Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm của các hộ trên địa bàn thị trấn phú đa, huyện...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm của các hộ trên địa bàn thị trấn phú đa, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế”.

.PDF
93
434
113

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN PHÚ ĐA, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TẠ THỊ DUNG KHÓA HỌC: 2010 – 2014 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT NẤM RƠM CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN PHÚ ĐA, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Tạ Thị Dung Lớp: K44 KTNN Niên khóa: 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Mai Văn Xuân Huế, 05/2014 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ về nhiều mặt của các tổ chức. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt là thầy giáo PGS.TS. Mai Văn Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cô, các chú, các anh chị, cán bộ UBND thị trấn Phú Đa cùng các hộ nông dân trồng nấm rơm ở đây đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể tìm hiểu, thu thập thông tin phục vụ cho bài khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài làm được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Tạ Thị Dung SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT...............................................................v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. vii ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ..................................................................................................... viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ix PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................3 3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................5 1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế ............................................5 1.1.2. Phương pháp xác đinh hiệu quả kinh tế...................................................7 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất nấm rơm của nông hộ .8 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm........9 1.1.4.1. Các nhân tố tự nhiên..........................................................................9 1.1.4.2. Các yếu tố đầu vào ............................................................................9 1.1.4.3. Các nhân tố về thị trường ................................................................10 1.1.4.4. Các chính sách .................................................................................11 1.1.5. Đặc điểm sinh học và yêu cầu về điều kiện sinh thái của nấm rơm ......11 1.1.5.1. Đặc điểm sinh học của nấm rơm .....................................................11 1.1.5.2. Yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây nấm....................................12 1.1.6. Kỹ thuật trồng nấm rơm.........................................................................12 1.1.7. Giá trị của nấm rơm ..............................................................................15 1.1.7.1. Giá trị dinh dưỡng ...........................................................................15 1.1.7.2. Giá trị kinh tế ..................................................................................16 1.1.7.3. Giá trị đối với xã hội........................................................................16 1.1.7.4. Giá trị đối với môi trường................................................................17 1.1.7.5. Giá tri xuất khẩu ..............................................................................17 1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................18 1.2.1. Khái quát tình hình trồng nấm ở Việt Nam ...........................................18 SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân 1.2.2. Tình hình sản xuất nấm ở Thừa Thiên Huế ...........................................18 1.2.3. Tình hình sản xuất nấm ở huyện Phú Vang ...........................................19 CHƯƠNG 2. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NẤM RƠM CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN PHÚ ĐA..........................................................................................21 2.1. Tình hình cơ bản của thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế .21 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị trấn Phú Đa..................................................21 2.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................21 2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu..............................................................................22 2.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng.......................................................................22 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................................23 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai ................................................................23 2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động ..............................................................26 2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................................................28 2.1.2.4.Cơ sở hạ tầng ....................................................................................31 2.2. Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm trên địa bàn thị trấn Phú Đa ................32 2.2.1. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra ......................................................32 2.2.2. Khái quát chung về tình hình sản xuất nấm rơm trên địa bàn thị trấn Phú Đa ..........................................................................................................33 2.2.3. Tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra ...................................35 2.2.3.1. Nguồn lực sản xuất của hộ ..............................................................35 2.2.3.2. Quy mô sản xuất nấm rơm của các hộ.............................................39 2.2.3.3. Tình hình đầu tư sản xuất nấm rơm.................................................41 2.2.3.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm ...........................................46 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra.........................................................................................................49 2.2.4.1. Bằng phương pháp phân tổ thống kê...............................................49 2.2.4.2. Bằng phương pháp hàm sản xuất Cobb_Douglas ...........................51 2.2.5. Tình hình tiêu thụ nấm rơm của các hộ điều tra ....................................54 2.2.6. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản xuất nấm rơm trên địa bàn trấn Phú Đa...................................................................................59 2.2.6.1. Thuận lợi..........................................................................................59 2.2.6.2. Khó khăn..........................................................................................60 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM RƠM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN PHÚ ĐA............................................................................................................61 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển...............................................................61 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ...................62 SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân 3.2.1. Giải pháp về chính sách .........................................................................62 3.2.2. Giải pháp về kỹ thuật .............................................................................63 3.2.3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ .............................................................66 3.2.4. Giải pháp về bảo trợ và bảo hiểm sản xuất ............................................67 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................68 1. Kết luận ..................................................................................................................68 2. Kiến nghị ................................................................................................................70 2.1. Đối với nhà nước.................................................................................................70 2.2. Đối với chính quyền địa phương.........................................................................70 2.3. Đối với các hộ điều tra ........................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ĐVT Đơn vị tính BQ Bình quân BQC Bình quân chung LĐ Lao động BVTV Bảo vệ thực vật HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân GO Giá trị sản xuất MI Thu nhập hỗn hợp NB Lợi nhuận kinh tế ròng Cbt Chi phí sản xuất chi trả bằng tiền Ctt Chi phí sản xuất trực tiếp Ch Chi phí tự có TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh QT Quảng Trị WTO Tổ chức thương mại thế giới NĐ Nghị định CP Chính Phủ DT Diện tích SL Số lượng, sản lượng TTCN Tiểu thủ công nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở BHYT Bảo hiểm y tế KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa TLSX Tư liệu sản xuất TC Tổng chi phí SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất nấm rơm............................................................................15 Sơ đồ 2: Chuỗi cung sản phẩm nấm rơm ở thị trấn Phú Đa ..........................................56 SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình biến động đất đai của thị trấn Phú Đa qua 3 năm (2011 -2013) .....25 Bảng 2 : Tình hình dân số và lao động của thị trấn Phú Đa qua 3 năm (2011 – 2013) 27 Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra (BQ/hộ) ..................................................32 Bảng 4: Tình hình sản xuất nấm rơm trên địa bàn thị trấn Phú Đa năm 2013 ..............34 Bảng 5: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra (BQ/hộ) ...........................35 Bảng 6: Tình hình đất đai của các hộ điều tra 2013 (BQ/hộ)........................................37 Bảng 7: Mức đầu tư TLSX của các hộ điều tra (BQ/hộ)...............................................38 Bảng 8: Quy mô sản xuất nấm rơm các hộ điều tra ......................................................40 Bảng 9: Chi phí làm nhà vòm sản xuất nấm rơm (BQ/vòm).........................................41 Bảng 10: Chi phí sản xuất nấm rơm (BQ/m2) ...............................................................42 Bảng 11: Năng suất, sản lượng nấm rơm của các hộ điều tra năm 2013 (BQ/m2) .......46 Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm các hộ điều tra (BQ/m2) ..................47 Bảng 13: Thống kê mức độ ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến kết quả, hiệu quả sản xuất nấm rơm.................................................................................................................49 Bảng 14: Thống kê mức độ ảnh hưởng của chất lượng meo giống đến kết quả, hiệu quả sản xuất nấm rơm...........................................................................................................50 Bảng 15: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb_Douglas đối với các hộ sản xuất nấm rơm ở thị trấn Phú Đa năm 2013 ...................................................................................52 SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 ha = 10-2 km 1 ha = 20 sào 1 mẫu = 10 sào 1 sào = 500 m2 SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm của các hộ trên địa bàn thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. - Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm của nông hộ trên địa bàn thị trấn Phú Đa, tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi, từ đó đưa ra một số định hướng và giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nấm rơm trên toàn thị trấn. Đồng thời đề tài này cũng là cơ sở để bảo vệ tốt nghiệp và hoàn thành khóa học của bản thân. - Dữ liệu phục vụ nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi sử dụng các dữ liệu sau: + Số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập qua việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ sản xuất nấm rơm trên địa bàn thị trấn về tình hình sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm năm 2013. + Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các báo cáo tổng kết, thống kê của thị trấn Phú Đa, các tạp chí, internet và các nguồn tài liệu khác. - Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu Với mục đích phân tích hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra tôi sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp điều tra thu thập số liệu + Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu + Phương pháp so sánh + Phương pháp chuyên gia - Kết quả nghiên cứu đạt được Đề tài của tôi phân tích rõ hiệu quả kinh tế mà hoạt động sản xuất nấm rơm đem lại cho các hộ trên địa bàn thị trấn Phú Đa. Nêu lên nguồn lực, mức độ đầu tư, quy mô sản xuất, những khó khăn, thuận lợi, những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra. Từ đó có giải pháp cho sự phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm trên địa bàn thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ở bất cứ nước nào trên thế giới, dù là nước giàu hay nước nghèo, nông nghiệp đều có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho sự tồn tại của con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được chú trọng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Nông nghiệp, bên cạnh sản xuất ra các mặt hàng có giá trị kinh tế cao như: lúa, ngô, sắn, lạc,… thì việc sản xuất nấm rơm cũng đang tạo ra giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Nấm ăn nói chung và nấm rơm nói riêng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có thể coi như những loại “rau sạch”, “thịt sạch”. Hiện nay nước ta có khoảng 70 loại thực phẩm được sử dụng chế biến và coi như rau, những loại “rau” đó trong quá trình trồng và chế biến khó có thể đạt tiêu chuẩn rau sạch. Riêng với nấm, do không trồng được trên đất, không phải bón phân, không phun thuốc trừ sâu, thời gian trồng và thu hoạch ngắn nên dễ dàng đạt tiêu chuẩn rau sạch. Trên thế giới đã có nhiều nước thành công về sản xuất nấm rơm với công nghệ cao như Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia,… và đã cho ra các sản phẩm phong phú, đa dạng như: sản phẩm tươi, sản phẩm đóng hộp, sản phẩm muối, sản phẩm khô,… mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân. Cùng với xu hướng đó, Việt Nam đã áp dụng sản xuất nấm rơm với mục đích xóa đói giảm nghèo cho người nông dân và bước đầu đã đạt được một số thành công nhất định. Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định hơn. Sản xuất nấm nói chung và nấm rơm nói riêng giúp bà con nông dân tận dụng được số lượng rơm rạ sau mỗi vụ gặt, tận dụng được mọi khoảng không gian: ngoài vườn, trên tầng cao,… đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, kể cả người già và trẻ em, tận dụng được lao động gia đình, đặc biệt trong lúc nhàn rỗi. Ở một số nơi, sản xuất nấm rơm không còn là nghề phụ nữa mà đã đem lại thu nhập chính cho người nông dân. SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Nấm rơm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đảm bảo an toàn sản xuất đem lại hiệu quả cao, chi phí đầu tư cho sản xuất không lớn, thời gian quay vòng vốn ngắn, thu hồi vốn nhanh. Công nghệ trồng nấm và sơ chế nấm không khó, rất phù hợp với mọi trình độ và nguồn lực sản xuất của hộ gia đình. Những năm gần đây, sản lượng tiêu thụ nấm trong nước đã tăng nhanh, đặc biệt việc tiêu thụ nấm tươi ở các thành phố lớn trong nước ngày càng mở rộng, người dân quen dần tập quán ăn nấm, ý thức được đây là loại rau sạch nhất trong các loại rau và có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Từ những giá trị dinh dưỡng và kinh tế mà nấm ăn mang lại, cùng với điều kiện khí hậu thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho việc trồng nấm ở nước ta thì hoạt động trồng nấm đã trở thành một nghề thiết thực, đem lại thu nhập khá ổn định ở khu vực hộ nông dân, là nghề đang có triển vọng phát triển mạnh, và có thể trở thành một yếu tố mới góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Thừa Thiên Huế nói chung, Phú Vang nói riêng có tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho các loại nấm phát triển. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá lớn, nguồn lao động dồi dào, điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, là Tỉnh có nhiều lễ hội, chiền chùa, miếu, một số lượng lớn người dân có phong tục ăn chay, vì vậy thị trường nấm ngày càng mở rộng. Phú Đa nằm về phía Tây Nam của huyện Phú Vang. Nguyên trước đây là xã Phú Đa thuộc huyện Phú Vang, ngày 30/05/2011 thị trấn Phú Đa được thành lập dựa theo quyết định số 82/NQ – CP của Chính Phủ, với diện tích đất tự nhiên là 2.966 ha (2013). Nấm rơm được trồng khá nhiều trên địa bàn thị trấn và trở thành nguồn thu nhập thường xuyên cho các nông hộ. Với những lợi ích từ việc trồng nấm rơm mang lại, UBND thị trấn Phú Đa đã có sự quan tâm và đầu tư phát triển nghề trồng nấm rơm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc trồng nấm rơm còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, hạn chế về kiến thức, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ,… nên việc đầu tư phát triển trồng nấm rơm chưa cao, hiệu quả sản xuất chưa ổn định. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm của các hộ trên địa bàn thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân 2. Mục đích nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đề tài này trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sản xuất nấm rơm nói riêng. + Phân tích kết quả, hiệu quả, thị trường tiêu thụ. Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nghề sản xuất nấm rơm. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nấm rơm cho các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Phú Đa trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Chọn điểm điều tra: thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Chọn mẫu điều tra: 60 hộ trồng nấm theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. - Thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp:  Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Phú Đa  Niên giám thống kê của thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang  Các tạp chí, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và nước ngoài  Từ nguồn internet và các nguồn khác + Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn điều tra trực tiếp 60 hộ sản xuất nấm rơm bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thu thập và điều tra được. - Phương pháp phân tích hồi quy: Sử dụng hàm Cobb – Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm. Phương pháp so sánh: So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra giữa hai mùa: mùa nắng và mùa mưa. SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài có tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các bà con nông dân, các hộ sản xuất giỏi tại địa phương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ sản xuất nấm rơm ở thị trấn Phú Đa, cụ thể: điều tra 60 hộ sản xuất nấm rơm trên địa bàn. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Các thôn sản xuất nấm rơm trên địa bàn thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm 8 thôn: Nam Châu, Trường Lưu, Thanh Lam, Hòa Tây, Đức Thái, Hòa Đông, Lương Viện, Viễn Trình. + Phạm vi thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở thị trấn Phú Đa năm 2013. SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường bất kỳ là sản xuất trên lĩnh vực nào thì hiệu quả kinh tế luôn được coi trọng và mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các Doanh nghiệp, là mối quan tâm của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các Doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế được xem xét trên các phương diện về kinh tế, xã hội và môi trường. Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, theo Schultz (1964), Rizzo (1979) “Hiệu quả kinh tế được xác định bởi việc so sánh kết quả đạt được và kết quả bỏ ra (nguồn lực đầu vào sản xuất) để đạt được kết quả đó. Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa một bên là kết quả kinh tế với một bên là chi phí sản xuất bỏ ra. Kết quả đó có thể là doanh thu, là lợi nhuận thu được sau sản xuất. Còn chi phí là nhân lực, vật lực, vốn,… đầu tư vào sản xuất. Như vậy, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là sự tiết kiệm yếu tố đầu vào hay sự gia tăng giá trị thu được trên một đơn vị chi phí bỏ ra”. Trong quá trình nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp, chúng ta cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hay nói cách khác, hiệu quả kỹ thuật là khả năng SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân thu được kết quả sản xuất tối đa với những yếu tố đầu vào cố định. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực được sử dụng. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá đầu vào và giá đầu ra. Hay nói cách khác, hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận, tức giá trị cận biên của sản phẩm sản xuất ra phải bằng giá trị biên của các nguồn lực sử dụng vào sản xuất. Như vậy, hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó nghĩa là khi tiến hành xem xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực phục vụ sản xuất chúng ta phải tính đến cả hai yếu tố hiện vật và giá trị. Với nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng đều thống nhất ở bản chất của nó. Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sản xuất kinh doanh đó là: yếu tố đầu vào như chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định,… và yếu tố đầu ra: giá trị sản xuất, thu nhập, lợi nhuận,… Như vậy, người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định. Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Để đạt được cùng một khối lượng sản phẩm người ta có thể có nhiều cách khác nhau song do mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng lên của con người với sự hữu hạn của nguồn tài nguyên, nên khi đánh giá kết quả của một quá trình sản xuất kinh doanh cần phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và mất bao nhiêu thời gian. Việc đánh giá kết quả của sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá số lượng sản phẩm đạt được mà còn phải đánh giá chất lượng của hoạt động đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá hiệu quả kinh tế trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi phí lao động xã hội. Từ đó bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân của lao động xã hội, thước đo của hiệu quả là sự tiết kiệm lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hóa kết quả đạt được và tối thiểu hóa chi phí bỏ ra dựa trên các nguồn lực hiện có. 1.1.2. Phương pháp xác đinh hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị trong việc sử dụng nguồn lực vào sản xuất, là một phạm trù kinh tế - xã hội vừa thể hiện tính lý luận khoa học sâu sắc, vừa là yêu cầu đặt ra của thực tiễn xã hội. Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế: - Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nghĩa là, một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị sản phẩm. H = Q/C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: Khối lượng sản phẩm thu được C: Chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, xem xét một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó người ta đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa các ngành sản phẩm khác nhau và giữa các thời kỳ khác nhau. - Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm, nghĩa là nếu tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu kết quả thu được. H = ∆Q/∆C Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế ∆Q: Kết quả tăng thêm ∆C: Chi phí tăng thêm Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả mà một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại. Từ đó xác định được hiệu quả trong đầu tư thâm canh, đặc biệt xác định được khối lượng tối đa hóa kết quả sản xuất tổng hợp. SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất nấm rơm của nông hộ - Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sáng tạo ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i Pi: Đơn giá sản phẩm n: Số sản phẩm - Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất sau khi trừ đi toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh. MI = GO - Cbt Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp GO: Tổng giá trị sản xuất Cbt: Chi phí sản xuất chi trả bằng tiền - Lợi nhuận kinh tế ròng (NB): là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp sau khi trừ đi các khoản chi phí tự có của hộ. NB = MI - Ch Trong đó: NB: Lợi nhuận kinh tế ròng MI: Thu nhập hỗn hợp Ch: Chi phí tự có của hộ - GO/TC (Tổng giá trị sản xuất trên tổng chi phí): Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất, cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - MI/GO (Thu nhập hỗn hợp trên tổng giá trị sản xuất): Chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng giá trị sản xuất thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. - NB/GO (Lợi nhuận kinh tế ròng trên tổng giá trị xuất): Chỉ tiêu này cho biết việc bỏ ra một đồng giá trị sản xuất thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh tế ròng. SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm 1.1.4.1. Các nhân tố tự nhiên Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm rơm. Trong sản xuất nấm rơm, yếu tố nhiệt độ và độ ẩm cần được quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo cho quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi. Đối với những ngày nắng nóng phải theo dõi độ ẩm của nhà trồng để có chế độ tưới nước phù hợp, cần có biện pháp che chắn tốt nếu cường độ ánh sáng vào ban ngày quá cao. Vào mùa đông cần có sự ủ ấm tạo nhiệt độ để nấm phát triển tốt. Mặt khác, Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau với lượng mưa trung bình từ 2.500 – 2.700 mm, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8. Mưa nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch rơm rạ sau mùa gặt, gây khó khăn cho việc xử lý nguyên liệu. Hơn nữa, mưa bão còn gây thiệt hại cho nhà trồng nấm, việc hư hỏng mái che, nilon sẽ làm giảm năng suất của nấm rơm. 1.1.4.2. Các yếu tố đầu vào - Giống: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. - Nguyên liệu rơm rạ: Nguyên liệu rơm rạ là nguyên liệu chính cho việc trồng nấm rơm. Sau các vụ thu hoạch lúa, người dân tận dụng rơm rạ, xử lý trước khi đưa vào làm các vòm nấm. Số lượng rơm cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất của người dân, bởi lẽ nếu thiếu rơm thì chi phí cho việc đi mua tăng, dẫn đến thu nhập thấp hơn. Do vậy, để sản xuất nấm rơm cần phải có diện tích trồng lúa nhiều, đảm bảo lượng rơm cung cấp cho quá trình sản xuất. - Lao động: Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư, chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp, người dân tham gia vào hoạt động nông nghiệp chiếm 70% lực lượng lao động của cả nước. SVTH: Tạ Thị Dung – Lớp: K44 KTNN 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan