Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu tại xã quảng lợi, huyện quảng điền, tỉnh thừa ...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu tại xã quảng lợi, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
101
448
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN --- &&&--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ QUẢNG LỢI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SVTH: PHAN THANH HUẤN GVHD: NGUYỄN LÊ HIỆP LỚP: K42A_KTNN KHOA: KT & PT KHÓA: 2008 – 2012 Huế, 05/ 2012 Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cám ơn các ban ngành lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô trường Đại học kinh tế Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn đến thầy Nguyễn Lê Hiệp, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến ban lãnh đạo UBND xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và điều tra tại địa phương. Xin chân thành cám ơn Bác Tường chủ tịch UBND xã đã tận tình giúp đỡ tôi. Tiếp theo tôi cũng xin chân thành cám ơn đến các chủ nhiệm các HTX, các bác trưởng thôn và các hộ gia đình trồng dưa đã giúp đỡ, cung cấp các thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu này. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các bạn bè, người thân đã trao đổi và chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài này. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như những khả năng và những điều kiện khác quan nên không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong sự thông cảm và những ý kiến đóng góp, tham mưu của quý thầy cô giáo để bài khóa luân được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn! Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Phan Thanh Huấn MỤC LỤC PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài: .............................................................................................1 2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu...............................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................5 Chương I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................5 1.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................5 1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế........................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.................................................................................5 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế.............................................................................6 1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ......................................................6 1.1.1.4. Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh tế...............................................................8 1.1.2. Đặc điễm của sản xuất dưa hấu. ............................................................................9 1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu. ..................................................................9 1.1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật............................................................................................10 1.1.2.3. Vai trò của sản xuất dưa hấu ............................................................................14 1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất ....................................16 1.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất.....................................................16 1.1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất...................................................17 1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................18 1.2.1. Tình hình sản xuất dưa hấu trong nước ...............................................................18 1.2.2. Tình hình sản xuất dưa hấu trong tỉnh Thừa Thiên Huế và xã Quảng Lợi ................20 Chương II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT DƯA HẤU.......................22 2.1. Tình hình cơ bản của xã Quảng Lợi .......................................................................22 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................22 2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................22 2.1.1.2. Địa hình, khí hậu, thuỷ văn ..............................................................................22 2.1.1.3. Tình hình về đất đai của xã qua giai đoạn 2009-2011......................................23 i 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã năm 2011 ..........................................................25 2.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế...............................................................................................25 2.1.2.2. Dân số, lao động và phân bố dân cư.................................................................27 2.1.2.3. Đời sống văn hoá xã hội ...................................................................................28 2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................29 2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã.........................................................30 2.1.3.1. Thuận lợi...........................................................................................................30 2.3.1.2. Khó khăn...........................................................................................................31 2.2. Tình hình chung về sản xuất dưa hấu của xã Quảng Lợi .......................................32 2.2.1. Sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu của xã Quảng Lợi giai đoạn 2009-2011 .............................................................................................................32 2.2.2. Tình hình canh tác và gieo trồng dưa hấu của xã năm 2011 ...............................34 2.3.Tình hình cơ bản của các hộ điều tra (Năng lực sản xuất của các hộ điều tra) .......36 2.3.1. Tình hình về dân số, lao động của các nông hộ điều tra .....................................36 2.3.2. Tình hình trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của nông hộ....................38 2.3.3. Tình hình sử dụng đất và sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra năm 2011 .........42 2.3.4. Tình hình sử dụng giống dưa hấu của các hộ điều tra.........................................44 2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra .....................................46 2.4.1. Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất ........................................................46 2.4.2. Kết quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ điều tra............................................53 2.4.3. Hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra...................................................56 2.4.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ..................56 2.4.3.2. So sánh hiệu quả sản xuất dưa hấu với một số cây trồng khác ........................59 2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả & hiệu quả sản xuất dưa hấu của các hộ điều tra ......................................................................................................................60 2.5.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ...........................................................................60 2.5.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian .......................................................................63 2.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất dư hấu thông qua mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas..................................................................................................65 2.5.4. Ảnh hưởng của các nhân tố về điều kiện kinh tế_xã hội.....................................72 ii 2.5.4.1. Giá cả và thị trường têu thụ .............................................................................72 2.5.4.2. Kinh nghiệm và năng lực sản xuất của các nông hộ ........................................73 2.6. Tình hình tiêu thụ dưa hấu của các hộ điều tra.......................................................74 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHO SẢN XUẤT DƯA HẤU Ở XÃ QUẢNG LỢI HUYỆN QUẢNG ĐIỀN THỈNH THỪA THIÊN HUẾ .............78 3.1. Định hướng cho phát triển sản xuất dưa hấu của xã ..............................................78 3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất dưa hấu ở xã Quảng Lợi .................79 3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật...........................................................................................79 3.2.1.1. Giải pháp về giống...........................................................................................79 3.2.1.2. Giải pháp về phân bón .....................................................................................79 3.2.1.3. Giải pháp về thời vụ .........................................................................................80 3.2.1.4. Giải pháp về khâu chăm sóc.............................................................................80 3.2.1.5. Giải pháp cho công tác làm đất .......................................................................80 3.2.1.6. Giải pháp về phòng bệnh ..................................................................................81 3.2.2. Các giải pháp về cơ chế chính sách nhà nước .....................................................81 3.2..2.1. Giải pháp về vốn..............................................................................................81 3.2.2.2. Giải pháp về đất đai ..........................................................................................83 3.2.2.3. Giải pháp về sơ sở hạ tầng................................................................................84 3.2.2.4. Giải pháp về công tác khuyến nông .................................................................85 3.2.2.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ........................................................................85 3.2.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ.....................................................................86 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................87 1. Kết luận......................................................................................................................87 2. Kiến nghị .................................................................................................................889 2.1. Đối với nhà nước ..................................................................................................889 2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................................90 2.3. Đối với các nông hộ trồng dưa ...............................................................................90 iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất dưa hấu của các nông hộ trong xã. - Tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng sản xuất dưa hấu của các nông hộ thuộc xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền trong những năm vừa qua. - Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ nông dân trồng dưa hấu tại xã Quảng Lợi - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu cho các nông hộ điề tra nói riêng và cho toàn bộ nông hộ trồng dưa hấu của xã Quảng Lợi nói chung.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng được dùng làm cơ sở phương pháp luận cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích thống kê: thống kê, thống kê so sánh, phương pháp phân tích tình hình sản xuất dưa hấu của các nông hộ trên địa bàn xã. - Phương pháp điều tra,thu thập thông tin, số liệu: - Phương pháp toán học: Sử dụng hàm sản xuất với mô hình hồi quy trên các phần mềm để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu của các nông hộ trồng dưa hấu trên địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp phân tổ thống kê. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ xã, thôn, các nhà sản xuất, thu mua dưa hấu, những người có kinh nghiệm sản xuất trên địa bàn.  Kết quả đạt được: - Tìm hiểu lý thuyết và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế. - Tìm hiểu nắm bắt được về tình hình kinh tế xã hội của xã Quảng Lợi - Đánh giá được tình hình sản xuất dưa hấu của các nông hộ trên địa bàn xã. - Đề xuất được các giải pháp cho bà con nông dân cũng như chính quyền địa phương để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất dưa hấu trong vùng. iv DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BQC : Bình quân chung BVTV : Bảo vệ thực vật CC : Cơ cấu CSHT: Cơ sở hạ tầng DT : Diện tích DTCT : Diện tích canh tác ĐVT : Đơn vị tính GO : Tổng Giá trị sản xuất HĐND : Hội đồng nhân dân HQKT : Hiệu quả kinh tế HTX : Hợp tác xã IC : Chi phí trung gian LĐ : Lao động LN : Lợi nhuận NK: Nhân khẩu NKBQ: Nhân khẩu bình quân NS : Năng suất NTTS : Nuôi trồng thủy sản UBND : Ủy ban nhân dân SL : Số lượng TC : Tổng chi phí VA : Giá trị gia tăng VHXH: Văn hóa xã hội v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Quảng Lợi giai đoạn 2009-2011 ................24 Bảng 2: Tình hình dân số, lao động và phân bố dân cư của xã năm 2011 ....................27 Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu của xã giai đoạn 2009-2011 ............33 Bảng 4: Thời vụ và diện tích trồng dưa hấu của xã năm 2011.....................................35 Bảng 5:Tình hình đất đai, nhân khẩu, lao động của các nông hộ điều tra ....................36 Bảng 6: Tình hình trang bị vật chất, công cụ của các nông hộ điều tra ........................39 Bảng 7: Tình hình sử dụng đất đai cho các loại cây trồng của các hộ điều tra ............42 Bảng 8: Diện tích, năng suất và sản lượng dưa hấu của các hộ điều tra .......................43 Bảng 9: Tình hình sử dụng giống dưa hấu của các hộ điều tra .....................................45 Bảng 10: Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất dưa hấu của các nông hộ .......................47 Bảng 11: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả trồng dưa hấu của các nông hộ điều tra.....54 Bảng 12: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất dưa hấu của các nông hộ điều tra ..57 Bảng 13: So sánh hiệu quả kinh tế cây dưa hấu với một số cây trồng khác .................59 Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả trồng dưa của các hộ điều tra………………………………………………………………………………...61 Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả trồng dưa của các hộ điều tra ......................................................................................................................64 Bảng 16: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu của các nông hộ điều tra……………………………………………………………………….67 Bảng 17:Tác động cận biên của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả trồng dưa hấu .........71 Bảng 18: Tình hình tiêu thụ dưa hấu của các nông hộ điều tra .....................................75 vi ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 tạ: 100kg 1 tấn: 1000kg 1 ha: 20 sào 1sào: 500m2 vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam là một nước nông nghiệp, nền nông nghiệp phần lớn là sản xuất lương, thực phẩm, phát huy được các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm chủ lực đó thì Việt Nam còn thực hiện việc đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi có nhiều giá trị cho tiêu dùng cũng như cho xuất khẩu, là một nước có thế mạnh về sản xuất nông sản trong nhiều năm qua Việt Nam đã từng bước thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng,đưa các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất đại trà trên nhiều địa phương,mà trong đó điển hình là cây dưa hấu. Một số địa phương khi trồng loại cây này đã đạt được nhiều hiệu quả kinh tế cao, nhờ vậy mà càng ngày người dân càng mạnh dạn chuyển đổi một số loại cây trồng kém hiệu quả để sang trồng cây dưa hấu. Dưa hấu là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Tuy là cây chịu hạn nhưng nếu không đủ ẩm, năng suất sẽ bị hạn chế, thậm chí mất trắng nếu gặp hạn hán. Hiện nay, dưa hấu được trồng ở nhiều nơi với số lượng ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn cho mỗi vùng, mỗi chất đất khác nhau. Bên cạnh đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ là vấn đề cần thiết để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Xã Quảng Lợi là xã nghèo của huyện Quảng Điền, đời sống của người dân chủ yếu tập trung vào thế độc canh cây lúa. Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, bà con nông dân xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền đã mạnh dạn chuyển những diện tích lúa, hoa màu năng suất thấp sang trồng các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, trong đó điển hình là cây dưa hấu. Với đặc tính là loại cây thích nghi với vùng đất này cùng với các biện pháp chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên cây dưa hấu được đưa vào trồng trên địa bàn xã Quảng Lợi phát triển khá tốt, cho nhiều trái và trái to. Cây dưa hấu đã được trồng ở xã kể từ năm 2004, cho đến nay diện tích dưa hấu của xã không ngừng tăng lên với năng suất và sản lượng cũng tăng lên đáng kể, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã tác động không nhỏ đến hiệu quả sán xuất của người nông dân, so với những cây trồng khác đã được trồng lâu năm ở xã thì cây dưa hấu có hiệu quả khá cao,trung bình cứ một sào Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp dưa hấu nông dân thu được 8-10 tạ với mức giá trung bình khoảng 3000-4000đ/kg thì mỗi sào dưa hấu người dân thu được 3-4 triệu đồng, sau khi trừ chi phí cũng cho thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng. Theo nhiều người dân cho biết, dưa hấu là lọai cây rất dễ trồng, công chăm sóc ít nhưng hiệu quả kinh tế khá lớn, bình quân mỗi ha dưa hấu cho thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng. Việc phát triển sản xuất cây dưa hấu trong xã nhiều năm qua đã mang lại những hiệu quả không nhỏ cho người nông dân cũng như cho sự phát triển chung của toàn xã, cây dưa hấu đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ngoài ra việc mở rộng diện tích canh tác cây dưa hấu cũng có vai trò to lớn trong quá trình cải tạo đất đai, tiêu diệt các mầm móng sâu bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình luân canh các loại cây trồng khác. Dự kiến trong thời gian tới xã Quảng Lợi sẽ tiếp tục khuyến khích vận động người dân chuyển đổi những diện tích lúa hoa màu năng suất thấp sang trồng dưa hấu. Bên cạnh một số thành tựu đạt được từ cây dưa hấu thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế, đó là sự biến động của điều kiện thời tiết khí hậu như thiên tai, hạn hán, lũ lụt.., tình hình sâu bệnh hại đã gây ra nhiều thiệt hại cho người nông dân. Việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật cho sản xuất cây dưa hấu chưa đồng bộ, tình hình đầu tư các loại chi phí còn thấp nên hiệu quả mang lại chưa cao. Thị trường và giá cả của sản phẩm dưa hấu cũng nhiều bấp bênh, việc giá dưa hấu giãm, đầu ra cho sản phẩm dưa hấu thấp đã gây ra nhiều thiệt hại cho người trồng dưa trên địa bàn xã. Nói chung, trong thời gian qua, việc sản xuất cây dưa hấu tuy đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế, chưa phát huy hết thế mạnh và tiềm năng của cây trồng này mang lại. Vì thế, việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dưa hấu để tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của cây trồng này là rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình sản xuất dưa hấu của các nông hộ trong xã. Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp - Tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng sản xuất dưa hấu của các nông hộ thuộc xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền trong những năm vừa qua. - Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất của hộ nông dân trồng dưa hấu tại xã Quảng Lợi - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dưa hấu tại xã Quảng Lợi - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất dưa hấu cho các nông hộ điề tra nói riêng và cho toàn bộ nông hộ trồng dưa hấu của xã Quảng Lợi nói chung. * Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động sản xuất dưa hấu của các nông hộ trên địa bàn xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền Thừa Thiên Huế. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng được dùng làm cơ sở phương pháp luận cho vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích thống kê: thống kê, thống kê so sánh, phương pháp phân tích tình hình sản xuất dưa hấu của các nông hộ trên địa bàn xã. - Phương pháp điều tra,thu thập thông tin, số liệu: + Mẫu nghiên cứu gồm 60 hộ được chọn ngẩu nhiên từ các hộ của hai vùng đất đai khác nhau của xã, 30 hộ được chọn từ vùng trũng, 30 hộ từ vùng cao. • Vùng Trũng: bao gồm các thôn Mỹ Thạnh (18 hộ), Cư Lạc (12 hộ) đây là vùng gồm các hộ nông dân sản xuất dưa hấu trên đất thấp, đất cát pha thịt, là phần diện tích đất trồng lúa và hoa màu luân canh với cây dưa hấu. • Vùng Cao: bao gồm các thôn Thủy Lập (15 hộ), Cổ Tháp ( 15 hộ) đây là vùng gồm các hộ nông dân sản xuất dưa hấu trên diện tích đất cao, đất cát trắng và đất có tính chất cứng hơn, chất dinh dưỡng kém có hơn vùng trũng. + Số liệu thứ cấp: số liệu công bố trên báo, mạng internet và từ các báo cáo tình hình kinh tế xã hội của xã Quảng Lợi qua các năm... + Số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân trồng dưa hấu của mẫu nghiên cứu. Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp - Phương pháp toán học: Sử dụng hàm sản xuất với mô hình hồi quy trên các phần mềm để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất dưa hấu của các nông hộ trồng dưa hấu trên địa bàn nghiên cứu. Hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng: Y = AX11 X22 X33 X44 X55 X66 X7α7 X8α8 eα9X9 LnY = LnA + α1LnX1 +α2LnX2 + α3LnX3 + α4LnX4 + α5LnX5 + α6LnX6 +α7LnX7 + α8LnX8 + α9X9 Trong đó: Y là năng suất dưa hấu của các nông hộ ( kg/sào) X1: là lượng phân chuồng/sào X2: là lượng giống (gam/sào) X3: là lượng Đạm (kg/sào) X4: là lượng phân Kali (kg/sào) X5: là lượng phân lân (kg/sào) X6: là lượng phân NPK (kg/sào) X7: là số ngày công lao động (công/sào) X8: Chi phí thuốc BVTV (1000đ/sào) X9: kiến thức kỹ thuật + X 9 = 1: có tập huấn, + X 9 = 0: không được tập huấn. - Phương pháp phân tổ thống kê. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ xã, thôn, các nhà sản xuất, thu mua dưa hấu, những người có kinh nghiệm sản xuất trên địa bàn. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Điều tra tình hình sản xuất dưa hấu của các nông hộ ở xã Quảng Lợi huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu thứ cấp qua 3 năm ( 2009- 2011 ), và số liệu sơ cấp năm 2011. Số liệu điều tra thực tế trong thời điểm từ tháng 2-4 năm 2012. Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả kinh tế được xem là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh và cũng là mối quan tâm hang đầu của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là thước đo chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức quản lý của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, hoạt động kinh tế có nghĩa là tăng cường trình độ lạm dụng các nguồn lực sẵn có trong một hoạt động kinh tế. Đây là đợn vị đòi hỏi khách quan của nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất của cuộc sống tăng lên trong khi nguồn lực có hạn Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chua phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Vậy thì hiệu quả kỹ thuật là gì và hiệu quả phân bổ là gì?  Hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency): là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đợn vị nguồn lực dung vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đợn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp được thể hiện thong qua mối quan hệ đầu vào đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp,kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong kỹ thuật được áp dụng.  Hiệu quả phân bổ (allocative efficiency) là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tình để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra sản phẩm. Vì thế hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả giá (price efficiency). Việc xác địn hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất. 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội, là quy luật tăng năng suất và tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa về chi phí nhất định và ngược lại, đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Nói tóm lại, bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả thu được với lượng hao phí lao động xã hội bỏ ra. 1.1.1.3. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế HQKT của các tiến bộ kỹ thuật, các phương án sản xuất hoặc các mô hình kinh tế (gọi tắt là các mô hình) … được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu này chịu tác động của những nhân tố khác nhau và với những cường lực không giống nhau. Thậm chí cùng một loại nhân tố nhưng thời kỳ này tác động mạnh, thời kỳ khác lại có thể yếu hơn. Mặt khác, có loại chỉ tiêu trị số càng lớn càng tốt (được gọi là chỉ tiêu thuận), lại có chỉ tiêu trị số càng nhỏ càng tốt (được gọi là chỉ tiêu nghịch). Trong đánh giá HQKT không thể sử dụng một chỉ tiêu mà phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu. Các Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp chỉ tiêu này lại không trực tiếp cọng lại được với nhau và mỗi chỉ tiêu biểu hiện HQKT ở một khía cạnh riêng biệt, do đó cũng không thể sử dụng một chỉ tiêu làm đại diện để so sánh. Bởi vậy, người ta đã đưa ra cách tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Chỉ tiêu này có tác dụng tổng hợp được các chỉ tiêu bộ phận để biểu hiện thành một chỉ tiêu chung nhất phản ánh HQKT của từng trường hợp. Cách tính được tiến hành qua bốn bước - Bước 1: Tính các chỉ tiêu bộ phận - Bước 2: Chọn ra các chỉ tiêu HQKT tốt nhất - Bước 3: Tính chỉ tiêu hiệu quả thành phần bằng cách lấy trị số của các chỉ tiêu thuận chia cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong mô hình tối ưu. Các chỉ tiêu nghịch thì làm ngược lại, tức là lấy trị số của chỉ tiêu nghịch trong mô hình tối ưu chia lần lượt cho trị số của chỉ tiêu tương ứng trong các mô hình cụ thể. Kết quả tính ra đều có kết quả nhỏ hơn hoặc bằng 1. - Bước 4: Tính chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp bằng cách cộng trị số của các chỉ tiêu hiệu quả thành phần. Mô hình nào có chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp lớn nhất chứng tỏ HQKT của mô hình đó là cao nhất và ngược lại. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng việc so sánh những kết quả đạt được với các nguồn chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó. Việc xác định hiệu quả kinh tế chủ yếu được xá định theo các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp 1: Hiệụ quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra trong quá trính sản xuất hoặc ngược lại Dạng thuận: Trong đó: H =Q/C H : Hiệu quả Q : Kết quả C: Chi phí bỏ ra Ý nghĩa của công thức: Công thức này nói lên một đơn vị chi phí bỏ ra sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị kết quả, công thưc này còn phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực Dạng nghịch: Trong đó: h = c /q h : Hiệu quả q :Kết quả c :Chi phí Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp Ý nghĩa của công thức: Để đạt được một đơn vị kết quả thì phải tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra Dạng thuận: H = ∆Q / ∆C Trong đó : H : Hiệu quả ∆Q : Phần tăng (giảm) của kết quả ∆C : Phần tăng (giảm) của chi phí Dạng nghịch: Trong đó: ∆h = ∆c / ∆q ∆h : Hiệu quả ∆q : Kết quả ∆c : Chi phí 1.1.1.4. Ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh tế Sản xuất đạt hiệu quả kinh tế tức là cùng với sự hạn chế về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) nhưng quá trình sản xuất vẩn đem lại năng suất cao nhưng bên cạnh đó phải tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất có thể. Sau mỗi quá trình sản xuất chúng ta đem so sánh các kết quả đạt được với chi phí phải bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế đạt được càng lớn và ngược lại. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển của loài người nói chung. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là cơ sở vật chất để không ngừng nâng cao mức sống dân cư. Như vậy tăng hiệu quả kinh tế là một trong những yêu cầu khách quan trong tất cả các hình thái kinh tế xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội càng có ý nghĩa đặc biệt trong một số điều kiện nhất định: khi khả năng phát triển nền sản xuất theo chiều rộng (tăng vốn, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên... ) bị hạn chế khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tăng hiệu quả kinh tế là một trong các yếu tố làm tăng sức cạnh tranh, cho phép giành lợi thế so sánh trong quan hệ kinh tế. Việt Nam nằm trong điều kiện thiếu vốn trầm trọng để tăng trưởng, đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời việc gia nhập WTO cũng đem lại cho Việt Nam không ít những khó khăn, thách thức và cơ hội. Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp 1.1.2. Đặc điễm của sản xuất dưa hấu. 1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu. Cây dưa hấu có thời gian sinh trưởng ngắn và kỹ thuật canh tác giống như các cây họ bầu bí nên được xếp vào nhóm cây rau ăn trái với các đặc điểm sinh học sau: - Rễ: Cây dưa hấu có bộ rễ tương đối phát triển, trong điều kiện canh tác bình thường rễ ăn rộng quanh gốc trong phạm vi 50-60cm, sâu 20-30 cm. Vì vậy cây dưa hấu có khả năng chịu đựng hạn tốt, nhưng chịu úng kém và không thể hục hồi khi bị đứt. - Thân: Thuộc loại thân thảo hằng niên, mềm, có góc cạnh, có nhiều lông ngắn, dài trung bình 2-3m, bò hoặc có thể leo nhờ các vòi bám.Thân có nhiều đốt, mỗi đốt mang một lá,một chồi nách và một vòi bám. - Lá: Cây dưa hấu thuộc loại 2 lá mầm.Lá mầm hình trứng tương đối dày chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây con khi mới hình thành. - Hoa: Thuộc lọa hoa đơn tính, trên một cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa mọc đơn lẽ từng cái ở nách lá,gồm 5 lá đài màu xanh và 5 cánh hoa màu vàng dính vào nhau. - Trái: Trái dưa hấu tương đối lớn,nặng trung bình 2-3kg, có loại đên 6-8kg, trái chứa nhiều nước. Có nhiều hình dạng : tròn, bầu dục, hình trứng... * Ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến cây dưa hấu: - Nhiệt độ: Cây dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 20 – 30oC, tối thích 25 – 30oC, nhiệt độ thấp dưới 18oC cây sinh trưởng kém. Hạt dưa hấu nẩy mầm tốt ở nhiệt độ 28 – 30oC, nhiệt < 18oC hạt khó nẩy mầm. Thời kỳ cây con, nhiệt độ ban ngày thích hợp để cây phát triển từ 28 – 30oC, nhiệt độ ban đêm là 20oC. Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp là 25oC, ở giai đoạn này thời tiết nóng quá hay khô quá ảnh hưởng đến sự thụ phấn. Thời kỳ cây cho trái, phát triển trái và chín, nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30oC. Nhiệt độ thấp trái phát triển chậm, vỏ dầy, ruột có màu lợt làm giảm phẩm chất và năng suất trái. Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp - Ẩm độ: Dưa hấu là cây chịu hạn, không chịu úng. Điều kiện khô ráo thuận lợi cho cây phát triển tốt. Giai đoạn cây ra trái và phát triển trái cây cần nhiều nước do đó cần cung cấp đủ nước ở giai đoạn này nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Khi trái gần chín cần giảm nước để trái tích lũy nhiều đường làm tăng phẩm chất trái và độ ngọt của trái. Ngưng tưới nước trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày. Lưu ý cần cung cấp nước đều đặng nhất là giai đoạn cây mang trái không nên để đất quá khô khi tưới ướt trở lại hoặc trời có mưa trái và thân dễ bị nứt. - Ánh sáng: Dưa hấu là cây ưa sáng, cây cần nhiều ánh sáng nên trồng mật độ vừa phải không trồng quá dầy để cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ cây mới sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa kết trái thuận lợi. Cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy cây trao đổi chất làm trái to, chín sớm và đạt năng suất cao. Thiếu ánh sáng thân bò dài, cây dễ nhiễm bệnh, khó đậu trái và trái non dễ rụng, năng suất giảm. Trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu cần thời gian chiếu sáng tối thiểu 600 giờ. - Gió: Cần chú ý đến hướng gió khi trồng dưa hấu, tùy theo mùa mà bố trí cây dưa bò xuôi theo chiều gió, không nên bố trí hướng cây bò thẳng gốc với chiều gió (ngược chiều gió), vì gió mạnh dễ làm lật dây, gẫy ngọn, làm rụng hoa, trái non. - Đất trồng dưa hấu: Dưa hấu ít kén đất từ đất thịt nhẹ đến đất sét nặng đều trồng dưa được. Nhưng đất trồng dưa hấu thích hợp nhất là trên đất thịt nhẹ, đất cát pha có tầng canh tác dầy, hoặc đất phù sa ven sông, đất thoát nước tốt, pH thích hợp cho cây dưa hấu phát triển 6 – 7. - Yêu cầu dinh dưỡng: Việc bón phân rất quan trọng vì nó quyết định năng suất và chất lượng trái dưa. Ngoài 3 dưỡng chất chính là N, P, K cây dưa rất cần calcium, magie và một số vi lượng khác. 1.1.2.2. Đặc điểm kỹ thuật - Thời vụ: Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thầy Nguyễn Lê Hiệp Dưa có khả năng thích nghi rất lớn với điều kiện thời tiết nên có thể mở rộng thời vụ gieo trồng quanh năm, tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long hình thành các vụ chính trong mùa nắng như sau: Dưa Noel: Gieo từ 20/9 đến 1/10 dương lịch, giai đoạn mới trồng gặp mưa cuối mùa dễ bị hư hại cây con. Dưa hấu tết: Gieo hạt khoảng 5-15/10 âm lịch, năm nay tương ứng với 23/113/12 dương lịch, thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán. Vụ này thời tiết thuận lợi cho sự ra hoa, đậu trái nhưng dễ bị bù lạch gây hại do chúng lan truyền từ vụ dưa hấu Noel. Dưa lạc hậu: Thường được trồng ở những vùng có đủ nước ngọt để tưới, bị bù lạch gây hại nặng nề nhất trong năm. - Chọn giống: Tùy theo mùa vụ chúng ta chọn giống thích hợp để đạt năng suất sản lượng cao.Hiện nay thị trường có nhiều loại giống, sự lựa chọn tùy theo yêu cầu thị trường tiêu thụ. Giống Sugar baby: Hiện có bán trên thị trường là giống nhập từ Mỹ (, Thái Lan (Chia Tai, Trái Bầu). Trái tròn, trung bình 3-5 kg, vỏ màu xanh đen, ruột đỏ, thời gian sinh trưởng 65-70 ngày, đây là giống thụ phấn tự do. Giống An Tiêm 95: Là dưa hấu lai F1, trái to, tròn, nặng 7-8 kg, vỏ đen có gân đậm, ruột đỏ, ngon ngọt. Chống chịu tốt với bệnh đốm lá gốc, nứt thân chảy mủ do nấm Mycosphaerella melonis và bệnh sương mai do nấm Phytophthora melonis, cho thu hoạch 70 ngày sau khi gieo, trái đều, năng suất vượt trội hơn giống Sugar baby nhập khoảng 20%. Thích nghi rộng với điều kiện thời tiết, đất đai khác nhau, nên rất thích hợp canh tác trong vụ Noel và dưa lạc hậu sau tết. Thoại Bảo 1273 (công ty Nông Hữu): Thời gian sinh trưởng 60-65 ngày, trái hình tròn cao, vỏ xanh đen có sọc đen mờ, cứng, ít nút thuận tiện bảo quản và vận chuyển. Ruột màu đỏ tươi, chắc thịt, độ ngọt cao. Trọng lượng trung bình 8 kg/trái, năng suất 30-35 tấn/ha. Khă năng chống chịu bệnh thán thư tốt. Đặc tính tương tự giống An Tiêm. - Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất ruộng trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dầy, tơi xốp, không nhiễm phèn mặn, dể thoát nước, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất Phan Thanh Huấn_K42AKTNN 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan