Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công nghệ thông tin Giáo trình công nghệ mã nguồn mở (ngànhnghề công nghệ thông tin – trình độ cao đ...

Tài liệu Giáo trình công nghệ mã nguồn mở (ngànhnghề công nghệ thông tin – trình độ cao đẳng)

.PDF
109
1
75

Mô tả:

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP.HCM GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MÃ NGUỒN MỞ Nghề: Công nghệ thông tin Trình độ: Cao đẳng Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… của Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2021 LƯU HÀNH NỘI BỘ TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP.HCM GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MÃ NGUỒN MỞ Nghề: Công nghệ thông tin Trình độ: Cao đẳng Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm…… của Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM TÁC GIẢ LÊ NHỰT TRUNG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tên đầy đủ Ý nghĩa GPL (GNU GPL) General Public License Giấy phép phần mềm tự do UNIX (UNIC) IIS Uniplexed Information and Computing Service International Business Machines Internet Information Server PHP Personal Home Page Hệ điều hành máy tính đa nhiệm Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia Dịch vụ chạy trên hệ điều hành Window Ngôn ngữ lập trình kịch bản Perl CMS Practical Extraction and Report Language Content Management System. Ngôn ngữ kết xuất và báo cáo thực dụng Hệ thống quản trị nội dung HTML HyperText Markup Language SEO Search Engine Optimization Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản Tối ưu công cụ tìm kiếm IP Internet Protocol Giao thức Internet API Giao diện lập trình ứng dụng Ajax Application Programming Interface Asynchronous JavaScript and XML Akismet Automatic kismet SSL Secure Sockets Layer DDOS Distributed Denial of Service RSA Ron Rivest, Adi Shamir và Leonard Adleman What You See Is What You Get Uniform Resource Locator IBM WYSIWYG URL Kỹ thuật mới để phát triển ứng dụng web động không cần reload Dịch vụ xử lý và lọc thư rác Mã hóa kết nối an toàn giữa máy chủ web Tấn công từ chối dịch vụ phân tán Hệ mã hóa bất đối xứng Viết gì thấy đó Địa chỉ trang web MỤC LỤC Chương I: GIỚI THIỆU VỀ MÃ NGUỒN MỞ .............................................................. 1 I. KHÁI NIỆM MÃ NGUỒN MỞ .............................................................................. 1 1. Tự do tái phân phối ........................................................................................... 1 2. Mã nguồn ........................................................................................................... 1 3. Các chương trình phát sinh .............................................................................. 1 4. Tính toàn vẹn của mã nguồn cung cấp bởi tác giả ......................................... 2 5. Việc phân phối bản quyền ................................................................................ 2 6. Giấy phép sử dụng chung ................................................................................. 2 II. LỢI ÍCH CỦA MÃ NGUỒN MỞ ....................................................................... 3 III. ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ HIỆN TẠI ....................................................... 4 Chương II: TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS ................................................................ 6 I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ WORDPRESS ........................................................ 6 1. WordPress là gì?................................................................................................ 6 2. Tính chất mở ...................................................................................................... 7 3. Các thành phần của WordPress ...................................................................... 7 4. Cấu trúc cơ bản của bộ quản trị WordPress .................................................. 7 II. CỘNG ĐỒNG SỬ DỤNG WORDPRESS .......................................................... 8 1. Cộng đồng .......................................................................................................... 8 2. Thành tựu........................................................................................................... 8 3. Lợi ích của việc sử dụng WordPress ............................................................... 9 4. Ưu điểm và nhược điểm của WordPress......................................................... 9 5. Ứng dụng của WordPress ............................................................................... 10 Chương III: CÀI ĐẶT WORDPRESS VÀ PLUGIN WORDPRESS ......................... 12 I. CÀI ĐẶT WORDPRESS TRÊN LOCALHOST ................................................ 12 1. Cài đặt tập tin mã nguồn WordPress vào Localhost ................................... 12 2. Tạo tài khoản người dùng và cơ sở dữ liệu PhpMyadmin .......................... 14 3. Tiến hành cài đặt WordPress vào Localhost ................................................ 16 II. CÀI ĐẶT TRỰC TIẾP TỪ THƯ VIỆN WORDPRESS..................................... 20 1. Cài đăt WordPress trên Hostinger ................................................................ 20 2. Cài đặt WordPress trên cPanel ...................................................................... 24 III. CÀI PLUGIN WORDPRESS TỪ Ổ CỨNG ....................................................... 26 1. Cài đặt từ thư viện WordPress ...................................................................... 26 2. Cài đặt thủ công từ máy tính ......................................................................... 27 IV. MỘT SỐ PLUGIN CƠ BẢN VÀ THÔNG DỤNG ............................................. 28 1. Plugin WordPress là gì? ................................................................................. 28 2. WooCommerce ................................................................................................ 29 3. Yoast SEO ........................................................................................................ 30 4. W3 Total Cache ............................................................................................... 30 5. Jetpack.............................................................................................................. 30 6. Key Two Factor Authentication .................................................................... 31 7. Broken Link Checker...................................................................................... 31 8. Contact Form 7 ................................................................................................ 31 9. Google Analytics Dashboard for WP ............................................................ 32 10. Imagify Image Optimizer ............................................................................... 32 11. TinyMCE Advanced ....................................................................................... 32 Chương IV: CÀI ĐẶT THEME VÀ CHỈNH SỬA GIAO DIỆN BẰNG CSS............ 35 I. CÀI ĐẶT THEME CHO WORDPRESS ............................................................ 35 1. Theme WordPress là gì? ................................................................................. 35 2. Các loại Theme WordPress ............................................................................ 35 3. Cài đặt theme từ thư viện ............................................................................... 35 4. Cài đặt theme từ máy tính .............................................................................. 38 5. Quản lý Theme ................................................................................................ 40 II. THIẾT KẾ CSS CHO THEME ........................................................................ 41 1. Thay đổi font chữ trong css ............................................................................ 41 2. Thay đổi nội dung chân trang ........................................................................ 44 3. Việt hóa các theme........................................................................................... 45 III. TÙY CHỈNH HEADER VÀ BACKGROUND ................................................ 47 1. Header là gì? .................................................................................................... 47 2. Tùy chỉnh Header ............................................................................................ 47 3. Background là gì?............................................................................................ 50 4. Thiết lập và tình chỉnh Background WordPress .......................................... 50 Chương V: TẠO MENU VÀ HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT TRONG WORDPRESS .... 53 I. CÀI ĐẶT VÀ TẠO TRANG TRONG WORDPRESS ....................................... 53 1. Tạo trang .......................................................................................................... 53 2. Thêm nội dung cho trang................................................................................ 54 3. Thêm ảnh vào Page/Post ................................................................................. 54 4. Chỉnh sửa và xóa trang/bài viết sau khi đăng............................................... 55 II. TẠO MENU CHO TRANG ............................................................................... 56 III. THÊM BÀI VIẾT ............................................................................................... 59 1. Thêm mới/chỉnh sửa bài viết (Add New Post/Edit Post) ............................. 59 2. Công cụ soạn thảo bài viết (Text-Editing Tool)............................................ 60 3. Thêm tập tin hình ảnh - video - âm thanh vào bài viết (Add Media) ......... 61 4. Chèn liên kết vào bài viết (Inserting links) ................................................... 61 5. Quản lý xuất bản bài viết (Publish panel) ..................................................... 61 6. Vùng soạn thảo bài viết (Post Editor)............................................................ 62 IV. CHÈN MORE TAG ............................................................................................ 63 1. Tag là gì? .......................................................................................................... 63 2. Lợi ích Tag ....................................................................................................... 63 3. Sử dụng Tag ..................................................................................................... 64 Chương VI: TẠO TRANG BÁN HÀNG VÀ MIÊU TẢ BÀI VIẾT TRONG WORDPRESS .................................................................................................................. 67 I. CÀI ĐẶT PLUGIN BÁN HÀNG VỚI ECWID .................................................. 67 1. Ecwid là gì? ...................................................................................................... 67 2. Ai nên dùng Ecwid .......................................................................................... 67 3. Tạo website bán hàng miễn phí với Ecwid.................................................... 67 II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ECWID ĐỂ TẠO WEBSITE BÁN HÀNG ......... 72 III. THỰC HÀNH CÀI ĐẶT PLUGIN WEBSITE................................................ 79 1. Tìm và cài đặt plugin ...................................................................................... 79 2. Tải plugin lên Dashboard ............................................................................... 81 Chương VII: QUẢN LÝ USER VÀ BẢO MẬT TRONG WORDPRESS .................. 84 I. QUẢN TRỊ USER CỦA WORDPRESS .............................................................. 84 1. Vai trò User ...................................................................................................... 84 2. Tạo mới User.................................................................................................... 85 3. Lưu ý phân quyền User .................................................................................. 86 4. Xóa User .......................................................................................................... 87 II. THAY ĐỔI, CHỈNH SỬA PROFILE CỦA USER ......................................... 87 1. Personal Options ............................................................................................. 88 2. Name ................................................................................................................. 88 3. Contact Info ..................................................................................................... 88 4. About Yourself................................................................................................. 88 5. Account Management ..................................................................................... 88 III. CHẶN VIỆC TRUY CẬP TRỰC TIẾP VÀO NỘI DUNG PLUGIN ........... 89 IV. CHẶN VIỆC TRUY CẬP VÀO WP-ADMIN ................................................. 90 Chọn mật khẩu mạnh ..................................................................................... 90 Giới hạn Login Attempts ................................................................................ 90 Sử dụng Secure SSL Login Pages .................................................................. 90 Giới hạn truy cập thông qua địa chỉ IP ......................................................... 91 WordPress Antivirus Protection .................................................................... 91 V. NÂNG CẤP PHIÊN BẢN VÀ TỐI ƯU ............................................................ 92 1. Nâng cấp phiên bản ......................................................................................... 92 2. Tối ưu WordPress ........................................................................................... 94 1. 2. 3. 4. 5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: CÔNG NGHỆ MÃ NGUỒN MỞ Mã môn học: MH29 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 55 giờ; Kiểm tra: 5 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học được bố trí học trong năm thứ ba. - Tính chất: Là môn học chuyên ngành thay thế khóa luận tốt nghiệp. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm, lợi ích của mã nguồn mở. + Trình bày được cách xây dựng website với WordPress. + Trình bày được cách nhập và xuất nội dung cho WordPress. + Trình bày được cách viết bài trong WordPress, cách chỉnh sửa giao diện bằng CSS. + Trình bày được cách làm việc với cơ sở dữ liệu WordPress, cách quản lý các Media. - Về kỹ năng: + Cài đặt được WordPress, Plugin trong WordPress. + Triển khai được các công cụ quản lý trong WordPress. + Quản lý được User và bảo mật trong WordPress. + Tạo được trang mới và thêm được bài viết trong WordPress. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tích cực tự học, nghiên cứu tài liệu. + Đóng góp ý kiến xây dựng bài. III. Nội dung môn học: Chương I: Giới thiệu về mã nuồn mở 1 Chương I: GIỚI THIỆU VỀ MÃ NGUỒN MỞ Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, lợi ích của mã nguồn mở. - Ứng dụng được mã nguồn mở hiện tại. Nội dung chương: I. KHÁI NIỆM MÃ NGUỒN MỞ Mã nguồn mở là khái niệm chung được sử dụng cho tất cả các phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi, công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó. Điều này không có nghĩa chúng được sao chép, chỉnh sửa thoải mái hay sử dụng vào mục đích khác. Mã nguồn mở được công bố dưới rất nhiều điều kiện khác nhau, trong đó cho phép phát triển, sử dụng và thương mại tùy ý miễn là giữ nguyên các dòng về nguồn gốc sản phẩm, bắt buộc tất cả các sản phẩm làm ra từ đó cũng phải là mã nguồn mở, một số khác đòi hỏi phải công bố trọn vẹn mã nguồn, một số khác không cho phép sử dụng vào mục đích thương mại,…Qua đó ta thấy khái niệm mã nguồn mở không chuẩn xác mà muốn nói đến tính pháp lý của việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, chúng ta phải xem xét đến điều kiện sử dụng cụ thể mà chúng được công bố. Đặc điểm thứ hai thường được gọi là hiệu ứng lan truyền (virus effect) vì nó biến tất cả các phần mềm có dùng mã nguồn GPL cũng biến thành phần mềm GPL. Trên thực tế điều này có nghĩa, bất kì tác giả nào sử dụng dù chỉ một phần rất nhỏ mã nguồn GPL trong chương trình của mình, cũng phải công bố dưới điều kiện GPL. 1. Tự do tái phân phối Bản quyền sẽ không giới hạn bất cứ ai tránh khỏi việc bán hay đem cho phần mềm đó như là một thành phần của bản phần mềm tổng hợp mà có chứa các chương trình từ nhiều nguồn khác nhau. Bản quyền sẽ không đòi hỏi việc phải giữ nguyên trạng phần mềm hay các phí tổn khác cho những thương vụ như vậy. 2. Mã nguồn Chương trình phải đi kèm mã nguồn và phải cho phép phân phối cả mã nguồn cũng như dạng đã được biên dịch. Ở những nơi mà một số dạng sản phẩm không được phân phối cùng mã nguồn thì phải có các cách thức được phổ biến rộng rãi nhằm lấy được mã nguồn với chi phí không cao hơn chi phí tái sản xuất hợp lý, khuyến khích cho phép tải về một cách miễn phí qua Internet. 3. Các chương trình phát sinh Bản quyền phải cho phép sửa đổi các chương trình phát sinh từ đó, và phải cho phép chúng được phân phối dưới các điều khoản như giấy phép của phần mềm gốc. Chương I: Giới thiệu về mã nuồn mở 2 4. Tính toàn vẹn của mã nguồn cung cấp bởi tác giả Bản quyền có thể hạn chế không cho phép mã nguồn được phân phối ở dạng đã được sửa đổi chỉ nếu như bản quyền cho phép phân phối các tệp vá lỗi cùng mã nguồn nhằm mục đích sửa đổi chương trình ở thời gian tạo sản phẩm. Bản quyền phải cho phép một cách tường minh về việc phần mềm được tạo ra từ mã nguồn được sửa đổi. Bản quyền có thể yêu cầu các sản phẩm phát sinh phải mang một cái tên hay một số hiệu phiên bản khác so với phần mềm gốc. Theo đó, bản quyền mã nguồn mở phải đảm bảo rằng mã nguồn sẽ tồn tại ở dạng dễ dàng lấy được, nhưng có thể yêu cầu rằng nó sẽ được phân phối với cơ sở mã nguồn gốc ban đầu kèm với các bản vá lỗi. Theo cách này, những thay đổi không chính thức có thể xuất hiện ở hình thức sẵn sàng để tiếp cận nhưng được phân biệt một cách dễ dàng với mã nguồn cơ sở. 5. Việc phân phối bản quyền Các quyền lợi đi kèm với chương trình phải áp dụng cho tất cả những ai mà chương trình đó được tái phân phối đến đồng thời không cần phải thực thi giấy phép phụ thêm khác do các bên đó quy định. 6. Giấy phép sử dụng chung Các quyền lợi đi cùng chương trình đó phải không được phụ thuộc vào việc chương trình phải là một bộ phận một bản phân phối phần mềm cụ thể khác. Nếu chương trình được tách ra từ bản phân phối đó và được sử dụng hay phân phối dưới các điều khoản của giấy phép kèm theo chương trình thì tất cả các bên mà chương trình được phân phối đến cũng nên có được các quyền lợi ngang bằng như những quyền lợi được đưa ra theo bản phân phối phần mềm gốc. 7. Bản quyền không được cản trở các phần mềm khác Bản quyền phải không được áp đặt các giới hạn lên các phần mềm khác mà được phân phối kèm với phần mềm có bản quyền đó. Ví dụ, bản quyền không được chỉ dẫn nhất quyết rằng tất cả các phần mềm khác được phân phối trên cùng một phương tiện thì phải là phần mềm mã nguồn mở. GPL tuân thủ theo yêu cầu này. Phần mềm liên kết với các thư viện phân phối dưới GPL chỉ kế thừa GPL nếu nó tạo nên một sản phẩm đơn nhất, chứ không phải là bất cứ phần mềm nào mà chúng chỉ được phân phối đi kèm theo. 8. Giấy phép thương mại về mặt công nghệ Không cho phép tồn tại điều khoản nào của bản quyền khẳng định sự liên quan đến bất cứ một công nghệ riêng biệt hay một kiểu giao diện nào. Chương I: Giới thiệu về mã nuồn mở 3 Nhà cung cấp phần mềm mã nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn… tức là những dịch vụ thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm mã nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp. II. LỢI ÍCH CỦA MÃ NGUỒN MỞ Tiện ích mà mã nguồn mở mang lại chính là quyền tự do sử dụng chương trình cho mọi mục đích, quyền tự do để nghiên cứu cấu trúc của chương trình, chỉnh sửa phù hợp với yêu cầu, truy cập vào mã nguồn, quyền tự do phân phối lại các phiên bản cho nhiều người, quyền tự do cải tiến chương trình và phát hành những bản cải tiến vì mục đích công cộng. Phần mềm có thể được sao chép hoàn toàn miễn phí, người dùng hoàn toàn an tâm khi chia sẻ một chương trình đến người khác. Các định dạng tập tin không hoàn toàn bị kiểm soát bởi một số nhà cung cấp. Ví dụ, khi dữ liệu nằm trong một phần mềm độc quyền. Việc sử dụng một định dạng tập tin độc quyền sẽ khiến người dùng chỉ được dùng chương trình của một công ty. Do yêu cầu công việc, người dùng muốn sử dụng dữ liệu trên cho một ứng dụng khác nhưng chương trình bản quyền không cho phép. Còn nếu như nhà cung cấp chấm dứt hỗ trợ và ngưng việc nâng cấp sản phẩm, chắc chắn rằng dữ liệu của người dùng sẽ bị bỏ đi. Với phần mềm bản quyền, chỉ có duy nhất nhà cung cấp có thể giải quyết vấn đề của người dùng. Nhưng với mã nguồn mở người dùng có thể gặp nhiều nhà cung cấp. Các hệ thống mã nguồn mở, nhất là các hệ thống dựa trên UNIX, thường linh hoạt. Bởi vì chúng được xây dựng từ nhiều khối thống nhất và được miêu tả cặn kẽ, rất dễ để người dùng thay thế hệ thống, giao diện tương tự. Có một cộng đồng hỗ trợ lớn, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Mã nguồn mở đã được chấp nhận trong các công ty lớn. Nhiều hợp đồng lớn đã chấp nhận mã nguồn mở, chẳng hạn như IBM và Oracle. Thậm chí Microsoft đã phải quan tâm đến mã nguồn mở như đối thủ to lớn. Với mã nguồn mở, việc phân phối và phát triển là một phương pháp lâu dài để tạo ra phần mềm, người mua được cung cấp cả giải pháp phần mềm lẫn mã nguồn có giấy phép mã nguồn mở. Hơn nữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ ưa chuộng phần mềm mã nguồn mở hơn. Hiện nay đã có một số tổ chức dự định sử dụng mã nguồn mở để xây dựng nhân tố cốt lõi của hệ thống từ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng và Web server… đến các hệ thống quản trị nội dung và nhiều phần mềm kinh doanh thông minh. Chương I: Giới thiệu về mã nuồn mở 4 III. ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ HIỆN TẠI Sản phẩm mã nguồn mở phải kể đến đầu tiên là hệ điều hành Linux (chính xác là GNU Linux), với người phát minh là Linux Torvald. Linux được biết đến như là một hệ điều hành miễn phí, ổn định, bảo mật, linh hoạt, hiệu suất cao và được một cộng đồng rất lớn trên Internet cùng nhau phát triển. Tuy nhiên, Linux chỉ là cái tên của nhân (kernel), trái tim của hệ điều hành. Khi chúng ta sử dụng hệ điều hành Linux, thực ra đó là các bản phân phối (distribution, gọi tắt là distro) của các tổ chức khác nhau. Hình 1.1. Ứng dụng mã nguồn mở Trên thị trường máy chủ cho người dùng quản trị thì phần lớn các bản phân phối (bản sao) không thuyết phục được người dùng do giao diện khó tương tác và khó sử dụng hơn so với Windows. Phần mềm máy chủ Web Apache. Trên hệ điều hành Windows có tích hợp phần mềm máy chủ IIS, cùng với máy chủ cơ sở dữ liệu SQL Server và ngôn ngữ lập trình trang Web ASP, đã tạo ra một hệ thống web hoàn chỉnh. Song song với hệ thống trên, bên sản phẩm mã nguồn mở có máy chủ Web Apache, kết hợp với cơ sở dữ liệu MySQL, và ngôn ngữ lập trình PHP, Perl, Python tạo ra một hệ thống máy chủ Web rất linh hoạt, an toàn và ổn định, và hệ thống này đã được sử dụng rất phổ biến trên cả hệ điều hành Linux lẫn Windows. Chương I: Giới thiệu về mã nuồn mở 5 Câu hỏi và bài tập 1. Đặc điểm của mã nguồn mở? 2. Ưu điểm và nhược điểm của mã nguồn mở? 3. Những ứng dụng của mã nguồn mở trong lĩnh vực CNTT? Chương II: Tổng quan về mã nguồn mở 6 Chương II: TỔNG QUAN VỀ WORDPRESS Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, thư viện, cộng đồng, cấu trúc và thành phần của WordPress. - Trình bày được các tính năng mạnh mẽ của WordPress. - Đăng ký và sử dụng được dịch vụ của WordPress. Nội dung chương: I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ WORDPRESS 1. WordPress là gì? WordPress là một phần mềm mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Phần mềm quản lý nội dung (CMS) có thể sử dụng để tạo ra các trang web. Nói một cách đơn giản đó là một công cụ giúp bạn làm một trang web, blog hoặc tin tức cho riêng cá nhân người dùng. Đây là một trong những CMS tốt nhất có thể chọn sử dụng để tạo trang web. Hình 2.1. Mã nguồn mở WordPress WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông. Không cần có quá nhiều kiến thức về lập trình hay website nâng cao vì các thao tác trong WordPress rất đơn giản. Giao diện quản trị trực quan, giúp người dùng có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn. Nhưng WordPress đủ mạnh và linh hoạt để phục vụ cho những người đã hiểu biết về công nghệ hoặc sử dụng trang web cho việc kinh doanh. Bắt đầu tạo lập một trang Web, hay Blog thì WordPress chính là sự lựa chọn thích hợp. Chương II: Tổng quan về mã nguồn mở 7 2. Tính chất mở WordPress là một bộ mã nguồn mở, vì điều này mà tạo nên sự thành công của WordPress như ngày hôm nay. Điều này có nghĩa là WordPress được tạo ra bởi cộng đồng và phục vụ cho lợi ích của cộng đồng, nó được phát triển bởi hàng trăm tình nguyện viên trên thế giới và rất nhiều lập trình viên khác đã đóng góp vào đây. Để sử dụng WordPress thì người dùng không cần phải trả bất kỳ chi phí nào cho mã nguồn. 3. Các thành phần của WordPress Theme WordPress (WordPress template): Là giao diện của website hoặc blog sử dụng WordPress. Có rất nhiều theme Wordpress, bao gồm miễn phí và trả phí. Người dùng có thể tha hồ lựa chọn theme phù hợp với mình để xây dựng website. WordPress Plugin: Đây là các thành phần mở rộng của WordPress, được chia sẻ trên kho plugin của WordPress. Những plugin này do chính những người trong nhóm sáng lập WordPress viết ra hoặc cũng có thể do người dùng tự viết và chia sẻ. Plugin này cũng có 2 dạng, miễn phí và trả phí. Ngoài ra, WordPress còn hỗ trợ nhiều thành phần như: - Widget: Là một dạng Module kéo thả, có thể tùy biến ở nhiều vị trí của website/blog. Widget này được viết kèm theo theme, hỗ trợ theo plugin hoặc chúng ta có thể tự viết bằng mã PHP, HTML. - Tag: Mặc định của WordPress hỗ trợ thành phần tag khá là tiện ích. Đó là các từ khóa chính cho trang và bài viết trên website. 4. Cấu trúc cơ bản của bộ quản trị WordPress - Dashboard: Tổng quan về quản trị WordPress, bao gồm thông tin tóm tắt về website WordPress, viết blog nhanh, một số bình luận mới nhất, bài viết từ wordpress.org, plugin mới và phổ biến nhất, và trang web. - Updates: Hiển thị tất cả các theme và plugin phiên bản mới. - Posts: Quản lý bài viết, tag và danh mục (category). - All posts: Quản lý tất cả các bài viết. - Add new: Đăng bài viết mới. - Categories: Quản lý tất cả các danh mục. - Tags: Quản lý tất cả các Post Tag. - Appearance: Quản lý giao diện. - Plugins: Quản lý các thành phần mở rộng. - Settings: Thiết lập các tùy chọn. Chương II: Tổng quan về mã nguồn mở 8 II. CỘNG ĐỒNG SỬ DỤNG WORDPRESS 1. Cộng đồng Chính vì WordPress là mã nguồn miễn phí phổ biến trên thế giới, những người đam mê công nghệ trong lĩnh vực này sáng lập ra những cộng đồng hỗ trợ ở khắp mọi nơi trên internet và người dùng sẽ được cộng đồng này hỗ trợ trong quá trình sử dụng. Hiện nay trên diễn đàn internet xuất hiện nhiều cộng đồng hỗ trợ WordPress. Cộng đồng này nhằm mục đích là phát triển mã nguồn mỡ, hỗ trợ người dùng phổ thông, từ người chuyên hoặc không chuyên trong lĩnh vực Website thương mại điện tử. Cộng động giúp mọi người trao đổi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn. 2. Thành tựu WordPress là một mã nguồn mở phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng internet. - Trên thế giới, có hơn 25 bài viết được đăng lên các website sử dụng WordPress mỗi giây. Chiến một phần ba các trang web trên thế giới. - Với hơn 41% số lượng website trên thế giới được phát triển từ nền tảng WordPress. - Trong số 100% các website sử dụng mã nguồn CMS, WordPress chiếm 60%. - Phiên bản WordPress 4.0 đạt hơn 16 triệu lượt tải chỉ vài tháng công bố. - WordPress đã được dịch sang 169 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm phiên bản Tiếng Việt được dịch đầy đủ. - Giao diện (hay còn gọi là theme) miễn phí trên thư viện WordPress.org thì đã có hơn 2.700 theme khác nhau. Hình 2.2. Thành tựu mã nguồn WordPress Chương II: Tổng quan về mã nguồn mở 9 3. Lợi ích của việc sử dụng WordPress - Cài đặt đơn giản và cực kì nhanh chóng, với trình cài đặt chỉ hơn 5 phút. - Hệ thống plugin phong phú và cập nhật liên tục. - Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ (bao gồm cả Tiếng Việt). - Được cập nhật, vá lỗi và hỗ trợ liên tục. - Có rất nhiều theme miễn phí, chuyên nghiệp và tối ưu SEO. - Dễ dàng quản lý và thao tác, việc quản lý blog, bài viết giống như các phần mềm thiết kế web chuyên nghiệp. - Tích hợp sẵn công cụ soạn thảo công thức toán học, có thể viết công thức toán học ngay trong bài viết. - Upload và quản lý hình ảnh một cách dễ dàng, đặc biệt là chức năng tạo thumbnail. - Thống kê số truy cập từng ngày đối với mỗi bài viết của blog. Trên cơ sở đó có định hướng nên viết gì tiếp theo. Hệ thống quản lý và duyệt comment tốt, có thể chặn spam theo IP. - Hệ thống phân quyền với nhiều cấp độ khác nhau như: Administrator, Author, Editor, Contributer, Subcriber. Mỗi phân quyền sẽ có các quyền hạn khác nhau như được phép đăng bài viết, sửa bài viết, xóa bài viết, duyệt comment … - Sao lưu dữ liệu một cách dễ dàng để sao lưu hoặc chuyển nhà sang lưu trữ nơi khác. - WordPress hỗ trợ 3 GB để lưu trữ hình ảnh và văn bản. 4. Ưu điểm và nhược điểm của WordPress 4.1. Ưu điểm - Chi phí phù hợp hoàn hảo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Thích hợp cho những người mới tạo và quản lý trang web. - Máy chủ chia sẻ không giới hạn ở WordPress. - Nhiều plugin hỗ trợ. - Dễ dàng lắp đặt với nhiều tùy biến. - Nhiều gói thư viện có sẵn. - Dễ dàng phát triển cho lập trình viên. - Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. - Hỗ trợ nhiều dạng website. - Có nhiều cộng đồng hỗ trợ. - Hệ thống giao diện có sẵn, kho giao diện đồ sộ. Chương II: Tổng quan về mã nguồn mở 10 4.1. Nhược điểm - Máy chủ chia sẻ có nghĩa là chia sẻ tài nguyên với các trang web khác trên máy chủ đó và tài nguyên được chia sẻ càng lớn thì tốc độ chạy càng chậm. - Có ít nhà cung cấp hỗ trợ kỹ thuật chuyên biệt. Tuy nhiên, nếu tìm kiếm đúng nhà cung cấp thì mọi vấn đề được giải đáp. - Nhiều hàm có sẵn khó hiểu. - Theme đẹp hầu hết phải trả phí. - Để tùy biến WordPress một cách tốt nhất thì phải biết kiến thức về website. - Mức độ bảo mật chưa tốt. 5. Ứng dụng của WordPress - Dùng để xây dựng bài viết. - Xây dựng website thương mại điện tử - Xây dựng cửa hàng online. - Xây dựng website tin tức truyền thông. 5.1. WordPress.Com WordPress.com là dịch vụ viết blog miễn phí sử dụng mã nguồn WordPress, khi đăng ký tài khoản tại wordpress.com sẽ có một tên miền dạng example.wordpress.com. Khi sử dụng blog tại WordPress.com, sẽ không sử dụng được những tính năng quan trọng cũng như khai thác sức mạnh của WordPress như không cài được plugin, không tùy chỉnh được mã nguồn của giao diện, cài đặt và tùy biến rất hạn chế. 5.2. WordPress.Org Wordpress.org chính là trang chủ chính thức của mã nguồn WordPress mà trang WordPress.com đang sử dụng để tạo blog cho các thành viên. Tại đây, có thể tải về bản chính thức của mã nguồn WordPress về máy để tự cài đặt trên chính máy chủ riêng (hosting) để cá nhân người dùng tự vận hành và có thể tùy biến tất cả mọi thứ. Hình 2.3. Thành tựu mã nguồn WordPress Chương II: Tổng quan về mã nguồn mở Câu hỏi và bài tập 1. Tiến hành cài đặt WordPress trên Localhost Xampp 2. Cài đặt plugin từ thư viện hoặc từ thư viện máy tính 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan