Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nướ...

Tài liệu Giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay

.PDF
27
584
110

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI KHẢM NGUYỄN THỊ CHÂU GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC PG HÀ NỘI – năm 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THƯ Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Long Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Văn Tú Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Trọng Hách Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện tại: Học viện khoa học xã hội Vào hồi ...... giờ,….phút, ngày ....... tháng ...... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Châu (2017), “Một số bất cập cần phải hoàn thiện của pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đai”, tạp chí Sinh hoạt lý luận, Học viện Chính trị khu vực III, số 148 (ISSN 0868 – 3247). 2. Nguyễn Thị Châu (2017), “Một vài ý kiến trao đổi hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 5 (ISSN 2354 – 063X) 3. Nguyễn Thị Châu (2015), “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Thanh tra Chính Phủ, số 10 (ISSN 2354 – 1121). 4. Nguyễn Thị Châu (6/2016), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số 11 (315) (ISSN 1859 -2953). 5. Nguyễn Thị Châu (2015),“Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên các trường chính trị”, Tạp chí Lý luận Chính trị số 11 (ISSN 0868-2771). MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đảm bảo thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các khu công cộng phục vụ an ninh quốc phòng, trong những năm qua, 63 tỉnh thành trong cả nước đã triển khai rất nhiều dự án, kéo theo nó là việc Nhà nước phải thu hồi đất và thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi. Việc thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội không chỉ tác động đến quyền lợi và sinh hoạt bình thường của người sử dụng đất mà còn động chạm đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội và chủ đầu tư. “Chỉ khi nào Nhà nước giải quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể này thì việc thu hồi đất mới không tiềm ẩn nguy cơ khiếu kiện, tranh chấp kéo dài gây mất ổn định chính trị - xã hội” [96, tr.1]. Thực tế, không phải trong bất kỳ trường hợp thu hồi đất nào, Nhà nước, người sử dụng đất và các nhà đầu tư cũng tìm được “tiếng nói” đồng thuận. Trong khi đó, đội ngũ CBCC hành chính thực hiện nhiệm vụ này ở một số nơi chưa được đào tạo nghiệp vụ chính quy, phẩm chất đạo đức yếu kém; công tác quản lý, điều hành của Nhà nước trong việc thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng thuận cao của người dân; Chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn nhiều bất cập; Trong một số trường hợp, bọn phản động và phần tử cơ hội lợi dụng kích động người dân đi khiếu nại, tổ chức, lôi kéo khiếu nại đông người, biến các vụ việc khiếu nại thuần túy trở thành vấn đề chính trị - xã hội, dẫn đến tình hình khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thời gian qua ở cả nước có những diễn biến phức tạp, gây 1 mất ổn định về trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước.Theo Báo cáo của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường “ số đơn KNHC về đất đai chiếm tỷ lệ rất lớn (chiếm khoảng 70% so với tổng số đơn khiếu nại). So với trước thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, xu hướng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai giảm, nhưng tăng vụ việc khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư” Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ pháp luật giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.Tuy nhiên, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai, đặc biệt là KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất của các cơ quan hành chính còn nhiều bất cập, chưa đúng theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011; Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND các cấp vẫn còn tồn đọng, kéo dài, chưa thực hiện nghiêm túc việc đối thoại với công dân khi giải quyết khiếu nại lần đầu, nhiều trường hợp đã thụ lý giải quyết nhưng không ra quyết định mà trả lời bằng hình thức công văn, thông báo... dẫn đến việc người khiếu nại liên tục gửi đơn lên cấp trên để can thiệp giải quyết. Một số vụ việc khiếu nại đã được Thủ trưởng các cấp, các ngành giải quyết và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn chưa được thực hiện dứt điểm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công trình, dự án, gây bức xúc trong cộng đồng xã hội, nhân dân… Để khắc phục những hạn chế trên, cần có sự đánh giá một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay, để tìm ra những nguyên nhân và trên cơ sở đó đề xuất giải pháp khắc 2 phục phù hợp, có hiệu quả, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, công dân có đất bị thu hồi và đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa gắn với xây dựng NNPQ XHCN. Với những lý do vừa mang tính thời sự, cấp bách, vừa mang tính chiến lược nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu cho luận án tiến sĩ luật học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luận án luận chứng cho các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm giải quyết KNHC ở lĩnh vực này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung những vấn đề chủ yếu sau đây: Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài trên cơ sở những công trình nghiên cứu trong nước, ngoài nước để tìm ra các giả thuyết nghiên cứu và cơ sở kế thừa, phát triển trong nghiên cứu luận án về giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Thứ hai, nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: Phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò giải quyết KNHC về bồi 3 thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Làm sáng tỏ nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục hành chính và xác định được các yếu tố ảnh hưởng giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Thứ ba, đánh giá được thực trạng ưu điểm và hạn chế pháp luật và thực tiễn giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. Thứ tư, đề xuất các giải pháp tăng cường bảo đảm giải quyết khiếu hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết khiếu nại của người bị thu hồi đất đối với QĐHC và HVHC của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên quan đến quá trình thực thi công vụ trong hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Để có số liệu phong phú và toàn diện, đề tài xác định phạm vi nghiên cứu là trên toàn quốc. Đề tài dự kiến dựa vào việc phân vùng các đơn vị hành chính - lãnh thổ, sẽ chọn điểm khảo sát. Địa bàn nghiên cứu sinh khảo sát sẽ tập trung vào các địa phương trọng điểm, có dự án phát triển khu đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại 8 tỉnh/ thành phố (Thành phố Hà Nội, Thành phố Huế, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đồng Nai, Cần Thơ, Lâm Đồng) có nhiều vụ việc điển hình về khiếu nại và giải quyết 4 KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. + Về thời gian:( 5 năm, từ 2013 đến 2017) + Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính trên lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay; không nghiên cứu về hoạt động giải quyết bằng con đường Tòa án ở lĩnh vực này. Đồng thời, đề tài cũng chỉ nghiên cứu trong phạm vi khiếu nại của người bị thu hồi đất đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên quan đến quá trình thực thi công vụ trong hoạt động bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà người bị thu hồi đất. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Để nghiên cứu có hiệu quả những vấn đề do đề tài đặt ra, luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Từ phương pháp chung đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích,phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phuơng pháp đánh giá, phương pháp đối chiếu, phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, phương pháp diễn giải v.v 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Thứ nhất, hệ thống hoá, làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận về giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như khái niệm, đặc điểm, vai trò, thẩm quyền, thủ tục, nguên tắc, các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết KNHC trong lĩnh vực này. Thứ hai, Thông qua tài liệu thứ cấp và qua khảo sát điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên cũng như qua minh chứng các vụ việc, luận án đánh giá thực chất, toàn diện và sâu thực trạng pháp luật và tổ chức thực thi giải quyết 5 KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay trên phạm vi cả nước. Thứ ba, đề xuất các quan điểm, giải pháp có tính hệ thống để tăng cường bảo đảm giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án + Về lý luận: Hệ thống hoá và góp phần phát triển, bổ sung cơ sở lý luận về khiếu nại và giải quyết KNHC liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. + Về thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho CBCC trong thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quản lý, xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nội dung của luận án có thể được tham khảo để biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học pháp lý về giải quyết KNHC trong lĩnh vực đất đai ở các cơ sở đào tạo luật của nước ta . 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài luận án Chương 2: Những vấn đề lý luận của việc giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam Chương 3: Thực trạng giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay. Chương 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường đảm bảo giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt 6 Nam hiện nay. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về pháp luật và thực hiện pháp luật bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về nội dung pháp luật bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thứ hai, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức thực thi pháp luật bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thứ ba, các công trình nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất Thứ tư, nhóm các luận án tiến sỹ 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về giải quyết KNHC nói chung Thứ hai nhóm công trình nghiên cứu về giải quyết KNHC về đất đai và giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 1.2 Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án 1.3 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 1.3.1. Vấn đề tiếp tục nghiên cứu. Thứ nhất, Luận án sẽ nghiên cứu một cách hệ thống toàn diện hơn vấn đề giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà 7 nước thu hồi đất ở Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề tổ chức thực hiện vì đây là trọng tâm của vấn đề giải quyết KNHC ở lĩnh vực này. Theo quy định của pháp luật hiện hành công dân chỉ có quyền khiếu nại QĐHC mang tính cá biệt bất hợp pháp mà không có quyền khiếu nại QĐHC cá biệt bất hợp lý cũng như quyết định mang tính quy phạm của cơ quan nhà nước. Trên thực tế, chính những quyết định này mới gây nhiều bức xúc cho người sử dụng đất và thậm chí dẫn đến khiếu nại đông người, vượt cấp, kéo dài. Vì vậy, luận án sẻ tiếp tục nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc kiến nghị quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với QĐHC mang tính quy phạm không tuân thủ tính hợp pháp cũng như chưa chú trọng tính hợp lý và kể cả QĐHC cá biệt và HVHC bất hợp lý. Thứ hai, làm sáng tỏ và bổ sung về mặt lý luận giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Dựa trên khái niệm giải quyết KNHC cũng như thẩm quyền, nguyên tắc, thủ tục giải quyết khiếu nại nói chung, luận án tiếp tục nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, thẩm quyền, thủ tục, nguyên tắc giải quyết KNHC trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phân biệt với việc giải quyết KNHC ở các lĩnh vực khác ở Việt Nam, đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng, chi phối đến hoạt động giải quyết KNHC trong lĩnh vực này . Thứ ba, Thông qua tài liệu thứ cấp và qua khảo sát điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, luận án đánh giá thực trạng pháp luật và tổ chức thực thi giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt luận án sẽ chú trọng hơn hướng nghiên cứu của mình từ những vụ việc có thật phát sinh trên 8 thực tế với những quan điểm, ý kiến giải quyết rất khác nhau; có những vướng mắc, tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau, những vấn đề đặt ra cần phải quan tâm giải quyết. - Thứ tư, Luận án xác định các quan điểm và luận chứng các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi để tăng cường bảo đảm giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay. 1.3.2.Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đặt ra một loạt câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về các nội dung sau: Thứ nhất, về lý luận. Thứ hai, về thực tiễn Thứ ba, về đề xuất, kiến nghị. Kết luận chương 1 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2.1.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2.1.1.1 Quan niệm khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 9 KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét lại QĐHC của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc HVHC của cán bộ công chức trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và họ có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2.1.1.2. Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, đánh giá lại tính hợp pháp, tính hợp lý của QĐHC, HVHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bị khiếu nại để có QĐHC theo pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. 2.1.2. Đặc điểm và vai trò giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay 2.1.2.1. Đặc điểm giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam. Đặc điểm thứ nhất: Hoạt động giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước và do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện. Đặc điểm thứ hai: Giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là hoạt động giải quyết theo thủ tục hành chính. 10 Đặc điểm thứ ba: Giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là hoạt động mang tính cá biệt, cụ thể Đặc điểm thứ tư: Giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư so với các loại việc khác luôn là phức tạp và nhạy cảm nên việc thẩm tra, xác minh, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại khó khăn và mất nhiều thời gian. Đặc điểm thứ năm: Giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có nhiều chủ thể tham gia và nhiều khi cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành. 2.1.2.2. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Một là, giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hai là, giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ba là, giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước. Bốn là, giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kỷ cương, tăng cường pháp chế XHCN. 2.2. Thẩm quyền, nguyên tắc, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam 2.2.1. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam Nguyên tắc giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi 11 Nhà nước thu hồi đất là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo, định hướng, chi phối các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình giải quyết khiếu nại xem xét, đánh giá lại tính hợp pháp,tính hợp lý của QĐHC, HVHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bị khiếu nại, nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Nguyên tắc giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam bao gồm những nguyên tắc cụ thể như sau: - Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm pháp chế XHCN: - Thứ hai, nguyên tắc giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo khách quan, toàn diện: -Thứ ba, nguyên tắc giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo công khai, dân chủ: Thứ tư, nguyên tắc giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo kịp thời, thận trọng, trách nhiệm: Thứ năm, Nguyên tắc kết hợp giữa giải quyết khiếu nại với tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục: 2.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Khác với thẩm quyền xét xử hành chính, thẩm quyền giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, có những đặc điểm sau: Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là thực hiện quyền hành pháp. Thứ hai, thẩm quyền giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 12 Thứ ba, thẩm quyền giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do pháp luật hành chính và luật đất đai quy định. Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu thẩm quyền giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là việc thực hiện quyền hành pháp của chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, được pháp luật quy định để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người bị khiếu nại. 2.2.3. Thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Thủ tục giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được hiểu là cách thức tiến hành một chuỗi những hoạt động xác minh, kết luận và ra quyết định của người giải quyết khiếu nại, được thực hiện theo trình tự nhất định do các quy phạm pháp luật về khiếu nại, luật Đất đai quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người bị khiếu nại. Từ khái niệm trên đã cho thấy các yếu tố cơ bản của thủ tục giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Một là, thủ tục giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thực hiện, Hai là, thủ tục giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mang tính pháp lý. Ba là, thủ tục giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm một chuỗi các hoạt động mà các chủ 13 thể phải tiến hành để giải quyết khiếu nại. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại hành 2.3. chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 2.3.1. Yếu tố chính trị 2.3.2. Yếu tố pháp lý 2.3.3. Yếu tố kinh tế 2.3.4. Yếu tố đội ngũ cán bộ, công chức có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai 2.3.5. Ý thức pháp luật 2.3.6. Nguồn lực vật chất, khoa học công nghệ Kết luận chương 2 Chương 3 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT HIỆN NAY 3.1. Pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay 3.1.1 Quy định pháp luật về điều kiện khiếu nại, chủ thể khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay. 3.1.2. Quy định về trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại về lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay 3.1.3. Quy định về nguyên tắc giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay. 14 3.1.4. Quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay 3.2. Thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Tình hình khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay Tình hình KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vẫn còn có chiều hướng gia tăng về số lượng và có phần gay gắt về tính chất. Khiếu nại diễn biến phức tạp, có những thời điểm khiếu nại diễn ra rộng với nhiều tỉnh, nhiều khu vực khác nhau. Số vụ việc khiếu nại đông người, vượt cấp ngày càng gia tăng, các đoàn khiếu nại đông người thường lựa chọn những thời điểm nhạy cảm như các kỳ họp Hội đồng nhân dân, kỳ họp Quốc hội, hoặc nhân các sự kiện chính trị quan trọng kéo lên Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đáng lưu ý là có sự liên kết giữa những người khiếu nại với nhau gây sức ép với cơ quan có thẩm quyền. Một số đoàn khiếu kiện sử dụng các khẩu hiệu, biểu ngữ, thậm chí có hành động quá khích. Điều này một mặt phản ánh tính phức tạp, gia tăng của tình hình khiếu nại ở lĩnh vực này. Mặt khác, cũng cho thấy cơ chế tổ chức về đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn nhiều bất cập, tình trạng vi phạm pháp chế và kỷ luật của một số CBCC trong quản lý hành chính nhà nước dẫn tới bức xúc của nhân dân trước những vấn đề liên quan đến, quyền, lợi ích của họ. Chính điều này phản ánh sự mất lòng tin của người dân vào hoạt động của chính quyền, và sự bức xúc của xã hội đối với hành vi vi phạm pháp luật, tình trạng lạm quyền của chính quyền ở một số địa phương trong quản lý về đất đai.. 15 3.2.2. Hoạt động giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam từ năm 2013 đến nay Các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã chủ động đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính ở lĩnh vực này. Chính vì vậy, hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thời gian qua có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, thông qua tài liệu thứ cấp và qua khảo sát điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên cũng như qua minh chứng các vụ việc công tác giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất thời gian vừa qua vẫn còn nhiều tồn tại . Do đó, việc giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất kịp thời cho công dân đang là nhiệm vụ nặng nề cho các cấp, chính quyền địa phương trong thời điểm hiện nay. 3.3. Đánh giá về thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay 3.3.1. Đánh giá cơ sở pháp lý giải quyết 3.3.1.1. Ưu điểm của pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay Thứ nhất, pháp luật giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện hành bước đầu đã quán triệt và cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong điều kiện mới Thứ hai, pháp luật giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện hành đã xây dựng một số hành lang pháp lý để 16 thực hiện và bảo vệ quyền khiếu nại của công dân. Thứ ba, quy định pháp luật giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện hành đã phần nào khắc phục được một số ít bất cập của những quy định trước đây 3.3.1.2. Hạn chế của pháp luật giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay Một là, quy định thẩm quyền giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất hiện hành còn nhiều bất cập. Hai là, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại không còn phù hợp, thiếu thống nhất. .Ba là, quy định thủ tục giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có một số nội dung chưa cụ thể, tính khả thi không cao. Bốn là, quy định về đối tượng, KNHC về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có một số nội dung chưa phù hợp. Năm là, quy định pháp luật vật chất (luật Đất đai) còn có một số quy định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chưa toàn diện, chưa đồng bộ, chưa phù hợp thiếu thống nhất . 3.3.2. Đánh giá thực tiễn giải quyết khiếu nại hành chính về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay 3.3.2.1.Những kết quả đạt được về giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giải quyết KNHC về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong bối cảnh CCHC, xây dựng NNPQ, tôn trọng các quyền con người, quyền công dân, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm ban hành nhiều 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan