Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giảng dạy ngữ pháp tiếng nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp tư duy trực tiếp...

Tài liệu Giảng dạy ngữ pháp tiếng nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp tư duy trực tiếp

.PDF
46
609
50

Mô tả:

1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu tiếng Nhật ở nước ta đã có một truyền thống lâu dài. Có thể nói đó là từ phong trào Đông Du của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX, khi những sĩ phu yêu nước hướng đến đất nước mặt trời mọc như là một hình mẫu phát triển. Việc dạy và học tiếng Nhật ở Việt Nam chính thức được bắt đầu từ năm 1957. Kể từ sau chính sách đổi mới năm 1986 thì số học viên học tiếng Nhật ở Việt Nam có khuynh hướng gia tăng. Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đang được mở rộng trên rất nhiều lĩnh vực. Theo đó, số lượng người Việt Nam học tiếng Nhật ngày càng tăng lên nhanh chóng. Việc giảng dạy tại Việt Nam được triển khai với nhiều loại đối tượng học viên (nhân viên trong các xí nghiệp của Nhật, nghiên cứu sinh, kỹ thuật viên IT, công nghệ thông tin…). Để đáp ứng được nhu cầu này, điều quan trọng nhất là phương pháp giảng dạy tiếng Nhật. Vì đây là yếu tố quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức và nội dung bài giảng cho người học. Do đó, điều cần lưu ý là người dạy cần phải áp dụng phương pháp dạy phù hợp, dễ hiểu, tránh cách dạy đọc chép, máy móc, giáo điều. Đó cũng chính là lý do người viết lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học của mình là “Giảng dạy ngữ pháp tiếng Nhật trình độ sơ cấp bằng phương pháp tư duy trực tiếp”. Nói đến phương pháp giảng dạy tiếng Nhật thì phải xét đến các cấp độ tiếng Nhật. Vì mỗi cấp độ sẽ áp dụng phương pháp giảng dạy khác nhau cho phù hợp. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, người viết chỉ đề cập đến phương pháp giảng dạy tiếng Nhật trình độ sơ cấp. Cụ thể hơn là nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tiếng Nhật trực tiếp được xét trong ba cấu trúc: • 場所へ行く 。 1 2 • 場所へ来る 。 • 場所へ帰る 。 Lịch sử nghiên cứu đề tài: “Giảng dạy tiếng Nhật bằng phương pháp tư duy trực tiếp” là một đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, các học giả quan tâm và đã viết nên nhiều công trình nghiên cứu bằng tiếng Nhật và tiếng Việt. Bởi đây là một trong những phương pháp quan trọng trong việc dạy và học tiếng Nhật. Thông qua phương pháp này, người dạy sẽ có thể truyền đạt một cách dễ dàng nội dung bài giảng, người học sẽ tiếp thu, nhớ và hiểu những cách sử dụng. Thực tế đã cho thấy, từ trước đến nay ở trong và ngoài nước đã từng công bố rất nhiều công trình nghiên cứu về đề tài trên. Đó là các công trình nghiên cứu, cụ thể như sau: Bằng tiếng Nhật: みんなの日本語初級 I 教え方の手引き của tác giả 小川巌 (Iwao Ogawa) – hướng dẫn một số ví dụ về các mẫu câu trên. 日本語を教えよう của tác giả 河野俊之 (Toshiyuki Kawano) – đưa ra một số chủ đề và hướng dẫn áp dụng giảng dạy thực tế. OPI の教え方に基づいた日本語教授法 của tác giả 山内博之(Hiroyuki Yamauchi) – đưa ra cơ sở lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Nhật nói chung. 日本語の教え方 ABC của các tác giả 寺田和子 (Terada Kazuko)、三上京子 (Mikami Kyouko)、山形美保 (Yamagata Mihoko)、子和栗正子 (Wakuri Masako) – đưa ra những điểm lưu ý quan trọng khi giảng dạy hai động từ chỉ phương hướng 行き ます・来ます. Bằng tiếng Việt: Nghiên cứu và dạy – học tiếng Nhật trong giai đoạn phát triển mới* (Báo cáo đề dẫn) của tác giả TS Ngô Minh Thủy (Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ và văn hóa phương 2 3 Đông, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) – đã nêu lên những vấn đề về ngôn ngữ văn hóa Nhật Bản, những vấn đề dạy – học tiếng Nhật… Giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam với đào tạo tiếng Nhật tại trường Đại học Ngoại Thương* của tác giả PGS. TS Nguyễn Thị Bích Hà (Khoa tiếng Nhật, trường Đại học Ngoại Thương) đã nêu lên thực trạng giảng dạy tiếng Nhật ở Việt Nam, môi trường giảng dạy tiếng Nhật và những vấn đề đang được quan tâm (xây dựng chương trình đào tạo, phương pháp dạy học hiệu quả…) Tình hình đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam và vấn đề sử dụng nguồn nhân lực tiếng Nhật* của tác giả Nguyễn Văn Hảo (Giám đốc trung tâm VJCC Hà Nội, Đại học Ngoại Thương) – đã nêu lên một số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo… * Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế nghiên cứu và dạy – học tiếng Nhật (Đại học ngoại ngữ - đại học Quốc gia Hà Nội). Trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết cố gắng tìm và phân tích có chọn lọc các bước giảng dạy tiếng Nhật theo phương pháp trực tiếp. Từ đó phần nào là nguồn tài liệu nhỏ giúp người dạy tiếng Nhật tự tin hơn khi dạy và người học tiếng Nhật có thể nói lưu loát, không bị nhầm lẫn ba mẫu câu ngữ pháp cơ bản trên. Công trình nghiên cứu này chắc chắn sẽ khó tránh khỏi một số sai lầm, vì vậy người viết mong nhận được ý kiến đóng góp của các học giả, các nhà nghiên cứu đi trước để bài viết của mình được hoàn chỉnh hơn. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu: Đề tài này nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy tiếng Nhật trực tiếp khi dạy ba mẫu ngữ pháp “場所へ行く・来る・帰る」. Ngoài ra, còn cung cấp một số tài liệu về các phương pháp dạy ngoại ngữ nói chung… Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp trực tiếp được trình bày trong bài viết được giới hạn ở trình độ sơ cấp với ba mẫu ngữ pháp cơ bản nói trên với cách hiểu đơn thuần là “đi/đến/trở về ~ nơi chốn”. 3 4 Những cách hiểu và cách sử dụng ở trình độ trung cấp, cao cấp sẽ không được đề cập trong đề tài này. Phương pháp nghiên cứu: Điều tra xã hội học - Thu thập tài liệu: Được thực hiện bằng cách tra cứu bài viết, bài tham khảo bằng tiếng Việt và tiếng Nhật trên mạng, tra cứu các công trình nghiên cứu của các tác giả người Nhật, người Việt tại thư viện, nhà sách, tham khảo ý kiến của các giảng viên… - Thống kê: Người viết tiến hành xây dựng câu hỏi thành lập bản khảo sát về tình hình giảng dạy và mức độ hiểu những mẫu ngữ pháp trên. Bản khảo sát này được tiến hành với đối tượng là sinh viên khoa Đông phương, trường Đại học Lạc Hồng. Sau khi khảo sát, người viết sẽ tiến hành thống kê về mức độ truyền đạt và mức độ hiểu bài, sử dụng thành thạo mẫu câu. - Phân tích: Sau bước thống kê, người viết tiến hành phân tích những đặc trưng trong phương pháp dạy tiếng Nhật nói chung và phương pháp dạy tiếng Nhật trực tiếp. - Tổng hợp: Trải qua các bước trên, người viết tiến hành phương pháp tổng hợp nhằm đưa ra những vấn đề cơ bản trong việc dạy – học những mẫu ngữ pháp cơ bản trên. Từ đó, đưa ra một số đề xuất nhỏ trong việc dạy – học những mẫu ngữ pháp này. Những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài: - Giảng dạy ba cấu trúc ngữ pháp “Ăn/uống/cắt ~ bằng ~” bằng phương pháp tư duy trực tiếp. - Giảng dạy ba cấu trúc ngữ pháp “Đi/đến/trở về ~ bằng ~” bằng phương pháp tư duy trực tiếp. Kết cấu của đề tài: Chương 1: Phương pháp giảng dạy tư duy trực tiếp Chương 2: Giảng dạy ba cấu trúc ngữ pháp「場所へ行く・来る・帰る」 bằng phương pháp trực tiếp Chương 3: Khảo sát và đề xuất phương pháp giảng dạy tiếng Nhật bằng phương pháp tư duy trực tiếp tại khoa Đông phương, trường Đại học Lạc Hồng 4 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRỰC TIẾP 1.1 Đặc điểm: Điều quan trọng khi dạy ngoại ngữ bằng phương pháp trực tiếp là: • Giải thích bằng chính ngoại ngữ đó • Làm cho người học sử dụng thật nhiều Bằng cách áp dụng các kỹ năng sau: • Đầu tiên phải thuộc âm œ bắt chước và thử nói theo • Sau đó là ý nghĩa œ vừa hiểu vừa nói với nhiều hình thức • Hội thoại œ sử dụng từ vựng một cách tự do. Nghe những điều người khác nói và nói những điều mình muốn nói. • Đọc œ có thể nói thì sẽ có thể đọc • Viết œ điều đã nghe thì có thể viết được 1.2 Tạo dựng giờ học tiếng Nhật thực tế bằng phương pháp trực tiếp: ¬ Cấu trúc giờ học œ Dẫn nhập (giới thiệu) œ Luyện tập (chia nhỏ luyện tập, nắm chắc hiểu kỹ) œ Ứng dụng (xác nhận xem có thể sử dụng được hay không) œ Ghi chép (xác nhận lại lần nữa bằng việc ghi chép thành chữ viết). Trong phương pháp trực tiếp, vì sẽ không tiến hành giải thích bằng ngôn ngữ mà người học đã biết (hoặc tiếng mẹ đẻ của người học) nên cấu trúc giờ học sẽ trở nên quan trọng. Theo đó, người học sẽ tự mình sử dụng ngôn ngữ và nhớ cách sử dụng, không phải là nghe giải thích rồi nhớ. Giáo viên sẽ cố gắng làm cho người học có thể sử dụng được ngôn ngữ hơn là phải giải thích rõ ràng. 5 6 - Phần dẫn nhập: Dẫn nhập là “đưa cái gì mới vào”. Đó là phần tạo dựng giờ giảng bằng cách cho người học tự cảm nhận từ ngữ mà không phải giải thích hay sử dụng từ trung gian. o Dẫn nhập theo những yếu tố sau đây: • Trình tự của đàm thoại và tình huống: ai nói với ai trong tình huống nào. • Âm (phát âm): nghe phát âm, nhớ và nói theo. • Ý nghĩa: hiểu ý nghĩa • Cách sử dụng từ vựng: tự mình hiểu từ vựng • Kiến thức về ngữ pháp, từ loại: cần thiết o Phương pháp dẫn nhập: • Vật thật: chẳng hạn sách, áo sơ mi, táo, bút bi… • Tranh/ảnh: tranh cụ thể hoặc những nơi nổi tiếng. • Động tác: giáo viên sử dụng những động tác cơ thể. • Tạo dựng tình huống: tạo những tình huống trong lớp học có sử dụng những biểu hiện đã học trong thực tế. • Cách vấn đáp (hỏi và trả lời): vừa trả lời câu hỏi vừa học từ vựng và những biểu hiện quan trọng. • Ngoài ra còn có thể vẽ biểu đồ minh họa… o Dẫn nhập khi nào: • Khi có những mẫu ngữ pháp, cách biểu hiện, từ vựng mới xuất hiện trong các bài hội thoại. • Dẫn nhập trong lúc luyện tập: từ vựng, hội thoại. o Những lưu ý khi tiến hành dẫn nhập: • Không nên lạm dụng nhiều thời gian cho việc dẫn nhập (thời gian càng ngắn càng tốt, không quá 5 phút). 6 7 • Chuẩn bị tối đa khoảng 3 dẫn nhập (nghĩa của từ; cách sử dụng – chức năng của mẫu ngữ pháp) • Không đề cập đến những vấn đề như tôn giáo, chính trị, những việc riêng tư của người khác… • Không nên lấy học sinh làm ví dụ. • Không nên đặt câu như “Học sinh đẹp nhất trong lớp này là…” • Không nên đặt câu hỏi “Có hiểu không?”. o Những kiểu dẫn nhập dễ hiểu: • Cho xem bằng cách so sánh. • Những tình huống mọi người đều hiểu. • Những tình huống cụ thể - Phần luyện tập: Phần này được tiến hành theo nguyên tắc: • Từ đoạn văn ngắn đến đoạn văn dài • Từ phần dễ đến phần khó ¬ Điểm lưu ý: ƒ Sự điều chỉnh mức độ và lượng luyện tập cá nhân ƒ Phân chia thời gian thích hợp, mỗi phần luyện tập không quá dài (cho dù nhiều cũng nên tiến hành trong vòng 10 phút rồi chuyển sang hoạt động khác). ƒ Quản lý thời gian và kiểm soát lớp. - Hội thoại ứng dụng: Phần này gồm những đặc điểm sau: • Hội thoại với tiếng Nhật tự nhiên • Q & A: hỏi – đáp • Luyện tập có sử dụng từ để hỏi • Xác nhận nhằm hiểu rõ mẫu câu • Luyện tập để có thể sử dụng được - Ghi chép: 7 8 • Theo thứ tự: ưu tiên ghi chép những nội dung quan trọng; phân loại loại từ • Vừa nói và ghi chép • Sử dụng bút/phấn màu • Xác nhận sau khi ghi chép (có thể bằng tiếng Việt) • Ghi chép những mẫu câu cơ bản, những ví dụ có thể sử dụng được. 8 9 CHƯƠNG 2: GIẢNG DẠY BA CẤU TRÚC NGỮ PHÁP “場所へ行 く・来る・帰る” BẰNG PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TRỰC TIẾP 2.1 Cách hiểu chung của ba động từ「行く・来る・帰る」 「行く・来る・帰る」 được gọi chung là những “động từ chỉ phương hướng”. Trong đó, “行く” mang ý nghĩa là “rời xa một ví trí, di chuyển đến vị trí khác có mục đích”. Ví dụ: 毎朝、 会社へ行って、夜、うちへ帰ります。(Mỗi sáng, tôi đi làm, buổi tối, tôi về nhà). Ngoài ra, 「行く」còn là động từ biểu hiện hành động của một ai đó hay một sự việc nào đó di chuyển ra phía xa so với vị trí của người nói. Ngược lại, động từ 「来る」 là động từ biểu hiện hành động của ai đó tiến đến gần vị trí của người nói. Trong trường hợp một người nào đó di chuyển từ vị trí A đến vị trí B thì ta sẽ nói 「B へ行く」 nếu đặt điểm nhìn của người nói ở vị trí A. Nếu đặt điểm nhìn của người nói ở vị trí B thì sẽ nói 「B へ来る」 Xem hình minh họa sau: A B (Người nói) B へ来る B へ行く B A (Người nói) 9 10 Ngoài ra, đối với những động từ di chuyển khác hoặc những động từ như “出る (ra khỏi), 入る (vào), 降りる (xuống)” khi ta thêm phần động từ “行く và 来る” vào phía sau thì sẽ tạo nên mối quan hệ về vị trí của người nói giống như phần phân tích trên. Ví dụ: - 彼は部屋を出て行きました。 (Anh ta ra khỏi phòng) ¬ Trong câu này, vị trí của người nói là ở trong phòng. - 彼は部屋を出てきました。 ¬ Trong câu này, vị trí của người nói là ở bên ngoài căn phòng. Ø Đối với những động từ di chuyển chỉ phương hướng thì trợ từ được sử dụng là “へ・に” (biểu hiện nơi đi/đến). Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sử dụng trợ từ “を” để biểu hiện nơi chốn mà xảy ra hành động di chuyển (ví dụ: 橋をウェ渡る băng qua cầu). Trong trình độ sơ cấp, đầu tiên chỉ dạy trợ từ “へ・に”. Thêm vào đó, cũng có trường hợp động từ được lấy đi “ます” và thêm trợ từ biểu hiện sự di chuyển là “に” để hình thành câu chỉ mục đích di chuyển như “カメラを買いに行きました。 (đi mua kamera). 2.2 Thiết kế bài giảng: • Thời gian dạy: từ 25 đến 30 phút • Từ vựng mới trong bài: công ty, siêu thị, bưu điện, ngân hàng, quán nước, nhà hàng, công viên, chợ, trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà, bảo tàng mỹ thuật… • Trạng từ chỉ thời gian: hôm kia, hôm qua, ngày mai, ngày mốt, tuần trước, tuần này, tuần sau, tháng trước, tháng này, tháng sau, năm ngoái, năm nay, năm sau. • Động từ mới trong bài: 行く・来る・帰る • Tài liệu dạy: bài 5, trang 38, sách Minna no nihongo (tiếng Nhật dành cho mọi người) 10 11 • Tranh chuẩn bị: ƒ Tranh danh từ: công ty, siêu thị, bưu điện, ngân hàng, quán nước, nhà hàng, công viên, chợ, trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà, bảo tàng mỹ thuật… ƒ Tranh động từ: đi, đến, trở về (Nguồn lấy tranh: phần thư mục tranh trên trang web www.minnanokyozai.jp) 2.3 Trình tự dạy: ¾ Dẫn nhập: • Dẫn nhập danh từ: lấy hình/tranh đã chuẩn bị trước. 銀行 学校 郵便局 ƒ Dẫn nhập: cho học sinh xem hình/tranh ảnh chỉ nơi chốn (tranh ngân hàng, quán nước, trường học, nhà…). Sau đó, giáo viên chỉ vào tranh và nói tên của bức tranh đó. Ví dụ: giáo viên đưa tranh ngân hàng và nói là 銀行, trường học nói là 学校, ngôi nhà là うち… ƒ Lặp lại: Sau khi giáo viên chỉ tranh và nói tên nơi chốn thì yêu cầu học sinh lặp lại theo lời giáo viên. Sau đó, giáo viên yêu cầu từng học sinh lặp lại tên tranh. Trong quá trình lặp lại, giáo viên nên chú ý học sinh về cách phát âm, ngữ điệu của từng danh từ. ƒ Xác nhận: Sau khi giáo viên cho học sinh lặp lại theo thứ tự từng tranh thì sẽ làm trộn lẫn thứ tự tranh (không theo thứ tự ban đầu). Lúc này giáo viên chỉ đưa tranh và yêu cầu học sinh nói tên tranh (giáo viên 11 12 không nói trước). Nếu một học sinh nào đó quên tên tranh thì giáo viên nên chuyển sang học sinh khác, tránh để tình trạng dừng lại ở một học sinh quá lâu gây mất thời gian chung cho bài giảng. Khi học sinh khác trả lời được tên tranh thì giáo viên sẽ quay lại học sinh không trả lời được lúc nãy và yêu cầu lập lại. • Dẫn nhập động từ: lấy hình/tranh đã chuẩn bị trước, xác định ba động từ chính trong bài: 行く・来る・帰る ƒ Dẫn nhập: giáo viên cho học sinh xem ba bức tranh với nội dung minh họa ba động từ trên. Trong quá trình dạy, giáo viên có thể cầm tranh hoặc gắn tranh lên bảng. Theo đó, giáo viên sẽ chỉ vào tranh và nói tên tranh. Ví dụ: giáo viên chỉ vào tranh hình người đang đi về một hướng nào đó hoặc một nơi nào đó và nói 「行きます」, trong trường hợp tranh có hình ngôi nhà 「うち」và có một người đang di chuyển hướng tới ngôi nhà đó thì nói 「帰ります」… ¬ Ở phần này, giáo viên nên dẫn nhập và chỉ rõ sự khác biệt giữa hai động từ cơ bản 行く・来る. Bởi vì đây là hai động từ dễ gây nhầm lẫn cho người học nhiều nhất. Chính vì thế, khi dẫn nhập, giáo viên nên cho học sinh xem tranh minh họa biểu hiện vị trí người nói của hai động từ này. 行きます 来ます 帰ります 12 13 ƒ Lặp lại: giáo viên đưa tranh và đọc, yêu cầu cả lớp đọc theo. Sau đó, mời từng người đọc và chỉnh sửa ngữ điệu. Ví dụ, khi đưa tranh động từ “đi”, giáo viên đọc “行きます” ¬ yêu cầu cả lớp lặp lại và đọc lớn “行 きます” ¬ cả lớp lặp lại một lần nữa đọc “行きます”… ƒ Chia thì của động từ: Động từ trong tiếng Nhật trình độ đầu sơ cấp được chia thành các hình thức sau: khẳng định, phủ định (hiện tại); khẳng định, phủ định (quá khứ). Trong phần chia thì của động từ, giáo viên nói đến đâu, yêu cầu học sinh lặp lại đến đó. Lần thứ nhất thì tất cả học sinh trong lớp sẽ đồng thanh nói. Lần thứ hai giáo viên sẽ mời một vài học sinh nói theo. Cứ như thế, giáo viên sẽ luyện tập và hệ thống cho học sinh các thì của động từ đã được học ở những bài trước. Với cách luyện tập này sẽ giúp học sinh tránh cảm giác nhàm chán và tiếp thu bài tốt hơn. Hình minh họa: Khẳng định QUÁ KHỨ HIỆN TẠI TƯƠNG LAI I 行きました 行きます 来ました 来ます 帰りました 帰ります 13 14 Phủ định QUÁ KHỨ HIỆN TẠI TƯƠNG LAI 行きませんでした 行きません 来ませんでした 来ません 帰りませんでした 帰りません • Dẫn nhập mẫu câu: lấy hình/tranh đã chuẩn bị trước ƒ Dẫn nhập: Ta có sơ đồ minh họa sau: 場所 へ 動詞 Giải thích: 場所: nơi chốn へ: trợ từ (chỉ phương hướng) 動詞: động từ (行きます・来ます・帰ります) Phương hướng của sự di chuyển ta sử dụng trợ từ “へ”. Cũng có trường hợp sử dụng trợ từ “に” nhưng sẽ không được áp dụng trong bài nghiên cứu này. Theo sơ đồ trên, ta tiến hành dẫn nhập ba mẫu câu điển hình: - Da Lat へ行きます. (Tôi đi Đà Lạt) - 月光へ来ます. (Tôi đến trường) - うちへ帰ります. (Tôi về nhà) 14 15 Cách làm: Giáo viên gắn trên bảng ba bức tranh minh họa của ba địa điểm là スーパー (siêu thị), 学校 (trường học), うち (nhà). Sau đó, chỉ và hướng dẫn học sinh tập trung quan sát tranh có hình “siêu thị”. Giáo viên sẽ tiến đến vị trí treo bức tranh có hình “siêu thị” và vừa di chuyển như thế vừa nói mẫu câu “スーパーへ行きます” (Tôi đi siêu thị). スーパーへ行きます Tiếp theo, chỉ và hướng học sinh tập trung quan sát tranh có hình trường học và nói “学校”. Giáo viên tiến đến vị trí bức tranh, khi đến đúng vị trí bức tranh thì nói “学校 へ来ます” (Tôi đến trường). 学校へ来ます。 15 16 Cuối cùng, chỉ và hướng học sinh tập trung quan sát tranh có hình ngôi nhà và vừa di chuyển vừa nói “うちへ帰ります” (Tôi về nhà). うちへ帰ります。 ¾ Lặp lại: Khi cho học sinh lặp lại, giáo viên sẽ đọc trước một lần và ngắt câu thành những phần nhỏ, đọc từ dưới lên theo cấu trúc: động từ œ trợ từ œ danh từ. Đây là phương pháp mà học sinh sẽ bắt chước toàn bộ giọng điệu và phát âm trong ví dụ hay trong những từ của giáo viên và lặp lại cho đúng. Điều quan trọng là phải chú ý tốc độ và nhịp điệu nhất định. Sau khi xác nhận ý nghĩa của từng mẫu câu ta bước vào luyện tập. Đây là một trong những hình thức luyện tập cơ bản nhất nhằm hướng đến sự chuẩn xác và nằm lòng mẫu câu tiếng Nhật. Giáo viên sẽ lần lượt đọc ba ví dụ trong phần dẫn nhập và yêu cầu học sinh lặp lại. (Lưu ý: trong quá trình lặp lại, giáo viên phải đảm bảo học sinh đã hiểu được ý nghĩa của câu. Nếu cứ để học sinh lặp lại mà không hiểu ý nghĩa ngay từ phần dẫn nhập thì sẽ gây sự nhàm chán). • T: スーパーへ行きます。 (Tôi đi quán nước) S: スーパーへ行きます。 T: giáo viên S: học sinh (cả lớp) S1: スーパーへ行きます。 S1: học sinh 1 S2: スーパーへ行きます。 S2: học sinh 2 T: スーパーへ行きます。 S: スーパーへ行きます。 • T: 学校へ来ます。(Tôi đến trường) S: 学校へ来ます。 16 17 S1: 学校へ来ます。 S2: 学校へ来ます。 T: 学校へ来ます。 S: 学校へ来ます。 • T: うちへ帰ります。(Tôi về nhà) S: うちへ帰ります。 S1: うちへ帰ります。 S2: うちへ帰ります。 T: うちへ帰ります。 S: うちへ帰ります。 Sau khi tiến hành xong phần lặp lại, về cơ bản thì học sinh có thể hiểu được ý nghĩa của ba mẫu câu cơ bản trên. Tiếp theo, giáo viên sẽ chuyển sang phần “thay thế”. ¾ Phần thay thế: Đặc điểm: Đây là phương pháp lấy một phần nhất định của câu để thay thế phần khác có chức năng tương ứng và tiến hành lặp lại. Điều cần thiết để tránh gây nhàm chán trong khi luyện tập với phương pháp này là nên đưa ra hình thức thay thế phong phú như: tình huống thực tế, mô hình, vật thật, tranh ảnh, hình minh họa…Theo đó, giáo viên có thể vừa gây chú ý chỗ cần thay thế vừa nhấn mạnh thành phần mẫu câu chính. Tùy vào trường hợp vị trí thay thế có một chỗ hoặc trường hợp vị trí thay thế có hai chỗ mà cách gây chú ý và nhấn mạnh chỗ thay thế có sự khác nhau. Trường hợp vị trí thay thế có hai chỗ thì càng thích hợp hơn. (Lưu ý: cần luyện tập theo nhịp điệu để học sinh cảm thấy không nhàm chán) Tiếp theo, giáo viên sẽ bắt đầu luyện tập phần thay thế cho ba mẫu câu chính của bài giảng như sau: • Động từ 「行きます」 17 18 T: スーパーへ行きます。(Tôi đi siêu thị) S: スーパーへ行きます。(học sinh lặp lại một lần) T: スーパーへ行きます。(giáo viên lặp lại một lần nữa để xác nhận câu mẫu tạo bước đệm cho phần thay thế) S: スーパーへ行きます。(học sinh lặp lại lần thứ hai theo giáo viên) T: 公園 (“công viên”: giáo viên chỉ đọc danh từ, không đọc nguyên câu) S: 公園へ行きます。(“Tôi đi công viên”: học sinh sẽ tự ghép danh từ có sẵn để hoàn thành câu) T: 市場 (“chợ”: giáo viên cho học sinh thêm ví dụ) S: 市場へ行きます。(Tôi đi chợ) T: 銀行(ngân hàng) S: 銀行へ行きます。(Tôi đi ngân hàng) Sau khi cho cả lớp luyện tập phần thay thế này, giáo viên sẽ cho từng cá nhân luyện tập. T: レストランへ行きます。(“Tôi đi nhà hàng”, giáo viên cho một câu mẫu để quay trở lại nhịp độ của bài giảng) S: レストランへ行きます。(yêu cầu cả lớp đọc lại một lần) T: 郵便局 (“bưu điện”, cho ví dụ để thay thế) S: 郵便局へ行きます。(“Tôi đi bưu điện”, cả lớp sẽ tiến hành thay thế trước, sau đó sẽ mời từng cá nhân học sinh để tránh tạo sự bất ngờ cho từng học sinh khi ghép câu) T: 会社 (Công ty) S1: 会社へ行きます。(Tôi đi làm) T: デパート (trung tâm thương mại) S2: デパートへ行きます。 (Tôi đi trung tâm thương mại) 18 19 T: スーパー (siêu thị) S3: スーパーへ行きます。 (Tôi đi siêu thị) T: スーパーへ行きます。(giáo viên đọc lại một lần nữa câu ví dụ của S3 để lấy lại nhịp độ lớp học) S: スーパーへ行きます。(cả lớp lặp lại) • Động từ “来ます” (đến) Giáo viên sẽ tiến hành luyện tập cho học sinh với động từ “来ます” (đến) theo các bước tương tự như động từ “行きます” (đi) như trên. T: 学校へ来ます。(Tôi đến trường) S: 学校へ来ます。(học sinh lặp lại theo giáo viên) T: 学校へ来ます。(“Tôi đến trường”, giáo viên lặp lại để xác nhận mẫu câu tạo bước đệm cho phần “thay thế”) S: 学校へ来ます。(học sinh lặp lại theo giáo viên) T: 喫茶店 (“quán nước”, giáo viên cho ví dụ, yêu cầu học sinh thay thế vào câu) S: 喫茶店へ来ます。(“Tôi đến quán nước”, học sinh tiến hành thay thế và đọc) T: 病院 (bệnh viện) S: 病院へ来ます(Tôi đến bệnh viện) Chuyển sang phần luyện tập cá nhân (các bước tiến hành tương từ như phần thay thế với động từ “行きます” ở trên) T: 学校へ来ます。(“Tôi đến trường”, giáo viên cho câu luyện tập mẫu để lấy lại nhịp độ bài giảng và không khí lớp học) S: 学校へ来ます。(học sinh lặp lại theo giáo viên) T: 郵便局 (bưu điện) S: 郵便局へ来ます。(Tôi đến bưu điện) 19 20 T: 会社 (công ty) S1: 会社へ来ます。(Tôi đến công ty) T: 美術館 (bảo tàng mỹ thuật) S2: 美術館へ来ます。(đến bảo tàng mỹ thuật) T: 公園 (công viên) S3: 公園へ来ます。(Tôi đến công viên) T: 公園へ来ます。(giáo viên đọc lại một lần nữa câu ví dụ của S3 để lấy lại nhịp độ lớp học) S: 公園へ来ます。(cả lớp lặp lại) Sau khi tiến hành phần thay thế, về cơ bản giáo viên đã luyện tập cho học sinh hiểu rõ những thành phần có thể thay thế trong một mẫu câu với ý nghĩa nhất định. Trong câu tiếng Nhật hay bất cứ một loại ngôn ngữ nào khác thì đều có những thành tố chỉ thời gian. Đó không chỉ là biểu hiện trạng thái khẳng định, phủ định ở hiện tại mà còn biểu hiện cả phần khẳng định, phủ định ở quá khứ. Khi thêm phần biểu hiện thời gian thì hình thức câu sẽ có sự thay đổi. Đối với câu tiếng Nhật, phần được thay đổi về hình thức là “động từ”. Do đó, sau khi tiến hành phần thay thế, giáo viên sẽ chuyển sang luyện tập cho học sinh phần “biến đổi”. ¾ Phần biến đổi: Phần biến đổi với các hình thức: câu khẳng định ¬ câu hỏi, động từ khẳng định ¬ phủ định, động từ hiện tại ¬ quá khứ. Đây là cách luyện tập bằng cách biến đổi cách chia hoặc biến đổi phần có chứa ý đồ biểu hiện. Kết quả đạt được: không chỉ dừng lại ở việc hiểu các quy tắc mà còn có thể tiến hành biến đổi trong lúc luyện tập. Vì thế sẽ đem lại hiệu quả trong cách chia và hiệu quả trong việc thay đổi ý đồ biểu hiện. Tuy nhiên, khi luyện tập phần này, giáo viên nên chú ý tránh đặt những câu quá dài. Trở lại với ba mẫu câu ví dụ điển hình trong phần trên, khi ta thêm phần “trạng từ chỉ thời gian” thì sẽ có phần luyện tập như sau: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan