Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện u minh thượng, tỉnh kiên gi...

Tài liệu Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang

.PDF
93
503
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THANH CƯỜNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THANH CƯỜNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Mã số Quản lý công : 60 34 04 03 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯỢNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của học viên được sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Phượng, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận văn này được hoàn thành bởi sự cố gắng và nổ lực của bản thân, các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc rõ ràng. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia, với sự tận tình chỉ bảo của quý thầy cô, học viên đã có thêm những kiến thức mới rất bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn, nâng cao khả năng lý luận, nghiên cứu khoa học. Học viên xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo quý thầy cô, Khoa sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo điều kiện giúp cho học viên hoàn thành chương trình. Với sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, học viên xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Thị Phượng, Học viện Hành chính Quốc gia đã dành nhiều thời gian và công sức truyền đạt kinh nghiệm, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này. Học viên xin chân thành cảm ơn quý lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, Văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường và Thanh tra huyện U Minh Thượng cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tuy, học viên đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và người đi trước để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Học viên Trần Thanh Cường MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn MỞ ĐẦU:………………………..…………………………………1 1. Tính cấp thiết của đề tài:……………………………...…………1 2. Tình hình nghiên cứu:……………………………………………2 3. Mục đích và nhiệm vụ:…………………………………..………4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:…………….………...………5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:……………...………5 6.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn:………….……5 7. Kết cấu của luận văn……………………………………….……..6 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH………………………………………………………………….……..7 1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai….…...7 1.1.1. Khái niệm khiếu nại và khiếu nại hành chính về đất đai…7 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai ………………………………….………………………………...….13 1.2. Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai - một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai……………….….…...15 1.2.1. Yêu cầu khách quan của việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai………………………………………………………….…...15 1.2.2. Nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai …………………………...…………………………….…...17 1.2.3. Thẩm quyền và quy trình giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai….....................................................................................................20 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai………………………………………………........................29 1.3.1. Yếu tố pháp luật trong quản lý nhà nước……………..…30 1.3.2. Yếu tố tổ chức của các cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai…………………………………………………...……..…...32 1.3.3. Yếu tố con người trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai…………………………………………...……………..…...33 1.3.4. Yếu tố nguồn lực vật chất…………………...…………..35 1.3.5. Các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội………………......36 Tiểu kết chương 1……..…………………………………….…….37 Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIÊU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG………………………..…………………………………….……....39 2.1. Khái quát đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang…………………………………………......................39 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên……………………………………….39 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội………………………………….40 2.2. Thực trạng đơn thư khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng từ năm 2010- 2016………………………..………..…................41 2.2.1. Về công tác tiếp dân, thụ lý đơn thư khiếu nại…...……………41 2.2.2. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng…………………….....………………………….……..44 2.3. Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng từ 2010 – 2016……………………….…...………….……….45 2.3.1. Công tác ban hành văn bản quy định về giải quyết khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng.……………………………………………………………………...45 2.3.2. Tổ chức bộ máy tiếp dân giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai…………………………………………………………...……..........46 2.3.3. Kết quả giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng từ 2010- 2016……………....…...49 2.4. Đánh giá chung công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng từ năm 2010 đến năm 2016..........................................54 2.4.1. Những kết quả đạt được trong việc giải quyết khiếu nại……54 2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng…………..……....…55 Tiểu kết chương 2……………………………………………............58 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN U MINH THƯỢNG………………………………….……..59 3.1. Phương hướng hoàn thiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai…..…………………………...………...……………….…….59 3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai……………………………………………………………...….……60 3.2.1. Nhóm hoàn thiện về chính sách pháp luật………………60 3.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy………………………………………...………65 3.2.3. Nhóm giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành…….…..68 3.2.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại…………………………………………………………..……………….…71 3.2.5. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ thông tin………………………………………………….……………...…...73 3.2.6. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và chấp hành pháp luật…………………………………………………………………………...74 Tiểu kết chương 3………………...……………………………….77 KẾT LUẬN…………………………………………………..…...78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………..…82 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất quan trọng của con người. Vì vậy việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp liên quan đến đất đai nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Hiện nay tình hình khiếu nại, tranh chấp đất đai đang là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội. Tranh chấp đất đai có tính chất phức tạp, việc khiếu nại kéo dài bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai…Vấn đề giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng đã và đang trở thành chủ đề nóng bỏng của nhiều độc giả, nhiều nhà nghiên cứu. Kể từ khi thực hiện chính sách đất đai sau khi đổi mới, thì huyện U Minh Thượng không phải là điểm nóng về khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai do việc tổ chức thực hiện khá tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai nên đã giải quyết, xử lý kịp thời những đơn thư khiếu nại của công dân, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 đến nay số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo liên tục tăng, khiếu nại vượt cấp, đông người vẫn còn xảy ra, điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó công tác giải quyết đơn thư khiếu nại đặc biệt là các vụ khiếu nại, tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện còn nhiều bất cập, việc giải quyết chưa đúng, chưa phù hợp theo quy định của pháp luật; việc giải quyết đơn thư khiếu nại còn tồn đọng, kéo dài; chưa thực hiện nghiêm túc việc đối thoại với công dân khi giải quyết khiếu nại lần đầu; có trường hợp đã thụ lý giải quyết nhưng không ban hành quyết định mà trả lời bằng hình thức công văn, thông báo...dẫn đến việc người khiếu nại liên tục gửi đơn lên cấp trên để 1 can thiệp giải quyết. Một số vụ việc khiếu nại, tranh chấp về đất đai đã được Thủ trưởng các cấp, các ngành giải quyết và quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn chưa được thực hiện dứt điểm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công trình, dự án, gây bức xúc trong cộng đồng xã hội, nhân dân. Vì vậy vấn đề giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nói chung và tại huyện U Minh Thượng nói riêng còn có nhiều vướng mắc mà chưa giải quyết một cách căn cơ, song việc tìm ra những nguyên nhân cốt lõi làm cho việc khiếu nại về đất đai kéo dài, vượt cấp là vấn đề cấp bách để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết tốt hơn, dứt điểm các vụ khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện, góp phần vào việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật khiếu nại nói chung, về đất đai nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tác giả luận văn đã chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn tốt nghiệp cho chương trình đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu Giải quyết khiếu nại nói chung, khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng là vấn đề nóng bỏng, vì vậy đã được rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Từ nhiều góc độ tiếp cận và nghiên cứu đã có rất nhiều đề tài, bài viết làm rõ những vấn đề mang tính lý luận và thực trạng giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý đất đai nói riêng để từ đó đề ra những giải pháp hạn chế tình trạng khiếu nại không đúng quy định. Một số công trình mà tác giả đã được tiếp cận như: Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2001), đề tài nghiên cứu nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu nại đông người về đất đai; 2 Tòa án nhân dân Tối cao (2001), đề tài cấp Bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân; Vụ phổ biến, tuyên truyền pháp luật, Bộ Tư pháp (2009) đề tài tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; Thanh Tra Chính phủ (2010), đề tài cấp Bộ hoạt động thanh tra góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai - Thực trạng và giải pháp; Bên cạnh đó còn có một số bài viết liên quan tới đề tài nghiên cứu như: “Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất” của TS. Trần Anh Tuấn - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (số 7, tr.144, tháng 4/2009); “Vướng mắc về pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai” của tác giả Nguyễn Xuân - Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử (trích dẫn từ: http://www.nclp.org.vn); “Bàn về thuật ngữ “khiếu nại” trong giải quyết tranh chấp đất đai” của tác giả Nguyễn Trí Phước - Tạp chí Điện tử Thanh tra. TS.Trần Văn Sơn, “Tăng cường Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, Tố cáo”, Nhà Xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2007. TS. Phạm Hồng Thái (chủ biên), “Pháp luật về khiếu nại, tố cáo”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài các công trình nêu trên, còn có những công trình là luận văn, luận án có liên quan như: “Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Bùi thị Thúy Ngân - Cao học khóa 13C; Đề tài: “Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan tới đất đai tôn giáo trên địa bàn TP Hà Nội” của tác giả Phạm Thu Uyên – Cao học khóa 13; Đề tài: “Về hoạt động giải quyết khiếu nại của UBND thị xã SaĐéc- tỉnh Đồng Tháp” của tác giả Nguyễn Thị Nhàn - Cao học khóa 12 Học viện Hành chính quốc gia. TS.Nguyễn Thị Phượng: “Tiếp tục đổi mới hoạt 3 động giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai”. Thông tin khoa học hành chính số 3/2008. Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai nhưng việc giải quyết khiếu nại nói chung, đất đai nói riêng trên phạm vi từng địa phương cũng có những nét riêng biệt. Vì vậy đề tài luận văn nghiên cứu của tác giả không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, những công trình trên lại là nguồn tài liệu quý giá để tác giả tiếp cận và tiến hành nghiên cứu đề tài của mình, nhất là công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại địa bàn huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Đồng thời qua việc nghiên cứu, tác giả cũng mong muốn nêu lên những kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh trong điều kiện hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ - Mục đích: Mục đích của luận văn là tìm hiểu rõ những cơ sở lý luận, pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai; nhận thức rõ thực trạng công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của công tác này và xác định cụ nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, đề xuất những giải pháp hoàn thiện để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng. - Nhiệm vụ: Môt là, tổng hợp những cơ sở lý luận pháp lý về khiếu nại, giải quyết khiếu nại nói chung và khiếu nại, giải quyết hành chính về đất đai nói riêng. Hai là, thu thập các báo cáo, số liệu, kết hợp với khảo sát thực tiễn công tác giải quyết khiếu hành chính về đất đai của Ủy ban nhân dân huyện U 4 Minh Thượng để nắm được thực trạng của công tác này. Qua đó, phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, xác định nguyên nhân của những hạn chế. Ba là, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của Ủy ban nhân dân huyện U Minh Thượng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình khiếu nại và hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện U Minh Thượng. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao trùm toàn bộ các hoạt động quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính tại địa bàn Huyện U Minh Thượng giai đoạn 2010 – 2016. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính trong quản lý đất đai. - Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu số liệu khiếu nại và giải quyết khiếu nại giữa các năm; phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp, để đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại và xâu chuỗi các vấn đề. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận của luận văn: - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu bổ sung thêm các vấn đề về lý luận trong hệ thống các quan điểm, đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. 5 - Kết quả nghiên cứu của luận văn về mặt thực tiễn và giải pháp còn là cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu chính sách và thủ tục giải quyết khiếu nại của địa phương ngày tốt hơn. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: - Luận văn có thể cung cấp thêm các luận cứ khoa học giúp các cấp lãnh đạo của huyện U Minh Thượng trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn tiếp theo. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu ở Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai. Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai tại huyện U Minh Thượng. 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai 1.1.1. Khái niệm khiếu nại và khiếu nại hành chính về đất đai 1.1.1.1. Khái niệm về khiếu nại Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ khiếu nại: Theo Từ điển Tiếng việt thì “khiếu nại là đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý,cho là trái phép hay không hợp lý” [29, tr. 483]. Theo tác giả Đinh Văn Minh thì khiếu nại chính là “tấm gương phản ánh mức độ đúng của việc áp dụng pháp luật, phản ánh sự đồng thuận của xã hội và thái độ của công dân đối với cơ quan nhà nước và sâu xa hơn là thái độ của công dân đối với chế độ chính trị” [15, tr. 28]. Theo Từ điển tiếng việt thì “Khiếu nại hành chính được hiểu là một vụ tranh chấp giữa một bên là công dân với một bên là cơ quan hành chính nhà nước hoặc một công chức nhà nước về một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, được đệ trình đến cơ quan hành chính nhà nước để xem xét giải quyết theo thủ tục hành chính” [3, tr.34]. Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011, thì:“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [22, tr. 8]. 7 Luật khiếu nại năm 2011, Điều 2 khoản 2, 4, 6-11 đã xác định chủ thể, của hoạt động khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước bao gồm: Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân. Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Bên cạnh đó, Luật khiếu nại cũng xác định rõ đối tượng của khiếu nại là: Thứ nhất, Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Thứ hai, Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật. Thứ ba, Quyết định kỷ luật là Quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhà nước để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 8 Còn “giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại” [22, tr. 8]. Để thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, Luật khiếu nại năm 2011 đã quy định rõ hơn về việc tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại, đảm bảo phù hợp với thực tiễn giải quyết khiếu nại hiện nay. Từ nội hàm của thuật ngữ khiếu nại, khiếu nại hành chính, quyền khiếu nại của người khiếu nại có thể được hiểu đó là quyền của cá nhân, công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo Hiến pháp và pháp luật yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ giải quyết việc vi phạm các quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi người khiếu nại cho rằng quyết định hoặc hành vi của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ trái pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, yếu tố trực tiếp dẫn đến người dân thực hiện quyền khiếu nại là sự nhận thức chủ quan của người khiếu nại về tính trái pháp luật của quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan tổ chức nhà nước hoặc của người có chức vụ. trong quá trình thực thi công vụ. Một khi những người bị sự tác động trực tiếp của hành vi, quyết định của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền nhận thấy những quyền và lợi ích của mình mâu thuẫn, khác biệt với những quyền, lợi ích mà các quyết định, hành vi đó mong muốn đạt được thì họ có quyền khiếu nại những quyết định, hành vi đó cho dù những quyết định, hành vi đó có căn cứ phù hợp với pháp luật. Tình huống này đã thể hiện tinh thần của pháp luật về quyền khiếu nại không chỉ là quyền thể hiện sự phản kháng của người khiếu nại do quyết định, hành vi pháp lý trái pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của họ mà còn bao gồm cả quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền phải giải 9 quyết khiếu nại do sự khác biệt về lợi ích, mong muốn của người khiếu nại với lợi ích, mong muốn mà quyết định, hành vi pháp lý hướng đến. 1.1.1.2. Khái niệm khiếu nại hành chính về đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, gắn liền với mọi hoạt động của con người. Trải qua bao thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đất đai như ngày nay. Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển kinh tế nhất là đối với ngành nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, là tư liệu không thể thay thế trong sản xuất, quyết định tính đa dạng, quy mô và hiệu quả của sản phẩm nông nghiệp. Đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, phân chia lãnh thổ của các quốc gia dân tộc. Vì vậy, đất đai là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội, là vấn đề bức xúc nhất đối với người dân do liên quan tới lợi ích của từng cá nhân cũng như tổ chức và cộng đồng xã hội, cho nên đây là lĩnh vực xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại nhất. Hiện nay, trong hệ thống quy định pháp luật không có một quy định chung mang tính thống nhất về thuật ngữ khiếu nại hành chính về đất đai. Trên cơ sở Luật khiếu nại năm 2011, Luật đất đai năm 2013 kế thừa các quy định của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì khái niệm khiếu nại hành chính về đất đai tại luận văn này được hiểu: Là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 10 Theo quy định tại Điều 44, 45, 59, 66, khoản 3 Điều 72, Điều 105, 201, 203 Luật đất đai 2013 [17, tr. 44, 46, 58, 67, 77, 115, 219, 221] các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai có thể bị khiếu nại bao gồm: a) Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; b) Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; c) Cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; d) Quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất; e) Quyết định giải quyết khiếu nại đất đai và quyết định xử phạt vi phạm đất đai, quyết định cưỡng chế đất đai. Như vậy, khiếu nại về đất đai là việc công dân, tổ chức, cơ quan đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong quá trình quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại nói chung, khiếu nại hành chính về đất đai nói riêng cũng là quyền dân chủ cơ bản của người sử dụng đất vì Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu, thay mặt nhân dân thực hiện hoạt động quản lý đất đai đảm bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý, phục vụ lợi ích của chủ sở hữu cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Chính vì vậy, bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khi có đủ căn cứ đều có quyền khiếu nại và được đảm bảo bằng nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền. Hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại là hành vi của cán bộ, công chức Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ về quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. 11 Về mặt pháp lý, hành vi hành chính trái pháp luật của cán bộ, công chức là những căn cứ trực tiếp và gắn liền với những quy phạm cụ thể đã được hướng dẫn thi hành nhưng họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Vì vậy, người khiếu nại có quyền trực tiếp bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình trước cơ quan, tổ chức Nhà nước và cá nhân có thẩm quyền nhằm buộc họ có thái độ đúng đắn, khách quan khi có hành vi không đúng đối với người chịu sự tác động của quan hệ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Với những đặc điểm đó, bảo vệ quyền, lợi ích bằng quyền khiếu nại trở thành phương thức cơ bản để nhân dân có thể tự mình bảo vệ quyền của mình trước những hành vi xâm hại của Nhà nước. Đồng thời với mong muốn đề nghị cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại tính pháp lý của quyết định, hành vi của họ và đề nghị họ giải quyết những thiệt hại do quyết định, hành vi đó gây ra, hành vi khiếu nại của người dân đã được sử dụng như một công cụ giám sát hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước (mà trực tiếp là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước, tổ chức xã hội). Cùng với mục đích thể hiện thái độ của mình đến cơ quan Nhà nước, thông qua hành vi khiếu nại (mà trực tiếp khiếu nại đến cơ quan Nhà nước cấp trên) nhân dân đã buộc các chủ thể trực tiếp ban hành quyết định, thực hiện hành vi công vụ phải tự hạn chế sự tùy tiện của mình, phải tự ràng buộc những hành vi của mình trong những giới hạn mà pháp luật quy định cũng như những lợi ích hợp pháp của người dân. Chính cơ chế bảo đảm người trực tiếp chịu sự tác động của quyết định, hành vi của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước đã khiến cho hoạt động khiếu nại trở thành một trong những cơ chế giám sát quá trình thực hiện quyền lực Nhà nước hữu hiệu bảo đảm cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan