Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế canh tác lúa của các hộ nông dân ở hợp tác xã nông nghiệp thủy ...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác lúa của các hộ nông dân ở hợp tác xã nông nghiệp thủy thanh i, xã thủy thanh, thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
73
484
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ CANH TÁC LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THỦY THANH І, XÃ THỦY THANH, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN DUY ANH Khóa học: 2009-2013 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ CANH TÁC LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP THỦY THANH І, XÃ THỦY THANH, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn Trần Duy Anh Th.s Lê Sỹ Hùng Lớp: K43-KTNN Niên khóa: 2009-2013 Huế, tháng 05 năm 2013 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Lờ i Cảm Ơ n Đ ểthực hiệ n và hoàn thành bản luận vănnày, em đã nhậ n đư ợ c sựhư ớng dẫ n, giúp đ ỡvà góp ý nhiệ t tình củ a nhiề u tổchứ c và cá nhân. Trướ c hế t, em xin gử i lờ i biế t ơn sâu sắ c đế n thầ y giáo Thạ c Sỹ Lê SỹHùng đã dành nhiề u thờ i gian, tâm lự c và trí lự c trực tiế p hướng dẫ n, giúp đỡem trong suố t quá trình xây dự ng đề cương, nghiên ứ cu và hoàn thành luậ n văn. Nhân đây, chúng em xin chân thành cả m ơn Lãnh đ ạ o trườ ng Đạ i học kinh tếHuếcùng toàn thểquý thầ y cô và cán bộnhân viên trong Trườ ng đã ậ tn tình truyề n đạ t nhữ ng kiế n thứ c quý báu, giúp đỡem trong quá trình họ c tậ p và nghiên cứ u. Đ ồ ng thờ i, em cũng xin cả m ơn BanQuả n Trị , nhân viên củ a hợ p tác xã nông nghiệ p Thủ y Thanh I và ủ y ban nhân dán xã Thủ y Thanh đã cung cấ p thông tin, sốliệ u cầ n thiế t, đóng góp những ý kiế n quý báu cho em thự c hiệ n quá trình nghiên cứ u, hoàn thành luậ n văn. SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Mặ c dù em đã có nhiề u cốgắ ng hoàn thiệ n luậ n văn này bằ ng tấ t cảsựnhiệ t tình và năng ự lc củ a mình, tuy nhiên không thể tránh khỏ i nhữ ng thiế u sót, rấ t mong nhậ n đư ợ c những đóng góp quý báu củ a quý thầy cô. Trầ n Duy Anh SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................... 1 1.Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1 2.Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 1 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 2 4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................... 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............. 4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ...................................................................... 5 1.1.2. Lý luận hiệu quả kinh tế........................................................................... 4 1.1.3. Nguồn gốc, vai trò của cây lúa................................................................. 7 1.1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ ............................................................................... 7 1.2.3.2. Vai trò, giá trị ........................................................................................ 7 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác........................................... 8 1.1.4.1. Giống..................................................................................................... 8 1.1.4.2. Phân bón................................................................................................ 8 1.1.4.3. Khí hậu ................................................................................................. 9 1.1.4.4. Đất đai ................................................................................................... 9 1.1.4.5. Thời vụ gieo trồng...............................................................................10 1.1.4.6. Chăm sóc.............................................................................................10 1.1.4.7. Thu hoạch............................................................................................10 1.1.4.8. Thị trường ...........................................................................................10 SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng 1.1.4.9. Hệ thống dịch vụ .................................................................................11 1.1.4.10. Quy mô ruộng đất .............................................................................11 1.1.4.11. Vốn....................................................................................................12 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả canh tác lúa .........................12 1.2 . CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................12 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam..............................................12 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...............................14 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HTXNN THỦY THANH I ................................................................................................... 16 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HTXNN THỦY THANH I..................................................................................................................16 2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ...............................................16 2.2.1.Vị trí địa lý ..............................................................................................16 2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI..............................................................18 2.3.1. Dân số và lao động.................................................................................18 2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông ngiệp .........................................................19 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG CANH TÁC LÚA TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU..............................................23 3.1. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra ........................................................23 3.1.1. Tình hình lao động .................................................................................23 3.1.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra..........................24 3.1.3.Tình hình đất đai .....................................................................................26 3.1.4.Kinh nghiệm sản xuất .............................................................................29 3.2. Tình hình sản xuất lúa tại HTXNN Thủy Thanh I....................................29 3.3. TÌNH HÌNH CANH TÁC LÚA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ..................31 SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng 3.3.1. Tình hình sử dụng các giống lúa............................................................31 3.3.2. Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí sản xuất..........................................33 3.4. HIỆU QUẢ VÀ KẾT QUẢ CANH TÁC LÚA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ..........................................................................................................................36 3.4.1 Năng suất và sản lượng thu hoạch của các hộ điều tra ...........................36 3.4.2. Kết quả và hiệu quả canh tác lúa của các hộ điều tra ............................39 3.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CANH TÁC LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN.....................................................................................................42 3.5.1. Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất .........................................................42 3.5.2.Ảnh hưởng của chi phí trung gian...........................................................44 CHƯƠNG ІV: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC LÚA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................................................46 4.1 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG CANH TÁC LÚA TRÊN ĐỊA BÀN ........................................................46 4.1.1. Thuận lợi ................................................................................................46 4.1.2. Khó khăn ................................................................................................47 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC LÚA..........................................................................................................................48 4.2.1 Giải pháp về kỹ thuật .............................................................................48 4.2.2 Giải pháp về đất đai ................................................................................49 4.2.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ......................................................................50 4.2.4 Giải pháp về công tác khuyến nông........................................................50 4.2.5 Giải pháp về vốn .....................................................................................51 4.2.6 Giải pháp về thị trường tiêu thụ ..............................................................51 4.2.7 Giải pháp về cải tiến công nghệ sau thu hoạch.......................................52 SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng PHẦN ІІI: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ...........................................................53 I.KẾT LUẬN....................................................................................................53 II.KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 54 SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20102012 Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của HTXNN Thủy Thanh I trong giai đoạn 20102012 Bảng 4: Biến động đất đai của HTXNN Thủy Thanh I trong giai đoạn 2010-2012 Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2012 Bảng 6: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất bình quân một hộ điều tra năm 2012 Bảng 7: Tình hình đất đai bình quân một hộ điều tra năm 2012 Bảng 8: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của HTXNN Thủy Thanh I trong giai đoạn 2010-2012 Bảng 9: Cơ cấu giống lúa bình quân của 1 hộ điều tra vụ đông xuân của các hộ điều tra năm 2012 Bảng 10: Cơ cấu giống lúa bình quân của 1 hộ điều tra năm 2012 Bảng 11: Chi phí trung gian bình quân trên 1 sào vụ hè thu của các hộ điều tra năm 2012 Bảng 12: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của các hộ điều tra năm 2012 Bảng 13: Kết quả và hiệu quả canh tác lúa của các hộ điều tra năm 2012 Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất đến kết quả và hiệu quả canh tác lúa Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả canh tác lúa SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT NS Năng suất SL Sản lượng DTCT Diện tích canh tác BQ Bình quân BQC Bình quân chung NSBQ Năng suất bình quân ĐX Đông xuân HT Hè thu HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp HTX Hợp tác xã BVTV Bảo vệ thực vật UBND Ủy ban nhân dân HĐND Hội đồng nhân dân HQKT Hiệu quả kinh tế SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào 500 m2 1 ha 10.000m2 = 20 sào 1 tạ 100kg 1 tấn 1000kg = 10 tạ SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Xuất phát từ vai trò của nông nghiệp, đặc biệt là vai trò của canh tác lúa và những vấn đề đặt ra trong lý luận cũng như thực tiễn về hiệu quả kinh tế ở nước ta nói chung và trên địa bàn hợp tác xã nông nghiệp Thủy Thanh I nói riêng, tôi đã chọn đề tài:˝Hiệu quả kinh tế canh tác lúa của các hộ nông dân ở hợp tác xã nông nghiệp Thủy Thanh I, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế˝ làm khóa luận tốt nghiệp cho mình. Trong đề tài này tôi đã dựa trên nhưng quan điểm khoa học của TS Nguyễn Tiến Mạnh, GS.TS Ngô Đình Giao; các học giả Farrell, Schultz, Rizzo và Ellis về hiệu quả kinh tế để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu trên địa bàn hợp tác xã nông nghiệp Thủy Thanh I. Bằng các số liệu sơ cấp được thu thập từ quá trình điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân và số liệu thứ cấp được lấy từ hợp tác xã nông nghiệp Thủy Thanh I, ủy ban nhân dân xã Thủy Thanh và một số nguồn khác, kết hợp với việc xử lý, phân tích số liệu, dùng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế để làm cơ sở lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế canh tác lúa trên địa bàn nghiên cứu từ đó rút ra những mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả canh tác lúa. Thủy Thanh I là một hợp tác xã nông nghiệp có nhiều lợi thế về đất đai, nguồn nước, vị trí địa lý,…trong thời gian qua đã có nhiều nổ lực trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trong canh tác lúa. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn về điều kiện tự nhiên, sự chuyển dịch lao động giữa thành thị và nông thôn, đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp,… Các định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả nâng cao hiệu quả canh tác lúa ở hợp tác xã nông nghiệp Thủy Thanh I trong thời gian tới sẽ là những gợi ý cho việc hoạch định các chính sánh, chiến lược phát triển của hợp tác xã và đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả canh tác lúa. Đồng thời đây là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu đến vấn đề này, đặc biệt là sinh viên khối ngành kinh tế. SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Lúa là một cây trồng có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm của nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sản xuất lúa mang lại nhiều giá trị lớn phục vụ nhu cầu của con người và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Với đặc thù về truyền thống sản xuất nông nghiệp của địa phương, hiện nay Thủy Thanh là một xã có nền sản xuất lúa phát triển trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây lúa vừa là cây trồng chính vừa là nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân ở đây. Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, nông nghiệp đang từng bước đi lên. Nhưng bên cạnh đó là điều kiện khó khăn về đời sống của nông dân trong địa bàn xã, cũng như quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp do nhiều áp lực thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Với mong muốn cho người dân địa phương có cuộc sống đầy đủ hơn, cải thiện hơn, tôi đã xem xét thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của xã, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao năng suất sản xuất lúa. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở hợp tác xã nông nghiệp Thủy Thanh I, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả sản xuất lúa và xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc sản xuất lúa đối với hộ nông dân và chính quyền địa phương. .* Mục tiêu cụ thể - Mô tả thực trạng sản xuất lúa của hộ nông dân liên quan với các nguồn lực sẵn có trong vùng. - Phân tích các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất lúa. - Phân tích về chi phí, lợi nhuận của quá trình sản xuất lúa ở địa phương. SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng - Phân tích những rủi ro cũng như những cơ hội trong quá trình sản xuất lúa ở địa phương. - Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ. - Đề xuất những giải pháp phát huy nhưng mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình sẩn xuất nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa hiệu quả kinh tế của mô hình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa. -Phạm vi nghiên cứu: +Về không gian: Nghiên cứu tại hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Thủy Thanh I, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. +Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2010-2012, còn số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2012. 4.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề tài. - Phương pháp chọn mẫu điều tra, thu thập, xử lý và phân tích số liệu: + Chọn mẫu điều tra: Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp điều tra chon mẫu phân loại 60 hộ, trong đó có 7 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 11,67%, có 42 hộ trung bình chiếm 70% và có 11 hộ khá chiếm 18,33%. Hầu hết các nhóm hộ này đều chu yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, đặc biệt là nhóm hộ nghèo và hộ trung bình, còn nhóm hộ khá ít chịu ảnh hưởng hơn nhờ có thu nhập từ các hoạt động khác. + Thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ HTXNN Thủy Thanh I, ủy ban nhân dân (UBNN) xã Thủy Thanh. Ngoài ra tôi còn tham khảo các tài liệu, sách báo, website,… Số liệu sơ cấp: Được phỏng vấn trực tiếp người nông dân qua bảng câu hỏi được thiết lập sẵn. + Xử lý số liệu: Tập hợp số liệu, phân loại, xử lý và tính toán trên các phần mềm Excel. SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng + Phân tích số liệu: Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, cán bộ khuyến nông… để thu thập số liệu một cách chính xác và làm rõ những vấn đề có tính chất kinh tế kỹ thuật. - Phương pháp toán kinh tế: Phương pháp này dùng để phân tích, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ. Hạch toán chi phí và kết quả sản xuất để tính toán các chỉ tiêu GO,VA và IC. SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Lý luận hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được xem là một chuẩn để đánh giá hoạt động của một hệ thống hoặc một phần của hệ thống kinh tế. Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất”. Trong nông nghiệp, các chi phí đó là: chi phí dịch vụ làm đất, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, công lao động và một số chi phí khác. Theo quan điểm này thì quá trình sản xuất đạt hiệu quả khi các hộ nông dân thu được kết quả cao nhất với lượng yếu tố đầu vào kể trên là thấp nhất. Quan điểm thứ hai theo nghiên cứu của Fasral (1957): “Hiệu quả sản xuất là một phạm trù trong đó sản xuất phải đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối”. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt trên một chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng để sản xuất trong điều kiện cụ thể về công nghệ, kỹ thuật áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật chủ yếu xem xét về mặt chất của quá trình sản xuất, nó phụ thuộc vào kỹ năng của nhà sản xuất. Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá các yếu tố đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí đầu tư hay nguồn lực. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Nó vừa thể hiện tính lý luận khoa học vừa là yêu cầu của sản xuất trong điều kiện kinh tế hàng hóa. Bản chất của nó là sự so sánh kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, khi cần đánh giá hiệu quả của các vấn đề nhất định thì phải tính toán đầy đủ các lợi ích và chi phí để xác định hiệu quả một cách chính xác và đầy đủ. SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng  Cách xác định hiệu quả kinh tế (HQKT) - Phương pháp 1: Hiệu quả toàn phần HQKT được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. H= Q/C Trong đó: (1.1) H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được của quá trình sản xuất C: Toàn bộ chi phí bỏ ra - Phương pháp 2: Hiệu quả cận biên HQKT được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm và chi phí tăng thêm H= ΔQ/ΔC Trong đó: (1.2) H: Hiệu quả kinh tế ΔQ: Kết quả tăng thêm khi tăng thêm chi phí đầu tư ΔC: Chi phí đầu tư tăng thêm ● Ý nghĩa của việc đánh giá HQKT Biết được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến hiệu quả kinh tế để đưa ra các biện pháp tác động thích hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Làm căn cứ để xác định phương hướng hoạt động đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Làm căn cứ để đánh giá, so sánh, lựa chọn các hoạt động đầu tư hiệu quả đồng thời loại bỏ các hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. 1.1.2. Khái niệm kinh tế nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,... hoặc kết hợp làm nghề. Sử dụng lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, họ có những đặc trưng riêng có một cơ chế vận hành khá đặc biệt không giống như nhũng đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối sử dụng và tiêu dùng. Nông hộ tiến hành sản xuất nông lâm SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng ngư nghiệp,... để phục vụ cuộc sống và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Kinh tế nông hộ phát triển tạo ra sản lượng đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản xuất cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ. Kinh tế nông hộ là thành phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, ở nước ta hiện nay dân số và lao động sống ở nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Số lượng hộ gia đình ở nông thôn nói chung cũng như số hộ nông dân không ngừng tăng lên. Kinh tế nông hộ có những đặc điểm khác với các thành phần kinh tế khác như: vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, các thành viên trong nông hộ thống nhất với nhau về hành động đều làm hết sức mình để có thu nhập cao cho gia đình. Sự phân công lao động lao động trong nông hộ có ưu điểm mà các thành phần kinh tế khác không thể có được: đó là tính tự nguyện, tự giác cao và tận dụng tối đa khả năng của mỗi người trong lao động. Trong quá trình quản lý phân phối sản phẩm được xử lý nhanh, kịp thời và các quyết định đều hành được đúng đắn. Tóm lại, kinh tế hộ nông dân phát triển với tư cách là những đơn vị tự chủ, trong quá trình trao đổi mới đã có những đóng góp to lớn vào sản xuất của nước ta tạo ra sự tăng trưởng liên tục về lương thực và các ngành sản xuất khác trong nông nghiệp. Kinh tế hộ ở nông thôn là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế xã hội tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...Tiếp tục đẩy mạnh kinh tế hộ phát triển. Kinh tế hộ nông dân trong thời kỳ đổi mới không chỉ dừng lại ở kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc mà đang tự thân vận động theo quy luật phát triển kinh tế khách quan phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Các hộ nông dân về kinh tế còn yếu kém từ chỗ sản xuất tự túc thiếu ăn vươn lên mức đủ ăn, từ sản xuất đủ ăn vươn lên sản xuất thừa ăn. Đặc biệt, là hiện nay các hộ nông dân đã thâm canh tăng vụ kết hợp xen canh tăng vụ dẫn đến hiệu quả ngày càng cao. SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng 1.1.3. Nguồn gốc, vai trò của cây lúa 1.1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ Lúa là một trong những cây ngũ cốc có lịch sử lâu đời nhất. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…thì cây lúa đã có mặt từ 3000 – 2000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc vùng Triết Giang đã xuất hiện cây lúa khoảng 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu nhiều tài liệu để xác định một cách chính xác thời gian cây lúa được đưa vào trồng trọt. Dù sao người ta vân cho cây lúa là một cây trồng cổ, có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển hàng triệu năm của con người trên trái đất. Từ trung tâm khởi nguyên là Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển ở hai hướng đông và tây. Cho đến thế kỷ thứ nhất, cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Đến đầu thế kỷ thứ XV cây lúa từ Bắc Italia nhập vào các nước Nam Tư cũ, Bungari, Rumani,…Đầu thế chiến thứ hai cây lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungari. Đến thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và trồng ở các bang Virgina, Nam Carolina và hiện nay trồng nhiều ở California, Lousiana, Texas… Theo hướng Đông, đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indonesia. Vào giữa thế kỷ XVIII cây lúa từ Iran nhập vào trồng ở nước Nga. Đến nay cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước khác. 1.2.3.2. Vai trò, giá trị a.Giá trị dinh dưỡng Gạo là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể bởi trong gạo có chứa nhiều tinh bột – nguồn calo chủ yếu. Giá trị nhiệt lượng của gạo là 3594 calo, so với lúa mì là 3610 calo, độ đồng hóa đạt đến 95,9%. Con người hấp thụ tinh bột và một số vitamin từ gạo. Hiện có khoảng 2 tỷ người châu Á dùng gạo và các chế phẩm từ gạo để bổ sung 60% đến 70% nguồn năng lượng hằng ngày cho cơ thể. Có thể nói gạo là thức ăn quý cho con người và là thức ăn dễ tiêu hóa, chất xơ trong gạo ít hơn nhiều so với ngô hạt, chất đạm trong gạo lại dễ tiêu hóa hơn so với lúa mỳ. Gạo còn có nhiều vitamin nhưng bị phân giải và mất đi trong quá trình xay xát và nấu. SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Sỹ Hùng Trong chăn nuôi người ta chủ yếu dùng tấm, cám và gạo có chất lượng thấp để làm thức ăn. Trước đây khoảng 5% sản lượng gạo dùng để làm thức ăn chăn nuôi nhưng hiện nay tỷ lệ này giảm đáng kể (khoảng 1%). b. Giá trị kinh tế - Gạo: Được dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia và một số loại dược liệu. - Tấm: Sản xuất tinh bột, rươu cồn, phấn mịn, thuốc chữa bệnh. - Cám: Làm thức ăn gia súc, ép lấy dầu. - Trấu: Sản xuất nấu men làm thức ăn gia súc, dùng để độn chuồng, làm phân bón và còn được sử dụng làm chất đốt. - Rơm rạ: Với thành phần chủ yếu là Xenluloza có thể sản xuất thành giấy, đồ gia dụng như mũ, giầy dép… ngoài ra rơm còn được sử dụng để độn chuồng, làm chất đốt. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác 1.1.4.1. Giống Giống là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất. Nó tác động đến hiệu quả thông qua việc cho năng suất cao hoặc cho chất lượng gạo tốt, phù hợp với yêu cầu cao của người sử dụng hay cũng có thể là chi phí chăm sóc ít mà không ảnh hưởng đến năng suất. Thông thường, các loại giống cũ trước đây cho năng suất thấp hơn các giống mới lai tạo. Tuy nhiên cũng có một số giống cũ cho ra gạo ngon như: tám thơm, nàng hương… Do đó, cần chú ý đến việc tạo ra các loại giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với khả năng chăm sóc của người nông dân và điều kiện khí hậu, thời tiết. 1.1.4.2. Phân bón Phân bón là chất dinh dưỡng cần thiết phải bổ sung cho cây trồng và cải thiện điều kiện của đất. Nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, tác động đến năng suất từ đó mà quyết định đến hiệu quả. Tuy nhiên cần xác định lượng phân bón cho đúng nếu không sẽ cho tác động ngược với các mong muốn bởi mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của cây lúa có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ như ở giai đoạn đầu lúa cần nhiều đạm hơn giai đoạn cuối. Mặt khác, giá của SVTH: Trần Duy Anh – Lớp K43B- KTNN 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan