Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành nuôi cá của Việt Nam ngày càng có chỗ
đứng quan trọng trên trường thế giới nhờ những điều kiện thuận lợi về tự nhiên,
lực lượng lao động và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Ngành nuôi cá phát triển có ý
nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá độc canh trong nông
nghiệp, khai thác tốt các tiềm năng lợi thế, tăng khối lượng sản phẩm phục vụ cho
tiêu dùng và xuất khẩu, tạo điều kiện cho Việt Nam có tiềm năng mở rộng sản
xuất cung ứng sản phẩm cho thị trường trong nước và thế giới.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền trung có diện tích đầm phá rộng
lớn. Toàn tỉnh có hơn 22.000 ha mặt nước đầm phá, chiếm khoảng 1/5 diện tích
đầm phá của cả nước. Đây là vùng đầm phá có tiềm năng phát triển nuôi trồng
thủy sản nói chung và nuôi cá nước lợ nói riêng. Trong đó, nuôi trồng thủy sản là
một trong những hướng chủ lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ở vùng
đầm phá ven biển.
Quảng Điền là một huyện đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, có gần
12km bờ biển, 3.535,73 ha mặt nước phá Tam Giang. Đây là điều kiện thuận lợi
của vùng để mở rộng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản thành ngành sản xuất quan
trọng với nền kinh tế lâu nay vốn chủ yếu là thuần nông. Do đó, việc đẩy mạnh
phát triển kinh tế biển đầm phá của huyện sẽ mở ra một triển vọng mới cho nền
kinh tế. Trong đó, hoạt động NTTS của vùng ngày càng phát triển góp phần giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Đây là lợi thế của vùng để có thể
phát triển các ngành nghề NTTS như cá, tôm, cua… Thực tế trong những năm
qua, nuôi chuyên tôm không còn mang lại hiệu quả do tình trạng dịch bệnh, ô
nhiễm môi trường ngày càng tăng trong khi công nghệ nuôi chưa thật sự phù hợp,
nguồn giống khai thác tự nhiên ngày càng kiệt, nguồn giống nhân tạo sản xuất tại
chỗ quá ít, giống phải đi từ vùng khác về không kiểm soát được dịch bệnh đã làm
cho nhiều hộ chuyển từ nuôi chuyên tôm sang nuôi theo các mô hình khác. Mô
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
1
Khóa luận tốt nghiệp
hình xen ghép (tôm-cá), và chuyên cá kết hợp với thực hiện đồng bộ các biện pháp
kỹ thuật ra đời mang lại nhiều hy vọng lớn cho vùng không chỉ đảm bảo kinh tế
mà còn hạn chế được dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Việc đánh giá chính xác
hiệu quả kinh tế nuôi cá nước lợ, làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi cá
thay thế nuôi chuyên tôm là một giải pháp lâu dài cần được chính quyền địa
phương cũng như các hộ nuôi quan tâm và đầu tư phát triển.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài: "Hiệu quả kinh tế
của các mô hình nuôi cá nước lợ ở vùng đầm phá huyện Quảng Điền, tỉnh
Thừa Thiên Huế" làm đề tài thực tập của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của cá mô hình nuôi cá
nước lợ vùng đầm phá huyện Quảng Điền.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả của các mô hình
nuôi cá nước lợ, những khó khăn, thuận lợi của hoạt động.
- Phương hướng và một số giải pháp nhằm giải quyết khó khăn mà các hộ
nuôi đang gặp phải. Đưa ra một số mô hình mới mang lại hiệu quả áp dụng cho địa
phương.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích..
Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là các hộ nuôi cá nước lợ.
- Nội dung nghiên cứu là hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá nước lợ.
- Địa bàn nghiên cứu: 3 xã Quảng công, Quảng Phước và thị trấn Sịa ở
vùng đầm phá huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
2
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong thời đại ngày nay, cùng với xu hướng phát triển của xã hội thì hiệu
quả kinh tế được xem là nhân tố được quan tâm hàng đầu của mỗi nhà sản xuất,
các doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì
yêu cầu đặt ra là kinh doanh phải có hiệu quả. Chỉ như vậy doanh nghiệp mới có
điệu kiện để mở rộng sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và quy trình
công nghệ mới. Bất kì doanh nghiệp nào cũng phải đặt ra mục tiêu là tối đa hoá lợi
nhuận. GS.TS Ngô Đình Giao đã viết: “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của
mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước”.
Có rất nhiều định nghĩa về hiệu quả kinh tế:
Tác giả Hồ Vinh Đào cho rằng: “Hiệu quả kinh tế còn gọi là hiệu ích kinh tế”.
Theo tiến sĩ Phan Công Nghĩa: “Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là
phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả mà xã hội đạt
được với chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó”.
Để xác định hiệu quả kinh tế, có nhiều quan điểm khác nhau:
-Quan điểm 1: cho rằng tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế nền sản
xuất xã hội là do quy luật kinh tế cơ bản quyết định.
-Quan điểm 2: cho rằng tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là tăng
năng suất lao động.
-Quan điểm 3: cho rằng tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là đạt được
mức hiệu quả tối đa trong những điều kiện cụ thể nhất định.
-Quan điểm 4: coi tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế là việc tăng
trưởng các chỉ tiêu kinh tế: GO, VA, GDP.
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
3
Khóa luận tốt nghiệp
Trong bốn quan điểm trên thì quan điểm 1 được thừa nhận rộng rãi nhất.
Theo quan điểm này, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội
là đạt được quan hệ tối ưu giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó.
Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối
với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Đây là cơ sở vật chất không
ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như vậy, tăng hiệu quả kinh tế là một trong
những yêu cầu tất yếu khách quan của tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc tăng hiệu quả kinh tế là một trong những
yếu tố tăng thêm sức cạnh tranh, giành lợi thế trong quan hệ kinh tế.
Để tính được hiệu quả kinh tế thì cần phải xác định được kết quả và chi phí
bỏ ra. Trong hệ thống cân đối quốc dân (PMS), kết quả thu được có thể là toàn bộ
giá trị sản phẩm (c+v+m), hoặc có thể là thu nhập (v+m), hoặc có thể là thu nhập
thuần tuý (m). Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thì kết quả thu được có
thể là tổng giá trị sản xuất (GO), có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), có thể là giá trị
gia tăng (VA), hoặc lãi (Pr) v.v…
Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả kinh mà xác định kết quả thu được
sao cho phù hợp. Chẳng hạn với mục tiêu là sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của xã hội là chính thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản xuất. Nhưng với
doanh nghiệp hay trang trại phải thuê mướn nhân công thì kết quả thu được cần
quan tâm đó là lợi nhuận, còn đối với nông hộ kết quả được quan tâm là thu nhập,
thu nhập hỗn hợp.
Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố
đầu vào như đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên nhiên vật liệu… Tuỳ theo mục
đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc cho từng
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
4
Khóa luận tốt nghiệp
yếu tố chi phí. Thông thường chi phí bỏ ra được tính là tổng chi phí, chi phí vật
chất, chi phí lao động sống, tổng số vốn, tổng diện tích đất, tổng chi phí trung
gian…
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá HQKT của hoạt động nuôi cá nước lợ.
1.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất.
Khấu hao tài sản cố định: Là giá trị tài sản cố định chuyển vào giá trị sản
phẩm và sẽ thu hồi trong quá trình hoạt động của tài sản cố định. Các khoản mục
khấu hao bao gồm: công trình XDCB của ao nuôi trong năm đầu xuống vụ, các
loại máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình nuôi như máy bơm nước, máy sục khí.
Tổng vốn đầu tư: Là chỉ tiêu nói lên khả năng chủ động về vốn của người
sản xuất cũng như mức độ đầu tư về trang thiết bị, đầu tư chi phí sản xuất, đầu tư
xây dựng cơ bản…
Tổng chi phí sản xuất (TC): Là chỉ tiêu bao gồm chi phí trung gian, khấu
hao tài sản cố định, lao động gia đình đầu tư cho quá trình nuôi cá, thuế và các
khoản lệ phí khác…
Chi phí xây dựng ao hồ: Đây là chỉ tiêu quan trọng trong bước đầu tiên
hành nuôi cá, nó đánh giá mức độ kiên cố ao hồ và chất lượng ao hồ.
Giống: Là khâu quyết định đến chất lượng cá và thành bại của vụ
nuôi.Giống phải đảm bảo không có mầm bệnh và mật độ thả thích hợp.
Chi phí thức ăn: Đây là chỉ tiêu nói lên điều rằng cần bao nhiêu kg thức ăn
để có thể tạo ra 1kg cá. Chỉ tiêu này loại trừ nguồn thức ăn có sẵn trong môi
trường nước ao trước khi thả nuôi.
Chi phí lao động: Chỉ tiêu này nói lên mức độ đầu tư công lao động cho
hoạt động nuôi như chăm sóc, thu hoạch.
Chi phí xử lý, cải tạo ao hồ: Là một chỉ tiêu quan trọng liên quan mật thiết
đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cá, hạn chế mầm bệnh trong ao nuôi.
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
5
Khóa luận tốt nghiệp
Nó phản ánh giá trị vật tư, dịch vụ đầu tư cho xử lý ao, tạo môi trường nước và
diệt trừ mầm bệnh trong ao nuôi.
Chi phí trung gian: Là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất, bao
gồm chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất, không kể khấu hao trong quá trình nuôi
cá và công lao động gia đình.
1.1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá.
Năng suất cá: Phản ánh trung bình thu được bao nhiêu kg cá trên một đơn
vị diện tích mặt nước nuôi trồng.
N = Q/S
Trong đó: Q: tổng sản lượng nuôi trong năm.
S: diện tích mặt nước nuôi cá.
Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: Là chỉ tiêu biểu hiện bằng
toàn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng tạo ra trong một thời gian nhất định
(thường tính một năm). Hiện nay, hầu hết cá được sản xuất được đưa ra bán trên
thị trường. Do đó, tổng giá trị sản xuất cũng chính là tổng doanh thu (GO).
Giá trị gia tăng trên một đơn vị diên tích: Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả
cuối cùng của một hoạt động sản xuất. Nó được tính bằng phần chênh lệch giữa
tổng doanh thu (GO) và chi phí trung gian (IC) đầu tư ra.
VA = GO - IC
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả nuôi của các hộ khi
chưa trừ công lao động gia đình.
MI = VA - (KHTSCĐ + thuế, phí, lệ phí)
Lợi nhuận (Pr): Pr = GO-TC
Giá trị tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): phản ánh 1 đồng chi phí trung
gian sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
Giá trị sản xuất trên tổng chi phí (GO/TC): Thể hiện cứ một đồng chi phí
bỏ vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất này càng lớn
phản ánh sản xuất càng có hiệu quả.
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
6
Khóa luận tốt nghiệp
Thu nhập hỗn hợp trên tổng chi phí (MI/TC): Thể hiện cứ một đồng chi phí
tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp cho các hộ nuôi.
Lợi nhuận trên tổng chi phí (Pr/TC): Thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ ra
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.1.3. Đặc điểm kỹ thuật ngành nuôi cá nước lợ.
1.1.3.1. Đặc điểm sinh vật học của cá nước lợ:
Nhóm cá nước lợ gồm các loài thường xuyên sống ở môi trường lợ, mặn
thường là những loài có kích thước nhỏ như cá kình, cá chẽm, cá dìa, cá nâu, cá
hồng…Tuy nhiên, với điều kiện về điều kiện tự nhiên, nguồn nước, đặc điểm sinh
trưởng phát triển của mỗi loài thì có điều kiện phát triển khác nhau. Quảng Điền
có vùng đầm phá rộng lớn, nhưng tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng do dó nuôi cá
nước lợ sẽ góp phần hạn chế tình trạng này. Hiện nay, huyện Quảng Điền nuôi 4
loại cá nước lợ chính, đó là: cá chẽm, cá dìa, cá kình, cá rô phi.
Cá kình:
Tên khoa học: Siganus oramin
Tên tiếng việt: Cá kình.
Sống từng đàn ở tầng giữa và tầng đáy, là loài ăn tạp thiên về thực vật như:
rong rêu, rong mềm, mùn bã hữu cơ ngoài ra chúng còn ăn thức ăn tổng hợp hoặc
cám gạo nấu chín. Chúng ăn chủ yếu vào ban ngày.
Hình ảnh: cá kình
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
7
Khóa luận tốt nghiệp
Cá chẽm (cá vược):
Tên tiếng Anh: Barramundi, Giant seaperch
Tên khoa học: Lates calcarifer (Bloch, 1790)
+Đặc điểm hình thái: Thân hình thoi, dẹt bên. Chiều dài thân bằng 2,7 - 3,6
lần chiều cao. Đầu to, mõm nhọn, chiều dài hàm trên kéo dài đến ngang giữa mắt.
Hai vây lưng liền nhau, giữa lõm. Vây đuôi tròn lồi. Thân màu xám, bụng trắng
bạc. Chiều lớn nhất 47 cm, thông thường 19-25 cm. Cá vược là loài cá có giá trị
kinh tế cao, thịt ngon và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Cá vược có thể nuôi ở
cả môi trường nước mặn và nước lợ.
Cá Dìa: Sống ở tầng giữa và tầng đáy. Là động vật phù du, thực vật phù du
và ăn cỏ như: rong câu, rong mềm và thức ăn tổng hợp….
1.1.3.2. Yêu cầu kĩ thuật trong nuôi cá nước lợ:
Đối với mô hình nuôi xen canh:
Chuẩn bị ao nuôi:
Chọn địa điểm ao nuôi: chọn vùng nuôi là vùng hạ triều ô nhiễm nuôi tôm
thường xuyên xảy ra dịch bệnh, sản xuất kém hiệu quả, chất đáy là cát bùn hoặc
bùn cát, có độ mặn ổn định từ 5 đến 25%. Ao nuôi chắc chắn, có nhiều rong rêu
làm thức ăn cho cá kình, chủ động cấp và thay nước. Nơi có nhiều giống cá kình
tự nhiên, chủ động được con giống.
-Cải tạo ao: Sau khi thu hoạch, xã hết nước ao cũ. Dùng áp lực nước để bón
sục đáy ao và tẩy rữa chất thải, sau đó bón vôi.
- Diệt tạp: Có thể dùng: Saponin liều lượng: 10-15 g/ m3, hòa tan vào
nước tạt xuống ao và bờ ao, hạt mát 5-10 kg/ha, ngâm vào nước và tạt đều khắp.
- Bón phân gây màu nước:
Mục đích: Bón phân gây màu để động vật phù du phát triển tạo bóng
râm cho đáy, ngăn cản sự phát triển của các loại rong có hại, kích thích tảo phát
triển tạo môi trường ổn định cho nuôi cá
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
8
Khóa luận tốt nghiệp
Thả giống : Chọn cá giống: Cá Kình, Dìa được thu gom từ tự nhiên đảm
bảo cá giống có kích cỡ đồng đều. Cá giống phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, cá
khoẻ, không bị bệnh, không bị tróc vẩy và mất nhớt trong quá trình vận chuyển.
Tỷ lệ sống đạt trên 95%.
- Mật độ thả: Tùy theo điều kiên ao nuôi, khả năng đầu tư và trình độ quản
lý môi trường, kinh nghiêm của người nuôi để xác định mật độ thả cho phù hợp.
- Có thể thả: Cá kình: 5000 con/ha
Cá dìa: 800-1000 con/ha
- Phương pháp thả giống :
+Trước khi thả ngâm các túi đựng tôm trong ao 10-15 phút để cân bằng
nhiệt độ, sau đó mở túi giống để nước trong ao hòa cùng nước trong túi để tôm
giống thích nghi trước khi thả tôm giống ra ao nuôi.
+Thả tôm sú trước, sau 20 đến 25 ngày để tôm sú giống có điều kiện thích
nghi và phát triển, mới tiến hành thả cá Kình giống.
Chăm sóc quản lý ao nuôi:
- Thường xuyên thay nước trong ao dựa vào thuỷ triều để đảm bảo chất
lượng nước ao đạt tiêu chuẩn nuôi. Nếu khi không thể dựa vào thuỷ triều để thay
nước có thể sử dụng máy bơm để cấp nước thêm cho ao và làm cho nước luân
chuyển trong ao, kích thích vật nuôi hoạt động.
Phòng bệnh cho cá
- Nhìn chung khi nuôi hỗn hợp cá trong ao nuớc lợ cá rất ít bị bệnh. Nếu cá
bị bệnh do 3 nhân tố: môi trường sống, tác nhân gây bệnh, vật chủ. Cho nên,
chúng ta nên chủ động phòng bệnh cho cá bằng cách:
- Cải tạo và vệ sinh môi trường ao nuôi
- Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh cho cá
- Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho ăn đầy đủ.
- Theo dõi thường xuyên mức nước trong ao mà điều chỉnh cho phù hợp.
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
9
Khóa luận tốt nghiệp
Thu hoạch cá: sau thời điểm nuôi 3 tháng là có thể tiến hành cho thu tỉa
những loại cá lớn giúp những cá còn lại phát triển tốt hơn, nên thu hoạch vào lúc
trời mát, tránh gây ảnh hưởng cho lượng cá còn lại. Sau đó, kiểm tra lượng cá còn
lại trong ao để giảm lượng cho ăn hằng ngày cho phù hợp.
Lưu ý: Ao nuôi tôm kết hợp với cá kình, dìa do rong nhiều nên ao trong vì
vậy ta phải thường xuyên vớt các rong già và chú ý gây màu nước.Có thể sử dụng
thức ăn tự chế biến như: cám gạo, bột cá... để dùng làm thức ăn bổ sung cho cá
kình, dìa.
Đối với nuôi chuyên canh:
Chuẩn bị ao nuôi:
Ao có dạng hình chữ nhật, diện tích từ 2.000m2 đến 2ha, sâu từ 1,2-1,5m.
Đáy ao bằng phẳng, hơi dốc về cống thoát. Mỗi ao có 2 cống tưới và tiêu riêng
biệt, tiện lợi cho việc thay đổi nước. Ao sau khi làm cạn nước, phơi đáy cho khô
lớp bùn mặt để loại khí độc, oxy hoá, các khoáng chất và diệt trừ tạp dịch hại.
Thả cá giống:
- Cá chẽm: Cá giống dùng để nuôi thương phẩm trong ao phải là cá lớn,
đồng cỡ (vì cá vược là loại cá ăn thịt, rất phàm ăn, dễ ăn thịt cắn xé lẫn nhau). Nếu
cá giống mua từ nơi khác về, trước khi thả xuống ao phải thả nổi túi chứa cá giống
xuống ao để một lúc cho cân bằng nhiệt độ nước ao nuôi vào túi, sau đó mở dần
miệng túi cho nước ao vào từ từ và thả cá ra ao. Mật độ thả từ 3.000-4.000 con/ha.
Nên tiến hành thả cá giống vào buổi sáng (6-8 giờ) và buổi tối (20-22 giờ).
- Cá kình, dìa: phải chọn lựa giống cá khoẻ, đồng kích cỡ, đảm bảo các yêu
cầu kỹ thuật, không bị bệnh, không bị tróc vẩy và mất nhớt trong quá trình vận
chuyển. Sau khi phân chia đàn thì tiến hành thả cá đảm bảo tất cả các loài cá phải
đồng đều nhau.
Mật độ thả thích hợp: Cá kình: 5000 con/ha.
Cá dìa: 800-1000 con/ha.
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
10
Khóa luận tốt nghiệp
Quản lý và chăm sóc: Với cá cần quản lý điều tiết nước với chế độ cho cá
ăn. Đối với ao dùng thức ăn nhân tạo nuôi cá, những thức ăn thừa sẽ dễ gây ô
nhiễmmôi trường, vì vậy phải thay nước hàng ngày, mỗi lần thay 30% khối lượng
nước trong ao.
1.1.3.3. Các mô hình nuôi cá nước lợ:
Mô hình nuôi xen ghép (tôm-cá): là hình thức nuôi xen ghép tôm với các
giống cá nước lợ có giá trị kinh tế cao như: cá kình, dìa...hình thức nuôi xen ghép
này góp phần làm sạch môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh. Là phương thức
nuôi an toàn, cá với thời gian nuôi ngắn là có thể thu hoạch.
+ Ưu điểm của mô hình: Mô hình nuôi xen ghép có chi phí thấp hơn, hình
thức nuôi đơn giản, cá giống và thức ăn dễ kiếm, tỷ lệ rủi ro thấp và còn làm giảm
ô nhiễm môi trường, khi gặp rủi ro trong nuôi tôm thì vẫn có thu nhập từ cá. Trong
bối cảnh trong những năm qua người dân phải lao đao vì tôm nuôi thương xuyên
bị bệnh, hiện nay huyện Quảng Điền có nhiều hồ nuôi tôm để hoang và ngày càng
thua lỗ. Vì thế, thành công của mô hình nuôi cá nước lợ này sẽ mở ra hướng phát
triển mới trong hoạt động nuôi thủy sản của huyện, giúp tăng thu nhập cho người
dân, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Nhược điểm: Tuy mô hình mang lại hiệu quả không chỉ làm tăng thu nhập
giải quyết việc làm cho người dân địa phương mà còn giảm ô nhiễm môi trường,
năng suất đạt được cao hơn so với nuôi chuyên tôm. Tuy nhiên, so với những địa
bàn trong tỉnh cũng như trong khu vực thì năng suất đạt được trên địa bàn huyện
vẫn chưa cao, quá trình nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chịu ảnh
hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu nên rất dễ xảy ra rủi ro...
Mô hình nuôi chuyên canh (chuyên cá): là hình thức nuôi chuyên các loài
cá đặc sản ở vùng nước lợ như cá nâu, cá dìa, cá kình, cá chẽm. Hình thức nuôi
này ngày càng được nhân rộng và phát triển vì không những mang lại lợi nhuận
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
11
Khóa luận tốt nghiệp
cao cho người dân mà còn giảm bớt chi phí hạn chế rất nhiều rủi ro trong quá trình
nuôi. Phù hợp với môi trường nước mặn, lợ.
+ Ưu điểm: Mô hình mang lại năng suất và sản lượng khá cao. Trong quá
trình nuôi, cá phát triển nhanh và ít xảy ra dịch bệnh, chăm sóc và thu hoạch tương
đối đơn giản. Phù hợp với những vùng có độ nước măn, lợ đầy đủ. Do đó, cá nước
lợ là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện môi trường ở vùng nuôi hạ triều huyện
Quảng Điền. Nếu có thị trường tiêu thụ tốt thì có thể triển khai nhân rộng ra nuôi
với diện tích lớn. Bên cạnh đó, mô hình nuôi chuyên canh còn tận dụng mặt nước
và thức ăn góp phần tăng năng suất.
+ Nhược điểm: tình hình tiêu thụ cá trên thị trường còn gặp nhiều khó khăn,
chủ yếu là thị trường nội địa. Chưa chủ động nguồn giống, không đảm bảo về
nguồn giống sạch đặc biệt là giống cá chẽm, dìa. Nguồn giống cá chẽm, dìa vẫn có
giá cao và chưa đảm bảo được chất lượng.
Hiện nay, huyện Quảng Điền nuôi cá theo hình thức QCCT là chủ yếu do
điều kiện của vùng chưa phù hợp với các hình thức khác như BTC và TC. Hình
thức nuôi cá QCCT bao gồm các phương thức nuôi như: nuôi chuyên cá, nuôi xen
ghép và nuôi hỗn hợp.
1.1.4.Vai trò của ngành nuôi cá trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, ngành thuỷ sản là sự tổng hợp của một bộ phận công
nghiệp và một bộ phận nông nghiệp. Do đó, vai trò của ngành thuỷ sản được thể
hiện thông qua vai trò của nông nghiệp và công nghiệp trong nền kinh tế. Việt
Nam là nước nông nghiệp đang trên đà phát triển theo hướng CNH- HĐH, việc
phát triển ngành thuỷ sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Bên cạnh
đó, Việt nam có điều kiện thuận lợi với 3200km bờ biển, có nhiều hồ sông suối
trong đất liền, có vai trò vị trí quan trọng, thể hiện ở nhiều mặt:
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
12
Khóa luận tốt nghiệp
Thứ nhất, ngành thuỷ sản cung cấp thực phẩm quý cho tiêu dùng của dân
cư, cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
Ngày nay, các sản phẩm thủy sản được nhiều người ưa chuộng nhằm đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của con người và có giá trị về xuất khẩu. Đây là sản phẩm ít
béo, giàu chất đạm...nên nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản ngày càng gia tăng,
lượng thủy sản tiêu thụ khá lớn. Theo công bố của FAO, mức tiêu thụ bình quân
thủy sản một người, một năm ở: các nước công nghiệp phát triển là 28,4
kg/người/năm. Nước có thu nhập thấp là 13,1 kg/người/năm, Việt Nam: 16,9
kg/người/năm, Lào thấp nhất: 8,9 kg/người/năm.
Thủy sản là một ngành quan trọng cung cấp một phần thức ăn cho chăn
nuôi đặc biệt là thức ăn chăn nuôi công nghiệp như bột cá được chế biến từ các
phụ phẩm của thủy sản trong các ngành sản xuất thủy sản (năm 2001 sản xuất trên
40000 tấn bột cá). Ngoài ra, ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi cá nói riêng
còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành công nghiệp
khác như dược phẩm hay mỹ nghệ...
Thứ hai, ngành thủy sản phát triển sẽ có đóng góp quan trọng vào tăng
trưởng toàn ngành nông- lâm-ngư nghiệp nói chung.
Ngành thủy sản là một phân ngành hay một ngành bộ phận của sản xuất
nông nghiệp. Một sản phẩm thủy sản sau khi qua chế biến giá trị gia tăng tăng lên
rất nhiều lần. Vì vậy, nếu phát triển ngành thủy sản đặc biệt là chế biến thủy sản sẽ
góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp.
Thứ ba, tham gia xuất khẩu và thu ngoại tệ cho đất nước.
Trong những năm qua, ngành thuỷ sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình
quân 18,4%/năm.Trong 9 tháng đầu năm 2009, Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản sang
155 thị trường trên thế giới, trong đó 3 thị trường lớn nhất là EU, Mỹ và Nhật Bản;
chiếm 60,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (báo cáo ngành thuỷ sản việt nam, quý
iii/2009 được công bố bởi vtv1- vnindex và vietnamnet).
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
13
Khóa luận tốt nghiệp
Thứ tư, phát triển ngành thủy sản góp phần vào phát triển kinh tế xã hội.
+ Kinh tế: Đó là hướng làm giàu cho các chủ tang trại nuôi trồng thủy sản
đối với những vùng có tiềm năng về thủy vực và nguồn lợi thủy sản.
+ Xã hội: Phát triển kinh tế thủy sản sẽ tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập.
Phát triển sản xuất và tiêu thụ tại chỗ giúp cải thiện được dinh dưỡng bữa ăn. Giúp
tăng cường an ninh quốc phòng, biển giới biển đảo Tổ Quốc.
1.2. CƠ SƠ THỰC TIỄN
Thừa thiên Huế có đường bờ biển dài 126km và hệ đầm phá Tam Giang –
Cầu Hai kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến chân núi Vĩnh Long. Là một tỉnh miền
trung có hệ đầm phá lớn nhất cả nước. Đây là tiềm năng vô cùng quý giá mà thiên
nhiên đã ban tặng cho địa phương để phát triển kinh tế không chỉ trong lĩnh vực
nuôi trồng thủy sản mà còn có tiềm năng lớn về du lịch. Nhờ những ưu thế đó,
trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh không ngừng phát triển
ngành thủy sản, mỗi năm đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách của tỉnh.
Hiện nay, các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá, tôm, cua, ốc...đã
được đưa vào nuôi trồng có hiệu quả. Trong đó, nhiều loại cá có giá trị dinh dưỡng
cao được nuôi ở môi trường nước lợ là cá dìa, cá chẽm, cá kình...Không chỉ có giá
trị dinh dưỡng cao mà các loài cá nước lợ này được nhiều người dân miền trung ưa
chuộng nữa.
Số liệu bảng 1 cho thấy năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
là 5.282,50 ha. Đến năm 2007 diện tích này đã tăng lên là 5.381,30 ha, tăng 98,8
ha. Theo kết quả điều tra, phần diện tích được mở rộng này chủ yếu từ việc chuyển
đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Đến năm
2008, diện tích NTTS có sự tăng lên nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do
phong trào nuôi tôm không đạt hiệu quả nên nhiều hộ bỏ nuôi và chuyển sang
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
14
Khóa luận tốt nghiệp
ngành nghề khác. Trong đó, diện tích nuôi tôm qua 3 năm liên tục giảm sút và
được thay thế để nuôi chuyên cá và xen ghép nhiều đối tượng. Do đó, nhiều diện
tích nuôi cá tăng năm 2007 là 1.590,90 ha, đến năm 2008 là 1.781,50 ha, tăng
11,98%. Một mặt, do tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng ở hầu hết các ao hồ
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nên đã làm cho nhiều hộ nuôi tôm mất mùa liên
tiếp. Nhiều hộ thậm chí không có đủ vốn hoặc không biết vay tư đâu để tiến hành
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
15
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 1: TÌNH HÌNH NTTS TỈNH THỪA THIÊN HUẾ QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
+/-
%
+/-
%
1. DT NTTS
Ha
5.282,50
5.381,30
5.473,40
98,80
101,87
92,1
101,71
- Nuôi tôm
Ha
3.024,40
3.053,10
2.773,00
28,70
100,95
-280,10
90,83
- Nuôi cá
Ha
1.494,70
1.590,90
1.781,50
96,20
106,45
190,60
111,98
Thuỷ sản khác
Ha
763,40
737,30
1.021,90
-26,10
96,58
284,60
138,60
2. SL NTTS
Tấn
7.737
8.335
6.296
598
107,73
-2039
75,54
- Tôm
Tấn
3.861
3.711
4.056
-150
96,12
345
109,30
- Cá
Tấn
3.189
3.909
4.312
720
122,58
403
110,31
- Thuỷ sản khác
Tấn
6.870
8.160
8.835
1290
118,78
675
108,27
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
16
Khóa luận tốt nghiệp
NTTS vụ tiếp theo. Nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động NTTS trên địa
bàn tỉnh nhiều hộ đã tiếp tục đầu tư hoặc chuyển sang đối tượng nuôi khác như cá,
cua...thu được kết quả cao và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
Do vậy, nhiều diện tích nuôi cá trong những năm gần đây không ngừng
tăng lên thông qua việc tăng số lượng các lồng bè trên vùng đầm phá. Ngoài ra,
nhiều mô hình nuôi cá đã được nuôi có hiệu quả như: nuôi cá lúa, nuôi xen ghép
hỗn hợp nhiều đối tượng.
Xét về sản lượng, số liệu bảng 1 cho thấy sản lượng tôm nuôi ngày càng
giảm sút từ năm 2006 trở lại đây. Năm 2006, sản lượng tôm nuôi là 3861 tấn, đến
năm 2007 thì giảm còn 3711 tấn. Trong khi đó, sản lượng cá nuôi không ngừng
tăng lên. Ngoài nguyên nhân một số diện tích nuôi tôm chuyển sang nuôi cá, việc
nuôi xen ghép nhiều đối tượng cá kình, dìa, rô phi... đã làm sản lượng cá tăng lên.
Đến năm 2008, toàn tỉnh thu được 4.312 tấn cá, so với năm 2007 tăng 10,31%.
Mô hình chuyển đổi theo hướng nuôi xen ghép (tôm – cá), bảo đảm hiệu
quả kinh tế, hạn chế được dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường là giải pháp
lâu dài cho ngành NTTS của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhìn chung, ngành nuôi cá nói
chung và nuôi cá nước lợ nói riêng ngày càng phát triển không chỉ đáp ứng nhu
cầu về thuỷ sản cho người tiêu dùng mà còn là hướng đi tích cực giúp đa dạng hoá
nguồn lợi thuỷ sản phát triển kinh tế theo hướng bền vững hơn.
Tóm lại, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
trong những năm qua đã giành được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần tạo thu
nhập cho người dân. Tuy nhiên, vấn đề nuôi cá nước lợ đang gặp nhiều khó khăn
trong việc cung cấp giống và thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều hạn chế. Phần lớn
các sản phẩm do các hộ nuôi trồng sản xuất ra đều do tư thương thu gom rồi vận
chuyển đi các tỉnh khác. Do đó, các ngư hộ thường xuyên bị ép giá, ảnh hưởng đến
thu nhập.Trong thời gian tới, tỉnh cũng như các cấp chính quyền cần phải tìm ra
các giải pháp để ngành thủy sản ngày càng ổn định và phát triển bền vững hơn.
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
17
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Quảng Điền là một huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố
Huế khoảng 10-15km có thị trấn Sịa và 7 xã vùng ven sông Bồ gồm Quảng An,
Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng Vinh. Các xã còn lại là Quảng
Thái, Quảng Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng Phú. Phá Tam Giang chạy
dọc phía đông huyện, còn sông Bồ chảy dọc phía Tây Nam của huyện.
- Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà.
- Phía Tây và Tây-Bắc giáp huyện Phong Điền.
- Phía Bắc và Đông-Bắc giáp biển Đông.
Quảng Điền là một huyện vùng trũng tỉnh Thừa Thiên Huế, có cấu tạo địa
hình dốc từ tây sang đông nên cũng gặp rất nhiều khó khăn đối với tình hình nuôi
trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, do địa hình mặt nước hệ thống ao chìm, nhất là các
ao không thể hút khô nước để cải tạo chiếm khá nhiều. Tuy nhiên, vùng nằm phía
Bắc lưu vực sông Bồ và phía Tây phá Tam Giang nên giao thông rất tiện lợi.
2.1.2. Đặc điểm khí hậu thời tiết:
Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có một mùa mưa lệch
pha so vớ hai miền Nam-Bắc. Mùa mưa ở đây trùng với mùa Đông - lạnh.
Nằm gọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình vừa có duyên hải, vừa có
cao nguyên, khí hậu Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có hai
mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên
không khí khô nóng, oi bức, mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm
sau. Tháng 9-10 thường kéo theo lũ lụt. Nhiệt độ trung bình là 25oC, các tháng
7,8,9,10 thường hay có bão.
Do cấu tạo địa hình có độ dốc từ Tây sang Đông khá lớn (15o) cùng các
đợt gió mùa kèm mưa lớn bị chặng lại ở đèo Hải Vân, Thừa Thiên Huế nói chung
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
18
Khóa luận tốt nghiệp
và Quảng Điền nói riêng luôn luôn phải chịu sự đối xử tương đối khắc nghiệt của
thiên nhiên “chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn”ở một số vùng.
2.1.3. Nguồn nước và thuỷ văn:
Huyện Quảng Điền có sông Bồ bắt nguồn từ dẫy núi Sơn Hồ chảy qua bến
Phú Ốc đến Phú Lễ chia ra một chi chảy quanh ra phía Bắc đến các làng Cổ Tháp,
Sơn Tùng, chảy qua Nam Dương hiệp với sông Nam Phù chảy vòng lại phía Đông
Bắc đến thôn An Xuân rồi đổ ra vùng phá Tam Giang.
Chính hệ thông đầm phá này đã đem lại cho Quảng Điền nhiều thế mạnh,
nhân dân quanh đó ở xã Quảng Ngạn, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành
thường chở hàng xuôi ngược tấp nập suốt đêm ngày trên đầm phá.
Do đó, nguồn lợi về thuỷ văn và nguồn nước là rất lớn có thể nuôi trồng các
loại thuỷ sản có giá trị cao như tôm, cá, cua…Tuy nhiên, những năm gần đây, hệ
thống sông ngòi và đầm phá bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng đã làm cho hệ thống
nguồn nước ở đây không còn tốt như trước đây nữa.
2.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai:
Đất đai là một bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà Nước thống nhất quản lý. Trong kinh doanh nông nghiệp đất đai là tư liệu
sản xuất đặc biệt và chủ yếu không thể thay thế được. Ngoài ra đất đai còn có chỗ
đứng quan trọng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội an ninh quốc phòng
của quốc gia. Do đó, tình hình sử dụng đất đai là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Tình hình đất đai của vùng đầm phá
huyện Quảng Điền được thể hiện qua bảng 2:
Với tổng diện tích tự nhiên của vùng đầm phá là 16328,64ha, trong đó đất
nông nghiệp chiếm 46,63% đây là tỷ lệ khá cao so với các loại đất khác. Bởi vì
đây là huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp đó là trồng trọt
và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Điều đó được thể hiện thông qua diện tích cây
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
19
Khóa luận tốt nghiệp
trồng hằng năm chiếm 32,86% (trong đó, đất trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất là
25,38%), diện tích mặt nước NTTS chiếm 5,19% bao gồm diện tích nuôi trồng các
loại thủy sản nước lợ, diện tích nuôi cá nước ngọt. Cùng với sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và sự phân công lao động trong xã hội, diện tích đất nông nghiệp ngày
càng có xu hướng giảm dần, chủ yếu là chuyển đất sang xây dựng nhà ở, các trụ sở
cơ quan và các công trình đường giao thông.
Bảng 2: QUY MÔ, CƠ CẤU ĐẤT ĐAI VÙNG ĐẦM PHÁ HUYỆN
QUẢNG ĐIỀN NĂM 2008
Chỉ tiêu
Diện
tích (ha)
Tổng diện tích đất tự nhiên
I.Đất nông nghiệp
1.Đất trồng cây hàng năm
-Đất trồng lúa
-Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
-Đất trồng cây hàng năm khác
2.Diện tích mặt nước NTTS
II.Đất lâm nghiệp
1.Rừng tự nhiên
2.Rừng trồng
III.Đất chuyên dùng
IV.Đất khu dân cư
V.Đất chưa sử dụng
-Đất bằng
-Đất đồi núi
-Núi đá không có rừng cây
VI.Đất tôn giáo tín ngưỡng
VII.Đất nghĩa trang, nghĩa địa
VIII.Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng
*Bình quân đất nông nghiệp/1 hộ
*Bình quân đất nông nghiệp/1 lao động
*Bình quân đất chưa sử dụng/1 lao động
SVTH: Hồ Thị Thu Hà
20
16.32
8,64
7.615,
15
5.365,
15
4.145,
01
1,06
1.219,
05
848,3
1.401,
68
1.401,
68
1.138,
55
1.158,
76
1.338,
46
1.338,
46
C
ơ cấu
(%)
1
00,00
4
6,63
3
2,86
2
5,38
0
,0065
7
,47
5
,19
8
,58
8
,58
6
,97
7
,10
8
,20