Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt n...

Tài liệu Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam

.PDF
219
182
86

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH LÊ THỊ THÚY HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS, TS. Trần Xuân Hải Hướng dẫn 2: PGS, TS. Lê Văn Luyện HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học riêng của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Lê Thị Thúy ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... i MỤC LỤC.......................................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ................................................................................................................. ix MỞ ĐẦU............................................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................................. 1 2. Tổng quan nghiên cứu.................................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................... 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 12 5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................. 12 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................................... 13 7. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................................... 13 8. Kết cấu của luận án ...................................................................................................................... 14 CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................................... 15 LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................................................................... 15 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................. 15 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ....................................................... 15 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại .............................. 17 1.2. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......... 23 1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh ngân hàng thương mại ................................... 23 1.2.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ................... 25 1.2.3. Nội dung hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại .................. 26 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ................ 28 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ....................... 42 1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................................................. 49 1.3.1. Kinh nghiệm của ngân hàng Công Thương Trung Quốc - ICBC và các Ngân hàng thương mại Trung Quốc ............................................................................................................................... 49 1.3.2. Ngân hàng thương mại Rakyat Indonesia (BRI)- Indonesia .................................................. 51 iii 1.3.3. Ngân hàng thương mại Siam -Thái Lan ................................................................................. 52 1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ...................................................................................... 54 CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................................... 59 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH ................................................................................. 59 CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............ 59 2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .................................. 59 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam ...................................................................... 59 2.1.2. Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam ............................................................. 63 2.1.3. Tình hình tài sản của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam .............................................................................................. 71 2.1.4. Các hoạt động khác ............................................................................. 78 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ....................................................................................... 82 2.2.1. Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam .............................................................................................. 82 2.2.2. Chỉ tiêu an toàn tài chính và khả năng thanh khoản .......................... 100 2.2.3. Chỉ tiêu định tính .............................................................................. 107 2.3. KIỂM ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM QUA MÔ HÌNH TOBIT VÀ PHƯƠNG PHÁP DEA 108 2.3.1. Phương pháp phân tích bao dữ liệu(tiếp cận phi tham số- DEA) .......................... 108 2.3.2. Mô hình phân tích ............................................................................. 110 2.3.3. Dữ liệu và biến sử dụng .................................................................... 111 2.3.4. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật bằng DEA và phân tích cửa sổ ............ 112 2.3.5. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007-2018 ........................... 119 iv 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................................................................... 122 2.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 122 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................... 128 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................... 138 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ......................................................................... 138 3.1. ĐỊNH HƯỚNG, CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........ 138 3.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam ........... 138 3.1.2. Định hướng, chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2030............................................... 152 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............................................................................ 156 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng .......................... 156 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao an toàn tài chính và thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ...................................................................... 168 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng ...................................... 173 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 178 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ...................................................................................................... 178 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ..................................................................................... 179 KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 186 NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........ 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 188 PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 197 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Asia Commercial Bank ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asia Development Bank AE Hiệu quả phân bổ Allocative Efficiency AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam AU Khả năng sinh lời của tài sản BIDV Joint Stock Commercial Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Bank For investment and tư và phát triển Việt Nam Development of Vietnam CAMEL Phương pháp CAMEL CAR Tỷ lệ an toàn vốn Capital adequacy ratio CDO Nghĩa vụ nợ thế chấp Collaterazied Debt Obligation CDs Hợp đồng hoán đổi nợ xấu Credit Default Swaps CE Hiệu quả chi phí CIC Trung tâm thông tin tín dụng Credit Information Center COSTAS Chi phí/tài sản Cost to assets COSTINC Chi phí/thu nhập Cost to income CRS Hiệu quả không thay đổi theo quy mô Constants Return to Scale CTAR Tổng vốn/tài sản Capital to assets ratio CTG (Vietinbank) Vietnam Joint Stock Ngân hàng thương mại cổ phần Công Commercial Bank for thương Việt Nam Industry and Trade CVI Công ty bảo hiểm CPC- Việt Nam CVS Công ty chứng khoán CPC-Việt Nam DEA Phương pháp tiến cận phi tham số Data Envelopment Analysis DLR Tiền gửi/cho vay Deposit to Loan Ratio EM Cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại ETA Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản FATA Hiệu quả và nguy cơ rủi ro GDP Tổng sản phẩm quốc nội Equity to Assets Gross Domestic Product vi Generalized Method of GMM Mô hình hồi quy moment tổng quát LTDR Hiệu suất sử dụng vốn LTDR LAR Hiệu suất sử dụng vốn LAR IBMB Dịch vụ ngân hàng điện tử INTAS Thu nhập/tài sản IRS Hiệu quả tăng theo quy mô KL Trang bị và lao động LAR Vốn cho vay/tổng tài sản Loan to Assets Ratio LTDR Tỷ lệ dư nơ cho vay/tiền gửi Loan to deposit ratio M&A Mua bán và sáp nhập Mergers and Acquisitions MARKSHARE Thị phần của các ngân hàng thương mại MB Ngân hàng Quân đội MBS Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản MHB Ngân hàng thương mại cổ phần phát Housing Bank of Mekong triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long Delta NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMNNVN Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam NHTMQD Ngân hàng thương mại quốc doanh NHTMVN Ngân hàng thương mại Việt Nam NHTW Ngân hàng trung ương NII Thu nhập ngoài lãi cận biên Net interest Income NIM Thu nhập lãi cận biên Net Interest Margin NPL Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ cho vay NPM Hiệu quả quản lý về chi phí OLS OPEC Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa Moments Income to assets Military Commercial Joint Stock Bank Mortgage Backed Securities Increasing Return to Scale Ordinary Least Square vii OWNERNN Loại hình ngân hàng PBT Lợi nhuận trước thuế ROA Tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Returrn on Equity Ratio ROIF Tỷ suất thu nhập hoạt động trên tài sản sinh lời SCP Cấu trúc-hành vi- hiệu quả SFA Phương pháp tiếp cận tham số The Stochastic Frontier Approach SHB Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội Saigon Hanoi Commercial Joint Stock Bank SMCC Trung tâm điều hành mạng xã hội Social Media Command Center SPV Công ty phục vụ mục đích đặc biệt Special Purpose Vehicle STB Return on total assets Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Sai Gòn Thương Tín Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank TCB Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Vietnam Technological and thương Việt Nam Commercial Joint Stock Bank TCTD Tổ chức tín dụng TCTR Tổng chi phí/tổng doanh thu Total cost to total Revenue TE Hiệu quả kỹ thuật Technological Efficiency TECHCOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TNDN Thu nhập doanh nghiệp VAMC Công ty quản lý tài sản VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Bank for Foreign Trade of Ngoại thương Việt Nam Vietnam VCSH Vốn chủ sở hữu VND Việt Nam đồng VRS Hiệu quả biến đổi theo quy mô Variable Return to Scale WB Ngân hàng thế giới World Bank Vietnam Asset Management Company viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình vốn và thu nhập của ngân hàng Trung Quốc ...........................50 Bảng 2.1: Tổng tài sản của 12 NHTMCP lớn của Việt Nam giai đoạn 2007-2018 ......73 Bảng 2.2: Cơ cấu thành phần tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2007-2018 .............74 Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo loại hình nghiệp vụ chủ yếu của BIDV giai đoạn 2007-2018 ................................................................................................77 Bảng 2.4: Mạng lưới hoạt động của BIDV 2007-2018 .............................................78 Bảng 2.5: Cơ cấu thu nhập thuần của BIDV giai đoạn 2007-2018 ..........................83 Bảng 2.6: Các chỉ tiêu tăng trưởng của BIDV 2007-2018 ........................................87 Bảng 2.7: ROA của 12 NHTM lớn của Việt Nam ....................................................89 Bảng 2.8: ROE của 12 NHTM lớn của Việt Nam ....................................................90 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu hiệu quả quản lý của BIDV trong giai đoạn 2007-2018 ......97 Bảng 2.10: Khả năng thanh toán của BIDV giai đoạn 2007-2018 .........................102 Bảng 2.11: Phân loại nhóm nợ theo tiêu chuẩn của BIDV giai đoạn 2007-2018 .......104 Bảng 2.12: Đánh giá hệ số tín nhiệm (do Moody’s thực hiện) ...............................108 Bảng 2.13: Mô tả các biến theo mô hình DEA cố định đầu vào .............................113 Bảng 2.14: Kết quả DEA của BIDV trong giai đoạn 2007-2018 ...........................115 Bảng 2.15: Tổng hợp giá trị các biến của mô hình .................................................119 Bảng 2.16: Kết quả uớc lượng ML mô hình hồi quy Tobit phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của BIDV và các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2018 .............................................................121 Bảng 3.1: Tổng hợp một số chiến lược phát triển của Chính Phủ ..........................143 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của BIDV đến 2030 .........................................155 ix DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tỷ trọng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của BIDV giai đoạn 2007-2018 ...................................................................................63 Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ giai đoạn 2007-2018 ................66 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các vốn nợ phải trả của BIDV giai đoạn 2007-2018 .............67 Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng trưởng các khoản nợ phải trả của BIDV giai đoạn 2007-2018 ............................................................................................70 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng huy động tiền gửi của khách hàng của BIDV giai đoạn 2007-2018 ............................................................................................70 Biểu đồ 2.6: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2007-2018 .......................................71 Biểu đồ 2.7: Dư nợ cho vay của BIDV giai đoạn 2007-2018 ...................................75 Biểu đồ 2.8: Số người lao động của BIDV giai đoạn 2007-2018 .............................80 Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi 2007-2018 .............85 Biểu đồ 2.10: Các chỉ tiêu tăng trưởng của BIDV 2007-2018..................................86 Biểu đồ 2.11: Hiệu quả kinh doanh ROA, ROE của BIDV ......................................87 Biểu đồ 2.12: Các yếu tố tác động đến ROE của BIDV giai đoạn 2007-2018 .........91 Biểu đồ 2.13: Cơ cấu tỷ trọng thu nhập của BIDV giai đoạn 2007-2018 .................93 Biểu đồ 2.14: Cơ cấu tỷ trọng các khoản chi phí của BIDV giai đoạn 2007-2018 .......94 Biểu đồ 2.15: Cơ cấu tỷ trọng các khoản chi phí trong chi phí hoạt động của BIDV giai đoạn 2008-2018 .................................................................95 Biểu đồ 2.16: Tốc độ tăng trưởng của chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự và thu nhập lãi và các thu nhập tương tự của BIDV giai đoạn 2008-2018 ............................................................................................96 Biểu đồ 2.17: Dự phòng của BIDV trong giai đoạn 2008-2018 .............................100 Biểu đồ 2.18: Hiệu suất sử dụng vốn huy động của BIDV giai đoạn 2007-2018 .......101 Biểu đồ 2.19: Mức độ tổn thất của BIDV giai đoạn 2007-2018 .............................107 Biểu đồ 2.20: Hiệu quả trung bình ngang của BIDV giai đoạn 2007-2018............116 Biểu đồ 2.21: Hiệu quả trung bình dọc của BIDV giai đoạn 2007-2018................118 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các ngân hàng thương mại Việt Nam ban đầu chủ yếu có quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, mới chỉ chú trọng vào cung cấp một số các dịch vụ và sản phẩm chuyên biệt của ngân hàng cho thị trường nội địa. Sau khi hội nhập, mở cửa thương mại đã dẫn đến sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Từ năm 2007, các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh để huy động tiền gửi tại Việt Nam đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong quá trình chạy đua huy động vốn trong ngành ngân hàng. Dòng vốn quốc tế ra vào Việt Nam ngày càng gia tăng; kết hợp với sự xuất hiện của nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài có những lợi thế về kinh nghiệm quản lý, trình độ chuyên môn cao, khoa học công nghệ phát triển, tiềm lực về vốn lớn mạnh… dẫn đến sự cạnh tranh cao cũng như sức ép lớn trên thị trường của các ngân hàng nội địa. Quá trình phát triển nhanh đã kéo theo những hệ lụy cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, như: hệ số nợ xấu cao, sở hữu chéo của ngân hàng lớn, trong khi số lượng các ngân hàng nước ngoài ngày càng tăng lên mạnh mẽ thì chất lượng của các ngân hàng nội địa lại có xu hướng giảm sút. Từ đây, để có thể tăng được lợi nhuận, một số ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn cách nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của mình cho khách hàng. Hai chiến lược được các ngân hàng Việt Nam lựa chọn đó là sáp nhập, hội nhập và mua bán lại hoặc là đa dạng hóa và nâng cao năng lực tài chính của mình.. Là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam về quy mô, về sự đa dạng số lượng và chất lượng trong sản phẩm và dịch vụ cung ứng, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam luôn đi đầu, bắt kịp với xu thế của thị trường. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với những ngân hàng nước ngoài, đạt được mục tiêu hướng ra các nước trong khu vực và thế giới, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam cần không ngừng nâng cao khả năng tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Từ năm 2007-2018, BIDV đã trải qua ba biến cố lớn: khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008; thực hiện cổ phần hóa gia tăng vốn của mình năm 2012, thực 2 hiện sáp nhập NHTMCP Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long - MHB năm 2015. Những mốc lịch sử này đã tác động rất mạnh tới hiệu quả kinh doanh của BIDV. Là một trong tứ trụ của NHTM Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam cần phải đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh, vị thế, đáp ứng được tiêu chuẩn của khu vực và thế giới trong quá trình hoạt động. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả lựa chọn: “Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Các nghiên cứu trong nước liên quan tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 2.1.1. Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại - Luận án “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam hiện nay” của Phạm Thị Bích Lương [15] thực hiện nghiên cứu về giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005 sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và điều tra chọn mẫu. Tác giả đã chỉ ra được các nhóm chỉ tiêu để làm căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Nhà nước Việt Nam như lợi nhuận, ROE, ROA, lãi suất, thu nhập và chi phí, khả năng thanh toán. Tác giả cũng đã bàn đến những thành tích cũng như hạn chế trong hoạt động của NHTM Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn này, và từ đó đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM đó. - Luận án “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” của Nguyễn Việt Hùng [10] thực hiện nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở VN thông qua cách tiếp cận tham số (SFA) và phi tham số (DEA). Tác giả đã đưa ra một số các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM theo nhóm hoạt động, như: nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí (bao gồm tổng chi phí hoạt động/tổng thu từ hoạt động, năng suất lao động, tổng huy động/tổng tài sản,..); nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính (tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay, tỷ lệ giữa tài sản 3 nhạy cảm với lãi suất,…); nhóm chỉ tiêu khác (tổng dư nợ trên vốn huy động,..). Tác giả tiến hành phân tích dựa trên số liệu thống kê về đầu vào, đầu ra và giá của tư bản. Sau quá trình chạy biến, kết quả đưa ra là hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam có ảnh hưởng cùng chiều với quy mô ngân hàng, sở hữu của ngân hàng, thị phần của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản. Các nhân tố còn lại, như: tỷ lệ tiền gửi/cho vay, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ thu về lãi/thu về hoạt động,… đều có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM được nghiên cứu, - Luận án “Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Văn Thụy [42]. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu chính thức, tác giả đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố năng lực cạnh tranh (khả năng quản trị, khả năng marketing, khả năng tài chính, khả năng đổi mới sản phẩm và dịch vụ, khả năng tổ chức phục vụ, và khả năng quản trị rủi ro) đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Tác giả đã xác định thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng đó cũng như cho kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Kết quả đạt được sau khi sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các nhân tố và kiểm định mô hình bằng SEM là: (1) ba nhân tố khả năng tài chính, khả năng marketing, và khả năng quản trị rủi ro có tác động cùng chiều với mức độ rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM (lần lượt ở mức 0,304; 0,307; và 0,310); (2) hai nhân tố còn lại là khả năng tài chính và khả năng đổi mới sản phẩm, dịch vụ có tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM ở mức độ thấp hơn (0,164 và 0,078; 0,081). Hạn chế của luận án là mới chỉ dừng lại ở việc phân tích 6 yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM, mới chỉ dừng lại ở việc phân tích mang tính chủ quan. - Luận án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của Trương Thị Hoài Linh [14] đã đưa ra có lý luận về hiệu quả của ngân hàng, bao gồm cả hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính, từ đó đưa ra hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính để đánh giá hoạt 4 động của ngân hàng phát triển qua các dự án của mình. Tác giả đã thực hiện phân tích, đánh giá về hoạt động của ngân hàng Phát Triển Việt Nam qua các hoạt động chính của ngân hàng (như hoạt động huy động, hoạt động cấp tín dụng, bảo lãnh,…) cho giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010. Từ thực trạng đó, tác giả đưa ra được những thành công, hạn chế cũng như phân tích được các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, làm cơ sở đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng cho các giai đoạn sau. - Luận án “Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Nguyễn Quốc Anh [1] cho kết quả là hiệu quả kinh doanh của NHTM bị ảnh hưởng bởi rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ đòn bẩy, quản lý chi phí, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế. Cụ thể: khi rủi ro tín dụng tăng lên sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của NHTM giảm; Quy mô ngân hàng càng lớn sẽ dẫn đến sự gia tăng trong hiệu quả kinh doanh; tỷ lệ đòn bẩy càng cao, hiệu quả kinh doanh sẽ có xu hướng giảm do các NHTM có thể không có sự cân đối giữa các nguồn huy động với phương án cho vay; Tỷ giá hối đoái có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh, và thể hiện rằng hiệu quả kinh doanh của NHTM sẽ giảm nếu tỷ giá tăng lên; Và tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh. - Luận án “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” của Tạ Thị Kim Dung [7] áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích thống kê, phân tích hệ thống, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát, phương pháp dự báo, phương pháp diễn giải và quy nạp. Tác giả thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTMCP Kỹ thương Việt Nam, đối chiếu so sánh với các ngân hàng đối thủ trong cùng khu vực, làm nổi bật những mặt được và hạn chế, cũng như chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó. 2.1.2. Nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của một số nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại - Luận án “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của Lê Thị Hương [11] với phương pháp duy vật biện chứng, tiếp cận hệ thống, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, điều tra - phân tích - 5 tổng hợp thống kê đã thực hiện phân tích hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTMQD Việt Nam trước giai đoạn 2002. Tác giả đã chỉ rõ hoạt động đầu tư của NHTM bao gồm chủ yếu hoạt động đầu tư tài chính, đồng thời nêu ra được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của các NHTM thông qua ba giác độ là xã hội (giải quyết việc làm, tập trung nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư vào lĩnh vực cần thiết,…), ngân hàng (lợi nhuận, an toàn, mức độ chiếm lĩnh thị trường,..) và khách hàng (kỳ hạn nợ, việc cung cấp vốn,…). Cũng từ đây, tác giả đã có những đánh giá về hoạt động đầu tư của các NHTM, làm rõ được sự thay đổi trong hiệu quả đầu tư của các NHTM Việt Nam sau quá trình đổi mới và đưa ra được một số các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư của các NHTM Việt Nam. - Luận án “Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của đầu tư theo dự án ở ngân hàng Công Thương Việt Nam” của Trương Quốc Cường [4]. Luận án đã đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư (như: chỉ tiêu thu nhập thuần, chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng, tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, khả năng trả nợ, điểm hòa vốn,…), và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư (giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần, tạo công ăn việc làm,…). Thông qua phân tích hoạt động của ngân hàng Công Thương Việt Nam, như: tình hình huy động vốn trung và dài hạn, hoạt động tín dụng, đầu tư theo dự án của ngân hàng, tác giả đã chỉ ra được những điểm thành công cũng như hạn chế của ngân hàng trong hoạt động đầu tư theo dự án, từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư theo dự án của ngân hàng Công Thương. - Luận án“Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập kinh tế” của Đàm Hồng Phương [32] bàn về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế, cụ thể cho 8 NHTMCP. Tác giả đã có đề cập đến phân tích số liệu về tình hình hoạt động nói chung, hiệu quả sử dụng vốn của 8 NHTMCP nói riêng để từ đó có những kết luận về thành tích những như chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến những mặt còn hạn chế (ví dụ như: vốn điều lệ còn thấp so với yêu cầu; cơ cấu vốn huy động còn chưa được hợp lý khi nguồn vốn huy động chủ yếu vẫn đến từ nguồn vốn ngắn hạn; hạ tầng kỹ thuật của các NHTMCP còn hạn chế thể 6 hiện qua việc các NHTM vẫn chưa sử dụng những phần mềm công nghệ cao và không tương thích; công tác quản trị điều hành của các NHTMCP còn gặp nhiều trở ngại, còn thấp so với các NHTM nước ngoài; chất lượng của công tác quản trị không tăng tương ứng với sự gia tăng về qui mô hoạt động; đặc biệt các NHTM còn rất yếu trong việc thiết lập cảnh báo rủi ro trong hoạt động nên họ vẫn phải đối mặt với một tỷ lệ rủi ro cao; các khoản nợ khó đòi tăng cao theo thời gian là một vấn đề các NHTM cần phải tìm ra giải pháp để xử lý; đồng thời nguồn nhân lực của các NHTM chưa ổn định, trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ thì năng lực, trình độ, khả năng của người lao động là nhân tố chính giúp các NHTM có thể tồn tại được). Từ đây, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Bài viết “Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu năng của các ngân hàng thương mại Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh” của Trương Quang Thông [41] thực hiện nghiên cứu tác động của một số các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTMNN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ROA) thông qua mô hình nghiên cứu SCP. Kết quả đạt được là một số các chỉ tiêu đạt được kỳ vọng của tác giả (như thị phần huy động vốn, tài sản nợ ngoại tệ/tổng nguồn vốn, dự trữ thanh khoản/tổng tài sản,…), và một nhóm các chỉ tiêu không đạt được kỳ vọng (bao gồm thị phần cho vay, tổng tài sản, thị phần tài sản,…). Tác giả cũng nhận thấy rằng trong giai đoạn nghiên cứu về các NHTMNN (từ năm 1999-2009) chỉ tiêu dự trữ thanh khoản/tổng tài sản, tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi có kỳ hạn, cho vay/huy động, cho vay bằng ngoại tệ/tổng cho vay, và tài sản nợ ngoại tệ/tổng nguồn vốn đều có xu hướng giảm dần. Như vậy có thể thấy, việc giảm các chỉ tiêu như (tỷ lệ dự trữ thanh khoản/tổng tài sản, cho vay/huy động, cho vay bằng ngoại tệ/tổng cho vay, và tài sản nợ ngoại tệ/tổng nguồn vốn) sẽ giúp gia tăng ROA của các NHTMNN. Tuy nhiên, do có mối quan hệ cùng chiều với ROA, việc giảm chỉ tiêu tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi có kỳ hạn của các NHTMNN đã làm giảm ROA. Từ đây, các NHTMNN cần có những chính sách để giúp gia tăng chỉ tiêu này trong quá trình hoạt động của mình. - Bài viết “Hiệu quả hoạt động của NH tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà [39]. 7 Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu cho các NHTM của các nước khu vực Đông Nam Á (lựa chọn 5 NHTM cho mỗi quốc gia); áp dụng phương pháp phân tích hồi quy bảng, tiếp cận ảnh hưởng cố định (fixed effects) và ảnh hưởng ngẫu nhiên (random effects) với 9 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng đến từ bên trong và bên ngoài (qui mô, mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, mức độ đa dạng hóa thu nhập, chất lượng quản trị chi phí, thanh khoản, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất thị trường). Kết quả đạt được là hiệu quả của các NHTM khu vực Đông Nam Á chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bên trong (như mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản, thanh khoản, chất lượng quản trị chi phí) và một nhân tố bên ngoài duy nhất là lãi suất thị trường. Các nhân tố bên ngoài không có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động của NHTM trong khu vực (tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế,…). Đồng thời, qui mô của ngân hàng không có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, nói cách khác hiệu quả của các NHTM không tương thích với tốc độ gia tăng về qui mô. - Bài viết “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” của Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang [47] thông qua mô hình hồi quy Tobit với số liệu của 312 NHTM của Việt Nam (giai đoạn năm 2005-2012) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM đó. Các tác giả sử dụng biến ROE và ROA làm biến phụ thuộc thể hiện cho hiệu quả hoạt động của các NHTM, song song với các biến độc lập (như: chi phí hoạt động /doanh thu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu,…) và đưa ra được kết quả rằng: (1) những nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều đến ROA và ROE là các biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản; (2) những nhân tố có ảnh hưởng ngược chiều với ROA và ROE như chi phí hoạt động/doanh thu, tỷ lệ nợ xấu,...). - Bài viết “Hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Nguyễn Thị Thu Hương [12] tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015. Tác giả sử dụng phương pháp DEA và mô hình Tobit chỉ ra được rằng: hiệu quả kỹ thuật của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi tiến bộ công nghệ. Ngoài ra 8 các nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật của các NHTM trong giai đoạn này có thể kể đến là: lợi nhuận/tổng tài sản; nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng; tổng tài sản. 2.2. Nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại - Allan N.Berger và các cộng sự (1997) thực hiện đo hiệu quả của 760 chi nhánh của các ngân hàng thương mại lớn của Mỹ và chỉ ra được rằng nhiều chi nhánh đã đạt được tối thiểu hóa chi phí, số lượng chi nhánh nhiều tạo điều kiện thuận lợi trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng, từ đó làm gia tăng lợi nhuận [60]. Tuy nhiên tính phi hiệu quả X rất lớn, trên 20% chi phí hoạt động. Các tác giả cũng chỉ ra được rằng hai nhân tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả hiệu quả của ngân hàng là M&As và mạng lưới chi nhánh. - Geogios E. Chortareas và các cộng sự với bài viết “Banking sector performance in Latin America: Market power versus Efficiency” [79] nghiên cứu kết quả hoạt động của khu vực ngân hàng Mỹ La Tinh qua sức mạnh thị trường và tính hiệu quả. Các tác giả thực hiện nghiên cứu thông qua thử nghiệm sức mạnh thị trường (với hai mô hình SCP và RMP) và học thuyết cấu trúc hiệu quả (hiệu quả X và hiệu quả theo quy mô) cho 2500 ngân hàng của 9 nước Mỹ La Tinh trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2005. Các tác giả sử dụng phương pháp DEA để đo hiệu quả của các ngân hàng. Biến đầu ra là chứng khoán và tổng cho vay; đầu vào là tiền gửi, lao động và vốn. Kết quả nghiên cứu đạt được là: tính tập trung và hiệu quả ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều; thị phần cao sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng; kết quả hoạt động của các ngân hàng Mỹ La Tinh được giải thích thông qua các biến như: mức độ vốn hóa, tỷ lệ giữ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và quy mô tài sản của ngân hàng, trong đó vốn càng tăng thì lợi nhuận của ngân hàng càng lớn, và ngân hàng lớn hơn sẽ có hiệu quả quy mô cao hơn; các yếu tố tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất thị trường có ảnh hưởng mạnh với tỷ số lợi nhuận ROA, hiệu quả của ngân hàng nhưng thể hiện ở các hướng khác nhau (có thể cùng chiều hoặc ngược chiều); rủi ro thanh khoản không thể hiện rõ với hiệu quả ngân hàng. - Bài viết của Yong Tan “The impacts of risk and competition on bank profitability in China” [117] thử nghiệm sự ảnh hưởng của rủi ro và tính cạnh tranh 9 đến lợi nhuận của khu vực ngân hàng Trung Quốc (bao gồm cả ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại tư nhân) trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2011. Tác giả sau khi sử dụng hệ thống ước tính GMM đã đưa ra kết luận rằng lợi nhuận của ngân hàng Trung Quốc ít chịu ảnh hưởng bởi rủi ro và tính cạnh tranh, mà chịu sự chi phối chủ yếu của thuế, chi phí, năng suất lao động và lạm phát. - Yun Luo và các cộng sự với bài viết “Financial openness, risk and bank efficiency: Cross-country evidence” [118] thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của việc mở cửa tài chính đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng. Các tác giả đã tiến hành thực nghiệm 2007 ngân hàng thương mại của 140 nước trong giai đoạn 1999-2011 và cho thấy kết quả rằng, việc mở cửa tài chính đã trực tiếp làm giảm hiệu quả lợi nhuận của các NHTM. - Phan Thị Mỹ Hạnh và các cộng sự với bài viết “Bank efficiency in emerging Asian countries” [104] phân tích mối quan hệ giữa sự tập trung thị trường, cạnh tranh ngân hàng và hiệu quả X của 6 quốc gia Châu Á đang phát triển (bao gồm Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Phillipines và Việt Nam) trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2012. Các tác giả đưa ra kết luận rằng mức độ tập trung thị trường, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả X, trong khi sự cạnh tranh, rủi ro thanh khoản lại có mối quan hệ ngược chiều. Rủi ro tín dụng không ảnh hưởng tới hiệu quả X và tính ổn định thị trường (thể hiện qua lạm phát) có ảnh hưởng không rõ đến hiệu quả này của ngân hàng. - Bài viết “The impact of Bancassurance on Efficiency and Profitability of Banks: Evidence from the Banking Industry in Taiwan” của Jin-Lung Peng và các cộng sự [89] tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (Bancassurance) tới hiệu quả và lợi nhuận của các ngân hàng, với dẫn chứng là ngành ngân hàng ở Đài Loan giai đoạn 2004-2012. Các tác giả đã tiến hành phân tích định lượng về hiệu quả chi phí (CE), hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân phối (AE) đưa ra kết luận rằng hiệu quả và lợi nhuận của các ngân hàng Đài Loan trong giai đoạn nghiên cứu chịu ảnh hưởng của Bancassurance. Bên cạnh đó, Bancassurance còn làm gia tăng giá trị của các cổ đông của ngân hàng. 10 2.3. Tổng hợp các vấn đề đã được nghiên cứu và và khoảng trống nghiên cứu cho luận án 2.3.1. Các vấn đề đã được nghiên cứu Qua tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả kinh doanh của NHTM cho thấy: Đầu tiên, đối với các nghiên cứu trong nước về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại: Các nghiên cứu đã chỉ rõ được những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại, như: đặc điểm, hoạt động của NHTM, hiệu quả kinh doanh của NHTM, cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM trên các góc độ (ROA, ROE, lợi nhuận sau thuế). Bên cạnh đó, một số các nghiên cứu trong nước đã đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của NHTM và phân tích được tác động của các nhân tố đó đến hiệu quả kinh doanh của NHTM qua các mô hình định lượng (mặc dù số lượng còn hạn chế). Từ đây, nghiên cứu sinh có thể kế thừa được những nội dung về mặt cơ sở lý luận của các nghiên cứu đi trước, cũng như có thể kế thừa được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM đã được đề cập tới trước đó. Mặt khác, đối với những nghiên cứu của nước ngoài: Các nghiên cứu đã chỉ rõ được tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của NHTM, đồng thời nhiều mô hình được đưa ra đánh giá tới các khía cạnh khác nhau của NHTM. Các nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng ở các quốc gia khác nhau, tại các thời điểm khác nhau và phụ thuộc vào quy mô của các NHTM, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của NHTM sẽ khác nhau, có thể là ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều. 2.3.2. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, phần lớn các nghiên cứu nước ngoài mang tính định lượng, trong khi các nghiên cứu trong nước vẫn mang tính định tính là chủ yếu. Một số nghiên cứu định lượng trong nước đã được thực hiện gần đây tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về phạm vi, về nhân tố ảnh hưởng. Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã đánh giá khái quát được tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM, có thể đánh giá cụ thể cho từng hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được sự đánh giá toàn diện cho hiệu quả hoạt động của NHTM trên khía cạnh định tính và định lượng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan