Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã thuỷ thanh, thị xã...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã thuỷ thanh, thị xã huơng thuỷ, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
68
407
91

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ÑAÏI HOÏC HIỆU QUẢKINH TẾSẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘNÔNG DÂN ỞXÃ THỦY THANH, THỊXÃ HƯƠNG TH ỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiên: Trần Đại Dương Lớp: K42A - KTNN Niên khóa: 2008 - 2012 Giáo viên hướng dẫn Th.S Hồ Tú Linh HUẾ, 05/2012 SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh LÔØI CAÛM ÔN Ñeå hoaøn thaønh khoaù luaän toát nghieäp “Hieäu quaû kinh teá saûn xuaát luùa cuûa caùc hoä noâng daân ôû xaõ Thuyû Thanh, Huyeän Höông Thuyû, tænh Thöøa Thieân Hueá” toâi ñaõ nhaän ñöôïc söï quan taâm, giuùp ñoõ cuûa quyù thaày coâ giaùo, caùc chuù, caùc baùc trong Ban laõnh ñaïo UBND xaõ, HTX cuøng toaøn theå baø con noâng daân. Qua ñaây cho pheùp toâi ñöôïc baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc ñeán: Coâ giaùo – Thaïc syõ Hoà Tuù Linh, ngöôøi ñaõ tröïc tieáp höôùng daãn vaø giuùp ñôõ toâi raát nhieàu trong suoát quaù trình thöïc taäp, nghieân cöùu vaø hoaønh thaønh khoaù luaän naøy. Caùc thaày coâ giaùo Tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Hueá ñaõ taän tình giaûng daïy toâi trong suoát boán naêm hoïc qua, giuùp toâi trang bò kieán thöùc caàn thieát cho vieäc hoaøn thaønh ñeà taøi naøy cuõng nhö ngheà nghieäp trong töông lai. Uyû Ban Nhaân Daân xaõ Thuyû Thanh, Hôïp Taùc Xaõ II Thuyû Thanh, ñaëc bieät laø caùc chuù baùc trong ban laõnh ñaïo UBND xaõ, HTX ñaõ taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho toâi ñöôïc tieáp xuùc, hoïc hoûi kinh nghieäm thöïc teá, cuõng nhö caùc hoä gia ñình noâng daân trong xaõ ñaõ giuùp toâi tieán haønh ñieàu tra thu thaäp soá lieäu nghieân cöùu ñeà taøi naøy. Cuoái cuøng toâi xin baøy toû loøng bieát ôn ñeán gia ñình vaø baïn beø ñaõ chia seõ cuøng toâi nhöõng khoù khaên trong suoát thôøi gian thöïc hieän ñeà taøi naøy. Do thôøi gian thöïc taäp vaø kieán thöùc cuõng nhö kinh nghieäm thöïc teá coøn haïn cheá neân noäi dung cuûa ñeà taøi khoâng tgranhs khoûi nhöõng thieáu soùt, kính mong ñöôïc söï giuùp ñôõ, goùp yù cuûa quyù thaày coâ giaù vaø baïn beø ñeå ñeà taøi naøy ñöôïc hoaøn chænh hôn. Moät laàn nöõa toâi xin chaân thaønh caûm ôn. Hueá, thaùng 5 naêm 2012 Sinh Vieân Traàn Ñaïi Döông SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Lúa là một cây trồng có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và ở xã Thuỷ Thanh nói riêng. Sản xuất lúa mang lại nhiều giá trị lớn phục vụ nhu cầu của con người và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong điều kiện khó khăn về đời sống của nông dân trong xã và quỹ đất ngày càng hạn hẹp do nhiều áp lực thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết, xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Thuỷ Thanh, thị xã Huơng Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống và làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về hiệu quả kinh tế, thâm canh Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất lúa tại địa bàn xã trong thời gian qua, xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, hiêu quả sản xuất. Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã. 3. - Phuơng pháp nghiên cứu Phuơng pháp chuyên gia chuyên khảo Phuơng pháo thống kê kinh tế Phuơng pháp toán kinh tế Phuơng pháp duy vật biện chứng 4. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu - Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn 60 hộ trên địa bàn xã Thuỷ Thanh - Số liệu thứ cấp: Nguồn số liệu từ văn phòng thống kê của xã, cục thống kê tỉnh, các niên giám thống kê, sách báo, internet. 5. Kết quả đạt được - Nắm đuợc tình hình đầu tư sản xuất lúa của các hộ trên địa bàn xã. - Biết được những nhân tố và mức độ ảnh huởng của chúng đến sản xuất lúa, những điều kiện thuận lợi khó khăn trong hoạt động sản xuất. - Biết được hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa trong năm 2011 - Đưa ra những giải pháp thiết thực giúp nông dân nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất lúa. SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................10 2. Mục đích nghiên cứu đề tài ....................................................................................10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................10 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................11 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................12 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA ..................12 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA .................................12 1.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế .......................................................................12 1.1.2 Quá trình thâm canh trong trong nông nghiệp .......................................13 1.1.3 . Đặc điểm kỹ thuât của cây lúa có ảnh hưởng đến hiệu quả.................15 1.1.3.1. Giống......................................................................................................15 1.1.3.2. Phân bón...............................................................................................15 1.1.3.3. Khí hậu..................................................................................................15 1.1.3.4. Đất đai ....................................................................................................16 1.1.3.5. Thời vụ gieo trồng .................................................................................16 1.1.3.6. Chăm sóc................................................................................................17 1.1.3.7. Thu hoạch..............................................................................................17 1.1.3.8. Thị trường..............................................................................................17 1.1.3.9. Hệ thống dịch vụ ...................................................................................18 1.1.3.10. Quy mô ruộng đất................................................................................18 1.1.3.11. Vốn .......................................................................................................18 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ..........................19 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.........................................................................................19 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới...................................................19 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam .................................................21 1.2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên toàn lãnh thổ Việt Nam ....................21 1.2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế.................................22 SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỊA BÀN XÃ THỦY THANH, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, .......28 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ........................................................................................28 2.1. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ THỦY THANH ...................28 2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................................28 2.1.1.1 Vị trí địa lý. .............................................................................................28 2.1.1.2 Diện tích tự nhiên...................................................................................28 2.1.1.3 Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn ..................................................28 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội...............................................................................29 2.1.2.1 Dân số và lao động .................................................................................29 2.1.2.2 Hiện trạng sử dụng quỹ đất................................................................31 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA.........................34 2.2.1. Năng lực của các hộ điều tra......................................................................36 2.2.1.1. Quy mô cơ cấu đất đai của các hộ điều tra ..........................................36 2.2.1.2. Các nguồn lực khác...............................................................................38 2.3 Tình hình năng suất lúa của các hộ điều tra ...................................................39 2.3.1 Tình hình sử dụng các giống lúa .................................................................39 2.3.2. Đầu tư cho sản xuất lúa..............................................................................40 2.3.2.1 Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa........................................................40 2.3.2.2 Tình hình thâm canh của các hộ điều tra.............................................41 2.4 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ TRỒNG LÚA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .......43 2.4.1 Năng suất và sản lượng của các hộ điều tra ...............................................43 2.4.2 Kết quả và hiệu quả trồng lúa của các hộ điều tra .....................................44 2.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ ..............45 2.5.1 Ảnh hưởng của quy mô rộng đất .................................................................45 2.5.2 Ảnh hưởng của của chi phí trung gian .......................................................47 2.5.3 Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào chủ yếu đến hiệu quả và kết quả của các hộ điều tra........................................................................................................52 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT ..........56 VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỦY THANH ............56 SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ ....56 3.2 ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA NÔNG HỘ TRONG ĐỊA BÀN XÃ.............................................................................................57 3.2.1 Khó khăn trong sản xuất lúa trên địa bàn xã Thủy Thanh........................57 3.2.2 Những nguyện vọng của các nông hộ trong sản xuất lúa..........................58 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA ...............................59 3.3.1 Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................................59 3.3.2 Giải pháp về đất đai ......................................................................................60 3.3.3 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ...........................................................................60 3.3.4 Giải pháp về công tác khuyến nông.............................................................61 3.3.5 Giải pháp về vốn ...........................................................................................61 3.3.6 Giải pháp về thị trường tiêu thụ...................................................................61 3.3.7 Giải pháp về cải tiến công nghệ sau thu hoạch ..........................................62 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................63 I. KẾT LUẬN ..............................................................................................................63 II.KIẾN NGHỊ .............................................................................................................64 SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND :Uỷ Ban Nhân Dân HTX :Hợp tác xã HQKT :Hiệu quả kinh tế BQ :Bình quân BQC :Bình quân cộng ĐVT :Đơn vị tính TLSX :Tư liệu sản xuất BVTV :Bảo vệ thực vật ĐX :Đông Xuân HT :Hè Thu NN :Nông nghiệp PNN :Phi nông nghiệp LĐ :Lao động DT :Diện tích NS :Năng suất SL :Sản lượng SXNN :Sản xuất nông nghiệp GO :Giá trị sản xuất VA :Giá trị gia tăng IC :Chi phí trung gian CNH – HĐH :Công nghiệp hoá – hiện đại hoá SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu sản lượng lúa của các châu lục trên thế giới năm 2011 ...............21 Biểu đồ 2: Năng suất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2000-2010 .....................26 Biểu đồ 3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Thuỷ Thanh năm 2010 ..............................31 Biểu đồ 4: Ảnh huởng của chi phí trung gian đến tổng giá trị sản xuất ....................50 SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn 2004-2011.................22 Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000-2010 ............................................................................................................24 Bảng 3 : Tình hình dân số của xã Thủy Thanh năm 2010.......................................30 Bảng 4: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2010 xã Thủy Thanh...................32 Bảng 5: Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp xã Thủy Thanh..............................33 Bảng 6: Diện tích, năng suất sản lượng lúa xã Thủy Thanh từ năm 2009-2011. .........35 Bảng 7: Tình hình đất sử dụng đất của các hộ điều tra...........................................37 Bảng 8: Cơ cấu giống lúa của các hộ điều tra năm 2011 .........................................40 Bảng 9: Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa của các hộ điều tra..............................41 Bảng 10: Chi phí và kết cấu chi phí của các hộ điều tra..........................................42 Bảng 11: Diện tích, sản lượng, năng suất lúa của các hộ điều tra ..........................44 Bảng 12: Kết quả và hiệu quả trồng lúa của các hộ điều tra ..................................45 Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất đến sx lúa của các hộ điều tra .........46 Bảng 14: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sx lúa ........49 của các hộ điều tra năm 2011 .....................................................................................50 Bảng 15: Mối quan hệ giữa năng suất lúa với các yếu tố đầu vào ..........................53 Bảng 16: Những nguyện vọng của nông hộ...............................................................58 SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Lúa là một cây trồng có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng hàng năm của nền sản xuất nông nghiệp trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sản xuất lúa mang lại nhiều giá trị lớn phục vụ nhu cầu của con người và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Với đặc thù về truyền thống sản xuất nông nghiệp của địa phương, hiện nay Thủy Thanh là một xã có nền sản xuất lúa phát triển trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây lúa vừa là cây trồng chính vừa là nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân ở đây. Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, nông nghiệp đang từng bước đi lên. Nhưng bên cạnh đó là điều kiện khó khăn về đời sống của nông dân trong địa bàn xã, cũng như quỹ đất nông nghiệp ngày càng hạn hẹp do nhiều áp lực thì việc đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Với mong muốn cho người dân địa phương có cuộc sống đầy đủ hơn, cải thiện hơn, tôi đã xem xét thực trạng, đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của xã, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao năng suất sản xuất lúa. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Hệ thống và làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về hiệu quả kinh tế, thâm canh Đánh giá thực trạng đầu tư sản xuất lúa tại địa bàn xã trong thời gian qua, xác định nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, hiêu quả sản xuất. Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa. - Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Các hộ sản xuất trên địa bàn xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Về thời gian: Vụ Đông xuân và Hè Thu năm 2011 SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê kinh tế - Điều tra thu thập số liệu Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên của 64 hộ trên địa bàn xã. Số liệu thứ cấp: thu thập từ tài liệu liên quan của UBND xã, các sách, báo, internet… - Tổng hợp tài liệu: phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau - Phân tích tài liệu: trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, cán bộ khuyến nông… để thu thập số liệu một cách chính xác và làm rõ những vấn đề có tính chất kinh tế kỹ thuật. Phương pháp toán kinh tế Phương pháp này dùng để phân tích, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ. Hạch toán chi phí và kết quả sản xuất để tính toán các chỉ tiêu GO và IC. SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA 1.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được xem là một chuẩn để đánh giá hoạt động của một hệ thống hoặc một phần của hệ thống kinh tế Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực có hạn để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất”. Trong nông nghiệp, các chi phí đó là: chi phí dịch vụ làm đất, giống, phân bón, bảo vệ thực vật, công lao động và một số chi phí khác. Theo quan điểm này thì quá trình sản xuất đạt hiệu quả khi các hộ nông dân thu được kết quả cao nhất với lượng yếu tố đầu vào kể trên là thấp nhất. Quan điểm thứ hai theo nghiên cứu của Fasral (1957): “Hiệu quả sản xuất là một phạm trù trong đó sản xuất phải đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối”. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt trên một chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng để sản xuất trong điều kiện cụ thể về công nghệ, kỹ thuật áp dụng. Hiệu quả kỹ thuật chủ yếu xem xét về mặt chất của quá trình sản xuất, nó phụ thuộc vào kỹ năng của nhà sản xuất. Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá các yếu tố đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí đầu tư hay nguồn lực. Như vậy, để đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Nó vừa thể hiện tính lý luận khoa học vừa là yêu cầu của sản xuất trong điều kiện kinh tế hàng hóa. Bản chất của nó là sự so sánh kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Khi cần đánh giá hiệu quả của các vấn đề nhất định thì phải tính toán đầy đủ các lợi ích và chi phí để xác định hiệu quả một cách chính xác và đầy đủ.  Cách xác định hiệu quả kinh tế (HQKT) - Phương pháp 1: Hiệu quả toàn phần SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 12 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh HQKT được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. H= Q/C Trong đó: (1.1) H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả thu được của quá trình sản xuất C: Toàn bộ chi phí bỏ ra - Phương pháp 2: Hiệu quả cận biên HQKT được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm và chi phí tăng thêm H= ΔQ/ΔC Trong đó: (1.2) H: Hiệu quả kinh tế ΔQ: Kết quả tăng thêm khi tăng thêm chi phí đầu tư ΔC: Chi phí đầu tư tăng thêm ● Ý nghĩa của việc đánh giá HQKT Biết được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong quá trình sản xuất, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến hiệu quả kinh tế để đưa ra các biện pháp tác động thích hợp, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Làm căn cứ để xác định phương hướng hoạt động đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Làm căn cứ để đánh giá, so sánh, lựa chọn các hoạt động đầu tư hiệu quả đồng thời loại bỏ các hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. 1.1.2 Quá trình thâm canh trong trong nông nghiệp - Khái niệm, bản chất của thâm canh Thâm canh là con đường sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu dựa trên cơ sơ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc trưng của thâm canh là không mở rộng phạm vi hoạt động mà tăng cường đầu tư và sử dụng các yếu tố đầu vào có hiệu quả hơn. Trong nông nghiệp, thâm canh không phải là hiện tượng có tính chất bộ phận, nhất thời mà đó là xu hướng chung tất yếu. Việt Nam là nước có dân số đông, tốc độ tăng dân số còn cao nhưng diện tích đất đai lại có hạn. Mặt khác, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp. Do đó, đẩy mạnh thâm canh trong nông nghiệp là cần SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 13 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh thiết và mang tính chiến lược lâu dài. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm và bản chất của thâm canh. Theo quan điểm thứ nhất, thâm canh là phải tăng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích. Thâm canh là một là quá trình mà hướng đích của nó là là số lượng sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích hay vật nuôi mà không tính đến hao phí trong quá trình đầu tư thâm canh. Hạn chế lớn nhất của quan điểm này là lấy kết quả cuối cùng để giải thích cho một quá trình. Quan điểm thứ hai cho rằng: Thâm canh là quá trình tăng đầu tư chi phí trên một diện tích đất sẵn có. Tăng chi phí đầu tư là yếu tố quan trọng quyết định trình độ thâm canh. Tuy nhiên, trên thực tế có thể với cùng một lượng chi phí đầu tư hay cùng một nguồn lực nhưng nếu cách bố trí, sử dụng khác nhau lại cho kết quả khác nhau. Chi phí ít hơn nhưng kết quả thu được lại cao hơn. Vì vậy, thâm canh chính là cách sản xuất nhằm tăng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích với sự kết hợp các yếu tố đầu vào khác là tối ưu nhất (chi phí đầu tư thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm đạt yêu cầu). Trong nông nghiệp, để đánh giá trình độ thâm canh người ta thường sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Đối với ngành trồng trọt ta thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: Chi phí sản xuất cho 1 ha đất nông nghiệp Hao phí lao động trên 1 ha đất nông nghiệp Giá trị tài sản cố định dùng vào sản xuất nông nghiệp tính trên 1 ha Giá trị từng loại phân bón trên 1 ha đất nông nghiệp Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động, được canh tác bằng máy. - Mối quan hệ giữa trình độ thâm canh và hiệu quả kinh tế Không phải lúc nào thâm canh cũng tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh tế dù trong bất cứ ngành nghề nào. Có nhiều lúc tăng cường đầu tư thâm canh nhưng hiệu quả kinh tế lại giảm sút nghiêm trọng. Do vậy việc điều khiển quá trình đầu tư thâm canh như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề hết sức quan trọng. Thâm canh để nâng cao năng suất, sản lượng nhưng cũng phải tính toán để quá trình đầu tư đạt SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 14 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh hiệu quả. Thực tế có những trường hợp nâng cao trình độ thâm canh tăng đầu tư các yếu tố đầu vào nhưng năng suất không tăng thậm chí còn giảm dẫn đến lợi ích biên nhỏ hơn chi phí biên. Nên thực hiện thâm canh cần tính rõ ràng và chính xác các yếu tố đầu tư ảnh hưởng như thế nào đến năng suất, sản lượng cây trồng và cả lợi nhuận của việc sản xuất loại cây trồng đó để làm cơ sở xác định cơ cấu đầu tư hợp lý. Như vậy mới có thể điều khiển một cách hiệu quả, chủ động quá trình đầu tư thâm canh. 1.1.3 . Đặc điểm kỹ thuât của cây lúa có ảnh hưởng đến hiệu quả 1.1.3.1. Giống Giống là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất. Nó tác động đến hiệu quả thông qua việc cho năng suất cao hoặc cho chất lượng gạo tốt, phù hợp với yêu cầu cao của người sử dụng hay cũng có thể là chi phí chăm sóc ít mà không ảnh hưởng đến năng suất. Thông thường, các loại giống cũ trước đây cho năng suất thấp hơn các giống mới lai tạo. Tuy nhiên cũng có một số giống cũ cho ra gạo ngon như: tám thơm, nàng hương… Do đó, cần chú ý đến việc tạo ra các loại giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với khả năng chăm sóc của người nông dân và điều kiện khí hậu, thời tiết. 1.1.3.2. Phân bón Phân bón là chất dinh dưỡng cần thiết phải bổ sung cho cây trồng và cải thiện điều kiện của đất. Nó ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, tác động đến năng suất từ đó mà quyết định đến hiệu quả. Tuy nhiên cần xác định lượng phân bón cho đúng nếu không sẽ cho tác động ngược với các mong muốn bởi mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của cây lúa có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ như ở giai đoạn đầu lúa cần nhiều đạm hơn giai đoạn cuối. Mặt khác, giá của các yếu tố đầu vào cho sản xuất lúa đang có xu hướng ngày một tăng cao nên cần có sự kết hợp đạt hiệu quả nhằm tránh tình trạng “một tiền gà, ba tiền thóc”. 1.1.3.3. Khí hậu Việc lựa chọn cơ cấu cây trồng phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu của vùng. Cây lúa có trồng được vùng đó hay không cũng do yếu tố này quyết định hoặc ảnh hưởng lớn đến năng suất cũng như hiệu quả sản xuất. Nó bao gồm: SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 15 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh Nhiệt độ: Tác động đến tốc độ phát triển của lúa ở nhiều thời kỳ. Nếu nhiệt độ thấp (dưới 17○C) sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng, khi quá thấp sẽ làm chết lúa đặc biệt là thời kỳ lúa còn non, giống không thể nảy mầm, nhưng cũng không thể cao quá mức chịu đựng của cây lúa (trên 40○C) làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Tổng tích ôn của một vụ, từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch là 2500- 4000○C đối với giống ngắn ngày và 3000-4000○C đối với giống dài ngày. Ánh sáng: Các giống lúa khác nhau phản ứng với lượng ánh sáng trong ngày khác nhau. Có loại hợp với ánh sáng ngày ngắn nhưng cũng có loại hợp với ánh sáng dài ngày. Ánh sáng ảnh hưởng đến phát dục, ra hoa, lượng bức xạ mặt trời giúp cây lúa quang hợp để phát triển ( trung bình từ 2000- 3000calo/cm2/ngày trở lên) và đặc biệt quan trọng khi lúa phơi màu. Thời gian chiếu sáng trong ngày dưới 13 giờ kích thích sự ra hoa của lúa. Nước: Thể hiện qua lượng mưa hàng năm, lượng nước tưới. Nước giúp thau chua rửa mặn, và rất quan trọng trong thời kỳ trổ chín sữa (75- 85% trọng lượng khô của hạt phụ thuộc vào thời kỳ này). Những năm hạn hán thì không có nước tưới và khi lũ lụt thì thừa nước gây ngập úng, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ gây nên mất mùa. 1.1.3.4. Đất đai Cây lúa có thể gieo trồng được trên hầu hết các loại đất miễn sao ở đó có nước tưới. Nhưng trên những loại đất khác nhau cần có những mức đầu tư chi phí khác nhau và cho năng suất không giống nhau, từ đó mà tác động đến hiệu quả. Tuy nhiên, nó phù hợp nhất với loại đất phù sa ngọt ven sông, đất pha cát giàu dinh dưỡng. Còn với các loại đất khác thì cho năng suất thấp hơn mà chi phí đầu tư lại cao hơn, kém hiệu quả hơn. 1.1.3.5. Thời vụ gieo trồng Có 2 vụ chính để trồng lúa trên cả nước là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Trong cả hai vụ thì việc xác định lúc nào là tốt nhất ( để gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch) quyết định đến kết quả thu được. Khi gieo trồng muộn hơn so với yêu cầu thời vụ thì công chăm sóc và lượng phân bón bỏ ra phải nhiều hơn để nó phát triển kịp thời, nhưng nếu sớm quá cũng không tốt. Để tránh được những tác động xấu do tiên tai và đạt hiệu quả cao thì phải chọn đúng thời điểm gieo trồng của từng vụ cho phù hợp với SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 16 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh điều kiện ngoại cảnh và đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa, tránh thời kỳ dịch bệnh gây hại. Cơ sở của lựa chọn thời vụ gieo trồng là dựa vào đặc điểm của giống, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện khí hậu của vùng… 1.1.3.6. Chăm sóc Trong trồng lúa thì công chăm sóc là công làm cỏ, bón phân, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, …Hiện nay, việc cơ giới hóa trong nông nghiệp và các loại thuốc hóa học đã giảm bớt nhiều khâu làm việc nhưng không thể xóa hoàn toàn việc sử dụng lao động bởi đặc trưng của ngành nông nghiệp là sử dụng nhiều lao động chân tay. Vì vậy cần kết hợp hài hòa giữa sử dụng lao động và các công cụ hỗ trợ khác để vần đạt kết quả cao mà tiết kiệm được chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. 1.1.3.7. Thu hoạch Từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch là cả một quá trình, trong đó thu hoạch và bảo quản sản phẩm là khâu cuối cùng. Trồng cây đã đến ngày ăn quả nhưng quả đó vẫn còn ở trên cây, cần phải hái như thể nào để ăn mới là điều quan trọng. Trồng lúa cũng vậy, cần phải thu hoạch kịp thời, đúng lúc và bảo quản hợp lý để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra và đảm bảo chất lượng của lúa gạo, làm tăng giá trị của nó trong lưu thông. Thông thường khi số hạt chín trên cây khoảng 85% - 90% là có thể thu hoạch được. 1.1.3.8. Thị trường Thị trường là động lực thúc đẩy sản xuất và cũng là yếu tố kìm hãm việc sản xuất của người nông dân. Sản phẩm không được tiêu thụ hay giá cả không bù đắp đủ chi phí sản xuất đều làm giảm sản lượng lúa sản xuất ra. Thị trường tác động đến sản xuất lúa ở một số khía cạnh sau: Tác động của cầu thị trường: cầu thị trường là những nhu cầu về sản phẩm có khả năng chi trả, nếu lớn sẽ thúc đẩy sản xuất. Lúa gạo là một loại lương thực vì thế nhu cầu hàng ngày dẫu có tăng cũng không đáng kể nên cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có sử dụng sản phẩm của lúa gạo, góp phần làm tăng cầu của sản phẩm này SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 17 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh Tác động của cung thị trường: Cung thị trường là lượng sản phẩm hàng hóa mà người sản xuất có khả năng cung cấp cho thị trường ở mọi mức giá khác nhau. Khi lượng cung lớn hơn cầu sẽ làm giá cả giảm xuống và đến một mức độ nào đó sẽ làm giảm động lực sản xuất của nông dân. Cung – cầu thị trường là nhân tố hình thành nên giá cả sản phẩm, do đó có sự cân đối giữa hai yếu tố ày tránh tình trạng “Được mùa mất giá, được giá mất mùa” làm giảm lợi ích của người nông dân. 1.1.3.9. Hệ thống dịch vụ Dịch vụ đầu vào: Hệ thống này cung cấp các yếu tố đầu vào cho việc trồng lúa bao gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,… và tất cả dịch vụ làm đất, dịch vụ liên quan đến lao động. Nó phát triển làm cho quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng, kịp thời và thụận tiện hơn. Ngược lại thì nó cản trở việc sản xuất lúa phát triển. Dịch vụ đầu ra: nó giúp quá trình tiêu thu sản phẩm được thực hiện dễ dàng hơn, làm cho nông dân yên tâm sản xuất nhất là trong tình trạng hiện nay, người dân luôn bị ép giá, họ không thể định giá cho sản phẩm mình tạo ra, nhưng cũng không bán được. Vì thế cần phát triển khai hệ thống này nếu muốn sản xuât lúa phát triển. 1.1.3.10. Quy mô ruộng đất Tình trạng manh mún đất nông nghiệp Việt Nam đã được phản ánh rất nhiều. Quy mô ruộng đất nhỏ làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các hoạt động gieo trồng cũng như hiệu quả sản xuất. Việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu của quá trính phát triển trong chính sách kinh tế của các nước trên thế giới. Thế nhưng ruộng đất manh mún làm giảm khả năng áp dụng khoa học công nghệ, máy móc trong nông nghiệp, đầu tư sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tích tụ ruộng đất là giải pháp đúng đắn cho một nền nông nghiệp hiện đại. 1.1.3.11. Vốn Vốn cho trồng lúa quyết định đến mức độ đầu tư sản xuất. Nguồn vốn hạn chế hay khả năng tiếp cận vốn khó đều làm chậm quá trình phát triển và ảnh hưởng xấu đến kết quả thu được. Vì vậy cần tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn lãi suất thấp. SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 18 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất lúa * Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất: Biểu hiện mức độ đầu tư cho sản xuất bao gồm Diện tích gieo trồng; diện tích gieo trồng bình quân hộ Mức đầu tư vốn (cố định, lưu động) cho sản xuất trên một đơn vị diện tích * Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị bằng tiền của các sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định của một đơn vị. GO= ∑QP Trong đó; (1.3) Q: là khối lượng sản xuất ra P: Giá trị bình quân một đơn vị sản phẩm. Giá trị gia tăng (VA): phản ánh giá trị tăng thêm so với chi phí mua ngoài bỏ ra (chưa tính khấu hao và công lao động). IC: là chi phí trung gian (gồm những chi phí vật chất và dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất). * Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất (GO/IC): cho biết một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Hiệu suất này càng lớn thì càng có hiệu quả. Hiệu quả chi phí trung gian tính theo giá trị gia tăng (VA/IC): được tính bằng phần giá trị gia tăng bình quân trên một chi phí trung gian bỏ ra, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới Mặc dù bị ảnh hưởng hiện tượng Elnino ở nhiều nơi châu Á như Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và bão ở Philippines từ tháng 8 năm ngoái nhưng sản lượng lúa toàn cầu đã vượt lên mức kỷ lục nhờ vụ mùa phát triển trong điều kiện khí hậu thuận hòa sau đó. Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) ở Rome đã đánh giá năm 2011, sản lượng lúa đạt đến 721 triệu tấn hay 481 triệu tấn gạo, tăng 3% hay 24 triệu tấn so với 2010. SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 19 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hồ Tú Linh Phần lớn sự gia tăng này do sản xuất thuận lợi tại Ấn Độ, Ai Cập, Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam vượt trội hơn số lượng thất thu từ Indonesia, Madagascar, Pakistan, Philippines và Thái Lan. Sự gia tăng còn do diện tích trồng lúa thế giới tăng lên 164,6 triệu ha hay tăng 2,2% và năng suất bình quân cũng tăng nhẹ lên mức 4,38 tấn/ha tức tăng 0,8% trong hơn 1 năm vừa qua. Châu Á sản xuất 651 triệu tấn lúa (435 triệu tấn gạo) hay tăng 2,9% so với 2010 dù có nhiều trận bão lớn xảy ra ở Philippines và lũ lụt nặng nề kéo dài ở Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Sự gia tăng lớn này chủ lực do Ấn Độ và Trung Quốc, với sự tham gia ở mức độ thấp hơn từ Bangladesh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pakistan và Việt Nam. Riêng Việt Nam, Chính phủ tính toán sản xuất lúa đạt đến 42 triệu tấn lúa hay tăng 1 triệu tấn so với 2010, do diện tích trồng lúa thêm 200.000 ha đưa tổng số lên 7,7 triệu ha, năng suất đạt đến 5,5 tấn/ha. Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 7,35 triệu tấn gạo mang về khoảng 3,5 tỉ Mỹ kim. Ấn Độ thu hoạch 154,5 triệu tấn lúa hay tăng 11 triệu tấn so với năm 2010 nhờ mùa mưa thuận lợi, ngoại trừ vài tỉnh ở Tây Nam có hạn hán. Trung Quốc sản xuất đến 203 triệu tấn lúa hay tăng 3%, đạt được mục tiêu tự túc trong suốt thập niên qua. Thái Lan bị ngập lụt nặng ở cánh đồng trung tâm làm thiệt hại 1,6 triệu ha tương đương 4 triệu tấn lúa, sản xuất năm 2011 khoảng 32,2 triệu tấn lúa, thấp hơn 7% so với năm 2010 (34,5 triệu tấn). Hậu quả này làm ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu gạo năm 2012 của Thái Lan. Châu Phi sản xuất lúa khoảng 26 triệu tấn lúa (17 triệu tấn gạo), cao hơn 3% năm 2010 dù mưa bất thường, do được mùa ở Ai Cập, một nước sản xuất lúa tưới tiêu lớn trong vùng và tăng sản xuất ở Benin, Ghana, Mali, Nigeria, Sierra Leone thuộc Tây Phi Châu. Trong khi Đông Phi Châu như Tazania, Zambia, Madagascar và Nam Phi Châu có tình trạng ngược lại do mưa ít, ngoại trừ Malawi và Mozambique nhờ đầu tư nhiều cho hệ thống tưới tiêu. Ba nước sản xuất lúa gạo nhiều nhất ở châu Phi là Ai Cập, Nigeria và Madagascar, chiếm đến 55% tổng sản lượng lúa. Sản xuất lúa ở Ai Cập tăng từ 5,2 triệu tấn trong 2010 lên 5,8 triệu tấn trong 2011 và Nigeria từ 4,2 lên 4,3 triệu tấn; trong khi Madagascar giảm từ 4,8 xuống 4,3 triệu tấn trong cùng thời kỳ. SVTH: Trần Đại Dương – Lớp K42A - KTNN 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan