Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã vinh hà, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã vinh hà, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
64
459
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -------    ------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM Ở XÃ VINH HÀ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viªn thùc hiÖn Gi¸o viªn h­íng dÉn Văn Thị Hoa Lớp: K42A-KTNN Niên khoá: 2008 - 2012 Ths. Lê Sỹ Hùng Huế, tháng 5 năm 2012 Để hoàn thành đề tài khóa luận này, ngoài sự cố gắng và nổ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể cá nhân. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong trường Đại học Kinh tế Huế, các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức trong suốt thời gian học tập vừa qua giúp tôi có một nền tảng kiến thức nhất định để hoàn thành tốt đề tài khóa luận này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cám ơn chân thành đến Thạc sỹ Lê Sỹ Hùng – người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi xin cám ơn các anh chị trong phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Vang, Ủy ban nhân dân xã Vinh Hà cùng các hộ nuôi tôm trên địa bàn xã đã giúp đỡ truyền đạt những kinh kiệm thực tế quý báu, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho việc thực hiện đề tài. Xin cám ơn những tình cảm, động viên và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành đề tài này. Tuy có cố gắng nhưng vẫn không thể tránh khỏi hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn! Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên Văn Thị Hoa MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 3 CHƯƠNG I:CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU ......................... 3 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 3 1.1.1.. Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế.................................................. 3 1.1.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ....................................................... 4 1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế ........................................................................... 4 1.1.3.1 Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất .................................................................... 4 1.1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế............................................................. 5 1.1.3.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế...................................................................... 5 1.1.4 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của nghề nuôi tôm .............................................. 6 1.1.4.1 Đặc điểm sinh vật học của tôm....................................................................... 6 * Sự thích nghi của tôm sú với một số yếu tố môi trường ............................... 7 1.1.4.2 Yêu cầu kỷ thuật cơ bản trong nuôi tôm ........................................................ 8 * Ao nuôi tôm................................................................................................... 8 * Giống và mật độ con giống .......................................................................... 9 * Thức ăn và kỹ thuật cho ăn .......................................................................... 9 * Công tác chăm sóc và quản lý…………………………………………………..10 * Phòng bệnh và trị bệnh .............................................................................. 10 1.1.4.3 Các hình thức nuôi tôm chuyên canh ........................................................... 10 * Nuôi tôm quãng canh ................................................................................. 10 * Nuôi tôm quãng canh cải tiến..................................................................... 10 * Nuôi tôm bán thâm canh ........................................................................... 11 * Nuôi tôm thâm canh hay nuôi tôm công nghiệp........................................ 11 1.1.5 Vai trò của ngành NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng ........................ 11 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.......................................................................................... 13 1.2.1 Tình hình NTTS ở Việt Nam ............................................................................ 13 1.2.2 Tình hình nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế ............................................................ 14 1.2.3 Tình hình nuôi tôm ở huyện Phú Vang ............................................................ 16 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ NUÔI TÔM Ở XÃ VINH HÀ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................... 17 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ VINH HÀ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................................... 17 2.1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN................................................................................. 17 2.1.1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................... 17 2.1.1.2 Địa hình, đất đai........................................................................................... 18 2.1.1.3 Thời tiết, khí hậu........................................................................................... 18 2.1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI .................................................................... 19 2.1.2.1 Dân số và lao động....................................................................................... 19 2.1.2.2 Tình hình sử dụng đất đai............................................................................. 21 2.1.2.3 Điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của xã Vinh Hà.................... 24 2.1.2.4 Kết quả nuôi tôm của xã Vinh Hà ............................................................... 26 2.1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ................................ 27 2.1.3.1 Thuận lợi....................................................................................................... 27 2.1.3.2 Khó khăn....................................................................................................... 28 2.2 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM Ở XÃ VINH HÀ .............................. 30 2.2.1 NGUỒN LỰC CÁC HỘ ĐIỀU TRA.............................................................. 30 2.2.1.1 Đặc điểm lao động của các hộ điều tra........................................................ 30 2.2.1.2 Tình hình đầu tư nuôi tôm của các hộ điều tra ............................................ 31 2.2.2 CHI PHÍ ĐẦU TƯ NUÔI TÔM NĂM 2011 CÁC HỘ ĐIỀU TRA ............. 33 2.2.3 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM NĂM 2011 CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .................................................................................................................................. 36 2.2.3.1 Năng suất, sản lượng, diện tích nuôi tôm của các hộ điều tra năm 2011.... 36 2.2.3.2 Kết quả nuôi tôm năm 2011 của các hộ điều tra.......................................... 37 2.2.3.3 Hiệu quả nuôi tôm năm 2011 của các hộ điều tra ....................................... 38 2.2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM NĂM 2011 CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ................................... 39 2.2.4.1 Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả và hiệu quả của các hộ điều tra39 2.2.4.2 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả của các hộ điều tra .................................................................................................................................. 42 2.2.4.3 Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm ........................................... 46 2.2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH NUÔI TÔM NĂM 2011 CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ............................................................................................................... 49 2.2.5.1 Những kết quả đạt được ............................................................................... 49 2.2.5.2 Những tồn tại cần khắc phục........................................................................ 50 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ..................................................... 51 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.......................................................................... 51 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP........................................................................................ 51 3.2.1 Giải pháp chung ............................................................................................. 51 3.2.1.1 Giải pháp quy hoạch .................................................................................... 51 3.2.1.2 Giải pháp về hợp tác sản xuất ...................................................................... 52 3.2.1.3 Giải pháp về tín dụng ................................................................................... 52 3.2.1.4 Giải pháp về CSHT vùng nuôi...................................................................... 52 3.2.1.5 Công tác khuyến nông .................................................................................. 53 3.2.2 Giải pháp đối với hộ nuôi tôm........................................................................ 53 3.2.2.1 Về thời vụ thả nuôi........................................................................................ 53 3.2.2.2 Về giống và mật độ thả giống....................................................................... 53 3.2.2.3 Về cho ăn và quản lý thức ăn ....................................................................... 53 3.2.2.4 Về cải tạo và xử lý ao nuôi ........................................................................... 54 3.2.2.5 Về phòng trừ dịch bệnh, xử lý chất thải ....................................................... 54 3.2.2.6 Về lao động chăm sóc................................................................................... 54 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 55 3.1 KẾT LUẬN......................................................................................................... 55 3.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 56 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CSHT : Cơ sở hạ tầng DT : Diện tích GO : Giá trị sản xuất VA : Giá trị gia tăng IC : Chi phí trung gian HQKT : Hiệu quả kinh tế KH TSCĐ : Khấu hao tài sản cố định KQKT : Kết quả kinh tế LĐ : Lao động MMTB : Máy móc thiết bị LN : Lợi nhuận TC : Tổng chi phí UBND : Uỷ ban nhân dân VCKT : Vật chất kỹ thuật NTTS : Nuôi trồng thủy sản DS&KHHGĐ : Dân số và kế hoạch hóa gia đình BTC : Bán thâm canh QCCT : Quãng canh cải tiến KHKT : Khoa học kỹ thuật XDCB : Xây dựng cơ bản ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500m2. 1 ha = 20 sào. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Sản lượng thủy sản Việt Nam 2009 – 2010 ............................................... 13 Bảng 2 : Tình hình nuôi tôm của tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2008-2010 ....... 15 Bảng 3 : Tình hình nuôi tôm của huyện qua 2 năm 2010-1011 ............................... 16 Bảng 4 : Tình hình dân số và lao động của xã Vinh Hà qua 2 năm 2010-2011....... 20 Bảng 5 : Tình hình sử dụng đất của xã Vinh Hà qua 2 năm 2010-2011 .................. 22 Bảng 7 : Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật phục vụ đời sống và sản xuất của xã Vinh Hà................................................................................................................ 25 Bảng 8 : Kết quả nuôi tôm của xã qua 2 năm 2010-2011 ........................................ 26 Bảng 9 : Tình hình lao động của các hộ điều tra ...................................................... 30 Bảng 10: Chi phí đầu tư cơ bản năm 2011 của các hộ điều tra ................................ 31 Bảng 11: Chi phí nuôi tôm 1 ha của các hộ điều tra ................................................ 34 Bảng 12: Năng suất, sản lượng, diện tích nuôi tôm của các hộ điều tra năm 2011 .................................................................................................................................. 37 Bảng 13: Kết quả nuôi tôm của các hộ điều tra (BQ 1 ha)....................................... 37 Bảng 14: Hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra (BQ 1ha)...................................... 38 Bảng 15: Ảnh hưởng của công lao động .................................................................. 40 Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí trung gian ............................................................ 43 Bảng 17: Phân tổ các hộ nuôi tôm theo năng suất.................................................... 47 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Những năm qua, nhờ thuận lợi sẵn có của hệ sinh thái đầm phá, nghề nuôi trồng thuỷ sản nước lợ mà chủ yếu là nghề nuôi tôm sú đã phát triển nhanh chóng ở vùng đầm phá thuộc xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên sự mở rộng nghề nuôi tôm còn mang tính tự phát, thiếu qui hoạch, trình độ sản xuất, CSHT còn thấp nên kết quả và hiệu quả mang lại chưa cao, thậm chí còn thua lỗ. Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” giải quyết các vấn đề sau: Mục đích của đề tài: - Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã Vinh Hà - Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả, hiệu quả nuôi tôm cùng với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản để tìm ra vấn đề cần giải quyết. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi tôm ở địa phương - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã. Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của đề tài: Nguồn dữ liệu chính (Số liệu sơ cấp): được thu thập và tổng hợp qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi tôm tại xã Vinh Hà thuộc huyện Phú Vang. Nguồn số liệu bổ sung (Số liệu thứ cấp) bao gồm: các số liệu được cung cấp từ xã, phòng nông nghiệp huyện như: Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản của xã qua 2 năm 2010-2011, Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản của huyện qua 2 năm 2010-2011, niên giám thống kê huyện 2009-2010 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp luận được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài. - Phương pháp thu thập số liệu dùng để thu thập số liệu sơ cấp qua điều tra các hộ nuôi và số liệu thứ cấp từ các cơ quan chuyên nghành. - Phương pháp phân tổ thống kê nhằm hệ thống hóa số liệu dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu. - Phương pháp thống kê so sánh được dùng để so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất qua không gian và thời gian. Kết quả đạt được Đề tài đã đánh giá thực trạng, tiềm năng nuôi tôm của xã, những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm qua 2 năm 2010-2011, trong đó chú trọng vụ nuôi năm 2011. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm tại xã Vinh Hà. GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, ngành nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng phát triển và đã trở thành một nghành kinh tế quan trọng của đất nước. Trong những năm qua ngành thuỷ sản không những đã góp phần giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu trên chính diện tích canh tác hiệu quả thấp trước đây. Ngành này đã đóng góp một tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khá lớn trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản, gia tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho xây dựng và phát triển của đất nước. Nước ta có 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông gạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là những nơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản nước lợ. Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền trung có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển các hoạt động thuỷ sản nhất là nghề nuôi trồng thuỷ sản. Với địa hình bờ biển kéo dài, có hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn, nhiều sông, hồ, thời tiết thích hợp cho sự phát triển của các đối tượng thuỷ sản và thuận lợi cho việc hình thành nên các hình thức nuôi trồng thuỷ sản phong phú. Vinh Hà là một xã ven đầm phá thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích mặt nước lớn và lực lượng lao động dồi dào….. là những lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Thực tế trong những năm qua cho thấy hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá nhanh trên địa bàn huyện Phú Vang nói chung và xã Vinh Hà nói riêng. Bước đầu hoạt động này đã mang lại những thành quả nhất định tuy nhiên qua đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản nơi đây có thể kể đến một trong những tình trạng chủ yếu đó là tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm thiệt hại không nhỏ tiền của của nhân dân. Để hiểu rõ hơn những vấn đề này tôi chọn đề tài : “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm thấy được tình hình nuôi trồng thuỷ sản của xã, nguyên nhân, cũng như đề xuất một số giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sản xuất. * Mục đích nghiên cứu của đề tài là : - Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của xã Vinh Hà SVTH: Văn Thị Hoa 1 GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng Khóa luận tốt nghiệp - Phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất, kết quả, hiệu quả nuôi tôm cùng với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản để tìm ra vấn đề cần giải quyết. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với nghề nuôi tôm ở địa phương - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong xã. * Phạm vi nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu: xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian nghiên cứu: vụ nuôi năm 2011 * Nội dung của đề tài: Phần I : Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Định hướng và giải pháp Phần III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Văn Thị Hoa 2 GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I:CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Có thể hiểu hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù kinh tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. HQKT cũng có thể hiểu theo nghĩa là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sản xuất vào trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các loại sản phẩm. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Ngày nay, HQKT là cụm từ được quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ nó là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng trình độ tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp. Nâng cao HQKT có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có trong điều kiện khan hiếm hiện nay, giúp các chủ doanh nghiệp tăng cường đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động, giúp nền kinh tế tăng trưởng và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Đạt được HQKT là mục tiêu SVTH: Văn Thị Hoa 3 GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng Khóa luận tốt nghiệp cao nhất và nâng cao HQKT là vấn đề quan tâm hàng đầu của của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Một nền kinh tế đạt được hiệu quả chính là một nền kinh tế thành công và vững chắc. 1.2.2 Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào là một quá trình tái sản xuất thống nhất trong mối quan hệ đầu vào và đầu ra. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được xác lập trên cơ sở so sánh giữa kết quả kinh tế (đầu ra) và chi phí kinh tế (đầu vào). Chúng được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ: - Ở dạng thuận H = K/C biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị đầu ra. - Ở dạng nghịch h = C/K cho biết để có một đơn vị đầu ra cần hao phí bao nhiêu đơn vị đầu vào. Trong đó K là kết quả kinh tế, C là chi phí kinh tế. Hai chỉ tiêu hiệu quả này có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ tiêu H được dùng để xây dựng ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu h là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực, chi phí thường xuyên. 1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế 1.1.3.1 Các chỉ tiêu về chi phí sản xuất - Tổng chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường tính cho một năm), kể cả khấu hao TSCĐ và tiền công lao động. - Chi phí trung gian (IC) là bộ phận cấu thành của TC bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên nhiên vật lệu, động lực, chi phí vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dich vụ (kể cả dịch vụ vật chất và dịch vụ phi vật chất) được sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và hoạt động dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường tính trong một năm). SVTH: Văn Thị Hoa 4 GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng Khóa luận tốt nghiệp 1.1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là những sản phẩm vật chất hay phi vật chất. Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêu dùng xã hội. Nó phải được người tiêu dùng chấp nhận. - Tổng giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp (thường tính cho một năm) GO=∑ Pi*Qi Trong đó Pi là giá của từng loại sản phẩm Qi là sản lượng của từng loại sản phẩm - Giá trị gia tăng (VA) là toàn bộ kết quả dịch vụ, lao động hữu ích mới sáng tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định (thường tính cho một năm) VA= GO – IC - Lợi nhuận (LN) là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư (lãi) hay phần giá trị tổn thất (lỗ) mà doanh nghiệp có được hay phải chịu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. LN= GO – TC 1.1.3.3 Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - Năng suất (N) là chỉ tiêu phản ánh sản lượng sản phẩm thu được tính trên một đơn vị diện tích trong một khoảng thời gian nhất định N= Q/S Q là sản lượng sản phẩm S là diện tích sử dụng để sản xuất ra sản phẩm - Chỉ tiêu GO/IC: chỉ tiêu này cho biết 1 đồng IC tạo ra được bao nhiêu đồng GO - Chỉ tiêu VA/IC cho biết 1 đồng IC bỏ ra thu được bao nhiêu đồng VA - Chỉ tiêu VA/GO: cho biết 1 đồng giá trị sản xuất có được bao nhiêu đồng VA SVTH: Văn Thị Hoa 5 GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA NGHỀ NUÔI TÔM 1.1.4.1 Đặc điểm sinh vật học của tôm Tôm sú có tên khoa học là Penaeus monodon Fabricius là loài động vật thủy sinh dị nhiệt, thở bằng mang. Tôm sú sống trong môi trường nước và chịu ảnh hưởng trực tiếp về mặt sinh học khi các yếu tố môi trường nước thay đổi. Tôm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ, giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tôm bắt mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong dạ dày. Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm. Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng thể trọng. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự lột xác được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác. * Sự thích nghi của tôm sú với một số yếu tố môi trường - Oxi: Tôm có kích thước nhỏ chịu đựng hàm lượng O2 thấp tốt hơn tôm có kích thước lớn, bởi vì diện tích bề mặt mang so với diện tích bề mặt cơ thể của tôm nhỏ lớn hơn tôm lớn. Trong ao nuôi tôm sú, lượng O2 tốt cho sự tăng trưởng phải lớn hơn 3,7mg/l, hàm lượng O2 gây chết tôm khi xuống mức 0,5-1,2 mg/l, tùy thuộc vào thời gian thiếu O2 dài hay ngắn. Khi O2 trong ao không đầy đủ, tôm giảm ăn và giảm sự hấp thụ thức ăn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. SVTH: Văn Thị Hoa 6 GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng Khóa luận tốt nghiệp - Độ kiềm & độ pH: Độ kiềm giữ vai trò làm hệ đệm giúp giữ cho pH được ổn định và duy trì tốt sự phát triển các sinh vật phù du và kể cả tôm. Độ kiềm thích hợp cho nuôi tôm sú là 80120mg CaCO3/l. Độ pH thích hợp cho nuôi tôm sú từ 7-9, tốt nhất là từ 7,5 - 8,5, nhưng những vùng đất khác nhau độ pH thích hợp cho tôm sinh trưởng cũng khác nhau. Do đó theo kinh nghiệm và trong phạm vi thích hợp mà người nuôi tự tìm độ pH thật sự thích hợp cho tôm tăng trưởng tại ao hồ nuôi của mình. - Nhiệt độ: Nhiệt độ thích nghi cho tôm sú là khoảng 18-35oC, nhiệt độ thích hợp 28-30oC. Tôm là động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể tôm thay đổi theo môi trường xung quanh, tôm thích nghi chậm, nếu nhiệt độ khác biệt quá nhiều tôm sẽ yếu và chết. Nhiệt độ ảnh hưởng đến việc ăn mồi của tôm, cho nên người nuôi tôm phải tìm mọi cách quản lý nhiệt độ nước. Nếu nước lạnh quá thì giảm mức nước xuống, hoặc làm cho mức nước tăng lên khi nhiệt độ cao. - Độ mặn: Tôm sú có khả năng thích nghi rộng với độ mặn (0-45o/oo ), độ mặn thích hợp nhất đối với tôm sú từ 10-20o/oo. Nuôi tôm dưới nước ở độ mặn bao nhiêu để tôm phát triển bình thường còn phụ thuộc vào người nuôi ở từng vùng khác nhau. Nhưng người nuôi tôm cần phải thuần hoá từ từ cho tôm thích nghi dần. - Độ trong: Độ trong của nước trong ao hồ phần lớn là do phiêu sinh thực vật sinh ra. Vậy phải khống chế độ trong của nước. Độ trong đục thích hợp khoảng 30-45cm. Chúng ta cố gắng duy trì độ trong và pH thích hợp sẽ giúp cho ổn định chất lượng nước và tôm sẽ phát triển tốt. 1.1.4.2 Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm Tôm là một đối tượng nuôi đòi hỏi kỹ thuật cao, nghiêm ngặt, mức đầu tư cho tôm nuôi đòi hỏi rất lớn, hiệu quả cao mà rủi ro cũng không ít. Do đó để tôm sinh trưởng và phát triển, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm trong quá trình nuôi tôm phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật sau: SVTH: Văn Thị Hoa 7 GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng Khóa luận tốt nghiệp Ao nuôi tôm Ao nuôi phải được xây dựng trên vùng có độ pH thích hợp, chủ động nguồn nước và phải có độ mặn ổn định. Diện tích ao nuôi phải phù hợp với trình độ quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Ao phải được thiết kế đúng kỹ thuật và được xử lý trước khi nuôi. Nguồn nước lấy vào không bị ô nhiễm do nguồn nước sinh hoạt, các nhà máy công nghiệp thải ra, nhất là các kim loại nặng và sản xuất nông nghiệp (ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật). Giống và mật độ con giống Giống tôm yêu cầu phải khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, tôm đều con, thân nhẵn, màu sắc sang, vỏ cứng, thân cân đối, các đốt bụng dài, các cơ bụng đầy đặn và căng tròn, đuôi râu hoàn chỉnh, có khả năng bơi lội, phản ứng tốt. Việc cung cấp giống phải đảm bảo yêu cầu về thời vụ nuôi tôm và tình trạng không đồng đều về kích cỡ. Về mật độ thả nuôi phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Trình độ kỹ thuật và quản lý của người nuôi tôm - Công trình nuôi (trang thiết bị cung cấp oxy, độ sâu của ao) - Chủ động nguồn nước - Mùa vụ nuôi (vụ chính hay vụ phụ) - Nhu cầu thị trường (cỡ tôm dự định thu hoạch) - Kích thước giống và chất lượng con giống - Hình thức nuôi: quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh. Nếu mật độ quá thấp sẽ gây lãng phí về diện tích, công chăm sóc…còn ngược lại nếu mật độ quá cao mà không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật thì tôm giống sẽ bị thất thoát và phát triển kém. Trong trường hợp này chi phí của con giống sẽ lớn mà sản lượng thu được lại thấp, giá thành của tôm sẽ cao. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn Thức ăn cho tôm phải được đồng thời chú ý cả hai mặt là cho ăn từ nguồn thức ăn trong đầm và tạo ra nguồn thức ăn trong đầm. Đồng thời diệt các loại rong và cỏ dại. Thức ăn và môi trường nước cần được quan tâm như một thể thống nhất bởi vì thức ăn sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường và ngược lại. SVTH: Văn Thị Hoa 8 GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng Khóa luận tốt nghiệp Do đặc điểm sinh học của tôm nên cho ăn phải đúng kỹ thuật, vì trong điều kiện nuôi mật độ này, nếu cho ăn nhiều quá, thức ăn sẽ thừa, gây ô nhiễm cho ao, một số khí độc sẽ ảnh hưởng không tốt tới sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi. Vì vậy người nuôi tôm phải thường xuyên ra kiểm tra lượng thức ăn hàng ngày để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, tránh thừa gây lãng phí, ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của tôm. Công tác chăm sóc và quản lý Tôm là loại thủy sản rất nhảy cảm với môi trường cho nên người nuôi tôm phải am hiểu tới kỹ thuật, thường xuyên theo dõi phát hiện kịp thời những thay đổi bất thường của môi trường nước đối với tôm để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Phòng bệnh và trị bệnh Do đặc điểm của các đối tượng nuôi thủy sản là các sinh vật sống trong môi trường nước, viêc phát hiện bệnh và điều trị bệnh cho chúng rất khó phát hiện, cho nên phải tìm các biện pháp phòng kịp thời. Bao gồm: - Cải tạo, chuẩn bị ao nuôi tốt, nước nuôi khử trùng. - Lựa chọn con giống khỏe mạnh, chất lượng. - Thức ăn có chất lượng, đảm bảo đầy dủ, không dư thừa. - Sử dụng các chế phẩm sinh học, cải thiện môi trường ao. - Sử dụng hóa chất phòng bệnh khi cần thiết. - Phòng trừ sự lây lan bệnh dịch từ vùng ao nuôi lân cận. 1.1.4.3 Các hình thức nuôi tôm chuyên canh * Nuôi tôm quảng canh Nuôi quảng canh là hình thức nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn giống và thức ăn tự nhiên. Mật độ thấp, diện tích ao hồ để đạt được sản lượng cao. Ưu điểm của hình thức này là vốn không nhiều vì chi phí mua giống và thức ăn thấp, kích cỡ tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, cần ít nhân lực trên một đơn vị sản xuất, thời gian ngắn do giống lớn. Nhược điểm là năng suất thấp, cần diện tích lớn, khó khăn trong khâu vận hành và quản lý. Hiện nay mô hình bị hạn chế là do giá đất và công lao động cao. SVTH: Văn Thị Hoa 9 GVHD: ThS. Lê Sỹ Hùng Khóa luận tốt nghiệp * Nuôi tôm quảng canh cải tiến Hình thức nuôi QCCT dựa trên hình thức nuôi quảng canh nhưng bổ sung thêm nguồn giống và thức ăn. Mật độ bổ sung thấp từ 0,5-2 con/m2 ao, nhằm tăng năng suất đầm nuôi, từ đó nâng cao giá trị kinh tế. Ưu diểm của hình thức nuôi này là chi phí vận hành thấp, bổ sung được nguồn giống nhân tạo hoặc chủ động thu gom nguồn giống ngoài tự nhiên. Kích thước tôm thu hoạch lớn, giá bán cao, năng suất cao. Diện tích nuôi thu hẹp, tạo điều kiện thuận lợi trong chăm sóc, quản lý và thu hoạch. Nhược điểm là phải tiêu tốn thêm một khoản để ương tôm có kích thước lớn, khó tránh được hao hụt do dịch hại, năng suất và lãi suất vẫn còn thấp. * Nuôi tôm bán thâm canh Đây là hình thức dùng phân bón để tăng thức ăn tự nhiên trong ao hồ và bổ sung thức ăn từ bên ngoài bằng nguồn thức ăn tươi sống, cám gạo, nguồn giống nhân tạo, tôm được thả với mật độ 10-15 con/m2, trong diện tích ao nuôi từ 2000-5000m2. Ưu điểm của hình thức này kích thước ao nuôi nhỏ, dễ vận hành, quản lý, kích thuớc tôm thu hoạch khá lớn, giá bán cao, chi phí vận hành thấp, thức ăn tự nhiên chiếm vị trí quan trọng. Nhược điểm là năng suất vẫn còn thấp so với diện tích ao sử dụng. * Nuôi tôm thâm canh hay nuôi tôm công nghiệp Hình thức nuôi tôm thâm canh hoàn toàn dựa vào nguồn giống và thức ăn nhân tạo, thức ăn tự nhiên chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường. Mật độ tôm cao từ 20-30 con/m2, diện tích ao nuôi từ 1000-10000m2, tối ưu nhất là 10000m2. Ưu điểm của hình thức này là ao nuôi được xây dựng hoàn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, trang thiết bị máy móc, điện, máy quạt nước đầy đủ, giao thông đảm bảo… nên dễ dàng quản lý và vận hành. Nhược điểm là tôm khó đạt được kích thước lớn, thu hoạch thường đạt 30-35 con/kg, giá bán cao, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp. 1.1.5 Vai trò của ngành NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia và với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút đông đảo lực SVTH: Văn Thị Hoa 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan