Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên từ thực tiễn th...

Tài liệu Giải pháp chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên từ thực tiễn thành phố đà nẵng

.PDF
84
375
112

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH VĂN TÁM GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HUỲNH VĂN TÁM GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60.34.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÂM HÀ NỘI, năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “Giải pháp chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Tác giả luận văn Huỳnh Văn Tám MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở VIỆT NAM - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................................................................. 10 1.1. Một số vấn đề lý luận .............................................................................. 10 1.2. Giải pháp chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời gian qua - thành quả và vấn đề đặt ra ..................................................... 23 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................ 33 2.1. Khái quát chung về Thành phố Đà Nẵng ................................................ 33 2.2. Một số kết quả và những vấn đề đặt ra trong giải pháp chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên ở Thành phố Đà Nẵng .................. 38 CHƢƠNG 3. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................................................................................................... 53 3.1. Định hướng chung ................................................................................... 53 3.2. Mục tiêu ................................................................................................... 54 3.3. Nội dung để nâng cao chất lượng-tính khả thi của các giải pháp chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên thành phố Đà Nẵng . 54 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ..................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ LĐ-TB&XH : Bộ Lao động – Thương binh và xã hội CN : Công nghiệp CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSDN : Chính sách doanh nghiệp ĐTN : Đào tạo nghề GDNN : Giáo dục nghề nghiệp KT – XH : Kinh tế - xã hội LĐ : Lao động LĐ – VL : Lao đông – việc làm LĐTN : Lao động thanh niên NN : Nông nghiệp NXB : Nhà xuất bản Sở LĐ-TB&XH : Sở Lao động - Thương binh và xã hội THCS : Trung học cơ sở TN : Thanh niên TP : Thành phố UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và hơn 25 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Cũng trong quá trình đó, Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc gia nhập các tổ chức thương mại: WTO, ASEAN, ASEM…Tất cả những chuyển động đó, thực sự đã mang lại nhiều thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của đất nước. Theo báo cáo của tổng cục Thống kê, dân số của nước ta năm 2016 là 92,70 triệu người, tăng 987,8 nghìn người, tương đương tăng 1,08% so với năm 2015. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2016 ước tính đạt 20,6%, cao hơn mức 19,9% của năm trước. Năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 84,5 triệu đồng/lao động. Về lực lượng lao động, lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2016 ước tính là 54,4 triệu người, tăng 455,6 nghìn người so với năm 2015. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước đạt 47,7 triệu người, tăng 275,9 nghìn người so với năm trước. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2016 khoảng 53,3 triệu người, tăng 451,1 nghìn người so với năm 2015. Trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 41,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,7%; khu vực dịch vụ chiếm 33,4%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2016 khu vực thành thị chiếm 31,9%; khu vực nông thôn chiếm 68,1%. 1 Theo ước tính, số người có việc làm trong quý I năm 2016 là 53,3 triệu người, tăng 861,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; quý II là 53,2 triệu người, tăng 708,7 nghìn người; quý III là 53,3 triệu người, tăng 104,6 nghìn người; quý IV là 53,4 triệu người, giảm 96,2 nghìn người. Ngược lại với số lao động có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2016 là 2,30%, trong đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,86%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2016 là 7,34%, trong đó khu vực thành thị là 11,30%; khu vực nông thôn là 5,74%. Cùng với số lao động thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2016 là 1,64%, trong đó khu vực thành thị là 0,73%; khu vực nông thôn là 2,10%. Bên cạnh đó, tỷ lệ động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2016 ước tính là 55,9%. Ngoài ra, hằng năm lại có thêm gần 1 triệu TN đến tuổi bổ sung vào lực lượng LĐ. Đây là lực lượng LĐ dồi dào và năng động, đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và sự ổn định chính trị của đất nước. Song thực tế hiện nay, lực lượng LĐTN chưa được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp còn nhiều. Chất lượng của nguồn nhân lực vốn được xem là khâu then chốt để nâng cao tính bền vững của nền kinh tế, của phát triển xã hội vẫn còn nhiều hạn chế hay đúng hơn là vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Không những thế, việc sử dụng lao động đã được đào tạo cũng đang còn khá nhiều bất cập. Tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" đang tồn tại khá lâu vẫn chưa có giải pháp xử lý…Việc học nghề - từ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng xong cũng rất khó tìm được việc làm, nếu có thì thu nhập cũng ở mức rất thấp... ĐTN và tạo việc làm cho TN là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của lao 2 động nói chung và LĐTN nói riêng. Chính sách ĐTN và giải quyết việc làm từ lâu đã được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và coi đó là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH các giai đoạn vừa qua. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” đã xác định: “Nâng cao chất lượng LĐ trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho TN” là nhiệm vụ cần được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến các địa phương đã ban hành hàng loạt chính sách, văn bản quy phạm pháp luật- chứa đựng trong đó các giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động cả nước nói chung, thanh niên nước ta nói riêng. Nhờ đó, hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong xu hướng chung đó, thời gian qua Đảng bộ, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp trong đào tào nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, lực lượng trẻ nói riêng, xem đó như những nội dung, phương thức để xây dựng và phát huy vai trò của nguồn nhân lực nói chung, lực lượng lao động có tay nghề nói riêng tham gia vào việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố. Trên thực tế, các chính sách này khi triển khai thực hiện trở thành một trong những động lực góp phần đưa Đà Nẵng cùng cả nước hội nhập và phát triển.Tuy nhiên, việc xây dựng và phát huy nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực có chất lượng cao – khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố hiện nay và sắp tới vẫn còn những bất cập, vướng mắc. Trong đó, xác lập – xây dựng, ban hành những chính sách đồng bộ để phát huy hơn nữa vai trò lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo là 3 một trong những ưu tiên cần được đầu tư nghiên cứu, giải quyết ở nhiều cấp độ khác nhau của toàn Thành phố. Đề tài “Giải pháp chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” hy vọng cung cấp một cách tiếp cận và một số nội dung đáp ứng yêu cầu bức thiết nói trên. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc làm và đào tạo nghề là chủ đề thu hút sự quan tâm từ lâu của Đảng, Nhà nước ta. Cũng vì thế nó trở thành yêu cầu – đơn đặt hàng cho các hoạt động nghiên cứu của các trung tâm nghiên cứu, giới nghiên cứu trong cả nước. Đối với lao động thanh niên, kể từ khi Quyết định 103 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” được ban hành, ĐTN, tạo việc làm cho TN càng nhận được nhiều sự quan tâm của các ngành, các cấp chính quyền địa phương trong cả nước.Trong nghiên cứu, nhiều năm qua đã xuất hiện khá nhiều công trình khoa học - với nhiều cấp độ được đăng tải. Trong đó, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu mà chúng tôi được tiếp cận:  Từ góc độ chung có: Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân (2004): Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội; Phạm Lan Hương (2010): Các vấn đề về quan hệ lao động trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, Lao động và xã hội, (386); Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin thị trường lao động, Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Xu hướng việc làm Việt Nam 2010, Hà Nội, tháng 10/2010; Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Báo cáo xu hướng lao động và xã hội thời kỳ 2000-2010,Hà Nội, tháng 3/2011; Lưu Quang Tuấn: Lao động-việc làm năm 2011 và triển vọng năm 2012, Viện Khoa học lao động và xã hội, http://ecna.gov.vn, 2012; Trần 4 Việt Tiến: Chính sách việc làm ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện, Tạp chí Kinh tế phát triển số 181, tháng 7/2012; Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam thời kỳ hội nhập của Đinh Thị Nga Phượng tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011.. Về ĐTN nói chung và cho ĐTN cho thanh niên nói riêng, hiện nay có các công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả sau: Nguyễn Thị Vân Hạnh (2006), Hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đại học quốc gia Hà Nội; Đặng Cảnh Khanh, Phạm Bằng, Một số vấn đề về lao động và việc làm của thanh niên hiện nay, http://www.hvct.edu.vn/mot-so-van-deve-lao-dongva-viec-lam-cua-thanh-nien-hiennay.aspx?tabid=463&a=1505; Nghiên cứu giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, luận văn thạc sĩ kinh tế của Bùi Đức Hồng. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội, năm 2009; Quản lý Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho thanh niên ở tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Thị Hoài Lan, tại Học viện Hành chính, năm 2012; Thực trạng và nhu cầu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay từ góc nhìn công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại xã Thụy Dương huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình) của Mai Thị Ngọc Anh. Trường Đại học Khoa hoc Xã hôị và Nhân văn – Đaị học Quốc gia Hà Nội. 2014… - Việc đánh giá, phân tích chính sách ở thành phố Đà Nẵng, trong các báo cáo tổng kết quá trình xây dựng và phát triển Thành phố của các cơ quan có thẩm quyền ở các ngành nói riêng, của hệ thống chính trị các cấp nói chung, gián tiếp hay trực tiếp cũng đã đề cập một số nội dung mang ý nghĩa tổng kết thực tiễn. Đặc biệt từ ngày chia tách và trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1997 đến nay), Đà Nẵng là một trong những thành phố tạo được các dấu ấn nhất định trong đổi mới cách nghĩ, cách làm để phát triển...Có l đó là lý do thu hút các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa 5 học để tâm nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm và khái quát những nội dung có tính lý luận về phân tích chính sách nói chung. Trong đó, có thể nêu các công trình tiêu biểu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu như sau: - “Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại thành phố Đà Nẵng- kết quả và những vấn đề đặt ra”. Tạp chí Cộng sản, Số 20/ 10.20005 và “Để một quyết sách chính trị đi vào cuộc sống”. Tạp chí Đà Nẵng Ngày nay. Số 12-2005 của tác giả Hồ Tấn Sáng; - “Đánh giá mức độ hài lòng về dịch vụ hành chính công tại thành phố Đà Nẵng: tình hình thực hiện và một số kiến nghị”.Tạp chí Sinh hoạt lý luận. Số 1(98).2010 của Lê Dân; - Phương pháp xếp hạng “Chỉ số hài lòng của người dân đối với chất lượng cung ứng dịch vụ” của các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng. Số 21/2011 của các tác giả ng Nguyên Chương và Trần Như Quỳnh; Đặc biệt công trình: Phân tích chính sách công ở Việt Nam (qua khảo sát một số quận, huyện ở thành phố Đà Nẵng), Nhà xuất bản Chính trị quốc giaSự thật, HN, 2014 của hai tác giả Hồ Tấn Sáng và Nguyễn Thị Tâm đã đề cập tương đối khái quát lý luận về phân tích chính sách công cũng như vận dụng lý luận đó để đánh giá chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của quá trình chính sách, thực thi chính sách ở thành phố Đà Nẵng… Điểm chung của các công trình này là đã đề cập tương đối toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ đề Chính sách công. Về phương diện thực tiễn, đáng chú ý là các tổng kết hàng năm của các cấp chính quyền trong đó chỉ ra những việc làm được và các vấn đề còn bất cập trong công các ĐTN, giải quyết việc làm; đồng thời nêu lên cách thức để mảng công việc trên ngày càng có hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, những công trình đã công bố chủ yếu được tiếp cận tương đối 6 rộng, chưa thật chuyên sâu, nhất là những vấn đề liên quan đến giải pháp chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho lực lượng thanh niên ở thành phố Đà Nẵng. Vì thế, có thể xem nội dung luận văn của chúng tôi thực hiện là một trong những đóng góp vào mảng còn thiếu nhưng có ý nghĩa thiết thực đối với Đà Nẵng hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Xác lập khung lý luận và thực tiễn về giải pháp chính sách ĐTN, tạo việc làm đối với TN. Trên cơ sở đó để đánh giá thực trạng, đề xuất những nội dung góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực của các giải pháp chính sách ĐTN, tạo việc làm cho TN tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2025. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp chính sách ĐTN, tạo việc làm cho TN ở Việt Nam hiện nay; - Phân tích, đánh giá các giải pháp chính sách ĐTN, tạo việc làm cho TN tại thành phố Đà Nẵng; - Đề xuất nội dung góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giải pháp chính sách ĐTN, tạo việc làm cho TN thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những khía cạnh liên quan đến giải pháp chính sách ĐTN, tạo việc làm cho TN tại thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Các điều tra về số liệu, dữ liệu từ năm 2011 đến nay và định hướng cho thời kỳ tiếp theo. - Về không gian: Địa bàn thành phố Đà Nẵng. 7 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; quán triệt các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về thành niên, giáo dục, đào tạo và chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu. - Phân tích tài liệu (các tài liệu thống kê, điều tra về đào tạo nghề và tạo việc làm của thanh niên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng). 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ thêm khung lý luận và những vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến giải pháp chính sách ĐTN và giải quyết việc làm cho thanh niên nói chung, thanh niên thành phố Đà Nẵng nói riêng. 6.1. Ý nghĩa thực tiễn - Có thể làm nguồn tham khảo cho các cấp lãnh đạo quản lý để chỉ đạo, hoạch định và thực hiện chính sách ĐTN, giải quyết việc làm cho thanh niên phù hợp trong điều kiện cụ thể của từng địa phương - Nhằm cung cấp thêm tài liệu cho các chủ thể quan tâm tham khảo nghiên cứu về chính sách ĐTN và giải quyết việc làm cho thanh niên. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương với các tiêu đề như sau: Chương 1: Giải pháp chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên ở Việt Nam - cơ sở lý luận và thực tiễn. 8 Chương 2: Thực trạng giải pháp chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên ở thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Nâng cao chất lượng giải pháp chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay. 9 CHƢƠNG 1 GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Ở VIỆT NAM - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số vấn đề lý luận 1.1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1.1. Thanh niên Thanh niên là một thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến trong đời sống xã hội cũng như trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Do còn có quan niệm khác nhau về thanh niên, nên hiện tại nội hàm của khái niệm độ tuổi, vị trí, vai trò, quyền, nghĩa vụ..., không hoàn toàn giống nhau. Ở Việt Nam, Điều 1, Luật Thanh niên (2005) xác định: TN là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi. Điều 3 của Luật chỉ rõ: TN có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật. TN không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. TN là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội hùng hậu, có tiềm năng to lớn, xung kích trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc (Điều 4 Luật TN).[21] Mục 2, Điều 1.Điều lệ Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua ngày 12/12/2012) cũng quy định: Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn. Điều 6, mục 1, Điều lệ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (sửa đổi, bổ 10 sung năm 2010) cũng quy định: Công dân Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được xét công nhận là hội viên Hội LHTN Việt Nam.[21, tr.5] Trong điều tra LĐ - VL hàng năm của Bộ LĐ-TB&XH, nhóm lao động thanh niên thường được xác định từ đủ tuổi 15 đến hết tuổi 34. Dưới góc độ khác, TN được hiểu là một nhóm xã hội đặc thù, bao gồm những người trong độ tuổi từ 18 đến 30, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò to lớn trong hiện tại và giữ vai trò quản lý sự phát triển tương lai của xã hội. Điều 3, mục 1, Luật Lao động Việt Nam (2012 ) giải thích: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Luật cũng quy định về độ tuổi của người lao động. Theo đó, đối với nam hết tuổi 60 và đối với nữ hết tuổi 55 được coi là hết tuổi LĐ. Do đó, tất cả những người đủ 15 và hết tuổi 59 đối với nam và hết 54 đối với nữ được coi là người trong độ tuổi LĐ. [23] Từ những phân tích nêu trên, lực lượng thanh niên giới hạn đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là những người LĐ trong độ tuổi từ đủ 15 đến hết 34 tuổi. 1.1.1.2. Chính sách công Ở Việt Nam, thuật ngữ chính sách công còn tương đối mới mẻ. Cho đến nay, chung quanh khái niệm này còn có nhiều cách hiểu, các quan niệm khác nhau. Trong thực tế, thông thường chúng ta vẫn quen dùng các cụm từ đồng nghĩa: Chính sách của Nhà nước hoặc chính sách của Đảng và Nhà nước, vì ở nước ta, Đảng Cộng sản là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc vạch ra đường lối, 11 chiến lược, các định hướng chính sách, đó chính là những căn cứ chỉ đạo để Nhà nước ban hành các chính sách công. [35] Như vậy về thực chất, chính sách công là chính sách do Nhà nước ban hành, và đương nhiên ở Việt Nam, các chính sách này là sự cụ thể hóa đường lối, chiến lược - các định hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội – phát triển đất nước, phục vụ lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Với tư cách là sản phẩm có mục đích của nhà nước, có thể chia sẻ với các cách quan niệm:“Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi công dân”; hoặc “Chính sách công là chương tr nh hành động hướng đích của chủ th n m hoặc chi phối quyền lực công cộng- tức quyền lực nhà nước”. Về cấu trúc, chính sách công gồm nhiều quyết định (luật, quy phạm pháp luật…) có liên quan lẫn nhau. Đó là một chuỗi các quyết định cùng hướng vào việc giải quyết một vấn đề nãy sinh từ thực tiễn, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành và thực thi trong một thời gian dài và nó có tính lịch sử cụ thể. Đặc điểm của chính sách công là không có chính sách công chung cho mọi thời đại, mọi giai đoạn, mà nó luôn phải gắn với từng thời kỳ và từng giai đoạn lịch sử - cụ thể, với những phạm vi nhất định.“…một chính sách công có hoàn chỉnh đến mấy cũng cần cần quan sát, điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của điều kiện áp dụng”. 1.1.1.3. Giải pháp chính sách công Cho đến nay theo chúng tôi tìm hiểu, vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về giải pháp chính sách nói chung, giải pháp chính sách công nói riêng. Tuy nhiên, từ nội dung, yêu cầu, quy trình xây dựng chính sách công, và những vấn đề đặt ra trong việc bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của chính 12 sách, phải chăng có thể chia sẻ với quan niệm của J.Dewey khi phân chia quá trình hoạch định chính sách thành năm giai đoạn: Cảm nhận tình huống có vấn đề, xác định vấn đề, hình thành các giải pháp, xem xét các khía cạnh của giải pháp và lựa chọn một giải pháp rồi thực hiện. Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Giải pháp chính sách công là một phức hợp những lựa chọn về hành động, cách tác động có liên quan nhằm hiện thực hoá mục tiêu, yêu cầu của một chính sách xác định. Chẳng hạn, giải pháp chính sách phát triển nông thôn ở Việt Nam là tập hợp các chủ trương và hành động của chính phủ nhằm tạo cho nông thôn phát triển bằng cách tác động vào việc cung cấp các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạ tầng), tác động tới giá đầu vào hay giá đầu ra trong nông thôn, tác động về việc thay đổi tổ chức, trong đó thị trường đầu vào và cả đầu ra được thực hiện, tác động vào chuy n giao công nghệ… Nói cách khác, giải pháp chính sách công là tổng hợp các hoạt động của các cấp độ chủ thể cầm quyền, trực tiếp hoặc gián tiếp có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động và đời sống của công dân, bao gồm các quyết định về cách thức, công cụ, biện pháp để thực hiện các mục tiêu chính sách. 1.1.1.4. Đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên và giải pháp chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên Từ dẫn luận trên, có thể hiểu: Giải pháp chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên là một bộ phận hợp thành trong hệ thống chính sách công. Ở Việt Nam, Nhà nước là chủ thể ban hành chính sách công, mục đích của các chính sách đó vừa hướng tới bảo đảm lợi ích- thoả mãn nhu cầu chính đáng của đa số, vừa thể hiện vai trò của nhà nước trong việc chăm lo cho xã hội. Khi Nhà nước ban hành các quyết định để thực hiện mục tiêu tổng quát về phát triển KT – XH, tất nhiên các chủ thể có thẩm quyền phải tính tới các 13 giải pháp đ phát huy vai trò của con người trong việc thực hiện các quyết định đó. Bởi l , nhân lực luôn là nguồn lực có ý nghĩa quyết định quá trình vận động, phát triển đời sống kinh tế - xã hội. Nói cách khác, giải pháp chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên là bộ phận hợp thành hay một phân hệ trong các giải pháp chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước. Để xác định nội hàm khái niệm giải pháp chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên nói riêng và người lao động nói chung, cần phải thống nhất về nội hàm các khái niệm có liên quan, trong đó, bao gồm: a. Nghề, đào tạo nghề và các h nh thức đào tạo nghề * Nghề: Có rất nhiều khái niệm về nghề được đưa ra song chưa được thống nhất, chẳng hạn có khái niệm được nêu: "Nghề là một tập hợp LĐ do sự phân công LĐ xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được". [22] Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội. Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau: + Đó là hoạt động, là công việc về LĐ của con người được lặp đi lặp lại. + Là sự phân công LĐ xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội. + Là phương tiện để sinh sống. + Là LĐ kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định. * Đào tạo nghề (dạy nghề) Hiện nay, thuật ngữ “dạy nghề” hoặc “ĐTN” được dùng rất phổ biến, đã có truyền thống, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế đất nước, xã hội đòi hỏi cần phải nhấn mạnh vai trò to lớn của ĐTN, trước yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp LĐ sản xuất có tay nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển 14 KT - XH. Hơn nữa, cụm từ “ĐTN” thực chất là viết gọn của cụm từ “giáo dục kỹ thuật và dạy nghề" đã được sử dụng ở nền giáo dục nước nhà từ lâu đời và rất quen thuộc với nhà giáo trong hệ thống giáo dục. Theo Điều 3, Luật giáo dục nghề nghiệp (2014) thì ĐTN là: “Hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp”. [22] Như vậy, ĐTN có những đặc trưng cơ bản sau: - ĐTN bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau, đó là: + Dạy nghề: “Là quá trình giáo viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp”. + Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người LĐ để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”. - ĐTN cho TN là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho TN để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm ĐTN mới, ĐTN bổ sung, đào tạo lại nghề. Như vậy, xác định rõ ranh giới giữa đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nghề hiện nay là một việc phức tạp, khó khăn. * Các h nh thức đào tạo nghề Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ĐTN là xác định các hình thức đào tạo thích hợp. Hình thức ĐTN là cơ sở để xây dựng kế hoạch ĐTN, đồng thời cũng là cơ sở để tính toán hiệu quả của ĐTN. Tùy theo yêu cầu và điều kiện thực tế có thể áp dụng hình thức đào tạo này hay hình thức đào tạo khác, những hình thức ĐTN đang được áp dụng chủ yếu hiện nay là: - Kèm cặp trong sản xuất: Là hình thức đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, chủ yếu thực hành ngay trong quá trình sản xuất. Kèm cặp trong sản xuất được tiến hành dưới hai hình thức: kèm cặp theo cá nhân và kèm cặp theo tổ 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan