Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Giáo dục, y tế và ảnh hưởng tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế việt nam...

Tài liệu Giáo dục, y tế và ảnh hưởng tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế việt nam

.PDF
201
99
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- NGUYỄN MẠNH CƯỜNG GIÁO DỤC, Y TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC CỦA CHÚNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ HỌC HÀ NỘI - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------- -------- NGUYỄN MẠNH CƯỜNG GIÁO DỤC, Y TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG TƯƠNG TÁC CỦA CHÚNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ HỌC (TOÁN KINH TẾ) Mã số: 9310101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN MẠNH THẾ 2. PGS.TS. VŨ THANH SƠN HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Mạnh Cường ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đến quý thầy cô trong Khoa Toán Kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân, đã giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để luận án hoàn thiện tốt hơn. Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Viện Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ về các thủ tục hành chính trong suốt toàn bộ quá trình học tập. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè của mình đã động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập nghiên cứu, hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Mạnh Cường iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...............................................................................4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................... 6 1.1. Cơ sở lý thuyết về vai trò của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế .......6 1.1.1 Mô hình tăng trưởng cổ điển ............................................................................6 1.1.2 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển ......................................................................7 1.1.3. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ......................................................................10 1.2 Các khái niệm và đo lường về giáo dục, y tế, tăng trưởng kinh tế .................12 1.2.1 Khái niệm và đo lường về Giáo dục ...............................................................12 1.2.2 Khái niệm và đo lường về Y tế ......................................................................13 1.2.3. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế ..................................................14 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế .........................................17 1.3.1. Ảnh hưởng của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế ..........................................17 1.3.2. Ảnh hưởng của y tế lên tăng trưởng kinh tế ..................................................22 1.3.3. Ảnh hưởng tương tác của giáo dục, y tế lên tăng trưởng kinh tế ..................24 1.3.4. Một số yếu tố khác ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế .................................25 1.4. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của giáo dục, y tế và tương tác của chúng đến tăng trưởng kinh tế ................................................................................30 1.4.1. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế 30 1.4.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của y tế lên tăng trưởng kinh tế .........38 iv 1.4.3. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng tương tác của giáo dục, y tế lên tăng trưởng kinh tế ..........................................................................................................46 1.5. Khung phân tích của luận án ............................................................................53 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 56 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC, Y TẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016 ................................................... 58 2.1. Một số chính sách về Giáo dục và Y tế ............................................................58 2.1.1 Một số chính sách giáo dục và đào tạo ở Việt Nam có hiệu lực trong giai đoạn 2011 - 2016 .....................................................................................................58 2.1.2. Một số chính sách liên quan đến khám chữa bệnh ở Việt Nam có hiệu lực trong giai đoạn 2011 - 2016 ....................................................................................61 2.1.3. Chính sách phân bổ nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho Giáo dục và Y tế ...............................................................................................................65 2.2. Thực trạng về giáo dục giai đoạn 2011-2016 ...................................................66 2.2.1. Thực trạng về giáo dục phổ thông .................................................................66 2.2.2. Thực trạng về giáo dục đại học .....................................................................69 2.2.3. Thực trạng về giáo dục nghề nghiệp .............................................................73 2.3. Thực trạng chi tiêu cho giáo dục ......................................................................82 2.3.1. Thực trạng chi tiêu công cho giáo dục ..........................................................82 2.3.2.Thực trạng chi tiêu cá nhân cho giáo dục .......................................................84 2.4. Thực trạng về y tế giai đoạn 2011-2016 ...........................................................86 2.5. Thực trạng chi tiêu cho y tế ..............................................................................88 2.5.1. Thực trạng chi tiêu công cho y tế ..................................................................88 2.5.2. Thực trạng chi tiêu cá nhân cho y tế .............................................................91 2.6. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ........................................................................94 2.7 Thực trạng tăng trưởng kinh tế chi tiêu cho y tế và giáo dục ........................98 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 103 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC, Y TẾ VÀ TƯƠNG TÁC CỦA CHÚNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 104 3.1. Dữ liệu, biến số sử dụng trong mô hình .........................................................104 3.1.1 Dữ liệu sử dụng ............................................................................................104 3.1.2. Các biến số ..................................................................................................104 3.2. Mô hình .............................................................................................................110 3.3. Phương pháp ước lượng ..................................................................................115 v 3.3.1 Phương pháp hồi quy số liệu mảng (FE, RE) ...............................................116 3.3.2 Phương pháp mô men tổng quát (GMM) .....................................................118 3.3.3. Quy trình ước lượng ....................................................................................119 3.4. Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................120 3.4.1 Kết quả ước lượng số liệu chéo của chi tiêu cho giáo dục, y tế và ảnh hưởng tưởng tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế ............................................................120 3.4.2 Kết quả ước lượng số liệu mảng của chi tiêu cho giáo dục , y tế và ảnh hưởng tưởng tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế .........................................................123 3.4.2.2 Mô hình hồi quy số liệu mảng phân tích ảnh hưởng của Y tế lên tăng trưởng kinh tế ........................................................................................................126 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 134 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 135 4.1. Kết luận .............................................................................................................135 4.1.1. Kết luận chung.............................................................................................135 4.1.2 Các kết quả chính .........................................................................................137 4.1.3 Điểm mới của luận án...................................................................................139 4.2. Khuyến nghị .....................................................................................................139 4.2.1. Chính sách của chính phủ về chi tiêu công cho Giáo dục và Y tế ..............139 4.2.2. Chính sách của chính phủ về chi tiêu tư nhân cho Giáo dục và Y tế ..........142 4.2.3 Chính sách liên quan đến tuổi thọ bình quân ..............................................143 4.2.4 Chính sách liên quan đến bác sỹ của các địa phương ..................................144 4.2.5 Chính sách về lao động, việc làm ................................................................145 4.2.6. Chính sách về môi trường thể chế ...............................................................146 4.3 Hạn chế ..............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 150 Phụ lục 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG ................................................ 168 Phụ lục 2: CÁC KIỂM ĐỊNH KHUYẾT TẬT TRONG MÔ HÌNH................... 174 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích tiếng Việt ADB Ngân hoàng phát triển châu Á ASEAN Hiệp hội các nước Đông nam Á BHYT Bảo hiểm y tế CĐ Cao đẳng CĐN Cao đẳng nghề CN&XD Công nghiệp và xây dựng CNXD Công nghiệp xây dựng CSSK Chăm sóc sức khỏe DN Dạy nghề ENR Tỷ lệ nhập học EU Khu vực châu âu FE Phương pháp ước lượng các mô hình tác động cố định GDNN Giáo dục nghề nghiệp GDP Tổng sản phẩm quốc nội GFCF Tổng vốn cố định GLM Phương pháp ước lượng tuyến tính tổng quát GLS Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát GMM Phương pháp điều kiện moment tổng quát GNP Tổng sản phẩm quốc dân GRDP Thu nhập bình quân đầu người của một tỉnh KCB Khám chữa bệnh KTCN Kỹ thuật công nghiệp LĐTBXH Lao động thương binh xã hội LM Phương pháp nhân tử Lagrange LSDV Ước lượng hồi quy biến giả tối thiểu vii Chữ viết tắt Giải thích tiếng Việt NNL Nguồn nhân lực NSLĐ Năng suất lao động NSNN Ngân sách nhà nước ODA Vốn vay ưu đãi nước ngoài OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất PAPI Chỉ số hiệu quả Quản trị và hành chính công cấp tỉnh PCI Số liệu điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PISA Chương trình đánh giá học sinh quốc tế SCN Sơ cấp nghề TFP Năng suất nhân tố tổng hợp VA Giá trị tăng của doanh nghiệp VCCI Phòng thương mại và công thương Việt Nam VHLSS Số liệu điều tra mức sống dân cư WB Ngân hàng thế giới WDI Chỉ số phát triển thế giới WHO Tổ chức y tế thế giới viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số trường học phổ thông ...............................................................................66 Bảng 2.2. Số giáo viên và học sinh phổ thông ..............................................................68 Bảng 2.3. Bình quân số học sinh trên một lớp học........................................................69 Bảng 2.4. Số lượng trường, giáo viên, sinh viên thuộc hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng ......................................................................................................70 Bảng 2.5. Số giáo viên các trường đại học và cao đẳng phân theo trình độ chuyên môn ..72 Bảng 2.6. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo, 2005-2016 (%) ........82 Bảng 2.7. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo các cấp học, 2006-2015 (%) ...............83 Bảng 2.8. Chi tiêu hộ bình quân cho giáo dục theo nhóm thu nhập .............................85 Bảng 2.9. Chi tiêu hộ bình quân cho giáo dục theo khu vực, giới tính .........................85 Bảng 2.10. Số lượng nhân lực ngành y tế .....................................................................87 Bảng 2.11. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh phân theo vùng...................................88 Bảng 2.12. So sánh quốc tế tổng chi cho y tế và Chi tiêu công cho y tế 2000-2015 ....89 Bảng 2.13. Chi tiêu bình quân cho y tế theo nhóm thu nhập ........................................92 Bảng 2.14. Chi tiêu bình quân cho y tế theo nhóm tuổi ................................................92 Bảng 2.15. Chi tiêu hộ bình quân cho y tế theo khu vực, giới tính ...............................93 Bảng 3.1: Tổng hợp cơ sở chọn biến trong mô hình ...................................................104 Bảng 3.2: Kết quả thống kê mô tả cho một số biến chính trong mô hình ...................109 Bảng 3.3: tương quan giữa các biến ............................................................................110 Bảng 3.4: Kiểm định biến nội sinh ..............................................................................115 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của chi tiêu trung bình cho giáo dục, y tế và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2016 ................................120 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của chi tiêu công và chi tiêu tư nhân cho giáo dục lên tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2016 .............................................124 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của chi tiêu công và chi tiêu tư nhân cho y tế lên tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2016 .........................................................127 Bảng 3.8: Ảnh hưởng biên của chi tiêu công cho giáo dục và y tế lên tăng trưởng kinh tế 129 Bảng 3.9: Ảnh hưởng biên của chi tiêu tư nhân cho giáo dục và y tế lên tăng trưởng kinh tế .......................................................................................................132 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu chính thức..................................................................... 54 Hình 2.1. Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo loại hình .................................... 73 Hình 2.2. Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo khu vực kinh tế-xã hội .............. 74 Hình 2.3. Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hình thức sở hữu........................ 75 Hình 2.4.So sánh số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp ............... 76 Hình 2.5. Số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc doanh nghiệp phân theo khu vực kinh tế-xã hội .......................................................................................................... 77 Hình 2.6. Kết quả tuyển sinh năm 2016 ........................................................................ 78 Hình 2.7. Tuyển sinh theo trình độ CĐN, TCN, DCN và Dạy nghề dưới 3 tháng ....... 78 Hình 2.8. Tuyển sinh trình độ CĐN, TCN, SCN theo vùng kinh tế - xã hội ................ 79 Hình 2.9. Số lượng tuyển sinh theo trình độ đào tạo năm 2016 .................................... 80 Hình 2.10. Kết quả tốt nghiệp theo trình độ CĐN, TCN, SCNvà Dạy nghề dưới 3 tháng . 80 Hình 2.11. Kết quả tốt nghiệp CĐN, TCN, SCN và Dạy nghề dưới 3 tháng chia theo vùng kinh tế năm 2016 .......................................................................................... 81 Hình 2.12: Chi tiêu công bình quân cho giáo dục (tr.đ/người/năm) phân theo các nhóm thu nhập giai đoạn năm 2011 - 2015 ................................................................... 84 Hình 2.13: Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ (tr.đ/người/năm) phân theo các nhóm thu nhập giai đoạn năm 2011 - 2015 ................................................................... 86 Hình 2.14. Chi cho y tế, 2000-2014 .............................................................................. 88 Hình 2.15: Chi tiêu công bình quân cho y tế (tr.đ/người/năm) phân theo các nhóm thu nhập giai đoạn năm 2011 - 2015 ............................................................................. 90 Hình 2.16: Chi tiêu bình quân cho y tế của hộ (tr.đ/người/năm) phân theo các nhóm thu nhập giai đoạn năm 2011 - 2015 ................................................................... 93 Hình 2.17. Tăng trưởng kinh tế, 2006-2016 .................................................................. 96 Hình 2.18. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo ngành kinh tế, 2011-2016 ............. 97 Hình 2.19. Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng ................................................... 97 Hình 2.20: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chi tiêu cho y tế và chi tiêu cho giáo dục của hộ ở mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2015 ....................................... 98 Hình 2.21: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chi tiêu công cho y tế và giáo dục ở mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2015 ................................................................. 99 x Hình 2.22: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chi tiêu bình quân cho y tế và giáo dục của hộ ở mỗi phân vị tăng trưởng trong giai đoạn 2011 - 2015 ................... 100 Hình 2.23: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chi tiêu công cho y tế và giáo dục ở mỗi phân vị tăng trưởng trong giai đoạn 2011 - 2015 ....................................... 100 Hình 2.24: Tăng trưởng GDP trong mối liên hệ với chi tiêu trung bình của hộ cho giáo dục, y tế (tr.đ/người/năm) .................................................................................... 101 Hình 2.25: Tăng trưởng GDP trong mối liên hệ với chi tiêu công cho giáo dục, y tế (tr.đ/người/năm) ....................................................................................................... 102 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Duy trì mức tăng trưởng kinh tế hợp lý để đất nước phát triển và giàu có là điều mà bất kì quốc gia nào trên thế giới cũng theo đuổi. Tăng trưởng kinh tế được hiểu hiện qua tốc độ thu nhập thực tế của đất nước đó. Tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy tạo việc làm, cải thiện thu nhập và giảm nghèo nhanh. Tuy nhiên không phải tăng trưởng kinh tế nào cũng mang lại hiệu quả cho đất nước, nếu tăng trưởng kinh tế quá mức hoặc quá cao thì người dân sẽ giàu có, nhưng mặt trái của nó sẽ dẫn đến lạm phát, phân hóa giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Trải qua những chuyển biến về công cuộc đổi mới từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2004-2016 là 6,35%; GDP theo giá thực tế năm 2014 gấp hơn 5,5 lần so với năm 2004; Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp từ năm 2010. Nhưng Việt Nam vẫn đang đối mặt với những thách thức và khó khăn, các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy có nhiều dấu hiệu tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả đầu tư vào nền kinh tế giảm xuống. Vì vậy, đòi hỏi đất nước trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Đặc biệt các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách nhận ra rằng, sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh dựa trên tích lũy vốn vật chất, đất nước cần phải bắt đầu tìm kiếm những mô hình và phương thức tăng trưởng kinh tế khác, chú trọng hơn sự tích lũy vốn, lao động và con người. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2012 tăng trưởng chỉ 5,03%, cùng lúc đó có nhiều doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động tăng mạnh, nghiêm trọng hơn số lao động thất nghiệp rất nhiều. Tốc độ tăng trưởng thấp, cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng đi xuống và chất lượng của các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế cần phải xem xét lại. Thực tế quá trình phát triển kinh tế của nhiều Quốc gia trên thế giới đã chỉ ra tầm quan trọng của vốn con người. Nhật bản là đất nước nghèo tài nguyên khoáng sản lại bị tàn phá năng nề bởi thiên nhiên và chiến tranh, tuy nhiên sự vực dậy và phát triển như vũ bão của kinh tế Nhật Bản, hay sự phục hồi kinh tế nhanh của các Quốc gia Tây Âu nhờ vào nguồn nhân lực chất lượng cao chứ không phải tài nguyên. Với các Quốc gia đang phát triển dù có nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động có chất lượng thì quá trình tăng trưởng kinh tế cũng rất chậm (Waines, 1963) 2 Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tăng trưởng của một quốc gia, tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra “giáo dục và y tế là hai yếu tố đóng vai trò chủ chốt. Các dẫn chứng từ sự phát triển của các con hổ Đông Á cho thấy một nền giáo dục vững mạnh và một hệ thống y tế phát triển hiện đại là động lực quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế và sự phồn thịnh của quốc gia (World Bank, 1993). Bên cạnh y tế và giáo dục, quá trình tăng trưởng của một quốc gia còn bị tác động của của nhiều yếu tố khác và sự tương tác giữa các yếu tố này trong một thể chế. Các yếu tố có thể kể ra đây như các yếu tố về chính trị và thể chế, các yếu tố về môi trường và địa lí, văn hóa, lịch sử, mức độ mở cửa của nền kinh tế đối với đầu tư nước ngoài, các chính sách về sử dụng lao động để nâng cao năng suất, chính sách quản lí kinh tế vĩ mô và cả tác động của môi trường bên ngoài. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về quá trình tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng. Các nghiên cứu này thường tập trung nhiều hơn vào các yếu tố kinh tế nhưng chưa xem trọng các yếu tố về mặt xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào hai nhân tố là y tế và giáo dục cùng với sự tương tác của hai yếu tố này đến quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2016. Mặc dù những nghiên cứu này đã chỉ ra ảnh hưởng của giáo dục hoặc y tế đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên việc xem xét ảnh hưởng tương tác của hai yếu tố này lên tăng trưởng kinh tế như thế nào vẫn là một câu hỏi cần trả lời. Do đó cần nghiên cứu một cách có hệ thống ảnh hưởng của giáo dục và y tế đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, trong một giai đoạn đủ dài bằng những mô hình định lượng, kết quả sẽ cho phép đánh giá một cách chính xác và đầy đủ vai trò của “y tế” và “giáo dục”đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Việc đi sâu xem xét các yếu tố cấu thành và các chỉ số dùng làm thước đo trong lĩnh vực y tế và giáo dục sẽ cho phép tác giả đưa ra những đề xuất cụ thể mang tính khả thi cao. Chính vì vậy, chủ đề mà NCS sẽ đề xuất trong dự định nghiên cứu này là “Xem xét ảnh hưởng của giáo dục và y tế cùng với sự tương tác giữa hai yếu tố này lên quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với số liệu được thu thập trong giai đoạn từ 2011 đến 2016”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu ảnh hưởng của hai yếu tố chính cấu thành vốn con người là giáo dục và y tế; ảnh hưởng tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến nghị về chính sách giáo dục và y tế nhằm giúp thúc đẩy tăng trưởng. 3 Để thực hiện mục tiêu này, Luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Giáo dục ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế, sự khác biệt giữa ảnh hưởng chi tiêu công cho giáo dục lên tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng chi tiêu tư nhân cho giáo dục lên tăng trưởng kinh tế? (2) Y tế ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế, sự khác biệt giữa ảnh hưởng chi tiêu công cho y tế lên tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng chi tiêu tư nhân cho y tế lên tăng trưởng kinh tế? (3) Ảnh hưởng tương tác của giáo dục- y tế lên tăng trưởng kinh tế như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của giáo dục, y tế và tương tác của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Các tỉnh/ thành phố trong cả nước Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011 đến năm 2016 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng quan tài liệu: Kế thừa các tài liệu có sẵn, bao gồm các văn bản pháp luật, chính sách; các sách đã xuất bản, các tư liệu, báo cáo phân tích, nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến chủ đề nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê, mô tả : để đánh giá thực trạng về giáo dục, y tế, tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm rõ thực trạng của mối quan hệ giữa chi tiêu của tư nhân và chi tiêu công cho giáo dục và y tế đến tăng trưởng kinh tế. - Phương pháp phân tích định lượng: Luận án sử dụng một số mô hình kinh tế lượng để phân tích ảnh hưởng của giáo dục, y tế và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam; sử dụng mô hình định lượng để làm rõ sự khác nhau giữa các khoản chi tiêu của tư nhân và chi tiêu công cho giáo dục và y tế lên tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả của các khoản chi được đánh giá qua dấu và độ lớn của các hệ số ước lượng của chi tiêu cho y tế và chi tiêu cho giáo dục ở mô hình chi tiêu của tư nhân và chi tiêu công. Các hệ số của mô hình lần lượt được ước lượng như sau:  Hồi quy số liệu chéo (OLS): Chi tiêu cho giáo dục hay y tế trong 1 năm chưa thể tạo ra vốn nhân lực ngay để tác động lên tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy mô hình số liệu chéo nhằm mục đích xem xét trung bình các yếu tố tạo ra vốn con người trong giai đoạn 2011-2016 ảnh hưởng như thế nào lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 4  Hồi quy số liệu mảng: bằng phương pháp ước lượng mô men tổng quát (GMM) để xử lý vấn đề biến nội sinh cho mô hình số liệu mảng Nguồn dữ liệu - Số liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm dữ liệu được khai thác từ Tổng Cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố năm từ 2011-2016 thống kê theo 63 tỉnh. - Các số liệu vĩ mô khác của Việt Nam giai đoạn 2011-2016 được cung cấp bởi Tổng cục Thống kê. - Số liệu chi tiêu giáo dục, y tế (tư nhân và công) được khai thác từ Bộ Tài Chính - Số liệu điều tra về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công thương Việt Nam (VCCI) cung cấp; dữ liệu về chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) - Số liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS) 2010-2016 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định lượng, với các mô hình kinh tế lượng được kiểm định đầy đủ để đảm bảo độ tin cậy cao để giải quyết một số vấn đề khoa học có ý nghĩa quan trọng về lý thuyết và thực tiễn như sau: Về mặt lý luận: Luận án kết hợp đồng thời các phương pháp ước lượng để phân tích ảnh hưởng của các khoản chi (cho y tế và giáo dục) của tư nhân và chi tiêu công lên tăng trưởng kinh tế. Về mặt thực tiễn: - Phân biệt rõ hiệu quả ảnh hưởng của các khoản chi tiêu của tư nhân cho y tế và giáo dục lên tăng trưởng kinh tế so với hiệu quả các khoản chi tiêu công cho y tế và giáo dục đến tăng trưởng kinh tế. - Làm rõ được sự không hiệu quả của các khoản chi tiêu công cho y tế và giáo dục so với các khoản chi tương ứng của hộ lên tăng trưởng kinh tế. - Đánh giá được mức độ ảnh hưởng tương tác của 2 yếu tố giáo dục và y tế lên tăng trưởng kinh tế ở cấp chi tiêu công và chi tiêu tư nhân, thông qua hệ số tương tác - Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để đề xuất một số khuyến nghị về chính sách để nâng cao hiệu quả chi tiêu công cho giáo dục, y tế cũng như khuyến khích phát triển chất lượng nguồn nhân lực của hộ theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. 5 6. Kết cấu luận án: Bố cục của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu Chương 2: Thực trạng về giáo dục, y tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016 Chương 3: Mô hình phân tích ảnh hưởng của giáo dục, y tế và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam Chương 4: Kết luận và Khuyến nghị. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý thuyết về vai trò của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, trong đó vốn nhân lực đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. 1.1.1 Mô hình tăng trưởng cổ điển Tăng trưởng kinh tế đã được các nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith và David Ricardo bàn đến từ cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18, nhưng phải đến giữa thế kỷ 20, tăng trưởng kinh tế mới được các nhà khoa học nghiên cứu một cách cơ bản. Cùng với tiến trình đó, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng được hoàn thiện để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong đời sống kinh tế. Nghiên cứu về nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế, các nhà khoa học đã chia các nhân tố tăng trưởng ra hai nhóm: nhân tố ngoại sinh và nhân tố nội sinh. Các mô hình tăng trưởng cổ điển đều có trọng tâm là một hay một chuỗi hàm sản xuất. Ở cấp độ kinh tế vi mô hay từng doanh nghiệp riêng lẻ, các hàm sản xuất này liên hệ số người lao động và máy móc với quy mô sản lượng của doanh nghiệp. Các hàm sản xuất thường được phát triển từ mối liên hệ giữa một số yếu tố đầu vào hữu hình nhất định và số sản lượng vật chất hữu hình được sản xuất ra từ số yếu tố đầu vào đó. Ở cấp độ quốc gia hay toàn bộ nền kinh tế, hàm sản xuất mô tả mối quan hệ giữa quy mô lực lượng lao động của một nước và giá trị trữ lượng vốn với mức tổng sản lượng nội địa của đất nước đó (tổng sản lượng). Mối quan hệ trong toàn nền kinh tế này được gọi là hàm tổng sản lượng. Phương trình đầu tiên là một hàm tổng sản lượng. Nếu Y tượng trưng cho tổng sản lượng (và do đó cũng là tổng thu nhập), K là trữ lượng vốn, và L là cung lao động. Mối quan hệ của các nhân tố đến sản lượng được giải thích căn bản trong hàm sản xuất Cobb-Douglas. Hàm này có dạng như sau: Q = AKαLβ với A là hệ số phản ánh trình độ khoa học - kỹ thuật và khả năng quản lý; K là vốn; L là lao động; α, β là hệ số co dãn của sản lượng theo vốn và lao động. Hàm sản xuất này phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng với các chi phí lao động và vốn. Tổng các hệ số co dãn có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng. Khi tổng của các hệ số co dãn bằng 1 thì hàm Cobb - Douglas cho thấy tình trạng hiệu suất không đổi theo quy mô, nghĩa là số % tăng của các yếu tố đầu vào bằng số % tăng của sản lượng đầu ra. Trường hợp tổng của các hệ số co dãn lớn hơn 1 thì hàm sản xuất này cho thấy tình trạng hiệu suất tăng theo quy mô, nghĩa là số % tăng của các yếu tố đầu vào nhỏ 7 hơn số % tăng của sản lượng đầu ra. Còn trường hợp tổng của các hệ số co dãn nhỏ hơn 1 thì hàm sản xuất Cobb-Douglas cho thấy tình trạng hiệu suất giảm dần theo quy mô. Trong thực tế thì tình trạng hiệu suất giảm dần theo quy mô là phổ biến. Giáo dục và y tế là những yếu tố quan trọng đóng góp vào vốn con người, yếu tố tác động lớn đến năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu lý thuyết về tăng trưởng trước đây thường nhấn mạnh vai trò của giáo dục như là một đóng góp cho vốn con người nhưng có xu hướng xem nhẹ vai trò của sức khoẻ. 1.1.2 Mô hình tăng trưởng tân cổ điển Trong những năm 1960, lý thuyết tăng trưởng bao gồm chủ yếu là mô hình tân cổ điển, như Ramsey (1928), Solow (1956), Swan (1956), Cass(1965). Một đặc điểm của mô hình này là tài sản có tính hội tụ. Mức khởi đầu của tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người (GDP) càng thấp thì tốc độ tăng trưởng dự báo càng cao. Giáo dục là tâm điểm chú ý đối với các nhà kinh tế học khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế kể từ khi các mô tăng trưởng nội sinh được giới thiệu. Vào những năm 1950, mô hình tăng trưởng Solow-Swan đã bao hàm cả lao động như là một yếu tố sản xuất gia tăng và tiến bộ công nghệ như là biến ngoại sinh khác biệt theo thời gian, các yếu tố quyết định tăng trưởng trong dài hạn (Solow 1957). Tiến bộ công nghệ được xem là một nhân tố giải thích cách mà một nền kinh tế có thể sản xuất ra nhiều sản lượng hơn với cùng một lượng đầu vào cho trước. Một số lượng lao động cho trước có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn nếu họ có kiến thức tốt hơn về công nghệ và được trang bị nhiều máy móc - thiết bị công nghệ hiện đại hơn. Tuy vậy, việc xem tương quan giữa các biến số hay tham số với sai số như là một yếu tố nội sinh tiếp tục là một vấn đề khi mô hình này không giải thích tiến trình phát triển công nghệ diễ ra như thế nào. Đã có nhiều nỗ lực xem xét lại mô hình Swan-Solow. Một trong số các nỗ lực như vậy đã bao hàm luôn cả vai trò của vốn nhân lực, như khi nó được tranh luận về khả năng vốn nhân lực gia tăng sẽ làm tăng năng suất lao động, dẫn đến mức thu nhập cao hơn (Schultz 1961). Vấn đề này được các nhà kinh tế học, những người đồng tình với các luận điểm trong lý thuyết vốn nhân lực của Schultz ủng hộ (Blaug 1976). Nhìn chung, vốn nhân lực được chia ra thành năm loại: tình trạng sức khỏe, đào tạo thực tế - thông qua công việc, giáo dục chính thức, các chương trình học tập khi trưởng thành và khả năng di chuyển để tìm kiếm các cơ hội công việc tốt hơn (Schultz 1961). Đã có những tranh luận cho rằng giáo dục là yếu tố quan trọng nhất để làm tăng sự tích lũy vốn nhân lực (Goode 1959; Schultz 1961). Sau đó, vào những năm 1960, khái niệm lao động hiệu quả đã được giới thiệu, trong đó, các mức độ tham gia giáo 8 dục của người lao độ được xem là một trọng số để đánh giá chất lượng lao động (Nelson và Phelps 1966). Khái niệm này cho rằng có nhiều hơn một cách thức mà giáo dục có thể tác động tới quá trình sản xuất. Kể từ những năm 1960, vai trò của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế đã được nhiều nhà kinh tế học quan tâm rộng rãi khi nó được đánh giá kỹ hơn trong những khác biệt đối với tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết vốn nhân lực xem xét lại và mở rộng từ lý thuyết của Ricardo khi xem lao động như là một nhân tố sản xuất và không đề cập đến giả định về sự đồng nhất của lao động; nó cũng chỉ dựa trên các thể chế xã hộ đơn giản, như các giá trị của gia đình và việc tham gia giáo dục (Bowle và Gintis 1975). Nhưng vào những năm 1970, nghiên cứu về vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế hầu hết là các nghiên cứu định tính. Mặc cho tầm quan trọng của vốn nhân lực đã được nhận thấy, vẫn có nhiều bất đồng ý tưởng về cách thức mà vốn nhân lực vận hành trong các mô hình tăng trưởng. Những mô tả cụ thể về vốn nhân lực thường xuyên trùng lắp với các định nghĩa của tiến bộ công nghệ. Điều này gây ra khó khăn trong việc đánh giá sự ảnh hưởng của vốn nhân lực tới tăng trưởng kinh tế. Tích lũy vốn nhân lực có thể tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô khi nó làm tăng hiệu quả và năng suất sử dụng các nhập lượng đầu vào, bao gồm lao động và vốn vật thể (Schultz 1988). Vốn nhân lực cũng có thể thúc đẩy tiến bộ công nghệ (Jones 1998). Khái niệm tổng năng suất các nhân tố (Total Factor Productivity-TFP), một cách đo lường năng suất rộng hơn, đã nhận được sự qua tâm đặc biệt trong các lý thuyết tăng trưởng gần đây. Tầm quan trọng và ý nghĩa của TFP đối với tăng trưởng kinh tế được bàn luận thậm chí còn nhiều hơn so với việc tích lũy yếu tố sản xuất (Easterly và Levine 2001). Những ước lượng về sự đóng góp của vốn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế có thể cũng là một kết quả không rõ ràng trong các mô hình tăng trưởng. Hàm sản xuất thường xem thu nhập như là một hàm số của vốn, lao động hiệu quả (trọng số của lao độ được tính bởi mức độ tham gia giáo dục của người lao động), tiến bộ công nghệ và độ co giãn của vốn theo sản lượng. Để giải thích quá trình tăng trưởng kinh tế dưới khía cạnh các nhân tố nội sinh mô hình Lucas ra đời, đặc biệt từ khía cạnh bảo đảm tiến bộ công nghệ bằng cách tăng nguồn vốn con người. Vốn con người là tổng thể của kiến thức, thói quen, thuộc tính xã hội và nhân cách, bao gồm cả sự sáng tạo, thể hiện ở khả năng thực hiện lao động để tạo ra giá trị kinh tế. Trên phạm vi nền kinh tế, vốn con người là toàn bộ các tài nguyên - kiến thức, tài năng, kỹ năng, năng lực, kinh nghiệm, trí thông minh và trí tuệ của các cá nhân trong một quốc gia. Vốn con người và quá trình đầu tư làm tăng vốn con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra sự thịnh vượng của một quốc gia,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan