Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên h...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
54
465
118

Mô tả:

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam với đường bờ biển trải dài 3.260 km suốt từ Bắc vào Nam cùng 112 cửa sông và nhiều eo biển, hồ, đầm phá ven biển là tiềm năng, lợi thế to lớn cho phát triển thủy sản. Đảng và nhà nước ta khẳng định: Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, cũng như trong việc giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân. Trong những thập kỷ qua, đặc biệt từ năm 1986 đến nay, ngành thủy sản đã có những chuyển biến tích cực, là một trong những ngành kinh tế năng động khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Hiện nay ngành thủy sản đã đóng góp từ 4 - 5% trong tổng GDP cả nước, chiếm từ 9 - 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhiều sản phẩm của ngành thủy sản đã được thế giới và khu vực biết đến. Trong tương lai thủy sản còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn nữa như khai thác xa bờ, nuôi trồng, chế biến, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu… Một trong những hướng đi mới đang được chú trọng là nuôi trồng thủy sản với nhiều chủng loại vật nuôi và hình thức nuôi đa dạng. Tỉnh Thừa Thiên Huế với hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á có lợi thế trong phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó tôm sú là đối tượng nuôi chính đem lại giá trị kinh tế lớn. Thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm dọc theo phá Tam Giang. Nơi đây, NTTS mà đặc biệt là nuôi tôm đã có từ lâu đời nhưng chỉ thật sự phát triển từ năm 2002 và đã trở thành ngành kinh tế chủ lực ở địa phương giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân đồng thời cải tạo bộ mặt kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong nuôi trồng thủy sản cũng đã thể hiện nhiều bất cập. Do tốc độ mở rộng sản xuất quá nhanh theo nhu cầu thị trường và lợi nhuận trước mắt dẫn đến phát triển diện tích nuôi và số hộ nuôi một cách tự phát, thiếu quy hoạch, khiến cho đầm phá trở thành “thiên la địa võng” của những loại hình ao nuôi. Phong trào nuôi tôm chủ yếu theo kinh nghiệm mà ít quan tâm đến vấn đề kỹ thuật đã không đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Bên cạnh đó, diện tích ao nuôi qua nhiều năm không được chú trọng cải tạo xử lý khiến cho dịch bệnh xảy ra liên tục, ảnh hưởng đến 1 kết quả nuôi trồng, thu nhập trở nên bấp bênh. Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn ngày càng trở nên nghiêm trọng, NTTS không chú ý đến môi trường làm tăng nhanh quá trình lắng đọng, bồi đắp, hình thành các “đồng bằng ven biển”… NTTS không chú ý đến tính bền vững đã và đang gây ra những hệ lụy không thể tránh khỏi cho môi trường, cho hệ sinh thái đầm phá và cho cả cuộc sống của người dân ở nơi đây. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận của mình . * Mục đích của đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung cũng như hiệu quả kinh tế nuôi tôm nói riêng. - Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả và hiệu quả nuôi tôm cùng với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm trên địa bàn. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi tôm ở địa phương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy lợi thế vùng nhằm đạt hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm ở thị trấn Thuận An. * Phạm vi nghiên cứu: - Địa bàn nghiên cứu: Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - Thời gian nghiên cứu: vụ xuân hè năm 2009 Nội dung cơ bản của đề tài: Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tình hình cơ bản của thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Kết quả và hiệu quả nuôi tôm ở thị trấn Thuận An Chương 4: Định hướng và giải pháp Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2 PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế * Có thể hiểu hiệu quả kinh tế (HQKT) hay hiệu quả sản xuất kinh doanh (HQSXKD) là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. HQKT cũng có thể hiểu theo nghĩa là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt HQKT. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sản xuất vào trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. HQKT = Hiệu quả kỹ thuật * Hiệu quả phân bổ Ngày nay, HQKT là cụm từ được quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ nó là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng, trình độ tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp. 3 Thực chất của HQKT là nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tiết kiệm chi phí để đạt được mục đích sản xuất kinh doanh. Do vậy có thể hiểu HQKT của doanh nghiệp là đạt kết quả kinh tế tối đa với mức chi phí nhất định hay đạt được kết quả kinh tế nhất định với mức chi phí tối thiểu. Nâng cao HQKT có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có trong điều kiện khan hiếm hiện nay, giúp các chủ doanh nghiệp tăng cường đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Đạt HQKT là mục tiêu cao nhất và nâng cao HQKT là vấn đề quan tâm hàng đầu của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Một nền kinh tế đạt được hiệu quả chính là một nền kinh tế thành công và vững chắc. 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào là một quá trình tái sản xuất thống nhất trong mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được xác lập trên cơ sở so sánh giữa kết quả kinh tế (đầu ra) và chi phí kinh tế (đầu vào). Chúng được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ: - Ở dạng thuận H = Kq/C biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra. - Ở dạng nghịch h = C/Kq cho biết để có một đơn vị đầu ra cần hao phí bao nhiêu đơn vị đầu vào. Trong đó Kq là kết quả kinh tế, C là chi phí kinh tế. Hai chỉ tiêu hiệu quả này có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ tiêu H được dùng để xây dựng ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu h là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực, chi phí thường xuyên. 4 1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NGHỀ NUÔI TÔM 1.2.1 Đặc điểm sinh vật học của tôm 1.2.1.1 Vùng phân bố Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon. Loại tôm này có phạm vi phân bố khá rộng trong vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, phía Đông Thái Bình Dương, phía Nam châu Úc và phía Tây châu Phi. Tại vùng biển các nước Đông Nam Á, chúng phân bố nhiều ở Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam… 1.2.1.2 Tập tính sống, ăn và loại thức ăn Giai đoạn nhỏ và gần trưởng thành, tôm sú sống ven bờ biển, vùng cửa sông hay vùng rừng ngập mặn. Khi trưởng thành chúng chuyển xa bờ, sống vùng nước sâu hơn tới 110m, trên nền đáy bùn hoặc cát. Tôm sú thuộc loại ăn tạp, đặc biệt ưa các loại giáp xác, thực vật, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, côn trùng. Chúng bắt mồi bằng càng, đưa thức ăn vào miệng, thời gian tiêu hóa trong dạ dày từ 4 – 5h, hoạt động bắt mồi nhiều vào thời gian sáng sớm và chiều tối. 1.2.1.3 Sự lột xác Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng cơ thể và kích thước tăng lên tới mức độ nhất định, tôm phải lột xác cởi bỏ lớp vỏ cũ bên ngoài để lớn lên trong lớp vỏ mới. Chu kỳ lột các giảm dần theo sự tăng trưởng. Giai đoạn PL ngày lột xác một lần. Khi trọng lượng các thể tăng trên 25g thì 14 – 16 ngày lột xác một lần. Sự lột xác xảy ra cả ngày và đêm nhưng vào ban đêm xảy ra nhiều hơn. 1.2.1.4 Sự thích nghi Tôm sú từ giai đoạn PL8 trở đi có thể sống được trong vùng nước có độ mặn thay đổi rộng. Chúng thích ứng được độ mặn rộng, nhưng phải thay đổi từ từ, thay đổi đột ngột ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm và có thể gây chết. Tôm sú sống được cả trong môi trường có độ mặn 1 - 2‰. Trong tự nhiên, khi tôm gần trưởng thành và trưởng thành, chúng sẽ di chuyển tới vùng có điều kiện môi trường tương đối ổn định để sống. Trong nuôi tôm thương phẩm, độ mặn thích hợp nhất là 15 - 20‰, độ mặn 5 31‰ không ảnh hưởng tới sự tăng trưởng. 5 1.2.1.5 Một số chỉ tiêu môi trường khác - Oxi: Tôm có kích thước nhỏ chịu đựng hàm lượng O2 thấp tốt hơn tôm có kích thước lớn, bởi vì diện tích bề mặt mang so với diện tích bề mặt cơ thể của tôm nhỏ lớn hơn tôm lớn. Trong ao nuôi tôm sú, lượng oxi tốt cho sự tăng trương phải lớn hơn 3,7 mg/l, hàm lượng O2 gây chết tôm khi xuống mức 0,5 – 1,2 mg/l, tùy thuộc vào thời gian thiếu O2 dài hay ngắn. Khi O2 trong ao không đầy đủ, tôm giảm ăn và giảm sự hấp thụ thức ăn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. - pH: Độ pH giới hạn cho phép trong nuôi tôm là từ 6,5 - 9,3, tốt nhất là từ 7,5 – 8,5, sự dao động sáng và chiều tốt nhất nhỏ hơn 0,5 đơn vị. - Nhiệt độ: Tôm sú có trong lượng 1 – 5g sống trong môi trường có nhiệt độ trong khoảng 18 - 31°C, sự tăng trưởng tốt nhất trong khoảng 27 - 33°C. Sự tăng trưởng tăng khi nhiệt độ tăng trong phạm vi 21 - 27°C. Nhiệt độ giới hạn nuôi tôm sú thương phẩm có hiệu quả là 21 - 31°C. 1.2.2 Các hình thức nuôi tôm chuyên canh 1.2.2.1 Nuôi tôm quảng canh Nuôi tôm quảng canh là hình thức nuôi sơ khai nhất, phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Người nuôi tôm theo hình thức này khai thác tôm từ tự nhiên, ao nuôi chỉ được đắp đập, be bờ một cách thô sơ rồi để tôm tự tìm kiếm nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường mặt nước ao hồ để phát triển. Bên cạnh đó, người nuôi tôm cũng không cần áp dụng các biện pháp gì để tác động vào quá trình nuôi. Do phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên nên diện tích mặt nước nuôi trồng thường lớn, từ vài đến vài chục ha và thời gian nuôi dài, trọng lượng tôm thu được thấp do không có biện pháp thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển tôm. Thời gian nuôi dài ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm nuôi do chịu tác động của sự thay đổi thời tiết trong suốt quá trình nuôi. 1.2.2.2 Nuôi tôm quảng canh cải tiến Là hình thức nuôi cao hơn hình thức sơ khai ban đầu, người nuôi theo hình thức QCCT đã bắt đầu chú ý đến việc nuôi trồng. Ngoài nguồn giống tự nhiên là chủ yếu, họ có bổ sung thêm một lượng ít con giống nhân tạo. Với hình thức nuôi này, người 6 nuôi cũng đã chú trọng đến việc cung cấp thêm thức ăn cho tôm nuôi, chủ yếu là thức ăn tươi, bên cạnh nguồn thức ăn có sẵn trong ao hồ. Diện tích nuôi bắt đầu thu hẹp dần, thời gian nuôi cũng được rút ngắn lại. Sản lượng tôm thu được cao hơn nhưng dịch bệnh thường xuyên xảy ra do nguồn thức ăn tươi cung cấp chứa mầm bệnh gây hại cho tôm. Bảng 1: Tiêu chí phân loại hình thức nuôi Tiêu chí Giống QC Tự nhiên Thức ăn Cải tạo ao, CSHT Tự nhiên Hầu như không QCCT BTC Tự nhiên Nhân tạo + + Nhân tạo Tự nhiên Tự nhiên Nhân tạo + + Nhân tạo Tự nhiên Có (ít) TC Nhân tạo Nhân tạo Khá kỹ Rất kỹ + + CSHT, MMTB CSHT, MMTB (Nguồn: Bài giảng Kinh tế thuỷ sản – Tôn Nữ Hải Âu) 1.2.2.3 Nuôi tôm bán thâm canh Nuôi tôm BTC là hình thức nuôi tiên tiến, đây là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân tạo nhưng có kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Ngoài ra hệ thống ao hồ được đầu tư CSHT, chủ động nguồn nước cung cấp. Người nuôi tôm theo hình thức này hiểu rõ để đạt được hiệu quả cao cần có sự đầu tư trong công tác nuôi trồng. Họ đã chú trọng trong công tác XDCB và đầu tư mua sắm MMTB phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình. Nguồn thức ăn tự nhiên giảm dần vì đây là nguồn thức ăn có thể mang mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi. Bên cạnh đó thức ăn công nghiệp chứa dinh dưỡng tổng hợp, không gây hại cho tôm được sử dụng chủ yếu. Người nuôi cũng đã biết chú trọng đến công tác chăm sóc để rút ngắn thời gian thu hoạch. Diện tích nuôi trở nên hợp lý hơn. 7 1.2.2.4 Nuôi tôm thâm canh hay nuôi công nghiệp Đây là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống dày, năng suất cao, được đầu tư CSHT đầy đủ. Sử dụng các máy móc thiết bị nhằm tạo cho vật nuôi một môi trường sinh thái và các điều kiện sống tối ưu, sinh trưởng tốt nhất, không phụ thuộc vào thời tiết và mùa vụ, trong thời gian ngắn nhất đạt mục tiêu sản xuất và lợi nhuận. Diện tích nuôi thu hẹp đến mức thích hợp, hình dáng ao nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để tiện cho công tác nuôi trồng và chăm sóc. 1.3 TÌNH HÌNH NUÔI TÔM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1.3.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới Trên thế giới có không ít quốc gia có vùng đất ngập nước ven biển và đường bờ biển trải dài. Nhiều nước đã nhận rõ tiềm năng và thế mạnh của vùng ven biển là nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Mặc dù điều kiện địa hình của nhiều nước không thuận lợi trong việc hình thành các ao hồ, đầm NTTS, nhưng đa số các nước đã tận dụng mặt nước ven bờ để nuôi trồng nhiều loại thuỷ hải sản và coi đó là một trong những ngành có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là nuôi tôm. Trong thập kỷ qua, ngành sản xuất tôm, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng, đã được mở rộng từ 2,4 triệu tấn năm 1987 lên đến 4,2 triệu tấn năm 2000. Từ đó đến nay, ngành sản xuất tôm đã dần trở nên ổn định hơn. Từ giữa thế kỷ 80, bên cạnh đánh bắt thì nuôi trồng bắt đầu có ý nghĩa quan trọng trong ngành sản xuất tôm và đã đóng góp hơn 30% tổng sản lượng trong đầu những năm 1990. Trong năm 2004, nghề nuôi tôm cung cấp 2,4 triệu tấn, chiếm đến 46% tổng sản lượng tôm thế giới. Hiện nay, nghề nuôi tôm đã mở rộng ra trên tất cả các châu lục và đặc biệt phát triển ở châu Á. Nghề nuôi tôm thật sự phát triển ở châu Á từ những năm 1990 và trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực cho các vùng ven biển, đưa những nơi này trở thành các khu vực có điều kiện thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại. Và hiện nay, châu Á đang là châu lục sản xuất tôm nhiều nhất trên thế giới bởi điều kiện khí hậu nơi đây thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài giáp xác. Từ năm 1980, hơn 50% lượng tôm được cung cấp bắt nguồn từ châu Á và tỷ lệ này tăng lên đến 60% từ 8 năm 1990 trở về sau. Trong năm 2004, tổng lượng tôm cung ứng của châu Á ước đạt 4 triệu tấn trong đó có hơn 1,8 triệu tấn là từ nuôi trồng. Biểu đồ: Tổng sản lượng tôm toàn thế giới (Nguồn: www.globefish.org/files/SHRIMPMadrid_171.pdf) MT: nghìn tấn 7 trong 10 nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới vào năm 2003 thuộc về châu Á. Đó là: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines. Những nước này sản xuất đến 3,2 triệu tấn chiếm 2/3 tổng sản lượng tôm thế giới. Trong đó Trung Quốc cung cấp 1,3 triệu tấn vào năm 2003 và con số này là 1,7 triệu tấn năm 2004. Trung Quốc đã sớm nhận ra những loài thuỷ sản có giá trị và nhanh 9 chóng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng suất thủy sản nuôi trồng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Về phần Ấn Độ, nước này cung cấp khoảng 499 nghìn tấn năm 2003 và 2004. Từ đầu những năm 1990 trở lại đây, ngành sản xuất tôm của Việt Nam bắt đầu phát triển và hiện nay nơi đây trở thành một trong những nước sản xuất tôm chính của thế giới. 1.3.2 Tình hình nuôi tôm trong nước * Tình hình NTTS ở Việt Nam Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3000 km suốt từ Bắc vào Nam cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt trên khắp đất nước là tiềm năng to lớn cho đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, bên cạnh nguồn lợi đánh bắt thì nuôi trồng cũng đang là tiềm năng to lớn cho phát triển ngành thủy sản. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2008, trong 4.602,03 tấn thủy sản của cả nước, tỷ lệ đánh bắt và nuôi trồng xấp xỉ 50% nhưng giá trị ngành NTTS đóng góp đến 66% trong tổng giá trị sản xuất của ngành thủy sản. Bảng 2: Sản lượng và giá trị thủy sản phân theo địa phương năm 2008 Chỉ tiêu Cả nước 1. ĐB sông Hồng 2. TD&MN PB 3. BTB&DH MT 4. Tây Nguyên 5. Đông Nam Bộ 6. ĐB sông Cửu Long Sản lượng Nghìn tấn Giá trị sản xuất % Tỷ đồng % 4.602,03 100 50.081,9 100 497,20 10,80 3,843,0 7,67 60,91 1,32 463,6 0,93 985,56 21,42 8.897,6 17,77 18,43 0,40 146,3 0,29 339,08 7,35 2.840,3 5,67 2.701,93 58,71 33.891,1 67,67 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008) Trong 6 vùng kinh tế của đất nước thì vùng ĐB sông Cửu Long, BTB&DH MT là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Điều đó thể hiện ở chỗ: Năm 2008, sản lượng thủy sản sản xuất của khu vực ĐB sông Cửu Long đạt 2.701,93 nghìn tấn, chiếm 58,71% trong tổng sản lượng thủy sản cả nước. Còn đối với khu vực 10 BTB&DH MT, con số này là 985,56 nghìn tấn, tương ứng 21,42% tổng sản lượng thủy sản. Khu vực BTB&DH MT được tạo hoá ban tặng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Nơi đây có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề NTTS có HQKT cao. Ngoài ra nơi đây còn có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ rất thuận lợi cho ngành Thuỷ sản. Về giá trị sản xuất, ngành Thủy sản của ĐB sông Cửu Long tạo ra được 33.891,1 tỷ đồng, tương ứng 66,67% giá trị sản suất của cả nước. Còn khu vực BTB&DH MT tạo ra được 8.897,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,77%. ĐB sông Cửu Long được mệnh danh là nơi “gạo trắng nước trong”. Nơi đây được nhiên nhiên ưu đãi với hệ thống kênh ngòi chằng chịt, khí hậu ôn hòa, là nơi có điều kiện lý tưởng cho các loài sinh vật dưới nước phát triển. Thủy sản chính là hướng đi cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân ở hai khu vực này. Tuy nước ta có đường bờ biển trải dài qua nhiều tỉnh thành nhưng không phải bất kỳ vùng nào cũng có thể phát triển ngành thủy sản và coi đó là ngành kinh tế mũi nhọn. Từ bảng số liệu ta thấy, hai khu vực thiên nhiên không ưu đãi cho ngành thủy sản là TDMN PB và Tây Nguyên. Về sản lượng, hai khu vực này chỉ sản xuất được 79,34 nghìn tấn thủy sản, chiếm 1,72% sản lượng cả nước. Về giá trị sản xuất, năm 2008, hai khu vực này tạo ra được 60,99 tỷ đồng, chiếm 1,22% giá trị sản xuất của cả nước. * Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế Với hệ thống đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng 22.000 ha, Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Từ bảng số liệu ta thấy, diện tích NTTS tăng lên hàng năm, từ 5.282,5 ha năm 2006 lên 5.473,4 ha năm 2008 với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm xấp xỉ 1,7%. Diện tích nuôi tôm tăng lên từ 3.024,4 ha năm 2006 đến 3 053,1 ha năm 2007, nhưng lại giảm xuống còn 2.733,0 ha năm 2008, tương ứng giảm 10,48% so với năm 2007. Mặc dù có sự giảm sút về diện tích nuôi trồng nhưng sản lượng tôm thu hoạch nhìn chung vẫn có xu hướng tăng lên, từ 3.861 tấn năm 2006 lên 4.056 tấn năm 2008, tương ứng tăng 5,05%. Diện tích nuôi tôm chiếm đến 50% trong tổng diện tích NTTS. Điều này chứng tỏ nghề nuôi tôm với 11 HQKT cao đã và đang là một trong những ngành nghề thu hút sự quan tâm của người dân. Bảng 3: Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2006 – 2008) Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 1. DT NTTS Ha 5.282,5 5.381,3 5.473,4 1,87 1,71 Trong đó nuôi tôm Ha 3.024,4 3.053,1 2.733,0 0,95 - 10,48 2. Sản lượng TS nuôi trồng Tấn 7.737,0 8.335,3 9.251,2 7,73 10,99 Trong đó nuôi tôm Tấn 3.861 3.710,5 4.056 - 3,90 9,31 3. Năng suất tôm Tấn/ha 1,28 1,22 1,61 4,69 22,13 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008) Năng suất tôm năm 2007 giảm 0,06 tấn/ha so với năm 2006, tương ứng giảm 4,69%, nhưng đến năm 2008, năng suất đã tăng trở lại và có sự tiến bộ vượt bậc, đạt 1,61 tấn/ha, tăng 22,13% so với năm 2007. Đây quả là một kết quả khả quan. Trong thời gian qua, tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến tích cực từ 0,67 tấn/ha vào năm 2002 thì đến năm 2008, năng suất đã đạt được 1,61 tấn/ha. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương và chính từ sự nỗ lực của người dân trong việc đầu tư và chăm sóc. Thừa Thiên Huế mặc dù không có được khí hậu mát mẻ nhưng với đường bờ biển kéo dài chính là tài nguyên quý giá để phát triển dịch vụ du lịch, kinh tế biển và kinh tế đầm phá. * Tình hình nuôi tôm ở huyện Phú Vang Phú Vang có lợi thế về biển và đầm phá với bờ biển dài 40 km (1/3 chiều dài bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế) kéo dài từ cửa Thuận An đến giáp xã Vinh Hưng (Phú Lộc). Phú Vang còn có 6800 ha mặt nước đầm phá bao gồm đầm Sam – Chuồng, đầm Hà Trung – Thủy Tú và một phần đầm Cầu Hai chạy dọc bờ biển. Nguồn lực tự nhiên thuận lợi đã thúc đẩy sự phát triển của ngành NTTS nơi đây. 12 Bảng 4: Tình hình nuôi tôm 2 năm 2007 – 2008 ở huyện Phú Vang 2008/2007 Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 +/- % 1. DT nuôi Ha 1.172 1.150 - 22 - 1,88 2. Sản lượng Tấn 1.864 1.988 124 6,65 3. Năng suất Tấn/ha 1,59 1,73 0,14 8,81 (Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của huyện Phú Vang) Cùng với sự hình thành của ngành sản xuất tôm ở Việt Nam cũng như trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nghề nuôi tôm ở huyện Phú Vang cũng bắt đầu phát triển từ những năm 1990. Năm 2007, diện tích nuôi tôm của huyện đạt 1.171 ha, con số này là 1.150 ha vào năm 2008, chiếm 42% diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh. Diện tích tôm năm 2008 giảm 22 ha so với năm 2007, tương ứng giảm 1,88%. Diện tích nuôi tôm năm 2008 so với năm 2007 có sự giảm sút là do trong những năm gần đây, chất lượng nguồn nước cung cấp trên địa bàn không ổn định, môi trường xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm, thời tiết thường xuyên thay đổi khiến cho dịch bệnh xảy ra liên tục, một số hộ dân đã ngưng nuôi tôm sú, chuyển sang nuôi trồng các loài thuỷ sản khác. Tuy diện tích giảm nhưng năng suất nuôi lại có xu hướng tăng từ 1,59 tấn/ha năm 2007 lên đến1,73 tấn/ha vào năm 2008, tương ứng tăng 8,81%. Diện tích nuôi chỉ giảm 1,88% trong khi đó năng suất tăng 8,81% khiến cho sản lượng tăng lên từ 1.864 tấn năm 2007 đến 1988 tấn năm 2008, tương ứng tăng 6,65%. Tuy năng suất tôm năm 2007 giảm sút so với năm 2006 là 1,72 tấn/ha nhưng đến năm 2008, năng suất tôm đã tăng lên đạt giá trị tương đương năm 2006 và cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh là 1,61 tấn/ha. Hiện nay, chính quyền huyện đã thực hiện chỉ đạo phát triển nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh trên địa bàn nhằm thu được kết quả cao, giúp giảm rủi ro về thời tiết gây ảnh hưởng xấu đến kết quả nuôi trồng. 13 1.4 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU * Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất - TC là toàn bộ chi phí thương xuyên về vật chất và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường tính cho một năm), kể cả KH TSCĐ và tiền công lao động. - IC là một bộ phận cấu thành của TC bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên nhiên vật liệu, động lực, chi phí vật chất (không kể KH TSCĐ) và chi phí dịch vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ phi vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm) IC của hoạt động nông nghiệp bao gồm: + Chi phí vật chất: chi phí giống cây trồng, phân bón, nhiên liệu, thức ăn chăn nuôi, chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ… + Chi phí dịch vụ: chi cày bừa, vận tải thuê ngoài hay thuê sức kéo, chi tiền thủy lợi phí… * Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là những sản phẩm vật chất hay phi vật chất. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận. - GO là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp (thường tính cho một năm) GO = Σ Pi * Qi Trong đó Pi là giá bán từng loại sản phẩm Qi là sản lượng từng loại sản phẩm - VA là toàn bộ kết quả dịch vụ, lao động hữu ích mới sáng tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (KH TSCĐ) của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (thường tính cho một năm) VA = GO – IC 14 - LN là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư (lãi) hay phần giá trị tổn thất (lỗ) mà doanh nghiệp có được hay phải chịu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. LN = GO – TC * Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - Năng suất (N) là chỉ tiêu phản ánh sản lượng sản phẩm thu được tính trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian nhất định N=Q/S Q là sản lượng sản phẩm S là diện tích sử dụng để sản xuất ra sản phẩm - Chỉ tiêu GO/IC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng IC tạo ra được bao nhiêu đồng GO - Chỉ tiêu VA/IC cho biết 1 đồng IC bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng VA 15 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THỊ TRẤN THUẬN AN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 2.1.1 Vị trí địa lý Thuận An là thị trấn ven biển thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, được thành lập vào năm 1999 trên cơ sở sát nhập 2 xã là Thuận An và Phú Tân cũ. Thị trấn nằm cách thành phố Huế 12 km về phía Đông Nam, dọc theo quốc lộ 49A. Vị trí địa lý của thị trấn: Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp xã Phú Thanh và xã Phú Dương, phía Nam giáp xã Phú Thuận và xã Phú An, phía Bắc giáp huyện Hương Trà và xã Phú Thanh. Thị trấn gốm có 12 thôn bao gồm Hải Thành, Minh Hải, An Hải, Hải Bình, Hải Tiến, Tân Cảng, Tân Lập, Tân Mỹ, Tân Bình, Tân An, Tân Dương và Diên Trường. 2.1.2 Địa hình, đất đai Thuận An là một thị trấn đồng bằng ven biển và đầm phá nằm dọc theo quốc lộ 49A với cảng biển Thuận An là vị trí chiến lược và có tiềm năng về kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Với 902 ha mặt nước đầm phá và đường bờ biển dài, thị trấn có lợi thế để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Thị trấn là vùng đồng bằng thấp trũng, nơi cao nhất từ 1 – 2 m, với độ dốc trung bình nhỏ hơn 5 m. Đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 2.1.3 Thời tiết, khí hậu Thuận An cũng như các xã khác của huyện Phú Vang đều chịu sự chi phối của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ven biển, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 năm trước đến tháng 1 năm sau với lượng mưa 3.000 mm/năm. Lượng mưa cả năm tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 gây úng lụt toàn bờ, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản cũng như đời sống của người dân. 16 Mùa nắng gió Tây Nam khô nóng oi bức kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8. Lượng bốc hơi cao nhất từ tháng 2 đến tháng 4, lúc nước thủy triều xuống thấp, làm cho độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng lên, gây trở ngại cho ngành NTTS. Thuận An có 2 chế độ thủy triều: bán nhật triều đều và bán nhật triều không đều. Biên độ thủy triều từ 0,5 – 2 m. Độ cao triều trong các vùng đầm phá, vũng vịnh thường nhỏ hơn các vùng biển. Nhìn chung chế độ thủy triều ở đây thuận lợi cho nghề NTTS. Lượng bốc hơi bình quân 977 mm, nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 8, thấp nhất là 36,6 mm vào tháng 2. Độ ẩm trung bình 88%, cao nhất từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau với trên 90%, thấp nhất tháng 7, 8 nhỏ hơn 70%. Chế độ gió: Gió mùa Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 8 khô nóng, gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau khiến cho khí hậu lạnh ẩm, gây mưa, dễ lũ lụt. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10. Tốc độ gió lớn có thể đạt từ 15 – 20 m/s trong gió mùa Đông Bắc và từ 30 – 40 m/s trong lốc bão. 2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 2.2.1 Tình hình dân số và lao động của thị trấn Tình hình dân số và lao động của thị trấn qua 2 năm 2008 và 2009 biểu hiện trong bảng 5 dưới đây. Năm 2008, tổng dân số của thị trấn là 20.445 người với 3.916 hộ, trong đó số hộ nuôi tôm là 344 hộ chiếm 8,78% Tổng dân số năm 2009 của thị trấn là 20.567 người, tăng 122 người tương ứng tăng 0,6% so với năm 2008, với 4.473 hộ và 448 hộ nuôi tôm. Trong 577 hộ tăng lên của năm 2009 so với năm 2008 thì có đến 104 hộ nuôi tôm chiếm 18,02%, cho thấy nuôi tôm hiện vẫn đang là ngành nghề hấp dẫn với người dân nơi đây. Điều đó còn thể hiện ở chỗ năm 2009, toàn thị trấn chỉ có 153 LĐ tăng thêm nhưng lại có thêm đến 208 LĐ tham gia vào nuôi tôm. 17 Bảng 5: Tình hình dân số và lao động của thị trấn qua 2 năm (2008 – 2009) Chỉ tiêu ĐVT 1. Tổng số NK Khẩu 2. Tổng số hộ 2008 Số lượng 2009 % Số lượng 2009/2008 % +/- % 20.445 100 20.567 100 122 0,6 Hộ 3.916 100 4.473 100 577 14,22 Trong đó số hộ nuôi tôm Hộ 344 8,78 448 10,02 104 30,23 3.Tổng LĐ LĐ 9.284 100 9.437 100 153 1,65 - LĐ NN LĐ 7.621 82,09 7.733 91,94 112 1,47 Trong đó số LĐ nuôi tôm LĐ 688 9,03 896 11,59 208 30,23 - LĐ phi NN LĐ 1.663 17,91 1.704 18,06 41 2,47 4. BQ LĐ/hộ LĐ/hộ 2,37 - 2,12 - - 0,25 - 10,55 5. BQ NK/hộ Khẩu/hộ 5,22 - 4,60 - - 0,62 - 11,88 (Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của UBND thị trấn) Do thị trấn nằm ven đầm phá nên phần lớn ruộng lúa ở đây đều bị ngập mặn dẫn đến năng suất thấp. Trái lại nhờ thuận lợi về mặt địa thế, ngành ngư nghiệp phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế chủ lực đầy tiềm năng của thị trấn. Từ những năm 1990, UBND thị trấn đã xác định: Khai thác và NTTS cùng với dịch vụ du lịch là các ngành kinh tế chủ lực của thị trấn, trong đó NTTS được xem là ngành kinh tế mũi nhọn. Từ đó chính quyền nơi đây đã phối hợp với các cơ quan chuyên ngành mở nhiều lớp tập huấn, xây dựng nhiều mô hình nuôi trồng và đưa ra các thí dụ điển hình NTTS giỏi nhằm kêu gọi, thu hút người dân tham gia vào lĩnh vực này. Số lượng lao động BQ hộ năm 2008 và 2009 không chênh lệch nhiều, trên dưới 2 LĐ/hộ. Trong khi đó BQNK hộ năm 2008 là 5,22 còn năm 2009 là 4,60. Năm vừa qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn đã thực hiện tốt công tác DS & KHHGĐ, duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức dưới 1%. Số lượng nhân khẩu bình quân hộ giảm sẽ giảm gánh nặng về kinh tế lên đơn vị hộ cũng như gánh nặng về kinh tế xã hội và môi trường đối với toàn thể xã hội. 18 2.2.2 Tình hình sử dụng đất của thị trấn Đặc điểm đất đai có ảnh hưởng lớn đến việc xác định quy mô, cơ cấu và phân bố các hoạt động kinh tế. Nghiên cứu sự biến động của tình hình sử dụng đất đai giúp ta biết được tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất đai của thị trấn Thuận An được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 6: Tình hình sử dụng đất của thị trấn qua 2 năm (2008 – 2009) 2008 2009 Chỉ tiêu Ha Tổng DT tự nhiên 1. Đất NN - Đất trồng lúa - Đất NTTS Trong đó đất chuyên nuôi tôm 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất phi nông nghiệp 4. Đất chưa sử dụng % Ha % 1.703,00 100 1.703,00 100 429,35 25,21 429,35 25,21 42,54 9,91 44,32 10,32 312,00 72,67 300,00 69,87 43,00 13,78 38,00 13,03 74,1 4,35 74,6 4,38 1.125,21 66,07 1125,21 66,07 74,34 4,37 73,84 4,34 (Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của UBND Thị trấn) Từ năm 2005, UBND thị trấn đã thực hiện quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo chủ trương chính sách của Đảng. Do đó diện tích sử dụng đất về cơ bản không có biến động giữa 2 năm 2008 và 2009. Thị trấn có 1.703 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó có 429,35 ha đất NN, chiếm 25,21% và đất phi NN là 1.125,21 ha, chiếm 66,07%. Trồng lúa nước vẫn là một trong những ngành nghề sản xuất nông nghiệp truyền thống của địa phương. Chính quyền nơi đây vẫn chú ý hỗ trợ người dân phát huy nghề trông lúa vốn có của mình nhằm đảm bảo cung cấp lương thực cho bản thân họ và người dân trong vùng. Vụ đông xuân năm 2008 - 2009, cán bộ địa phương đã chỉ đạo triển khai sản xuất 44,32 ha, tăng 1,78 ha so với năm 2008, năng suất ước đạt 55,06 tạ/ha. Điều này rất khả quan bởi các phòng ban chức năng đã chú trọng không để các hộ dân chuyển hết diện tích sản xuất nông nghiệp của mình sang NTTS, một 19 trong những nghề nóng ở nơi đây, nhằm làm giàu một cách nhanh chóng, tránh gây ra hiện tượng phát triển không theo quy hoạch, ảnh hưởng đến môi trường vùng đầm phá. Diện tích NTTS năm 2008 của thị trấn là 312 ha, đến năm 2009, nhờ sự quy hoạch của chính quyền địa phương, sắp xếp và thu gọn diện tích nò sáo nhằm lưu thông dòng chảy nên diện tích giảm còn 300 ha. Với diện tích nuôi chuyên tôm năm 2009 là 38 ha, chiếm 13,03% tổng diện tích NTTS của toàn thị trấn, giảm 5 ha so với 43 ha nuôi tôm năm 2008. Năm 2008, tình hình nuôi tôm có nhiều diễn biến phức tạp: dịch bệnh xảy ra hàng loạt, một số hồ nuôi đã qua nhiều năm sử dụng không chú ý cải tạo khiến cho môi trường ao nuôi ô nhiễm, nền đáy bị thoái hóa. Lại thêm việc ngưng sản xuất một trong ba trại tôm giống của thị trấn khiến lượng tôm cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu, người dân phải nhập tôm từ các vùng lân cận không qua kiểm dịch khiến cho sản lượng tôm thu được không cao dẫn đến thua lỗ, một số hộ không đủ khả năng duy trì diện tích nuôi như cũ. Diện tích đất lâm nghiệp ở địa phương vẫn được chú trọng gìn giữ bởi hầu hết đất ở đây đều là đất cát, dễ bị sạt lở khi thủy triều lên xuống. Năm 2009, UBND thị trấn đã chỉ đạo tổ chức lễ phát động trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, đã trồng được 5.000 cây tràm hoa vàng và 0,5 ha rừng phi lao phòng hộ ven biển, góp phần chống xâm thực biển và bảo vệ môi trường sinh thái. Điều này sẽ khiến người dân nơi đây yên tâm chăm lo sản xuất. Toàn thị trấn hiện nay vẫn còn 73,84 ha đất chưa sử dụng, chủ yếu là đất cát. Chính quyền địa phương nên sử dụng diện tích đất này để xây dựng cở hạ tầng phục vụ cho phát triển dịch vụ du lịch nơi đây. 2.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của thị trấn * Về hệ thống giao thông Thuận An là thị trấn của huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 12 km, nằm dọc theo quốc lộ 49A. Nơi đây còn có bãi biển Thuận An phục vụ du khách đến tham quan và du lịch. Cảng Thuận An là nơi trung chuyển, trao đổi hàng hóa khắp mọi miền. Hệ thống giao thông trên địa bàn đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Ngoài ra tại đây còn có hàng trăm km đường bê tông được tạo ra trên cơ sở “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan