Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ đông xuân ở xã quang thành – huyện yên thành – ...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ đông xuân ở xã quang thành – huyện yên thành – tỉnh nghệ an

.PDF
97
324
83

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN -------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC VỤ ĐÔNG XUÂN Ở XÃ QUANG THÀNH – HUYỆN YÊN THÀNH TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Biên Lớp: K44 KTNN Niên khóa: 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Lạc Huế, 05 năm 2014 LờiCả m Ơn Lời đầuênti tôi xin bày tỏ òng l cảm ơn chân ành th tới các thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế, đặc à các biệt thầy l cô khoa Kinh tếà vPhát triển trong suố t 4 năm của khóa họcã đdạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Th.s Nguyễn V Lạc, người ã tận đ ìn t h chỉ bảo, hướng dẫn tôi trongình quáthực tr tậpà v nghiên cứu đềài.t Tôi xin gửi lời cảm ơn chânành th tới toàn thể các cô, chú, anh chị ở Ủy ban nhân dân ãx Qua ng Thành đã tận ình t giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi thực tập đểànhothành đề àit nghiên cứu: “ Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân ã Quang ở x Thành – Huyện ên Y Thành – Tỉnh Nghệ An”. Cuối ùng c xin gửi lời cảm ơn chân ành thtới gia ìđnh và bạn èb của tôi, những người luônênởđộng b viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá ìnhtrhọc tập àv nghiên cứu đềài ttốt nghiệp. Do hạn chế về mặt kiến àthức kinh nghiệm v cũng như thời gian ên n quá trình nghiên cứu đềài tkhông tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầyà cô bạn v èb để khóa luận ày ng càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế , ngày 12 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Hoàng ThịBiên GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ iv DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ...............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................. vi TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... vii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ....................................................................................................... ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................4 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ....................................................................................................4 1.1.1. Lí luận chung về hiệu quả kinh tế .......................................................................4 1.1.2. Nguồn gốc, xuất xứ của cây lạc. ..........................................................................8 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lạc .................................................9 1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng .............................................................................................9 1.1.3.2. Giá trị kinh tế ..................................................................................................10 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc ...........................12 1.1.4.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên .........................................................12 1.1.4.2. Các yếu tố thuộc về sinh học ..........................................................................13 1.1.4.3. Yếu tố kinh tế xã hội .......................................................................................14 1.1.5. Đặc điểm kỹ thuật trồng lạc ...............................................................................16 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................18 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ...................................................................18 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc của Việt Nam ................................................................ 20 1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Nghệ An ..............................................................22 SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN i GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC Ở XÃ QUANG THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN .................................................................24 2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .......................................24 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................24 2.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................24 2.1.1.2. Đặc điểm về địa hình ......................................................................................24 2.1.1.3. Thổ nhưỡng và thủy văn .................................................................................24 2.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội ................................................................................25 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ..........................................................................25 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai ...............................................................................28 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật ..........................................30 2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của xã Quang Thành ..........................................33 2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu .............................................................35 2.1.3.1. Thuận lợi .........................................................................................................35 2.1.3.2. Khó khăn .........................................................................................................36 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUANG THÀNH ..........37 2.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA ...............39 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ ............................................................................39 2.3.1.1. Tình hình nhân khẩu và lao động ....................................................................39 2.3.1.2. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ................................................41 2.3.1.3. Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật ...............................................................42 2.3.2. Tình hình đầu tư thâm canh của các nhóm hộ điều tra ......................................44 2.3.2.1. Tình hình sử dụng giống lạc của các nhóm hộ điều tra ..................................44 2.3.2.2. Tình hình sử dụng phân bón – thuốc BVTV của các hộ điều tra ................... 46 2.3.2.3. Chi phí dịch vụ thuê ngoài ..............................................................................47 2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc năm 2013 của các hộ điều tra .......................48 2.3.3.1. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra ...............................................................48 2.3.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra .....................................50 2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .................................................................................52 SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN ii GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp 2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai .........................................................................52 2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra .....................................................................................................................55 2.4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hướng đến năng suất lạc qua hàm sản xuất Cobb – Douglash .......................................................................................................................58 2.4.4. Ảnh hưởng của các yếu tố khác .........................................................................61 2.5. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ LẠC Ở XÃ KỲ ĐỒNG ................................................63 2.5.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào ..........................................................................64 2.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ LẠC TẠI ĐỊA PHƯƠNG ..................................................................................................................... 66 2.6.1. Thuận lợi ............................................................................................................66 2.6.2. Khó khăn ............................................................................................................67 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO .....................69 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC .....................................................................................69 3.1. ĐỊNH HƯỚNG .....................................................................................................69 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LẠC .....69 3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật .........................................................................................70 3.2.1.1. Giải pháp về giống ..........................................................................................70 3.2.1.2. Giải pháp về phân bón ....................................................................................70 3.2.1.3. Giải pháp về đầu tư, kỹ thuật trồng và chăm sóc ............................................71 3.2.1.4. Giải pháp về phòng ngừa sâu bệnh .................................................................71 3.2.2. Giải pháp về đất đai ...........................................................................................71 3.2.3. Giải pháp về thị trường đầu vào, đầu ra ............................................................72 3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ....................................................72 3.2.5. Giải pháp về khuyến nông .................................................................................73 3.2.6. Mô hình liên kết .................................................................................................74 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................75 3.1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................75 3.2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN iii GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BQ : Bình quân BQC : Bình quân chung BQNK : Bình quân nhân khẩu BQLĐ : Bình quân lao động BVTV : Bảo vệ thực vật CN-XD : Công nghiệp – Xây dựng DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính GO : Tổng giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã IC : Chi phí trung gian KHKT : Khoa học kỹ thuật LĐ : Lao động LĐNN : Lao động nông nghiệp NK : Nhân khẩu NN : Nông nghiệp NS : Năng suất QL : Thôn Quang Long SL : Sản lượn TC : Tổng chi phí sản xuất TL : Thôn Tiên Long TLSX : Tư liệu sản xuất TM-DV : Thương mại – dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân VA : Giá trị gia tăng SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN iv GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1: Chuỗi cung lạc ở xã Quang Thành .................................................................64 Biểu đồ 1: Diện tích, sản lượng lạc Việt Nam giai đoạn (2011 – 2013) .......................21 SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN v GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình sản xuất lạc một số nước trên thế giới giai đoạn 2011 – 2013 .......19 Bảng 2: Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An giai đoạn 2011 – 2013 .............................22 Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Quang Thành năm 2013 .......................27 Bảng 4: Tình hình đất đai của xã Quang Thành năm 2013 ..........................................29 Bảng 5: Tình hình cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật phục vụ đời sống ......................31 và sản xuất của xã Quang Thành ..................................................................................31 Bảng 6 : Tình hình phát triển kinh tế của xã Quang Thành giai đoạn 2011 – 2013 ....34 Bảng 7 : Tình hình sản xuất lạc của xã Quang Thành qua 3 năm 2011 – 2013 ...........38 Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .....................................40 Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra năm 2013 (BQ/hộ) .................42 Bảng 10: Tình hình trang bị vật chất, kỹ thuật của các hộ điều tra ..............................43 Bảng 11: Tình hình sử dụng giống lúa của các hộ điều tra năm 2013 (BQ/sào) .........45 Bảng 12: Tình hình đầu tư phân bón - thuốc BVTV của các hộ điều tra (BQ/sào) .....47 Bảng 13: Chi phí dịch vụ thuê ngoài của các hộ điều tra năm 2013 (BQ/Sào) ............48 Bảng 14: Chi phí sản xuất lạc năm 2013 của các hộ điều tra (BQ/sào) .......................50 Bảng 15: Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2013................... 51 Bảng 16: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2013 ....................................................................................................54 Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra năm 2013 ..............................................................................................57 Bảng 18 : Kết quả xử lí hàm sản xuất Cobb – Douglash của các hộ điều tra sản xuất lạc Đông Xuân năm 2013 ...................................................................................................59 Bảng 19: Những khó khăn chính của các hộ điều tra trong sản xuất lạc .....................68 SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN vi GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU  Lí do chọn đề tài Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày khá phổ biến ở nước ta hiện nay, có giá trị kinh tế cao và được nhiều người dân quan tâm phát triển, đồng thời lạc là một trong số những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Quang Thành là một xã miền núi nằm phía Tây Bắc của huyện Yên Thành, người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn thay đổi các giống lạc mới mà kết quả sản xuất lạc của bà con nơi đây đạt được hết sức khả quan, năng suất và sản lượng tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên đất đai ngày càng hạn hẹp, sự cạnh tranh gay gắt, thời tiết diễn biến thất thường, đồng thời tình hình sâu bệnh đang là trở ngại cho người nông dân thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân ở xã Quang Thành – huyện Yên Thành – tỉnh Nghệ An” để làm đề tài khóa luận của mình.  Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn sản xuất và hiệu quả sản xuất lạc. - Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân của các hộ trên địa bàn xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc của các hộ trên địa bàn nghiên cứu.  Dữ liệu phục vụ nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào các báo cáo kinh tế - xã hội, báo cáo quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Quang Thành, niêm giám thống kê của tỉnh Nghệ An, niêm giám thống kê của cả nước và một số sách báo, tạp chí có liên quan, internet,… - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra, phỏng vấn 60 hộ sản xuất lạc ở địa bàn nghiên cứu, bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ vào nội dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN vii GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp thu thập số liệu:  Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn chọn mẫu 60 hộ.  Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. - Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Được vận dụng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lạc bằng mô hình hàm sản xuất CobbDouglash theo phương pháp OLS trên phần mềm Eviews.  Kết quả đạt được Sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc trên xã Quang Thành, tìm hiểu những thuận lợi cũng như những khó khăn của người dân trong quá trình sản xuất lạc, tôi đã đạt được những kết quả sau: - Khái quát được tình hình sản xuất lạc trên địa bàn xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. - Đánh giá được kết quả và hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân. - Tìm hiểu những khó khăn cũng như nhu cầu của người dân trong việc đẩy mạnh sản xuất lạc. - Đưa ra các giải pháp góp phần phát triển sản xuất lạc trên địa bàn trong thời gian tới. SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN viii GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 10.000 m2 SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN ix GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với xu thế áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, người nông dân đã và đang sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh có hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Nhiều cây công nghiệp đã trở thành thế mạnh của nước ta, sản phẩm cây công nghiệp được sử dụng hết sức đa dạng, là nguồn thực phẩm giàu đạm và chất béo không thể thiếu trong bữa ăn của con người, không chỉ trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu, là nguyên liệu của nhiều ngành công nghiệp chế biến. Trong các cây trồng ngắn ngày được sản xuất ở Việt Nam, cây lạc có một vị trí rất quan trọng, có giá trị kinh tế cao, được nhiều hộ nông dân quan tâm phát triển. Hiện nay lạc là một trong số những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của nước ta, 70% sản lượng lạc dành cho xuất khẩu, đứng thứ 5 trong 25 nước trồng lạc ở Châu Á sau Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêsia và Myanma. Tuy nhiên do chất lượng thấp trong khi thị trường thế giới bấp bênh nên xuất khẩu lạc trong những năm gần đây giảm mạnh, năm 2006 xuất khẩu lạc nhân đạt 14,6 nghìn tấn với kim ngạch gần 14 triệu USD, giảm 73% về lượng và 57,44% về giá trị so với năm 2005. Mặc dù xuất khẩu lạc giảm xuống song lạc xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng, chiếm 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta. Trong những năm gần đây, năng suất lạc nước ta có sự gia tăng đáng kể, năm 2013 là 22,66 tạ/ha, tăng 6,38% so với năm 2012. Sự tăng lên rõ rệt về năng suất do người dân đã đổi mới trong phương thức canh tác; thay thế các giống lạc địa phương cũ bằng các giống lạc mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu cao và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất lạc đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quang Thành là một xã miền núi nằm phía Tây Bắc của huyện Yên Thành, người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn thay đổi các giống lạc mới mà kết quả sản xuất lạc của bà con nơi đây đạt được hết sức khả quan, năng suất và sản lượng tăng lên một cách đáng kể. Tuy nhiên thời tiết diễn biến thất thường, tình hình sâu bệnh đang là trở ngại trong sản xuất. Bên cạnh đó, SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN 1 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp việc đầu tư các yếu tố đầu vào chưa đúng kỹ thuật, thị trường đầu ra bấp bênh đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ nông dân. Xuất phát từ thực tiễn trên, để thấy rõ thực trạng và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân trên địa bàn xã, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc vụ Đông Xuân ở xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế sản xuất lạc nói riêng. - Đánh giá thực trạng sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ trên địa bàn xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An năm 2013. - Đánh giá tiềm năng cũng như thuận lợi và thách thức của việc sản xuất lạc ở địa phương. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát huy những lợi thế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất nông dân sản xuất lạc, cụ thể điều tra 60 hộ ở 2 thôn Tiên Long và Quang Long. - Nội dung nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ nông dân. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Quang Thành. - Về thời gian: Số liệu thu thập tính từ năm 2011 – 2013, đánh giá hiệu quả sản xuất lạc vụ Đông Xuân năm 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Là phương pháp nhằm nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nó yêu cầu các hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách khoa học, khách quan và logic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát triển không ngừng và sự vận động của các sự vật, hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau. SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN 2 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp thu thập số liệu:  Phương pháp thu thập số liêu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra, phỏng vấn 60 hộ sản xuất lạc ở địa bàn nghiên cứu, bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ vào nội dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.  Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào các báo cáo kinh tế xã hội, báo cáo quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Quang Thành, niêm giám thống kê của tỉnh Nghệ An, niêm giám thông kê của Việt Nam và một số tạp chí sách báo có liên quan, các trang mạng,… - Phương pháp điều tra:  Chọn điểm điều tra: Tôi tiến hành điều tra 2 xóm đại diện cho xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An để điều tra.  Chọn mẫu điều tra: Tôi tiến hành điều tra 60 hộ trồng lạc ở xã Quang Thành bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, không lặp lại với khoảng cách cho trước. - Phương pháp phân tổ thống kê: Sử dụng hệ thống này để phân tích và hệ thống hóa các số liệu điều tra, từ đó nhận biết tính quy luật kinh tế của quá trình sản xuất. Bằng phương pháp này có thể tìm hiểu mối liên hệ lẫn nhau của các yếu tố riêng như giá trị gia tăng, chi phí trung gian,…Từ đó, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố cùng một lúc, do đó sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố tới hiệu quả kinh tế, phải nghiên cứu các yếu tố trong mối liên hệ với nhau và trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế. - Phương pháp toán kinh tế: Được vận dụng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lạc bằng mô hình sản xuất Cobb – Douglash theo phương pháp OLS trên phầm mềm Eviews. - Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thu thập được trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu hệ thống hóa các số liệu dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu. Từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, các cán bộ am hiểu về lĩnh vực này, các cán bộ bề trên có kinh nghiệm trong thôn, xã, các thầy cô giáo. SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN 3 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1. Lí luận chung về hiệu quả kinh tế  Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm của bản thân người sản xuất, doanh nghiệp của bất cứ cá nhân nào mà còn là vấn đề của toàn xã hội, không chỉ riêng của quốc gia nào trên thế giới, của nền kinh tế. Đó là thước đo quan trọng phản ánh trình độ tổ chức quản lí, trình độ tổ chức khai thác các yếu tố đầu vào, các nguồn lực tự nhiên phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được thừ hoạt động đó, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế tức là làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về mọi mặt. Đồng thời đây cũng là mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực sản xuất kinh doanh. Theo GS Paul A.Samuelson: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của con người”. Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã được xác định”. GS.TS Ngô Đình Giao lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhất của sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước”. Như vậy có nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, mỗi quan điểm lại có một góc độ nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên xét cho cùng chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế là so sánh thành quả và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với toàn bộ chi phí bỏ SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN 4 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp ra, kết quả so sánh càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại kết quả so sánh càng thấp thì hiệu quả càng thấp. Theo Fassell (1957) và một số nhà kinh tế khác thì chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong hoạt động sản xuất. Nếu hoạt động sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì đó chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật (TE) là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị sản phẩm đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hoặc công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất,…Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ chuyên môn tay nghề và kinh nghiệm trong việc sử dụng đầu vào để sản xuất. Nó phụ thuộc nhiều vào bản chất, kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh tế đạt cao nhất bằng 1, tất cả các điểm nằm trên đường đồng lượng đều đạt hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả phân bổ (hiệu quả về giá AE) là chỉ riêng hiệu quả trong đó các yếu tố về giá sản phẩm và giá đầu vào được tính đến để phân bổ giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí đầu vào hoặc nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ chính là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và giá của các sản phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất. Như vậy, hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng phối hợp các đầu vào một cách hợp lí để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả phân bổ đạt cao nhất cũng bằng 1, tất cả các điểm nằm trên đường đồng phí đều đạt hiệu quả phân bổ. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là hai mặt riêng biệt nhưng thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau của hiệu quả kinh tế.  Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế. Như đã nói trên, hiệu quả kinh tế đóng vai trò rất quan trọng không chỉ đối với bản thân một doanh nghiệp, một cá nhân nào đó mà là mối quan tâm của toàn xã hội. Do đó việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan trọng và SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN 5 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp không thể thiếu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta biết được mức độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất đã hiệu quả hay chưa, đã tối thiểu hóa các chi phí hay chưa. Đồng thời biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lí. Đánh giá hiệu quả kinh tế còn là căn cứ để xác định các mục tiêu phương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng trưởng cao trong sản xuất trên cơ sở những cái đạt được. Xét đến cùng đánh giá hiệu quả kinh tế là căn cứ thực hiện tái sản xuất mở rộng và có hiệu quả hơn.  Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Do đó, để tính được hiệu quả kinh tế ta phải xác định được hiệu quả và chi phí bỏ ra. Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, vốn, nguyên vật liệu,…Tùy theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc có thể tính chi phí cho từng yếu tố. Sau khi xác định được kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các phương pháp sau: Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. H = K/C H: Hiệu quả kinh tế K: Kết quả sản xuất C: chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét một đơn vị nguồn lực sử dụng tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả hay một đơn vị kết quả tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực. Theo phương pháp này cũng giúp chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau, các đơn vị, các ngành sản xuất khác nhau và qua các thời kỳ khác nhau. SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN 6 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỉ số giữa phần kết quả tăng thêm và phần chi phí tăng thêm. H = K/C K: Phần tăng thêm của kết quả sản xuất C: phần tăng thêm của chi phí sản xuất Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại. Phương pháp này thường áp dụng để tính hiệu quả trong đầu tư thâm canh, xác định khối lượng tối đa hóa sản xuất.  Một số chỉ tiêu để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lạc Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư: - Chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học,…cho biết để sản xuất một sào lạc hộ nông dân ở đây đã đầu tư bao nhiêu đồng chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học,… - Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất, bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất thuê ngoài, không kể công lao động gia đình và khấu hao. - Tổng chi phí sản xuất (TC): Là chỉ tiêu bao gồm chi phí trung gian và chi phí lao động. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lạc:  Các chỉ tiêu đánh giá kết quả - Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng tạo ra trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). GO = Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất Pi: Đơn vị sản phẩm loại i Qi: Sản lượng sản phẩm loại i - Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích (VA): Chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí trung gian (IC) trên một đơn vị diện tích nhất định. SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN 7 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp VA = - Trong đó: VA: Giá trị gia tăng GO: Tổng giá trị sản xuất IC: Tổng chi phí trung gian  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả - Năng suất lạc (N): Chỉ tiêu này cho biết trung bình một năm thu được bao nhiêu kg lạc trên một đơn vị diện tích gieo trồng. N = Q/S Trong đó: Q: Tổng sản lượng lạc trong năm S: Diện tích gieo trồng lạc - Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng chi phí trung gian. - Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này cho biết một đồng giá trị sản xuất thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. 1.1.2. Nguồn gốc, xuất xứ của cây lạc. Cây lạc có tên Latinh là: Arachis hypogeal L Một số nhà khoa học cho rằng, cây lạc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Có người lại cho rằng cây lạc có nguồn gốc từ Ai Cập. Nhưng hiện nay, phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng cây lạc có nguồn gốc từ Braxin (Nam Mỹ). Theo Gregory, tất cả các loài hoang dại thuộc chi Arachis tìm thấy ở Nam Mỹ và phân bố từ Đông Bắc Braxin đến Tây – Nam Achentina và từ bờ biển Nam Uruguay đến Tây Bắc Manto Grosso, tức phía Nam sông Amazôn và từ sườn Đông Andesd Hồ Tây Đại Dương. Vào cuối thế kỷ thứ XV, cây lạc được đưa từ Braxin sang Châu Phi cùng với các thuyền buôn. Từ Châu Phi lạc được đưa sang Châu Á và Nam Châu Âu (Ý, Tây Ban Nha); từ Châu Âu lạc được đưa sang Bắc Mỹ; từ Châu Á lạc được đưa sang Nga SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN 8 GVHD: ThS. Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp và các nước Đông Âu. Ở nước ta lạc được đưa từ Trung Quốc sang vào khoảng đầu thế kỷ thứ XIX. Lạc có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ, từ vĩ tuyến 360 Bắc đến 360 Nam, đâu đâu cũng có trồng lạc vì lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được trồng rộng rãi trên thế giới, được xếp thứ 13 về diện tích các cây thực phẩm của thế giới. 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lạc 1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng Lạc là một cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lạc là nguồn thức ăn giàu về dầu lipit và protêin, thành phần sinh hóa của lạc có thể thay đổi phụ thuộc giống, vào sự biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vào vị trí của hạt ở quả. Các yếu tố không bình thường như : sâu bệnh hại và phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng tới thành phần sinh hóa của cây lạc. Tuy nhiên các thành phần dinh dưỡng trong hạt lạc cho phép xếp lạc vào những hạt có nhiều chất béo với tỉ lệ trung bình là 50%, và có nhiều chất đạm với tỉ lệ trung bình là 20%. Dầu lạc là một hỗn hợp glixêrít, bao gồm 80% axít béo không no và 20% axít béo no. Thành phần axít béo trong dầu lạc thay đổi tùy theo giống và điều kiện trồng trọt. Thành phần axít béo của dầu lạc như sau : Axít béo không no (80%) : Axít oleic chiếm 39 – 65,5% Axít linoleic chiếm 17 – 38% Axít béo no (20%) : Axít panmitíc chiếm 6 – 13% và axít stearic. Trong một thời gian dài người ta chỉ chú ý đến dầu trong hạt lạc mà chưa chú ý đến lượng protêin khá cao trong lạc cũng như các bộ phận khác của cây lạc. Hạt lạc chứa 40 – 50% lipit, 20 – 37% prôtêin, ngoài ra còn có gluxít, vitamin và một số khoáng chất. Trong protêin của hạt lạc chứa 13 axít amin quan trọng và cần thiết cho hoạt động sống, bao gồm: Ariginin, Valin, Histidin, Gglyconon,…Các vitamin có trong hạt lạc là hydrocacbua, các andehit, xeton và rượu. Về mặt cung cấp năng lượng: Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao. Nên năng lượng cung cấp rất lớn như: trong 100g hạt lạc cung cấp 590cal, cũng lượng như vậy trong hạt đậu cung cấp 411cal, gạo tẻ cung cấp 353cal, thịt lợn nạc cung cấp 286cal,… SVTH: Hoàng Thị Biên_K44KTNN 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan