành bản chất, đúng như lời nói của Liễu Tương Liên nói: “Trong phủ đông nhà anh, ngoài hai con sư tử đá ra, dù con mèo, con chó cũng chẳng còn trong sạch nữa” [6, 401]. Điều này cho thấy sự thật đắng cay của phủ Giả. Có thể nói, không một cậu ấm nào lại không nhiễm phải thói hư tật xấu. Tác giả tỏ ra rất khách quan khi để Tiêu Đại, một gia nô lâu năm trung thành trong phủ khẳng định. “Ai ngờ bây giờ lại đẻ ra những giống súc sinh này! Hàng ngày trộm gà bắt chó, nào “tiểu thúc” (em chồng nằm với chị dâu), nào “ba hôi” (bố chồng nằm với con dâu), loại luân cả lũ, tao lại không biết à?. Thôi đừng đem cánh tay gãi mà giấu vào trong ống áo nữa!”[5, 128]. Đọc Hồng lâu mộng chúng ta càng thêm thấm sâu ý kiến của Ănghen: dâm ô là bản chất của giai bóc lột, cả một bọn người sung sướng đến phát phì, nhàn rỗi đễn ngứa tay, ngứa chân [15, 112]. Dường như chúng không còn tìm thấy niềm khoái lạc nào hơn là chuyện “chim chuột” dâm ô. Cái gọi là 18 trung hiếu tiết nghĩa đầy rẫy trên các bức trướng, bức liễn trong phủ Giả làm tấm màn thưa che đậy cuộc sống nhơ nhớp được dung túng từ việc nhỏ đến việc lớn. Giả Thụy mê mẩn Phượng Thư như điên như dại, bị Phượng Thư lừa vào bẫy tình nhưng vẫn không tỉnh, dẫn đến cái chết ô nhục. Giả Liễn tuy đã có vợ, có nàng hầu rất trẻ đẹp sắc sảo vậy mà vẫn dâm ô thối nát bừa bã. Vừa xa Phượng Thư hắn đã sinh chuyện: “Mới ngủ riêng hai đêm hắn đã không nhịn được, chọn ngay một đứa hầu nhỏ sạch sẽ tạm làm trò “tiêu khiển” [5,306]. Thậm chí ngay trong buổi sinh nhật của Phượng Thư , Giả Liễn thừa cơ vợ bận tiếp khách ở ngoài lén lút đưa gái về nhà, bị vợ bắt được quả tang thế là một cuộc xung đột xảy ra dẫn đến hậu quả Bình Nhi bị Phượng Thư hiểu nhầm và lăng nhục thậm tệ. Còn tình nhân của chồng (vợ Bào Nhị) cũng phải chấp nhận cái chết. Khi Phượng Thư chạy đến nhờ Giả mẫu răn dạy Giả Liễn thì Giả mẫu gạt phắt đi và nói: “Việc ấy có quan hệ gì đâu. Bọn trai trẻ chúng nó thấy gái khác nào mèo thấy mỡ, giữ làm sao được. Lúc còn trẻ ai mà chẳng thế.” [6,511]. Giả mẫu là người đứng đầu phủ Giả, là người cầm cân nảy mực về đạo đức cũng thừa nhận như vậy. Sự thật đó có sức tàn phá ghê gớm đối với mọi nề nếp gia phong và làm kỷ cương họ Giả rối loạn, góp phần đẩy gia đình danh gia vọng tộc này đến bước sụp đổ. Sự thối nát dâm ô, đồi bại của gia đình họ giả là một tất yếu không thể cưỡng lại được. Nó còn được biểu hiện qua lời nói của tập nhân (hồi 46) khi Giả Xá định cưỡng bức Uyên Ương – một nàng hầu rất trẻ đẹp để làm thiếp. “Lão già này thực là đê tiện quá! Hễ thấy ai hơi để coi là lão không chịu buông tha” [5, 79]. Đến cha con Giả Trân, Giả Dung sau khi dày vò chán chê Vưu Nhị Thư, lại muốn đẩy sang cho Giả Liễn. Ngay cả Tần Chung, Bồi Dính mới nhỏ tuổi đã có những hành động bẩn thỉu nơi linh thiêng như đền chùa. Giả Bảo Ngọc mới mười bốn tuổi đầu cũng nghe theo lời dạy của nàng tiên ảo Cảnh mà nài nỉ tập nhân cùng vui cuộc “mây mưa” (hồi 5). Cái gọi là nàng tiên ảo cảnh ở đây 19 chỉ là một biện pháp nghệ thuật, là hình tượng hoá không khí dâm ô, thối nát của gia đình họ Giả mà thôi. Bên cạnh sự dâm ô, đồi bại, mọi người ở phủ Giả lại cắn xe nhau để dành dật quyền lực và lợi lộc. Những mối hiềm nghi, ghen tị, dối trá, tranh đoạt diễn ra thường xuyên trong hai phủ tuy ngấm ngầm nhưng rất mạnh mẽ, quyết liệt. Hồi 25, vì ghen tị mà dì Triệu nhờ Mã Đạo bà bày cách yểm bùa hãm hại Phượng Thư, bất chấp tình thân hòng hại chết Bảo Ngọc để dành quyền thế tập cho con mình là Giả Hoàn. Quan hệ giữa vợ cả và vợ lẽ thì “nếu không phải gió đông thổi bạt gió tây thì gió tây cũng thổi bạt gió đông”. Đó là sự thật tồn tại trong gia đình quý tộc phong kiến này. Mỗi người trong gia đình này đều hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Thám Xuân đã phải thốt lên rằng: “chỗ bà con với nhau, không cần phải ở rịn với nhau một chỗ mới là tử tế. Chúng ta là chỗ bà con thân tiết đấy, nhưng ai mà chẳng như giống gà đen mắt, chỉ chực nuốt sống nhau thôi “[6, 534]. Hơn nữa không có tội ác nào mà họ không nhúng tay vào. Nếu nói Giả Trân, Giả Thụy, Giả Liễn tiêu biểu cho đời sống dâm ô, trác táng của phủ Giả thì Giả mẫu, Vương phu nhân, Phượng Thư lại tiêu biểu cho bản chất độc ác nham hiểm của giai cấp thống trị. Giả mẫu cho phép Giả Liễn được quyền năm thê bảy thiếp nhưng chính bà ta lại cắt đứt mỗi tình giữa Bảo Ngọc - Đại Ngọc, điều đó làm cho cái chết đến một cách tức tưởi đối với cô cháu ngoại yếu đuối. Tâm địa của Giả mẫu được tác giả đặt trong sự lựa chọn gay gắt đó là vào vườn thăm Đại Ngọc hay sang thăm Bảo Ngọc ? và đây là cách cư xử lạnh lùng của Giả mẫu qua lời dặn Vương phu nhân : “Chị sang bên ấy khấn với linh hồn cháu Lâm, không phải ta nỡ lòng không đến đưa cháu, chỉ vì thân sơ có khác. Cháu là cháu ngoại ta, cũng là chỗ thân thiết, nhưng so với Bảo Ngọc thì nó còn thân hơn”[7,256]. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan