Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận ...

Tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận hà đông

.PDF
81
145
130

Mô tả:

Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Quản lý hóa đơn là một bộ phận quan trọng và phức tạp trong quản lý thuế nói chung. Công tác quản lý hóa đơn có ảnh hưởng tới việc xác định đúng nghĩa vụ thuế ; chống tham nhũng, góp phần xây dựng trật tự kỷ cương trong lĩnh vực tài chính ; thúc đẩy các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hạch toán kinh tế và chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ đi vào nề nếp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Câu chuyện về hóa đơn chứng từ không hề mới mẻ nhưng lại được dư luận hết sức quan tâm và tốn không ít giấy mực của báo giới cũng như cơ quan quản lý thuế. Vấn đề này càng trở nên nóng hổi, thu hút mọi cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế khi Nghị định số 51/2010/NĐ- CP về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ chính thức ban hành ngày 14/05/2010. Nghị định 51 ra đời đã thổi một luồng gió mới trong công tác quản lý, sử dụng hóa đơn, làm thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng hóa đơn bấy lâu nay của doanh nghiệp và phù hợp với xu hướng mới hiện nay. Tuy nhiên đi kèm với những thuận lợi khi trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong thiết kế, in, phát hành hóa đơn là không ít những thách thức. Thống kê cho thấy, trong số hơn 500 nghìn DN và hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể hiện nay, có trà trộn không ít DN "ma" được thành lập để mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Hằng năm, loại tội phạm này đã làm thất thu một khoản tiền thuế lớn của Nhà nước. Vì vậy, sau khi Nghị định 51 có hiệu lực, công tác kiểm soát, chống thất thu ngân sách sẽ là một trong những thách thức lớn đối với cơ quan thuế. Xuất phát từ thực tế đó em quyết định đi sâu tìm hiểu về vấn đề quản lý, sử dụng hóa đơn trong điều kiện hiện nay và đi vào thực tế công tác quản lý ấn Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -1- Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp chỉ trên địa bàn quận Hà Đông. Từ đó em đã lựa chọn đề tài : ‘‘Giải pháp tăng cường quản lý hóa đơn đới với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông’’ với mục đích tìm hiểu thực trạng xung quanh vấn đề quản lý, sử dụng hóa đơn trên địa bàn quận nói riêng và cả nước nói chung, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quản lý, sử dụng hóa đơn, qua đó góp phần chống thất thu cho NSNN, lành mạnh hóa nền tài chính. Đề tài bao gồm 3 chương : Chương I : Lý luận chung về hoá đơn và quản lý hoá đơn. Chương II: Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hoá đơn trên địa bàn quận Hà Đông. Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng hoá đơn trên địa bàn quận Hà Đông. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn TS. Vương Thị Thu Hiền và toàn bộ cán bộ Đội Hành chính- Nhân sự- Tài vụ- Ấn chỉ, đặc biệt là các cán bộ bộ phận Ấn chỉ đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -2- Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOÁ ĐƠN VÀ QUẢN LÝ HOÁ ĐƠN 1.1. Những vấn đề chung về hoá đơn 1.1.1 . Khái niệm, đặc điểm của hoá đơn 1.1.1.1. Khái niệm hoá đơn Trước kia, theo Nghị định 89 thì: ‘‘Hoá đơn là loại chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy tính tiền, in thành vé có mệnh giá theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ’’. Hiện nay, theo Nghị định 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 hóa đơn được hiểu như sau: Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Các thuật ngữ pháp lý về hóa đơn: - Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh; gồm : tự in, đặt in, khởi tạo hóa đơn điện tử theo Luật giao dịch điện tử. - Lập hóa đơn là việc ghi đầy đủ nội dung của hóa đơn theo quy định khi bán hàng hóa, dịch vụ. - Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 51. Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -3- Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp - Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn. - Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được in, khởi tạo theo quy định tại Nghị định 51 nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành. - Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành, được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của tổ chức, cá nhân đã ngưng sử dụng MST ( còn gọi là đóng MST ). - Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác ( trừ hóa đơn do cơ quan thuế phát hành ) để lập khi bán hàng hóa, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách. - Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, dịch vụ; cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; dùng hóa đơn quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông. - Hóa đơn lập khống là hóa đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ. 1.1.1.2.Đặc điểm của hoá đơn Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -4- Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp - Hoá đơn do người bán hàng hoặc cung ứng lao vụ, dịch vụ thu tiền lập ra. Mỗi số hoá đơn được lập cho những hàng hoá, dịch vụ có cùng thuế suất (đối với hoá đơn GTGT). - Hoá đơn phải có các chỉ tiêu: Tên loại hóa đơn, ký hiệu; họ, tên, địa chỉ, MST (nếu có), tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua và người bán; tên hàng hoá, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá; tiền hàng; thuế suất; tiền thuế GTGT (nếu có); tổng số tiền thanh toán; chữ ký người bán, người mua hàng. - Hoá đơn phải có đầy đủ ký hiệu theo hệ thống 20 chữ cái tiếng Việt in hoa ( gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y ), kí hiệu gồm 2 chữ cái và năm in hoá đơn. Đối với hóa đơn của tổ chức, cá nhân tự in và đặt in ký hiệu hóa đơn có 6 ký tự; đối với hóa đơn do Cục Thuế phát hành ký hiệu hóa đơn có 8 ký tự, trong đó 2 ký tự đầu ký hiệu là mã hóa đơn do Cục thuế in, phát hành ( mỗi Cục thuế có mã hóa đơn riêng, VD: Cục thuế Hà Nôi 01, Hải Phòng 02, TP Hồ Chí Minh 03…) . Hình thức của hóa đơn thể hiện thông qua 3 ký tự: E hóa đơn điện tử; T hóa đơn tự in; P hóa đơn đặt in. VD: AA/11E ; AA/12P ; 01AA/11P; 02AB/12P… - Mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, được in theo chức năng sử dụng của từng liên. Liên 1 : Lưu ; Liên 2 : Giao cho khách hàng. Các liên từ thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thì liên 3 được lưu tại cơ quan Hải quan. Đối với loại tem, vé, thẻ thì có mẫu phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phải được chấp thuận của Tổng cục Thuế hoặc Cục Thuế các tỉnh, thành phố. Một số hoạt động kinh doanh như : Vận tải Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -5- Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp hành khách, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, văn hoá nghệ thuật thì có thể áp dụng loại vé 1 liên giao cho khách hàng nhưng phải có cuống lưu, phần kiểm tra, kiểm soát và phần cho khách hàng. Trường hợp này phải do Tổng cục Thuế hoặc Cục Thuế địa phương quyết định. - Số của hoá đơn phải ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hóa đơn bao gồm 7 chữ số (Trừ trường hợp đặc biệt phải có công văn báo cáo xin phép của cơ quan Thuế). 1.1.2. Các loại hoá đơn - Hoá đơn giá trị gia tăng - Hoá đơn bán hàng - Hoá đơn xuất khẩu - Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm … - Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan. - Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hoá đơn gồm: phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý. 1.1.3. Hình thức của hoá đơn - Hoá đơn tự in: là hoá đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; - Hoá đơn điện tử: là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -6- Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp - Hoá đơn đặt in: là hoá đơn do các tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân. Các doanh nghiệp có thể đồng thời sử dụng kết hợp các hình thức của hóa đơn. Trong đó Nhà nước khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử. 1.2. Những nội dung cơ bản của chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn hiện nay. 1.2.1. Quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng a) Người bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, gồm: - Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài; - Tổ chức, hộ, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. b) Tổ chức nhận in hoá đơn. c) Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ. d) Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn. 1.2.2. Quy định về tạo và phát hành hoá đơn Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau ( hóa đơn tự in, đặt in, điện tử ) nhưng phải đảm bảo đúng quy định về đối tượng được tạo hóa đơn và điều kiện liên quan theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ- CP ngày 14/05/2010 và các thông tư liên quan bao gồm Thông tư số 153/2010/TT- BTC ngày 28/09/2010, Thông tư số Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -7- Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp 13/2011/TT-BTC ngày 08/02/2011 và Thông tư số 32/2011/TT- BTC ngày 14/03/2011 liên quan đến hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ. Cụ thể : * Quy định về tạo hóa đơn : - Các đối tượng được quyền tự in hóa đơn bao gồm: Những DN được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; những DN có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; những đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác được tự in hóa đơn, nếu có đủ các điều kiện sau: Đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài chính quy định trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành HĐ tự in; có hệ thống thiết bị bảo đảm cho việc in và lập HĐ khi bán hàng hóa, dịch vụ; là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, bảo đảm việc in và lập HĐ chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh. Các đối tượng được đặt in hóa đơn bao gồm : Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có MST (không bao gồm hộ, cá nhân nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) ; Cục Thuế. - Trước khi tạo hóa đơn tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải ra quyết định áp dụng hình thức hóa đơn với đầy đủ những nội dung cần thiết theo quy định gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử ( nếu là khởi tạo hóa đơn điện tử ) và chịu trách nhiệm về quyết định này. Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -8- Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp Riêng đối với hóa đơn điện tử : người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn giữa hai bên. Trường hợp có tổ chức trung gian cung cấp hóa đơn điện tử thì giữa các bên liên quan phải có thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật và điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật liên quan đến hóa đơn điện tử ; định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian đó phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế về danh sách các DN có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức và số lượng hóa đơn đã sử dụng. - Đối với hóa đơn tự in : Tổ chức được tạo hóa đơn tự in sử dụng phần mềm ứng dụng để in hóa đơn từ các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác phải đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử dụng. Việc đánh số thứ tự trên hóa đơn được thực hiện tự động. Mỗi liên của một số hóa đơn chỉ được in ra một lần, từ lần thứ 2 trở đi phải thể hiện là bản sao ( copy). - Đối với hóa đơn đặt in : Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in và ký hợp đồng in hóa đơn (được thể hiện bằng văn bản theo quy định của Luật Dân sự) với tổ chức nhận in đủ điều kiện. Tổ chức nhận in hóa đơn có trách nhiệm lập báo cáo về việc nhận in hóa đơn với đầy đủ các nội dung cần thiết cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp một năm 2lần : lần 1 báo cáo in hóa đơn 6 tháng đầu năm chậm nhất ngày 20/07, lần 2 báo cáo in hóa đơn 6 tháng cuối năm chậm nhất ngày 20/01 năm sau ; trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn ngừng hoạt động in hóa đơn thì thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 20 tháng sau của tháng ngừng hoạt động ; trường hợp tổ chức nhận in hóa đơn mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bắt đầu lại hoạt động in hóa đơn thì thời gian báo cáo tính từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang -9- Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp hoặc bắt đầu lại hoạt động in đến hết tháng 6 hoặc hết tháng 12 tùy thời điểm bắt đầu . + Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực và có giấy phép hoạt động ngành in (bao gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm). Tổ chức nhận in hóa đơn có trách nhiệm in hoá đơn theo đúng hợp đồng in đã ký, không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hoá đơn cho tổ chức in khác thực hiện ; quản lý, bảo quản các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn (nếu muốn sử dụng các bản phim, bản kẽm để in cho các lần sau thì phải niêm phong lưu giữ); hủy hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng, các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in ; thanh lý hợp đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hoá đơn; lập báo cáo về việc nhận in hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. + Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, MST vào tiêu thức ô “ tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn. Nếu có sự thay đổi địa chỉ mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in để tiếp tục sử dụng. + Đối với hóa đơn do Cục thuế đặt in, tên Cục thuế được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. - Tổ chức, hộ, cá nhân khi tạo hóa đơn không được tạo trùng số hóa đơn trong cùng ký hiệu. - Các DN dù tự in hay đặt in in hóa đơn đều phải tự thiết kế mẫu, trong đó phải đảm bảo đầy đủ các thông tin bắt buộc và các ký hiệu mật để nhận Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 10 - Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp dạng. Tùy thuộc quy mô, đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý, DN có thể chọn một hay nhiều hình thức như tem chống giả, kỹ thuật in, giấy, mực đặc biệt, đưa ký hiệu riêng vào từng đợt in hoặc đợt phát hành hóa đơn,in sẵn các tiêu thức ổn định trên tờ hóa đơn ( như tên, MST, địa chỉ người bán ; loại hàng hóa, dịch vụ ; đơn giá ), chữ ký và dấu người bán khi lập hóa đơn... - Chất lượng giấy và mực viết hoặc in trên hóa đơn phải đảm bảo thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật về kế toán ( 5 năm ). - Đối với hóa đơn điện tử : Hóa đơn điện tử phải được định dạng với đầy đủ các thông tin của người bán, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, định dạng truyền, nhận và lưu trữ hóa đơn trước khi bán hàng hoá, dịch vụ trên phương tiện điện tử của tổ chức kinh doanh hoặc của các tổ chức cung cấp dịch vụ về hoá đơn điện tử và được lưu trữ trên phương tiện điện tử của các bên theo quy định của pháp luật. Hóa đơn điện tử có thể chuyển đổi sang hóa đơn giấy nhưng chỉ được chuyển đổi 01 lần và phải đáp ứng đủ điều kiện : phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc ; có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy là ‘‘HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ ’’; có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi đó và chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán. * Quy định về phát hành hóa đơn : - Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ, trừ hóa đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế, phải lập Thông báo phát hành hóa đơn cho từng hình thức hóa đơn sử dụng với đầy đủ các nội dung cần thiết theo quy định gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thời gian gửi chậm nhất là 05 ngày trước khi tổ chức hộ, cá nhân kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký thông báo phát hành. Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 11 - Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp Trường hợp cơ quan thuế phát hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận Thông báo, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh biết để điều chỉnh và thông báo phát hành mới. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu ( không bao gồm hóa đơn điện tử mẫu) phải được niêm yết rõ ràng tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn ; đối với hóa đơn điện tử, thông báo phát hành được niêm yết tại cơ sở khởi tạo hóa đơn điện tử hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn điện tử. Nếu có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện thông báo phát hành mới theo quy định. Riêng hóa đơn xuất khẩu, nếu có sự thay đổi mẫu hóa đơn nhưng không thay đổi các nội dung bắt buộc thì không phải thực hiện thông báo phát hành mới. - Hóa đơn do Cục Thuế đặt in trước khi bán, cấp lần đầu phải lập thông báo phát hành hóa đơn gửi đến tất cả các Cục Thuế khác trong cả nước trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp bán ( trừ trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung Thông báo phát hành hóa đơn lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế). Nếu có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thông báo phát hành mới theo quy định. Thông báo phát hành hóa đơn được niêm yết ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian thông báo còn hiệu lực tại vị trí dễ thấy. * Quy định về cấp, bán hóa đơn do Cục Thuế đặt in : Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 12 - Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp - Đối tượng được mua hóa đơn : Các tổ chức không phải là DN nhưng có hoạt động kinh doanh ; hộ, cá nhân kinh doanh ; DN siêu nhỏ ; DN ở tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn không thuộc đối tượng tạo hóa đơn tự in. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng. Số lượng bán hóa đơn lần đầu không quá 1 quyển 50 số ; nếu chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo. Hồ sơ mua hóa đơn bao gồm : Đơn đề nghị mua hóa đơn + Giấy chứng minh thư nhân dân. - Đối tượng được cấp hóa đơn lẻ : Các tổ chức không phải là DN, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng. Hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ ( cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ, cá nhân không kinh doanh) là loại hóa đơn bán hàng. Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua. Hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn lẻ : Đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ + Chứng từ mua bán kèm theo. Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Riêng trường hợp Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 13 - Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp được cấp hoá đơn giá trị gia tăng lẻ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng cấp lẻ. 1.2.3. Quy định về sử dụng hoá đơn * Đối với người bán : - Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu ; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ ( trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất) ; xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. - Hóa đơn phải được lập theo đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh ; không được tẩy xóa, sửa chữa ; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống ( nếu có). - Các tiêu thức trên hóa đơn như ngày...tháng...năm lập hóa đơn, tên địa chỉ, MST người bán... phải được lập đúng theo các quy định hiện hành. - Hóa đơn phải được lập một lần thành nhiều liên và giữa các liên trong cùng một số phải thống nhất với nhau về nội dung. - Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn. - Trong trường hợp hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập ( phải có văn bản xác nhận việc ủy nhiệm gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của cả 2 bên) vẫn phải ghi tên và đóng dấu đơn vị bán là đơn vị ủy nhiệm và phải tổng hợp báo cáo định kỳ việc sử dụng các hoá đơn ủy nhiệm trong báo cáo sử dụng hoá đơn hàng quý theo đúng quy định hiện hành. Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 14 - Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp - Đối với những giao dịch mà hóa đơn có giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì người bán không phải lập hóa đơn nhưng phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. - Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hoá đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức: ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn; hoặc sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hoá, dịch vụ đã bán kèm theo hoá đơn. - Tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế hoá đơn không tiếp tục sử dụng trong các trường hợp: đóng mã số thuế; phát hành loại hóa đơn thay thế ; hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế; hoá đơn mất, cháy, hỏng. Trường hợp hóa đơn chưa lập của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, tự ý ngừng kinh doanh mà không thông báo với cơ quan thuế; hóa đơn mua của cơ quan thuế để cho, bán sẽ không còn giá trị sử dụng và sẽ được thông báo bởi cơ quan thuế. - Nghiêm cấm các đơn vị sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. - Nếu tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn phải lập báo cáo và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; * Đối với người mua : - Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 15 - Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật. 1.2.4. Quy định về quản lý hoá đơn Hoá đơn là chứng từ theo quy định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị của hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ; sử dụng để khấu trừ thuế, hoàn thuế và thanh toán tài chính bảo hành sản phẩm, đăng ký tài sản Vì vậy, việc quản lý, sử dụng hoá đơn cần phải được quản lý thống nhất để đảm bảo quyền lợi của tổ chức, cá nhân sử dụng cũng như quyền lợi của Nhà nước. - Trách nhiệm của Tổng cục Thuế: + Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện các quy định về chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn trên phạm vi cả nước. + Tổ chức kiểm tra chỉ đạo ngành Thuế kiểm tra xử lý việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn trong ngành Thuế và các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, chấn chỉnh, phối hợp các ngành liên quan ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ như in ấn hoá đơn giả, mua, bán hoá đơn chứng từ, sử dụng hoá đơn chứng từ không đúng quy định để trốn lậu thuế của Nhà nước; Tiến hành cải tiến cơ chế quản lý cho phù hợp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế và công tác quản lý thu thuế, quản lý tài chính. - Đối với cơ quan Thuế địa phương (Cục thuế, Chi cục thuế): Cục Thuế tỉnh, thành phố, Chi cục Thuế quận, huyện, thị có trách nhiệm triển khai thực hiện chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn ở địa phương với nhiệm vụ: Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 16 - Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp + Nắm số lượng đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thuộc Cục Thuế (Chi cục Thuế) quản lý để theo dõi đăng ký thuế, đăng ký sử dụng hoá đơn phù hợp với tính chất hoạt động từng đơn vị. Nếu đơn vị được cơ quan Thuế chấp nhận đăng ký thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì mới được sử dụng hoá đơn GTGT. + Hướng dẫn các đơn vị sử dụng hoá đơn theo đúng chế độ quy định, thiết kế mẫu hoá đơn tự in và giải thích những nội dung chế độ quản lý sử dụng hoá đơn, chính sách thuế cho các đơn vị hiểu rõ để chấp hành đầy đủ, đúng quy định. + Khi bán hoá đơn cho các đơn vị sử dụng cơ quan Thuế phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo chế độ quy định. Mở sổ theo dõi các đơn vị mua hoá đơn và thực hiện cập nhật số lượng hoá đơn xuất bán sê-ri, số quyển, từ số… đến số, vào sổ kế toán ấn chỉ theo chế độ quy định. + Hàng quý phải theo dõi báo cáo sử dụng hoá đơn của các đơn vị sử dụng hoá đơn trên địa bàn và lập báo cáo lên cơ quan Thuế cấp trên đúng kỳ hạn. +Tổ chức hướng dẫn xử lý các trường hợp làm tổn thất hoá đơn chứng từ, sử dụng hoá đơn chứng từ không đúng quy định, hướng dẫn hủy hóa đơn theo đúng chế độ. Thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất các đơn vị sử dụng hoá đơn ngăn chặn kịp thời các hành vi sai quy định để lợi dụng trốn thuế, làm ăn phi pháp. +Tổ chức kiểm tra việc kê khai thuế GTGT của các đơn vị về số thuế khấu trừ, số thuế phải nộp trên cơ sở đối chiếu thuế trên hoá đơn đầu vào, thuế trên hoá đơn đầu ra để xác định số thuế phải nộp của đơn vị có hợp lệ hay không. Ngoài ra còn phải thực hiện đối chiếu trên tài khoản thanh toán từ ngân Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 17 - Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp hàng từ các đơn vị mua bán hàng hoá liên quan, thực hiện xác định đúng số thuế được khấu trừ của đơn vị làm cơ sở cho việc nộp thuế, thanh quyết toán thuế thừa, thiếu hàng năm của đơn vị. - Đối với đối tượng sử dụng hoá đơn: +Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn theo đúng quy định. Hoá đơn của đơn vị sử dụng phải được bảo quản đúng quy định, cất giữ phải an toàn không được để mất mát, để người khác lợi dụng, để ẩm ướt hư hỏng. Mọi trường hợp để mất hoá đơn chứng từ phải báo cáo cơ quan Thuế về số lượng hoá đơn mất, hoàn cảnh bị mất số hoá đơn… để có biện pháp xác minh làm rõ truy tìm và xử lý theo chế độ quy định của Nhà nước. + Thực hiện mở sổ theo dõi và bảo quản, lưu giữ hoá đơn theo quy định của pháp luật: Hàng quý chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu đầu quý sau phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp. + Tổ chức, cá nhân làm mất hoá đơn phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan Thuế nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hoá đơn. + Tổ chức sử dụng hoá đơn phải thường xuyên kiểm tra các cá nhân được giao trực tiếp lập hoá đơn của đơn vị để chấn chỉnh, ngăn chặn chững hành vi phạm quy định về sử dụng, quản lý hoá đơn. + Nếu tổ chức, hộ, cá nhân phát hiện các dấu hiệu vi phạm có liên quan đến việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn phải báo ngay cơ quan thuế. Khi cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xác nhận hoá đơn đã phát hành, tổ chức, hộ, cá nhân in, phát hành hoá đơn phải có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản trong thời hạn mười (10) ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 18 - Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp 1.2.5. Xử lý vi phạm về hoá đơn * Theo quy định tại tại Nghị định 51/2010/NĐ -CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thì khung xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn cụ thể như sau: - Đối với các hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử; các hành vi vi phạm về quy định đặt in hóa đơn; các hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in: bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm; đồng thời phải hủy các hóa đơn được in, đặt in hoặc khởi tạo không đúng quy định, các hóa đơn cho, bán hoặc hóa đơn giả. Riêng với trường hợp tự in, in hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả còn bị phạt đình chỉ quyền tự in, in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời hạn 36 tháng kể từ khi hành vi bị phát hiện; với trường hợp đặt in hóa đơn giả bị chỉ định nhà in khi đặt in hóa đơn trong thời hạn 36 tháng kể từ khi phát hiện hành vi đặt in hóa đơn giả. - Đối với các hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm ; đồng thời phải hủy các loại hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng, hóa đơn đã mua và chưa lập. - Đối với các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy mức độ vi phạm và phải thực hiện đúng các thủ tục về phát hành hóa đơn theo quy định. - Đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 100.000 đồng tùy mức độ vi phạm. - Đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 tùy mức độ vi phạm. Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 19 - Lớp: CQ45/02.02 Luận văn tốt nghiệp * Thời hạn thi hành quyết định xử phạt hành chính là 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giao quyết định xử phạt. Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. * Nguyên tắc xử lý vi phạm, thủ tục xử phạt, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ -CP được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. * Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 36 và 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp vi phạm hành chính mà dẫn đến các hành vi khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thi xử phạt các hành vi đó theo quy định tại Luật Quản lý Thuế. Trường hợp vi phạm có liên quan đến hoạt động in hóa đơn giả đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để khởi tố theo quy định của pháp luật. 1.3. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý hoá đơn Hóa đơn ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành chứng từ gốc để xác định việc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa các thể nhân, pháp nhân; làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ về thuế của DN và thanh quyết toán của các đơn vị ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, cũng từ đó mà nhiều vấn đề bất cập nảy sinh, thực tế việc vi phạm về hóa đơn diễn ra khá phổ biến, đa dạng và ngày càng tinh vi hơn khiến cho công tác quản lý hóa đơn cũng ngày càng phức tạp. Do đó, tăng cường quản lý hóa đơn là việc làm hết sức cần Sinh viên: Phạm Thị Hà Trang - 20 - Lớp: CQ45/02.02
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan