Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an nin...

Tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn hà nội..

.DOC
172
385
88

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ VŨ ĐÌNH QUẢNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KỸ THUẬT GIÁM SÁT MỤC TIÊU AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Chỉ huy, quản lý kỹ thuật. Mã số: 9 86 02 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUÂN SỰ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Trọng Dân 2. TS. Nguyễn Ngọc Kỷ HÀ NỘI – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Vũ Đình Quảng MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................2 4. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................2 5. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2 6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2 7. Đóng góp mới của luận án..................................................................................2 8. Cấu trúc của luận án...........................................................................................2 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3 1.1. Hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh và xu hướng phát triển.........3 1.1.1. Giới thiệu hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh........................3 1.1. 2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh....................................................................................................................... 5 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án đã công bố.....................15 1.2.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài...........................................15 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước..................................................19 1.3. Hướng nghiên cứu của luận án......................................................................25 Kết luận chương 1.................................................................................................27 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KỸ THUẬT GIÁM SÁT MỤC TIÊU AN NINH................................................................................................................ 28 2.1. Những vấn đề chung về quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh.......28 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh ............................................................................................................................ 28 2.1.2. Nội dung quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh..............31 2.1.3. Các phương pháp quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh..................................................................................................................... 36 2.2. Chất lượng và tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh.....................................................................................36 2.2.1. Khái niệm chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh..................................................................................................................... 36 2.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh................................................................................................38 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh..............................................................................................46 2.3.1. Hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh..................................................................................................................... 46 2.3.2. Trình độ năng lực nhân lực quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh................................................................................................47 2.3.3. Hệ thống văn bản quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh ............................................................................................................................ 48 2.3.4. Phương tiện phục vụ công tác quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh................................................................................................48 2.3.5. Đặc điểm địa bàn quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh ............................................................................................................................ 48 2.3.6. Đặc điểm phương tiện kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh..................49 2.4. Thực trạng chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội......................................................................................50 2.4.1. Đặc điểm về hệ thống mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội...............50 2.4.2. Một số vấn đề về mô hình tổ chức và công tác quản lý hệ thống kĩ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội....................................51 2.4.3. Chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội...........................................................................................54 2.4.4. Nguyên nhân những hạn chế chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội..................................................64 2.5. Các bài học kinh nghiệm trong quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh....................................................................................................67 2.5.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh tại nước ngoài....................................................................................................67 2.5.2. Kinh nghiệm quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh tại Việt Nam.......................................................................................................73 Kết luận chương 2.................................................................................................79 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG KỸ THUẬT GIÁM SÁT MỤC TIÊU AN NINH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.....................................................................................80 3.1. Định hướng nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội..................................................................80 3.1.1. Dự báo phát triển hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội...........................................................................................80 3.1.2. Định hướng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội...........................................................................................83 3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội............................................................85 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh.................................................................................85 3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội..............................................96 3.2.3. Nâng cao trình độ nhân lực quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh...............................................................................104 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến công tác quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh.....................................................111 3.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hệ thốngkỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh.....................................................................115 Kết luận chương 3...............................................................................................121 Chương 4: KIỂM TRA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.............122 4.1. Kiểm tra kết quả nghiên cứu.......................................................................122 4.1.1. Về tham khảo tài liệu............................................................................122 4.1.2. Các hình thức về nội dung thẩm định kết quả nghiên cứu.................122 4.1.3. Kết quả thẩm định công tác quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội...........................................................124 4.2. Bàn luận........................................................................................................125 4.2.1. Hiệu quả giám sát mục tiêu an ninh do chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật mang lại...................................................................................................125 4.2.2. Các hướng phát triển của đề tài...........................................................126 4.2.3. Khả năng liên kết với các hệ thống kỹ thuật giám sát an ninh khác .......................................................................................................................... 126 Kết luận chương 4...............................................................................................128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................129 1. Kết luận............................................................................................................129 2. Kiến nghị..........................................................................................................130 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN CỦA NCS..........................................................................................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................133 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt ANCT BCA CNTT CSDL HTKT HVKTQS KH&KT MTAN NCS PTKT TTATXH Tên đầy đủ An ninh chính trị Bộ Công an Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Hệ thống kỹ thuật Học viện Kỹ thuật Quân sự Khoa học và kỹ thuật Mục tiêu an ninh Nghiên cứu sinh Phương tiện kỹ thuật Trật tự an toàn xã hội Tiếng Anh Chữ viết tắt CCTV CI/KI DHS ELINT GRU HUMINT MASINT NIPP PRISM SIGINT Từ gốc Closed-circuit television Critical Infrastructure/Key Resources Department of Homeland Security Electronic Intelligence Glavnoye Razvedyvatenoye Upravleniye Human Intelligence Measurement and Signature Intelligence National Infrastructure Protection Plan Planning Tool for Resource Integration Synchoronization and Management Signals Intelligence Nghĩa tiếng Việt Truyền hình mạch kín Cơ sở hạ tầng, tài nguyên trọng yếu quốc gia (Mỹ) Bộ an ninh nội địa (Mỹ) Tình báo điện tử Tình báo quân đội (Nga) Tình báo con người Tình báo đo lường và dấu hiệu đặc trưng Kế hoạch bảo vệ cơ sở hạ tầng quốc gia (Mỹ) Hệ thống thu thập thông tin trên Internet quy mô lớn Tình báo vô tuyến điện từ DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Giá trị sử dụng của PTKT giám sát MTAN.....................................33 Bảng 2.2. Bảng 2.3. Bảng 2.4. Bảng 2.5. Bảng 2.6. Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3. Bảng 3.4. Bảng 3.5. Bảng 3.6. Bảng 4.1. Số lượng đại sứ quán tại Việt nam qua các thời kỳ T.hời gian.......51 Các đơn vị liên quan đến nhiệm vụ giám sát MTAN.......................52 Trang bị PTKT viễn thông trong công tác Công an........................56 Số đơn vị quản lý MTAN qua các thời kỳ........................................58 Chức năng quản lý, khai thác PTKT giám sát MTAN qua đường vệ tinh.....................................................................................63 Chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống................................87 Một số nhóm kế hoạch cơ bản quản lý HTKT giám sát MTAN ............................................................................................................ 103 Phân loại nguồn nhân lực quản lý PTKT giám sát MTAN...........106 Hoạt động đào tạo quản lý HTKT giám sát MTAN......................110 Yêu cầu chất lượng nhân lực ứng dụng CNTT quản lý hệ thống ............................................................................................................ 119 Yêu cầu kỹ thuật ứng dụng phần mềm quản lý hệ thống..............120 Tham vấn ý kiến chuyên gia...............................................................125 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình hoạt động HTKT giám sát MTAN......................................4 Hình 2.1. Mô hình tổng quát của chức năng quy hoạch phát triển PTKT .............................................................................................................32 Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý HTKT giám sát MTAN tại Hà Nội............52 Hình 2.3. Mô hình hệ thống liên lạc vô tuyến tại Hà Nội.................................60 Hình 3.1. Mô hình quản lý HTKT giám sát MTAN tại đơn vị nghiệp vụ .............................................................................................................86 Hình 3.2. Mô hình tổng quát (đề xuất) quản lý HTKT giám sát MTAN........87 Hình 3.3. Mô hình tổ chức quản lý hình thức xuất sứ PTKT giám sát MTAN.................................................................................................87 Hình 3.4. Quy trình phối hợp quản lý PTKT nhập khẩu................................88 Hình 3.5. Quy trình phối hợp quản lý PTKT theo phương thức tự sản xuất......................................................................................................89 Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức quản lý HTKT tại đơn vị nghiệp vụ..........................91 Hình 3.7. Quy trình sửa chữa PTKT giám sát MTAN tại đơn vị nghiệp vụ .............................................................................................................93 Hình 3.8. Cơ chế quản lý ngân sách đã đầu tư PTKT ở các cấp quản lý........94 Hình 3.9. Quy trình quản lý dự trù ngân sách đầu tư PTKT ở các cấp quản lý.................................................................................................95 Hình 3.10. Quy trình lập kế hoạch về đường lối, chính sách quản lý HTKT giám sát MTAN..................................................................................98 Hình 3.11. Quy trình lập kế hoạch quản lý dài hạn HTKT giám sát MTAN .............................................................................................................99 Hình 3.12. Quy trình lập kế hoạch ngắn hạn quản lý HTKT giám sát MTAN...............................................................................................101 Hình 3.13. Quy trình xây dựng nội dung kế hoạch quản lý HTKT giám sát MTAN................................................................................................102 Hình 3.14. Quy trình nâng cao trình độ nhân lực quản lý HTKT giám sát MTAN................................................................................................105 Hình 3.15. Mô hình tổng quát quản lý hệ thống MTAN..................................117 Hình 3.16. Quản lý chất lượng PTKT thông qua hệ thống cảm biến điện tử........118 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công tác Công an, nhiệm vụ bảo vệ, đấu tranh tại mục tiêu an ninh (MTAN), ngày càng khó khăn, phức tạp khi mà các thế lực chống đối luôn lợi dụng những sơ hở trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại các MTAN của cơ quan Công an, để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, chống phá Đảng và Nhà nước, gây bất ổn an ninh, chính trị tại địa bàn do các lực lượng an ninh quản lý. Để giám sát các MTAN, ngoài yếu tố con người cần phải có các phương tiện kỹ thuật (PTKT) tạo nên hệ thống kỹ thuật (HTKT) thực hiện các chức năng thu thập, truyền tải, lưu trữ, xử lý thông tin về MTAN theo yêu cầu nghiệp vụ. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay mà cốt lõi là các lĩnh vực kỹ thuật số, vật lý, sinh học, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc gia; cho thấy, nhiệm vụ nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, nơi có các cơ sở an ninh cấp chiến lược, các trụ sở quan trọng của Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành; nơi tập trung hầu hết các trụ sở của các tổ chức quốc tế có yếu tố nước ngoài, tạo nên hệ thống MTAN với đặc thù riêng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ, đấu tranh tại MTAN hiện nay. Do vậy, quản lý, khai thác HTKT một cách toàn diện, thống nhất, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN luôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN trên địa bàn. Hiện nay, hoạt động quản lý, khai thác HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội còn bộc lộ nhiều hạn chế: Chưa có chiến lược quy hoạch, định hướng chất lượng quản lý thực lực PTKT tại các đơn vị nghiệp vụ, hạn chế đến nhiệm vụ giám sát MTAN hiện nay. Mô hình tổ chức, cơ chế quản lý hệ thống còn những điểm chưa phù hợp, làm giảm hiệu quả giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ. Việc ứng dụng tiến Bộ KH&KT trong quản lý chưa được áp dụng rộng rãi, hạn chế không nhỏ đến việc khai thác HTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ có chức năng giám sát MTAN do Bộ Công an quản lý. Hiện nay, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu quản lý HTKT giám sát an ninh công cộng, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ. Từ thực tế trên, trước yêu cầu, nhiệm vụ giám sát các MTAN, việc nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội” là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát MTAN, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ công tác Công an trong giai đoạn mới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở khoa học nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trong giai đoạn mới. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội. 4. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian, đề tài nghiên cứu trong điều kiện HTKT giám sát MTAN được trang bị như hiện nay và định hướng phát triển đến 2030. - Về không gian, đề tài nghiên cứu HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội. - Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý các PTKT thực hiện chức năng giám sát MTAN. 6. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp lịch sử logic; phương pháp hệ thống - cấu trúc; phương pháp khảo sát - điều tra; phương pháp phân tích – tổng hợp và phương pháp chuyên gia. 7. Đóng góp mới của luận án - Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN trong giai đoạn mới. Trong đó, làm rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nâng cao chất lượng quản lý hệ HTKT giám sát MTAN trên địa bàn Hà Nội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác Công an hiện nay và giai đoạn mới. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án gồm 4 chương sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh trên địa bàn Hà Nội. Chương 4: Kiểm tra kết quả nghiên cứu và bàn luận. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh và xu hướng phát triển 1.1.1. Giới thiệu hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, để có cơ sở nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN, cần thống nhất nội hàm một số thuật ngữ, khái niệm sau đây liên quan đến luận án. Mục tiêu an ninh: địa chỉ cụ thể của tổ chức, cá nhân có tôn chỉ mục đích hoạt động rõ ràng, nơi mà cơ quan Công an có nhiệm vụ quản lý, đảm bảo an ninh cho mục tiêu, đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ. (Thông tư 73/2011/TT-BCA-A61 quy định của Bộ Công an về công tác ngoại tuyến và kỹ thuật nghiệp vụ) [25]. Theo quan điểm nghiệp vụ an ninh, có thể phân chia MTAN thành hai loại chính: MTAN cần bảo vệ là các MTAN cố định, gồm: các mục tiêu, cơ sở hạ tầng của Nhà nước có ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia; các cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước ta; các nhà khoa học tên tuổi; lãnh đạo các nước trên thế giới hiện đang có mặt tại Việt Nam mà cơ quan Công an có trách nhiệm bảo vệ. MTAN cần đấu tranh là những điểm nóng chính trị, các phần tử chống đối các hoạt động của Nhà nước ta; các đối tượng hoạt động gián điệp, tình báo thuộc diện quản lý của cơ quan an ninh. Việc phân loại MTAN có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ tích cực các hoạt động đầu tư, trang bị, nâng cấp, bố trí nhân lực, PTKT phù hợp giám sát MTAN cụ thể, góp phần nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN, hiệu quả giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ do Bộ Công an quản lý. Cùng với các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng các PTKT giám sát biến động tại các MTAN là biện pháp hiệu quả nhất mà hầu hết cơ quan an ninh trên thế giới áp dụng, đặc biệt đối với những MTAN khó tiếp cận. Trong công tác Công an, hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh được hiểu như sau: Hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh: (HTKT giám sát MTAN) là các trang bị, công cụ, phương tiện kỹ thuật vật chất do đơn vị nghiệp vụ Công an quản lý có mối liên hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện chức năng thu nhận, truyền tải, xử lý dữ liệu an ninh từ MTAN theo yêu cầu nghiệp vụ. Mô hình hoạt động HTKT giám sát MTAN được thể hiện trên hình 1.1. 4 Thiết bị giám sát Hạ tầng truyền dẫn Thiết bị lưu trữ, khai thác Hình 1.1. Mô hình hoạt động HTKT giám sát MTAN Chức năng cơ bản của HTKT giám sát MTAN là thực hiện nhiệm vụ giám sát tình hình an ninh tại MTAN thông qua các hoạt động: thu thập dữ liệu an ninh tại MTAN; truyền tải dữ liệu an ninh từ MTAN về trung tâm xử lý; xử lý dữ liệu an ninh thu được từ hệ thống PTKT giám sát MTAN theo các yêu cầu nghiệp vụ. Như vậy, HTKT giám sát MTAN với tác động của nhân lực quản lý, vận hành hệ thống, có 3 thành phần cơ bản sau: - Hệ thống PTKT giám sát MTAN: là các PTKT rời hoặc tổ hợp các PTKT thực hiện chức năng chặn, thu, xác thực dữ liệu an ninh từ MTAN theo các yêu cầu của đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN do BCA quản lý. Các PTKT thông dụng để xác thực, thu tin an ninh từ MTAN là hệ thống các thiết bị ghi âm, camera chuyên dụng tác nghiệp trong điều kiện môi trường hạn chế, hệ thống bộ đàm đặc biệt hoạt động trong các dải tần được quản lý. - Hệ thống PTKT thiết lập trên đường truyền: bảo đảm an ninh, liên thông, nhận diện dữ liệu từ các PTKT giám sát MTAN về trung tâm xử lý dữ liệu nghiệp vụ. Các PTKT phổ biến ứng dụng nghiệp vụ an ninh thiết lập trên hệ thống truyền dẫn tại các điểm vào hệ thống mạng nội bộ như: các PTKT kiểm soát lưu chuyển dữ liệu (FireWall); các PTKT bảo đảm an ninh dữ liệu (IDS, IPS..); các PTKT dò tìm, cảnh báo xâm nhập trái phép (Scan Port) và một số PTKT chuyên dụng khác thuộc quyền quản lý, khai thác của đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN. - Hệ thống PTKT lưu trữ, xử lý dữ liệu: các PTKT lưu trữ, xử lý dữ liệu đầu cuối thu thập được từ các PTKT giám sát MTAN và các PTKT chuyên dụng khác được thiết lập trên mạng nội bộ do BCA quản lý. Các PTKT thường được đơn vị nghiệp vụ quản lý, vận hành, khai thác theo yêu cầu nghiệp vụ thường là hệ thống máy tính, thiết bị ngoại vi hỗ trợ các hoạt động tin học hóa quản lý dữ liệu an ninh từ MTAN. Nếu như các đơn vị chuyên ngành thuộc BCA (Cục Thông tin liên lạc; Cục CNTT; Cục Cơ yếu) quản lý, vận hành hệ thống mạng truyền dẫn BCA (mạng lõi; tổng đài; trang bị kỹ thuật truyền dữ liệu viễn thông) phục vụ nhu cầu toàn Ngành, thì các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN chỉ quản lý những PTKT được kết nối, cài đặt trên mạng truyền dẫn phục vụ trực tiếp nghiệp vụ giám sát MTAN. 5 Luận án chỉ tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng quản lý HTKT giám sát MTAN với các PTKT giám sát MTAN thuộc quyền quản lý, khai thác của các đơn vị nghiệp vụ giám sát MTAN. Một số đơn vị nghiệp vụ có chức năng quản lý, khai thác PTKT giám sát MTAN như Cục trinh sát ngoại tuyến, Cục cảnh vệ, Cục bảo vệ an ninh chính trị nội bộ và một số đơn vị có liên quan về giám sát MTAN theo thẩm quyền quy định. Một số đơn vị chuyên ngành như Cục thông tin liên lạc, Cục CNTT, Viện cơ khí điện tử nghiệp vụ, Viện sinh hóa và tài liệu nghiệp vụ, Cục cơ yếu, Viện hình sự...có nhiệm vụ hỗ trợ đơn vị nghiệp vụ quản lý hệ thống PTKT giám sát MTAN. Các đơn vị quản lý Nhà nước hệ thống PTKT giám sát MTAN có thẩm quyền cấp phát, đầu tư PTKT theo yêu cầu của đơn vị nghiệp vụ từ ngân sách của Bộ. Đó là các cục hậu cần của các tổng cục An ninh, Tình báo và Cảnh sát. Nguyên tắc hoạt động quản lý, khai thác các PTKT giám sát MTAN là bảo đảm bí mật, phù hợp với tính chất, yêu cầu giám sát từng MTAN. Đối với MTAN cố định, các PTKT đặc chủng như (camera có độ nhạy cao, bộ đảm chuyên dụng, cảm biến điện tử...) được thiết lập tại các vị trí phù hợp để giám sát MTAN. Đối với MTAN không cố định, các PTKT đặc biệt, thuận tiện cho ngụy trang, di chuyển như: thiết bị quay video, bộ đảm, xe đặc chủng thu tin từ vệ tinh được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả giám sát MTAN của các đơn vị nghiệp vụ. 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh 1.1.2.1. Sự hình thành và phát triển hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh tại một số nước trên thế giới qua các thời kỳ Giai đoạn trước thời hiện đại Ngay từ thời cổ đại, hình thức giám sát địa điểm an ninh chỉ đơn giản là cảnh báo tình hình an ninh, truyền tải tin tức và tìm kiếm sự hỗ trợ can thiệp. Các tài liệu cổ tại Iraq, Ai cập, thời kỳ nền văn minh Maya (3200 năm trước Công nguyên) cho thấy: giám sát MTAN là các phương tiện, công cụ rất đơn giản, như: (âm thanh, tín hiệu, vật truyền tin), phát minh ra ký tự (1600 trước Công nguyên tại vùng Israel) nhằm giám sát, ghi nhận, thông báo vấn đề an ninh cho cơ quan quyền lực quản lý. Thời trung đại, với phát minh ra giấy in (thế kỷ 15, bởi Johannes Gutenburg) và phương thức truyền tin bằng bưu điện tại Pháp (1477), Anh (1512) là những bước tiến quan trọng trong truyền thông, tạo ra phương thức truyền tin nhanh hơn, quy mô rộng hơn, hỗ trợ các biện pháp can thiệp kịp thời. Thời cận đại, hệ thống PTKT giám sát MTAN đã phát triển ở mức cao hơn: 6 phát minh ra giấy than, hỗ trợ gửi tư liệu đến nhiều địa chỉ đồng thời (Ralph Wedgwood - 1806); điện tín (1837); điện thoại (1876); điện tín không dây (1897) là nền tảng cơ bản cho ứng dụng CNTT hiện nay. Các nước phát triển như Anh, Đức đã ý thức được tầm quan trọng của các phát minh này và đã tập trung đầu tư, nghiên cứu, phát triển PTKT điện tử không dây cho các yêu cầu xã hội và an ninh quốc gia. Thời kỳ hiện đại Do tính phức tạp về nội dung và phương thức hoạt động tại các MTAN, đòi hỏi HTKT giám sát MTAN phải phát triển, đáp ứng yêu cầu mới của cơ quan an ninh. Sự phát triển của hệ thống PTKT giám sát MTAN thể hiện trên các khâu: các PKTT giám sát tình hình an ninh tại MTAN; các PTKT thiết lập trên đường truyền bảo đảm an ninh dữ liệu từ các PTKT giám sát MTAN về trung tâm, xử lý; các PTKT thực hiện lưu trữ, xử lý dữ liệu về MTAN và các PTKT hỗ trợ khác. Sự phát triển của phương tiện kĩ thuật giám sát, thu nhận tin tức trực quan từ mục tiêu an ninh Thiết bị chụp ảnh: mặc dù máy ảnh định hình từ rất sớm (thế kỷ 11 tại Trung quốc và Hy lạp). Nhu cầu thực tế đã buộc các nhà sáng chế phải cải tiến các hạn chế về độ nét, toàn cảnh hình ảnh; dạng ban đầu của máy ảnh cơ có mặt trên thị trường (1888) của hãng Eastman Dry Play and Film. Máy ảnh kỹ thuật số được ứng dụng thí điểm đầu tiên vào tháng 12 năm 1975 của hãng East Man Kodak với độ phân giải cao 10.000 Pixel, tốc độ chụp 23 tấm/giây. Tuy vậy, tới năm 1988, máy ảnh số mới được ứng dụng đại trà do hãng Fuji DS-1P với kỹ thuât thẻ nhớ 16MB và tới năm 1991 máy ảnh của hãng Kodak mới bán rộng rãi ra thị trường. Hiện nay, công nghệ tích hợp trong máy ảnh đa chức năng không chỉ đáp ứng yêu cầu xã hội mà quan trọng trong an ninh quốc gia với các tính năng đặc biệt như chụp ảnh độ nét cao, hoạt động tốt trong điều kiện các MTAN khó tiếp cận. Thiết bị quan sát, ghi nhận hình ảnh theo chu trình kín: (CCTV - Closed Circuit Televison) là một hệ thống video riêng biệt, giám sát hình ảnh thông qua các máy quay hoă ̣c camera để truyền tín hiê ̣u đến mô ̣t thiết bị giám sát hình ảnh. Sự ra đời của camera quan sát đầu tiên bởi Siemens AG tại Test Stand VII, Peenemünde, Đức năm 1942 nhằm quan sát quá trình phóng của tên lửa V-2. Tại Mỹ, lịch sử ra đời của camera quan sát được phát triển dựa trên camera quan sát của Anh. Năm 1949, hệ thống camera thương mại đầu tiên được ứng dụng. Trong lĩnh vực an ninh quốc gia, quân đội Mỹ đã nghiên cứu, sử dụng giám sát các vụ thử vũ khí nguyên tử trong những năm 50 của thế kỷ trước. Năm 1973 camera được Sở cảnh sát New York (NYPD -New York Police Department) lắp đặt đầu tiên tại quảng trường Times - New York, nhằm phát hiện, ngăn chặn tội phạm. 7 Những năm thập niên 1980 hệ thống camera quan sát phát triển rộng trên khắp cả nước Mỹ và được xem như là một cách tiết kiệm để ngăn chặn tội phạm so với việc tăng số lượng nhân viên cảnh sát. Đầu thập niên 1990, với công nghệ ghép kênh kỹ thuật số, cho phép ghép cùng lúc nhiều camera với nhau trở nên phổ biến, giảm chi phí. Chỉ tính những năm 90 của thế kỷ trước, với sự cho phép của Cảnh sát Liên bang Mỹ, số lượng camera tăng lên không ngừng tại những nơi công cộng có yếu tố an ninh. Năm 2010 tại thành phố Chicago đã có hơn 10.000 hệ thống CCTV tích hợp; New York có hơn 6000 hệ thống, hơn 4000 camera lắp đặt trên các tuyến cao tốc; khu vực Washington D.C có hơn 30.000 camera lắp đặt trong các trường học và gần 6000 chiếc được lắp đặt tại các tuyến đường ngầm. Giá trị đầu tư khoảng 75 triệu USD cho phát triển và vận hành hệ thống camera tại các điểm nóng về an ninh. Năm 2014, có khoảng trên 30 triệu camera giám sát trên toàn nước Mỹ do FBI chỉ đạo cảnh sát các bang lắp đặt, nhằm mục đích thu nhận, xử lý, chia sẻ dữ liệu MTAN thông qua các trung tâm chỉ huy thông tin do cơ quan an ninh đảm nhận. Tại Anh, những năm 70, 80 của thế kỷ trước, với sự quan tâm của Chính phủ, hệ thống camera quan sát công cộng được thiết lập tại Boumemout (1985). Năm 1978, King’s Lynn, Norfolk là cơ quan đầu tiên của Anh sử dụng hiệu quả hệ CCTV. Năm 1994, theo báo cáo của Bộ nội vụ Anh hệ thống camera tăng lên rõ rệt. Số liệu của Trung tâm nghiên cứu Tư pháp và Tội phạm Scotland, ngay từ năm 2015, khoảng 2200 khu vực có lắp đặt camera giám sát dưới sự quản lý của cơ quan an ninh, con số này hiện nay tăng lên nhiều tại các khu vực an ninh trọng điểm. Đức là quốc gia phát triển sớm nhất công nghệ giám sát, xác thực hình ảnh thông qua các thiết bị kỹ thuật nghe nhìn có độ bền cao. Sau khi nước Đức thống nhất, ghi nhận tại đơn vị tình báo SIGINT HA III của Đông Đức với 25 phòng ban, hơn 2000 nhân viên và gần 80 trạm chặn, thu tin tức an ninh tại các MTAN nhạy cảm. Hơn 3000 máy điện thoại quân sự, nhân viên ngoại giao Tây Đức bị theo dõi. Thời Liên xô cũ, PTKT giám sát MTAN đã hình thành sớm, hỗ trợ công tác nghiệp vụ ngoại tuyến. Tại cơ quan KGB, phòng kỹ thuật tác chiến tình báo đã sử dụng các PTKT giám sát MTAN đạt hiệu quả rất cao do sự đầu tư và thừa hưởng những kinh nghiệm của an ninh Liên Xô, đến thời Thủ tướng Medvedev (2014) đã chỉ đạo Bộ trưởng Nội vụ Nga trang bị hệ thống giám sát cho tất cả các trường học phổ thông trên toàn lãnh thổ Nga, nhằm bảo đảm an ninh học đường. Trung Quốc là nước đi đầu số lượng camera giám sát an ninh công cộng với 8 khoảng hơn 7.000.000 chiếc trên toàn quốc (số liệu năm 2013), chủ yếu tập trung tại hai thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Khu tự trị Tân Cương, khu vực có các điểm nóng chính trị. Hệ thống camera này được kết nối, xử lý dữ liệu tại các trung tâm thông tin chỉ huy của Bộ Công an Trung quốc nhằm ngăn ngừa các hành vi phạm tội, gây rối của các bộ phận chống đối chính quyền. Năm 2016, cảnh sát thành phố Bắc Kinh đã thiết lập hơn 30.000 thiết bị giám sát an ninh tại các khu vực trọng yếu theo 3 tiêu chí: nơi đông người, khu vực an ninh Chính phủ, khu vực giao thông trọng yếu, tạo thành mạng lưới giám sát thống nhất, hỗ trợ Công an Bắc kinh trong giữ vững an ninh tại thủ đô. Tại Nhật, PTKT giám sát MTAN được áp dụng trên diện rộng: đất liền, trên biển, trên không, với kỹ thuật công nghệ rất cao. Hầu hết các hãng điện tử nổi tiếng của Nhật như: Sony; Toshiba; Panasonic đều sản xuất hệ thống giám sát thông minh, không chỉ phục vụ tư nhân mà còn ứng dụng trong an ninh quốc gia. Tại Hàn quốc, PTKT giám sát an ninh được Chính phủ khuyến khích phát triển, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang 50 quốc gia khác. Singapore là nước có hệ thống camera quan sát nhiều nhất thế giới với hàng triệu camera trên khắp đất nước được bố trí hợp lý giữa khu vực công cộng và tư nhân, nhằm đảm bảo an ninh, giảm chi phí nhân lực bảo vệ. Năm 2015, cảnh sát Hoàng gia Campuchia, với sự hỗ trợ 3 triệu USD từ Chính phủ Trung Quốc, đã lắp đặt 200 thiết bị camera giám sát tại 3 nút giao thông quan trọng tại Phnôm Pênh với một trung tâm thông tin chỉ huy được trang bị tổ hợp màn hình LCD rộng 32m2 với 25 sĩ quan trên/ca trực nhằm giám sát tình hình an ninh tại Thủ đô. Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng truyền dẫn hỗ trợ giám sát mục tiêu an ninh Cơ sở hạ tầng truyền dẫn là môi trường truyền dẫn để thiết lập các thiết bị điện tử nhằm chặn, thu, phát tín hiệu tại các MTAN. Thời điểm này, các nước phương Tây có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển mạnh mẽ. Mỹ là nước thiết lập hệ thống truyền dẫn lớn nhất thế giới, ngay từ năm 2013 trên toàn nước Mỹ có khoảng trên 1 tỷ dặm km cáp quang, hàng ngàn trạm thu phát vệ tinh phục vụ các nhu cầu dân sinh và quốc phòng (số liệu của Bộ an ninh nội địa Mỹ - Department of Homeland Security - DHS). Thiết bị truyền tin thoại qua sóng vô tuyến: chiến tranh Thế giới thứ II là bước ngoặt cho các ứng dụng thông tin vô tuyến. Những trang thiết bị điển hình cho truyền tin vô tuyến bộ đàm với đặc tính thu phát hai chiều và các thiết bị thu, phát, dò tìm sóng vô tuyến, không chỉ hữu hiệu cho công tác cứu nạn, cứu hộ dân sinh xã hội trong các thảm họa tự nhiên mà còn đặc biệt hữu dụng cho lực lượng an ninh, quân đội. 9 Thiết bị truyền tin với các kiểu dữ liệu từ vệ tinh: là các trang thiết bị tích hợp tạo thành tổ hợp thu nhận dữ liệu từ vệ tinh (SATCOM). Ngay từ những năm 1960, phương pháp chuyển tiếp qua vệ tinh đã được sử dụng rất rộng rãi trong phát thanh truyền hình, vô tuyến, hàng không, quân sự, và các lĩnh vực khác. Ứng dụng đầu tiên và quan trọng nhất cho liên lạc vệ tinh là điện thoại xuyên lục địa. Hiện nay, phương pháp này chỉ còn hữu dụng cho những vùng địa lý không gian rộng như nam Mỹ, châu Phi, Canada, Trung Quốc, Nga, và Australia. Những năm 90 của thế kỷ trước, kỹ thuật thông tin vệ tinh đã sử dụng kết nối dữ liệu qua internet, hiện nay có xấp xỉ 2000 vệ tinh bay quanh trái đất liên tục 24/24, thực hiện truyền tải dữ liệu cho các mục đích khác nhau của xã hội. Trong lĩnh vực quân sự, liên lạc vệ tinh được sử dụng với một số hệ thống điển hình như: MILSTAR, DSCS, FLTSATCOM của quân đội Mỹ, NATO và Nga. Sự phát triển của hệ thống lưu trữ, xử lý đầu cuối dữ liệu từ mục tiêu an ninh Hệ thống lưu trữ, xử lý dữ liệu đầu cuối là các thiết bị hỗ trợ công tác tin học hóa xử lý dữ liệu từ MTAN có ý nghĩa quan trọng trong an ninh mục tiêu, đảm bảo được các yêu cầu về lưu trữ số liệu lớn, hỗ trợ công tác tra cứu nhanh, tổng hợp và báo cáo kịp thời và chính xác. Sự phát triển của hệ thống công cụ hỗ trợ giám sát khác tại mục tiêu an ninh Tại Mỹ, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng luôn chú trọng đến hoạt động nghiên cứ và phát triển (R&D) các thiết bị điện tử với độ tin cậy, tính ổn định cao trong điều kiện môi trường hạn chế, tính năng ưu việt dò tìm, giám sát dấu hiệu an ninh trên quy mô rộng lớn, có thể được thiết lập cố định hoặc trên các phương tiện di chuyển trên mọi địa hình. Các vụ bắn rơi máy bay do thám của Mỹ có cài đặt hệ thống thu thập tin tức tình báo từ không gian trên máy bay không người lái C-130 (trên không phận Armenia, 1958) và EC-121 và trên vùng biển Nhật bản, 1968) là một trong số gần 40 trường hợp mà không quân Mỹ cài đặt thiết bị giám sát MTAN. Tại Nga, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chiến tranh vô tuyến điện tử tiếp tục với quy mô ngày càng lớn nhằm thu thập các tín hiệu an ninh radio (giọng nói, tín hiệu Morse, định vị dẫn đường...) hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ của cơ quan an ninh liên bang (KGB). Thời điểm này, nếu như Mỹ và các nước Tây Âu có hệ thống thiết bị điện tử (ECHEHLON - khởi xướng vào cuối những năm 60 thế kỷ trước, chính thức hoạt động vào năm 1971) chuyên theo dõi tin tức an ninh quân sự từ đối phương thì Liên Xô đã thiết lập các trạm thu phát điện tử tại Đông Đức, Cu ba do cơ quan an ninh (GRU, Cục 16 KGB - Cục phản gián) trực tiếp khai thác, cho thấy 10 hệ thống PTKT giám sát MTAN đã được các cường quốc luôn quan tâm đặc biệt. Những biến đổi phức tạp về nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống MTAN là nguyên nhân cơ bản cho sự phát triển của HTKT giám sát MTAN phù hợp, đáp ứng chức năng giám sát tình hình an ninh tại các địa bàn trọng điểm. 1.1.2.2. Sự hình thành và phát triển hệ thống kỹ thuật giám sát mục tiêu an ninh tại Việt Nam Trong công tác Công an, HTKT giám sát MTAN ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện đáp ứng những yêu cầu mới về ANCT&TTATXH. Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của hệ thống này theo các thời kỳ sau: Giai đoạn 1945 đến 1975 Sự phát triển của hiệ thống phương tiện kỹ thuật giám sát, thu nhận tin tức trực quan từ mục tiêu an ninh Tác giả Martin Grossheeim, trong tài liệu nghiên cứu: [126] “The East German “Stasi” and Democratic Republic of Vietnam during the Vietnamese war”, tạm dịch “Tình báo Đông Đức và lực lượng an ninh Việt Nam dân chủ cộng hòa trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam”, cho thấy sự hỗ trợ tích cực về PTKT giám sát MTAN của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Cộng hòa dân chủ Đức đối với lực lượng an ninh của Việt Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ. Ngay từ những năm 1950, Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB) bắt đầu cung cấp các PTKT giám sát MTAN cho các đơn vị ngoại tuyến của Bộ Công an. Năm 1963, đơn đặt hàng đầu tiên nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giám sát MTAN gồm: (hệ thống thiết bị thu thập, sao chép, ghi hình dữ liệu an ninh quan tâm) được triển khai giữa Ủy ban An ninh Liên Xô và Bộ Công an. Ngoài Liên Xô, năm 1950 các đơn vị nghiệp vụ trinh sát của Bộ đã tiếp nhận PTKT từ các nước trong phe XHCN. Đặc biệt, Bộ an ninh quốc gia Đông Đức, vốn nổi tiếng là một trong những cơ quan tình báo được tổ chức chặt chẽ, hoạt động hiệu quả nhất trong khối xã hội chủ nghĩa. Ngay từ năm 1957 đã trang bị cho trinh sát của Bộ một số PTKT giám sát MTAN (máy ghi âm, ghi hình cỡ nhỏ). Tháng 12/1965, danh mục các PTKT giám sát MTAN (kỹ thuật nghe, chống nghe, thiết bị che giấu, thiết bị phá khóa...), đã được Ủy ban an ninh cộng hòa dân chủ Đức viện trợ, trang bị cho các đơn vị ngoại tuyến thuộc Bộ Công an. Tháng 3 năm 1966, Ủy ban an ninh cộng hòa dân chủ Đức đã đầu tư các PTKT đặc chủng giám sát an ninh cho Công an Việt nam, dù trước đó (1964) các đơn vị nghiệp vụ của Bộ đã nhận được các chủng loại tương tự từ các nước Ba Lan, Hungary, Liên Xô, và một số nước khác. Cụ thể năm 1966, các PTKT phục vụ các 11 hoạt động phản gián, giám sát an ninh; các thiết bị ghi âm, máy ảnh Minox, camera hồng ngoại, kính viễn vọng, máy vi âm định hướng phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở miền Bắc đã được Cộng hòa dân chủ Đức viện trợ, trong đó có 6 kính viễn vọng, 10 máy ảnh Minox nhỏ, 14 bộ dụng cụ đặc biệt, hàng trăm PTKT giám sát MTAN. Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng truyền dẫn hỗ trợ giám sát mục tiêu an ninh Trong thời kỳ này, hệ thống cơ sở hạ tầng truyền dẫn phục vụ riêng công tác giám sát MTAN trong công tác Công an hầu như chưa có gì. Các tin tức, tài liệu an ninh từ MTAN được các đơn vị nghiệp vụ trao đổi thông qua hệ thống bưu điện quốc gia (khu vực miền bắc) với cơ chế bảo mật, giao nhận do Bộ Công an quản lý. Sự phát triển của hệ thống lưu trữ, xử lý đầu cuối dữ liệu từ mục tiêu an ninh Các dữ liệu hình ảnh về MTAN được các trinh sát ngoại tuyến lưu trữ trên các cuộn phim của máy ảnh cơ trong quá trình công tác tại MTAN. Những dữ liệu dạng âm thanh thu được tại MTAN được lưu trữ trên các máy ghi âm cỡ nhỏ được viện trợ từ các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Việc lưu trữ, phân tích, đánh giá dữ liệu an ninh tại MTAN qua các PTKT được thực hiện theo phương pháp thủ công cải tiến, hạn chế không nhỏ đến hiệu quả giám sát MTAN Giai đoạn 1976 đến 1983 Sự phát triển của hệ thống phương tiện kỹ thuật giám sát, thu nhận tin tức trực quan từ mục tiêu an ninh Trong giai đoạn này các PTKT giám sát MTAN đã được Bộ Công an tiếp tục được đầu tư từ các nguồn viện trợ từ nước ngoài. Ngay từ năm 1976, Cộng hòa dân chủ Đức đã viện trợ các PTKT là các thiết bị máy ảnh, hỗ trợ công tác giám sát MTAN cho đơn vị trinh sát ngoại tuyến của Bộ. Những PTKT khác có chức năng dò tìm, thu thập tin an ninh từ các MTAN quan tâm như hệ thống máy thu, phát tín hiệu an ninh do các cục nghiệp vụ kỹ thuật I, II thuộc Tổng cục An ninh quản lý. Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng truyền dẫn hỗ trợ giám sát mục tiêu an ninh Sau năm 1975, hệ thống truyền dẫn quóc gia đã được đầu tư, phát triển với quy mô phủ rộng lớn đến các tỉnh thành trong toàn quốc. Hệ thống truyền dẫn hữu tuyến phục vụ hoạt động trao đổi tin an ninh từ các MTAN mặc dù vẫn dùng chung với hệ thống truyền dẫn quốc gia nhưng cơ chế bảo mật, quyền ưu tiên đã được Nhà nước, Bộ Nội vụ (nay là BCA) quan tâm, đầu tư, bước đầu mang lại hiệu quả. Sự phát triển của hệ thống lưu trữ, xử lý đầu cuối dữ liệu từ mục tiêu an ninh Cùng với PTKT lưu trữ, xử lý dữ liệu an ninh do BCA quản lý, dữ liệu an
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan