Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Y dược Hiệu quả của đo áp lực ống nội khí quản bằng máy tại khoa hstc bệnh viện thanh n...

Tài liệu Hiệu quả của đo áp lực ống nội khí quản bằng máy tại khoa hstc bệnh viện thanh nhàn năm 2022

.PDF
48
1
74

Mô tả:

ĐÀO THỊ VIỆT HIỀN BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐÀO THỊ VIỆT HIỀN HIỆU QUẢ CỦA ĐO ÁP LỰC ỐNG NỘI KHÍ QUẢN BẰNG MÁY TẠI KHOA HSTC BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH 2022 NAM ĐỊNH- 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH ĐÀO THỊ VIỆT HIỀN HIỆU QUẢ CỦA ĐO ÁP LỰC CUFF ỐNG NỘI KHÍ QUẢN BẰNG MÁY TẠI KHOA HSTC BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Trường Sơn NAM ĐỊNH- 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng đào tạo Sau đại học và quý Thầy / Cô giáo các Bộ môn Trường đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám Đốc Bệnh viện Thanh Nhàn, Ban lãnh đạo khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Thanh Nhàn đã động viên, giúp đỡ hết mình để tôi hoàn thiện được chuyên đề. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: Thạc sỹ Nguyễn Trường Sơn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn làm chuyên đề, đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. Xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo khoa Hồi sức tích cực các Bác sỹ, Điều dưỡng, Người bệnh tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Thanh Nhàn đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề này. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Nam Định, ngày 08 tháng 7 năm 2022 Người thực hiện chuyên đề Đào Thị Việt Hiền ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do tôi lần đầu thực hiện, các số liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác và đáp ứng các quy định về trích dẫn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này. Người cam đoan Đào Thị Việt Hiền iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................... viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………………………..2 1.1. Đại cương về giải phẫu và sinh lý liên quan ........................................ 2 1.1.1. Giải phẫu .................................................................................... 2 1.1.2. Sinh lí đường hô hấp trên: ........................................................... 3 1.2. Chỉ định và chống chỉ định đặt ống khí quản. ...................................... 4 1.2.1. Chỉ định đặt nội khí quản: ............................................................. 4 1.2.2. Chống chỉ định đặt nội khí quản: .................................................. 4 1.3. Quy trình phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản .......................................... 5 1.3.1. Chuẩn bị người bệnh ..................................................................... 5 1.3.2. Chuẩn bị dụng cụ .......................................................................... 5 1.3.3. Tư thếngười bệnh.......................................................................... 6 1.3.4. Thực hành kỹ thuật ....................................................................... 6 1.4. Chăm sóc người bệnh đặt ống nội khí quản ......................................... 6 1.5. Định nghĩa, các phương pháp và qui trình đo áp lực cuff ống NKQ..... 7 1.5.1. Định nghĩa: ................................................................................... 7 1.5.2. Các phương pháp đo áp lực Cuff ống nội khí quản: ...................... 7 1.5.3. Qui trình kỹ thuật đo áp lực Cuff ống nội khí quản ...................... 8 1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 10 1.6.1. Ngoài nước: ................................................................................ 10 iv 1.6.2. Trong nước: ................................................................................ 10 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Thông tin về Bệnh viện Thanh Nhàn................................................. 11 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................. 11 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bệnh viện ............................................................ 12 2.1.3. Thông tin của khoa Hồi sức tích cực ........................................... 14 2.2. Thực trạng quản lý và theo dõi máy đo áp lực cuff ống nội khí quản của điều dưỡng bằng máy áp lực cuff của điều dưỡng tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022.................................................................................................. 16 2.2.1 Các bước tiến hành đo cuff ống NKQ và đánh giá tình trạng cuff và van ............................................................................................................. 16 2.2.2 Thực trạng quản lý và theo dõi máy đo áp lực cuff ống NKQ của điều dưỡng bằng máy áp lực cuff của điều dưỡng tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022. ................................................................................... 17 CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………………..23 3.2. Tình trạng áp lực cuff NKQ trong quá trình nghiên cứu…………..23 3.3. Tác dụng của máy đo áp lực cuff NKQ trong đặt ống NKQ và theo dõi áp lực cuff………………………………………………………………..25 3.4. Đề xuất giải pháp…………………………………………………...27 3.5. Kết luận…………………………………………………………….29 3.6. Khuyến nghị………………………………………………………..30 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NB Người bệnh HSTC Hồi sức tích cực NKQ Nội khí quản vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ........................... 18 Bảng 2.2. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo giới ..................................... 18 Bảng 2.3. Đặc điểm áp lực cuff sau đặt NKQ .............................................. 19 Bảng 2.4. Áp lực cuff theo lần đo trong ngày thứ 1 ...................................... 20 Bảng 2.5. Áp lực cuff theo lần đo trong ngày thứ 2 ...................................... 20 Bảng 2.6 Tình trạng áp lực cuff chung cho tất cả các lần kiểm tra ................ 21 Bảng 2.7. Tình trạng cuff và van .................................................................. 21 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Phân loại theo nhóm tuổi .......................................................... 18 Biểu đồ 2.2. Đặc điểm áp lực cuff khi đặt ống NKQ .................................... 19 viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Giải phẫu đường thở ........................................................................ 3 Hình 1.2. Giải phẫu thanh quản ...................................................................... 4 Hình 1.3. Đồng hồ đo áp lực bóng chèn nội khí quản đang sử dụng tại khoa HSTC bệnh viện Thanh Nhàn ......................................................... 8 Hình 1.4. Thiết bị đo và bơm áp lực cuff tự động ........................................... 8 Hình 1.5. Máy đo áp lực cuff bằng tay ........................................................... 9 Hình 2.1. Hình ảnh Bệnh viện Thanh Nhàn .................................................. 11 Hình 2.2. Hai loại nội khí quản theo đặc tính cuff ........................................ 26 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đặt ống nội khí quản là quy trình thường gặp tại các khoa Hồi sức tích cực (HSTC). Việc đặt NKQ là một thủ thuật không thể trì hoãn. Nội khí quản được cố định bằng việc bơm cuff (đi kèm theo ống) và cố định ngoài da. Duy trì áp lực cuff NKQ hợp lý đóng vai trò then chốt trong việc giữ ống NKQ ở vị trí thích hợp, tránh chấn thương khí quản, giảm viêm phổi và giảm nhiễm trùng đường hô hấp dưới, qua đó làm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện [1]. Tuy nhiên áp lực cuff NKQ không phải lúc nào cũng được đánh giá cẩn thận. Từ trước đến nay người ta thường sử dụng tay không để ước tính độ căng của bóng chèn. Đây là biện pháp đơn giản nhưng chủ quan và khó chính xác. Thực tế, một nghiên cứu đo áp lực cuff NKQ tại Mỹ năm 2004 tại 03 bệnh viện cho thấy chỉ có 27% trường hợp áp lực cuff đo được ở trong giới hạn cho phép [2]. Hiện nay, trên thế giới, việc đo áp lực cuff bằng máy đã trở thành thường quy nhằm giúp nhân viên y tế tại các khoa HSTC đảm bảo được áp lực cuff một cách chính xác. Tại Việt Nam, việc đo áp lực cuff NKQ bằng máy được áp dụng trong vài năm gần đây và một vài nghiên cứu cho thấy tác dụng tích cực trong việc hạn chế viêm phổi thở máy [3,4]. Ở bệnh viện Thanh Nhàn, chúng tôi đã áp dụng thường quy quy trình đo áp lực cuff NKQ bằng máy đo đồng hồ áp kế tại khoa HSTC. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Hiệu quả của đo áp lực cuff ống nội khí quản bằng máy tại khoa HSTC bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022” nhằm mục tiêu: 1. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng áp lực cuff ống nội khí quản trong đặt nội khí quản 2. Mục tiêu 2: Đề xuất 1 số giải pháp tăng cường hiệu quả của đo áp lực cuf ống nội khí quản tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Thanh Nhàn 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.Đại cương về giải phẫu và sinh lý liên quan Giải phẫu Hệ thống hô hấp của con người là cơ quan lưu thông và trao đổi không khí, do đường hô hấp và hai lá phổi cấu tạo lên. Sụn nhẫn ở cuống họng phân hệ hô hấp thành hai phần trên và dưới, tức là đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, họng, yết hầu. Đường hô hấp dưới bắt đầu từ khí quản, phân nhánh thành phế quản gốc bên trái và bên phải, tiểu phế quản, vi phế quản (lá nhỏ thứ cấp của phổi), vi phế quản đầu cuối, vi phế quản hô hấp (lá nhỏ sơ cấp của phổi), ống túi phổi, túi phế nang, phế nang càng phân càng nhỏ, tổng cộng có 24 cấp. Từ khí quản đến vi phế quản hô hấp đến phế nang là bộ phận trao đổi khí. Không khí có thể đi vào đường hô hấp qua mũi hoặc miệng. Nắp thanh quản là cấu trúc ngăn cách khí quản và thực quản ở đáy lưỡi. Ngay dưới nắp thanh quản là các dây thanh âm. Khi đặt ống nội khí quản, bác sỹ sẽ đưa ống đi qua vùng miệng, đi ngay phía dưới nắp thanh quản vào khí quản. Khi đặt ống NKQ cần nhìn rõ các dây thanh âm để tránh các thương tổn gây phù nề cấu trúc. Sau khi đặt ống NKQ, vị trí bóng chèn để cố định ống sẽ nằm hoàn toàn trong 2ong khí quản. Bóng chèn khi được bơm căng sẽ tỳ vào thành khí quản giúp ống NKQ không bị thay đổi vị trí. Nếu bóng chèn bị xẹp, ống có nguy cơ bị đẩy vào quá sâu trong lòng khí quản, có thể qua chỗ phân chia khí – phế quản, làm thông khí 2 bên phổi không đều; hoặc bị đẩy ra ngoài gây tuột ống. Đồng thời, nếu bóng quá lỏng lẻo, các chất đờm rãi vùng hầu họng đi vào gây viêm phổi. Nếu bóng chèn quá căng, nguy cơ gây chấn thương đường thở. 3 Hình 1.1 Giải phẫu đường thở Sinh lí đường hô hấp trên: Đường hô hấp trên làm thông phế nang với bên ngoài nhưng chúng còn có thêm nhiều chức năng quan trọng khác để bảo vệ sự hô hấp đó là:  Làm ẩm khí đưa vào phổi  Điều chỉnh nhiệt độ khí hít vào, do dó dù nhiệt độ hít vào rất nóng hay lạnh khi vào đến phế nang cũng gần bằng nhiệt độ cơ thể: do mũi, hầu miệng và nhiều mạch máu đảm trách.  Hai chức năng trên nhằm bảo vệ phế nang mỏng manh không bị tổn thương do đó ở bệnh nhân có mở khí quản hoặc có đặt NKQ, phải chú ý làm ẩm và ấm khí đưa vào NB.  Thanh môn có nhiệm vụ đóng khi nuốt để ngăn thức ăn vào phổi: chú ý khi đặt NKQ có thể bệnh nhân bị ói hoặc trào ngược do đóng thanh môn không hoàn toàn,chất nôn có thể vào phổi gây viêm phổi. 4 Hình 1.2. Giải phẫu thanh quản Chỉ định và chống chỉ định đặt ống khí quản. Đặt nội khí quản là việc luồn ống nội khí quản qua đường mũi hoặc đường miệng vào trong khí quản. Có nhiều phương pháp đặt nội khí quản trong đó đặt nội khí quản đường miệng có hướng dẫn của đèn soi thanh quản được coi là thường quy. Chỉ định đặt nội khí quản:  Tắc đường hô hấp trên cấp: chấn thương, hít phải, khối u...  Hút chất tiết: suy kiệt nặng, tăng tiết đờm dãi  Mất phản xạ bảo vệ đường thở: Ngừng tuần hoàn, ngộ độc thuốc ngủ, tai biến mạch não, chấn thương sọ não  Thông khí nhân tạo xâm nhập: Suy hô hấp: Viêm phổi nặng, ARDS, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Chống chỉ định đặt nội khí quản:  Chấn thương thanh khí phế quản 5  Sai khớp hàm  U vòm họng, vỡ xương hàm  Phẫu thuật vùng hàm họng. 1.1.2. Quy trình phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản 1.1.2.1. Chuẩn bị người bệnh  NB tỉnh: giải thích để NB yên tâm, động viên NB, tiêm an thần theo chỉ định của bác sỹ.  NB hôn mê: phối hợp với bác sỹ giải thích để người nhà biết mục đính và tai biến có thể xảy ra khi đặt NKQ  Hút đờm dãi.  Cho NB thở oxy qua mũi 3 – 5 lít/phút (trong 15 phút trước thủ thuật).  NB ngừng thở hoặc thở ngáp cá, thở quá yếu: bóp bóng ambu qua mũi, miệng 10 – 15 phút trước khi thực hiện thủ thuật. 1.1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ  Ống nội khí quản: chọn cỡ ống phù hợp. Người lớn có các cỡ 8,0mm ; 7,5mm; 7,0mm. Trẻ em có các cỡ 5,5mm; 4,5mm và 3,0mm. Chọn cỡ ống bằng ngón tay út.  Đèn soi thanh quản: đè lưỡi thẳng và đè lưỡi cong.  Thuốc an thần: Midazolam, Propofol, Fentanyl,…  Bơm tiêm 5ml.  Dầu parafin.  Máy hút, ống thông để hút.  Chống cắn  Băng cuộn hoặc băng dính để cố định ống nội khí quản.  Gối kê vai.  Bóng ambu, bình oxy và dụng cụ thở oxy.  Ống nghe, monitor theo dõi mạch, huyết áp, SpO2. 6 1.3.3. Tư thế người bệnh Người bệnh nằm ngửa không gối đầu, kê cao vai bằng gối để đường đưa ống vào thẳng nhất. 1.3.4. Thực hành kỹ thuật  Giúp bác sĩ sát khuẩn tay, đi găng tay.  Hút đờm dãi, bóp bóng có oxy.  Chuẩn bị thuốc và tiêm an thần theo chỉ định của bác sĩ.  Lắp đèn soi thanh quản, kiểm tra đèn soi đưa cho bác sĩ.  Bôi dầu parafin vào ống nội khí quản, đưa cho bác sĩ.  Khi bác sĩ đưa được ống vào khí quản, NB tăng tiết, ho, co thắt thanh quản, cần nhanh chóng hút đờm dãi.  Lắp và bóp bóng ambu.  Lắp máy đo với đầu ngoài của cuff, bóp bóng bơm hơi vào cuff và theo dõi đồng hồ đo áp lực. Đặt áp lực cuff trong khoảng 20-30 cmH20  Kiểm tra mạch nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2, giúp bác sỹ kiểm tra vị trí ống NKQ sau khi đặt.  Chống cắn, cố định vị trí NKQ bằng băng dính ngoài da.  Đánh giá mức độ thiếu oxy của bệnh nhân.  Thu dọn dụng cụ.  Ghi hồ sơ. 1.1. Chăm sóc người bệnh đặt ống nội khí quản  Người bệnh tỉnh: cố định tay để bệnh nhân không tự rút ống.  Hút dịch, đờm, máu ở họng và ống nội khí quản, theo dõi và xử trí theo y lệnh.  Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở 1 giờ/ lần hoặc 3 giờ/lần theo y lệnh.  Đánh giá tình trạng NB: mức độ tím tái, ý thức. 7  Theo dõi phát hiện tai biến và biến chứng, chú ý biểu hiện tắc đờm trong ống nội khí quản. 1.2. Định nghĩa, các phương pháp và qui trình đo áp lực cuff ống NKQ 1.5.1. Định nghĩa: Đo áp lực bóng chèn (cuff) ống nội khí quản hoặc mở khí quản là đảm bảo bóng chèn có một áp lực hợp lý tác dụng lên khí quản của người bệnh để đạt được mục đích của bóng chèn và không gây tai biến cho người bệnh. Áp lực của bóng chèn cần nhỏ hơn áp lực tưới máu mao mạch, khoảng 18 →22 mmHg hoặc 20 →30 cmH2O. Nếu quá cao gây thiếu máu tổ chức tại chỗ bóng chèn dẫn đến loét do tì đè → hoại tử → thủng khí quản. Nếu để quá thấp thì không đạt được mục đích cố định nội khí quản. Hiệp hội lồng ngực Hoa Kì, Hội Truyền Nhiễm Hoa Kì và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì khuyến cáo là duy trì áp lực cuff > 20 cmH2O như một chiến lược phòng ngừa viêm phổi liên quan đến thở máy (Ventilator Associated Pneumonia – VAP). Nếu áp lực cuff >30 cmH2O trên bệnh nhân có huyết áp bình thường thì sau 15 phút sẽ có tổn thương ở khí quản [3,6,9]. Mục đích của Cuff ống nội khí quản hoặc mở khí quản:  Giữ ống nội khí quản hoặc mở khí quản không bị tuột.  Tránh mất áp lực đường thở trong trường hợp thở máy.  Ngăn chặn dịch tiết từ họng miệng vào đường thở.  Tránh nhiễm trùng. 1.5.2. Các phương pháp đo áp lực Cuff ống nội khí quản: - Ước lượng áp lực Cuff NKQ bằng áp lực ngón tay “finger – pressure”. Đây là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng để ước tính áp lực bóng Cuff nhưng độ chính xác nhưng độ chính xác không cao, phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh sự không phù hợp của phương pháp này và không được khuyến khích [15]. 8 - Đo áp lực Cuff NKQ bằng đồng hồ đo bằng tay: là biện pháp đo và bơm chỉnh bằng tay. Hình 1.3. Đồng hồ đo áp lực bóng chèn nội khí quản đang sử dụng tại khoa HSTC bệnh viện Thanh Nhàn - Đo áp lực Cuff NKQ bằng đồng hồ đo liên tục bằng máy tự động: Đây là phương pháp sử dụng thiết bị mới, có chế độ đo theo lịch được cài đặt trước bơm tự động khi áp lực < 20 cmH2O . Hình 1.4. Thiết bị đo và bơm áp lực cuff tự động 1.5.3. Qui trình kỹ thuật đo áp lực Cuff ống nội khí quản [3] 1.5.3.1. Chỉ định  Thực hiện đo áp lực bóng chèn cho tất cả các NB có đặt ống nội khí quản, mở khí quản.  Thời gian đo: ngày 4 lần trong mỗi ca, đo trước và sau khi thay băng ống nội khí quản hoặc mở khí quản. 9 1.5.3.2. Chống chỉ định  Không có chống chỉ định tuyệt đối.  Không nên đo áp lực bóng chèn ống nội khí quản, mở khí quản khi NB đang kích thích ho, co giật, co thắt phế quản… 1.5.3.3. Chuẩn bị.  Người thực hiện: Điều dưỡng được đào tạo chuyên khoa Hồi sức  Dụng cụ: Đồng hồ đo áp lực Cuff, cồn 90 độ, gạc miếng vô khuẩn, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, xà phòng rửa tay diệt khuẩn, mũ, khẩu trang.  Thông báo, giải thích cho NB hoặc gia đình biết việc sắp làm và nguy cơ có thể xẩy ra. 1.5.3.4. Các bước tiến hành:  Bước 1: Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước.  Bước 2: Mang dụng cụ đến giường bệnh, đặt NB vị trí thích hợp.  Bước 3: Điều dưỡng cầm đồng hồ đo nối với đầu ngoài của cuff nhìn áp lực thực tế trên đồng hồ là áp lực hiện tại của cuff. Nếu đã đạt áp lực chuẩn (20 – 30 cmH20 ) thì tháo máy đo ra. Nếu chưa đạt thì bơm lên sao cho đạt rồi mới tháo máy đo ra. Nếu áp lực cao quá thì tháo bớt hơi để đạt áp lực chuẩn. Hình 1.5. Máy đo áp lực cuff bằng tay 10  Bước 4: Vệ sinh đồng hồ bằng cồn 700 để khô rồi cất máy.  Bước 5: Điều dưỡng rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay dưới vòi nước, ghi phiếu theo dõi áp lực hiện tại của cuff. 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.6.1. Ngoài nước:  Papiya Sengupta, Daniel I Sessler và cộng sự (2004) nghiên cứu kết quả đo áp lực cuff ống nội khí quản tại 03 bệnh viện ở bang KentucKy (Mỹ) [10].  Khan MU, Khokar R (2014) so sánh giữa 2 phương pháp đo áp lực cuff với 100 bệnh nhân chia làm hai nhóm tại bệnh viện Đại học King Saud (Arab Saudi) [14]. 1.6.2. Trong nước:  Vũ Quốc Đạt (2018) “Kiểm soát áp lực Cuff ống nội khí quản liên tục hay không liên tục để phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp liên quan đến máy thở tại Việt Nam: nghiên cứu cho một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát” tại Bệnh viện Trưng Vương và Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương [1].  Dương Thị Thùy Dung (2016) “Đánh giá sự ổn định áp lực Cuff khi sử dụng thiết bị kiểm soát áp lực Cuff tự động – liên tục ở bệnh nhân thở máy so với không sử dụng thiết bị này” tại phòng Hồi sức tích cực trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa Bệnh viện Việt Đức [2].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng