Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...

Tài liệu Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

.PDF
254
208
100

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------------ NGUYỄN THÙY LINH NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------------------ NGUYỄN THÙY LINH NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS HÀ MINH SƠN 2. TS. LÊ THỊ THÙY VÂN Hà Nội, 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả Nguyễn Thùy Linh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................... x LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................... 16 1.1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại ............ 16 1.1.1. Rủi ro tín dụng .................................................................................................. 16 1.1.2. Quản trị rủi ro tín dụng ................................................................................... 19 1.2. Năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại .................... 38 1.2.1. Khái niệm về năng lực quản trị rủi ro tín dụng ................................................. 38 1.2.2. Ý nghĩa của nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của NHTM ................ 39 1.2.3. Nội dung năng lực quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ......... 40 1.2.4. Một số tiêu chí phản ánh năng lực quản trị rủi ro tín dụng ............................... 54 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của một số Ngân hàng thƣơng mại và bài học cho Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam. ................................................................................................................ 57 1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Citibank ............. 57 1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ..... 61 1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ................................................................... 69 1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam ..................................................................................................................... 72 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 73 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ......... 74 2.1. Khái quát tình hình hoạt động và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam ................................................................................. 74 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam ..................................................................................................................... 74 iii 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam ..... 76 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam ..................................................................................................................... 77 2.2. Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam ............................................................................... 83 2.2.1. Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam thông qua các tiêu chí phản ánh năng lực QTRRTD ...... 83 2.2.2. Thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo các yếu tố cấu thành khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ........... 93 2.2.3. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam ....................................................................................................... 110 2.3. Đánh giá thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam ............................................................................... 129 2.3.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 129 2.3.2. Những hạn chế ................................................................................................ 132 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................... 136 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ..................................................................................... 138 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM ................................................................................................................... 139 3.1. Định hƣớng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam đến 2030 ........................................ 139 3.1.1. Định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của ngân hàng Việt Nam đến năm 2030 ........................................................................ 139 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đến 2030 ...................................................................... 142 3.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đến 2030 ...................................................................................... 144 3.1.4. Định hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đến 2030 ............................................. 146 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam ..................................................................... 147 3.2.1. Nâng cao năng lực quản trị điều hành phù hợp với thông lệ quốc tế và chuẩn mực Basel II ................................................................................................... 147 iv 3.2.2. Nâng cao năng lực xây dựng và vận hành các công cụ đo lường rủi ro tín dụng ........................................................................................................................... 155 3.2.3. Hoàn thiện tuyến phòng thủ cuối cùng (Kiểm soát nội bộ) trong mô hình 3 tuyến phòng thủ, hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng (EWS) nhằm nâng cao năng lực kiểm soát rủi ro tín dụng........................................................... 161 3.2.4. Nâng cao năng lực xử lý rủi ro tín dụng, áp dụng công cụ phân tán rủi ro như chứng khoán hóa các khoản vay, các công cụ phái sinh, bảo hiểm tín dụng 165 3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................................... 168 3.2.6. Tăng cường năng lực xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở hạ tầng tin học...................................................................................................... 173 3.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 175 3.3.1. Đối với Chính phủ ......................................................................................... 175 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................................................... 179 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 190 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 192 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 199 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt AIRB AMC BASEL BĐH CAR CIC CNTT COSO CSDL DATC DMTD DPRR EAD EDF EL EWS FIRB GAP HCS HĐQT ICAAP IRB KH KHCN KHDN KSNB KSRRTD KTNB LGD LNST LNTT MAS NH NHNN NHNNG NHTM Tiếng Việt Phương pháp tiếp cận nội bộ nâng cao theo Basel II Công ty quản lý tài sản của ngân hàng thương mại Bộ quy định ngân hàng (Basel I,II,II) do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) ban hành (gọi tắt là chuẩn mực Basel) Ban điều hành Tỷ lệ vốn tối thiểu Trung tâm thông tin tín dụng Quốc Gia Công nghệ thông tin Ủy ban tư vấn - Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ Cơ sở dữ liệu Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam Danh mục tín dụng Dự phòng rủi ro Dư nợ tại thời điểm không trả được nợ Xác suất vỡ nợ kỳ vọng của khoản vay/khách hàng Tổn thất dự kiến Hệ thống cảnh báo sớm Phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản theo Basel II Khoảng chênh lệch Hệ thống đánh giá sức khỏe hoạt động của Ngân hàng Ấn Độ Hội đồng quản trị Quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ Phương pháp tiếp cận nội bộ theo Basel II Khách hàng Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp Kiểm soát nội bộ KIểm soát rủi ro tín dụng Kiểm toán nội bộ Tổn thất của ngân hàng khi người vay không trả được nợ Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trước thuế Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore Ngân hàng Ngân hàng nhà nước Ngân hàng nước ngoài Ngân hàng thương mại vi NHTM CP NHTM NN NHTW PD QLRRTD QTRR QTRRTD RR RRTD RW RWA SA SRP TCTD TTTD TD Techcombank TGĐ TSBĐ TTGSNH UBS UL VAMC VaR VCSH Vietinbank XHTD Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại Nhà nước Ngân hàng trung ương Xác xuất không trả được nợ Quản lý rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro Quản trị rủi ro tín dụng Rủi ro Rủi ro tín dụng Trọng số rủi ro Tài sản “Có” điều chỉnh rủi ro Phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn theo Basel II Quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát Tổ chức tín dụng Thông tin tín dụng Tín dụng Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Tổng giám đốc Tài sản đảm bảo Thanh tra giám sát ngân hàng Ngân hàng Toàn Cầu Thụy Sỹ Tổn thất ngoài dự kiến Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam Giá trị tại rủi ro tín dụng Vốn chủ sở hữu Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Xếp hạng tín dụng vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các quy trình quản trị rủi ro tín dụng ........................................................... 24 Bảng 1.2 Tỷ trọng LGD đối với các khoản phải đòi có TSBĐ theo Basel II (F-IRB).. 36 Bảng 1.3: Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng đề xuất ........................................... 44 Bảng 1.4: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Citibank ......................................... 59 Bảng 1.5: Bảng phân loại nợ của Citibank .................................................................... 61 Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu phản ánh KQKD của Vietinbank giai đoạn 2016 - 2019 ..... 62 Bảng 1.7: Tuyên bố khẩu vị rủi ro 2018 Vietinbank ..................................................... 63 Bảng 1.8: Các chỉ tiêu và hạn mức khẩu vị rủi ro tín dụng Vietinbank 2018 ............... 64 Bảng 1. 9: Một số chỉ tiêu phản ánh KQKD Agribank 2015 - 2019 ............................. 69 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2014 -2019 ..... 77 Bảng 2.2: Hoạt động Huy động vốn của Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 ........... 79 Bảng 2.3: Tổng dư nợ TD của toàn hệ thống Techcombank giai đoạn 2014 -2019 ..... 81 Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 ................................ 85 Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 ...................................... 86 Bảng 2.6: Hệ số an toàn vốn tối thiểu Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 ............... 89 Bảng 2.7: Thu nhập lãi thuần Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 ............................ 90 Bảng 2.8: Lợi nhuận ròng trước thuế và lợi nhuận sau thuế của Techcombank ........... 91 Bảng 2. 9: Tỷ suất ROA, ROE của Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 .................... 93 Bảng 2.10: Bảng xếp hạng KHDN tương ứng với xác suất không trả được nợ............ 98 Bảng 2.11: Thang điểmTechcombank áp dụng với các hạng tín dụng ......................... 99 Bảng 2. 12: Phân loại nợ tại Techcombank ................................................................ 105 Bảng 2. 13: Phân loại nợ theo tiêu thức định tính ở Techcombank ............................ 105 Bảng 2.14: Trích lập dự phòng rủi ro cho vay KH ...................................................... 106 Bảng 2.15: Hệ số Cronbach’s Alpha các biến độc lập ................................................ 116 Bảng 2. 16: Hệ số Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc ................................................. 116 Bảng 2. 17: Kiểm định KMO lần 1 các biến độc lập .................................................. 117 Bảng 2. 18: Kiểm định KMO lần 2 các biến độc lập .................................................. 117 Bảng 2.19: Kết quả phân tích phương sai trích các biến độc lập ................................ 118 viii Bảng 2.20: Ma trận hệ số tương quan Rotated Component Matrix ............................ 118 Bảng 2. 21: Kiểm định KMO biến phụ thuộc ............................................................. 119 Bảng 2.22: Bảng hệ số Communalities ....................................................................... 119 Bảng 2.23: Kết quả phân tích phương sai trích biến phụ thuộc .................................. 120 Bảng 2.24: Thống kê mô tả các biến hồi quy .............................................................. 120 Bảng 2. 25: Độ phù hợp của mô hình .......................................................................... 121 Bảng 2. 26: Phân tích phương sai ................................................................................ 121 Bảng 2.27: Kiểm tra đa cộng tuyến ............................................................................. 122 Bảng 2.28: Phân tích hồi quy ...................................................................................... 123 Bảng 2.29: Tổng hợp xu hướng tác động của các yếu tố cấu thành năng lực QTRRTD (từ kết quả mô hình) .................................................................................................... 124 Bảng 2.30: Kết quả kiểm định ANOVA Biến A. ........................................................ 124 Bảng 2.31: Kết quả kiểm định ANOVA Biến B. ........................................................ 125 Bảng 2.32: Kết quả kiểm định ANOVA Biến C. ........................................................ 125 Bảng 2.33: Kết quả kiểm định ANOVA Biến D. ........................................................ 126 Bảng 2.34: Kết quả kiểm định ANOVA Biến E. ........................................................ 126 Bảng 2.35: Kết quả kiểm định ANOVA Biến F.......................................................... 126 Bảng 2.36: Tổng hợp các giả thuyết kết quả từ mô hình............................................. 127 Bảng 2.37: Kiểm định giả thiết với Biến A Paired Samples Test ............................... 127 Bảng 2.38: Kiểm định giả thiết với Biến B. ................................................................ 127 Bảng 2.39: Kiểm định giả thiết với Biến C. ................................................................ 127 Bảng 2.40: Kiểm định giả thiết với Biến D. ................................................................ 128 Bảng 2.41: Kiểm định giả thiết với Biến E. ................................................................ 128 Bảng 2.42: Kiểm định giả thiết với Biến F. ................................................................ 128 Bảng 2.43: Tổng hợp các giả thuyết kết quả từ mô hình............................................. 129 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập Techcombank 2014 - 2019 ............................................ 78 Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu huy động vốn tiền gửi Techcombank 2014 - 2019..................... 80 Biểu đồ 2. 3: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 .... 82 Biểu đồ 2. 4: Dư nợ tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng Techcombank 2014 - 2019 ... 84 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ LDR của Techcombank giai đoạn 2014 - 2019............................... 87 ix Biểu đồ 2. 6: Vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn Techcombank 2014 - 2019 ..... 88 Biểu đồ 2. 7: Tỷ lệ ROA Techcombank giai đoạn 2014 -2019 ..................................... 92 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ ROE của một số ngân hàng năm 2019 ............................................ 92 Biểu đồ 2. 9: Nghiệp vụ đối tượng khảo sát ................................................................ 115 Biểu đồ 2. 10: Kinh nghiệm làm việc của đối tượng khảo sát .................................... 115 Biểu đồ 2.11: Đồ thị phần dư chuẩn hóa của mô hình hồi các nhân tố ....................... 122 x DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Kim tự tháp quản trị rủi ro tín dụng .............................................................. 23 Hình 1.2: Nội dung quản trị rủi ro tín dụng................................................................... 24 Hình 1. 3: Đồ thị minh họa tổn thất tín dụng theo Basel II ........................................... 34 Hình 1. 4: Mô hình năng lực ASK ................................................................................ 41 Hình 1.5: Mô hình thẻ điểm cân bằng BSC .................................................................. 42 Hình 1.6: Mô hình năng lực quản trị 7S ........................................................................ 42 Hình 1.7: Khung năng lực QTRR theo thông lệ quốc tế và Basel II............................. 43 Hình 1.8: Mô hình ba tuyến phòng thủ.......................................................................... 48 Hình 1.9: Tổng tài sản của Vietinbank 2015 - 2019 ..................................................... 62 Hình 1. 10: Quy trình hệ thống cảnh báo sớm rủi ro EWS tại Vietinbank ................... 66 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank................................................................. 76 Hình 2.2: Quy trình xếp hạng tín dụng của Techcombank ........................................... 98 Hình 2.3: Mô hình 3 tuyến phòng thủ KSRRTD Techcombank ................................. 101 Hình 2. 4: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 111 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi của Ngân hàng thương mại. Mặc dù hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam, song hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao. Do đó công tác quản trị rủi ro tín dụng là một trong những mắt xích quan trọng trong quản trị ngân hàng nhằm giảm thiểu tổn thất, đảm bảo tính hiệu quả cho hoạt động của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng lại chịu sự chi phối trực tiếp bởi năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng thương mại là nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thống. Thực tế kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại ở nước ta gặp phải những rủi ro lớn bởi lạm phát cao, sự phát triển nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán; những yếu kém về quản lý của các Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước; diễn biến thiên tai và dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp... đồng thời cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và khủng hoảng nợ tại nhiều nước châu Âu. Do tác động bởi các yếu tố khách quan đó, cộng với những yếu kém trong năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn tới tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng tăng cao và chậm được xử lý. Thực tế này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng vì sự phát triển ổn định chung của nền kinh tế cũng như sự phát triển bền vững của mỗi ngân hàng. Trải qua 27 năm hoạt động và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu được ghi nhận, đặc biệt là trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Tính đến 31/12/2019, Techcombank là ngân hàng duy trì được vị thế vốn hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II đạt 15,5%, tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp ở mức 1,3%. Song bên cạnh đó, mặc dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank có nhiều biến động trong giai đoạn 2014 - 2019, ở một số thời điểm tốc độ tăng trưởng nợ xấu cao, thể hiện một số hạn chế nhất định trong quản trị rủi ro tín dụng. Trong bối cảnh thị trường tài chính chịu nhiều tác động từ nền kinh tế vĩ mô, là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, việc nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, đưa ra các giải pháp 2 nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam là thật sự cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn. Từ những phân tích trên, việc NCS lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam” làm luận án tiến sỹ là thực sự cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều những công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cũng như các mô hình thực nghiệm liên quan đến mô hình quản lý rủi ro tín dụng cũng có nhiều thành tựu lớn và đem lại lợi ích cho các ngân hàng trong việc tăng cường năng lực và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. - Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã tiến hành nhiều nghiên cứu và đã đưa ra các khuyến nghị về đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Basel I (1988) [50] nhằm giới thiệu hệ thống đo lường vốn và một phương pháp chung để ngân hàng chủ động đối mặt với rủi ro chất lượng các tài sản có ngân hàng đang nắm giữ. Hiệp ước vốn Basel II (2004) [51] đưa ra nhiều phương pháp đo lường rủi ro tín dụng (RRTD) như phương pháp chuẩn hóa đơn giản (SSA), phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn (SA), phương pháp tiếp cận xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) cơ bản và nâng cao… Basel II gợi ý quy trình và công cụ QLRRTD như: Nhận biết rủi ro thông qua hệ thống các dấu hiệu tài chính, phi tài chính và hệ thống xếp hạng nội bộ; đo lường rủi ro thông qua mô hình giá trị chịu RRTD (VAR); quản lý rủi ro thông qua chính sách tín dụng; quản lý danh mục cho vay và phát sinh tín dụng. Hiệp ước vốn Basel III được hình thành vào năm 2010 [52] nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong giai đoạn cải cách ban đầu, Basel III tập trung vào việc khắc phục những hạn chế của những quy định Basel trước đó, bao gồm: Cải thiện chất lượng và vốn pháp định, chủ yếu là nâng cao khả năng hấp thụ lỗ của vốn cổ phần cấp 1 (CET1); Nâng cao yêu cầu về vốn để ngân hàng có thể chịu đựng được những thiệt hại trong thời kỳ khó khăn; Nâng cao khả năng nắm bắt rủi ro bằng cách rà soát lại những lĩnh vực về khuôn khổ vốn rủi ro gia quyền, bao gồm tiêu chuẩn toàn cầu về rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng của đối tác và chứng khoán hóa; Bổ sung các yếu tố vĩ mô thận trọng vào khung điều chỉnh bằng cách: (i) giới thiệu nguồn vốn đệm (được hình thành trong thời kỳ thuận lợi và sử dụng trong thời kỳ khó khăn) nhằm hạn chế tác động mang tính chu kỳ; (ii) thiết lập cơ chế phát hiện rủi ro nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống phát sinh từ những mối liên kết giữa các định chế tài chính và những rủi ro tập 3 trung; và (iii) bố trí nguồn vốn đệm để đối phó với những biến động bên ngoài do các ngân hàng chiến lược gây ra; Chỉ rõ yêu cầu về tỷ trọng đòn bẩy tối thiểu nhằm hạn chế đòn bẩy quá mức trong hệ thống ngân hàng, và bổ sung các yêu cầu về vốn rủi ro gia quyền; Giới thiệu khuôn khổ quốc tế để giảm thiểu rủi ro thanh khoản quá mức và sự biến đổi kỳ hạn thông qua tỷ trọng thanh khoản và tỷ trọng vốn ổn định ròng [50]. Ủy ban giám sát Ngân hàng Basel cũng đã đưa ra bộ nguyên tắc cần tuân thủ trong quản trị rủi ro tín dụng trong “Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng” đây cũng là một tài liệu có phần đề cập tới năng lực quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc đưa ra các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng; Ngoài những nội dung trên, các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đã đạt được những thành tựu nhất định, nổi bật là những nghiên cứu về các vấn đề như: - Glen Bullivant (2005) trong "Credit Management" [56] đã trình bày bao quát các khía cạnh của quản trị tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà tác giả đưa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thể được cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tương thích. Tất cả các vấn đề kiểm soát tín dụng quan trọng được đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả hướng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều kiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm tín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thương mại và các dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, tác giả tập trung vào khía cạnh lý luận của quản trị tín dụng, chưa đề cập tới cơ sở thực tiễn của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. - Glen Bullivant và các cộng sự (2004) trong "Effective credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher" [57] đã chỉ ra rằng, quản lý tín dụng lỏng lẻo và nợ xấu thường là nguyên nhân tự làm suy yếu các ngân hàng thương mại (NHTM) đang thành công. Vì thế, điều quan trọng, theo tác giả, là phải đảm bảo có được một hệ thống giữ cho mức RRTD luôn thấp nhất, đồng thời nắm rõ thủ tục thu hồi nợ trong trường hợp không được thanh toán. Cuốn sách này cập nhập hầu hết các vấn đề pháp lý mới nhất đồng thời cung cấp thông tin thực tế về mọi khía cạnh của kiểm soát tín dụng và thu hồi nợ bao gồm: Chỉ dẫn tín dụng đối với KH mới; thực hiện tín dụng đối với KH mới, những thay đổi đối với luật thu hồi nợ, ban hành luật bảo vệ số liệu, giải quyết việc nâng hạn mức tín dụng cho các công ty nhỏ, làm thế nào để đưa ra một chính sách tín dụng, các điều khoản thanh toán, thu hút các KH lớn, thủ tục đối với các doanh nghiệp không trả nợ hoặc phá sản, doanh nghiệp & chế tài tín dụng và hiệu lực của chế tài bảo vệ thông tin. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đề cập tới tính đặc trưng 4 của quản trị rủi ro tín dụng tại những thị trường chưa phát triển một cách toàn diện và đang trong tiến trình hội nhập như Việt Nam. - Tác giả Joel Besis trong “Quản trị rủi ro trong ngân hàng”[53] đã đưa ra các khái niệm, lý luận chung về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, đề xuất mô hình đánh giá rủi ro. Mặt khác, tác giả xây dựng một số khái niệm liên quan tới quản trị rủi ro tín dụng như rủi ro danh mục tín dụng; quản trị danh mục tín dụng; và hệ thống hóa các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng, lượng hóa rủi ro tín dụng như hệ thống xếp hạng; mô hình thống kê và chấm điểm; Dữ liệu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đề cập đến chất lượng tín dụng, xây dựng và tổng hợp quy trình quản trị rủi ro tín dụng là một phần trong mối quan hệ biện chứng với năng lực quản trị rủi ro tín dụng - đối tượng nghiên cứu của Luận án. -Anthony Saunders & Linda trong “Credit Risk Measurement” (2002) [88] đã tập trung vào phân tích nội dung đo lường rủi ro danh mục, một nội dung cấu thành nên quản trị danh mục tài sản của NHTM. Nét nổi bật của cuốn sách là phân tích sâu về bản chất phương pháp đo lường rủi ro thông qua các mô hình sử dụng thống kê toán. Các tác giả tìm hiểu tính kỹ thuật của các phương pháp, các biến số, sự phụ thuộc các biến số liên quan đến dữ liệu hoạt động tín dụng, nhằm đưa ra dự báo, tính toán xác suất xảy ra rủi ro để có những biện pháp xử lý rủi ro. Từ đó, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, tác phẩm không đề cập các nội dung khác của quản trị danh mục/ quản trị danh mục cho vay, mà chỉ giới hạn về rủi ro và đo lường rủi ro. - Frey R. và McNeil A. trong “VaR and expected shortfall in portfolios of dependent credit risks: Conceptual and practical insights” (2002) [66] đã xây dựng các khái niệm về rủi ro tín dụng, mô hình về rủi ro tín dụng, mô hình rủi ro tín dụng cũng như việc xây dựng, ứng dụng mô hình rủi ro tín dụng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khía cạnh tổng quan lý thuyết, không đề cập tới việc ứng dụng vào trường hợp cụ thể của NHTM. - Shelagh Sheffernan trong “Ngân hàng hiện đại” (2005) [92] chỉ rõ các nội dung về rủi ro tín dụng và kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng, các quy định quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng (Basel I và Basel II) Tuy nhiên, các chuẩn mực Basel đều là các chuẩn mực tương đối phức tạp, đòi hỏi không chỉ về nguồn lực, nền tảng công nghệ mà còn cả yếu tố tài chính. Nguồn lực cần gì, nền tảng công nghệ cụ thể cho thị trường tài chính mới và đang phát triển như Việt Nam, áp dụng cho trường hợp 5 NHTM cụ thể tối thiểu như thế nào, yêu cầu về vốn cần đạt là bao nhiêu lại chưa được đề cập một cách chi tiết. - Peter S.Rose trong “Quản trị Ngân hàng thương mại” (2002) [75] đã đưa ra và phân tích rất cặn kẽ về rủi ro của ngân hàng nói chung bao gồm cả rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro. - H.Greuning & S.Bratanovic trong " Phân tích rủi ro ngân hàng, Khung đánh giá công tác quản trị và rủi ro tài chính - Analyzing Banking Risk, A framework for Assessing Corporate Governence and Financial Risk" (2009)[69]. Nghiên cứu cung cấp một cách nhìn tổng quan về việc phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các tác giả đã làm rõ một số yếu tố đánh giá về năng lực QTRRTD như năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo khoản cấp tín dụng, năng lực QTRRTD theo danh mục tín dụng, phân tích yếu tố năng lực vốn, tài chính, các tác động của yếu tố này đối với năng lực QTRRTD của ngân hàng thông qua yêu cầu về vốn quy định chi tiết theo các chuẩn mực Basel II [52]. Ngoài ra, yếu tố về năng lực Quản trị điều hành với việc xây dựng các khung quản trị rủi ro chung và chi tiết theo mục tiêu của mỗi ngân hàng, vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Theo phân tích của tác giả, năng lực quản trị điều hành rủi ro tín dụng được đánh giá: (i) Quy trình cấp tín dụng có được tuân thủ; (ii) Các chính sách rõ ràng trong quy trình nội bộ cũng như sổ tay hướng dẫn; (iii) Nhân sự đáp ứng yêu cầu về số lượng, trình độ thực hiện các chính sách cấp tín dụng; (iv) Mức độ sẵn có, kịp thời của thông tin trong suốt quá trình xét duyệt, cấp và quản lý tín dụng. Tuy nhiên, nội dung đánh giá năng lực QTRRTD chỉ được nêu một cách khái quát chung với ba yếu tố: quy trình cấp tín dụng, con người và thông tin, chưa có sự đánh giá cụ thể về chính sách chiến lược, cơ sở hạ tầng tin học và các công cụ đo lường rủi ro tín dụng là những thành phần quan trọng khi xây dựng và nâng cao năng lực QTRRTD cho các NHTM. Haimes Y.Ỵ trong “Mô hình rủi ro, đánh giá và quản trị - Risk modeling, assessment, and management‟ (2016) [70] đã trình bày 2 vấn đề (i) Thứ nhất: Lý thuyết căn bản về mô hình rủi ro, đánh giá rủi ro và QTRRTD; (ii) Thứ hai: Nâng cao về mô hình rủi ro, đánh giá rủi ro và QTRRTD. Các công cụ quản trị rủi ro, đo lường rủi ro, đánh giá rủi ro từ mức cơ bản đến nâng cao. Nghiên cứu bổ sung một trong những nhân tố quan trọng về năng lực QTRRTD: Năng lực các công cụ đo lường rủi ro tín dụng. Đề ra cách xác định rủi ro, đo lường; mô hình và cách thức ra quyết định. Micheal Ong trong “Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ - Internal Credit risk Models, Capital Allocation and Performance Measurement”, (2005) [82], đã nghiên 6 cứu chi tiết về cách thức tiếp cận, xây dựng mô hình xếp hạng/đánh giá tín dụng, cụ thể: ý nghĩa và các cấu thành RRTD, các phương pháp đo lường khả năng không trả được nợ; xây dựng mô hình đo lường RRTD; các tiếp cận các mô hình xếp hạng nội bộ trong việc đánh giá RRTD (mô hình Monte Carlo, RAPM, RAROC). Các mô hình đo lường RRTD nhằm xây dựng và quản lý danh mục tín dụng và xác định tổn thất dự kiến/không dự kiến cho các ngân hàng, từ đó đưa ra các quyết định phân bổ nguồn vốn và xếp hạng của ngân hàng. Đây là cơ sở để tác giả xây dựng yếu tố năng lực về xây dựng và vận hành các công cụ đo lường, năng lực về quản lý rủi ro theo danh mục tín dụng cho các NHTM. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Tính đến thời điểm hiện nay đã có khá nhiều Luận án, công trình nghiên cứu trong nước về quản trị rủi ro tín dụng, tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Trong các Luận án, công trình và đề tài nghiên cứu đã được nghiên cứu trước đây đã không ngừng hoàn thiện lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đã mô tả được phần nào về thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng các các ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng này trong những thời kỳ đó.  Luận án tiến sỹ kinh tế, “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” của tác giả Tạ Đình Long, Học viện Tài chính (2016) [19] Bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã khái quát những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng hiện nay đặc biệt là năng lực quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời, luận án cũng làm rõ khái niệm về năng lực quản trị rủi ro và các tiêu chí để đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng; đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn 2007 2014 nhằm nhận định về tính đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng của các tiêu chí đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng từ đó đưa ra các đánh giá khá chi tiết về kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Trên cơ sở thực trạng phân tích, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực QTRRTD của 7 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020. Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu thực tế của luận án này là 2007 - 2014, định hướng giải pháp thực hiện đến năm 2020 trong khuôn khổ phạm vi đặc thù của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, một NHTM 100% vốn Nhà nước với hoạt động tín dụng thương mại và tín dụng chính sách vẫn chưa thực sự tách bạch, do đó nhiều nhận định và phân tích chưa có tính phù hợp với các NHTM thuộc khối ngoài quốc doanh nên không thể áp dụng hoàn toàn các kết quả nghiên cứu của luận án cho vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.  Luận án tiến sỹ kinh tế: “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2016) [2] đã nghiên cứu, xác định và tổng hợp lại 8 nhóm nhân tố tác động đến năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại. Các nhân tố này trước đây chỉ được đánh giá riêng biệt chưa được nhận định trong mối quan hệ tổng thể Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng. Tác giả cũng tiến hành khảo sát về thực tế tiệm cận và mức độ sẵn sàng ứng dụng Basel II của nhóm 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam, đưa ra các nhận định liên quan đến thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, năng lực quản trị rủi ro tín dụng, tiềm lực của các ngân hàng trong lộ trình triển khai Basel II nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, luận án đề cập đến năng lực QTRRTD của hệ thống NHTM Việt Nam chứ không đề cập cụ thể vào trường hợp 1 NHTM cụ thể, mặt khác, luận án đề xuất khung phân tích năng lực quản trị rủi ro tín dụng nhưng chưa đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành khung năng lực QTRRTD.  Tại kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013, nghiên cứu “Tái cấu trúc Ngân hàng thương mại - Nâng cao năng lực quản trị rủi ro” Lê Xuân Nghĩa (2011)[31] đã chỉ ra rằng yếu kém của các NHTM đa phần là năng lực quản trị điều hành, hệ thống công nghệ thông tin và quy trình QTRRTD. Theo như kết quả nghiên cứu, tái cấu trúc NHTM là cần thiết, là trọng tâm của tái cấu trúc nền kinh tế: (i) Cuộc chạy đua vốn theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD ảnh hưởng đến năng lực quản trị, chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng kịp với tốc độ tăng tài sản tương ứng. Tái cấu trúc là sáp nhập tạo thành các NHTM có quy mô lớn chuẩn bị sẵn sàng vốn đối phó với rủi ro như: nợ xấu cao, tỷ suất sinh lời của vốn thấp; (ii) Hệ thống QTRR không tuân theo chuẩn mực quốc tế, do đó không đo lường được chính xác rủi ro để đưa ra biện pháp xử lý rủi ro tốt hơn; (iii) năng lực quản trị điều hành tại các NHTM thiếu và yếu: không tuân theo các chuẩn mực quốc 8 tế từ bộ máy QTRR, quy trình chính sách, các công cụ vận hành, bộ máy kiểm toán nội bộ (KTNB). Đây là những nhận định sâu sắc và sát với thực tiễn năng lực QTRRTD tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, tái cấu trúc NHTM nghiên cứu mới chỉ kết luận, tái cấu trúc là tập trung tăng quy mô vốn cho các ngân hàng thông qua sáp nhập, các nhân tố khác là kết quả của quá trình sau sáp nhập.  Tạp chí Tài chính, kỳ 2 - tháng 11/2018 (693) “Về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của tác giả Đỗ Đoan Trang [40], bài báo đã nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của 17 NHTM trong hệ thống các NHTM Việt Nam, từ đó phân tích thực trạng hoạt động quản trị RRTD của hệ thống ngân hàng Việt Nam, rút ra một số hạn chế bộc lộ trong quản trị RRTD do việc mở rộng tín dụng quá mức, giám sát việc sử dụng khoản vay yếu,… Trên cơ sở đó, bài báo đã đề xuất hệ thống 7 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QTRRTD tại các NHTM Việt Nam trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc tổng hợp và báo cáo các dữa liệu rủi ro theo văn bản BCBS 239 của Ủy ban Basel bao gồm: hoạt động quản trị và hạ tầng tổng thể, năng lực tổng hợp dữ liệu rủi ro, hoạt động báo cáo về rủi ro, rà soát giám sát, công cụ giám sát và phối hợp.  Hội thảo NHNN Việt Nam và Ngân hàng Đức Giz (2011) [25] đề cập đến tầm quan trọng của công nghệ, cơ sở hạ tầng để không chỉ tối đa hóa lợi nhuận và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, mà còn đảm bảo phát triển bền vững sẵn sàng đối phó với rủi ro có thể xảy ra. Vai trò cũng như tác động của yếu tố cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong đánh giá năng lực QTRRTD được phân tích nhưng trong khuôn khổ của Hội thảo chưa thể làm rõ được thực trạng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng tin học cho các ngân hàng, mối quan hệ giữa khả năng đáp ứng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin với các năng lực khác trong tổng thể năng lực QTRRTD.  Luận án tiến sỹ kinh tế “Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Gấm, trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2020) [10]. Bằng các phương pháp khoa học truyền thống và phương pháp định lượng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng là mô hình Pooled OLS, thực hiện kiểm định lựa chọn giữa Pooled OLS và mô hình tác động cố định FEM; mô hình tác động ngẫu nhiên REM,… Luận án đưa ra khái niệm về QTRRTD đối với doanh nghiệp tại các NHTM Việt Nam theo phạm vi nghiên cứu với những thuộc tính đặc thù và thuộc tính chung vốn có của RRTD. Thông qua bức tranh thực trạng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2017 để phân tích thực trạng QTRRTD trên cơ sở định hướng tái cơ cấu các NHTM giai đoạn 2 của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan