Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh quảng trị...

Tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh quảng trị

.PDF
158
520
73

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Phan Thuận i LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở Nhà trường kết hợp với sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong 2 năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo, PGS.TS.Mai Văn Xuân - người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn! ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: PHAN THUẬN Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế Niên khóa: 2015 - 2017 Giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Văn Xuân Tên đề tài: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ. 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Quảng Trị đã thu được những kết quả khả quan, đầu tư nước ngoài bước đầu đã đóng góp phần nào vào phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên kết quả đạt được còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Vấn đề cấp thiết là phải đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Trị, tìm ra các nguyên nhân, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn quan trọng này. Từ trước đến nay chưa có một đề tài nào đề cập về giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Quảng Trị. Trong bối cảnh đó việc chọn đề tài “GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ” góp phần nhất định vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn nghiên cứu giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Quảng Trị, luận văn sử dụng kết hợp hai loại phân tích thống kê thông dụng: phân tích định tính và phân tích định lượng, phương pháp phân tích số liệu. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn 3.1. Kết quả - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI . - Khái quát được thự trạng hoạt động của FDI Quảng Trị từ năm 2010-2016 - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI ở tỉnh Quảng Trị. 3.2. Đóng góp về giải pháp Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI ở tỉnh Quảng Trị. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU FDI :Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài BOT :Build-Operate-Transfer: Xây dựng-Kinh doanhChuyển giao BTO :Build-Transfer-Operate: Xây dụng-Chuyển giaoKinh doanh BT :Building-Transfer: Xây dựng- Chuyển giao DA :Dự án DN :Doanh nghiệp ĐTNN :Đầu tư nước ngoài GDP :Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội GPMB :Giải phóng mặt bằng GPĐT :Giấy phép đầu tư KCN :Khu công nghiệp KTXH :Kinh tế xã hội MMTB :Máy móc thiết bị NN :Nước ngoài NVL :Nguyên vật liệu SXKD :Sản xuất kinh doanh TKKT :Thiết kế kỹ thuật UBND :Uỷ ban nhân dân USD :Đô la mỹ XD :Xây dựng XDCB :Xây dựng cơ bản TM :Thương mại DL :Du lịch TS :Thuỷ sản ĐT :Đầu tư CN :Công nghiệp iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................. iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................................ xi PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 5. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................5 CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ...........................................................................................................6 1.1. BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA .........................................................................................................6 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................6 1.1.2. Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài .....................................9 1.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ................................................................................................11 1.2.1. Tình hình chính trị, trật tự xã hội ....................................................................11 1.2.2. Trình độ phát triển của kinh tế ........................................................................11 1.2.3. Đặc điểm văn hoá xã hội.................................................................................11 1.2.4. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .......................................................................12 v 1.3. VAI TRÒ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI .....................................................................................................................12 1.3.1. Kênh thu hút vốn quan trọng để phát triển kinh tế..........................................12 1.3.2. Chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý hiện đại......................................12 1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động...........................................................................................................................13 1.3.4. Mở rộng kinh tế đối ngoại, thúc đẩy xuất khẩu phát triển ..............................14 1.4. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT FDI..........................14 1.4.1. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và khu vực miền Trung .........................................................................................................................14 1.4.2. Những bài học kinh nghiệm về thu hút FDI ...................................................22 CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ .............................................................................................................27 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẢNG TRỊ...................27 2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ...................................................................27 2.1.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội ...........................................................27 2.1.3. Tình hình phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh...............32 2.1.4. Sự cần thiết đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Trị.........38 2.2. Thực trạng đầu tư nước ngoài vào Quảng Trị....................................................39 2.2.1. Những chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ...........................................................................39 2.2.2. Tình hình hoạt động của các Doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007 – 2016 ...............................................................................................45 2.2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp FDI tại tỉnh Quảng Trị: .................................................................................................................55 2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ ..........................56 2.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu: ...................................................................................56 vi 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Quảng Trị: .................................................................................................................59 2.3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư:.........62 2.3.4. Đánh giá các yếu tố môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Trị: ..........................64 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ. .........................................................68 2.4.1 Những tồn tại....................................................................................................68 CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO QUẢNG TRỊ TRONG GIAI ĐOẠN 2017 – 2020...............................................................................................................70 3.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA NƯỚC TA VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.............................................................70 3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ DẶT RA KHI THU HÚT FDI VÀO QUẢNG TRỊ...........73 3.2.1. Những tác động tích cực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế....................73 3.2.2. Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đến 2020..................................................74 3.2.3. Cơ hội đối với môi trường đầu tư Quảng Trị..................................................76 3.2.4. Nguy cơ đối với môi trường đầu tư.................................................................76 3.2.5. Những mặt mạnh của môi trường đầu tư Quảng Trị.......................................77 3.2.6. Những mặt yếu của môi trường đầu tư Quảng Trị..........................................77 3.2.7. Lập mô hình ma trận SWOT cho môi trường đầu tư ......................................78 3.3. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA KHI THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI .........................................79 3.4. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở QUẢNG TRỊ.........................................80 3.4.1. Tiếp tục cải thiện môỉ trường đầu tư của tỉnh .................................................81 3.4.3. Đẩy nhanh tiến trình cảì cách các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ......................................................................83 3.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..............................84 3.4.5. Điều chỉnh chiến lược phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp .....85 vii 3.4.6. Tăng cường công tác quảng bá và xúc tiến thu hút đầu tư trên nhiều hình thức phong phú, đa dạng ...................................................................................................86 3.4.7. Tiếp tục cải cách thể chế quản lý và tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư..........88 3.4.8. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính...........90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................92 1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................92 2. KIẾN NGHỊ. .........................................................................................................93 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................94 QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 + 2 BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG BẢN GIẢI TRÌNH XÁC NHẬN HOÀN THIỆN viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Kết quả tạo việc làm trong 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ( tháng 6 /2016).....................................................................13 Bảng 1.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam phân theo lĩnh vực giai đoạn 2012 – 2016 .....................................................16 Bảng 1.3: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Namphân theo hình thức đầu tư giai đoạn 2012 – 2016 ................................................................17 Bảng 1.4: Tổng hợp 15 nước có vốn đầu tư FDI lớn ở Việt Nam .........................18 Bảng 1.5: Tỷ trọng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chủ thể đầu tư..........19 Bảng 1.6: Năm địa phương có vốn đầu tưnước ngoài lớn nhất Việt Nam (tính đến 31/12/2016)............................................................................................20 Bảng 1.7: Tỷ trọng cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo địa phương ..............20 Bảng 1.8: Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng Duyên hải miền Trung .....................................................................................................21 Bảng 2.1: GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Trịgiai đoạn 2012 – 2016 .......................................................................................................37 Bảng 2.2: Đóng góp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho kinh tế Quảng Trị (từ 2012-2016) theo giá hiện hành....................38 Bảng 2.3: Danh mục các dự án tỉnh Quảng Trị kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2017– 2020 ............................................................................44 Bảng2.4: Kết quả phân loại ngành/lĩnh vực hoạt động với hình thức đầu tư của các Doanh nghiệp FDI...........................................................................46 Bảng2.5: Tình hình vốn đầu tư đăng ký FDItại Quảng Trị giai đoạn 2007 – 2016 ...............................................................................................................51 Bảng2.6: Tình hình vốn đầu tư đăng ký FDI phân theo hình thức và ngành nghề đầu tư tại Quảng Trị giai đoạn 2007 – 2016..........................................52 Bảng 2.7: Tình hình thực hiện các dự án FDI tại Quảng Trịgiai đoạn 2007 – 2016 ...............................................................................................................54 ix Bảng 2.8: Tình hình thực hiện các dự án FDI theo hình thức và ngành nghề đầu tư tại Quảng Trị giai đoạn 2007 – 2016.....................................................54 Bảng 2.9: Kết quả hoạt động SXKD của các doanh nghiệp FDI tại Quảng Trị giai đoạn 2012 – 2016 ..................................................................................55 Bảng 2.10: Thống kê ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ...............................................................60 Bảng 2.11: Kết quả ANOVA các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.................................................................................61 Bảng 2.12: Thống kê ý kiến đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ...................................................................62 Bảng 2.13: Kết quả ANOVA các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.................................................................................63 Bảng 2.14: Thống kê ý kiến đánh giá các yếu tố môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Trị ..........................................................................................................64 Bảng 2.15: Kết quả ANOVA các yếu tố môi trường đầu tư của tỉnh Quảng Trị ....66 Bảng 3.1: Số liệu của một số Khu kinh tế, khu CN của tỉnh Quảng Trị................86 x DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1: Tỷ lệ hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài của các Doanh nghiệp FDI 45 Hình 2: Tỷ lệ ngành/lĩnh vực hoạt động của các Doanh nghiệp FDI ...................46 Hình 3: Tỷ lệ công nghệ, máy móc thiết bị của các Doanh nghiệp FDI ..............47 Hình 4: Tỷ lệ đánh giá số lượng nguyên vật liệu trong nước của các Doanh nghiệp FDI ...................................................................................48 Hình 5: Tỷ lệ đánh giá chất lượng nguyên vật liệu trong nước của các Doanh nghiệp FDI ...............................................................................................49 Hình 6: Tỷ lệ đánh giá hoạt động hải quan phục vụ nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu của các Doanh nghiệp FDI .........................................................49 Hình 7: Tỷ lệ tình hình tuyển dụng, sử dụng lao động của các ............................50 Hình 8: Tỷ lệ Giới tính..........................................................................................57 Hình 9: Tỷ lệ Độ tuổi ............................................................................................57 Hình 10: Tỷ lệ Trình độ học vấn.............................................................................58 Hình 11: Tỷ lệ Kinh nghiệm làm việc ....................................................................58 Hình 12: Tỷ lệ Chức vụ ..........................................................................................59 xi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, điều kiện cần thiết quan trọng là phải thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở ra nhiều nghành nghề với nhiều sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và phát triển trình độ công nghệ. Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định vốn trong nước là quyết định những vốn đầu tư nước ngoài cũng có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Quảng Trị là một tỉnh duyên hải miền Trung, điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, nguồn vốn đầu tư trong nước còn ít và có thể nói là thiếu vốn trầm trọng. Mặt khác, so với nhiều địa phương các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều bất cập, thiết bị công nghệ còn lạc hậu, trình độ quản lý thấp kém, hiệu quả sản xuất chưa cao. Do vậy việc thu hút vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư nước ngoài nói riêng là vấn đề cấp thiết đối với tỉnh. Kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay, việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Quảng Trị đã thu được những kết quả khả quan, đầu tư nước ngoài bước đầu đã đóng góp phần nào vào phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên kết quả đạt được còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Vấn đề cấp thiết là phải đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Trị, tìm ra các nguyên nhân, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn quan trọng này. Từ trước đến nay chưa có một đề tài nào đề cập về công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Trị. Trong bối cảnh đó việc chọn đề tài ”GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở TỈNH QUẢNG TRỊ” góp phần nhất định vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung: - Nêu lên một số giải pháp về thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Quảng Trị 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Đánh giá một cách toàn diện thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, phân tích những lợi thế của tỉnh đối với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó chỉ ra những nguyên nhân làm hạn chế việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các doanh nghiệp, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, có đối chiếu, so sánh với một số tỉnh duyên hải miền trung. + Về thời gian: Giai đoạn 2012 – 2016 4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp điều tra và thu thập số liệu Đầu tiên thu thập nguồn số liệu thứ cấp, sau đó thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra. Nguồn số liệu thứ cấp:Thu thập ở các văn bản, chính sách của Trung ương và địa phương ban hành, các báo cáo tổng kết và các nguồn số liệu thống kê về hoạt động FDI ở các cơ quan quản lý Nhà nước về FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý các KCN tỉnh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị,…) Nguồn số liệu sơ cấp: thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các doanh 2 nghiệp có vốn FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, các chuyên gia, các cán bộ quản lý và công tác trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung của tỉnh Quảng Trị. Kỹ thuật lập phiếu điều tra được tìm hiểu, tham khảo từ các khóa luận, các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã được công bố. Nội dung của phiếu điều tra được trình bày ở phần phụ lục. Số phiếu điều tra: để việc nghiên cứu được khách quan, khoa học, tác giả tiến hành điều tra số lượng mẫu 110. Tác giả đã phát ra 110 bảng câu hỏi, kết quả thu về được 110 bảng, đạt tỷ lệ 100%. + Phương pháp thống kê Các phương pháp để sử dụng là phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, số so sánh để xác định mối quan hệ giữa các nội dung nghiên cứu, phân tích và xác định xu hướng biến động của các hiện tượng. Các yếu tố cần phân tích thống kê trong luận văn là: Số dự án đăng ký đầu tư, số dự án đã thực hiện, số vốn đăng ký đầu tư, số vốn thực hiện, số lao động, doanh thu … + Phương pháp phân tích Số liệu sau khi điều tra được xử lý, tổng hợp và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 20. Qua đó, luận văn nghiên cứu xử lý và phân tích kết quả từ số liệu điều tra thông qua bảng khảo sát phân phối các biến dữ liệu trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Trị, lượng hóa bằng những con số để giải thích nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho từng đối tượng. Các phân tích mà tác giả sử dụng cho luận văn này cụ thể như sau: Xác định thang đo: Thang đo là công cụ dùng để quy ước (mã hóa) các tình trạng hay mức độ của các đơn vị khảo sát theo các đặc trưng được xem xét. Với luận văn này có 2 loại thang đo được xác định, đó là: 3 Thang đo danh nghĩa (thang đo định danh hay thang đo phân loại) – Nominal Scale: Trong thang đo này các con số chỉ dùng để phân thoại đối tượng, không mang ý nghĩa nào khác. Chúng dùng để phân loại và đặt tên cho các phân loại. Thang đo này dùng cho các câu hỏi lien quan đến thông tin cá nhân các đối tượng khảo sát như: Giới tính, độ tuổi, học vấn, kinh nghiệm làm việc, chức vụ. Thang đo khoảng – Interval Scale: Là một dạng đặc biệt của thang đo thứ bậc vì nó cho biết được khoảng cách giữa các thứ bậc. Thông thường, thang đo khoảng có dạng là một dãy số liên tục và đều đặn từ 1 đến 3, 1 đến 5, 1 đến 7,... Và dãy số này có 2 cực đối lập nhau ở hai đầu. Thang đo này dùng cho các câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Quảng Trị Thống kê mô tả: Dùng để thống kê số lượng các đối tượng và tỷ lệ % các tiêu chí của các câu hỏi liên quan đến thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát như: Giới tính, độ tuổi, học vấn, kinh nghiệm làm việc, chức vụ. Phân tích ANOVA: dùng cho sự so sánh cho trị trung bình của nhiều nhóm tổng thể độc lập ta sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của trung bình nhiều tổng thể. Phương pháp kiểm định này có tên gọi phổ biến là phân tích phương sai một yếu tố One – Way ANOVA (xem xét giá trị trung bình của 3 nhóm đối tượng trở lên trong cùng 1 biến có khác nhau hay không). Kỹ thuật phân tích phương sai được dùng để kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm (tổng thể bộ phận) có trị trung bình bằng nhau. Kỹ thuật này dựa trên cơ sở tính toán mức độ biến thiên trong nội bộ các nhóm và biến thiên giữa các trung bình nhóm. Dựa trên hai ước lượng này của mức độ biến thiên ta có thể rút ra kết luận về mức độ khác nhau giữa các trung bình nhóm. Một số giả định đối với Phân tích Phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA):  Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên 4  Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn  Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất Các giả thuyết được đưa ra đối với Phân tích Phương sai một yếu tố (One – Way ANOVA): H0: Phương sai của hai tổng thể bằng nhau (không có sự khác biệt về giá trị trung bình) H1: Phương sai của 2 tông thể không bằng nhau(có sự khác biệt về giá trị trung bình) Mức ý nghĩa chấp nhận các giả thuyết: Căn cứ vào giá trị Sig.  Chấp nhận H0 khi Sig. > 5%  Bác bỏ H0 khi Sig. < 5% Đối với luận văn này, việc đầu tiên của phân tích ANOVA (Analysise of Variance) để kiểm định có hay không sự khác biệt giữa các đối tượng mà tác giả muốn điều tra của các yếu tố môi trường đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI của tỉnh Quảng Trị. Kết quả xử lý và dùng ANOVA để kiểm định, so sánh và phân tích phương sai. Từ đó dựa trên kết quả có được để đưa ra các giải pháp về thu hút FDI của Quảng Trị mang tính hiệu quả cao. 5. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung nghiên cứu của luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiển về đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2. Đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại Quảng Trị Chương 3.Giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Quảng Trị giai đoạn 2017 –2020 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1. BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Đầu tư Hoạt động đầu tư là một hoạt động rất phong phú trong cuộc sống nên có rất nhiều khái niệm và cách hiểu về thuật ngữ này. Đầu tư thường được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại như tiền bạc, sức lực, thời gian… vào một hoạt động nào đó của con người nhằm thu được lợi ích trong tương lai. Chúng ta hãy xem xét một số khái niệm về đầu tư được nhiều người cho là đặc trưng: + Đầu tư đồng nghĩa “với sự bỏ ra”,“sự hy sinh” nguồn lực ở hiện tại nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai. + Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn theo một kế hoạch nhất định trong một thời gian khá dài nhằm thu được một lợi ích lớn hơn trong tương lai cho nhà đầu tư hoặc cho xã hội, cộng đồng. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (Q1) Hà Nội, 1995 thì “…Đầu tư là bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới hoặc thực hiện việc hiện đại hoá mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng…” Theo luật đầu tư được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 thì “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”, Cũng theo luật này thì “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”. 6 Như vậy đầu tư là sự bỏ ra nguồn lực vào một số công việc nhất định nào đó nhằm thu lợi lớn hơn trong tương lai, tuy nhiên không phải bỏ ra chi phí dưới hình thức nào đó cũng được gọi là đầu tư, chúng ta cần xem xét hai yếu tố của một hoạt động được coi là đầu tư hay không? Một là tính sinh lãi, hai là tính rủi ro. Chính hai thuộc tính cơ bản này đã lọc ra các nhà đầu tư và thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển. Người bỏ vốn ra được gọi là nhà đầu tư, nhà đầu tư có thể là các cá nhân, có thể là nhà nước( đầu tư của Chính phủ). Nhà đầu tư có thể là cá nhân, tổ chức trong nước hay là nước ngoài. Đánh giá những lợi ích thu được của nhà đầu tư, xã hội là sự gia tăng về tiền vốn, tài sản và các tài sản vô hình khác. 1.1.1.2. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Để phân biệt đầu tư nước ngoài với đầu tư trong nước chủ yếu dựa vào các đặc điểm sau: - Về góp vốn: Chủ đầu tư nước ngoài phải góp một lượng vốn tối thiểu theo pháp luật quy định của nước sở tại. - Về quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp phải phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. - Về chia lợi nhuận: Dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng, lỗ lãi đều được phân chia dựa trên tỷ lệ góp vốn của các bên. Trên cơ sở đó chúng ta có khái niệm cơ bản: đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn dưới hình thức vốn sản xuất do nhà đầu tư vào một nước khác và trực tiếp tham gia quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. 1.1.2.3. Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Xét theo mục đích đầu tư: FDI được phân thành hai loại là đầu tư theo chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc. +Đầu tư theo chiều ngang: là việc một công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnh tranh một loại sản phẩm nào đó. +Đầu tư theo chiều dọc: là việc một công ty nước ngoài muốn đầu tư vào một nước với mục đích khai thác tài nguyên và các yếu tốt đầu vào với giá rẻ như: lao động, đất đai… của các nước sở tại. 7 - Xét về hình thức sở hữu: đầu tư nước ngoài có các hình thức sau: + Doanh nghiệp liên doanh: Là doanh nghiệp cho hai hay nhiều bên thành lập tại nước nhận đầu tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước ngoài và Chính phủ nước nhận đầu tư. Hình thức này có đặc trưng Công ty được thành lập dạng công ty TNHH có tư cách pháp nhận theo quy định của pháp luật nước chủ nhà và mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng. Một bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi vốn góp của mình vào vốn góp pháp định. + Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài: đây là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu các tổ chức hay các cá nhận nước ngoài, doanh nghiệp loại hình này được hình thành trên cơ sở bằng toàn bộ vốn của tổ chức hoặc cá nhân của nước ngoài, tự quản lý điều hành và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả sản xuất kinh doanh. + Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: đây là hình thức đầu tư trực tiếp được ký kết hợp tác kinh doanh giữa hai hay nhiều bên để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước ta, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia. + Họp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao(BOT): Là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước nhận đầu tư để xây dựng một công trình trong đó nhà thầu bỏ vốn để kinh doanh và khai thác công trình trong một thời gian nhất định đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận thoả đáng, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển công trình không bồi hoàn cho nước chủ nhà. Hợp đồng này thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài, cũng có thể thực hiện bằng vốn nước ngoài và Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân của nước sở tại. + Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BOT): là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước nhận đầu tư, nước chủ nhà sẽ dành cho chủ đầu tư kinh doanh và khai thác công trình trong một thời gian nhất định đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý. 8 + Hợp đồng xây dựng – chuyển giao(BT): là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước nhận đầu tư. Chính phủ nước chủ nhà sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn và có lợi nhuận. 1.1.2. Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.2.1. Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Đối với nhà đầu tư: tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở phát huy lợi thế cạnh tranh là động cơ của nhà đầu tư nước ngoài, họ thường so sánh nhiều nước với nhau trong các lĩnh vực như nhân công, nguồn tài nguyên, vật liệu dồi dào, nguồn tiêu thụ sản phẩm… từ đó lựa chọn địa điểm đầu tư, tìm những lợi thế so sánh của một số nước trong khu vực. Như vậy, đây là yếu tố cơ bản để nhà đầu tư chuyển vốn của mình ra đầu tư ở nước ngoài, đối với nhà đầu tư, FDI là công cụ, là phương tiện để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình và chính thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mà các nhà đầu tư hoạt động kinh doanh của công ty của mình ra toàn thế giới và trở thành các công ty đa quốc gia, công ty xuyên quốc gia. Trong bối cảnh thế giới mang tính hội nhập, các công ty có tính cạnh tranh quyết liệt với nhau trong việc chọn quốc gia đầu tư, phạm vi hoạt động địa điểm sản xuất kinh doanh, điều này làm cho FDI ngày càng phát triển rộng hơn, quy mô lớn hơn. + Đối với nước nhận đầu tư: Đa số các nước nhận đầu tư là những nước đang phát triển, thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn kém so với những nước phát triển, vì vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra đối với các nước này tăng cường tiếp cận được với trình độ phát triển của các nước bên ngoài để đưa đất nước mình ngày càng phát triển. Đối với những nước kém phát triển như Việt Nam chúng ta thì FDI không chỉ đơn thuần là nguồn lực bổ sung bên ngoài mà còn là một chiến lược lớn để thoát khỏi tình trạng kém phát triển lạc hậu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan