Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn hà tĩnh...

Tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn hà tĩnh

.PDF
65
82
57

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giải quyết việc làm là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và cấp bách không chỉ ở nuớc ta mà ở cả nhiều nuớc trên thế giới và khu vực. Đối với nuớc ta mặc dù nông thôn chiếm hơn 70% dân số và 75% tổng lực luợng lao động cả nuớc nhung chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, năng suất lao động thấp, phuơng thức sản xuất lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao. Hiện nay 90% số nguời nghèo của cả nuớc vẫn đang sống ở nông thôn, tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn chiếm 28,9%, thất nghiệp thành thị 6,9%. Nhu vậy thất nghiệp, thiếu việc làm cho nguời lao động đang diễn ra khá phức tạp kìm hãm quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nuớc. Không những thế thất nghiệp, thiếu việc làm còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đói nghèo, một trong những nhân tố gây ra mất ổn định kinh tế chính trị, xã hội của đất nuớc. Tạo việc làm cho nguời lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, từng địa phuơng và ngay cả trong mỗi gia đình. Việc làm phù họp và có hiệu quả góp phần quan trọng trong việc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nuớc. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời gian qua, một số nơi đã làm tốt giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho lao động nông thôn có điều kiện và cơ hội tìm đuợc việc làm. Tuy nhiên quá trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang còn nhiều vấn đề cần phải đuợc nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng lao động và khả năng tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn thời gian tới. Hà Tĩnh là một tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ với quy mô dân số xấp xỉ 1,2 triệu nguời, tốc độ phát triển dân số bình quân 1,18 % năm, nguồn lao động bổ sung vào lực luợng lao động hàng năm trên 3 vạn nguời. Trong nhiều năm qua, vận dụng đuờng lối, chủ truơng, chính sách của Đảng và Nhà nuớc, Hà Tĩnh đã có nhiều chính sách giải quyết việc làm cho nguời lao động. Song thực tiễn đặt ra còn nhiều khó khăn, đó là tình trạng nguời chua có việc làm và thiếu việc làm còn lớn, đặc biệt là ở nông thôn. Điều đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu và xây dựng hệ thống chính sách giải quyết việc làm đồng bộ và hiệu quả hơn trong giải quyết việc làm nói chung và ở nông thôn nói riêng. Xuất phát từ áp lực về lao động, việc làm ngày càng gia tăng và có ảnh huởng đến sự phát triển kinh tế xã hội ở Hà Tĩnh nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh”. Với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé vào sự phát triến bền vững của Hà Tĩnh trong thời gian tới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp. Lực luợng dồi dào nhu vậy nhung trình độ chuyên môn của lao động nông thôn chua cao. Hầu hết các thị truờng lao động chỉ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và ở ba vùng kinh tế trọng điểm. Ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, thị truờng lao động lại chua phát triển nên dẫn đến thực trạng là nơi thừa, nơi thiếu lao động. Đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của lao động nông thôn làm cho việc khai thác nguồn nhân lực ở đây vẫn còn yếu kém. Những vấn đề trên là thách thức đối với chính lao động nông thôn và các nhà hoạch định chính sách. Chính vì vậy mà giải quyết việc làm đuợc nhiều cơ quan, ban, ngành và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhu: Bộ Lao động - Thuơng binh và xã hội (1993): Thị trường lao động ở nông thôn, Hà Nội. Bộ Lao động - Thuơng binh và xã hội (1997): Kinh tế đại chúng với vẩn đề tạo mở việc làm, Hà Nội. Bộ Lao động - Thuơng binh và xã hội (1998): Giải quyết việc làm với tăng trưởng kinh tế, Hà Nội. Bộ Lao động - Thuơng binh và xã hội (1999): Phương hướng, biện pháp hình thành sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2001): Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam, Hà Nội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Viện Khoa học lao động và xã hội (2009): Lao động việc làm trong thời kỳ hội nhập. NXB Lao động - Xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về lao động việc làm. Việc nghiên cứu về lĩnh vực lao động - việc làm thường được tập trung vào điều tra, khảo sát phản ánh trung thực về thực trạng lao động - việc làm của đất nước. Từ đó đưa ra các mô hình giải quyết việc làm có hiệu quả. Các viện nghiên cứu, các trường đại học cũng như các cá nhân cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. về cơ bản các công trình nghiên cứu đi từ tổng kết thực tiễn để đưa ra các giải pháp trong việc giải quyết việc làm. Trần Đình Hoan, Lê Mạnh Khoa (1991): Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội. Lê Văn Lương (1995): Giải quyết việc làm cho người Hà Tĩnh, Hà Tĩnh. Lê Văn Lương, Thái Ngọc Tịnh (1995): Giải quyết việc làm cho người lao động Hà Tĩnh trong thời gian tới, Chương trình nghiên cứu khoa học đề tài cấp tỉnh. Thái Ngọc Tịnh (1997): Lao động việc làm ở Hà Tĩnh, Tạp chí lao động xã hội số 128. Chu Tiến Quang (2001): Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải pháp. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Đào Quang Vinh (2005): Kết quả giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2004 và phương hướng giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010. Tạp chí quản lý kinh tế -CIEM. Viện khoa học lao động và xã hội (2006): Dự báo xu hướng việc làm tại Việt Nam giai đoạn 2005-2015, Báo cáo của Dự án SIDA-CIEM, Hà Nội. Chương trình giải quyết việc làm (2005-2009), Hà Tĩnh Ở địa bàn Hà Tĩnh cũng đã có nhiều cá nhân có chương trình nghiên cứu nhằm giải quyết việc làm, tuy nhiên các chương trình nghiên cứu đã khá lâu và hiện nay trong điều kiện phát triển của đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đã có nhiều thay đổi và không còn phù họp nữa. Dựa trên các vấn đề lý luận và thực tiễn thực trạng việc làm và giải quyết việc làm hiện nay, tôi sẽ đưa ra một số giải pháp khác phù họp với điều kiện phát triến hiện nay của Hà Tĩnh, nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân nông thôn. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động phù hợp với điều kiện cụ the ở vùng nông thôn Hà Tĩnh, nhằm tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở vùng nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống dân cư. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: lao động, người lao động, việc làm và giải quyết việc làm... - Đánh giá đúng thực trạng lao động và việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh - Đưa ra những giải pháp phù họp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh. 4. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu vấn đề lao động việc làm trên địa bàn nông thôn Hà Tĩnh. Thời gian: từ năm 2006 đến năm 2008. Không gian: Huyện Thạch Hà. 5. Mẫu khảo sát Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm sinh thái vùng. Căn cứ vào tình hình đặc điếm cụ the của vùng nông thôn Hà Tĩnh, và năng lực của cá nhân tác giả chọn Huyện Thạc Hà làm địa điếm nghiên cứu. Thạch Hà là một huyện thuộc vùng ven biến của Hà Tĩnh, cách trung tâm tỉnh lỵ 5km. Đây là một huyện vừa có biến, đồng bằng và miền núi, hoạt động sản xuất bao gồm: đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, làm muối. Hộ thuần nông của toàn huyện chiếm 60%, hộ chuyên ngành dịch vụ chiếm hơn 10%, hộ nông kiêm ngành dịch vụ chiếm 20%, hộ chuyên ngu chiếm 5%, hộ diêm nghiệp chiếm 5%. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế của sự phân vùng địa lý và sinh thái, tác giả chọn 6 xã đại diện cho 3 vùng nghiên cứu giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh bao gồm: đại diện cho vùng ven biển: xã Thạch Hải, xã Thạch Văn; đại diện cho vùng đồng bằng: Thạch Việt, Thạch Kênh ; đại diện cho vùng núi: xã Thạch Vĩnh, Thạch Ngọc. 6. Câu hỏi nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu đuợc trình bày duới dạng câu hỏi: Thực trạng lao động việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh hiện nay nhu thế nào? 7. Giả thuyết nghiên cứu Hiện nay ở nông thôn Hà Tĩnh còn hơn 70.000 lao động thiếu việc làm. Lao động thiếu việc làm và có thời gian nhàn rỗi cao chủ yếu tập trung ở miền núi và vùng ven biển. Chất luợng nguồn lao động nông thôn chủ yếu là chua qua đào tạo lao động chân tay là chính...Thời gian qua tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp giải quyết việc làm nhu: phát triển kinh tế xã hội, tạo nguồn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đào tạo nghề cho nguời, xuất khẩu lao động...Tuy nhiên giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế chua đáp ứng đuợc nhu cầu của nguời dân. 8. Phương pháp nghiên cứu Đe tài sử dụng các phương pháp sau: - Nghiên cứu tài liệu: Sinh viên tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài. Những số liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau như: Cục thống kê Hà Tĩnh, điều tra lao động và việc làm, số liệu từ các báo cáo sơ kết, tổng kết của Sở Lao động thương binh và xã hội Hà Tĩnh và một số sách báo, tài liệu khác... - Khảo sát thực tế: sinh viên tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi các đối tượng liên quan là các hộ gia đình ở nông thôn đe làm rõ thực trạng việc làm ở nông thôn. - Tổng hợp phân tích: dựa trên việc nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài và việc tìm hiểu thực tế ở địa phương sinh viên tiến hành phân tích tổng hợp vấn đề từ đó đưa ra giải pháp cho việc giải quyết việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh. 9. Kết cấu của Khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương, 6 tiết: CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến giải quyết việc làm 1.1.1. Khái niệm liên quan đến lao dộng và người lao dộng 1.1.2. Khái niệm về việc làm và giải quyết việc làm 1.1.3. Khái niệm thất nghiệp và thiếu việc làm 1.2. Đặc điểm lao động, việc làm ở nông thôn 1.3. Các nhân tế ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 1.3.1. Nhân tố liên quan đến chính sách 1.3.2. Nhân tố liên quan đến giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ 1.3.3. Nhân tố về dân số 1.3.4. Nhân tố quốc tế CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾTVIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HÀ TĨNH. 2.1. Tông quan về địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm kình tế xã hội 2.2. Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn Hà Tĩnh. 2.2.1. Hiện trạng lao động, việc làm nói chung 2.2.2. Tình hình thiếu việc làm hiện nay ở Hà Tĩnh 2.3. Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Hà Tĩnh trong thời gian tới 2.3.1. Các giải pháp thúc đẩy phát triển kình tế 2.3.2. Giảm sức ép về nhu cầu giải quyết việc làm ở Hà Tĩnh 2.3.3. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực 2.3.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động 2.3.5. Tăng cường sự quản lý nhà nước về lao dộng, củng cố và phát triển hệ thống sự nghiệp giải quyết việc làm. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trực tiếp đến giải quyết việc làm Việc làm và giải quyết việc làm luôn luôn là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là đối với nguời lao động nói chung và đối với nguời lao động nông thôn nói riêng. Để có những chính sách, biện pháp phù họp trong giải quyết việc làm cho nguời lao động chúng ta cần làm rõ đuợc một số khái niệm liên quan đến đề tài: 1.1.1. Khái niệm liên quan đến lao dộng và người lao dộng - Lao động: Trong lời nói đầu của Luật lao động đã ghi rõ: “ Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tổ quyết định sự phát triển của đẩt nước”. [5,1] Với ý nghĩa này, chúng ta có thể hiểu hoạt động của con nguời ở đây nhu là những công nhân đang làm việc ở nhà máy, công truờng; những nguời nông dân đang làm việc trên đồng ruộng; những cán bộ, công chức, nhân viên làm việc trong các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp; những nguời hoạt động nghệ thuật... - Người lao động: Nguời lao động là những nguời trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Trong Bộ Luật lao động ghi rõ: “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động” [5, điều 6]. Trong Luật lao động không quy định độ tuổi của nguời lao động, tuy nhiên trong các văn bản luật pháp khác liên quan nhu Luật bảo hiểm xã hội, Luật công chức... đã có quy định tuổi lao động đối với nam là đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi. Đây là quy định chung cho mọi lao động ở các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì thực tế nguời lao động có thể tham gia lao động độ tuổi còn thấp hơn 15 tuổi vầ cao hơn 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. - Lực lượng lao động Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về lực luợng lao động Từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô (cũ) (1977): lực luợng lao động là khái niệm định luợng của nguồn lao động. Từ điển thuật ngữ Pháp (1977-1985): lực luợng lao động là số luợng và chất luợng những nguời lao động đuợc quy đổi theo các tiêu chuẩn trung bình về khả năng lao động có thể sử dụng. Theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): Lực luợng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những nguời thất nghiệp. Từ những quan niệm trên có thể đưa ra quan niệm về lực luợng lao động như sau: lực luợng lao động bao gồm toàn bộ những nguời từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhung có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc. Từ những khái niệm trên ta có the đua ra khái niệm lao động nông thôn nhu sau: lao động nông thôn là những nguời trong độ tuổi lao động do luật quy định nhung sống và làm việc trong khu vực nông thôn trong đó chủ yếu là những nông dân chuyên sản xuất nông nghiệp, những nguời làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ, các hoạt động dịch vụ ở nông thôn... - Thị trường lao động Từ khi nền kinh tế nuớc ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị truờng định huớng chủ nghĩa xã hội thì thuật ngữ “Thị truờng lao động” đã đuợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến với nhiều khái niệm khác nhau. Giáo trình giảng dạy của khoa Kinh tế lao động truờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội đua ra khái niệm về thị truờng lao động nhu sau: - Là không gian trao đổi tiến tới thỏa thuận giữa nguời sở hữu sức lao động và nguời cần có sức lao động để sử dụng. - Là mối quan hệ xã hội giữa người lao động có thể tìm việc làm để có thu nhập và người sử dụng lao động để có thể thuê được công nhân bằng cách trả công để tiến hành sản xuất kinh doanh. - Là toàn bộ quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực thuê mướn lao động. Theo ILO: “thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua một quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động cũng như mức độ tiền công tiền lương”. [13,22] Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “Thị trường mà đảm bảo việc làm cho người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là thị trường lao động”. [13,22] Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất với nhau về những nội dung cơ bản để hình thành nên thị trường lao động đó là không gian, người cần bán sức lao động, người cần mua sức lao động, giá cả sức lao động và những ràng buộc giữa các bên về nội dung này. Thị trường sức lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng kém phát triển. Hình thức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát theo quan hệ truyền thống trong cộng đồng, thiếu một cơ chế điều tiết thống nhất, và không được pháp chế hóa. Vì vậy giá trị cộng lao động thường được đánh giá theo thỏa thuận trực tiếp, việc thanh toán kết họp cả giá trị và hiện vật. Quan hệ thuê mướn dựa trên mối quan hệ thân quen là chủ yếu, vừa kết hợp làm thuê, vừa theo thời vụ. Lao động thủ công cơ bắp là chính. Một số nơi do chưa phát triển ngành nghề, dẫn đến dư thừa lao động, nhất là thời vụ nông nhàn, người lao động phải đi làm thuê vùng khác, xã khác hoặc ra đô thị tìm kiếm việc làm. 1.1.2. Khái niệm về việc làm và giải quyết việc làm - Việc làm Giải quyết việc làm cho lao động xã hội là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được toàn thế giới cam kết trong tuyên bố về chương trình hành động toàn cầu. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm việc làm: Việc làm đã được ILO quan tâm ngay từ khi nó được thành lập năm 1919. Theo ILO “ Việc làm là những hoạt động được trả công bằng tiền và hiện vật”[12] Quan điểm xem xét việc làm như một tế bào, một đơn vị nhỏ nhất phân chia từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cho rằng: “ Việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, hoặc những phương tiện để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội Những năm gần đây, tiếp thu có chọn lọc các khái niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và một số nước lân cận, nước ta đã có những thay đổi trong quan niệm về việc làm. Bộ luật Lao động ghi rõ: “A/ọz' hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cẩm đều được thừa nhận là việc làm” [5, điều 13]. Ngoài những khái niệm trên còn có rất nhiều khái niệm về việc làm được các nhà nghiên cứu đưa ra như: Tác giả Đặng Xuân Thao trong cuốn sách “Mối quan hệ giữa dân số và việc làm” đã định nghĩa việc làm như sau; “Việc làm là hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cẩm, có thu nhập hoặc tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho người thân, gia đình hoặc cộng đồng”. [12,11] Liên quan chặt chẽ với khái niệm việc làm, hai tác giả Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung trong cuốn sách “ về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” đã đưa ra khái niệm về người có việc làm như sau: “Người có việc làm là người đang làm việc trong những lĩnh vực ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cẩm, đem lại thu nhập để nuôi sổng bản thân và gia đình [8,9] Tác giả TS Chu Tiến Quang và cộng sự trong cuốn “Việc làm ở nông thôn” đã đưa ra khái niệm như sau; “ Việc làm có thể được hiểu ở hai trạng thái “tĩnh ” và “động”. Ở trạng thái “tĩnh ” việc làm chỉ nhu cầu sử dụng sức lao động và các yếu tổ vật chất kỹ thuật khác nhằm mục đích tạo ra thu nhập hoặc kết quả có ích cho cá nhân, cộng đồng... Ở nghĩa “động” thì việc làm là hoạt động của dân cư nhằm tạo ra thu nhập có lợi cho cá nhân hoặc cộng đồng trong khuôn khổ pháp luật cho phép”. [18,10] Như vậy từ các khái niệm trên việc làm có thế được hiếu như sau: Việc làm là hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình người lao động hoặc cho một cộng đồng nào đó. Với cách hiếu trên, nội dung của khái niệm việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng to lớn giải phóng sức lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người lao động được tự do hành nghề, tự do liên doanh, liên kết để tạo việc làm và tự do thuê mướn lao động theo luật pháp của nhà nước đe tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động xã hội theo quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường. - Việc làm tự tạo : Đây là khái niệm mới được đưa ra từ TS Lê Xuân Bá và các cộng sự trong đề tài “ Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam” (Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thực hiện 2006) Theo nhóm tác giả này thì các hoạt động được xem là việc làm tự tạo ‘Tiên quan đến sự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hóa và dịch vụ”. Ví dụ những người có xưởng sản xuất, cửa hàng, cửa hiệu.. .chỉ có trách nhiệm với chính bản thân họ. Báo cáo đề tài này cũng nói rõ thêm: ở các nước đang phát triến, sự phân chia giữa lao động làm công ăn lương và việc làm tự tạo nhiều khi không rõ. Có một khoảng trùng lặp giữa lao động được trả và lao động tự trả công mà ở đó các hoạt động này có thể được xem là lao động được thuê vừa có thể là lao động tự thuê. Với ý nghĩa của khái niệm này, liên hệ với nông nghiệp, nông thôn có the thấy việc làm tự tạo trong nông nghiệp, nông thôn là rất lớn và rất quan trọng. Tuyệt đại bộ phận nông dân làm việc trên đồng ruộng đều là những lao động tự trả công hay nói một cách khác là người nông dân là những người tự tạo ra việc làm. Đây là điều rất có ý nghĩa trong nghiên cứu tìm giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. - Việc làm ổn định: Có thể nói, đến nay chưa có khái niệm về việc làm ổn định. Tuy nhiên trong thực tế tại nhiều văn bản, báo cáo của chính phủ, các bộ, ngành thì cụm từ việc làm ổn định đã được đề cập đến rất nhiều. Chúng ta vẫn thường nói: cần phải tạo việc làm ổn định cho người lao động. Nhưng thế nào là việc làm ổn định? Tiêu chí nào đe xác định đó là việc làm ốn định? Qua sự phân tích ở trên và qua thực tế, tác giả đưa ra khái niệm về việc làm ốn định đó là những công việc mà người lao động có the làm việc trong một thời gian dài, có mức thu nhập (tiền công) đảm bảo cho cuộc sống người lao động và cho con cái họ và có tích lũy. Trong nông nghiệp, nông thôn, đó là việc làm quanh năm với thu nhập cao. Từ các khái niệm về việc làm trên đây có thể đưa ra khái niệm giải quyết việc làm như sau: Giải quyết việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động có cơ hội làm việc với chất lượng việc làm ngày càng cao. Như vậy, giải quyết việc làm phù họp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ tạo ra việc làm cho người lao động để họ có thể nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng quê hương đất nước. 1.1.3. Khái niệm thất nghiệp và thiếu việc làm Để giải quyết việc làm những khái niệm quan trọng cần phải làm rõ đó là khái niệm thất nghiệp và thiếu việc làm. a. Thất nghiệp Theo định nghĩa của Aigred Sanvy: “Người thất nghiệp là người khỏe mạnh, muốn lao động để kiếm sổng nhưng không tìm được việc làm”. Theo quan điểm khác: một người được coi là thất nghiệp, nếu người đó không có việc làm và đang cố gắng đi tìm việc làm nhưng không tìm được trên thị trường. Cũng có quan điểm cho rằng: thất nghiệp là hiện tượng gồm người mất thu nhập, do không có khả năng tìm được việc làm trong khi họ còn trong độ tuổi lao động có khả năng lao động muôn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan môi giới vê lao động nhung chua đuợc giải quyết. Nhu vậy những nguời thất nghiệp tất yếu họ phải thuộc lực luợng lao động hay dân số hoạt động kinh tế. Nguời đuợc coi là thất nghiệp phái có 3 tiêu chuẩn: + Đang mong muốn và tìm việc làm + Có khả năng làm việc + Hiện đang chua có việc làm Với cách hiểu nhu thế, không phải bất kỳ ai có sức lao động nhung chua làm việc đều đuợc coi là thất nghiệp. Do đó một tiêu chuẩn quan trọng để xem xét một nguời đuợc coi là thất nghiệp thì phải biết đuợc nguời đó có muốn đi làm việc hay không. Bởi lẽ trên thực tế nhiều nguời có sức khỏe, có nghề nghiệp song không có nhu cầu làm việc, họ sống chủ yếu nhờ sự trợ cấp của gia đình, hay các nguồn tài trợ khác... Đây là khái niệm chung đối với các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có thất nghiệp hay không thì còn có nhiều quan niệm khác nhau. Theo giáo su DaVid L Lindaver (Viện phát triển quốc tế Harvard) thì trong nông nghiệp không có thất nghiệp, mà chỉ có bán thất nghiệp. Trong cuốn “Theo huớng rồng bay - Cải cách kinh tế ở Việt Nam” ông đã viết: “Việt Nam đang đổi diện với một cuộc khủng hoảng về lao động. Nền kinh tể thực chất vẫn là một nền kinh tể nông nghiệp có tỷ lệ bán thất nghiệp cao”. Tuy nhiên theo ông thì các định nghĩa và cách thức đánh giá mức độ bán thất nghiệp thuờng khó có thể chính xác, nhung khu vực nông nghiệp Việt Nam với mật độ dân cu cao, cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp đang phải tiếp nhận một luợng lao động lớn đáng ra có thể tìm đuợc công ăn việc làm ổn định hơn nếu nhu cầu về lao động tăng. Và ông cho rằng, do kinh tế nông thôn có vị trí thống lĩnh nên vấn đề chủ yếu về lao động hiện nay là tình trạng bán thất nghiệp ở nông thôn. Điều này cũng trùng với suy nghĩ của cử nhân kinh tế Tạ Thị Xuân trong cuốn: “Chống lạm phát - Lý thuyết và kinh nghiệm” cho rằng: “Việt Nam một đẩt nước sau chiến tranh thì còn biết bao nhiêu việc phải làm cho sự cường thịnh của quốc gia. Một quốc gia như vậy mà thiếu việc làm cho 10 triệu lao động thì thật là điều nghi ngại và khó hiểu”... Theo bà thì cái thiếu nhất ở đây là: thiếu vốn đầu tu, thiếu bí quyết và quyết tâm chiến thắng giặc đói nghèo, thiếu chính sách tài chính - vốn - tiền tệ khôn ngoan, thiếu con đuờng làm giàu. [20,66]. Từ quan điếm của các tác giả nêu trên, chúng ta nhìn nhận vào nền nông nghiệp Việt Nam thấy rằng: sản xuất nông nghiệp của Việt Nam cho tới nay vẫn còn ở trình độ thấp kém, nền nông nghiệp Việt Nam tuy đã có buớc phát triển khá, nhung sự phát triến đó chua thực sự tuơng xứng với tiềm năng của nông nghiệp nuớc ta Bán thất nghiệp hay thiếu việc làm ở nông thôn có thể đuợc hiểu nhu là ‘Tao động thời vụ”. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ nên nguời lao động có lúc rất bận rộn, họ phải lao động với cuờng độ lao động và thời gian lao động cao. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là mặc dù làm việc vất vả nhung do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên năng suất lao động thấp, thu nhập không cao không đảm bảo đuợc đời sống của họ. b. Thiếu việc làm Theo ILO thì nguời thiếu việc làm là nguời trong tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc duới mức quy định chuẩn cho nguời có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm. Theo ILO khái niệm thiếu việc làm đuợc biểu hiện duới dạng vô hình và hữu hình. Thiếu việc làm vô hình: là những nguời có đủ việc làm, làm đủ thời gian thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thuờng nhung thu nhập thấp. Thiếu việc làm hữu hình: là khái niệm để chỉ hiện tuợng nguời lao động làm việc có thời gian ít hơn thuờng lệ, họ không đủ việc làm đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc. Ở Việt Nam theo hướng dẫn điều tra lao động của Bộ Lao động thương binh và xã hội thì “người đủ việc làm bao gồm những người có sổ giờ làm việc trong tuần lễ tỉnh đến thời điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ, hoặc những người có sổ giờ làm việc nhỏ hơn 40 nhưng không có nhu cầu làm thêm hoặc những người có sổ giờ làm việc nhỏ hơn 40 nhưng lớn hơn giờ quỵ định đổi với người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành”. Người thiếu việc làm bao gồm “những người trong tuần lễ tỉnh đến thời điểm điều tra có tổng sổ giờ làm việc nhỏ hơn 40 giờ, hoặc có sổ giờ làm việc nhỏ hơn giờ quy định đổi với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định của nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ, săn sàng làm việc nhưng không có việc làm”.[2,17] Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì người thiếu việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới mức lương tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm. Như vậy thiếu việc làm là người thuộc lực lượng lao động đang có việc làm nhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm và mang lại thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu. 1.2. Đặc điểm lao động, việc làm ở nông thôn. Khu vực nông thôn của nhiều nước đang phát triển và của nước ta có đặc điểm chung là dân số tăng nhanh, cấu trúc dân số trẻ, dẫn đến nguồn lao động tăng với tốc độ cao hàng năm. Vì thế, khả năng tạo việc làm luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của lao động nông thôn. Ở Việt Nam, số việc làm tăng hàng năm ở nông thôn chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu. Ở nông thôn sản xuất nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực tạo việc làm truyền thống và thu hút nhiều lao động của cư dân nông thôn, nhưng bị giới hạn bởi diện tích đất canh tác vốn rất hạn hẹp và có xu hướng giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang phát triển mạnh ở các nước. Điều đó đã hạn chế khả năng giải quyết việc làm ở nông thôn. Nếu tình trạng dân số còn gia tăng thì sự khan hiếm đất nông nghiệp càng trầm trọng hơn, đưa đến hậu quả ngày càng thiếu việc làm cho lao động nông nghiệp, nếu lực lượng này không được chuyển dần sang khu vực sản xuất khác. Khu vực nông thôn đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động của cả nước, giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng trưởng lao động của cả nước đạt 2,79%, trong đó tốc độ tăng trưởng của lao động nông thôn là 2,18%. Ở nông thôn, tỷ lệ lao động thiếu việc làm luôn ở mức cao, vì việc nhà nông có những đặc điểm rất khác biệt so với thành thị. Cụ thể, theo điều tra của Bộ này, năm 2008, tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn là 6,1%. Lao động việc làm ở nông thôn có những đặc điếm riêng biệt sau đây: Ở nông thôn, người lao động chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp tuy nhiên sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ của các quy luật sinh học và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng như: đất đai, khí hậu, thời tiết...Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, và các hoạt động dịch vụ sản xuất như cung ứng giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch chế biến và tiêu thụ sản phẩm.. .Quá trình sản xuất mang tính thời vụ rất cao, thu hút lao động không đồng đều, trong ngành trồng trọt việc làm chỉ tập trung chủ yếu vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi, không có việc làm, đó là lao động nông nhàn ở nông thôn. Trong thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động nông thôn thường chuyến sang làm các công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang các địa phương khác hành nghề đe tăng thu nhập. Phần lớn là di chuyến lao động từ nông thôn lên thành thị để làm các công việc chân tay. Điều đó xuất phát từ tình trạng thời gian nông nhàn cùng với thu nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp. Ở nông thôn các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ) thường bắt nguồn từ lao động của kinh tế hộ gia đình. Các thành viên trong gia đình có thể chuyển đổi, thay thế để thực hiện công việc của nhau. Vì thế, việc chú trọng thúc đẩy phát triển các hoạt động khác nhau của kinh tế hộ gia đình là một trong những biện pháp tạo việc làm có hiệu quả. Khả năng thu hút lao động trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi với các cây trồng vật nuôi khác nhau là khác nhau, đồng thời thu nhập cũng rất khác nhau, vì vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo huớng thu dụng đuợc nhiều lao động cũng là biện pháp tạo thêm việc làm ngay trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động dịch vụ ở nông thôn bao gồm những hoạt động cung ứng đầu vào cho sản xuất nông-lâm-ngu nghiệp và các mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống dân cu nông thôn và tạo ra thu nhập cao cho nguời lao động. Nhìn chung việc làm ở nông thôn thuờng là những công việc giản đơn, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao. Tu liệu sản xuất chủ yếu trong ngành này chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ học, dễ chia sẻ. Nhung sản phẩm làm ra chất luợng thấp nên thu nhập bình quân của lao động nông thôn nói chung không cao, tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn còn khá cao so với khu vực thành thị. Ở nông thôn, có một số luợng khá lớn công việc tại nhà không định thời gian nhu: trông nhà, trông con cháu, nội trợ, làm vuờn...có tác dụng hỗ trợ tích cực tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thị truờng sức lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhung kém phát triển. Hình thức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát theo quan hệ truyền thống trong cộng đồng, thiếu một cơ chế điều tiết thống nhất. Quan hệ thuê muớn dựa trên mối quan hệ thân quen là chủ yếu. Những đặc điểm trên có ảnh huởng rất lớn đến chủ truơng chính sách và định huớng giải quyết việc làm ở nông thôn. Nếu có cơ chế phù họp, mở rộng và phát triển các biện pháp tạo việc làm thích ứng sẽ góp phần giải quyết tốt quan hệ dân số-việc làm tại chỗ. 1.3. Các nhân tế ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 1.3.1. Nhân tố liên quan đến chính sách Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Chính sách việc làm là nhân tố chủ quan có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình phát triển việc làm trong xã hội. Chính sách giải quyết việc làm thực chất là một hệ thống các biện pháp có tác động mở rộng cơ hội để lực lượng lao động của toàn xã hội tiếp cận được việc làm. Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội nhằm giải quyết một vấn đề xã hội vừa cấp bách vừa lâu dài ở mỗi nước là đảm bảo việc làm, đời sống cho lao động toàn xã hội, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi đang tồn tại tỷ lệ người chưa có việc làm, thiếu việc làm khá cao. Cũng như những chính sách xã hội khác, chính sách việc làm cũng rất đa dạng, phong phú, có thể phân loại như sau: Nhóm chính sách chung có quan hệ và tác động đến việc mở rộng và phát triến việc làm cho lao động nông thôn như: chính sách tín dụng ưu đãi, chính sách đất đai, chính sách thuế. Nhóm chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, hình thức và vùng có khả năng thu hút được nhiều lao động trong cơ chế thị trường (chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển khu vực phi kết cấu, chính sách di dân và phát triển vùng kinh tế mới, chính sách đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, chính sách di chuyến lao động, chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống. Ngoài ra còn có các chính sách việc làm cho các đối tượng là người có công và chính sách xã hội (thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người tàn tật...) Chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội, song phương thức và biện pháp giải quyết việc làm mang nội dung kinh tế, đồng thời liên quan đến những vấn đề thuộc tổ chức sản xuất kinh doanh như: tạo môi trường pháp lý, vốn, lựa chọn và chuyển giao công nghệ, cơ sở hạ tầng, thị trường tiêu thụ. Vì thế bất cứ chính sách kinh tế - xã hội nào của Nhà nước cũng ảnh hưởng và tác động đến vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Ở Việt Nam nhiệm vụ của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm là phải góp phần hoàn thiện một hệ thống chính sách, đưa ra được các biện pháp hữu hiệu, tiến hành các hoạt động đồng bộ, kết họp lồng ghép với các chương trình khác, cùng với hoạt động của các ngành, các cấp trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sự tác động mạnh mẽ của một chương trình quốc gia liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết việc làm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. 1.3.2. Nhân tố liên quan đến giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ + về giáo dục đào tạo Tiềm năng kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào trình độ khoa học, công nghệ của đất nước đó. Trình độ khoa học, công nghệ lại phụ thuộc vào các điều kiện giáo dục. Giáo dục nằm ở trung tâm của sự phát triển. Giáo dục - đào tạo giúp cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc và rõ ràng, người lao động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp. Giáo dục đào tạo là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản để bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội. Giáo dục và đào tạo nhằm vào định hướng phát triển, trước hết nhằm cung cấp cho xã hội một đội ngũ lao động mới đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng và phát huy hiệu quả để đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. + về khoa học công nghệ Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần cùng với việc mở rộng hợp tác liên doanh với các nước cũng như sự phát triển của công nghệ đã làm biến đổi cơ cấu đội ngũ lao động. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã xuất hiện những ngành nghề mới và cùng với nó là xu hướng tri thức hóa công nhân, chuyên môn hóa lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc. Khoa học công nghệ trong tri thức của người lao động và trong thực tế sản xuất trở thành động lực cho toàn bộ tương lai của nhân loại, thúc đẩy sự tiến bộ vừa sâu vừa rộng của xã hội trên nền tảng khoa học và công nghệ để tạo ra bước tăng trưởng kinh tế mới. Trong nền kinh tế phát triển, người lao động muốn thích ứng với các công việc xã hội yêu cầu, trước hết họ phải là những người được trang bị nhất định về khoa học công nghệ. Tuy nhiên trong thực tế ở những nước sản xuất phát triển thường có sự mâu thuẫn: nếu công nghệ sản xuất tiên tiến, với các dây chuyền sản xuất tự động hóa, chuyên môn hóa cao mà trình độ người lao động chưa bắt kịp dễ dẫn đến tình trạng một bộ phận người lao động bị gạt ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, bên cạnh công việc đào tạo nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động, vấn đề lựa chọn áp dụng mức độ công nghệ nào trong dây chuyền sản xuất kinh doanh, phải tính toán rất kỹ, bởi lẽ khoa học công nghệ có tác động mạnh mẽ đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. 1.3.3. Nhân tố về dân số Dân số, lao động, việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Tăng trưởng dân số với tốc độ và quy mô họp lý là nguồn cung cấp nhân lực vô giá. Tuy nhiên nhiều quốc gia đã gặp phải nhiều tình huống ngược lại. Tăng trưởng dân số không phải là yếu tố tích cực mà lại là gánh nặng cho nền kinh tế. Đó chính là giai đoạn mà phát triển dân số quá nhanh, quy mô phát triển vượt quá khả năng đáp ứng và yêu cầu của xã hội. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, cơ cấu giới, tuổi của dân số đều ảnh hưởng đến quy mô của lực lượng lao động. Nếu tỷ lệ sinh cao dẫn đến gia tăng nhanh chóng số lượng người trong độ tuổi lao động tương lai. Mục tiêu của hầu hết các quốc gia là giảm tỷ lệ chết, gia tăng tuổi thọ. Điều này cũng làm cho số người trong độ tuổi lao động tăng lên, sức khỏe được cải thiện nên số người có khả năng cung cấp sức lao động tăng. Ngoài ra vấn đề di dân và các dòng di dân, đặc biệt là di dân từ nông thôn ra đô thị gây ra các áp lực kinh tế - xã hội và chính trị còn nguy hiểm hơn so với tỷ lệ gia tăng dân số nhanh chóng. Quá trình đô thị hóa gây ra hậu quả trực tiếp đến vấn đề việc làm, để có thể thu hút hết số lao động này cần nhanh chóng tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc. Một vấn đề khác là chất lượng của số lao động này về học vấn, đào tạo, trình độ nghề nghiệp không đáp ứng được với yêu cầu công việc trong khu vực đô thị. Trong nhiều kế hoạch phát triển, việc khống chế mức gia tăng dân số được gắn với vấn đề giảm áp lực đối với Việt Nam. Ở Việt Nam dân số và việc làm đã được Đảng và Nhà nước thể hiện trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 như sau: “Tiếp tục giảm tổc độ tăng dân sổ, sớm ổn định quỵ mô dân sổ ở mức hợp lỷ (khoảng 88 - 89 triệu người vào năm 2010); giải quyết đồng bộ, từng bước và có trọng điểm chất lượng dân sổ, cơ cẩu dân sổ và phân bổ dân cư. Giải quyết việc làm là yếu tổ quyết định để phát huy nhân tổ con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyên vọng chỉnh đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Đến năm 2010, nước ta có 56,8 triệu người ở độ tuổi lao động, tăng gần 11 triệu người so với năm 2000. Để giải quyết vẩn đề việc làm cho người lao động, phải tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho tẩt cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cẩu lao động xã hội phù hợp với cơ cẩu kinh tế. Chú trọng bảo đảm an toàn lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chỉnh sách về đào tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. ”[1] Như vậy con người là mục tiêu và động lực chính của sự phát triển, cần đặt con người vào vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan