Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giọng điệu thơ văn nguyễn đình chiểu...

Tài liệu Giọng điệu thơ văn nguyễn đình chiểu

.PDF
55
1125
147
  • Trong quyển “Lịch sử văn học Việt Nam tâp 4A. Giai đoạn I:1858 – Đầu thế kỉ
    XX [22], Phan Côn và Lê Trí Viễn có viết: “Về mặt ngôn ngữ, ông dùng nhiều từ địa
    phương, nhiều điển tích, nhất là ở những đoạn thuyết minh về đạo lý” [22;67].
    Công trình “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng của người tri thức Việt Nam
    [10], Vũ Khiêu – Nguyễn Đức Sự đã nghiên cứu về những truyền thống của người tri
    thức Việt Nam, sự ảnh hưởng của Nho giáo, việc vận dụng Nho giáo trong thơ văn
    Nguyễn Đình Chiểu và thái độ của Nguyễn Đình Chiểu đứng trước nạn ngoại xâm,
    khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc sống và trong thơ văn của ông.
    Các tác giả đã viết: “…Trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đã luôn tỏa sáng một
    tinh thần lạc quan, lòng yêu quý nhân dân, niềm tin sâu sắc ở thắng lợi của chính
    nghĩa, ở tài năng và đạo đức của con người”[10;35].
    Bài viết của Nguyễn Phong Nam - “Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp
    học” [13], đã nghiên cứu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu về góc độ thi pháp ở phương
    diện đề tài, kết cấu, ngôn ngữ trong các truyện Nôm, một trong những cống hiến quan
    trọng của Nguyễn Đình Chiểu cho nền văn học dân tộc. Tác giả bài viết có đề cập đến
    giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: “Tác phẩm của ông không phải để tiêu nhàn,
    mà nhằm răn đời, để hướng đạo cho mọi người. Cái mục đích này đã ảnh hưởng trực
    tiếp đến việc tổ chức lời văn trong tác phẩm của ông. Truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu
    là những bài giảng giải, trình bày, luận bàn về đạo lí, đạo đức cho một đối tượng giả
    định, một công chúng đang hướng về, đang quan tâm tới những vấn đề thiết cốt đối
    với tất cả mọi người. Bởi thế, ngay từ câu mở đầu ở các tác phẩm, giọng điệu giáo
    huấn đã được cất lên một cách công khai [13;112-113] . Như vậy, công trình đã có
    phần nào đề cập đến giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nhưng bài viết chỉ mới
    đề cập ở truyện Nôm, còn giọng điệu trong các tác phẩm khác chưa được nhắc đến.
    Cuốn “Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình” [20], tác giả Tuấn Thành và
    Anh Vũ đã giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu, và trích dẫn một số bài nghiên cứu
    phê bình về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ở các khía cạnh khác nhau. Bài viết của Đặng
    Thai Mai có nhận định: “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là “khúc ca hùng tráng của
    phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp” ngay từ những ngày đầu chúng mới
    đặt chân lên xâm lược đất nước Việt Nam [20;177]. Cũng trong cuốn sách này, Hoài
    Thanh đã nhận xét về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: “Từ ngày đất nước bị xâm lăng,
    toàn bộ văn thơ Nguyễn Đình Chiểu chỉ xoay quanh một vấn đề là vấn đề mất nước.
    Từ tiếng chửi, lời ca, tiếng khóc đến lời ước mơ đều hướng về một mục tiêu duy nhất.
    Nội sự chuyển hướng về đề tài ấy cũng đã là một bài học.. Tiếng chửi giờ đây không
    còn là chửi vào những chuyện bội bạc, phản phúc hay hưởng lạc dâm ô, chửi vào các
    loại Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Chỉ còn một tiếng chửi Tây và những đứa
    theo Tây” [20;196]. Chính sự thay đổi về nội dung sẽ có sự thay đổi về nghệ thuật
    trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, và điều đó làm cho thơ văn ông mang nhiều giọng
    điệu khác nhau.
    Quyển “Tác giả trong nhà trường Nguyễn Đình Chiểu”[23], có bài viết của
    Hồng Dân – “Nguyễn Đình Chiểu cái mốc lớn trên tiến trình của Tiếng việt văn học”
    đã nghiên cứu về một khía cạnh nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu “Ta có thể bắt
    gặp ở đây những từ ngữ cửa miệng, những từ phương ngôn, những thành ngữ, tục
    ngữ, những cách nói chung, của nhân dân Nam Bộ nói riêng … Chính những từ ngữ
    này, đến lượt nó lại góp phần làm cho văn thơ Nguyễn Đình Chiểu, nhất là những áng
    Trang 5

Mô tả:

Tài liệu liên quan