Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp sinh báo cáo tài chính động sử dụng công nghệ oracle bi pulisher...

Tài liệu Giải pháp sinh báo cáo tài chính động sử dụng công nghệ oracle bi pulisher

.PDF
63
144
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN THÀNH VĂN GIẢI PHÁP SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỘNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ORACLE BI PUBLISHER LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành: Hệ thống thông tin Hà Nội - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN THÀNH VĂN GIẢI PHÁP SINH BÁO CÁO TÀI TÍNH ĐỘNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ORACLE BI PUBLISHER Ngành: Hệ thống thông tin Chuyên ngành: Hệ thống thông tin Mã số: 8480104.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ HỆ THỐNG THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hóa Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp do tôi tự mình thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Ngọc Hóa, mọi thông tin tham khảo sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn đầy đủ và hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định của nhà trường cho lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2019 Người cam đoan Nguyễn Thành Văn i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Ngọc Hóa là giảng viên của Trường Đại học Công Nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức, định hướng phát triển và cả về tinh thần cố gắng trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô của khoa Công nghệ Thông tin vì đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt những năm theo học Cao học tại Trường Đại học Công Nghệ. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt bản luận văn tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 05 năm 2019 Nguyễn Thành Văn ii TÓM TẮT NỘI DUNG Tóm tắt: Nội dung luận văn sẽ tập trung trình bày về lý thuyết BI, các thành phần chính của BI, giải pháp sinh báo cáo tài chính động động sử dụng công nghệ Oracle BI Publisher và thực nghiệm đánh giá kết quả iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT NỘI DUNG ............................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vi MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN .................................................................3 1.1. Tri thức kinh doanh BI ................................................................................3 1.1.1. Khái niệm........................................................................................................3 1.1.2. Các ưu điểm của BI ........................................................................................3 1.1.3. Một số so sánh báo cáo động của các hãng [11] ............................................3 1.2. Các thành phần chính của BI ......................................................................5 1.2.1. Data source (nguồn dữ liệu): ..........................................................................6 1.2.2. Data Warehouse (kho dữ liệu) ........................................................................6 1.2.3. Dịch vụ tích hợp (Intergating Service) ...........................................................7 1.2.4. Công cụ phân tích (Analysis Service) ............................................................7 1.2.5. Reporting service ............................................................................................8 1.2.6. Data mining (khai phá dữ liệu) .......................................................................8 1.3. Khái niệm về báo cáo tài chính....................................................................8 1.3.1. Khái niệm........................................................................................................8 1.3.2. Báo cáo tài chính tại Việt Nam .......................................................................8 1.3.3. Báo cáo tài chính động ...................................................................................9 1.4. Một số loại báo cáo tài chính thường gặp ...................................................9 1.4.1. Báo cáo tài chính phân hệ AP (Payables – phải thu) ......................................9 1.4.2. Báo cáo tài chính phân hệ AR (Receive ables – phải trả) ............................10 1.4.3. Báo cáo tài chính phân hệ GL (General Ledger – kế toán tổng hợp) ...........11 CHƯƠNG 2. GIẢI PHÁP SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỘNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ ORACLE BI PUBLISHER .............................................................12 2.1. Sự khác nhau giữa báo cáo tài chính tĩnh và động ..................................12 2.1.1. Sự khác nhau giữa báo cáo tĩnh và báo cáo động .........................................12 iv 2.1.2. Vì sao lại chọn báo cáo động của Oracle BI Publisher ...............................12 2.2. Các quy trình sinh báo cáo động ...............................................................12 2.2.1. Xây dựng Data Model .....................................................................................12 2.2.2. Tạo Template ..................................................................................................15 2.2.3. Xem báo cáo trên Dashboard ..........................................................................16 2.2.4. In ấn, kết xuất một trang báo cáo ....................................................................19 2.2.5. Chỉnh sửa Data Format ...................................................................................22 CHƯƠNG 3. 3.1. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ........................23 Yêu cầu chung của bài toán BI ..................................................................23 3.1.1. Nhu cầu triển khai hệ thống Oracle BI cho Prime Group ............................23 3.1.2. Giải pháp Oracle BI cho các phần báo cáo của PG ......................................23 3.2. Đặc tả chi tiết báo cáo PG ..........................................................................25 3.2.1. Các yêu cầu cho báo cáo BI..........................................................................25 3.2.2. Yêu cầu nghiệp vụ ........................................................................................26 3.3. Mô hình kiến trúc triển khai hệ thống......................................................32 3.3.1. Các thành phần cấu hình máy chủ của BI bao gồm: ....................................32 3.3.2. Xuất nhập dữ liệu..........................................................................................34 3.3.3. Quy trình đẩy dữ liệu từ Database Staging đến Data Warehouse ................35 3.3.4. Thiết lập Package cho Interface....................................................................38 3.4. Các bước thực hiện kéo thả báo cáo động BI Publisher .........................41 3.4.1. Thiết kế báo cáo ............................................................................................41 3.4.2. Các bước để tổng hợp lên 1 báo cáo [4] .......................................................43 3.4.3. Đăng nhập hệ thống BI Publisher .................................................................44 3.4.4. Lấy dữ liệu cho báo cáo từ Data Model .......................................................45 3.4.5. Tạo template để xuất dữ liệu ra báo cáo .......................................................48 3.4.6. Kết quả chạy thử nghiệm thực tế ..................................................................49 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................52 1. Các kết quả đạt được trong luận văn .......................................................52 2. Các hạn chế của luận văn...........................................................................52 3. Định hướng phát triển trong tương lai .....................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................54 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các thành phần chính của BI. ....................................................................5 Hình 1.2: Mẫu báo cáo của phân hệ AP ...................................................................10 Hình 1.3: Mẫu báo cáo của phân hệ AR ...................................................................10 Hình 1.4: Mẫu báo cáo của phân hệ GL...................................................................11 Hình 2.1: Giao diện chính của Oracle BI .................................................................13 Hình 2.2: Data Model của Oracle BI .......................................................................13 Hình 2.3: Màn hình nhập liệu SQL trong Data Model .............................................14 Hình 2.4: Màn hình Create Data Set trong Data Model ..........................................14 Hình 2.5: Màn hình tạo LOV trong Data Model ......................................................15 Hình 2.6: Màn hình tạo báo cáo mới ........................................................................15 Hình 2.7: Màn hình tạo Template .............................................................................16 Hình 2.8: Màn hình tạo Template theo tool chuẩn của Oracle ................................16 Hình 2.9: Màn hình Dashboard ................................................................................17 Hình 2.10: Màn hình của phân hệ AP ......................................................................18 Hình 2.11: Màn hình của phân hệ AP khi chọn tham số ..........................................18 Hình 2.12: Màn hình chạy báo cáocủa phân hệ AP .................................................19 Hình 2.13: Màn hình in báo cáo của phân hệ AP.....................................................20 Hình 2.14: Màn hình in báo cáo của phân hệ AP.....................................................20 Hình 2.15: Màn hình xuất báo cáo của phân hệ AP .................................................21 Hình 2.16: Màn hình chỉnh sửa Data Format ..........................................................22 Hình 2.17: Các máy chủ ứng dụng ...........................................................................22 Hình 2.18: Các ứng dụng cài đặt ..............................................................................22 Hình 3.1: Mấu báo cáo của phân hệ AP ...................................................................31 Hình 3.2: Mấu báo cáo của phân hệ AP ...................................................................31 Hình 3.3: Mô hình tổng thể mức vật lý .....................................................................33 Hình 3.4: Xuất nhập dữ liệu ......................................................................................34 Hình 3.5: Khởi tạo Model Folder .............................................................................35 vi Hình 3.6: Tạo Data Store ..........................................................................................36 Hình 3.7: Thiết lập chi tiết cho Model ......................................................................36 Hình 3.8: Thiết lập chi tiết cho Model ......................................................................37 Hình 3.9: Cấu trúc bảng trong Database Data Warehouse .....................................37 Hình 3.10: Thiết lập Package cho Interface .............................................................38 Hình 3.11: Thiết lập Package cho Interface .............................................................38 Hình 3.12: Thiết lập Step cho Package .....................................................................39 Hình 3.13: Thiết lập Step cho Package .....................................................................39 Hình 3.14: Thiết lập Schedule cho Package .............................................................40 Hình 3.15: Definition cho phần thiết lập Schedule ...................................................40 Hình 3.16: Execution Cycle cho phần thiết lập Schedule .........................................41 Hình 3.17: Mẫu báo cáo bảng cân đối phát sinh các tài khoản ...............................42 Hình 3.18: Các thông số trong báo cáo, phần Header .............................................42 Hình 3.19: Các thông số trong báo cáo, phần Detail ...............................................43 Hình 3.20: Màn hình đăng nhập vào hệ thống .........................................................45 Hình 3.21: Màn hình khi vào hệ thống .....................................................................45 Hình 3.22: Màn hình tạo SQL ...................................................................................46 Hình 3.23: Màn hình tạo Data Set ............................................................................46 Hình 3.24: Màn hình tạo Data Set ............................................................................47 Hình 3.25: Màn hình tạo tham số .............................................................................48 Hình 3.26: Màn hình tạo Template ...........................................................................48 Hình 3.27: Chạy báo cáo ..........................................................................................49 Hình 3.28: Nhập tham số chạy báo cáo ....................................................................49 Hình 3.29: Dữ liệu sau khi chạy báo cáo..................................................................50 Hình 3.30: Xuất dữ liệu sau khi chạy báo cáo ..........................................................51 vii MỞ ĐẦU 1. Động lực thực hiện luận văn Ngày nay, việc phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin nói chung và của hệ thống thông tin nói riêng được xây dựng trên nền tảng các công nghệ khác nhau, các giải pháp chuyên ngành có nhiều quy trình nghiệp vụ đặc thù cho các ngành nghề khác nhau như các hệ thống Ngân hàng lõi (core banking), các hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể ERP ..vv. Dữ liệu giao dịch phát sinh từ các hệ thống tác nghiệp là rất lớn, hàng triệu giao dịch mỗi ngày. Nhu cầu truy xuất, tổng hợp, hiển thị, khai thác dữ liệu phục vụ phân tích số liệu sản xuất kinh doanh, dự báo xu hướng thị trường ngày càng cấp thiết. Thông thường các hệ thống tác nghiệp chứa cơ sở dữ liệu về nghiệp vụ đã được nhập liệu, lưu trữ mà thiếu đi các công cụ phân tích dữ liệu, hiển thị dữ liệu một cách thông minh như các dạng báo cáo thông minh (báo cáo BI – Business Intelligent), báo cáo phân tích đa chiều, theo nhiều tiêu chí, báo cáo quản trị phục vụ lãnh đạo ra quyết định. Trên thế giới nhiều hãng phần mềm đã xây dựng nhiều giải pháp nền tảng/công cụ phục vụ xây dựng khai thác báo cáo dạng BI và phân tích dữ liệu từ các hệ thống hoặc từ kho dữ liệu (Data warehouse) như Micosoft Power BI, SAP BI, Tablue, Oracle BI Publisher. Oracle BI Publisher là một trong những bộ công cụ xây dựng các dạng báo cáo được phát triển bởi hãng Oracle, có các tính năng mạnh mẽ, tiện ích dễ sử dụng, tích hợp được nhiều nguồn dữ liệu (Data Source) đáp ứng các tiêu chí về các yếu tố tổng hợp nói trên và tổng hợp dữ liệu đã được đào sâu trong các báo cáo tổng hợp. Trên cơ sở đã là một thành viên thực hiện vai trò phát triển báo cáo trong dự án triển khai hệ thống ERP cho Công ty sản xuất gạch ốp lát Prime Group, học viên xin được đào sâu, nghiên cứu về Giải pháp xây dựng báo cáo tài chính động sử dụng công nghệ Oracle BI Publisher. 1 2. Mục tiêu của luận văn Luận văn cao học có mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu các cấu phần lõi của nền tảng công cụ Oracle BI Publisher và đi sâu vào việc nghiên cứu bài toán nghiệp vụ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phương pháp phân tích, hiển thị báo cáo tài chính trong Doanh nghiệp. Mục tiêu trên sẽ được cụ thể hoá thông qua những nội dung thực hiện chính sau: - Tổng quan về nền tảng BI - Bài toán nghiệp vụ báo cáo tài chính doanh nghiệp - Xây dựng hệ thống thử nghiệm tạo báo cáo động sử dụng công nghệ Oracle BI. - Đánh giá, so sánh, tổng kết 3. Tổ chức luận văn Luận văn được thực hiện xuyên suốt trong quá trình từ khi hình thành các khái niệm, ý tưởng, phân tích thiết kế, trình bày cài đặt sản phẩm cho đến khi hoàn thành sản phẩm và kiểm tra kiểm thử đánh giá sản phẩm. Các kết quả chính của luận văn sẽ trình bày trong 4 chương có nội dung vắn tắt như sau: - Chương 1: Tổng quan về tri thức kinh doanh BI. Chương này giới thiệu các khái niệm cơ bản về nền tảng BI, các ưu điểm của thệ thống BI, các thành phần chính của BI, các khái niệm về báo cáo tài chính nói chung và khái niệm về báo cáo động. - Chương 2: Đưa ra giải pháp tạo, sửa, xóa và làm mới 1 báo cáo động, các quy trình làm một báo cáo động. - Chương 3: Thực hiện xây dựng giải pháp báo cáo tài chính trên nguồn dữ liệu hệ thống ERP bằng công cụ Oracle BI Publisher cho Công ty sản xuất gạch ốp lát Prime Group, kết quả cài đặt thực tế và thực nghiệm. - Chương 4: Kết luận chung, những kết quả đã đạt được. 2 CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.1. Tri thức kinh doanh BI 1.1.1. Khái niệm BI (Business Intelligence – Hệ thống khai thác dữ liệu thông minh) là một hệ thống dữ liệu cho phép tạo, phân tích, lưu trữ và thể hiện thông tin, giúp cho người quản lý và người sử dụng đưa ra các thông tin phù hợp, dữ liệu được phân tích đa chiều, nhiều tiêu chí, có các mô hình dự báo, phân tích giúp chúng ta dễ dàng có cái tổng thể về kết quả sản xuất kinh doanh và hoạch định được nguồn lực doanh nghiệp [1]. Từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. 1.1.2. Các ưu điểm của BI Đưa ra các quyết định, tối ưu quy trình nghiệp vụ, tối ưu quá trình kinh doanh và nguồn lực doanh nghiệp. Đồng thời tăng tốc độ xử lý cao trong việc cải thiện để đưa ra báo cáo và phân tích chính xác. Đồng thời Oracle BI cũng có khả năng dự đoán thị trường tương lai dựa trên tài nguyên của Doanh nghiệp và nguồn dữ liệu cần xử lý. 1.1.3. Một số so sánh báo cáo động của các hãng [11] Hàng công nghệ Ưu điểm - Khả năng tiếp cận nhanh chóng đối với các bộ phận tài chính thông qua tập các sản phẩm theo nghành dọc, cụ thể là các giải pháp của Siebel và Hyperion Oracle Nhược điểm – Hệ thống chính sách cứng nhắc đối với các đối tác phát triển thứ 3 và các thỏa thuận dịch vụ. Đây là một điểm đáng cân nhắc đối với giải pháp của Oracle. – Hệ thống các ứng dụng được hỗ – Hệ thống lõi OBIEE không có nhiều trợ khả năng tích hợp chặt chẽ với cải tiến so với phiên bản cũ. nền tảng công nghệ của Oracle. – Chi phí cao cho các dịch vụ bảo trì – Hệ thống mở, hỗ trợ khả năng và hỗ trợ. phát triển và mở rộng linh hoạt. – Thách thức cho việc phát triển các – Chiếm ưu thế trên thị trường dự án yêu cầu nhiều tùy biến, thay OLAP và DBMS. đổi; đặc biệt đối với các giải pháp 3 – Mua lại Siebel và Hyperion được đóng gói sẵn. nhằm tận dụng tối đa các năng lực trên nền tảng công cụ và tri thức của giải pháp BI cho ngành/phân hệ tài chính. – Cản trở lớn nhất đối với các giải pháp của SAS chính là ngôn ngữ lập SAS IBM trình, các tính năng chuyên sâu của - Sức mạnh đối với các công cụ giải pháp SAS yêu cầu phải nắm vững phân tích nâng cao và là lựa chọn nền tảng ngôn ngữ lập trình của hãng hàng đầu đối với các chuyên gia khi sử dụng. phân tích nghiệp vụ. – Hầu hết các sản phẩm tập trung – Có tri thức phát triển các giải chính vào các kỹ thuật phân tích nâng pháp phân tích chuyên sâu theo cao, do đó yêu cầu người dùng là các ngành dọc. chuyên gia phân tích dữ liệu mới có – Có tầm nhìn mạnh mẽ và định thể tận dụng hết sức mạnh của công hướng phát triển sản phẩm, được cụ. hỗ trợ bởi sự đầu tư bài bản và – Hệ thống báo cáo và dashboard có mạnh cho các dự án nghiên cứu và độ tương tác đồ họa thấp, giao diện phát triển. không thu hút người dùng. – Khả năng tích hợp tốt với bộ – Sản phẩm IBM SPSS là đối thủ cạnh công cụ Microsoft Office tranh lớn nhất của SAS Cung cấp nền tảng tích hợp xuyên - Quá trình chuyển đổi hỗ trợ các sản suốt giữa các thành phần BI phẩm của IBM dường như khó khăn – Định hướng phát triển các sản hơn cho hệ thống người dùng hiện phẩm và giải pháp BI; hiện nay tại.– Cạnh tranh trực tiếp với các sản IBM đang phát triển mở rộng vào phẩm của SAS. lĩnh vực phân tích và các ngành – Không hỗ trợ tích hợp trực tiếp đối dọc. với các giải pháp ERP, CRM; khách – Hãng cung cấp giải pháp với cơ hàng phải chuyển đổi sang sử dụng chế vận hành ổn định cùng mạng các hãng cung cấp khác. lưới đối tác triển khai mạnh. – Chi phí bản quyền và hỗ trợ ở – Không tồn tại nền tảng Metadata 4 hợp nhất, do đó phải tiến hành triển mức thấp. – Tính năng BI được tích hợp bên khai từng phần và tích hợp. Microsoft trong sản phẩm SharePoint – Phát triển hệ thống báo cáo và Server, nền tảng sản phẩm về dashboard phụ thuộc lớn vào bộ phận cộng tác và quản trị thông tin IT. chiến lược của Microsoft. – Thời gian triển khai dự án dài hơn – Tính năng xử lí thông tin bên so với các đối thủ khác về giải pháp trong bộ nhớ của SQL Server BI Analysis Services và Office 2010 – Cần có một chuyên gia về giải pháp – Mua lại DATAllegro để tận Microsoft tham gia vào dự án. dụng các sức mạnh về Data – Không có tầm nhìn rõ ràng về định Warehouse. hướng tích hợp với các giải pháp BPM. 1.2. Các thành phần chính của BI Hệ thống thông tin BI được chia thành nhiều thành phần, mỗi thành phần có chức năng và nhiệm vụ riêng. Hình 1.1: Các thành phần chính của BI. 5 1.2.1. Data source (nguồn dữ liệu): Chứa dữ liệu tổng hợp của Doanh nghiệp, thường là cơ sở dữ liệu quan hệ gồm nhiều phần khác nhau như các dữ liệu về tài nguyên của doanh nghiệp, dữ liệu về con người, dữ liệu về khách hàng, phần mềm điện tử, thương mại Nguồn dữ liệu có thể là bất cứ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào như SQL, Oracle, MSSQL... Thông thường dữ liệu trong Data Warehouse có thể được thiết kế theo mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ nhưng cũng có thể là dữ liệu lớn, có thể là dữ liệu không quan hệ. 1.2.2. Data Warehouse (kho dữ liệu) Là cơ sở dữ liệu được thiết kế khác với CSDL thông thường. Đó là cơ sở dữ liệu được xử lý truyền tải trực tuyến và được thiết kế dành cho việc đọc/ghi thường xuyên và là nơi lưu trữ dữ liệu lâu dài của tổ chức. Dữ liệu của Data Warehouse chỉ có thể đọc mà không được ghi hay cập nhật bới ứng dụng thông thường. Điều này chỉ được thực hiện khi có công cụ chuyển đổi dữ liệu từ Data source vào Data Warehouse là Extract Transform Load. Kho dữ liệu là tuyển tập các cơ sở dữ liệu tích hợp, hướng chủ đề, được thiết kế để hỗ trợ cho chức năng trợ giúp quyết định. Công nghệ kho dữ liệu (Data Warehouse Technology) là tập các phương pháp, kỹ thuật và các công cụ có thể kết hợp, hỗ trợ nhau để cung cấp thông tin cho người sử dụng trên cơ sở tích hợp từ nhiều nguồn dữ liệu, nhiều môi trường khác nhau. [8] Kho dữ liệu thường rất lớn tới hàng trăm GB hay thậm chí hàng Terabyte. Kho dữ liệu được xây dựng để tiện lợi cho việc truy cập theo nhiều nguồn, nhiều kiểu dữ liệu khác nhau sao cho có thể kết hợp được cả những ứng dụng của các công nghệ hiện đại và kế thừa được từ những hệ thống đã có sẵn từ trước. Mục tiêu chính của kho dữ liệu là nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản sau: 6 + Phải có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu về thông tin của NSD + Hỗ trợ để các nhân viên của tổ chức thực hiện tốt, hiệu quả công việc của mình, như có những quyết định hợp lý, nhanh và bán được nhiều hàng hơn, năng suất cao hơn, thu được lợi nhuận cao hơn, v.v. + Giúp cho tổ chức, xác định, quản lý và điều hành các dự án, các nghiệp vụ một cách hiệu quả và chính xác. + Tích hợp dữ liệu và các siêu dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau Muốn đạt được những yêu cầu trên thì DW phải: + Nâng cao chất lượng dữ liệu bằng các phương pháp làm sạch và tinh lọc dữ liệu theo những hướng chủ đề nhất định + Tổng hợp và kết nối dữ liệu + Đồng bộ hoá các nguồn dữ liệu với DW + Phân định và đồng nhất các hệ quản trị cơ sở dữ liệu tác nghiệp như là các công cụ chuẩn để phục vụ cho DW. + Quản lí siêu dữ liệu Cung cấp thông tin được tích hợp, tóm tắt hoặc được liên kết, tổ chức theo các chủ đề Dùng trong các hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision suport system DSS), các hệ thống thông tin tác nghiệp hoặc hỗ trợ cho các truy vấn đặc biệt. 1.2.3. Dịch vụ tích hợp (Intergating Service) Chịu trách nhiệm chuyển dữ liệu (Extract Transform Load) từ Data source vào Data Warehouse. [9] 1.2.4. Công cụ phân tích (Analysis Service) Chịu trách nhiêm thực thi các cube được thiết kế dựa trên các chiều dữ liệu và các nghiệp vụ. Cube chịu trách nhiệm nhận dữ liệu đầu vào từ Data Warehouse và thực thi nghiệp vụ theo định nghĩa và trả về kết quả. 7 1.2.5. Reporting service Thực thi các báo cáo (report) với output nhận được từ Analysis server. Đây là nơi quản trị tập trung các báo cáo trên nền web, và các báo cáo này có thể được gắn vào các ứng dụng cụ thể, hay trên web. 1.2.6. Data mining (khai phá dữ liệu) Là quá trình trích xuất thông tin dữ liệu đã qua xử lý (phù hợp với yêu cầu riêng của doanh nghiệp) từ Data Warehouse rồi kết hợp với các thuật toán để đưa ra (hoặc dự đoán) các quyết định có lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một quá trình quan trọng trong BI, thông thường một doanh nghiệp muốn sử dụng giái pháp BI thường kèm theo về Data Mining. 1.3. Khái niệm về báo cáo tài chính 1.3.1. Khái niệm Báo cáo tài tính thường là báo cáo theo dạng bảng, gồm các hàng và các cột thể hiện thông tin về tài khoản, dòng tiền theo tháng, quý năm, theo số dư, số phát sinh trong kỳ... Báo cáo tài chính gồm có nhiều loại như: báo cáo theo tài khoản như bảng cân đối kế toán, báo cáo theo giao dịch phát sinh trong kỳ, báo cáo theo sổ chi tiết tài khoản, sổ tổng hợp tài khoản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...vv. Thông tin trong báo cáo tài chính thường là thông tin về các dòng tiền như số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối ky, thể hiện trong các cột nợ, có. 1.3.2. Báo cáo tài chính tại Việt Nam Thông thường, mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty đều có bộ phận kế toán để đưa ra các báo cáo tài chính để theo dõi kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, công ty mình. Các báo cáo này thường dưới dạng các báo cáo theo mẫu sẵn có và thường tương tự như nhau cho các biểu mẫu chung của Bộ tài chính ban hành. 8 Tuy nhiên khi cần một báo cáo tài chính mà ngay lâp tức cần các thông tin cụ thể tại thời điểm xem báo cáo không theo mẫu chuẩn thì hầu hết các phần mềm kế toán đều không thực hiện được mà chỉ trích xuất thông tin trên nhiều báo cáo để ra một thông tin cần thiết. Điều này dẫn đến việc khó khăn khi đối chiếu, đánh giá và so sánh thông tin khi cần ngay tại thời điểm đó. 1.3.3. Báo cáo tài chính động Theo nhu cầu trên, Oracle BI Publisher là một trong số ít những công nghệ mà đưa ra giải pháp báo cáo tài chính động mà hiển thị thông tin cần thiết ngay khi cần. Công nghệ của Oracle BI Publisher dễ dùng và trích xuất bất cứ thông tin nào mà Doanh nghiệp hay Công ty cần để báo cáo lãnh đạo, hay xem thông tin cụ thể cần thiết ngay lập tức tại mọi thời điểm và nhanh chóng. Để tạo được báo cáo động sử dụng công nghệ Oracle BI Publisher thì cần phải có 1 quá trình thiết lập hệ thống và yêu cầu nghiệp vụ khá cao để đưa ra bài toán đáp ứng được yêu cầu thông tin ngay tại thời điểm xem báo cáo. 1.4. Một số loại báo cáo tài chính thường gặp 1.4.1. Báo cáo tài chính phân hệ AP (Payables – phải thu) Báo cáo trong phân hệ AP là dạng báo cáo theo công nợ phải thu. Thông thường khi mua hàng thì nhà cung cấp, hoặc công ty... (gọi là bên bán) sẽ xuất hóa đơn cho bên mua. Khi đó bên mua sẽ lập hóa đơn để theo dõi công nợ phải trả cho bên bán. Thông thường báo cáo sẽ thể hiện ở dạng bảng như sau: 9 Hình 1.2: Mẫu báo cáo của phân hệ AP Báo cáo thông thường này thường có các hàng và các cột cố định và thể hiện thông tin không nhiều trên báo cáo, không phân theo các tiêu chí khác nhau. 1.4.2. Báo cáo tài chính phân hệ AR (Receive ables – phải trả) Báo cáo trong phân hệ AR là dạng báo cáo theo công nợ phải thu. Thông thường khi bán hàng thì nhà cung cấp, hoặc công ty... (gọi là bên bán) sẽ xuất hóa đơn cho bên mua. Khi đó nhà bên bán sẽ lập hóa đơn để theo dõi công nợ phải thu của bên mua và tiến hành quá trình thu tiền. Thông thường báo cáo sẽ thể hiện ở dạng bảng như sau: Hình 1.3: Mẫu báo cáo của phân hệ AR 10 1.4.3. Báo cáo tài chính phân hệ GL (General Ledger – kế toán tổng hợp) Thông thường sau khi mua bán hàng, theo tài khoản, theo nhà cung cấp, theo chi nhánh...vv thì hệ thống sẽ hạch toán từ các phân hệ phụ AP, AR, INV lên GL, hoặc có thể định khoản trực tiếp lên GL. Khi này cần báo cáo tài chính lấy dữ liệu ở các phân hệ phụ hoặc ở chính phân hệ sổ cái GL Dữ liệu được kết chuyển lên GL hoặc được định khoản trên GL sẽ được lưu trong các bảng của GL nên việc lấy dữ liệu khá thuận tiện). (14) H BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN QUY ĐỔI Từ ngày …/…/... đến ngày …/…/… (Bản chính thức) (13) Loại tiền : VND(10) Số dư đầu Tên Tài khoản (1) Mã Tài khoản (2) Nợ (3) Có (4) Số phát sinh Nợ (5) Có (6) Số dư cuối Nợ (7) Có (6) A. Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán (11) Tổng cộng (9) B. Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán (12) Tổng cộng (9) Lập ngày ... tháng ... năm … TỔNG GIÁM ĐỐC/GIÁM NGƯỜI LẬP (Ký, họ tên) KIỂM SOÁT (Ký, họ tên) ĐỐC (15) (Ký, họ tên, đóng dấu) Hình 1.4: Mẫu báo cáo của phân hệ GL 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan