Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh bắc trung bộ...

Tài liệu Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh bắc trung bộ

.PDF
226
272
127

Mô tả:

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  L£ C¤NG HéI L£ C¤NG HéI HIÖU QU¶ KINH DOANH CñA DOANH NGHIÖP LOGISTICS ë C¸C TØNH B¾C TRUNG Bé Hµ néi - 2017 Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  L£ C¤NG HéI HIÖU QU¶ KINH DOANH CñA DOANH NGHIÖP LOGISTICS ë C¸C TØNH B¾C TRUNG Bé Chuyªn ngµnh: KINH DOANH TH¦¥NG M¹I (KINH TÕ Vµ QU¶N Lý TH¦¥NG M¹I) M· CHUY£N NGµNH: 62340121 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN VỀ SỰ TRÙNG LẮP Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này, này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. (Báo cáo kết quả kiểm tra trùng lắp từ Turnitin đính kèm trang cuối của luận án). Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh GS.TS. Đặng Đình Đào Lê Công Hội LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo Sau đại học, Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế cùng các Thầy, Cô giáo, cán bộ của Viện, đặc biệt là GS.TS Hoàng Đức Thân - Viện trưởng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy hướng dẫn GS.TS Đặng Đình Đào - người đã luôn tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ của các Sở, ban, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã cung cấp thông tin, số liệu và hỗ trợ tôi thực hiện điều tra khảo sát. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bạn đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình đã luôn bên cạnh ủng hộ, chia sẻ khó khăn, động viên, khích lệ trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả luận án Lê Công Hội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN VỀ SỰ TRÙNG LẮP LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MUC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ................................................................ 5 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ........................................................ 5 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ....................................................... 12 1.1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu .................................................................... 16 1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 17 1.2.1. Quy trình nghiên cứu................................................................................. 17 1.2.2. Lý thuyết nền tảng ..................................................................................... 18 1.2.3. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 18 1.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 19 1.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu..................................................... 22 1.2.6. Kết quả xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................. 23 Kết luận chương 1.................................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS .................................................................... 30 2.1. Khái quát về logistics và doanh nghiệp logistics .............................................. 30 2.1.1. Khái niệm logistics .................................................................................... 30 2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp logistics .............................................................. 33 2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp logistics ......................................................... 34 2.1.4. Vai trò của doanh nghiệp logistics ............................................................. 38 2.1.5. Phân loại doanh nghiệp logistics ............................................................... 41 2.2. Hiệu quả kinh doanh và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ..................................................................................................................... 43 2.2.1. Hiệu quả kinh doanh logistics.................................................................... 43 2.2.2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics và chỉ tiêu đánh giá ........ 47 2.3. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ..................................................................................................................... 56 2.3.1. Thể chế pháp luật ...................................................................................... 56 2.3.2. Môi trường kinh tế vĩ mô .......................................................................... 57 2.3.3. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 57 2.3.4. Cơ sở hạ tầng logistics............................................................................... 58 2.3.5. Nhân lực của các doanh nghiệp logistics ................................................... 58 2.3.6. Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logisics .................................. 59 2.3.7. Thị trường cho các doanh nghiệp logistics................................................. 59 Kết luận chương 2.................................................................................................... 60 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ....................................................... 61 3.1. Khái quát về doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ....................... 61 3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ logistics........................................................................................... 61 3.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ............ 65 3.3. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ................................................................................................... 70 3.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) .................................................... 71 3.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (ROE) ........................................... 77 2.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) ......................................................... 79 3.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh (ROC) ...................................... 80 3.3.5. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân ....................................................... 82 3.3.6. Thu nhập bình quân của lao động .............................................................. 84 3.3.7. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics thông qua tác động lan tỏa đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics .............. 85 3.3.8. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics thông qua tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ............................................... 90 3.4. Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ................................................................ 92 3.4.1. Thể chế pháp luật ...................................................................................... 92 3.4.2. Môi trường kinh tế vĩ mô .......................................................................... 93 3.4.3. Điều kiện tự nhiên của các tỉnh Bắc Trung Bộ........................................... 96 3.4.4. Cơ sở hạ tầng logistics............................................................................... 97 3.4.5. Nhân lực của các doanh nghiệp logistics ................................................. 100 3.4.6. Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ............................... 101 3.4.7. Thị trường cho các doanh nghiệp logistics .............................................. 103 3.5. Đánh giá qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ............................................................................. 105 3.5.1. Những mặt tích cực ................................................................................. 105 3.5.2. Những hạn chế ........................................................................................ 107 3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................. 109 Kết luận chương 3.................................................................................................. 112 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ . 113 4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2025 và yêu cầu khả năng phát triển dịch vụ logistics trong vùng ....... 113 4.1.1. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn 2030 ................................................................................................... 113 4.1.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực của vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 ........................................................................... 115 4.1.3. Yêu cầu và khả năng phát triển dịch vụ logistics vùng Bắc Trung Bộ ...... 117 4.2. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ................................................................................................. 129 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ................................................................................................. 130 4.3.1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics và chất lượng dịch vụ .............................................................................................................. 130 4.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nhân lực . 136 4.3.3. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường dịch vụ logistics ........................ 137 4.3.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics ........................... 138 4.3.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển doanh nghiệp logistics và dịch vụ logistics.............................................................................. 140 4.4. Một số kiến nghị về tạo lập môi trường, điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.................................................. 141 4.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành trung ương ..................................... 141 4.4.2. Kiến nghị với UBND các tỉnh Bắc Trung Bộ .......................................... 144 4.4.3. Kiến nghị với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics và các hiệp hội khác .. 145 Kết luận chương 4.................................................................................................. 146 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ XỬ LÝ DỮ LIỆU TỪ PHẦN MỀM SPSS PHỤ LỤC 2. PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS PHỤ LỤC 3. PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA TRÙNG LẮP TỪ TURNITIN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT I. Tiếng Việt Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BTB Bắc Trung Bộ CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CQHC Cơ quan hành chính CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ GTGT Giá trị gia tăng GTVT Giao thông vận tải HNQT Hội nhập quốc tế HQ Hiệu quả HĐKD Hoạt động kinh doanh HQKD Hiệu quả kinh doanh KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ KKT Khu kinh tế KT-XH Kinh tế - xã hội NK Nhập khẩu TM Thương mại TU Tỉnh ủy UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XK Xuất khẩu XNK Xuất Nhập khẩu II. Tiếng Anh Chữ viết tắt 1PL 2PL 3PL 4PL ASEAN Tiếng Anh The First Party Logistics The Second Party Logistics The Third Party Logistics Fourth Party Logistics Association of South East Asia Nations CIF Cost, Insurance and Freight EDI EWEC Electronic Data Interchange East-West Economic Corridor Free On Board (Trước đây và tại một số nơi vẫn hiểu là Freight On Board với ý nghĩa tương tự) Just in time Gross Domestic Products Gross Regional Domestic Products Inland Clearance Depot Logistics Performance Index Logistics service provider Multimodal Transport Operator Physical Distribution Radio Frequency Identification Return On Assets Return On Cost Return On Equity Return On Sales Supply Chain Management World Bank World Trade Organization Warehouse Management System FOB JIT GDP GRDP ICD LPI LSP MTO PD RFID ROA ROC ROE ROS SCM WB WTO WMS Tiếng Việt Logistics bên thứ nhất Logistics bên thứ hai Logistics bên thứ ba Logistics bên thứ tư Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Giá trên cơ sở incoterm bao gồm Giá + Vận chuyển + Bảo hiểm trả tới điểm đến. (Bên bán chịu các chi phí vận chuyển, bảo hiểm) Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử Hành lang kinh tế Đông - Tây Giá giao hàng lên tàu (theo incoterm 2010), theo đó bên mua phải chịu chi phí vận chuyển, bảo hiểm. Giao hàng đúng thời điểm Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm trên địa bàn Cảng thông quan nội địa (cảng cạn) Chỉ số hiệu quả logistics Nhà cung cấp dịch vụ logistics Công ty vận tải đa phương thức Phân phối vật chất Định vị bằng sóng radio Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Quản trị chuỗi cung ứng Ngân hàng thế giới Tổ chức thương mại thế giới Hệ thống quản lý kho bãi DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG Bảng 1.1 Bảng 1.2. Bảng 1.3. Bảng 2.1. Bảng 2.2. Bảng 3.1. Bảng 3.2. Bảng 3.3. Bảng 3.4. Bảng 3.5. Bảng 3.6. Bảng 3.7. Bảng 3.8. Bảng 3.9. Bảng 3.10. Bảng 3.11. Bảng 3.12. Bảng 3.13. Bảng 3.14. Bảng 3.15. Bảng 3.16. Bảng 3.17. Bảng 3.18. Bảng 3.19. Bảng 3.20. Bảng 4.1. Bảng 4.2. Bảng 4.3. Bảng 4.4. Bảng 4.5. Quy mô mẫu khảo sát ...................................................................... 21 Phản hồi phiếu khảo sát doanh nghiệp logistics ................................ 21 Phản hồi phiếu khảo sát doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics ....... 22 Phân loại dịch vụ logistics ................................................................ 33 Tính toán, so sánh năng suất của hoạt động logistics......................... 37 Chỉ tiêu kinh tế vĩ mô các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011-2015 .. 62 Số lượng doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ................ 65 Doanh thu dịch vụ logistics ở Bắc Trung Bộ ..................................... 69 Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp logistics ........................................... 70 Thống kê mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics...................................................... 71 Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở BTB . 71 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp dịch vụ vận tải... 72 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp dịch vụ kho bãi.. 75 Chỉ số ROE của doanh nghiệp dịch vụ vận tải ở Bắc Trung Bộ ........ 77 Chỉ số ROE của doanh nghiệp dịch vụ kho bãi ................................. 78 Chỉ số ROA của doanh nghiệp dịch vụ vận tải ở Bắc Trung Bộ ........ 79 Chỉ số ROA của doanh nghiệp dịch vụ kho bãi ................................. 79 Chỉ số ROC của doanh nghiệp dịch vụ vận tải .................................. 81 Chỉ số ROC của doanh nghiệp dịch vụ kho bãi ................................. 81 Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp dịch vụ vận tải ....... 82 Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp dịch vụ kho bãi...... 83 Tổng sản phẩm của lĩnh vực vận tải và kho bãi ................................. 91 Xuất nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại của Việt Nam 2000-2015 . 95 Hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ........................................................................................ 102 Thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ ..................................................... 105 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Bắc Trung Bộ ............. 113 Quy hoạch hệ thống cảng biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ................. 119 Quy hoạch hệ thống giao thông vận tải đường bộ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ . 120 Danh mục dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đi qua các tỉnh Bắc Trung Bộ ........................... 121 Quy hoạch các trung tâm logistics vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 .............................................................. 122 DANH MUC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình 1.2. Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 17 Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 19 Hình 2.1. Nội dung cơ bản của hoạt động logistics ........................................... 32 Hình 2.2. Tổng chi phí logistics và các chi phí thành phần ............................... 38 Hình 2.3. Phạm vi hiệu quả kinh doanh logistics .............................................. 46 Hình 2.4. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics .............................. 49 Hình 2.5. Mô hình đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ... 52 Hình 3.1. Tiềm năng của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics...................................................... 64 Hình 3.2. Quy mô doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ ............................... 66 Hình 3.3. Tỷ lệ các doanh nghiệp không thường xuyên sử dụng các trang thiết bị thông tin ........................................................................................... 68 Hình 3.4. Tỷ lệ doanh nghiệp chưa có trang thiết bị thông tin........................... 68 Hình 3.5. So sánh chỉ tiêu ROS của doanh nghiệp dịch vụ vận tải .................... 72 Hình 3.6. Chi phí dịch vụ vận tải ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ............................... 73 Hình 3.7. Đánh giá dịch vụ cảng biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ........................ 74 Hình 3.8. So sánh chỉ tiêu ROS của doanh nghiệp dịch vụ kho bãi ................... 75 Hình 3.9. So sánh chỉ tiêu ROS của các doanh nghiệp logistics ........................ 77 Hình 3.10. So sánh chỉ tiêu ROE của các doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ.... 78 Hình 3.11. So sánh chỉ tiêu ROA của các doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ . 80 Hình 3.12. So sánh chỉ tiêu ROC của các doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ ... 82 Hình 3.13. So sánh năng suất lao động của các doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ .......................................................................................... 84 Hình 3.14. So sánh thu nhập bình quân của người lao động ............................... 85 Hình 3.15. Tác động của dịch vụ logistics đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics............................................. 86 Hình 3.16. Dịch vụ logistics tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ................................................................................ 87 Hình 3.17. So sánh mức giảm chi phí khi sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài so với tự thực hiện................................................................................. 87 Hình 3.18. Dịch vụ logistics tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ................................................................................ 89 Hình 3.19. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài của các doanh nghiệp ...... 89 Hình 3.20. Hình 3.24. Hoạt động của doanh nghiệp logistics tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ................................................................. 91 Diễn biến tăng trưởng GDP Việt Nam .............................................. 94 Đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng logistics tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.. 97 Đánh giá những thách thức của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong phát triển logistics và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ............ 98 Khách hàng đánh giá chất lượng nhân lực trong các doanh nghiệp Hình 3.25. Hình 3.26. logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ................................................... 101 Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở BTB ........... 102 Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở Hình 3.21. Hình 3.22. Hình 3.23. Hình 3.27. Hình 3.28. Hình 3.29. Hình 4.1. Hình 4.2. Hình 4.3. Hình 4.4. Bắc Trung Bộ ................................................................................. 103 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở Bắc Trung Bộ ................................................................................. 106 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ........ 107 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ............................. 111 Đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ........................................................................................ 131 Định hướng phát triển để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ........................................ 133 Lựa chọn mô hình logistics cảng biển tối ưu ................................... 139 Việc ban hành chính sách phát triển doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ................................................................................. 140 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới và cải cách đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào ngành gia công, lắp ráp, có giá trị gia tăng thấp, chi phí sản xuất kinh doanh cao mà một nguyên nhân là do sự kém phát triển của dịch vụ logistics trong nước, làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Logistics được xem là ngành công nghiệp phụ trợ đối với các ngành công nghiệp chế tạo, phát triển dịch vụ logistics được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Khu vực Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có vị trí thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá với các vùng trong nước và quốc tế, trong đó dịch vụ logistics là khâu xương sống cho cho hoạt động này. Các nhân tố đột phá, then chốt để đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics BTB đã hội tụ đầy đủ bao gồm: Nằm trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây nối Lào với Biển Đông, có nhiều sân bay, bến cảng, cửa khẩu biên giới giữa Việt – Lào. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế trên, vùng BTB còn có nhiều khó khăn. Đó là hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề, kinh tế - xã hội (KT-XH) còn kém phát triển, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra và chịu ảnh hưởng nặng nề của vấn đề môi trường biển gần đây. Trong thời gian qua, kinh tế các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhiều phát triển tích cực, thu hút được một số dự án công nghiệp lớn đóng góp cho phát triển KT-XH của vùng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics ngày càng nhiều. Hệ thống doanh nghiệp (DN) logistics trong vùng đã có sự phát triển về số lượng, quy mô nhưng còn nhiều tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về năng lực và khả năng cung ứng dịch vụ logistics chất lượng, hoạt động còn manh mún, tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ đơn lẻ, giá trị gia tăng thấp. Do đó, hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ logistics, ngày càng nhiều cơ hội kinh doanh được mở ra nhưng các DN logistics cũng đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nguy cơ rủi ro càng nhiều làm ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của các DN nói chung và HQKD của các doanh nghiệp nói riêng. Trong điều kiện đó, cùng với việc thúc đẩy sự ra đời các doanh nghiệp logistics thì việc nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện về hiệu quả kinh doanh, chỉ ra những 2 tồn tại, yếu kém và đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics là đặc biệt có ý nghĩa. Vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ” là có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận, thực tiễn và có tính thời sự cấp thiết. Đề tài hướng đến việc luận giải luận cứ khoa học qua tổng quan cơ sở lý luận về HQKD của DN logistics, kết hợp với phân tích, đánh giá thực trạng HQKD của DN logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh BTB trong điều kiện và bối cảnh phát triển của đất nước. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: (i) Nghiên cứu lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics (một trong những loại hình doanh nghiệp đặc thù) và làm rõ tính đặc thù hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics so với các loại hình doanh nghiệp khác. (ii) Nhận diện, phân tích những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ- nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển dịch vụ logistics. (iii) Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở địa bàn Bắc Trung Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay. (iv) Đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2025. Những giải pháp đề xuất phải phù hợp với chủ trương, chính sách mới của Nhà nước về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án cần nghiên cứu và giải đáp các câu hỏi sau: (i) Doanh nghiệp logistics có những đặc điểm cơ bản nào? (ii) Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics được xác định như thế nào? (iii) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ? (iv) Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có những mặt tích cực, hạn chế nào? (v) Những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là gì? 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics và thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics (loại hình doanh nghiệp 2PL, 3PL, 4PL, 5PL) có trụ sở tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. 3.2.2. Phạm vi thời gian Nghiên cứu quá trình phát triển, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2015. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh đến năm 2025. 4. Những đóng góp mới của luận án 4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Thứ nhất, luận án góp phần phát triển lý luận về HQKD logistics, đưa ra khái niệm, phạm vi HQKD logistics, làm cơ sở quan trọng cho việc hình thành khung lý thuyết khi tiến hành phân tích, đánh giá HQKD của DN logistics ở Việt Nam. Thứ hai, kế thừa các công trình nghiên cứu nước ngoài, luận án làm rõ tính đặc thù HQKD của DN logistics so với các loại hình DN khác. Từ đó, đề xuất mô hình đánh giá HQKD của DN logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - nơi có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển dịch vụ logistics nhưng các doanh nghiệp hoạt động còn manh mún, tự phát, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ riêng lẻ và chưa phát huy vai trò của chuỗi cung ứng. Tác giả thực hiện khảo sát cả DN logistics và DN sử dụng dịch vụ logistics để có đánh giá khách quan, toàn diện về HQKD logistics, không chỉ xem xét hiệu quả trong phạm vi DN mà còn tính đến hiệu quả của các đối tác trong chuỗi cung ứng cũng như tác động lan tỏa đến HQKD của DN sử dụng dịch vụ logistics và phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba, luận án nhận diện những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến HQKD của DN logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Vì vùng BTB có điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội khác các vùng miền khác trong cả nước nên các DN hoạt động ở địa phương chịu tác động của các nhân tố đặc thù như: Điều kiện tự nhiên; Cơ sở hạ tầng logistics; Nhân lực; Thị trường … Đây là cơ sở để bổ sung đánh giá và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao HQKD của DN logistics ở các tỉnh BTB. 4.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng HQKD của các DN logistics, luận án chỉ ra những 4 mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao HQKD của DN logistics ở các tỉnh BTB, bao gồm: (1) Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực DN logistics và chất lượng dịch vụ; (2) Nhóm giải pháp về đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nhân lực; (3) Nhóm giải pháp về phát triển thị trường dịch vụ logistics; (4) Nhóm giải pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; (5) Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển doanh nghiệp logistics và dịch vụ logistics. Những giải pháp này phù hợp với chủ trương, chính sách mới của Nhà nước về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Những giải pháp, kiến nghị dựa trên cơ sở khoa học có thể nghiên cứu và vận dụng tốt cho thực tiễn xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của DN logistics và gợi ý chính sách, cơ chế cho các tỉnh BTB nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần phát triển KT-XH, nâng cao mức hưởng thụ và đời sống của nhân dân trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ. Mặc dù luận án đã đề xuất mô hình đánh giá HQKD trong nội bộ DN và hiệu quả lan tỏa đến các đối tác, tuy nhiên, phần đánh giá hiệu quả lan tỏa đến các DN sử dụng dịch vụ và phát triển kinh tế - xã hội chưa được sâu sắc. Nguyên nhân là do khó khăn trong thu thập số liệu phục vụ phân tích, đánh giá. Bên cạnh đó, việc khảo sát cũng còn hạn chế đó là thiếu khảo sát đối với các cơ quan quản lý của các địa phương. Đây là vấn đề gợi mở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Chương 4: Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã đề cập đến đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án. a) Những nghiên cứu khái quát về dịch vụ logistics và doanh nghiệp logistics Chủ đề logistics đã được nhiều học giả quốc tế nghiên cứu trong nhiều thập kỷ trước đây. Trong giai đoạn phát triển hệ thống phân phối vật chất (1950-1970), các nghiên cứu trong ngành sản xuất chú trọng đến mục tiêu sản xuất ra sản phẩm với chi phí thấp nhất (Lummus và Vokura, 1999). Đến những năm 1980, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty toàn cầu đòi hỏi logistics và quản trị chuỗi cung ứng (SCM) hướng đến mục tiêu giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm. Mô hình “Justin-time” ra đời là minh chứng cho việc nâng cao hiệu quả (HQ) sản xuất và rút ngắn vòng quay sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Sang những năm 1990, các DN bắt đầu chú trọng đến quản trị nguồn lực trong DN, bao gồm cả các bộ phận logistics và nhà cung cấp chiến lược (Lummus và Vokura, 1999). Từ những năm 1990, nhiều nhà khoa học đã chú trọng nghiên cứu về dịch vụ logistics bên thứ ba (Third Party Logistics- 3PL) hay còn gọi là dịch vụ logistics thuê ngoài (outsourcing). Lau (1999) định nghĩa Dịch vụ logistics bên thứ ba là việc thuê ngoài dịch vụ logistics đối với DN như các dịch vụ vận tải, lưu kho, quản trị hàng tồn kho, phân phối và các dịch vụ tạo GTGT khác (ví dụ đóng gói, nhận hàng, sửa chữa, bảo quản hàng). DN logistics 3PL là DN cung cấp các dịch vụ logistics cho các công ty thuê ngoài dịch vụ để điều phối vận chuyện hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. DN logistics 3PL cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng đa dạng như sản xuất, kết nối sản phẩm thượng nguồn và hạ nguồn, kết nối nhà cung cấp và khách hàng trong chuỗi cung ứng (Kajita và Ohta, 2001). Nghiên cứu logistics và SCM thường nhấn mạnh hai quan điểm chính: hội nhập tổ chức và điều phối dòng chu chuyển. Trong hội nhập tổ chức, các DN phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng và tương tác với các nhà cung cấp, khách hàng để cải thiện đáp ứng cung cấp, dịch vụ khách hàng và giảm chi phí hoạt động. Cán bộ quản lý cấp cao cần giải quyết rào cản chức năng giữa các quy định, chẳng hạn như sản xuất, phân phối, tiếp thị, kế toán, nghiên cứu và phát triển nhằm cải thiện cán sự kết dính. Trong 6 điều phối dòng chu chuyển, công ty điều phối phương tiện, thông tin và các dòng vốn trong mạng chuỗi cung ứng để tối đa hóa hiệu suất và hiệu quả và giảm thiểu lãng phí (Lee and Ng, 1998). b) Nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics Từ những năm 1990, cùng với khởi đầu nghiên cứu về dịch vụ logistics 3PL, các nhà khoa học bắt đầu chú trọng nghiên cứu về HQKD dịch vụ logistics. Công trình nghiên cứu “Hiệu quả logistics: Định nghĩa và đo lường” (Logistics Performance: Definition and Measurement” của Chow (1994) đã đưa ra khái niệm về HQKD dịch vụ logistics và các chỉ tiêu đo lường HQKD dịch vụ logistics. Theo tác giả, HQ dịch vụ logistics cần xem xét rộng hơn phạm vi DN và cần xem xét trên nhiều mục tiêu. Từ đó, tác giả định nghĩa HQKD dịch vụ logistics là đạt được các mục tiêu: tăng trưởng doanh thu, đảm bảo việc làm và điều kiện làm việc, hài lòng khách hàng, sẵn có sản phẩm, HQ chi phí, khả năng sinh lợi, trách nhiệm xã hội, giao hàng đúng hạn, giữ cam kết, giảm thiểu hư hỏng và mất, giá thành hợp lý và sự linh hoạt. Để đánh giá HQKD logistics, tác giả đưa bốn nhóm chỉ tiêu đo lường và các ưu, nhược điểm của từng nhóm chỉ tiêu: (i) Các chỉ tiêu thống kê về tài chính (doanh thu, lợi nhuận); (ii) Các chỉ tiêu thống kê về chi phí (chi phí vận tải, chi phí nhân công); (iii) Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu ra và chi phí đầu vào hoặc chỉ số đo lường HQ (số lượt hàng vận chuyển/giờ); (iv) Các chỉ tiêu định tính (chất lượng dịch vụ, thời gian vòng quay (nhanh/chậm)). Điểm hạn chế của công trình này là tác giả chỉ mới đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics và đề xuất một số nhóm chỉ tiêu đo lường dựa trên tổng hợp lý các công trình nghiên cứu. Tác giả thừa nhận rằng định nghĩa và đo lường hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistic là một nhiệm vụ khó khăn cho các nhà nghiên cứu và nhà quản lý. Từ đó, tác giả đề xuất 5 khuyến nghị cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. Thứ nhất, cần nỗ lực phát triển chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh. Các nhà nghiên cứu cần chú trọng nghiên cứu và đưa các định nghĩa và phương thức đo lường hiệu quả kinh doanh đồng thời nêu rõ các hạn chế của các công trình nghiên cứu. Các chỉ tiêu, phương thức đưa ra cần hợp lý. Thứ hai, khuyến khích sáng tạo trong các thiết kế nghiên cứu. Ví dụ, việc thu thập phiếu điều tra khảo sát qua gửi thư là cách thường dùng nhưng các nhà nghiên cứu cũng có thể phát triển thêm các phương thức khác. Thứ ba, cần phát triển các mô hình đo lường hiệu quả logistics ngoài những mô hình truyền thống. Thứ tư, cần nhận thức ý nghĩa của quản trị chuỗi cung ứng. Để đo lường hiệu quả cần xác định vai trò cụ thể của các thành viên trong chuỗi cung ứng. Các thành viên ở các bộ phận khác nhau có những chức năng khác nhau. Bên cạnh 7 đó, đo lường hiệu quả cần xem xét hiệu quả tổng thể của chuỗi cung ứng, thay vì hiệu quả của từng thành viên riêng lẻ. Thứ năm, cần có kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Các nhà nghiên cứu và nhà quản lý doanh nghiệp cần có những trao đổi, thảo luận để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trong dài hạn. Mục tiêu của logistics và SCM là nâng cao hiệu suất và HQ hoạt động của chuỗi cung ứng, do đó nhiều nhà khoa học đã chú trọng đến đánh giá HQ hoạt động chuỗi cung ứng. Croom (2000) cho rằng nghiên cứu về HQKD dịch vụ logistics cần chú trọng đến đo lường HQ hoạt động của chuỗi cung ứng, bao gồm sáu lĩnh vực: quản trị chiến lược, dịch vụ logistics, marketing, quan hệ khách hàng, mô hình tối ưu, hành vi tổ chức. Tác giả Keebler và Plank (2009) nghiên cứu thực trạng HQ logistics của các DN ở Hoa Kỳ và đưa ra chuẩn mực đánh giá HQ dịch vụ logistics cũng như các đề xuất nhằm nâng cao HQ. Theo tác giả, HQ logistics được thể hiện ở năm nhóm chỉ tiêu đánh giá:Thứ nhất, HQ trong DN. Các chỉ tiêu đo lường gồm sự chính xác kiểm hàng tồn kho, thời gian vòng quay tiền, sự chính xác trong xử lý hàng, đáp ứng các yêu cầu đặt hàng. Thứ hai, HQ đối với các thành viên giao dịch trong chuỗi cung ứng. Các chỉ tiêu đo lường gồm số lần phản ánh của khách hàng, sự giao hàng đúng hạn, sự mất mát hay hư hỏng hàng hóa, hàng trả lại, thời gia vòng quay đặt hàng, sự hài lòng của khách hàng, sự chính xác trong dự báo, sự chính xác của hóa đơn, thời gian trả lời khiếu nại. Thứ ba, HQ về chi phí. Các chỉ tiêu đánh giá gồm chi phí vận chuyển hàng, chi phí hàng tồn kho, chi phí dự trữ hàng ở kho của bên thứ ba, chi phí logistics trên từng đơn vị sản phẩm.Thứ tư, HQ về năng suất. Các chỉ tiêu đánh giá gồm số lượng hàng hoàn thành tồn kho, số lượng đơn hàng được thực hiện, số lượng sản phẩm thực hiện trên một nhân công, số lượng sản phẩm thực hiện trên giờ, số lượng sản phẩm thực hiện trên một đơn vị vận tải. Thứ năm, HQ tối ưu hóa. Các chỉ tiêu đánh giá gồm khả năng sử dụng trang thiết bị HQ, khả năng sử dụng kho bãi tối ưu, khả năng sử dụng nhân lực tối ưu. Logistics được xem là ngành công nghiệp phụ trợ đối với các ngành công nghiệp chế tạo, phát triển dịch vụ logistics được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Mọi DN đều phải sử dụng dịch vụ logistics dưới nhiều dịch vụ khác nhau. Với các DN có tham gia các hoạt động TM quốc tế thì các dịch vụ logistics càng đóng vai trò quan trọng. Có thể nói logistics bao gồm tất cả các vấn đề đối với nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc liên quan đến các hoạt động thương mại quốc tế như thủ tục, các điều kiện thanh toán, điều khoản trong thương mại, các hợp đồng phân phối và bán hàng đại lý, thủ tục hải quan, đóng gói và vận tải (Pierre and Richard, 8 2006). Một số nghiên cứu cho rằng trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu hiện nay thì áp lực của các quốc gia, địa phương trong việc giúp tạo ra GTGT cho các DN thông qua tiết giảm chi phí logistics ngày càng cao hơn bao giờ hết. Có một sự thừa nhận ngày càng được củng cố rằng thông qua việc nâng cao HQ hoạt động logistics và hiệu suất trong SCM sẽ giúp đạt được cả hai mục tiêu là giảm chi phí và thúc đẩy hoạt động dịch vụ. Mục tiêu SCM gắn liền với mục tiêu đạt được về thị trường, mạng lưới phân phối, quá trình sản xuất theo cách mà các DN sẽ được phục vụ tốt hơn và tất nhiên với chi phí thấp hơn (Martin, 2005). c) Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics Nhiều nhà khoa học đã tập trung phân tích, đánh giá HQKD của DN cung cấp dịch vụ logistics theo các cách tiếp cận, phương pháp, mô hình khác nhau. Một trong những cách tiếp cận khá toàn diện, bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là sử dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC). Chia và các tác giả (2009) sử dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng theo bốn góc độ, bao gồm 15 chỉ tiêu để đánh giá HQKD của các DN logistics trong lĩnh vực vận tải đường bộ, vận tải đường biển, kho bãi, phân phối hàng điện tử. Dưới góc độ tài chính, các chỉ tiêu đánh giá bao gồm lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI), tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và giảm chi phí. Thị phần, số lượng khách hàng giữ lại và sự hài lòng của khách hàng là chỉ tiêu đánh giá dưới góc độ của khách hàng. Dưới góc độ quy trình kinh doanh nội bộ, các chỉ tiêu đánh giá bao gồm chất lượng của dịch vụ, dịch vụ mới được triển khai, giao hàng đúng hạn và giảm chất thải. Dưới góc độ đào tạo và phát triển, các chỉ tiêu đánh giá gồm sự hài lòng của nhân viên, thu nhập của nhân viên, số lượng sáng kiến được thực hiện trên mỗi nhân viên và tiền đầu tư vào đào tạo nhân viên. Từ 15 chỉ tiêu đánh giá, tác giả thiết kế bảng hỏi theo thang điểm Likert để phỏng vấn trên mẫu nghiên cứu gồm 652 doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics, sản xuất, bán lẻ. Kết luận rút ra từ nghiên cứu của tác giả là các doanh nghiệp thường chú trọng đến các chỉ tiêu tài chính (tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và giảm chi phí) để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics còn quan tâm đến chỉ tiêu về sự hài lòng của khách hàng, giao hàng đúng hạn. Điểm hạn chế của công trình nghiên cứu này là chỉ mới chỉ ra mức độ quan trọng của một số chỉ tiêu sử dụng đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng theo phương pháp thẻ điểm cân bằng, tác giả chưa áp dụng các chỉ tiêu này để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Về phương pháp định lượng, tác giả Philip (2007) nghiên cứu và đưa ra các công cụ đo lường HQ của DN logistics như phân tích điểm hòa vốn, phương pháp tính toán
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan