Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hải p...

Tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hải phòng.

.DOCX
253
100
149

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tình hình, số liệu và kết quả nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Tô Văn Tuấn ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i MỤC LỤC................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG.....................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ...............................................................................x MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................4 3. Câu hoi nghiên cứu................................................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...............................................................................8 7. Kết cấu của luận án................................................................................................9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP...................................................................................................10 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.........................................................................10 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước.......................................................10 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước.......................................................12 1.1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án............................................................................20 1.2. KHOẢNG TRỐNG CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU....................................21 KẾT LUẬN CHƯƠNG I.........................................................................................23 CHƯƠNG 2:...... CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP........24 2.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.............................24 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp..................................24 2.1.2. Nguyên tắc, yêu cầu thiết lập thuế thu nhập doanh nghiệp...........................25 2.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp........................................................27 iii 2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.................................................................................................................. 29 2.2.1. Khái niệm, các dạng thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp............................29 2.2.2. Nguyên nhân và hậu quả của thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp...............32 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp..............37 2.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP...................................................................................................41 2.3.1. Khái niệm, bản chất của chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp............41 2.3.2. Nội dung chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp...................................44 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp..........50 2.4. KINH NGHIỆM CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC BÀI HỌC RÚT RA....................55 2.4.1. Kinh nghiệm chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới..................................................................................................................... 55 2.4.2. Các bài học rút ra...........................................................................................66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................68 CHƯƠNG 3:. THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2019................................70 3.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2019.........................................70 3.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và các doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng....................................................................................................................... 70 3.1.2. Tổ chức quản lý thu thuế tại thành phố Hải Phòng........................................74 3.2. THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2019........................83 3.2.1. Thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp về căn cứ tính thuế.............................85 3.2.2. Thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp về ưu đãi thuế.....................................93 3.2.3. Thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua việc nợ đọng thuế........................95 3.3. THỰC TRẠNG CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2014 – 2019............98 iv 3.3.1. Thực trạng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua tuyên truyền, hô trợ về thuế................................................................................................................ 98 3.3.2. Thực trạng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua quản lý kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp...................................................................................102 3.3.3. Thực trạng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua quản lý nợ thuế ............................................................................................................................... 112 3.3.4. Thực trạng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm tra thuế........................................................................................................................ 115 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐẠNG CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2019...............................................................................................122 3.4.1. Những kết quả đạt được..............................................................................122 3.4.2. Hạn chế trong hoạt đô ̣ng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp.........126 3.4.3. Nguyên nhân các hạn chế của hoạt động chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019.........................130 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................142 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.........................................................................................143 4.1. DỰ BÁO KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN CANG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG..........143 4.1.1. Dự báo kinh tế – xã hội của Việt Nam đến năm 2025.................................143 4.1.2. Những tác động của tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng...............145 4.2. QUAN ĐIỂM, YÊU CẦU CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.....................................148 4.2.1. Các quan điểm về chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thanh phố Hải Phòng.............................................................................................148 4.2.2. Yêu cầu chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.............................................................................................................. 150 v 4.3. CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.........................................................................................151 4.3.1. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hô trợ người nộp thuế..........................151 4.3.2. Tăng cường quản lý kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp...........................154 4.3.3. Tăng cường quản lý thu nộp, xử lý nợ đọng thuế thu nhập doanh nghiệp...159 4.3.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp.......................160 4.3.5. Đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cho đội ngũ cán bộ thuế ............................................................................................................................... 165 4.3.6. Phát triển dịch vụ thuế điện tử trong quản lý thuế hiện nay........................166 4.3.7. Một số giải pháp khác..................................................................................168 4.4. KIẾN NGHỊ...................................................................................................170 4.4.1. Đối với Quốc hội.........................................................................................170 4.4.2. Đối với Chính phủ.......................................................................................172 4.4.3. Đối với Bộ Tài chính...................................................................................173 4.4.4. Đối với Tổng cục Thuế................................................................................174 4.4.5. Đối với chính quyền địa phương.................................................................176 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4......................................................................................178 KẾT LUẬN........................................................................................................... 179 DANH MỤC CÁC CANG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CANG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN....................................................................................................181 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................182 PHỤ LỤC.............................................................................................................. 191 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBT CNTT CQT DN FDI GTGT HĐND HH, DV KT - XH MST NCS Cán bộ thuế Công nghệ thông tin Cơ quan thuế Doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngooài Giá trị gia tăng Hội đồng nhân dân Hàng hóa, dịch vụ Kinh tế - Xã hội Mã số thuế Nghiên cứu sinh NNT NK NSNN NVL Người nộp thuế Nhập khẩu Ngân sách nhà nước Nguyên vật liệu OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QĐ QLNN QLT SXKD TMS TNCN TNCT TNDN TNHH TP TPR TSCĐ TTĐB UBND Quyết định Quản lý nhà nước Quản lý thuế Sản xuất kinh doanh Phần mềm ứng dụng quản lý thuế tập trung Thu nhập cá nhân Thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Thành phố Chương trình phân tích rủi ro Tài sản cố định Tiêu thụ đặc biệt Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Thành phần NNT trả lời khảo sát.................................................................7 Bảng 2: Thành phần CBT trả lời khảo sát.................................................................8 Bảng 2.1: Tỷ lệ khai thuế điện tử thuế TNDN ở một số nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương.....................................................................................................58 Bảng 3.1: Số lượng các DN đang hoạt động trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019.............................................................................................................. 73 Bảng 3.2: Kết quả thu NSNN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019.........78 Bảng 3.3: Kết quả thu NSNN từ thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019.............................................................................................................. 80 Bảng 3.4: Kết quả thực hiện thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019.............................................................................................................. 82 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát đánh giá của CBT về mức độ thất thu thuế TNDN của các loại hình DN trên địa bàn TP Hải Phòng...........................................................85 Bảng 3.6: Tình hình nợ đọng thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019............................................................................................................. 96 Bảng 3.7: Các biện pháp tuyên truyền NNT trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019...........................................................................................................101 Bảng 3.8: Các biện pháp hô trợ NNT trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019....................................................................................................................... 101 Bảng 3.9: Tình trạng hoạt động của các DN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019............................................................................................................ 103 Bảng 3.10: Bảng tổng kết hóa đơn gửi đi xác minh trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2019..................................................................................................108 Bảng 3.11: Bảng tổng kết hóa đơn nhận xác minh trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2015 - 2019...................................................................................................109 Bảng 3.12: Các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019..........................................................................113 Bảng 3.13: Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019.................................................................................116 viii Bảng 3.14: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019...................................................................................................117 Bảng 3.15: Kết quả thanh tra thuế TNDN tại trụ sở NNT trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019............................................................................................119 Bảng 3.16: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế các DN có dấu hiệu chuyển giá trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019.............................................................121 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế thành phố Hải Phòng.........................76 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế thành phố Hải Phòng............................................................................................................78 Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát đánh giá của CBT về tình trạng thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng......................................................................84 Biểu đồ 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát về các sai sót trong doanh thu.............88 Biểu đồ 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về các sai sót trong chi phí được trừ. . .91 Biểu đồ 3.4: Tổng hợp kết quả khảo sát về các sai sót trong thu nhập khác.......92 Biểu đồ 3.5: Tổng hợp kết quả khảo sát về các sai sót trong ưu đãi thuế TNDN .............................................................................................................................94 Biểu đồ 3.6: Kết quả đánh giá về những sai sót trong nộp thuế TNDN..............97 Biểu đồ 3.7: Kết quả khảo sát về hoạt động tuyên truyền, hô trợ NNT............102 Biểu đồ 3.8: Số lượng các DN không hoạt động trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019...............................................................................................104 Biểu đồ 3.9: Tình hình đăng ký thuế của các DN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 - 2019...............................................................................................106 Biểu đồ 3.10: Kết quả công tác quản lý thu nợ thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019............................................................................114 Biểu đồ 3.11: Kết quả khảo sát về tác động của hoạt động đôn đốc thu nộp, cưỡng chế thuế đến công tác chống thất thu thuế.............................................115 Biểu đồ 3.12: Kết quả khảo sát về tác động của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đến công tác chống thất thu thuế TNDN...................................................122 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Để phát huy tối đa các vai trò của thuế, công tác QLT luôn phải hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm minh trên cơ sở thúc đẩy tính tuân thủ tự nguyện của NNT; huy động đầy đủ, chính xác, kịp thời số thu thuế vào NSNN; hạn chế đến mức thấp nhất những gian lận, trốn thuế, thất thu thuế. Thuế TNDN là sắc thuế điều tiết trực tiếp vào TNCT của các DN và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN. Tuy nhiên, sắc thuế này thường phụ thuộc vào kết quả SXKD của các DN, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến phần thu nhập cuối cùng mà DN nhận được sau hoạt động SXKD. Với mục tiêu chính yếu của các DN là gia tăng lợi nhuận, lợi ích nhận được sau thuế, các DN thường áp dụng các biện pháp khác nhau để tiết kiệm chi phí, giảm số thuế phải nộp cho NSNN, trong đó bao gồm các việc thực hiện các hành vi gian lận thuế, trốn thuế, tránh thuế. Các hành vi gian lận này để lại những hậu quả đáng kể trong việc đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả, công bằng của hệ thống thuế nói chung, thuế TNDN nói riêng, gây thất thu cho NSNN, đòi hoi các quốc gia phải có những biện pháp cần thiết để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Để ngăn chặn và xử lý hiệu quả vấn đề gian lận, trốn thuế, tránh thuế gây thất thu thuế, việc tìm hiểu cặn kẽ những vấn đề lý luận về thất thu thuế cũng như thực tiễn quản lý, chống thất thu thuế là những nội dung nghiên cứu trọng tâm, rất cần thiết ở tất cả các quốc gia và ở tất cả các giai đoạn cụ thể của quá trình xây dựng, thực thi hệ thống thuế. Trên góc độ lý luận, thất thu thuế là gì, các dạng thất thu thuế, nguyên nhân gây thất thu thuế, tác hại của thất thu thuế, cách thức đo lường mức độ thất thu thuế là những nội dung nghiên cứu giúp nhận diện rõ khả năng và mức độ thất thu thuế trong thực tiễn để có các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế này. Không chỉ có vậy, những vấn đề lý luận về chống thất thu thuế, nội dung chống thất thu thuế, các biện pháp cơ bản chống thất thu thuế, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế cũng là những nền 2 tảng lý thuyết quan trọng làm cơ sở cho việc vận dụng trong thực tiễn quản lý thuế, chống thất thu thuế nói chung, thất thu thuế TNDN nói riêng. Trên góc độ thực tiễn, thời gian qua, Viê ̣t Nam đã có những cải cách và hiê ̣n đại hóa hê ̣ thống thuế với sự ra đời của các luâ ̣t thuế mới và Luật QLT cũng như việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp, nhờ đó công tác thu ngân sách đã có những tiến bộ đáng kể, góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới và phát triển KT-XH. Một mặt, ngành Thuế đã nâng cao chất lượng quản lý, giám sát chặt chẽ và phát hiện kịp thời, chính xác hơn các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, góp phần chống thất thu NSNN, tạo bình đẳng, công bằng trong kinh doanh giữa NNT; mặt khác, các DN cũng có ý thức rõ hơn việc nâng cao tính tự giác đối với nghĩa vụ nộp thuế của mình. Tuy nhiên, thực tiễn QLT cho thấy, công tác QLT TNDN ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Số lượng DN ngày càng gia tăng, trong đó có không ít DN chưa thật sự tự giác tuân thủ pháp luâ ̣t thuế, có ý tránh né việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, gian lận trong việc kê khai thuế gây thất thu thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng. Sự vi phạm pháp luật thuế dù là vô tình hay cố ý đều có ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt hoạt động KT-XH. Trong khi đó, nguồn nhân lực của CQT có hạn, việc phát hiện, xử lý một số trường hợp vi phạm chưa thật sự triệt để nên tình trạng thất thu thuế nói chung, thất thu thuế TNDN nói riêng đang là vấn đề nhức nhối ở tất cả các địa phương. Do đó có thể nói, tăng cường công tác chống thất thu thuế TNDN là vô cùng cần thiết để góp phần tăng thu cho NSNN, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các DN cũng như các thành phần trong nền kinh tế, phát huy và nâng cao vai trò điều tiết, định hướng nền kinh tế của Nhà nước, góp phần đưa chính sách thuế vào cuộc sống. Chính vì vậy, cùng với việc tổ chức, triển khai thực hiện chính sách thuế TNDN thì việc tìm ra các giải pháp để chống thất thu thuế TNDN là một trong những nội dung hết sức quan trọng, cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách thuế của Nhà nước. TP Hải Phòng là một TP cảng và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là một TP biển nằm trong vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là một trong năm TP trực thuộc Trung ương và là một đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, là TP lớn thứ 3 của Việt Nam, có vị trí quan trọng về kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Là TP cảng, cửa chính ra biển quan trọng 3 của Việt Nam, là đầu mối giao thông quan trọng vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần cộng với sự ra đời của Luật DN năm 2005, số lượng DN trên địa bàn TP đã tăng một cách nhanh chóng. Các DN tham gia vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế với sự đa dạng về ngành nghề hoạt động và quy mô của DN, góp phần tạo nên sự tăng trưởng của TP, góp phần giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống và thu nhập của người lao động. Đặc biệt, các DN vận tải biển là bộ phận chủ đạo đóng vai trò mở đường, dẫn dắt, cải tạo thúc đẩy và quyết định sự phát triển của nền kinh tế TP. Tại TP Hải Phòng, theo các báo cáo tổng kết từ năm 2014 đến 2019, thực trạng thất thu thuế TNDN vẫn còn là một vấn đề nan giải. Cục Thuế TP Hải Phòng cũng đã triển khai và thực hiện quyết liệt công tác chống thất thu thuế TNDN, tuy nhiên câu hoi đặt ra là “Cục Thuế đã thực hiện công tác này như thế nào? Có đạt được kết quả như mong đợi không? Cần những giải pháp nào để hạn chế tối đa việc thất thu thuế TNDN?” thì đến nay vẫn chưa được đánh giá một cách có hệ thống, đầy đủ. Tại TP Hải Phòng cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nhằm chống thất thu thuế TNDN một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng, đưa ra các giải pháp để tăng cường chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP sẽ góp phần thực hiện tốt công tác thuế đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển KT – XH của TP. Bên cạnh đó, cùng với vị trí địa lý, điều kiện KT – XH cụ thể của mình, Hải Phòng mang đầy đủ các đặc điểm của một nền kinh tế thu nho. Do đó, các giải pháp liên quan đến công tác QLT nói chung, chống thất thu thuế TNDN nói riêng tại TP Hải Phòng không chỉ có hiệu quả đối với ngành Thuế TP Hải Phòng mà còn là những giải pháp quan trọng có thể áp dụng cho công tác QLT nói chung ở Việt Nam cũng như ở các địa phương khác. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nghiên cứu, bổ sung lý luận về thất thu thuế, chống thất thu thuế cũng như các đòi hoi cấp bách của thực tiễn quản lý thuế, chống thất thu thuế nói chung, chống thất thu thuế TNDN nói riêng như đã phân tích ở trên, trong thời gian vừa qua đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về thất thu thuế TNDN và chống thất thu thuế TNDN của các đơn vị trong và ngoài ngành Thuế. Tuy vậy, như đã chỉ ra ở phần đánh giá tình hình 4 nghiên cứu đề tài dưới đây, vấn đề chống thất thu thuế TNDN vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. Với những lý do nói trên, có thể nói, đề tài Luận án: “Giải pháp chống thất thu thuế thu nhâ ̣p doanh nghiêp̣ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của Luận án là: Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm chống thất thu thuế TNDN ở TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đó, Luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Một là, hệ thống hóa, phát triển và bổ sung thêm các vấn đề lý luận cơ bản về thất thu thuế TNDN, làm rõ các hình thức gian lận của các DN dẫn đến thất thu thuế TNDN, chỉ ra nguyên nhân của thất thu thuế TNDN. Đồng thời, nghiên cứu những vấn đề lý luâ ̣n về chống thất thu thuế TNDN, chỉ rõ nô ̣i dung, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt đô ̣ng chống thất thu thuế TNDN của CQT. Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm về chống thất thu thuế TNDN của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những bài học về chống thất thu thuế TNDN ở Việt Nam cũng như đối với công tác QLT nói chung, chống thất thu thuế TNDN nói riêng tại Cục Thuế TP Hải Phòng. Ba là, phân tích thực trạng gian lận thuế TNDN và thực trạng chống thất thu thuế TNDN ở TP Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác này. Bốn là, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm chống thất thu thuế TNDN ở TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 3. Câu hoi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án cũng như những khoảng hở nghiên cứu mà Luận án có thể tiếp tục nghiên cứu, các câu hoi liên quan đến đề tài Luận án cần được trả lời như sau: 1. Nguyên nhân gây thất thu thuế TNDN và cách thức đo lường mức độ thất thu thuế TNDN như thế nào? Nội dung chủ yếu và các nhân tổ ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế TNDN của CQT là gì? 5 2. Các biện pháp chống thất thu thuế TNDN ở một số nước trên thế giới và các điều kiện cụ thể để thực hiện các biện pháp này? 3. Thực trạng tình hình thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng như thế nào? 4. CQT Hải Phòng đã làm gì để hạn chế thất thu thuế TNDN? Kết quả đạt được đến đâu? Còn những hạn chế gì cần khắc phục và nguyên nhân của nó? 5. CQT và các cơ quan có liên quan cần làm gì và làm như thế nào để hạn chế thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng trong thời gian tới? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chống thất thu thuế TNDN. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Chống thất thu thuế TNDN bao gồm chống thất thu thuế thực và chống thất thu thuế tiềm năng. Tuy nhiên, trong phạm vi Luận án chỉ đi sâu nghiên cứu về thất thu thuế thực và chống thất thu thuế thực trên cơ sở hoạt động QLT của CQT tại Hải Phòng, không đi sâu vào nghiên cứu các nội dung về thất thu thuế tiềm năng và chống thất thu thuế tiềm năng. Các chính sách về thuế và các chính sách pháp luật liên quan được xem là nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế TNDN đồng thời cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng tới công tác chống thất thu thuế TNDN. + Giới hạn về không gian và thời gian: Luận án tập trung đánh giá thực trạng chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng trong giai đoạn 2014 – 2019. Đồng thời các giải pháp chống thất thu thuế TNDN được tiếp cận ở góc độ quản lý của CQT Hải Phòng là chủ yếu. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng quát là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng hợp, khảo sát, phân tích, đối chiếu, so sánh... Bên cạnh đó, để đánh giá đúng đắn thực trạng thất thu thuế TNDN và chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng, NCS đã sử dụng 2 phương pháp phổ biến nhất là: (1) Đánh giá bằng số liệu QLT; và (2) Đánh giá 6 qua kết quả điều tra, khảo sát bằng bảng câu hoi. Cụ thể như sau: Phương pháp số liệu QLT: Đây chính là phương pháp phân tích thống kê trên cơ sở số liệu QLT của CQT. Theo đó, CQT xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và thống kê, phân tích số liệu trên cơ sở số liệu sẵn có tại CQT. Luận án này sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin đã được Cục Thuế TP Hải Phòng và CQT các cấp công bố qua các báo cáo tổng kết, sơ kết, thông tin báo chí, các thông tin số liệu được cung cấp bởi các cơ quan có chức năng liên quan như Trang Thông tin điện tử TP Hải Phòng, Cục Thống kê, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.... Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện vì dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có của CQT. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của phương pháp này là chỉ dựa trên dữ liệu sẵn có nên chưa phản ánh một cách tổng thể và chính xác mức độ thất thu thuế TNDN. Phương pháp điều tra, khảo sát: Luận án đã sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát các công chức thuế và NNT để đánh giá thực trạng thất thu thuế TNDN và các giải pháp chống thất thu thuế TNDN ở TP Hải Phòng. Phương pháp này có ưu điểm là tiếp cận được một số lượng lớn NNT và cho thấy được trình độ hiểu biết, thái độ tuân thủ cũng như những vấn đề khó khăn của NNT để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế TNDN. Tuy nhiên, số liệu thu thập được cũng như độ tin cậy của các số liệu thu được qua điều tra, khảo sát phụ thuộc rất nhiều vào cách thức xây dựng các bảng hoi và cách thức tổ chức điều tra, khảo sát mẫu được chọn để điều tra và khảo sát. Cụ thể như sau: - Cách thiết kế câu hỏi và bảng hỏi: Cuộc khảo sát được tiến hành trên cơ sở đặt ra các câu hoi, các nội dung đã chuẩn bị sẵn để các đối tượng được khảo sát cho ý kiến của mình bằng cách trả lời các câu hoi trong phiếu khảo sát (cho điểm đánh giá). Thang điểm được lựa chọn là thang điểm 5. Theo đó, giá trị trung bình được xác định là 2,5, mức độ cao nhất là 5, thấp nhất là 0 và trung vị là 2,5 (Xem chi tiết tại Phụ lục 1 và 2). - Nội dung khảo sát: Có 3 nhóm nội dung cơ bản là: (i) Nhóm câu hoi để lấy thông tin về CBT/NNT; (ii) Nhóm câu hoi nhằm đánh giá thực trạng thất thu thuế TNDN; (iii) Nhóm câu hoi nhằm đánh giá thực trạng của công tác chống thất thu thuế TNDN. - Xác định đối tượng được khảo sát: Có hai nhóm đối tượng được khảo sát là NNT và cán bộ công chức thuế. 7 - Cách thức khảo sát: Phát trực tiếp phiếu câu hoi, gửi thư điện tử đến các CBT/NNT hoặc trả lời trực tiếp trên công cụ Google Form. - Cách thức tổng hợp kết quả khảo sát: Bảng hoi được thu thập theo kênh gửi theo cả hình thức thu trực tiếp kết hợp với thu gián tiếp qua việc nhận thư điện tử và nhận kết quả trả lời tự động từ công cụ Google Form. Số liệu được xử lý tính toán với phần mềm thống kê (Statistical Package for the Social Sciences – SPSS version 16.0) (Xem chi tiết tại Phụ lục 3 và 4). Kết quả khảo sát thể hiện góc nhìn của cả CBT và NNT về vấn đề thất thu thuế TNDN và công tác chống thất thu thuế TNDN hiện nay trên địa bàn TP Hải Phòng (Xem chi tiết tại Phụ lục 5 và 6). Kết quả tổng hợp như sau: Đối với nhóm NNT, số lượng sơ cấp có được từ việc khảo sát bằng bảng hoi với mẫu khảo sát gồm 500 DN ở tất cả các loại hình khác nhau trên các vùng khác nhau được lựa chọn ngẫu nhiên trên địa bàn TP Hải Phòng, đã nhận về 401 phiếu trả lời hợp lệ. Bao gồm: Bảng 1: Thành phần NNT trả lời khảo sát TT 1 2 3 4 5 Loại hình Số lượng 72 Tỷ lệ (%) 18 DN nhà nước Công ty TNHH có vốn nhà nước, công ty cổ 73 18 phần vốn nhà nước DN tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần 132 33 DN Liên doanh hoặc DN 100% vốn nước ngoài 68 17 Hợp tác xã 56 14 Tổng 401 100 Các DN được khảo sát được thành lập trong các năm từ 2001 đến 2019. Các DN hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực với số lượng lao động cao nhất lên đến gần 20.000 người, mức vốn cao nhất lên đến 50.000 tỷ; Mức doanh thu cao nhất của DN được khảo sát lên đến 30.000 tỷ đồng và có cả DN chưa có doanh thu vì mới thành lập. Đối với nhóm công chức thuế, cuộc khảo sát đã nhận được 433 phiếu trả lời hợp lệ trên mẫu khảo sát gồm 500 công chức thuế tại Cục Thuế TP Hải Phòng và các Chi cục Thuế quận, huyện trực thuộc. Các công chức thuế trả lời làm hầu hết trong các bộ phận của CQT. Bao gồm: 8 Bảng 2: Thành phần CBT trả lời khảo sát TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Bộ phận làm việc Số lượng Tỷ lệ (%) Lãnh đạo Cục/Chi cục Thuế 44 10,2 Tuyên truyền – hô trợ 39 9,0 Quản lý kê khai và kế toán thuế 39 9,0 Thanh tra/Kiểm tra thuế 37 8,6 Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 40 9,2 Tổng hợp, nghiệp vụ, dự toán 45 10,4 Tổ chức/Hành chính/Ấn chỉ/Tài vụ 39 9,0 Pháp chế 37 8,6 Kiểm tra nội bộ 33 7,6 Đội thuế xã, phường, thị trấn 41 9,4 Bộ phận khác 39 9,0 Tổng 433 100 Các câu trả lời được tập hợp theo từng nhóm và được sử dụng để minh họa thêm cho các phân tích, đánh giá, nhận xét của Luận án. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Về mặt khoa học, Luận án tập trung hệ thống hóa, bổ sung các vấn đề lý luận cơ bản về thất thu thuế TNDN, các hình thức gian lận thuế TNDN của các DN dẫn đến thất thu thuế TNDN, chỉ ra nguyên nhân của thất thu thuế TNDN, kinh nghiệm quốc tế về chống thất thu thuế TNDN của một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Luận án đã có các đóng góp mới trong việc tập hợp, giới thiệu, làm rõ thêm những vấn đề lý luận về chống thất thu thuế TNDN, vai trò, ý nghĩa, nội dung của các giải pháp chống thất thu thuế TNDN, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động chống thất thu thuế TNDN ở góc độ cấp Cục Thuế quản lý. 9 - Về mặt thực tiễn, Luận án thực hiện vận dụng các lý luận để phân tích thực trạng gian lận thuế TNDN và chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của thực trạng trên. Từ đó, Luận án tập trung đề xuất các giải pháp hữu hiệu, có tính khả thi nhằm giảm thiểu thất thu NSNN, góp phần hạn chế tình trạng thất thu trên địa bàn TP Hải Phòng trong bối cảnh tình hình KT-XH trong những năm tới còn nhiều khó khăn. Các giải pháp chống thất thu thuế TNDN trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực của thế giới, bám sát định hướng, quan điểm mục tiêu hiện đại hóa của ngành Thuế đã được Bô ̣ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xuất phát từ thực trạng hoạt động chống thất thu thuế TNDN của TP Hải Phòng. Trong đó, việc áp dụng các phương pháp QLT hiện đại là cách tiếp cận mới trong bối cảnh hiện nay và trong thời gian tới. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được chia thành 4 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thất thu thuế TNDN và chống thất thu thuế TNDN. Chương 2: Cơ sở lý luận về thất thu thuế TNDN và chống thất thu thuế TNDN. Chương 3: Thực trạng thất thu thuế TNDN và chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng giai đoạn 2014 – 2019. Chương 4: Giải pháp chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước Chính sách thuế và QLT luôn là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và đông đảo các tầng lớp doanh nhân, cá nhân quan tâm. Xét trên góc độ nghiên cứu, làm thế nào để có được một hệ thống thuế tối ưu? Giải pháp nào để nâng cao được hiệu quả của công tác quản lý thu thuế? Phân tích thực trạng thất thu thuế và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm chống thất thu thuế hiệu quả nhất… cũng là vấn đề đã được nhiều công trình nghiên cứu thực hiê ̣n. Trong phạm vi của đề tài cũng như khả năng sưu tầm, hệ thống của mình, NCS nhận thấy có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu ở ngoài nước về thất thu thuế TNDN và chống thất thu thuế TNDN liên quan trực tiếp đến nội dung nghiên cứu của Luận án như sau (được sắp xếp theo thứ tự thời gian): 1. Rosanne Altshuler, Alan J. Auerbach, Michael Cooper, Matthew Knittel (2008): Understanding U.S. Corporate Tax Losses, NBER Working Paper No. 14405. Tài liệu này nghiên cứu sự thất thu thuế thu nhập do việc sử dụng cổ phiếu từ những năm 1990 ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu cũng chỉ ra khi các DN bị thua lô sẽ không mang lại lợi ích về thuế, việc đóng thuế bị giảm đi. Do vậy, các DN đã lên các kế hoạch đóng thuế an toàn hơn nhằm tạo ra lợi nhuận kinh tế kỳ vọng trong tương lai. Đây là tài liệu quan trọng được sử dụng để tham khảo các giải pháp chống thất thu thuế TNDN [100]. 2.Norman Gemmell, John Hasseldine (2012): The Tax Gap: A Methodological Review, Stock, T. (Ed.) Advances in Taxation (Advances in Taxation, Vol. 20), Emerald Group Publishing Limited, Bingley, pp. 203-231. Tài liệu này xem xét toàn diện các nghiên cứu về mức độ thất thu thuế trong bối cảnh đang diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế là do thiếu sót khi không nắm bắt được hành vi của NNT một cách đầy đủ. Tài liệu cũng đóng góp các ý kiến về phương pháp đo lường thất thu thuế 11 trên cả hai mặt khái niệm và thực nghiệm trước khi các nhà nghiên cứu đưa ra các ước tính về thất thu thuế cho phù hợp việc phân tích các chính sách KT – XH [95]. 3. Richard Murphy (2014): The Tax Gap. Tax Evasion in 2014 – and what can be done about it, London: Public and Commercial Services Union. Báo cáo này điều tra quy mô thất thu thuế ở Anh và đặc biệt là vấn đề trốn thuế năm 2014. Báo cáo cũng chỉ ra những tác động tiêu cực của vấn đề thất thu thuế đến chính sách phát triển KT - XH cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Từ đó mới thấy được sự cần thiết trong việc đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm giải quyết triệt để vấn đề thất thu thuế ở Anh trong giai đoạn tới [98]. 4. Richard M.Bird (2015): Improving Tax Administration In Developing Countries, International Monetary Fund. Đây là cẩm nang phản ánh một số vấn đề các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cần xem xét công tác QLT theo những chuẩn mực và xu hướng chung của thế giới, trong đó có các khuyến cáo về việc chống thất thu thuế khi tiến hành nâng cao hiệu quả công tác QLT. Tuy nhiên tài liệu mới chỉ dừng lại ở những khuyến cáo chung cho các nước đang phát triển mà chưa tính đến đặc thù của từng nước. Nếu áp dụng vào từng trường hợp cụ thể ở môi nước thì đòi hoi hệ thống pháp luật môi nước phải thay đổi đáng kể mới có thể áp dụng hiệu quả trong công tác quản lý của mình. Đây là nguồn tài liệu quan trọng được sử dụng để tham khảo đề ra các giải pháp trong lĩnh vực QLT để phù hợp với xu hướng chung trên thế giới hiện nay khi tác giả nghiên cứu Luận án “Giải pháp chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP Hải Phòng” [97]. 5. Konrad Raczkowwski (Institute of Economics, University of Social Sciences in Warsaw, Poland) (2015): Measuring the tax gap in the European economy, Journal of Economics and Management, Vol.21(3).2015. Bài báo nói về những phương pháp được sử dụng để phát hiện ra thất thu thuế và tính toán thất thu thuế cho tất cả các quốc gia thành viên của EU giai đoạn 2011 – 2014. Bài báo đã dựa trên việc xem xét các tài liệu tham khảo giải quyết vấn đề thất thu thuế trong bối cảnh vẫn còn xảy ra tình trạng gian lận thuế và trốn thuế. Đây là lần đầu tiên mức độ thất thu thuế của các quốc gia trong EU trong giai đoạn 2011- 2014 được tính toán một cách rõ ràng [94].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan