MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục tư tưởng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong công tác tư tưởng. Trong
mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của dân tộc, thực tiễn đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục tư
tưởng có tính chất đặc thù, nội dung giáo dục có những biến đổi cho phù hợp điều kiện phát
triển của xã hội. Công cuộc đổi mới để phát triển đất nước hiện nay đòi hỏi nội dung giáo
dục tư tưởng rất phong phú, trong đó có nội dung giáo dục về YTBVMT – một vấn đề vừa
có tính thời sự, vừa cấp bách không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới.
Hiện nay, ô nhiễm MT và BĐKH đang trở thành một thách thức lớn với cả nhân loại
nói chung và Việt Nam nói riêng. BĐKH tác động nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống
con người; làm thay đổi toàn diện quá trình phát triển và anh ninh toàn cầu như: an ninh
lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng,...; ảnh hưởng đến các vấn đề an toàn
xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại ở các quốc gia. Việt Nam được IPCC
(Intergovernmental Panel on Climate Change) xác định là một trong năm quốc gia đang và
sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Bức tranh ảm đạm về MT sinh thái ở nước ta
cũng như trên thế giới gần đây đã phản ánh rõ sự thiếu ý thức trách nhiệm của con người
với tự nhiên. Để hình thành và phát triển YTBVMT, chúng ta cần phải không ngừng
GDYTBVMT. Đây được xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng, lâu dài; cần sự định hướng
đúng đắn, thống nhất của Đảng và Nhà nước, sự chung tay của cả xã hội. Tuy nhiên, suốt
thời gian dài vừa qua, việc tuyên truyền GDYTBVMT để nâng cao nhận thức, điều chỉnh
hành vi, thái độ ứng xử của con người trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
GDYTBVMT rất cần được xem là cái gốc cho mọi giải pháp, cần đi trước, đi cùng và
theo sau mọi hoạt động bảo vệ MT. Vì thế, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho
nhân dân về bảo vệ MT, ứng phó với BĐKH phải ngày càng được quan tâm. Báo cáo chính
trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ : “Bảo vệ MT là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân”[35,78]. Trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng xác định: “Nâng cao YTBVMT, gắn nhiệm
vụ, mục tiêu bảo vệ MT với phát triển kinh tế xã hội”.
GDYTBVMT cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giáo dục cho thế hệ trẻ về vấn đề
này có ý nghĩa to lớn. Thế hệ trẻ, trong đó có thanh niên sinh viên, là bộ phận xã hội luôn
được Đảng ta quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên
trên mọi mặt trận trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. GDYTBVMT cho sinh viên
ở các trường đại học có ý nghĩa quan trọng không chỉ với mục tiêu giáo dục toàn diện con
người thế hệ mới, mà còn có thể tạo sự lan tỏa ý nghĩa giáo dục cho cả xã hội trong ứng phó
với BĐKH, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Hà Nội là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, tập trung số lượng lớn
các trường đại học và số lượng lớn nhất sinh viên tại đây. Tuy nhiên, Hà Nội ngày nay phải
đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng do ô nhiễm MT. Trước yêu cầu bức thiết của
thực tiễn, công tác giáo dục và đào tạo của các nhà trường nói chung và các trường đại học
ở Hà Nội nói riêng cần phải có nhiều đổi mới hơn nữa, chú trọng nội dung GDYTBVMT