Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ở ...

Tài liệu Giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ở việt nam

.PDF
221
435
134

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH -------------- HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. ĐOÀN MINH PHỤNG 2. PGS,TS. VŨ THỊ BẠCH TUYẾT HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đoàn Minh Phụng và PGS.TS Vũ Thị Bạch Tuyết. Các số liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Những kết quả nêu trong luận án là quá trình lao động trung thực của tôi. Tác giả luận án Hồ Thị Hoài Thu ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i MỤC LỤC ............................................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ..........................................................................................viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ........................................................................................................viii MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................... 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án ........................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 15 5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 16 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................... 18 7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 18 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN ............................. 19 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỘ NGƯ DÂN VÀ HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN ............................................... 19 1.1.1. Hộ ngư dân và hộ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản ............................ 19 1.1.2. Hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản......................... 26 1.2. GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN............................................................. 37 1.2.1. Khát quát về giải pháp tài chính .................................................................... 37 1.2.2. Nội dung các giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ................................................................................ 39 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá tác động tổng hợp của các giải pháp tài chính đến hộ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản ............................................. 54 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản......................... 57 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM .................................. 60 1.3.1. Kinh nghiệm một số nước ............................................................................. 60 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ........................................................ 66 Kết luận chương 1 .................................................................................................... 68 iii Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM ........................................................................................................................ 69 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỘ NGƯ DÂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM .................................................................................................. 69 2.1.1. Thuận lợi, khó khăn và các ngư trường khai thác của hộ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản ........................................................................ 69 2.1.2. Quy mô và cơ cấu hộ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản ...................... 75 2.1.3. Kết quả hoạt động khai thác thủy sản của hộ ngư dân thời gian qua.......... 79 2.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM................................................................................................................ 83 2.2.1. Khái quát các chính sách của Nhà nước về giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản .............................. 83 2.2.2. Tình hình thực hiện các giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ............................................................... 86 2.3. TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP CỦA CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ ĐẾN HỘ NGƯ DÂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM.............................................................................................................. 129 2.3.1. Năng lực khai thác ....................................................................................... 129 2.3.2. Trình độ lao động ......................................................................................... 134 2.3.3. Thu nhập từ hoạt động khai thác thủy sản .................................................. 136 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA............................................................................. 139 2.4.1. Thành công đạt được.................................................................................... 139 2.4.2. Hạn chế ......................................................................................................... 142 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại ..................................................................................... 143 Kết luận chương 2 .................................................................................................. 144 Chương 3: HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM ...................................................................................................................... 145 3.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỘ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM ...................... 145 3.1.1. Bối cảnh trong nước ..................................................................................... 145 3.1.2. Bối cảnh quốc tế ........................................................................................... 145 iv 3.2. PHƯƠNG ÁN QUY NHOẠCH KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 ......................................................................................... 147 3.2.1. Quy hoạch sản lượng khai thác thủy sản .................................................... 147 3.2.2. Quy hoạch cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản ....................................... 148 3.3.3. Quy hoạch cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá.................................................. 150 3.3. QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM........ 151 3.3.1. Hỗ trợ phải góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo quốc gia ........ 151 3.3.2. Phù hợp với đặc điểm của ngành khai thác thủy sản ................................. 151 3.3.3. Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành khai thác thủy sản của Nhà nước ..................................................................................................... 152 3.3.4. Các phương thức hỗ trợ phải đa dạng ......................................................... 153 3.3.5. Giảm hỗ trợ phát triển theo chiều rộng, tăng cường hỗ trợ phát triển theo chiều sâu ..................................................................................... 153 3.3.6. Hỗ trợ phải góp phần phát triển hoạt động khai thác thủy sản có trách nhiệm và bền vững ............................................................................ 154 3.4. HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM........ 154 3.4.1. Hoàn thiện chính sách chi ngân sách nhà nước.......................................... 154 3.4.2. Hoàn thiện chính sách thuế.......................................................................... 162 3.4.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng ................................................................... 165 3.4.4. Hoàn thiện chính sách bảo hiểm ................................................................. 172 3.5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.......................................................................................... 177 3.5.1. Phối hợp đồng bộ các giải pháp tài chính trong hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản (đặc biệt áp dụng trong điều kiện khai thác hải sản xa bờ) .............................................................. 177 3.5.2. Nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách ................................................ 180 3.6. KIẾN NGHỊ............................................................................................................... 181 3.6.1. Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành ....................................................... 181 3.6.2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ......................... 183 3.6.3. Các Hội, Hiệp hội thủy sản.......................................................................... 184 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 184 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 186 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và phát The Vietnam Bank for triển nông thôn Việt Nam Agriculture and Rural Development BTC Bộ Tài Chính Ministry of Finance BFAR Cơ quan Nguồn lực thủy hải sản và The Bureau of Fisheries and Nông nghiệp Philippins Aquatic Resources Philippine BQ Bình quân Average BQCS Bình quân công suất Capacity Average BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Bank for Investment and Nam Development of Vietnam CP Chi phí Cost CPBQ Chi phí bình quân Cost Average DTBQ Doanh thu bình quân Revenue Average DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm Insurance Business DTTS Dân tộc thiểu số Ethnic minority DVHC Dịch vụ hậu cần Logistic Service ĐBXB Đánh bắt xa bờ Offshore fishing ĐVT Đơn vị tính Unit KH - CN Khoa học - Công nghệ Science & Technology KTTS Khai thác thủy sản Capture fisheries FAO Quy tắc xử sự nghề cá có trách Code of Conduct for Responsible nhiệm Fisheries EC Uỷ ban Châu Âu European Commission HTX Hợp tác xã Cooperative GTGT Gía trị gia tăng Added Value IMO Tổ chức hàng hải quốc tế Internationnal maritime organization vi IPOA Kế hoạch hành động quốc tế International action plan IUU Hàng thủy sản khai thác trái phép Illegal fishing LĐ Lao động Labor MC Năng lực khai thác Mining Capacity/ national plan of action MHB Ngân hàng nhà đồng bằng song Mekong Delta Housing Cửu Long Development Bank NHNN Ngân hàng Nhà nước State Bank NHTM Ngân hàng thương mại Commercial Bank NHTM NN Ngân hàng thương mại Nhà nước State commercial bank NSĐP Ngân sách địa phương Local budget NSNN Ngân sách Nhà nước State Budget NT Ngư trường Fishing Grounds TCTD Tổ chức tín dụng Credit Intitutions TĐTTBQ Tốc độ tăng trưởng bình quân Average growth rate TNCN Thu nhập cá nhân Personal Income TSCĐ Tài sản cố định Fixed assets UBNN Uỷ ban nhân dân People’s Committee VIETCOMBANK Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam VIETINBANK Ngân hàng công thương Việt Nam Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Nội dung bảng Trang Bảng 2.1: Bảng phân bổ hộ KTTS giai đoạn 2010 - 2016 .................................................. 76 Bảng 2.2: Sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2012 - 2016.......................................... 81 Bảng 2.3: Sản lượng khai thác thủy sản phân theo vùng địa lý .......................................... 83 Bảng 2.4: Tình hình cấp bù chênh lệch lãi suất theo Nghị định 67/2014/NĐ - CP ........ 102 Bảng 2.5: Bảng mức thuế môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình ...................................... 108 Bảng 2.6: Bảng thuế môn bài phải nộp giai đoạn 2010 - 2016......................................... 108 Bảng 2.7: Mức lãi suất cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ - CP.................................. 111 Bảng 2.8: Kết quả thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ - CP của các NHTM (theo thống kê của NHNN)......................................................................................... 112 Bảng 2.9: Kết quả thẩm định, phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị Định 67/2014/NĐ - CP (tính đến ngày 31/12/2016) .................... 131 Bảng 2.10: Kết quả cho vay chủ tàu đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ - CP (tính đến ngày 31/12/2016)................................................ 133 Bảng 2.11: Đặc điểm lao động của hộ KTTS giai đoạn 2010 - 2016 .............................. 134 Bảng 2.12: Đặc điểm doanh thu - chi phí của hộ KTTS giai đoạn 2010 - 2016 ............. 137 Bảng 3.1: Quy hoạch sản lượng khai thác thủy sản ........................................................... 148 Bảng 3.2: Quy hoạch sản lượng khai thác hải sản theo vùng ........................................... 148 Bảng 3.3: Quy hoạch tàu thuyền KTTS năm 2020, định hướng 2030 ............................ 149 Bảng 3.4: Quy hoạch tàu thuyền khai thác theo vùng đến năm 2020, ............................. 149 Bảng 3.5: Quy hoạch tàu cá > 90CV theo vùng đến năm 2020 định hướng 2030 ......... 150 Bảng 3.6: Quy hoạch cảng cá, bến cá đến năm 2020 ........................................................ 150 Bảng 3.7: Quy hoạch khu neo đậu tàu cá đến năm 2020 .................................................. 150 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Nội dung biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2015 (1.000 USD)................................................................. 82 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ % số hộ được hỗ trợ xăng dầu cho tàu thuyền đánh cá............... 96 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ % số hộ khai thác thủy sản nhận được tín dụng ưu đãi đối với người nghèo................................................................................. 120 Biểu đồ 2.4: Sự phân bố tàu theo khu vực .............................................................. 130 Biểu đồ 2.5: Biến động tàu thuyền theo công suất, số lượng.................................. 132 Biều đồ 2.6: Thu nhập bình quân đầu người của hộ ............................................... 136 Biều đồ 2.7: Tỷ lệ % thu từ hoạt động KTTS ......................................................... 138 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu Nội dung sơ đồ Trang Sơ đồ: Các yếu tố chi phí chuyến biển ...................................................................... 30 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một nước nhiệt đới và cận nhiệt đới với bờ biển kéo dài, có một tiềm năng vô cùng dồi dào về mặt nước, một tài nguyên sinh học đa dạng, quý hiếm, rất thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản (KTTS). Bờ biển có chiều dài 3260km, với 112 cửa sông lạch, trung bình cứ 100km2 diện tích tự nhiên lại có 1km bờ biển và gần 30km bờ biển lại có cửa sông lạch. Trong số 63 tỉnh/thành phố, có 28 tỉnh ven biển và dân số hơn 44,2 triệu người, chiếm khoảng 50,34% tổng dân số cả nước. Vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần vùng lãnh thổ trên đất liền. Trong vùng biển có hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vùng vịnh, vũng, eo ngách [62], các dòng hải lưu vừa là ngư trường khai thác hải sản và là nơi xây dựng các khu căn cứ hậu cần nghề cá. Trong những năm qua, KTTS nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đóng một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành thủy sản, từng bước chuyển biến tích cực theo hướng trở thành nghề cá cơ giới, tăng cường khai khác ở vùng biển xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm khai thác. Tính đến hết năm 2015, cả nước có 128.000 tàu cá, trong đó tàu đánh bắt hải sản xa bờ (công suất >90 CV) khoảng 24.000 chiếc, sản lượng khai thác thủy sản từ 1,65 triệu tấn (năm 2005) tăng lên hơn 3,1 triệu tấn (năm 2016). Sự phát triển trong hoạt động khai thác thủy sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, tạo ra nguồn nguyên liệu với khối lượng lớn và có chất lượng cho chế biến thủy sản, đảm bảo được nhịp độ tăng trưởng ổn định cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hệ thống cảng cá, bến cá tại các tỉnh ven biển đã bước đầu được hình thành tạo điều kiện về cơ sở hậu cần dịch vụ cho phát triển KTTS. Chất lượng sản phẩm sau khai thác tuy chưa được nâng cao nhưng tiêu thụ sản phẩm khai thác đã được cải thiện, tạo điều kiện ổn định cuộc sống ngư dân. Công tác thông tin liên lạc để nắm bắt hoạt động của tàu cá cũng được nâng cấp, tạo kênh thông tin hai chiều giữa tàu và bờ phục vụ cho điều hành sản xuất, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn. KTTS có được những thành tựu kể trên phải kể đến là nhờ sự nỗ lực của Nhà nước trong việc đưa ra các giải pháp tài chính thiết thực để hỗ trợ cho ngư dân, như: 2 chi ngân sách cho cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá; cho vay tín dụng ưu đãi để đóng mới, cải hoán và nâng cấp tàu cá; miễn, giảm các thuế; hỗ trợ phí bảo hiểm…Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, ngành KTTS còn phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức do các giải pháp tài chính đưa ra chưa phát huy hết hiệu quả. Điều này dẫn tới: - Vốn ngân sách bị sử dụng lãng phí. - Ngư dân thì thiếu tiền để đóng mới, nâng cấp và cải hoán tàu thuyền. công suất lớn, đánh bắt xa bờ. - Hoạt động bảo hiểm thì thu hút không đủ lớn số lượng ngư dân tham gia do việc chi trả bảo hiểm khó khăn, thủ tục bảo hiểm rườm rà… Mặt khác, nhiều khi cách thức hỗ trợ của các giải pháp tài chính này còn chưa phù hợp với thực tế. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động KTTS, phát huy thế mạnh, tiềm năng của ngành, góp phần cải thiện mức sống của ngư dân thì Nhà nước cần rà soát lại các giải pháp tài chính hỗ trợ ngư dân hiện có, đồng thời hoàn thiện những giải pháp tài chính đó cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện các giải pháp tài chính hỗ trợ hoạt động KTTS sẽ góp phần cải thiện năng lực khai thác của ngư dân, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Ở Việt Nam cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng hợp cả lý luận và thực tiễn về các giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân hoạt động KTTS. Do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình, với hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ không chỉ đóng góp về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc trong việc hỗ trợ hộ ngư dân thực hiện hoạt động KTTS trong giai đoạn hiện nay. 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 2.1. Các công trình nghiên cứu về khai thác thủy sản và giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS ở nước ngoài Thế kỷ thứ XXI được xem là “Thế kỷ của đại dương”. Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của thế giới, đặc biệt của các quốc gia có biển đã minh chứng rõ ràng về dự báo ấy. Ngày nay, kinh tế biển được các nước quan tâm chú ý và nghiên cứu, không chỉ riêng đối với Việt Nam, trong đó ngành công nghiệp khai thác thủy sản là một trong các ngành được ưu tiên phát triển bên cạnh nuôi trồng và chế biến. 3 1, Tài liệu: Hội nghị về luật hàng hải quốc tế năm 1982 đề cập đến việc gia tăng đánh bắt cá bất hợp pháp, không được kiểm soát và không được báo cáo (IUU), bao gồm giả mạo thông tin tàu của các chủ tàu, đăng ký trùng tàu đánh cá, đánh cá không đăng ký và không có giấy phép…Khai thác IUU đã trở thành một vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của nhiều nước. Trong nỗ lực để chống đánh bắt cá IUU, một loạt công cụ thủy sản quốc tế được áp đặt đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện kiểm soát có hiệu quả trên các tàu đánh cá treo là cờ của họ và Kế hoạch Hành động Quốc tế không ràng buộc của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) để ngăn chặn, ngăn ngừa và loại bỏ hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Kinh nghiệm của FAO cho thấy không thể quản lý hiệu quả nghề cá khi không có sự loại trừ những nguyên nhân cơ bản đằng sau như: đầu tư quá mức vào đội tàu và cơ sở hạ tầng của thời gian trước đó. 2, Cuốn “ Khai thác đại dương” (1983) của Michael Besquery do Nguyễn Dương và Bùi Ngô Song dịch đã làm rõ các khái niệm về đại dương học, hải dương học cũng như sự phong phú, đa dạng của các nguồn tài nguyên đại dương, gồm: nguồn lợi hải sản, năng lượng…qua đó thấy được tiềm năng to lớn của đại dương và khai thác chúng như thế nào cho phù hợp để phục vụ tối ưu nhu cầu của con người. 3, Cuốn “Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc” (1990) của nhóm tác giả Dương Kim Thâm và Lương Hải Tân, Hoàng Minh Lỗ [81] cũng đã đề cập một cách toàn diện về các vấn đề như: khai thác hải sản, hàng hải, công tác điều tra tài nguyên biển…Đặc biệt là những nghiên cứu về ngành khai thác hải sản, các tác giả không chỉ dừng lại ở việc đưa ra những dự báo trữ lượng có thể khai thác mà còn dự báo về nhu cầu tiêu thụ cũng như mục tiêu, biện pháp và chính sách trong quản lý nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả các nguồn lợi hiện có. 4, Tài liệu hội thảo: Quản lý năng lực khai thác được FAO tổ chức vào cuối những năm 90 nhằm thảo luận các biện pháp và kế hoạch hành động quốc tế (IPOA) về quản lý năng lực khai thác. Hội thảo khuyến khích các quốc gia trên thế giới xây dựng, phê chuẩn và thực hiện kế hoạch hành động quốc gia để quản lý năng lực khai thác theo 3 giai đoạn là xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch hành động quốc gia. 4 Hội thảo còn đề cập đến việc các tổ chức quản lý nghề cá khu vực cần thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng các biện pháp nhằm quản lý năng lực khai thác trong khu vực, đặc biệt là các tổ chức quản lý nghề cá ngừ trên thế giới. Các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, các quốc gia trên thế giới cần tiến hành xây dựng các kế hoạch hành động quốc gia nhằm quản lý năng lực khai thác trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và tài phán của mình. Các nước như: Úc, Đài Loan, Philippins, Bangladesh, Malaysia, Bruney, Namibia, Pakistan…Mặc dù có sự khác nhau về mục tiêu và nội dung thực hiện nhưng các kế hoạch hành động quốc gia đều định rõ việc cắt giảm tối đa năng lực khai thác đối với loại nghề đang khai thác vượt quá khả năng cho phép của nguồn lợi. Sau một thời gian thực hiện, các kế hoạch hành động của các quốc gia đã được đánh giá là đem lại tác động tích cực trong việc kiểm soát năng lực khai thác hợp lý, đảm bảo khôi phục, duy trì và phát triển nguồn lợi, góp phần cho sự phát triển bền vững và đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngư dân khai thác hải sản, trong đó có Việt Nam. (5) Tài liệu hội thảo quốc tế về “Quản lý cộng đồng về nguồn lợi sống ven biển ở Hiệp hội các nước Đông nam Châu Á: Lý thuyết, Thực hành và ứng dụng ở Việt Nam” (1995) bàn về những nguyên tắc quản lý cộng đồng và tuyên bố hoạt động theo hướng: “Lựa chọn, chính thức công nhận và tài trợ cho việc thử nghiệm thiết lập các hoạt động quản lý cộng đồng ở nghề cá ven biển bao gồm các khu bảo tồn biển và nuôi trồng thủy sản”(ADB 1996). 6, Nazery, Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida Farid với bài viết nghiên cứu “Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước Châu Á và bài học cho Malaysia - The Asian experience in developing the marintime sector: Some case studies and lessons for Malaysia” (2007) [106] đã nhấn mạnh vai trò của nguồn lợi biển đối với sự phát triển kinh tế xã hội song lại xem xét dưới góc độ bảo vệ môi trường, Bài viết nêu lên việc Nhà nước phải có chính sách quản lý, khai thác nguồn lợi biển một cách có hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến vấn đề môi trường. Vì vậy, muốn phát triển bền vững cần phải có chính sách hợp lý, tránh việc khai thác quá mức gây ô nhiễm môi trường biển. 7, Achim Steiner (2008), Vấn đề quan trọng đối với thương mại và phát triển bền vững khi tham gia WTO, Hội thảo về trợ cấp nghề cá và quản lý nghề cá bền 5 vững do UNEP tổ chức 2008 [1]. Tài liệu này giới thiệu về vấn đề trợ cấp nghề cá và thực trang khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Cần xóa bỏ các khoản trợ cấp nghề cá có hại. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra rằng hàng năm trợ cấp nghề cá chiếm khoảng 15 - 35 tỷ USD - tương đương 25% giá trị khai thác cá biển và nhiều khoản trợ cấp nghề cá có thể làm gia tăng khai thác quá mức, làm biến dạng cạnh tranh và có khi gây bất lợi cho các nước đang phát triển đồng thời đưa ra biện pháp đặc biệt và phân biệt (S & DT). Theo S & DT sẽ cho phép các nước đang pháp triển một số cơ hội để thực hiện trợ cấp tăng cường lực hay năng lực, trong khi các trợ cấp này bị cấm hoàn toàn với các nước phát triển do chúng liên quan chặt chẽ tới việc thúc đẩy “quá tải cường lực khai thác” và khai thác quá mức. Vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng sự cần thiết khi cho phép sử dụng trợ cấp như một công cụ để phát triển và rất cần thiết để đảm bảo rằng chúng không góp phần tạo ra sự cạn kiệt của nguồn lợi mà ngành thủy sản phụ thuộc vào. (8) EASRD, Việt Nam: Nghiên cứu ngành thủy sản [24]. Đây là nghiên cứu được đồng tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Qũy Uỷ thác toàn cầu của Nhật Bản cho phát triển Thủy sản bền vững được xây dựng cùng với Ngân hàng Thế giới với mục đích của Qũy là tăng cường các nghiên cứu cùng với chính phủ để xác định những can thiệp có thể có trong ngành thủy sản nhằm nâng cao quản lý và tối ưu hóa lợi ích thu được thông qua việc sử dụng bền vững các nguồn lợi hải sản cho sản xuất. Mục đích của nghiên cứu là xem xét hiện trạng và các nhu cầu trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy sản và quản lý nguồn lợi ở Việt Nam. Xác định những lĩnh vực then chốt để có những tác động nhằm xóa đói, giảm ghèo, tăng sản lượng và cải thiện quản lý môi trường trên cơ sở phát triển bền vững. Nhật Bản là một trong những quốc gia áp dụng thể chế đồng quản lý KTTS một cách thành công cũng như lâu đời nhất. Điều này được thể hiện trong nghiên cứu “Fishery management in Japan”_Matsuda, H, Makino, M, Tomiyama, M, Gelcich, S,và Cátilla, J, 2010 [104]. Theo đó, cá nhân có đủ điều kiện sinh sống trong các cộng đồng ven biển được xem như một ngư dân trên cả mặt quyền lợi đánh bắt lẫn giấy phép hành nghề. Các hợp tác xã đánh bắt (FCAs), các tổ chức của ngư dân địa phương là cơ quan quản lý thủy sản và các nguồn lực của địa phương. 6 Mỗi FCA có những quy định chi tiết về những hoạt động KTTS trên ngư trường địa phương và thực thi chúng trên cơ sở tự trị. Chính phủ hỗ trợ bằng cách cung cấp thông tin pháp lý, khoa học và trợ cấp. Do đó chế độ quản lý thủy sản Nhật Bản, đặc biệt là các khu vực ven biển, có thể hiểu như là một loại quyền sử dụng lãnh thổ ở trong ngành KTTS. Ngoài ra, ngư dân Nhật Bản được thiết lập khu vực cấm khai thác tự trị đối với việc khai thác các thủy sản được cấp phép…Nghiên cứu này còn đề cập đến tổng lượng khai thác cho phép của Nhật mỗi năm, việc phân bổ hạn ngạch và xác định quy tắc tham gia khai thác là trách nhiệm của các tổ chức ngư dân. Như vậy, không giống thủy sản ở các nước khác, Nhật Bản có rất ít trung tâm quản lý từ trên xuống. 9, Kuan - Hsiung Wang (2011), Giải pháp cho tranh chấp nghề cá ở Biển Đông thông qua hợp tác và quản lý khu vực được trình bày tại Hội thảo Quốc tế: Biển Đông, Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong khu vực [34] đã đề cập đến các vấn đề đang tồn tại cơ bản trong khu vực liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản như: Khai thác cá quá mức; phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường. Từ đó yêu cầu các quốc gia cần nỗ lực để giải quyết các sự việc liên quan đến hành động tập thể trong đánh bắt cá chung. Sự hợp tác này sẽ được chính thức hóa thông qua hiệp định song phương hoặc đa phương trong đó đưa ra các nguyên tắc, luật lệ, quy trình và tổ chức thể chế nhằm thực hiện hợp tác giữa các bên. Đồng thời khẳng định việc khai thác quá mức ở các quốc gia không chỉ dẫn đến việc làm suy giảm nguồn lợi, khủng hoảng lương thực mà còn khủng hoảng môi trường, yêu cầu các quốc gia phải áp dụng phương pháp tiếp cận phòng ngừa để bảo vệ môi trường. 2.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS trong nước 2.2.1. Những nghiên cứu về khai thác thủy sản KTTS đã thu hút được sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước. Nhiều công trình khoa học nhận định, Việt Nam có tiềm nămg to lớn và lợi thế về KTTS. Nguyễn Duy Chinh (2008), với công trình: “ Tổng quan về nguồn lợi thủy sản, chiến lược và chính sách phát triển ngành thủy sản Việt Nam”, đã đưa ra bức tranh tổng quát về nguồn lợi thủy sản, tiềm năng và lợi thế trên các mặt: môi trường nước mặn, nước ngọt, nước lợ. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển dài hơn 3260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên 7 (Kiên Giang) cùng 1 triệu km vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển đánh bắt thủy hải sản. Không những thế, Việt Nam còn sở hữu hơn 3000 các hòn đảo lớn, nhỏ trong vùng biển; có nhiều vịnh, eo ngách, các dòng hải lưu, sông ngòi…là nơi cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm khai thác, đánh bắt đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến ra khơi. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học rất cao với hàng chục nghìn thủy sinh khác nhau. Với nguồn lợi đó, cho phép nước ta khai thác bền vững hàng năm khoảng 2 triệu tấn thủy sản. Hiện nay Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về sản lượng thủy sản. Tiềm năng khai thác thủy sản đã được được đưa vào kế hoạch quốc gia trong Quyết định số 1690/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ với các mục tiêu đến năm 2020 như sau: 1. Ngành thủy sản về cơ bản được công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển toàn diện theo hướng bền vững, hoạt động sản xuất hiệu quả, có khả năng cạnh tranh và hội nhập. Từng bước nâng cao trình độ dân trí cũng như đời sống vật chất cũng như đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng và an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc. 2. Tạo việc làm cho 5 triệu lao động nghề với thu nhập bình quân cao gấp 3 lần so với hiện nay. Hình thành các cộng đồng ngư dân ven biển gắn bó, đoàn kết, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng. 3. Kinh tế thủy sản đóng góp khoảng 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm ngư nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 -9 tỷ USD. Những nghiên cứu về thực trạng KTTS ở Việt Nam cũng được nghiên cứu, đánh giá, xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi với các tác giả khác nhau. Có thể kể đến một số công trình khác nữa: - Viện kinh tế quy hoạch thủy sản: Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của [90] đã đánh giá khá toàn diện thực trạng KTTS của Việt Nam. Theo báo cáo này, tính đến năm 2011 cả nước có 126,4 nghìn tàu cá các loại với tổng công suất khoảng 4,4 triệu CV (tàu thuyền tăng 70%, công suất tăng 175% so với năm 2001). Cơ cấu tàu thuyền khai thác hải sản phân bố tương đối đồng đều so với diện tích mặt nước biển của từng vùng biển, trong đó vùng biển Vịnh Bắc Bộ chiếm 31,4%, vùng biển Trung Bộ chiếm 42,1%, vùng biển Đông Nam Bộ chiếm 13,5% và vùng biển Tây Nam Bộ 8 chiếm 13% tổng số tàu thuyền toàn quốc. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản giai đoạn 2001 - 2011 tiếp tục chuyển dịch theo hướng thị trường. Năng suất, sản lượng khai thác, công nghệ khai thác và cơ sở hạ tầng khai thác ngày càng có nhiều thay đổi đáp ứng được nhu cầu. Như vậy, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã đánh giá hiện trạng phát triển thủy sản giai đoạn 2001 2011, dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thủy sản, quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 tầm nhìn 2030, từ đó đưa ra chương trình, dự án ưu tiên cũng như tổng mức vốn đầu tư, đề xuất giải pháp cơ bản để thực hiện quy hoạch và đánh giá hiệu quả dự án quy hoạch. - Bộ NN và PTNN, Báo cáo tiểu đề tài đánh giá hiện trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực thủy sản qua đào tạo (2002) [7] đã khẳng định tầm quan trọng của công tác phát triển, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho thủy sản, qua đó đánh giá hiện trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học, kỹ thuật, công nghệ để từ đó có cơ sở xậy dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho toàn ngành. - Kỷ yếu hội thảo toàn quốc quốc tế (2005) về khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá [35] bao gồm các nội dung về hiện trạng khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Những mặt được, chưa được và các tồn tại trong giai đoạn trước 2005. - Báo cáo phân tích ngành Thủy sản (2010) [2]: Đánh giá tổng quan về ngành Thủy sản Việt Nam bao gồm cả khai thác và nuôi trồng thủy sản; tình hình thị trường tiêu thụ thủy sản; những thuận lợi, khó khăn cũng như kế hoạch phát triển và thách thức, triển vọng của ngành; các doanh nghiệp thủy sản niêm yết. - Đào Mạnh Sơn (2004), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam” [23]. Tác giả nhấn mạnh: Mục tiêu và nội dung nghiên cứu chính của đề tài là điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá biển ở các vùng biển khác nhau (Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Vịnh Bắc Bộ) và khả năng khai thác cá ở các vùng nước xa bờ. Xác định các đối tượng khai thác chính và ngư trường trọng điểm ở từng vùng biển nhằm phục vụ đội tàu đánh bắt xa bờ. Lựa chọn một số công nghệ khai thác phù hợp, có công suất, sản lượng cao đồng thời bảo vệ được nguồn lợi. Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất có cơ sở khoa học, các kiến nghị về công 9 nghệ, tổ chức khai thác, bảo quản sản phẩm giúp cho việc hỗ trợ, chỉ đạo sản xuất, quản lý và hoạch định chiến lược phát triển bền vững nghề cá xa bờ ở Việt Nam. - Trịnh Ngọc Tuấn (2005): Nghiên cứu hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và đề xuất phương pháp xử lý nước thải [84]. Nghiên cứu này trình bày hiện trạng khai thác, nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, nêu lên những thành tựu trong ngành Thủy sản đạt được trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường cũng được quan tâm giải quyết. Nghiên cứu này đã trình bày các biện pháp, đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của ngành khai thác, nuôi trồng đến môi trường. - Trần Văn Phước và Ngô Văn Hiệp (2008), Hiện trạng khai thác nguồn lợi hải sản và giải pháp bảo vệ, phát triển bền vững tại xã Ninh Ich, Nha Phu, Khánh Hòa.[52] Nghiên cứu đề cập chủ yếu đến hiện trạng khai thác nguồn lợi hải sản; hiện trạng các nghề khai thác hải sản cũng như đối tượng khai thác chính; khu vực khai thác; số lượng tàu thuyền và năng suất khai thác của tỉnh Khánh Hòa. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp giúp bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. Đó là: Tăng cường công tác đào tạo, xóa mù chữ, nâng cao trình độ ngư dân; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; quản lý tàu thuyền; tuyên truyền kết hợp với biện pháp cưỡng chế để ngư dân hiểu và ý thức được việc làm; cấm khai thác bằng các phương tiện hủy diệt, cấm khai thác các đối tượng quý hiếm; bổ sung nguồn lợi bằng cách thả giống xuống biển; xây dựng các quy hoạch tổng thể về khai thác và sử dụng tài nguyên… - Lê Trần Nguyên Hùng (2009), Tổng quan mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam, Hội thảo khu vực về đồng quản lý nghề cá qui mô nhỏ tại Việt Nam, 2009 [29] Nghiên cứu đem đến cái nhìn tổng quan về thực trạng ngành thủy sản (khai thác, nuôi trồng, chế biến…) ở Việt Nam hiện nay; những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện của các hoạt động đồng quản lý nghề cá đã và đang triển khai trong phạm vi cả nước. Đồng thời qua đó rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị trong thời gian tới nhằm phát triển hình thức đồng quản lý nghề cá hiệu quả, bền vững góp phần tăng thu nhập, giảm chi phí, bảo vệ nguồn lợi và giữ vững an ninh quốc phòng. - Nguyễn Ngọc Thanh (2015), Báo cáo tóm tắt đề tài “Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu với thủy sản Miền Bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do 10 biến đổi khí hậu”. [61] Nghiên cứu cho thấy khai thác và nuôi trồng là nguồn sinh kế và thu nhập của hàng triệu người dân và cũng là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng của người tiêu dùng trên khắp thế giới. Song biến đổi khí hậu lại là mối đe dọa nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Do đó, nghiên cứu đã xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn, phương pháp và mô hình lượng kinh tế để đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với thủy sản tại các tỉnh miền Bắc theo các kịch bản khác nhau; ước lượng tác động kinh tế, trên cơ sở đó xây dựng bộ cơ sở dữ liệu và bản đồ thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu của thủy sản miền Bắc đồng thời đề xuất giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Như vậy, có thể nói, các nghiên cứu nêu trên đều hướng vào làm rõ các vấn đề về KTTS, từ việc điều tra nguồn lợi thủy sản đến hiện trạng tình hình KTTS của cả nước cũng như của từng vùng biển về: sản lượng khai thác, số lượng tàu cá, công suất; cơ cấu nghề khai thác, trình độ công nghệ, lao động trong khai thác; hậu cần dịch vụ nghề cá cho KTTS; hoạt động kiểm tra, kiểm soát khai thác hải sản trên biển. Trên cơ sở đó, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra các giải pháp trong công tác quản lý và phát triển ngành thủy sản. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập và thống kê được một cách tổng quát về hộ ngư dân và các hoạt động của hộ, cụ thể về các vấn đề: số lượng hộ tham gia khai thác thủy sản, thu hập của hộ, tỷ lệ hộ nghèo trong hoạt động khai thác, tỷ lệ giới tính trọng hộ, tình hình doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác thủy sản của hộ...Đây sẽ là những khoảng trống mà luận án sẽ đi sâu tìm hiểu.2.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động khai thác thủy sản Tài liệu về lĩnh vực giải pháp tài chính hỗ trợ hộ ngư dân phát triển hoạt động KTTS không nhiều, có thể tìm thấy ở một số công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến luận án như sau: - Nguyễn Xuân Quang (2004),Giải pháp tín dụng góp phần phát triển khai thác hải sản ở Việt Nam [53]. Luận án đã đề cập đến vai trò của tín dụng đối với phát triển khai thác hải sản; Phân tích thực trạng và một số giải pháp tín dụng góp phần phát triển khai thác thủy sản ở Việt Nam, trong đó có chỉ ra tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong chính sách tín dụng này. Vì khai thác hải sản
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan