Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hôi phụ nữ thị xã hương thủy...

Tài liệu Hiệu quả chương trình tài chính vi mô của hôi phụ nữ thị xã hương thủy

.PDF
81
331
108

Mô tả:

ÑAÏI HOÏC HUEÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN …… KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP HIEÄU QUAÛ CHÖÔNG TRÌNH TAØI CHÍNH VI MOÂ CUÛA HOÄI PHUÏ NÖÕ THÒ XAÕ HÖÔNG THUÛY Giaùo vieân höôùng daãn PGS.TS Phuøng Thò Hoàng Haø Sinh vieân thöïc hieän Nguyeãn Thò Vaân Anh Lôùp: K42A-KTNN Nieân khoùa: 2008-2012 HUẾ, 05/2012 Sau quaù trình thöïc taäp toát nghieäp vaø thöïc hieän ñeà taøi “Hieäu Quaû Chöông Trình Taøi Chính Vi Moâ Cuûa Hoäi Phuï Nöõ Thò Xaõ Höông Thuûy”.Ñeå thöïc hieän ñeà taøi naøy toâi ñaõ nhaän ñöôïc söï quan taâm giuùp ñôõ taän tình cuûa caùc coâ taïi cô quan thöïc taäp, caùc thaày coâ tröôøng Ñaïi Hoïc Kinh Teá - Hueá vaø ñaët bieät laø coâ giaùo höôùng daãn PGS.TS . Phuøng Thò Hoàng Haø. Toâi xin göûi lôøi caûm ôn chaân thaønh ñeán : -Caùc thaày coâ giaùo tröôøng Ñaïi Hoïc Kinh Teá - Hueá ñaõ taän tình giaûng daïy cho toâi trong suoát thôøi gian hoïc taäp ôû tröôøng, giuùp toâi trang bò nhöõng kieán thöùc caàn thieát cho vieäc hoaøn thaønh khoùa luaän cuõng nhö laø cho ngheà nghieäp töông lai, ñaëc bieät laø coâ giaùo PGS.TS . Phuøng Thò Hoàng Haø ñaõ taän tình höôùng daãn cho toâi trong suoát thôøi gian laøm baøi khoùa luaän. - Coâ Phaïm Thò Lan, phoù chuû tòch Hoâi Phuï Nöõ tænh Thöøa Thieân Hueá cuøng caùc coâ ôû Hoâi Phuï Nöõ thò xaõ Höông Thuûy ñaõ taïo moïi ñieàu kieän thuaän lôïi vaø giuùp ñôõ cho toâi trong suoát thôøi gian thuïc taäp - Toaøn theå caùc chò ôû 3 phöôøng Thuûy Döông, Thuûy Chaâu, Thuûy Phöông ñaõ nhieät tình ñoùng goùp yù kieán ñeå giuùp toâi hoaøn thaønh toát ñeà taøi khoùa luaän - Cuoái cuøng xin göûi lôøi caùm ôn ñeán toaøn theå baïn beø vaø gia ñình ñaõ luoân ñoäng vieân vaø khuyeán khích toâi trong suoát thôøi gian hoïc taäp cuõng nhö laø thôøi gian thuïc taäp ñeå hoaøn thaønh toát khoùa luaän toát nghieäp cuûa mình Do thôøi gian thöïc taäp coù haïn , kinh nghieâm vaø trình ñoä coøn nhieàu haïn cheá neân baøi khoùa luaän khoâng traùnh khoûi söï sai soùt veà noäi dung laãn hình thöùc, raát mong nhaän ñöôïc söï ñoùng goùp , giuùp ñôõ cuû a quí thaày coâ vaø caùc baïn ñeå baøi khoùa luaän ñöôïc hoaøn thieän hôn Hueá, thaùng 5 naêm 2012 Sinh Vieân Thöïc Hieän Nguyeãn Thò Vaân Anh MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................2 2.1.Mục tiêu chung.......................................................................................................2 2.2.Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................2 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................2 3.1.Phương pháp thu thập thông tin .............................................................................2 3.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin..............................................................2 3.3. Phương pháp phân tích..........................................................................................3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................3 4.1.Đối tượng và nội dung nghiên cứu.........................................................................3 4.2.Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3 5.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN......................................................................................3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TCVM..................................................................4 1.1.LÝ LUẬN VỀ TCVM ...........................................................................................4 1.1.1. Khái niệm........................................................................................................4 1.1.2. TCVM với vấn đề xóa đói giảm nghèo ..........................................................5 1.1.3. Đặc điểm sản phẩm của TCVM......................................................................8 1.1.3.1. Sản phẩm tín dụng....................................................................................8 1.1.3.2. Sản phẩm tiết kiệm ...................................................................................9 1.2.MÔ HÌNH TCVM CỦA HPN THỪA THIÊN HUẾ...........................................10 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ........................................................................13 1.3.1. Bên trong.......................................................................................................13 1.3.2.Bên ngoài .......................................................................................................14 1.4.CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TCVM ...........................................................................................................15 1.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả ....................................................................15 1.4.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.......................................................................16 1.5. CÁC MÔ HÌNH TCVM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ............................17 1.5.1. Các mô hình TCVM trên thế giới .............................................................17 1.5.1.1. Khu vực Châu Á.....................................................................................17 1.5.1.1.1. Băngladesh .......................................................................................17 1.5.1.1.2. Thái Lan ...........................................................................................17 1.5.1.1.3.Ấn Độ................................................................................................19 1.5.1.2. Khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ ................................................................19 1.5.2. Mô hình TCVM của Việt Nam hiện nay ......................................................20 1.5.3. Bài học kinh nghiệm .....................................................................................21 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TCVM CỦA HỘI PHỤ NỮ THỊ XÃ HƯƠNG THỦY......................................................................................................23 2.1 .TÌNH HÌNH CƠ BẢN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY..............................................23 2.1.1.Vị trí địa lý.....................................................................................................23 2.1.2.Tình hình kinh tế -xã hội ...............................................................................23 2.1.3.Cơ sở hạ tầng .................................................................................................24 2.1.4. Thực trạng hộ nghèo tại thị xã Hương Thủy ................................................25 2.2. KHÁI QUÁT VỀ HỘI PHỤ NỮ THỊ XÃ HƯƠNG THỦY..............................25 2.3. CHƯƠNG TRÌNH TCVM CỦA HPN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY.....................26 2.3.1. Mô hình tổ chức và qui trình cho vay...........................................................26 2.3.2. Kết quả hoạt động của chương trình TCVM Của HPN thị xã Hương Thủy .....31 2.3.2.1 Số lượng tổ và thành viên........................................................................31 2.3.2.2. Kết quả hoạt động cho vay.....................................................................32 2.3.2.3. Tình hình huy động tiết kiệm .................................................................33 2.3.3. Hiệu qủa hoạt động của chương trình TCVM ở thị xã Hương Thủy ..................34 2.3.3.1. Hiệu quả về mặt tài chính.......................................................................34 2.3.3.2.Hiệu quả xã hội........................................................................................35 2.4.. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH........................................................................................................................37 2.4.1. Sản phẩm tín dụng .........................................................................................37 2.4.2. Quy trình thủ tục, hồ sơ vay vốn...................................................................42 2.4.3.Phương thức trả nợ, trả lãi và gửi tiết kiệm ...................................................43 2.5 NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TCVM CỦA HPN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ............................................................45 2.5.1. Những tồn tại, hạn chế của TCVM ở thị xã Hương Thủy..............................45 2.5.2. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng TCVM của thị xã Hương Thủy .........................................................................................................47 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA HỘI PHỤ NỮ THỊ XÃ HƯƠNG THỦY..................................49 3.1.MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP ..........................................49 3.1.1.Mục tiêu của các giải pháp ............................................................................49 3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................49 3.1.1.2.Mục tiêu cụ thể ........................................................................................49 3.1.2.Quan điểm đề xuất các giải pháp ...................................................................49 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TCVM CỦA THỊ XÃ HƯƠNG THỦY .........................................................................................................50 3.2.1. Nhóm giải pháp cho sản phẩm dịch vụ tín dụng ..........................................50 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của mạng lưới các tổ TK&VV ..............................................................................................................51 3.2.3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng và nâng cao tính chủ động về nguồn vốn ..............................................................................................................53 3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội của HPN thị xã Hương Thủy.........53 3.2.5.Nhóm giải pháp phát triển chương trình TCVM trong thời gian tới .....................53 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................55 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................55 2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................55 2.1. Kiến nghị với Chính Phủ....................................................................................55 2.2. Kiến nghị với UBND các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................56 2.3.Kiến nghị với Hội Phụ Nữ thị xã Hương Thủy....................................................56 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU TCVM Tài Chính Vi Mô HPN Hội Phụ Nữ LHPN Liên Hiệp Phụ Nữ XSKD Sản Xuất Kinh Doanh KHKT Khoa Học Kỹ Thuật NHCSXH Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội NHNo & PTNT Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TK&VV Tiết Kiệm và Vay Vốn XĐGN Xóa Đói Giảm Nghèo UBND Ủy Ban Nhân Dân QH Qui Hoạch CNH-HĐH Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa TV Thành Viên Trđ Triệu đồng ĐV Đơn Vị SHG Self Help Group GB Grameen Bank NGOs Non Government Organisation SPSS Satistical Package for the Social Scienes DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Bảng đồ 2.1: Bảng đồ hành chính thị xã Hương Thủy.....................................23 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của chương trình TCVM tạị thị xã Hương Thủy 27 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay ...................................................................... 30 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1:Tình hình hộ nghèo tại thị xã Hương Thủy ...................................................25 Bảng 2.2: Số lượng thành viên tham gia .......................................................................31 Bảng 2.3: Kết quả hoạt động cho vay............................................................................32 Bảng 2.4:Tình hình huy động tiết kiệm.........................................................................33 Bảng 2.5: Hiệu qủa tài chính .........................................................................................34 Bảng 2.6: Số thành viên tham gia...................................................................................36 Bảng 2.7: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ ................................................................37 Bảng 2.8: Nhu cầu vay vốn và mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn ................................38 Bảng 2.9: Nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay ..................................39 Bảng 2.10:Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát tổ trưởng tổ trưởng và khách hàng về sản phẩm tín dụng..................................................................................40 Bảng 2.11:Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát tổ trưởng và khách hàng vay vốn về quy trình thủ tục, hồ sơ vay vốn .................................................................42 Bảng 2.12: Kiểm định trị trung bình của hai nhóm khảo sát tổ trưởng và khách hàng vay vốn về phương thức trã nợ, trã lãi và gửi tiền tiết kiệm....................................................44 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Được sự giúp đỡ, hướng dẫn của PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà, tôi đã chọn đề tài “Hiệu Quả Chương Trình Tài Chính Vi Mô Của Hôi Phụ Nữ Thị Xã Hương Thủy” *Mục tiêu chính: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về TCVM và chất lượng TCVM mô của HPN thị xã Hương Thủy - Phân tích thực trạng TCVM cuả HPN - Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TCVM của HPN *Dữ liệu phục vụ : -Các báo cáo của HPN thị xã Hương Thủy qua 5 năm 2006 -2010 - Số liệu điều tra thực tế - Sách, tài liệu , các wesite liên quan *Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin: - Phỏng vấn trực tiếp cán bộ một số tổ chức hội đoàn thể, chính quyền phường,thị xã . - Phát phiếu điều tra lấy ý kiến - Sử lý số liệu trên phần mềm SPSS *Phương pháp phên tích : - Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế - Dùng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định T-test, các phương pháp thống kê toán khác để phân tích *Kết quả đạt được : - Có cái nhìn tổng quan về chương trình TCVM - Nắm rõ được tình hình của chương trình TCVM ở thị xã Hương Thủy - Đánh giá hiệu quả chương trình TCVM của HPN thị xã Hương Thủy - Phát hiện những hạn chế và đưa ra một số giải pháp để chương tình TCVM ở thị xã Hương Thủy nói riêng và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung đạt được hiệu quả cao ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước vào thế kỉ 21, có thể nói rằng phụ nữ luôn là đối tượng dành được rất nhiều sự quan tâm của xã hội.Thời gian qua Đảng và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng các chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho chị em phụ nữ.Trong đó, chương trình Tài Chính Vi Mô (TCVM) cho phụ nữ nghèo là một giải pháp quan trọng tập trung các nguồn lực tài chính cho vay ưu đãi đối với phụ nữ nghèo cũng như là các chương trình tiết kiệm qui mô nhỏ.Chương trình này đã đạt được những hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn, đồng thời thể hiện tầm quan trọng của Hội Phụ Nữ (HPN) đối với nền kinh tế - xã hội .Việc một bộ phận lớn phụ nữ nghèo được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh, đã và đang thức dậy một thị trường sản xuất hàng hóa, tiêu thụ rộng lớn, góp phần tích cực, hiệu quả vào thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay với yêu cầu phát triển chung của đất nước , chương trình vẫn còn một số mặt hạn chế và bất cập, phần nào đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của chương trình tài chính vi mô của HPN. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình TCVM của HPN là yêu cầu cấp thiết, nhằm nâng cao chất lượng và góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình Quốc gia xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua các thông tin trên báo , đài ,các tài liệu và sự giới thiệu của Hội Phụ Nữ tỉnh tôi được biết thị xã Hương Thủy là một trong những địa phương mà chương trình TCVM cho phụ nữ hoạt động rất mạnh và có hiệu quả cao.Chính vì vậy mà tôi đã chọn Hương Thủy làm địa điểm khảo sát để thu thập thông tin, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động và nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình TCVM đối với phụ nữ . Xuất phát từ những lí do đó tôi đã chọn đề tài "Hiệu quả chương trình Tài Chính Vi Mô của Hội Phụ Nữ thị xã Hương Thủy" làm đề tài tốt nghiệp 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1.Mục tiêu chung Trên cơ sở làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn và phân tích thực trạng về tín dụng và chất lượng TCVM, để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TCVM của HPN tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và của HPN thị xã Hương Thủy nói riêng. 2.2.Mục tiêu cụ thể - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về TCVM và chất lượng TCVM của HPN thị xã Hương Thủy - Phân tích thực trạng TCVM cuả HPN thị xã Hương Thủy - Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TCVM của HPN thị xã Hương Thủy 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Phương pháp thu thập thông tin - Tài liệu thứ cấp : được thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm từ 2006 đến 2010 của HPN thị xã Hương Thủy; sách, báo chuyên ngành, tiền tệ tín dụng, tài chính vi mô, Website HPN tỉnh Thừa Thiên Huế, các Website khác… Thông tin số liệu thứ cấp thu thập nhằm khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Hương Thủy và thực trạng TCVM của HPN thị xã Hương Thủy - Đối với tài liệu sơ cấp: Điều tra từ đối tượng là phụ nữ (nghèo) vay vốn của HPN thị xã Hương Thủy và các tổ trưởng tổ TK&VV trong phạm vi các xã của thị xã Hương Thủy, theo phương pháp phát phiếu điều tra lấy ý kiến; ngoài ra trực tiếp gặp gỡ phỏng vấn cán bộ một số tổ chức hội đoàn thể, chính quyền phường , thị xã. - Số phiếu điều tra được phát ra trên phạm vi thị xã với 3 phường Thủy Dương , Thuỷ Phương và Thủy Châu. Tổng phiếu điều tra phụ nữ vay vốn 40 phiếu và tổng phiếu điều tra tổ trưởng tổ TK&VV vốn 20 phiếu 3.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin Xử lý số liệu được tiến hành trên máy vi tính với phần mền SPSS. 2 3.3. Phương pháp phân tích - Vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để phân tích đánh giá thực trạng dịch vụ TCVM của HPN thị xã Hương Thủy - Dùng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định T-test, các phương pháp thống kê toán khác để phân tích , mức ý nghĩa thống kê của các mối liên hệ đối với đối tượng nghiên cứu từ tại liệu sơ cấp thu được của các đối tượng phụ nữ vay vốn và các tổ trưởng tổ TK&VV. - Sử dụng các phương pháp hệ thống và phương pháp khác để đánh giá thực trạng, những tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng TCVM, làm cơ sở cho việc đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất lượng TCVM của HPN thị xã Hương Thủy Tất cả các phương pháp trên đều dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp tiếp cận lịch sử cụ thể. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1.Đối tượng và nội dung nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các phụ nữ vay vốn và các tổ chức trung gian (tổ trưởng tổ TK&VV) - Nội dung nghiên cứu là hiệu quả TCVM của HPN thị xã Hương Thủy 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: HPN thị xã Hương Thủy trong quan hệ với các đối tượng phụ nữ vay vốn và các tổ chức ủy thác - Về thời gian: Phân tích chất lượng TCVM của Hội Phụ Nữ trong 5 năm 20062010 và đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. 5.KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh lục tài liệu tham khảo, mục lục các từ viết tắt, mục lục sơ đồ bảng biểu,… Luận văn gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan cơ sở lý luận về TCVM Chương II: Thực trạng chương trình TCVM của HPN thị xã Hương Thủy . Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng TCVM của HPN thị xã Hương Thủy 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TCVM 1.1.LÝ LUẬN VỀ TCVM 1.1.1. Khái niệm Ngành TCVM thế giới ra đời từ những năm 1970 khi người ta bắt đầu nhận ra rằng ngành tài chính truyền thống đã bỏ qua một lượng lớn các khách hàng tiềm năng là những người nghèo mà theo nhận định của các ngân hàng truyền thống là không đủ khả năng vay và sử dụng có hiệu quả tiền vay, do đó là những khách hàng mang rủi ro cao. Ngành TCVM ngược lại tin rằng người nghèo có khả năng kinh doanh và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ngân hàng, miễn là họ được tiếp cận với nguồn vốn đó một cách phù hợp và thường xuyên. Về mặt ngữ nghĩa “tài chính vi mô” tức là “tài chính có quy mô rất nhỏ’, là hoạt động trung gian tài chính chủ yếu phục vụ các tác nhân kinh tế nằm ngoài vòng tròn khép kín của hoạt động ngân hàng. TCVM cung cấp các dịch vụ chủ yếu như tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm với quy mô rất nhỏ. Theo định nghĩa của Ngân hàng phát triển Châu Á: “Tài chính vi mô là việc cung cấp các dịch vụ huy động tiền gửi, cho vay, thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo, các hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp của họ”. Thuật ngữ này đề cập đến dịch vụ tài chính cho khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm các đối tượng làm ăn cá thể. Các dịch vụ tài chính nói chung bao gồm tiết kiệm và tín dụng; tuy nhiên một số tổ chức tài chính vi mô cũng cung cấp các dịch vụ như bảo hiểm, thanh toán. Cùng với các trung gian tài chính, rất nhiều tổ chức tài chính vi mô cung cấp các dịch vụ tài chính trung gian mang tính xã hội như hình thành tổ nhóm, phát triển tính tự tin và đào tạo các kiến thức về tài chính cũng như khả năng quản lý giữa các thành viên trong một nhóm. Do đó, định nghĩa về TCVM thường bao gồm cả hai yếu tố trung gian tài chính và trung gian xã hội. Tài chính vi mô không chỉ là công cụ ngân hàng mà là công cụ phát triển. Từ những vấn đề đã trình bày ở trên có thể thấy giữa tín dụng và TCVM(tài chính quy mô nhỏ) có sự khác nhau cơ bản là: 4 - Tín dụng chỉ thuần túy giải quyết vấn đề cho vay và đi vay theo ba nguyên tắc là có hoàn trã, có đền bù và có thời hạn. Tuy nhiên nội dung của TCVM rộng hơn, nó không chỉ là hoạt động tín dụng mà còn có các hoạt động huy động tiết kiệm và các biệc pháp hổ trợ khác ngoài tín dụng. - Quy mô các khoản vay của tài chính vi mô thường nhỏ. - Đối tượng vay thường là người nghèo, người có thu nhập thấp. - Mục tiêu là xóa đói giảm nghèo, nâng cao vai trò của người phụ nữ, tạo việc làm cho gười tàn tật 1.1.2. TCVM với vấn đề xóa đói giảm nghèo * Khái niệm nghèo Theo cách hiểu của nhiều nhà lý luận, nghiên cứu: Nghèo là diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập; theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nữa mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia. Khái niệm chung về nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối: - Nghèo tuyệt đối: đo lường số người sống dưới một ngưỡng thu nhập nhất định hoặc số hộ gia đình không có đủ tiền để chu cấp cho những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu nhất định. - Nghèo tương đối: có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Hiện nay có hai quan điểm khác nhau về người nghèo đói: - Quan điểm thứ nhất cho rằng: người nghèo đói là những người hèn kém, không biết làm ăn nên qua bao đời họ luôn thất bại trong cuộc sống, do đó cần phải cứu giúp họ. Quan điểm này đứng trên nhìn xuống, coi thường người nghèo, đưa tay cứu vớt họ, không tin tưởng ở họ, dẫn tới hạn chế việc khai thác tiềm năng của người nghèo. - Quan điểm thứ hai cho rằng: người nghèo đói cũng là con người, cũng được sinh ra như những người khác, chẳng qua họ không có cơ hội để làm được những điều 5 mà người khá giả làm được. Đói nghèo đã cướp đi quyền con người, do đó nếu tạo ra được cơ hội cho họ để họ vượt qua đói nghèo thì họ có thể làm được những điều mà người khác làm được. Quan điểm này tôn trọng người nghèo, đặt niềm tin vào người nghèo, nên đã giúp họ phát huy được khả năng và đóng góp công sức của mình vào sự phát triển đất nước. Tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay đã 6 lần nâng mức chuẩn nghèo. Chuẩn nghèo mới nhất, quy định cụ thể như sau: - Khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.Chuẩn cận nghèo là từ 401.000 - 520.000 đồng/người /tháng -Khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.Chuẩn cận nghèo thu nhập bình quân từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng * Đặc điểm tài chính của người nghèo Theo quan điểm của một số người, người nghèo là người không biết làm ăn, không biết tiết kiệm, không có tích lũy,… Cách nhìn đó chưa đúng và không đầy đủ, trên phương diện tài chính: - Người nghèo là người tiêu dùng lớn: Lớn ở đây có nghĩa là mức chi tiêu của họ thường lớn hơn mức thu nhập mà họ kiếm được. Các khoản chi tiêu của người nghèo thường bao gồm: (i) nhu cầu căn bản: ăn, mặc, ở, học hành, đi lại; (ii) nhu cầu xã hội: hiếu, hỷ, tiêu dùng cho các phong tục tập quán; (iii) nhu cầu khẩn cấp mang tính cá nhân: chiến tranh, thiên tai; (iiii) nhu cầu có tính cơ hội: cơ hội đầu tư kinh doanh, mua sắm tài sản, mua đất. - Người nghèo cũng là người tiết kiệm: Đặc điểm này được các nhà kinh tế, các tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng và phi ngân hàng lưu tâm cho đến tận những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, đặc điểm nhận thấy ngày càng rỏ vào những thập kỷ sau này. Người nghèo mong muốn tiết kiệm, có tiết kiệm và đã tiết kiệm, thậm chí khoản tiết kiệm là nhỏ và không thường xuyên. Thực tế, trong nông thôn người nghèo đã tham gia tiết kiệm theo nhiều hình thức cá nhân và tập thể. 6 Từ nghiên cứu đặc điểm tài chính của người nghèo, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: người nghèo có thể và đã tiết kiệm, thậm chí khoản tiết kiệm đó là nhỏ và không thường xuyên. Người nghèo thường cần lượng tiền lớn để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau cho đời sống của họ. Vậy làm thế nào để hầu hết người nghèo có được lượng tiền lớn đáp ứng nhu cầu của họ? Người nghèo có thể có được số tiền lớn đó bằng một trong 3 cách: Cách thứ nhất: Bán tài sản của họ để có tiền mặt. Tuy nhiên, họ lại thường có ít hay không có tài sản. Cách thứ hai: Vay tiền bằng cách thế chấp, cầm cố các tài sản đó. Tuy nhiên, họ lại có ít tài sản hoặc tài sản có giá trị thấp. Cách thứ ba: Thường xuyên tiết kiệm tích góp, chuyển các khoản tiết kiệm nhỏ thành khoản tiền lớn. Đây là cách giải quyết tin cậy và bền vững để người nghèo có tiền phục vụ nhu cầu của họ. Dịch vụ tài chính cho người nghèo thông qua cơ chế gửi tiền tiết kiệm bao gồm: - Dịch vụ tiết kiệm cho phép người nghèo có thể tích lũy hôm nay để có khoản tiền cho ngày mai. - Dịch vụ tín dụng cho phép người nghèo có được khoản tiền bây giờ và trã dần trong tương lai. - Dịch vụ bảo hiểm cho phép người nghèo có được khoản tiền khi cần bằng cách tiết kiệm theo một chu trình nhất định. - Có thể kết hợp hai trong các phương thức trên. Trước đây, TCVM thường gắn liền với cho vay nặng lãi, hình thức chơi “hụi”, “họ”. Tuy nhiên, có thể nói rằng TCVM được khởi xướng bắt nguồn từ 2 phát hiện quan trọng trong những năm 1970. - Phát hiện thứ nhất cho rằng: người nghèo có khả năng và sẵn sàng hoàn trã khoản vay theo lãi suất thị trường. Kinh nghiệm thực tiễn ở châu Mỹ Latinh, châu Á đã chứng minh rằng các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn và sẵn sàng trã mức lãi suất đủ để bù đắp các chi phí của các tổ chức cho vay (nợ quá hạn thấp hơn 5%). - Phát hiện thứ hai cho rằng: áp lực tập thể có thể thay thế cho việc thế chấp tài sản. Do hộ nghèo, mà đặc biệt là những phụ nữ nghèo thường không có tài sản để thế 7 chấp nên phát hiện này đã mở ra hình thức cho vay tín chấp, liên đới trách nhiệm tổ nhóm như là một phương tiện cung cấp các dịch vụ tài chính cho những đối tượng khách hàng thực sự nghèo đói. * TCVM với vấn đề xoá đói giảm nghèo TCVM cho xóa đói giảm nghèo là dịch vụ tài chính phù hợp đặc điểm tài chính của người nghèo. TCVM có những đặc điểm cơ bản: Một là, cung cấp dịch vụ tài chính quy mô nhỏ chủ yếu là tín dụng và tiết kiệm. Các NGOs và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có phương pháp cung cấp tín dụng phù hợp cho những người vay có thu nhập thấp. Hai là, đối tượng phục vụ của tài chính vi mô là những người nghèo, chủ yếu là những người có ít nguồn thu nhập hay có sinh kế kiếm sống nhất định, nếu được cung cấp tài chính sẽ có thể vươn lên thoát nghèo. Ba là, TCVM chủ yếu cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo, thu hút người nghèo tham gia vào hoạt động tín dụng và tiết kiệm. Bốn là, tổ chức cung cấp tài TCVM là những tổ chức bền vững tài chính, sự bền vững về tài chính thể hiện ở sự bù đáp được chi phí, tăng nguồn thu, kích thích tiết kiệm, tạo ra vốn cho nhiều người vay tín dụng và tiết kiệm, giám sát và hổ trợ trong sử dụng vốn tín dụng. Năm là, TCVM cung cấp dịch vụ tài chính cho từng hộ hay nhóm khách hàng, nhất là những người cực nghèo, thông qua nhóm tín dụng và tiết kiệm. Sáu là, TCVM cung cấp dịch vụ tài chính ngay tại địa bàn khu dân cư của người vay và tiết kiệm sinh sống, thu hút nhiều người tham gia, giảm chi phí tín dụng, tăng tính cộng đồng, tăng tính tiết kiệm. Bảy là, TCVM cung cấp dịch vụ cho một lượng lớn khách hàng và chủ yếu là ở địa bàn vùng nông thôn. 1.1.3. Đặc điểm sản phẩm của TCVM 1.1.3.1. Sản phẩm tín dụng Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Sản phẩm tín dụng là một bộ phận của sản phẩm bao gồm 8 hoạt động về dịch vụ tín dụng. Sản phẩm tín dụng gồm 3 thành phần chính đó là: mức vay, lãi suất vay và thời hạn vay. - Mức cho vay: Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có, khả năng hoàn trã nợ của hộ vay và nguồn vốn của nhà tài trợ. Mỗi hộ có thể vay một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa theo quy định của nhà tài trợ - Thời hạn cho vay: là khoảng thời gian được tính từ khi người vay nhận món vay đầu tiên cho tới khi hoàn thành nghĩa vụ trã nợ, trã lãi. Thời hạn cho vay thường do khách hàng và Ngân hàng thỏa thuận dựa trên mục đích xin sử dụng vốn vào chu kỳ SXKD, khả năng tài chính, khả năng trã nợ của khách hàng. Hiện nay, thời hạn cho vay ngắn hạn từ 12 trỡ xuống và thời hạn cho vay trung hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. - Lãi suất cho vay: là giá mà người đi vay phải trã cho người cho vay, để được sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ hay lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trã so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất tín dụng là tỷ lệ lãi chia cho vốn mà người vay phải trã cho người cho vay. Nguyên tắc trã lãi phải lấy từ lợi nhuận hoặc các khoản thu nhập khác, tuyệt đối không nên lấy từ giá trị sản phẩm. Hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo Chính phủ quy định là 0,65%/tháng 1.1.3.2. Sản phẩm tiết kiệm *Khái niệm tiết kiệm: Khi nói đến tiết kiệm thì mỗi nhà kinh tế lại đưa ra các khái niệm khác nhau. Nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith trong tác phẩm “của cải của dân tộc” cho rằng : “tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động để tạo ra sản phẩm dể tích lũy cho quá trình tăng tiết kiệm. Nhưng có tạo ra nhiều đi chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên” Sau thế kỷ 19 C.Mác đã chứng minh rằng: trong một nền kinh tế với 2 khu vực, khu vực 1 sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực 2 sản xuất tư liệu tiêu dùng. Để đảm bảo gia tăng nguồn lực cho sản xuất, gia tăng qui mô đầu tư, một mặt phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ỏ khu vực 1, đồng thời phải sử dụng tiết kiệm tư liệu sản xuất ở cả 2 khu vực. Mặt khác phải tăng cường sản xuất tư liệu sản xuất ở khu vực 2, thực 9 hành tiết kiệm tiêu dùng trong sinh hoạt ở cả hai khu vực. Như vậy, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng Đúc kết quan điểm của các nhà kinh tế học khác nhau, Hồ Chí Minh đã vận dụng vào điều kiện cụ thể ở nước ta và đưa ra khái niệm về tiết kiệm :” Tiết kiệm là một qui luật, một phương pháp của một chế độ kinh tế, không phải chỉ tiết kiệm khi đất nược còn nghèo, mà ngay cả khi giàu có và càng giàu có thì càng thực hành tiết kiệm”. Bác luôn nhấn mạnh “ tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là 2 vấn đề mấu chốt để xây dựng và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa xã hội để cải thiện đời sống nhân dân” Như vậy tiết kiệm là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ qui định nhưng vẫn đạt được mục tiêu xác định hoặc sử dụng đúng định mức nhưng đạt được hiệu quả cao hơn mục tiêu đã xác định (Pháp lệnh UBTVQH số 02/1998/LP-UBTVQH10) * Ý nghĩa tiết kiệm Việc tạo ra một thói quen tiết kiệm có một ý nghĩa rất lớn: - Giúp chúng ta vạch ra được một kế hoạch sử dụng vốn một cách hợp lý và hiệu quả -Đảm bảo cho việc thoát nghèo một cách bền vững -Huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để sủ dụng vào những hoạt động mang lai lợi nhuận *Trong chương trình TCVM có hai loại tiết kiệm đó là tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện 1.2.MÔ HÌNH TCVM CỦA HPN THỪA THIÊN HUẾ Mô hình cho vay đối với phụ nữ của Hôi Phụ Nữ (tương tự như cho cho vay đối với hộ nghèo) được biểu hiện trong văn bản số 316/NHCS-KH ngày 02/05/2003 về nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo và các văn bản liên quan khác của, có thể tóm lược theo các nội dung sau: Tại các thôn, ấp, bản, làng của từng xã (phường, thị trấn) thành lập các tổ TK&VV, với thành viên là những hộ nghèo có nhu cầu vay vốn (tổ TK&VV thực hiện các công việc theo hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH huyện); UBND xã phân giao cho mỗi tổ chức hội đoàn thể (…… hội phụ nữ, ……) của xã trực tiếp quản lý một số tổ 10 TK&VV; các hội đoàn thể xã thực hiện các công việc theo hợp đồng ủy thác với NHCSXH. Tại mỗi xã thành lập một điểm giao dịch cố định của NHCSXH, hàng tháng có tổ giao dịch lưu động về thực hiện các phiên giao dịch tại xã. Thủ tục, hồ sơ vay vốn đối với phụ nữ thông qua tổ TK&&VV và được lập ngay tại xã; việc giải ngân cho vay NHCSXH về giải ngân trực tiếp tận tay hộ vay tại điểm giao dịch xã; việc thu lãi, thu tiết kiệm NHCSXH ủy nhiệm cho tổ TK&VV thu của hộ vay và nộp cho NHCSXH tại các điểm giao dịch xã; còn việc trã nợ hộ vay trực tiếp trã cho NHCSXH tại điểm giao dịch xã. Về quy định cho vay đối tượng phải là phụ nữ có tên trong danh sách hội viên Hội Phụ Nữ xã. Mục đích sử dụng vốn vay đầu tư vào sản xuất kinh doanh; giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập. Mức cho vay theo phương án sản xuất kinh doanh của hộ vay, mức tối đa hiện nay là 30 triệu đồng/hộ. Lãi suất cho vay theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ, hiện nay là 0,65% tháng. Thời hạn cho vay theo chu kỳ đối tượng đầu tư, đối với ngắn hạn đến 12 tháng, cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 36 tháng. Thu nợ theo phân kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, thu lãi hàng tháng theo biên lai của NHCSXH. Mô hình quản lý cho vay đối với phụ nữ của NHCSXH là mô hình đặc thù, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Do 4 bộ phận hợp thành gồm Tổ TK&VV, các hội đoàn thể, chính quyền xã và NHCSXH: (i) Tổ tiết kiệm và vay vốn: Tổ TK&VV do các tổ chức chính trị xã hội ở xã đứng ra thành lập bao gồm những đối tượng chính sách khác cùng sinh sống ngay tại khu dân cư (thôn, ấp, bản, làng), cùng có nhu cầu vay vốn NHCSXH, cùng tương trợ, giúp đỡ nhau; với số lượng từ 5 đến 50 thành viên, có ban quản lý Tổ từ 2-3 thành viên, có quy ước hoạt động Tổ và được UBND xã công nhận cho phép hoạt động. NHCSXH quản lý các tổ TK&VV theo địa giới hành chính từng xã, mỗi xã thành lập một điểm giao dịch cố định cấp xã. Tổ TK&VV hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH các nội dung công việc sau[ 28 ]: - Nhận giấy đề nghị vay vốn của thành viên; tổ chức họp các thành viên trong Tổ để thực hiện bình xét công khai, dân chủ; lựa chọn thành viên để điều kiện vay vốn; lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND cấp xã xác nhận 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan