Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh đắk lăk ....

Tài liệu Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh đắk lăk .

.PDF
72
149
110

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHÙNG VĂN HẢI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC ĐĂK LẮK, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHÙNG VĂN HẢI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐẮK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐINH NGỌC VƯỢNG ĐẮK LẮK, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận văn Phùng Văn Hải LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện khoa học xã hội, các quý Thầy Cô đã trang bị tri thức cho tôi, tạo môi trường thuận lợi, điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS. Đinh Ngọc Vượng đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Phùng Văn Hải MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THU HỒI ĐÂT ......................................................................................... 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 8 1.2. Các nguyên tắc và thủ tục giải quyết khiếu nại về thu hồi đất ........ 11 1.3. Các điều kiện bảo đảm thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại về thu hồi đất ........................................................................................................ 19 Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THU HỒI ĐẤT TỪ THỰC TIẾN TỈNH ĐẮK LẮK ................................................... 23 2.1. Những yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại về quyền sử dụng đất từ thực tiễn của tỉnh Đắk Lắk .................................................................... 23 2.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại về quyền sử dụng đất tại tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................... 30 2.3. Đánh giá chung về giải quyết khiếu nại về thu hồi đất tại tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................... 35 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THU HỒI ĐẤT CỦA TỈNH ĐẮK LẮK ...................................................................................................... 45 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về thu hồi đất của tỉnh Đắk Lắk . .................................................................................................. 45 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về thu hồi đất của tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................... 49 KẾT LUẬN .................................................................................................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt STT Chữ từ viết tắt 1 CT Chỉ thị 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 KN Khiếu nại 4 KNVTHĐ Khiếu nại về thu hồi đất 5 NĐ Nghị định 6 QĐ Quyết định 7 TTCP Thanh tra Chínhphỉ 8 TTg Thủ tướng Chính phủ 9 TW Trung ương 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang Tổng hợp tình hình tiếp nhận đơn khiếu nại, tố Bảng 2.1 cáo, kiến nghị phản ánh 5 năm (từ năm 2014 đến 27 năm 2018 trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk) Tổng hợp kết quả tiếp nhận và giải quyết đơn KN Bảng 2.2 05 năm (từ năm 2014 đến năm 2018) trên địa bàn 27 tỉnh Đắk Lắk Tổng hợp kết quả giải quyết các vụ KN về đất đai Bảng 2.3 thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018 34 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết KN của công dân và đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật quy định về vấn đề này, trong đó có Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005; lần đầu tiên Luật KN và Tố cáo tách thành 2 Luật: Luật KN và Luật Tố cáo được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012; Luật Tố tụng hành chính năm 2010, 2015. Như vậy, với việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại; làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Khiếu nại về đất đai là một hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội như là sự phản ứng hoàn toàn tự nhiên hay nói cách khác là một hình thức tự vệ của con người khi bị một quyết định hoặc hành vi mà người khiếu nại cho rằng không phù hợp với các quy tắc chuẩn mực chung trong đời sống cộng đồng được Nhà nước thừa nhận, xâm phạm tới các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, tranh chấp đất đai kéo dài, tình trạng KN vượt cấp với số lượng ngày càng đông người tham gia thì lại là vấn đề các cấp có thẩm quyền cần xem xét. Giải quyết KNVTHĐ theo đúng quy định pháp luật là một trong những biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của con người và công dân đối với đất đai, phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong việc tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các biểu hiện tiêu cực khác trong lĩnh vực đất đai. 1 Đắk Lắk là một trong những địa phương đóng vai trò, vị trí quan trọng về mặt kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nguyên. Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tương đối nhanh, kéo theo quá trình đô thị hóa cũng diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây đã làm cho quan hệ pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai rất đa dạng, phức tạp. Nhìn chung, các cấp thẩm quyền trong tỉnh Đắk Lắk đã quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những vụ việc KN phát sinh, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác giải quyết KNVTHĐ ở tỉnh Đắk Lắk vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền các cấp. Xuất phát từ tình hình thực tiễn KN và giải quyết KN thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, việc tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác giải quyết KNVTHĐ trên cả nước nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng là một trong những vấn đề tác giả thấy cần được quan tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết KNVTHĐ của cá nhân, tổ chức một cách triệt để là yêu cầu cấp thiết đặt ra bởi lẽ: Thứ nhất, đảm bảo được sự nghiêm minh, chặt chẽ trong công tác giải quyết KNVTHĐ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác giải quyết khiếu nại; Thứ hai, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật công nhận; phát huy được quyền của công dân trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Thứ ba, việc giải quyết triệt để các KNVTHĐ sẽ là cơ sở góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời góp phần thúc đẩy nền 2 kinh tế phát triển, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác giải quyết KNVTHĐ và nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các KNVTHĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ tiễn tỉnh Đắk Lắk” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các đề tài liên quan đến lĩnh vực đất đai và các hình thức giải quyết tranh chấp, KN về đất đai ở nhiều góc độ khác nhau, bao gồm các công trình tiêu biểu sau: Các giáo trình, tài liệu chuyên khảo phục vụ nghiên cứu và giảng dạy đề cập đến KN và giải quyết khiếu nại: “Tìm hiểu Pháp lệnh KN tố cáo của công dân” của PGS.TS. Lê Bình Vọng, Nxb Pháp lý Hà Nội, 1991; “Giải đáp Luật hành chính Việt Nam, Chương XIX” của TS. Phạm Hồng Thái và TS. Đinh Văn Mậu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1996; “Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Chương XXI, Chương XXII”, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; “Tìm hiểu pháp luật về khiếu nại, tố cáo” của PGS.TS. Phạm Hồng Thái (Chủ biên), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003; “Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật” của Lê Minh Tâm (Chủ biên), Nxb Tư pháp Hà Nội, 2005; “Giải quyết tranh chấp, KN quyền sử dụng đất bằng Tòa án tại Việt Nam” của tác giả Lý Thị Ngọc Hiệp. Các luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn về KN và giải quyết KN về đất đai như: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Tuấn Khanh “Đảm bảo pháp lý thực hiện quyền KN hành chính của công dân ở nước ta hiện nay”, 2013; Luận án tiến sĩ luật học của Trần Văn Sơn “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ chế hành chính ở 3 nước ta hiện nay”, 2006; Luận án tiến sĩ của Lê Duyên Hà “Thực hiện pháp luật về KN hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam”, 2017; Luận văn thạc sĩ của Lương Thị Thúy Hà “Hoàn thiện pháp luật về giải quyết KN ở Việt Nam hiện nay”, 2001; Luận văn thạc sĩ của Hoàng Văn Lễ “Khiếu nại và giải quyết KN trong lĩnh vực quản lý hành chính”, 2004; Luận văn thạc sĩ của Huỳnh Thị Tuyết Nhung “Giải quyết KN về nhà đất của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh”, 2009; Luận văn thạc sĩ của Thái Thị Minh Phụng “Giải quyết KN về đất đai của UBND tỉnh Đắk Lắk”, 2013; Luận văn thạc sĩ của Trần Đinh “Giải quyết KNVTHĐ từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”, 2016; Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thiện Thuật “Giải quyết tranh chấp, KN trong lĩnh vực đất đai”; Luận văn thạc sĩ của Phan Văn Châu “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết KN nhằm đảm bảo các quyền công dân qua thực tiễn tỉnh Đồng Nai” Luận văn thạc sĩ Vũ Văn Hưng “Giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thanh tra tỉnh Đắk Lắk”, 2014…; Chuyên đề “Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước sau khi Tòa hành chính được thiết lập”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Thanh tra Nhà nước (1996); “Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Thanh tra Nhà nước (2004). Những đề tài nêu trên đã hướng tới các nội dung: - Công tác giải quyết KN của các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo các quyền của công dân; - Thủ tục giải quyết KN đất đai; - Tăng cường năng lực của đội ngũ công chức làm công tác giải quyết KN đất đai; Nhìn chung, về cơ sở lý luận vấn đề quản lý, sử dụng đất, giải quyết KN đất đai đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, song chủ 4 yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn có tốc độ phát triển kinh tế xã hội và tốc độ đô thị hóa mạnh. Riêng đối với Đắk Lắk, từ trước cho tới nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu và phân tích về thực trạng giải quyết KNVTHĐ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt những công trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành hành chính về lĩnh vực này, để từ đó đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, góp phần hoàn thiện cơ chế giải quyết KN nói chung và giải quyết KN đất đai (đặc biệt là giải quyết KN về thu hồi đất) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước đối với lĩnh vực đất đai, quản lý nhà nước về giải quyết KN và thực trạng giải quyết KNVTHĐ của tỉnh Đắk Lắk, tác giả phân tích, đánh giá, tìm ra nguyên nhân, những vướng mắc tồn tại trong quá trình giải quyết KNVTHĐ để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KNVTHĐ của tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến quyền khiếu nại, giải quyết KN nói chung và giải quyết KNVTHĐ từ thực tiễn của tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Phân tích, tổng hợp, đánh giá về thực trạng công tác giải quyết KNVTHĐ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. Từ đó rút ra được những ưu điểm, tồn tại, hạn chế của công tác này; đồng thời tìm ra những nguyên nhân, vướng mắc cần xử lý. Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giải quyết KNVTHĐ trên địa bàn của tỉnh Đắk Lắk, cũng như trên phạm vi cả nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn công tác giải quyết KNVTHĐ từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk. Không nghiên cứu công tác giải quyết tố cáo, khiếu kiện về thu hồi đất và công tác giải quyết KN trên các lĩnh vực khác. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu công tác giải quyết KNVTHĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Đắk Lắk; thời điểm trong 5 năm, từ năm 2014 đến năm 2018. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã dựa trên hệ thống cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, bám sát đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề đất đai và giải quyết KN đất đai nhằm đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong đề tài như: phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp lịch sử để hoàn thiện luận văn, cụ thể như sau: + Phương pháp thống kê được sử dụng để đưa ra các số liệu thực tế, cần thiết phản ánh thực trạng giải quyết KNVTHĐ. + Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn để giải quyết những vấn đề mang tính lý luận như các quan niệm của KNVTHĐ và iair quyết KNVTHĐ; đánh giá thực trạng giải quyết KNVTHĐ, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó. + Phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc đánh giá thực trạng giải 6 quyết KNVTHĐ. Qua điều kiện cụ thể của tỉnh Đắk Lắk để tác giả đánh giá đúng thực trạng giải quyết KNVTHĐ trên địa bàn tỉnh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Đề tài nghiên cứu và tập hợp hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến quyền khiếu nại, giải quyết KN nói chung và giải quyết KNVTHĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Phân tích thực trạng tình hình giải quyết KNVTHĐ và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến giải quyết KNVTHĐ. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá về thực trạng công tác giải quyết KNVTHĐ từ thực tiễn của tỉnh Đắk Lắk. Tác giả đã rút ra được những ưu điểm, hạn chế của công tác này; đồng thời tìm ra những nguyên nhân, vướng mắc cần xử lý. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giải quyết KNVTHĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kêt luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương, gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết khiếu nại về thu hồi đất;. Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại về thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk; Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về thu hồi đất của tỉnh Đắk Lắk. 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THU HỒI ĐẤT 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm khiếu nại về thu hồi đất Khiếu nại về thu hồi đất là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo thủ tục do pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thu hồi đất khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. KNVTHĐ bao gồm các KN về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất... Đặc điểm cơ bản của KNVTHĐ là nó nảy sinh từ mỗi quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền (người bị khiếu nại) với chủ thể có quyền sử dụng đất (người khiếu nại). Người bị KN thường có quyền lực nhất định, có khả năng tác động, gây ảnh hưởng đến người khiếu nại. Đồng thời, KNVTHĐ thường hàm chứa những dữ liệu chứng tỏ có sự vi phạm hoặc cho là vi phạm quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ, cho nên việc KN không phải là hoạt động mang tính phòng ngừa mà là việc bảo vệ một cách tích cực quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Khiếu nại về thu hổi đất là một vấn đề phát sinh phổ biến trong xã hội, việc làm sáng tỏ khái niệm và đặc điểm của KN sẽ giúp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện có hiệu quả quyền KN của mình, góp phần phát huy tính dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Khiếu nại về thu hồi đất có các loại sau đây: 8 Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định: “Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai” [34, tr.119]. Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể các quyết định hành chính được khiếu nại. Tại Điều 22 và Điều 195 Luật Đất đai năm 2013, nội dung quản lý nhà nước và các thủ tục hành chính về đất đai quy định bao gồm thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất và cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất. Như vậy, có ba quyết định hành chính sau: Quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; Quyết định thu hồi đất; Quyết định cưỡng chế thu hồi đất [34]. Tương ứng với ba quyết định hành chính về đất đai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành ba loại KN thường gặp trong vấn đề giải quyết KN về đất đai, đó là: KN quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; KN quyết định thu hồi đất; KN quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Tóm lại, KN thu hồi đất là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Nhà nước bảo đảm bằng việc thực hiện các thủ tục pháp lý để giải quyết các KNVTHĐ của công dân. Thông qua hoạt động giải quyết KN thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ và bảo đảm, mối quan hệ của công dân với cơ quan hành chính nhà nước trở nên gần gũi, tin tưởng hơn, các quyền tự do dân chủ của công dân ngày càng được tôn trọng hơn. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm giải quyết khiếu nại về thu hồi đất Giải quyết KNVTHĐ của cơ quan quản lý hành chính nhà nước là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đối với các KN quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai. Như vậy, có thể hiểu giải quyết KNVTHĐ là một quá trình 9 phức tạp và phải được tiến hành theo các bước cụ thể theo quy định chung của pháp luật. Có như vậy, việc giải quyết KN mới đảm bảo tính khách quan, trung thực, toàn diện, bảo vệ được quyền lợi của công dân. Hoạt động giải quyết KNVTHĐ có các đặc điểm như sau: Thứ nhất, chủ thể giải quyết KNVTHĐ là chủ thể đặc biệt, vì người giải quyết KN chính là người đứng đầu cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị KN (giải quyết KN lần đầu) hoặc là thủ trưởng cấp trên của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị KN (giải quyết KN lần hai). Chính vì đặc điểm này, đòi hỏi chủ thể giải quyết KN phải công tâm, khách quan, không bao che hành vi sai phạm của cấp dưới hoặc của chính mình mà ban hành một quyết định giải quyết KN không hợp pháp, hợp lý. Ngoài ra, chủ thể giải quyết KN phải là người có năng lực, trình độ chuyên môn sâu, phải am hiếu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; trong quá trình giải quyết phải có khả năng tư duy để phân tích, đánh giá các chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, từ đó đánh giá đúng bản chất vấn đề làm căn cứ giải quyết vụ việc. Thứ hai, giải quyết KN về thu hồi đât luôn hướng đến việc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính về thu hồi đất, bản chất của việc giải quyết KN hành chính là xem xét tính đúng hay sai của quyết định hành chính, hành vi hành chính đã ban hành. Chính vì vậy, đây có thể được xem là một cơ chế giúp cơ quan hành chính nhà nước sửa chữa sai phạm do việc thu hồi đất của mình gây ra cho các cá nhân, tổ chức, thể hiện trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước đối với người KN trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quản lý hành chính nhà nước. Thứ ba, hình thức và thủ tục giải quyết KNVTHĐ là hoạt động phải do pháp luật quy định. Giải quyết KNVTHĐ là một hoạt động mang tính chất 10 đặc thù do người có thẩm quyền thực hiện và phải tuân theo những hình thức, thủ tục chặt chẽ theo quy định của pháp luật và phải công khai dân chủ. Theo đó, pháp luật quy định trình tự, thủ tục giải quyết KNVTHĐ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, quản lý xã hội bằng pháp luật thì việc quy định và công khai hóa những vấn đề trên là hết sức cần thiết. Những quy định này sẽ góp phần tạo sự minh bạch trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đây là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong quản lý nhà nước; đồng thời, nó cũng là căn cứ để người dân thực hiện sự giám sát quá trình thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước. Thứ tư, quyết định giải quyết KNVTHĐ không phải là kết quả cuối cùng của việc xem xét tính đúng hay sai của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Vì giải quyết KN không phải là con đường duy nhất để giải quyết tranh chấp hành chính. Ngoài cơ chế giải quyết KN thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước còn có cơ chế giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính (khởi kiện vụ án hành chính) thuộc thẩm quyền của Tòa án. Mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính về thu hồi đất dù đã có quyết định giải quyết KN đều có thể bị khởi kiện đến Tòa án để được xem xét giải quyết. 1.2. Các nguyên tắc và thủ tục giải quyết khiếu nại về thu hồi đất Trong quá trình giải quyết các tranh chấp về thu hồi đất, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về giải quyết khiếu nại, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết KNVTHĐ phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản, mang tính đặc thù đối với lĩnh vực đất đai: Thứ nhất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý; Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng cho công dân; Nhà nước có quyền thu hồi đất và người sử dụng đất được đền bù theo quy định của pháp luật; Thứ hai, trong từng thời kỳ phát triển của đất nước, tùy tình hình cụ thể 11 mà Đảng và Nhà nước có các chủ trương, chính sách đất đai phù hợp. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp, KN phải căn cứ vào thời điểm phát sinh của vụ việc và chính sách tương ứng của thời kỳ đó. Thứ ba, giải quyết các KNVTHĐ trên cơ sở tôn trọng quá trình sử dụng ổn định của các chủ sử dụng đất, không làm rối thêm tình hình, kiên quyết bảo vệ thành quả Cách mạng và lợi ích của người sử dụng đất, đồng thời phải tôn trọng quy hoạch sử dụng đất của chính quyền địa phương. Thứ tư, Khi giải quyết tranh chấp, KNVTHĐ nếu phát sinh những vấn đề về kinh tế, lợi ích vật chất... cần phải đảm bảo lợi ích Nhà nước và quan tâm thích đáng lợi ích của người sử dụng đất. Thủ tục giải quyết KN về thu hối đất là trình tự và cách thức mà cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền thực hiện khi giải quyết KN về thu hồi đất, cụ thể: Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính về thu hồi đất bị KN thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết KN lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết KN lần đầu hoặc hết thời hạn giải quyết mà cơ quan có thẩm quyền không giải quyết thì người KN có thể KN lên cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết KN lần hai, như vậy thủ tục giải quyết KNVTHĐ có thể được tiến hành hai lần. 1.2.1. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu Theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về KN thì trình tự giải quyết KN lần đầu có thể chia thành 3 bước: 1.2.1.1. Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại. Tiếp nhận và thụ lý vụ việc KN là công việc ban đầu của trình tự thực hiện thủ tục pháp lý giải quyết KN của công dân, là cầu nối giữa Nhà nước và Nhân dân. Do đó, hoạt động tiếp nhận KN phải được tiến hành theo thủ tục chặt chẽ, công khai và dân chủ, thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân 12 và vì dân. Thực chất việc tiếp nhận và thụ lý vụ việc KN là giai đoạn mở đầu thủ tục pháp lý giải quyết KN của công dân. Khác với các thủ tục hành chính khác, việc mở thủ tục do chính cơ quan tiến hành thủ tục thực hiện, còn trong hoạt động giải quyết KN thì việc mở thủ tục là theo đơn KN của công dân hoặc theo yêu cầu, đề nghị của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng hoặc của các đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND. Việc tiếp nhận KN của người KN có thể thông qua nhiều con đường khác nhau. Theo Luật KN năm 2011, việc KN được thực hiện bằng đơn KN hoặc KN trực tiếp [30]. Trường hợp KN được thực hiện bằng đơn thì trong đơn KN phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung KN và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn KN phải do người KN ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp người KN đến KN trực tiếp thì người tiếp nhận KN hướng dẫn người KN viết đơn KN hoặc người tiếp nhận ghi lại việc KN bằng văn bản và yêu cầu người KN ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định. Trường hợp nhiều người cùng KN về một nội dung thì thực hiện như sau: + Trường hợp nhiều người đến KN trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người KN cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận KN ghi lại việc KN bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định. + Trường hợp nhiều người KN bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định, có chữ ký của những người KN và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại; 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan