Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an...

Tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an

.PDF
94
332
72

Mô tả:

ÑAÏI HOÏC HUEÁ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Hương Th.S Nguyễn Văn Vượng Lớp: K41B – KTNN Khóa học: 2007 – 2011 Huế, tháng 05 năm 2011 1 Lôøi Caûm Ôn Qua thôøi gian nghieân cöùu thöïc hieän ñeà taøi: “Giaûi phaùp phaùt trieån kinh teá trang traïi nuoâi toâm ôû huyeän Quyønh Löu, tænh Ngheä An”, ngoaøi söï noã löïc phaán ñaáu cuûa baûn thaân, toâi ñaõ ñöôïc söï giuùp ñôõ, höôùng daãn, chæ ñaïo taän tình cuûa caùc thaày coâ Khoa kinh teá vaø phaùt trieån noâng thoân, Tröôøng Ñaïi Hoïc Kinh Teá Hueá, moät soá cô quan vaø baïn beø. Ñeán nay, toâi ñaõ hoaøn thaønh chöông trình. Toâi xin baøy toû loøng bieát ôn ñoái vôùi caùc thaày coâ giaùo trong khoa ñaõ heát loøng giuùp giuùp ñôõ vaø truyeàn ñaït cho toâi kieán thöùc quyù baùu trong quaù trình hoïc taäp taïi tröôøng. Ñaëc bieät toâi xin baøy toû loøng bieát ôn tôùi thaày giaùo Th.S Nguyeãn Vaên Vöôïng, ngöôøi ñaõ dìu daét höôùng daãn taän tình vaø giuùp ñôõ toâi veà moïi maët trong quaù trình thöïc hieän luaän vaên. Qua ñaây toâi xin chaân thaønh caûm ôn tôùi caùc cô quan phoøng Noâng nghieäp vaø Phaùt trieån noâng thoân, Phoøng Thoáng keâ, Phoøng Thuûy saûn huyeän Quyønh Löu; UBND caùc xaõ Quyønh Dò, Quyønh Xuaân, Quyønh Baûng, Quyønh Thuaän ñaõ taïo ñieàu kieän giuùp ñôõ toâi trong quaù trình ñieàu tra vaø thu thaáp soá lieäu phuïc vuï cho ñeà taøi nghieân cöùu. Toâi cuõng xin göûi lôøi caûm ôn saâu saéc ñeán gia ñình, baïn beø vaø ngöôøi thaân ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi vaø giuùp ñôõ, ñoäng vieân toâi trong quaù trình hoïc taäp vaø nghieân cöùu. Do haïn cheá veà thôøi gian vaø khaû naêng baûn thaân neân ñeà taøi khoâng theå traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt. Raát mong ñöôïc söï thoâng caûm vaø yù kieán ñoùng goùp cuûa quyù thaáy coâ, cô quan vaø caùc baïn ñeå ñeà taøi ñöôïc hoaøn thieän hôn vaø ruùt ra nhöõng kinh nghieäm cho laàn sau. Xin chaân thaønh caûm ôn. Hueá, thaùng 05 naêm 2011 Sinh vieân: Leâ Thò Höông 2 MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU .........................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 12 2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................. 13 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................................ 13 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 13 3.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................... 14 3.2.1. Về không gian...................................................................................................... 14 3.2.2. Về thời gian. ........................................................................................................ 14 3.2.3. Giới hạn đề tài. .................................................................................................... 14 4. Phương pháp nghiên cứu. .......................................................................................... 14 5. Kết cấu đề tài: ............................................................................................................ 15 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 16 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI ........................................................................................ 16 1.1. Tính tất yếu khách quan hình thành kinh tế trang trại............................................ 16 1.1.1. Hình thành kinh tế trang trại thông qua quá trình tích tụ. ................................... 16 1.1.2. Hình thành kinh tế trang trại thông qua thuê đấu thầu đất đai quy mô lớn. ............... 16 1.1.3. Hình thành kinh tế trang trại thông qua mua bán, sang nhượng, tặng cho, thừa kế diện tích đất đai.............................................................................................................. 16 1.2. Phân biệt kinh tế trang trại với kinh tế hộ và các loại hình khác. .......................... 17 1.2.1. Sự giống nhau. ..................................................................................................... 17 1.2.2. Sự khác nhau giữa kinh tế trang trại với kinh tế hộ và các loại hình khác. ................ 17 1.3. Những đặc trưng của kinh tế trang trại................................................................... 18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế trang trại........................................................... 19 1.4.1. Đất đai................................................................................................................. 19 1.4.2. Lao động. ............................................................................................................ 19 1.4.3. Vốn. ..................................................................................................................... 20 1.5. Xu thế phát triển kinh tế trang trại.......................................................................... 21 1.5.1. Các trang trại ngày càng chuyên môn hoá kết hợp đa dạng hoá sản phẩm................ 21 1.5.2. Xu thế phát triển gắn liền với quá trình hiệp tác hoá sâu rộng............................ 21 3 1.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. ......................................................................... 22 1.6.1. Các chỉ tiêu phản ánh các điều kiện sản xuất chủ yếu của kinh tế trang trại. ............... 22 1.6.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại.................. 22 1.6.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại ...................................................................................................... 23 2.1. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................ 23 2.1.1. Tình hình phát triển trang trại trên thế giới. ........................................................ 23 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước trong khu vực. ............... 24 2.1.3. Nhận xét chung tình hình trang trại trên thế giới. ............................................... 24 2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.............................................. 25 2.1.5. Nhận xét về tình hình, xu thế phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam............... 26 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN. .............................................. 28 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu........................................................................... 28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. .............................................................................................. 28 2.1.2 . Điều kiện kinh tế xã hội...................................................................................... 29 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở tỉnh Nghệ An. ........................ 38 2.3. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu................. 39 2.5. Quy mô các nguồn lực chủ yếu của các trang trại nuôi tôm điều tra ở huyện Quỳnh Lưu..................................................................................................................... 42 2.5.1. Vốn sản xuất của các trang trại nuôi tôm. ........................................................... 42 2.5.2. Thực trạng về nhân khẩu và lao động của các trang trại nuôi tôm...................... 45 2.6. Tình hình đầu tư chi phí nuôi tôm của các trang trại điều tra. ............................... 47 2.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các trang trại điều tra. .......................... 50 2.7.1. Theo quy mô diện tích ......................................................................................... 50 2.7.2. Theo hình thức trang trại. .................................................................................... 53 2.8. Tình hình tiêu thụ tôm của các trang trại điều tra. ................................................. 56 2.9. Hiệu quả xã hội...................................................................................................... 57 2.10. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm 1 vụ của các trang trại điều tra............................................................................................................ 59 4 2.10.1. Ảnh hưởng của quy mô diện tích nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các trang trại điều tra. .................................................................................................. 59 2.10.2. Ảnh hưởng của lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các trang trại điều tra. .......................................................................................................................... 62 2.10.3. Ảnh hưởng của vốn đầu tư đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các trang trại điều tra. .......................................................................................................................... 64 2.10.4. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các trang trại điều tra............................................................................................................ 67 2.11. Nhận định của các chủ trang trại nuôi tôm về những vấn đề khó khăn. .............. 70 2.12. Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm................ 72 2.12.1. Những thuận lợi................................................................................................. 72 2.12.2. Những khó khăn. ............................................................................................... 72 Chương III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI NUÔI TÔM Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, . 74 TỈNH NGHỆ AN .......................................................................................... 74 3.1. Định hướng. ............................................................................................................ 74 3.1.1. Quan điểm: .......................................................................................................... 74 3.1.2. Căn cứ.................................................................................................................. 74 3.1.3. Phương hướng, mục tiêu. .................................................................................... 75 3.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quỳnh Lưu. .............. 76 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức sản xuất. ............................................................................... 77 3.2.1.1. Tiến hành quy hoạch tổng thể vùng nuôi. ........................................................ 77 3.2.1.2. Tăng cường sự liên kết, liên doanh. ................................................................. 79 3.2.2. Các giải pháp về cơ chế chính sách. ..................................................... 80 3.2.2.1. Chính sách về đất đai........................................................................................ 80 3.2.2.2. Chính sách về đầu tư tín dụng. ......................................................................... 82 3.2.2.3. Chính sách về phát triển nguồn nhân lực cho chủ trang trại ............................ 84 3.2.2.4. Chính sách về thị trường. ................................................................................. 85 3.2.2.5. Chính sách về tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ........................... 86 3.2.2.6. Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động khuyến ngư........................................... 87 5 3.2.3. Dự báo tình hình phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu đến năm 2015-2020. ........................................................................................................... 88 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 89 I. Kết luận. ..................................................................................................................... 89 II. Kiến nghị................................................................................................................... 91 1 Đối với nhà nước. ....................................................................................................... 91 2. Đối với địa phương.................................................................................................... 92 3. Đối với các chủ trang trại. ......................................................................................... 92 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐVT Đơn vị tính BBT Ban Bí Thư BCH Bộ Chính Trị BQ Bình Quân CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CP Chi phí CPTG Chi phí trung gian GO Gía trị sản xuất LĐ Lao động MI Thu nhập hỗn hợp NN Nông nghiệp NQ Nghị quyết NTTS Nuôi trồng thủy sản TSCĐ Tài sản cố định TW Trung ương UBNH Uỷ ban nhân dân. XNK Xuất nhập khẩu VCDV Vận chuyển dịch vụ 7 ` DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Sự khác nhau giữa kinh tế trang trại với kinh tế hộ và các loại hình khác ...... 17 Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai ở huyện Quỳnh Lưu qua 3 năm (2008 – 20010) ... 20 Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của huyện Quỳnh Lưu qua 3 năm (2008 – 2010)......... 22 Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Quỳnh Lưu qua 3 năm (2008 - 2010)......... 24 Bảng 5: Tình hình nuôi tôm theo diện tích, sản lượng ở tỉnh Nghệ An qua 3 năm (2008 – 2010). . 38 Bảng 6: Tình hình nuôi tôm theo diện tích, sản lượng của huyện Quỳnh Lưu qua 3 năm (2008 – 2010)................................................................................................................. 40 Bảng 7: Phân loại các trang trại nuôi tôm điều tra theo hình thức nuôi ........................ 41 Bảng 8: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của các trang trại nuôi tôm. ........... 31 Bảng 9: Thực trạng về lao động của các trang trại nuôi tôm điều tra .......................... 46 Bảng 10: Cơ cấu chi phí sản xuất của các trang trại theo hình thức nuôi ..................... 48 Bảng11: Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm theo quy mô diện tích nuôi của các trang trại......................................................................................................................... 51 Bảng 12: Kết quả và hiệu quả của các trang trại điều tra theo hình thức nuôi.............. 54 Bảng 13: Thị trường tiêu thụ tôm của các trang trại điều tra. ....................................... 56 Bảng 14: Ảnh hưởng của diện tích nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các trang trại điều tra............................................................................................................ 60 Bảng 15: Ảnh hưởng của lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các trang trại điều tra. .......................................................................................................................... 63 Bảng16: Ảnh hưởng của vốn đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các trang trại điều tra. ............. 66 Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm của các trang trại điều tra............................................................................................................ 69 Bảng 18: Những khó khăn, hạn chế thường gặp của các chủ trang trại nuôi tôm. ....... 71 Bảng 19: Dự báo tình hình phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu đến năm 2020................................................................................................................. 88 Sơ đồ: Cơ cấu vốn bình quân của các trang trại nuôi tôm qua 2 hình thức nuôi. ........ 32 8 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU - Quỳnh lưu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có diện tích mặt nước tương đối lớn. Hệ sinh thái sông biển rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi tôm, với lực lượng lao động dồi dào, trình độ dân trí tương đối cao cùng với sự ưu dãi của thiên nhiên nên tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại nuôi tôm phát triển. - Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm ngư nghiệp lên một trình độ mới cần phải phát triển mạnh và phát huy vai trò chiến lược của kinh té biển. Kết hợp với bảo vệ vùng biển, mở rộng diện tích nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản. Việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm sẽ tận dụng được những lợi thế mà tự nhiên ban tặng cho mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước ta như diện tích mặt nước và nguồn thức ăn tự nhiên, nguồn lực thuộc tài nguyên nhân văn của đất nước vv… nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đất nước của từng vùng và mỗi địa phương. - Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào các hộ nuôi tôm cũng có kết quả cao và mang lại lợi nhuận. Qua nghiên cứu tại thực tế địa bàn huyện Quỳnh Lưu cho thấy trong những năm gần đây các trang trại nuôi tôm đã có sự phát triển rõ rệt song vẫn chưa ổn định, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao và chưa tương ứng với tiềm năng sẵn có của vùng. Do đó, vấn đề đặt ra cho các cho các hộ nuôi tôm nói riêng và các ban ngành nói chung là phải đưa ra giải pháp để đưa nghề nuôi tôm của vùng ngày càng phát triển, nhằm nâng cao đời sống nhân dân, khai thác tối đa lợi thế so sánh của vùng. Đây là những vấn đề có ý nghĩa to lớn cả trước mắt lẫn lâu dài của địa phương. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”. - Mục tiêu nghiên cứu đề tài. Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được một số mục tiêu cụ thể sau: + Thứ nhất: Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại. + Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 9 + Thứ ba: Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài. + Số liệu sơ cấp: được thu thập và xử lý qua phiếu điều tra trực tiếp hộ trên địa bàn 4 xã trong huyện. + Số liệu thứ cấp: Các số liệu được cung cấp từ phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, và các báo cáo tổng kết của huyện, tỉnh. - Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp thống kê kinh tế. + Phương pháp thu thập tài liệu. + Phương pháp xử lý thông tin. + Phương pháp phân tích kinh tế. - Kết quả nghiên cứu đạt được. + Những giải pháp mà chúng tôi đưa ra để phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An là rất đúng đắn, xuất phát từ thực tế. + Tiềm năng để phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở vùng ven biển huyện Quỳnh Lưu còn rất lớn. Trong những năm tới ở vùng ven biển của huyện có thể mở rộng diện tích nuôi trồng, nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi trồng trên địa bàn. + Tuy nhiên, qua quá trình nuôi tôm của huyện đã gặp phải không ít thách thức và khó khăn. Vậy để các hộ nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu có kết quả cao cần phải đưa ra các giải pháp: Cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ quy hoạc vùng nuôi, hoàn thiệ khâu tổ chức sản xuất, tăng cường sự liên kết liên doanh giữa các chủ trang trại và các vùng nuôi tôm, xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông, thực hiện đồng bộ các chính sách về vốn, nguồn nhân lực … để thúc đẩy phát triển nuôi tôm. 10 ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 20 sào = 10.000 m2. 11 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay kinh tế trang trại đã và đang phát triển nhanh ở khắp các vùng nông thôn trong cả nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn trong đó phải kể đến các trang trại nuôi tôm. Nghề nuôi tôm không chỉ góp phần tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập, giảm xoá đói, mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Đồng thời nuôi tôm còn có tác dụng bảo vệ nguồn lợi tài sản của một quốc gia ở vùng ven biển nhiệt đới nước ta. Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng ta nhấn mạnh: “Chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010) nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Một trong những yếu tố góp phần thực hiện chiến lược là: “Huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới, trong đó tiếp tục phát triển mạnh và phát huy vai trò chiến lược của kinh tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển, mở rộng diện tích nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản”. Qua đó cho thấy tầm quan trọng to lớn của nông nghiệp và nông thôn, đăc biệt là nuôi tôm với nông dân ta và đất nước ta. Việt Nam là một nước có toàn bộ sườn phía Đông và phía Nam tiếp giáp với biển, có chiều dài bờ biển là 3.260 km, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ thuộc vùng ven biển tạo nên khoảng 660.000 ha vũng triều, chưa kể khoảng 300.000 – 400.000 ha eo vịnh, đầm phá ven biển. Ngoài ra còn có khoảng 1000.000 ha đất có thể nhiễm mặn tự nhiên, nhiều nhất là đồng bằng sông Cửu Long (hơn 700.000 ha), trong đó có khoảng 400.000 – 500.000 ha có thể phát triển thành vùng nuôi tôm, vì vậy nhiều trang trại nuôi tôm được hình thành. Việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm sẽ tận dụng được những lợi thế mà tự nhiên ban tặng cho mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước ta như diện tích mặt nước và 12 nguồn thức ăn tự nhiên, nguồn lực thuộc tài nguyên nhân văn của đất nước vv… nhằm phát huy tối đa tiềm năng của đất nước của từng vùng và mỗi địa phương. Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có diện tích đầm phá nước mặn, lợ tương đối lớn, với chiều dài bờ biển là 34km và có 3 cửa sông đổ ra biển (Cờn, Quèn, Thơi) đã tạo cho vùng đầm phá ven biển của huyện. Hệ sinh thái sông biển rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi tôm, với lực lượng lao động dồi dào, dân trí tương đối cao cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên nên nhiều trang trại nuôi tôm đã bước đầu hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào các hộ nuôi tôm cũng có kết quả cao và mang lại lợi nhuận. Qua nghiên cứu tại thực tế địa bàn huyện Quỳnh Lưu cho thấy trong những năm gần đây các trang trại nuôi tôm đã có sự phát triển rõ rệt song vẫn chưa ổn định, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao và chưa tương ứng với tiềm năng sẵn có của vùng, hoạt động nuôi tôm còn mang tính tự phát, diện tích nuôi tôm còn tăng một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sự quản lí của các ban ngành liên quan còn yếu kém, dịch bệnh xẩy ra ngày càng nghiêm trọng v.v... Những yếu tố đó ảnh hưởng đến hoạt động nuôi tôm của huyện. Do đó, vấn đề đặt ra cho các cho các hộ nuôi tôm nói riêng và các ban ngành nói chung là phải đưa ra giải pháp để đưa nghề nuôi tôm của vùng ngày càng phát triển, nhằm nâng cao đời sống nhân dân, khai thác tối đa lợi thế so sánh của vùng. Đây là những vấn đề có ý nghĩa to lớn cả trước mắt lẫn lâu dài của địa phương. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục tiêu nghiên cứu. - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại nuôi tôm. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế đối với loại hình trang trại với các chủ thể là các trang trại nuôi tôm. 13 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3.2.1. Về không gian. Đề tài nghiên cứu tại địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, cụ thể là các trang trại nuôi tôm ở một số xã đại diện vùng ven biển của huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 3.2.2. Về thời gian. - Phân tích thực trạng kinh tế trang trại nuôi tôm trong năm qua (2008 - 1010) - Điều tra khảo sát tình hình năm 2010 - Dự kiến tình hình phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An năm 2015, năm 2020. 3.2.3. Giới hạn đề tài. Vì thời gian có hạn không thể tiến hành nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm 2 vụ/năm. Nên tôi chỉ điều tra một vụ trên năm. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp duy vật biện chứng. Đề tài vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng nhằm xem xét phân tích các vấn đề một cách khách quan. Nhìn nhận sự vật và hiện tượng trong quá trình vận động và phát triển có liên quan đến nhau để tìm ra bản chất, qui luật của chúng. - Phương pháp thống kê kinh tế. - Phương pháp chọn mẫu điều tra Được sự giúp đỡ của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng thuỷ sản, phòng thống kê ở huyện Quỳnh Lưu chúng tôi thu thập được các thông tin cơ bản về trang trại nuôi tôm của huyện như sau: Tính đến năm 2010, trên địa bàn huyện có 48 trang trại nuôi tôm đều nằm ở vùng nước mặn lợ. Chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát các trang trại ngẫu nhiên có tính loại bỏ, (ưu tiên các trang trại có tính đại diện). - Phương pháp chọn điểm điều tra + Chọn điểm điều tra: Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy trong tổng số 10 xã của vùng ven biển có trang trại nuôi tôm chúng tôi tiến hành điều tra 22 trang trại nuôi tôm trong tổng số 48 trang trại nuôi tôm của vùng. Các trang trại được điều tra nằm ở các xã có nhiều trang trại nuôi tôm và có tính đại diện, các xã được điều tra là xã 14 Quỳnh Dị, Quỳnh Xuân, Quỳnh Bảng, Quỳnh Thuận. Trong đó xã Quỳnh Dị điều tra 1 trang trại, Xã Quỳnh Xuân điều tra 6 trang trại, xã Quỳnh Bảng 9 trang trại, xã Quỳnh Thuận điều tra 6 trang trại. - Phương pháp thu thập số liệu. - Thu thập tài liệu thứ cấp. Được lấy từ các cơ quan chính quyền và các cơ quan chức năng của địa phương như: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Thống kê, Phòng Thuỷ sản của huyện Quỳnh Lưu, qua các sách báo, tạp chí, tài liệu đã được công bố. - Thu tài liệu sơ cấp. Số liệu thứ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các trang trại nuôi tôm ở huyện, các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình thực trạng các trang trại nuôi tôm, việc đầu tư sản xuất, kết quả kinh tế, những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu. - Phương pháp xử lý thông tin. Các tài liệu thu thập được chúng tôi đưa vào máy tính với phần mềm EXCEL để tổng hợp hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết. - Phương pháp phân tích kinh tế. - Phương pháp so sánh Đây là phương pháp cơ bản nhất của phương pháp phân tích kinh tế trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán rồi đánh giá các chỉ tiêu trong phạm vi mẫu điều tra, từ đó có thể suy rộng ra toàn bộ tổng thể. Khi sử dụng phương pháp này thì phải bảo đảm yêu cầu: Kết luận đưa ra đúng, có tính thuyết phục cao đồng thời có tính khách quan. 5. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 3 chương - Chương I- Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại - Chương II – Thực trạng phát triển kinh tế trang trại nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - Chương III – Định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế trang nuôi tôm ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. 15 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Tính tất yếu khách quan hình thành kinh tế trang trại. 1.1.1. Hình thành kinh tế trang trại thông qua quá trình tích tụ. Sự phát triển kinh tế trang trại theo kiểu trang trại đã và đang diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới xuất phát điểm ban đầu là các hộ gia đình nông dân trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đã đạt được những kết quả cao, họ có cơ hội để tích luỹ vốn, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao trình độ tay nghề, cứ như thế trong một thời gian nhất định họ có thể tái đầu tư mở rộng thêm diện tích đất đai, vốn liếng để mở rộng quy mô sản xuất nông – lâm nghiệp, đồng thời có một số gia đình do thiếu vốn, lao động hoặc chuyển sang nghành sản xuất khác nên không sử dụng và họ có quyền chuyển nhượng, cho thuê v.v…dẫn đến đất đai được tích tụ. Chính từ đó đã đạt tới một trình độ nhất định, quy mô sản xuất phù hợp thì họ sẽ chuyển sản xuất theo hướng tập trung để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, cung cấp ra thị trường, một quá trình diễn ra như thế cũng có nghĩa là kinh tế hộ đã bắt đầu chuyển sang kinh tế trang trại. Với những hộ này quá trình tích tụ khoảng thời gian dài giá mức tiêu thụ tăng dần theo khả năng vốn liếng, họ có kinh nghiệm trong tổ chức và điều hành sản xuất nên thường độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh thường là thấp. 1.1.2. Hình thành kinh tế trang trại thông qua thuê đấu thầu đất đai quy mô lớn. Đây là con đường mà nó thường xẩy ra ở những người có kế hoạch dự định và có thể huy động vốn lớn muốn tăng nhanh quy mô sản xuất. Trước các thông tin về thị trường, một số hộ có kinh nghiệm, tiền vốn song không có đủ đất để từ đó lập phương án sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá. 1.1.3. Hình thành kinh tế trang trại thông qua mua bán, sang nhượng, tặng cho, thừa kế diện tích đất đai Hình thành các mô hình kinh tế trang trại theo kiểu này cũng đã xuất hiện, có thể một chủ trang trại vì lí do nào đó không sản xuất kinh doanh trên diện tích đất của mình mà có nhu cầu sang nhượng, mua bán, hoặc di chúc thừa kế v.v… 16 1.2. Phân biệt kinh tế trang trại với kinh tế hộ và các loại hình khác. 1.2.1. Sự giống nhau. - Chủ hộ và trang trại là người tham gia lao động trực tiếp và điều hành sản xuất kinh doanh. - Sản xuất chủ yếu dựa vào tư liệu sản xuất, ruộng đất, tiền vốn, lao động của gia đình. - Chủ hộ và trang trại tự ra quyết định sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện các quyết định đó một cách nhanh nhất, triệt để và có hiệu quả. - Các tài sản và sản phẩm đều thuộc sở hữu của gia đình và được pháp luật thừa nhận. 1.2.2. Sự khác nhau giữa kinh tế trang trại với kinh tế hộ và các loại hình khác. Bảng 1: Sự khác nhau giữa kinh tế trang trại với kinh tế hộ và các loại hình khác Tiêu chí 1. Mục đích sản xuất Kinh tế trang trại Kinh tế hộ Chủ yếu sản xuất hàng hoá Chủ yếu để tiêu dùng nội bộ Tập trung quy mô lớn, đầu Sản xuất với quy mô nhỏ, tư cao (vốn, lao động, các manh mún, đầu tư thấp, tư liệu sản xuất). 2. Quy mô sản xuất công cụ lao động giản đơn, Hiệu quả kinh tế cao. Sản chỉ tiêu kết quả, hiệu quả xuất có thể sử dụng thêm thấp. lao động làm thuê Sản xuất không sử dụng lao động làm thuê. Sản xuất có tính chuyên 3. Trình độ sản xuất 4. Khả năng tích luỹ sản xuất 5. Quan hệ thị trường môn hoá cao Tỷ suất hàng hoá thấp Nhiều Ít Rộng Hẹp 17 1.3. Những đặc trưng của kinh tế trang trại. Xuất phát từ khái niệm kinh tế trang trại đã được trình bày, nhìn chung kinh tế trang trại có những đặc trưng sau: + Một là: Chuyên môn hoá tập trung sản xuất hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu của thị trường, thu nhập vượt trội so với mức thu nhập trung bình tại địa phương, trong đó giá trị sản phẩm và giá trị sản phẩm hàng hoá là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô trang trại nhỏ, vừa, lớn. Ngoài ra còn có những chỉ tiêu gián tiếp như vốn, lao động, ruộng đất. + Hai là: Về thị trường đã sản xuất hàng hoá thì hàng hoá luôn luôn gắn với thị trường, do đó thị trường bán sản phẩm và mua vật tư là nhân tố có tính chất chiến lược phát triển sản xuất sản phẩm hàng hoá về số lượng và chất lượng và hiệu quả kinh doanh của trang trại. + Ba là: Có nhiều khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật hơn, tốt hơn kinh tế nông hộ vì trang trại có vốn, có lãi nhiều hơn. Nhìn chung các trang trại chẳng những có đủ tư liệu sản xuất thông thường và sức kéo trâu bò mà đã trang bị nhiều loại máy móc và áp dụng quy trình công nghệ mới vào các ngành sản xuất, dịch vụ theo hướng CNH HĐH nông thôn. + Bốn là: Về lao động, các trang trại có sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình, nhưng bên cạnh đó các trang trại có thể sử dụng lao động làm thuê với số lượng nhiều ít khác nhau tuỳ theo quy mô trang trại. + Năm là: Các chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ thuật biết làm giàu và có điều kiện nhất định để tạo lập trang trại. Các chỉ tiêu nhận dạng trang trại ở Việt Nam: + Một là: Gía trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bình quân tạo ra trong một năm; từ 40 triệu đồng trở lên với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; 50 triệu đồng đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. + Hai là: Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế hộ tương ứng với ngành sản xuất và từng vùng kinh tế 18 - Đối với các trang trại trồng trọt: Diện tích trồng cây hàng năm từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên. - Đối với các trang trại trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung phải có diện tích từ 3 ha trở lên; ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên phải có diện tích từ 5 ha trở lên. - Đối với các trang trại chăn nuôi trâu, bò phải có từ 50 con trở lên, lợn 100 con trở lên (không kể lợn sữa dưới 2 tháng tuổi), gia cầm có 2000 con trở lên (không kể số con dưới 7 ngày tuổi). - Đối với trang trại lâm nghiệp phải có từ 10 ha đất rừng trở lên. - Đối với trang trại NTTS phải có từ 2 ha diện tích mặt nước trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp có từ 1 ha trở lên). + Ba là: Có sử dụng lao động làm thuê thường xuyên (nhất là 2 lao động/năm), nếu lao động thời vụ phải quy đổi thành lao động thường xuyên. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế trang trại 1.4.1. Đất đai. Về quy mô đất đai phụ thuộc vào phương hướng sản xuất của mỗi loại vùng kinh tế trang trại, nếu là trang trại trồng hoặc chăn nuôi đàn gia súc thì đòi hỏi phải có quy mô, chất lượng đất đai tốt hơn, còn các trang trại chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm thì yêu cầu về đất đai ít khắt khe hơn. 1.4.2. Lao động. Lao động ở đây được xét cả khía cạnh số lượng và chất lượng, nó phụ thuộc vào diện tích đất đai, phương hướng sản xuất và mức độ cơ giới hoá của các trang trại. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung có rất nhiều khâu công việc phải bắt buộc dùng lao động trực tiếp, hơn thế nữa, tốc độ CNH – HĐH nông nghiệp diễn ra ở mức độ chậm do vậy lao động thủ công vẫn là một điều kiện quan trọng để hình thành trang trại cũng như phát triển kinh tế trang trại. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, do việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, lao động của con người được thay bằng lao động máy móc, vì vậy số lao động trực tiếp của trang trại thường rất ít, trong khi đó, trình độ của người lao động thường rất cao. 19 1.4.3. Vốn. Sản xuất trang trại cũng như bất cứ một ngành nghề sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn, nó là cơ sở cho các chủ trang trại hình thành ý tưởng về phương hướng sản xuất và quy mô trang trại của mình, nó quyết định lựa chọn đầu tư cho phù hợp. Nguồn vốn của chủ trang trại bao gồm vốn tự có, vốn được hỗ trợ từ bên ngoài và vốn vay từ tư nhân hoặc các tổ chức tín dụng khác. Nếu theo các con đường hình thành trang trại đã nêu thì một hộ nông dân đi bằng con đường tuần tự, tích luỹ dần dần để xây dựng được trang trại cũng phải mất ít nhất bình quân khoảng 10 năm mới có được mô hình hoàn chỉnh và đem lại thu nhập cao. Hiện nay nhiều hộ có trong tay một lượng vốn nhất định và có thể huy động thêm nguồn vốn vay (trong đó vốn tự có khoảng từ 70 – 80%) những hộ này muốn có mô hình thu nhập trang trại cao cũng phải mất tối thiểu từ 5 – 6 năm. Còn những chủ trang trại có vốn đầu tư cao sức huy động đầu tư lớn thì quá trình này diễn ra khoảng 4 – 5 năm. Sở dĩ có vấn đề như vậy là vì đối tượng sản xuất của chủ trang trại là sinh vật, phát triển của riêng nó không thể áp đặt lợi ích kinh tế trên cơ sở không tôn trọng các quy luật đó, chính vì vậy không thể có vốn đầu tư lớn là rút ngắn thời gian xây dựng cơ bản của các trang trại. + Các nhân tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả trong trang trại Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong trang trại chúng ta cần xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả trong quá trình nuôi trồng của các trang trại:  Kiến thức quản lý và kỹ thuật nuôi: Chủ trang trại cần học hỏi kinh nghiệm quản lý, bố trí công nhân cho phù hợp để tiết kiệm được chi phí trong quá trình sản xuất, quản lý các yếu tố đầu vào phải phù hợp, như vấn đề thức ăn, cho ăn đúng khẩu phần với vật nuôi.  Trình độ thâm canh: Là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, càng thâm canh cao thì sản lượng càng cao, chất lượng sản phẩm tốt, hiệu quả cao hơn và ngược lại.  Ao nuôi: Trước khi thả con giống ao nuôi cần phải được khử trùng, tu sửa. Ao nuôi phải đảm bảo diện tích thích hợp, hơp lý. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan