Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đông th...

Tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đông thanh, phường đông thanh, thành phố đông hà, tỉnh quảng trị

.PDF
95
409
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ĐÔNG THANH, PHƯỜNG ĐÔNG THANH, THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thùy Linh Th.S Nguyễn Văn Lạc Lớp: K45 – KTNN Niên khóa: 2011-2015 Huế, tháng 5 năm 2015 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Lôøi Caûm Ôn Sau quaù trình hoïc taäp vaø nghieân cöùu taøi lieäu taïi tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Hueá vaø thôøi gian tìm hieåu, ñieàu tra thöïc teá taïi ñòa baøn phöôøng Ñoâng Thanh, thaønh phoá Ñoâng Haø, toâi ñaõ hoaøn thaønh ñeà taøi nghieân cöùu cuûa mình “Hieäu quaû saûn xuaát rau an toaøn taïi hôïp taùc xaõ dòch vuï noâng nghieäp Ñoâng Thanh, phöôøng Ñoâng Thanh, thaønh phoá Ñoâng Haø, tænh Quaûng Trò” Ñeå ñaït ñöôïc keát quaû nhö hieän nay, tröôùc tieân toâi xin baøy toû loøng bieát ôn chaân thaønh ñeán thaày giaùo Nguyeãn Vaên Laïc, ngöôøi ñaõ tröïc tieáp höôùng daãn toâi trong quaù trình laøm baøi ñeå toâi coù theå hoaøn thaønh ñeà taøi nghieân cöùu cuûa mình, toâi xin caûm ôn caùc thaày coâ giaùo tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Hueá ñaõ taän tình giaûng daïy vaø truyeàn ñaït nhöõng kieán thöùc trong thôøi gian ñeán tröôøng. Toâi xin baøy toû loøng bieát ôn chaân thaønh ñeán caùc baùc, caùc anh chò taïi hôïp taùc xaõ dòch vuï noâng nghieäp Ñoâng Thanh cuøng caùc hoä noâng daân laø xaõ vieân cuûa hôïp taùc xaõ ñaõ giuùp ñôõ toâi trong quaù trình thöïc taäp vaø ñieàu tra thöïc teá taïi ñòa phöông. Nhôø vaøo söï giuùp ñôõ cuûa moïi ngöôøi vaø baûn thaân ñaõ coá gaéng nhieàu ñeå hoaøn thieän ñeà taøi nghieân cöùu song khoâng traùnh khoûi nhöõng haïn cheá, nhöõng thieáu xoùt, kính mong söï ñoùng goùp yù kieán cuûa quyù thaày coâ ñeå ñeà taøi ñöôïc hoaøn thieän hôn. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Hueá, thaùng 5 naêm 2015 Sinh vieân thöïc hieän Nguyeãn Thò Thuøy Linh SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.............................................. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...........................................................................................ix DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ix ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ........................................................................................................x TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................xi PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2 1.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................3 1.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ......................................................3 1.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp........................................................3 1.3.2. Phương pháp thống kê mô tả ..........................................................................3 1.3.3. Phương pháp so sánh ......................................................................................3 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .........................................................................3 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................3 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................3 PHẨN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................4 CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN ...................................4 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................4 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế..................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ......................................................................4 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế...................................................................5 1.1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế .............................................6 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc 1.1.2. Sự cần thiết khách quan của sản xuất rau xanh đối với phát triển kinh tế xã hội .............................................................................................................................7 1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của rau........................................................................7 1.1.2.2. Giá trị kinh tế của rau ...............................................................................9 1.1.3. Một số lý luận về rau an toàn........................................................................10 1.1.3.1. Khái niệm rau an toàn ............................................................................10 1.1.3.2. Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn ...................................................12 1.1.3.3. Tiêu chuẩn xác định vùng rau an toàn....................................................16 1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................17 1.1.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất ........................................17 1.1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ..............................................17 1.1.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế...........................................18 1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................18 1.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới..............................................................18 1.2.2. Tình hình sản xuất rau trên cả nước .............................................................19 1.2.3. Tình hình sản xuất rau tại tỉnh Quảng Trị ....................................................22 CHƯƠNG II HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ĐÔNG THANH ...........................................................24 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ...........................................................24 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................24 2.1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................24 2.1.1.2. Địa hình ..................................................................................................24 2.1.1.3. Khí hậu thời tiết......................................................................................25 2.1.1.4. Nguồn nước và thủy văn ........................................................................26 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................26 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai.......................................................................26 2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động .................................................................28 2.1.2.3. Tình hình trang bị cơ sở hạ tầng.............................................................29 2.1.3. Tình hình thực hiện sản xuất dịch vụ của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh ............................................................................................................31 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc 2.1.3.1. Về trồng trọt ...........................................................................................31 2.1.3.2. Về chăn nuôi...........................................................................................32 2.1.3.3. Về lâm nghiệp ........................................................................................33 2.1.3.4. Ngành nghề.............................................................................................33 2.1.3.5. Các hoạt động dịch vụ ............................................................................33 2.1.4. Thực trạng sản xuất rau an toàn của HTX Đông Thanh...............................34 2.1.4.1. Thực trạng ..............................................................................................34 2.1.4.2. Những thuận lợi và khó khăn .................................................................35 2.2. Hiệu quả sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân tại HTX năm 2014 ............36 2.2.1. Tình hình sản xuất RAT của các hộ điều tra ................................................36 2.2.1.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra ....................................................36 2.2.1.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất cho trồng RAT và rau thường của các hộ điều tra ............................................................................................................37 2.2.1.3. Diện tích trồng các loại RAT chủ yếu của các hộ..................................38 2.2.1.4. Thời vụ ...................................................................................................38 2.2.2. Tình hình đầu tư chi phí trong sản xuất........................................................39 2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra tại HTX..................43 2.2.3.1. Kết quả sản xuất RAT của các hộ điều tra .............................................43 2.2.3.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT và rau thường của các hộ điều tra ..44 2.2.3.3. Hiệu quả xã hội của sản xuất rau an toàn...............................................51 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất ............................51 2.2.4.1. Ảnh hưởng bởi quy mô đất đai...............................................................51 2.2.4.2. Ảnh hưởng bởi chi phí sản xuất .............................................................54 2.2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng khác: .................................................................56 2.2.5. Phân tích chuỗi cung.....................................................................................57 2.2.6. Đánh giá chung .............................................................................................59 2.2.6.1. Mặt làm được .........................................................................................59 2.2.6.2. Mặt hạn chế ............................................................................................60 CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI HỢP TÁC XÃ........................64 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc 3.1. Định hướng .........................................................................................................64 3.2. Giải pháp .............................................................................................................64 3.2.1. Giải pháp về mặt kỹ thuật .............................................................................64 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch và sử dụng đất ........................................................66 3.2.3. Giải pháp thị trường......................................................................................67 3.2.4. Giải pháp về vốn ...........................................................................................68 3.2.5. Áp dụng các chính sách về hỗ trợ đầu tư và khuyến khích sản xuất............68 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................70 3.1. Kết luận ...............................................................................................................70 3.2. Kiến nghị .............................................................................................................72 3.2.1. Đối với Nhà nước .........................................................................................72 3.2.2. Đối với tỉnh ...................................................................................................72 3.2.3. Đối với thành phố .........................................................................................73 3.2.4. Đối với HTX .................................................................................................73 3.2.5. Đối với hộ trồng rau......................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................75 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU HTX : Hợp tác xã RAT : Rau an toàn NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn BVTV : Bảo vệ thực vật TLSX : Tư liệu sản xuất UBND : Ủy ban nhân dân NN : Nông nghiệp ĐVT : Đơn vị tính NTTS : Nuôi trồng thủy sản THCS : Trung học cơ sở GO : Giá trị sản xuất MI : Thu nhập hỗn hợp IC : Chi phí trung gian VA : Giá trị tăng thêm Pr : Lợi nhuận CP : Chi phí DT : Doanh thu HQKT : Hiệu quả kinh tế SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ: Chuỗi cung sản xuất rau an toàn ........................................................................58 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Thị trường xuất khẩu hàng rau quả 11 tháng đầu năm 2014 ...........................21 Bảng 2: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản của rau của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006- 2011.....................................................................................................................22 Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai tại địa bàn HTX qua 3 năm 2012-2014 .................27 Bảng 4: Tình hình dân số và lao động tại địa bàn HTX qua 3 năm 2012-2014............28 Bảng 5: Tình hình sản xuất lúa của HTX qua 3 năm 2012-2014..................................31 Bảng 6: Tình hình chăn nuôi gia cầm, gia súc của HTX qua 3 năm 2012-2014 ..........32 Bảng 7: Tình hình sản xuất rau an toàn của HTX qua 3 năm 2012-2014 .....................34 Bảng 8: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra năm 2014.............................................36 Bảng 9: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra năm 2014 ...................37 Bảng 10: Diện tích trồng các loại RAT chủ yếu của các hộ điều tra năm 2014 ...........38 Bảng 11. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất RAT của các hộ điều tra năm 2014........39 Bảng 12: Tổng giá trị sản xuất RAT của các hộ điều tra năm 2014 .............................43 Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra năm 2014 ................45 Bảng 14: Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra năm 2014...............................................................................................52 Bảng 15: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất đến kết quả và hiệu quả sản xuất RAT của các hộ điều tra năm 2014...............................................................................................54 Bảng 16: Đánh giá về thuận lợi .....................................................................................60 Bảng 17: Đánh giá về khó khăn ....................................................................................61 Bảng 18: Nhu cầu, nguyện vọng của các hộ trồng rau..................................................62 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 10000 m2 SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh x Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế về sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”. Để làm rõ đề tài, bài làm sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp thu thập số liệu, so sánh, thống kê, tổng hợp các tài liệu, dữ liệu tìm kiếm và điều tra được qua bảng biểu. Nội dung nghiên cứu chính là về hiệu quả sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh. Từ việc điều tra các hộ sản xuất rau an toàn và rau thường tại địa bàn từ đó so sánh và đưa ra được kết quả mong muốn của đề tài nghiên cứu. Qua quá trình làm bài, biết được tình hình sản xuất rau an toàn ở địa bàn khá thuận lợi về điều kiện đất đai, kỹ năng trồng rau, cơ sở vật chất…ngày càng phát triển về cả số lượng và chất lượng rau an toàn. Các hộ trồng rau đã học tập và vận dụng tốt các kỹ thuật học được từ các lớp tập huấn, áp dụng các yêu cầu cho trồng rau an toàn. Được sự quan tâm của chính quyền, các ban ngành liên quan. Sản lượng, năng suất tại địa bàn ngày càng tăng, do nhu cầu của người tiêu dùng, nên tại địa bàn ngày càng được mở rộng quy hoạch các vùng sản xuất rau. Bên cạnh vẫn còn một số khó khăn như về vốn vì chủ yếu là vốn gia đình, thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá bán không ổn định. Từ những cái đạt được và hạn chế, đưa ra các giải pháp, chính sách, kiến nghị để nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh xi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi con người chúng ta. Đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Rau cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin như: A, B, C, PP, nhiều chất là sinh tố C, tiền vitamin A (Provitamin A). Trong rau còn chứa năng lượng như Protit, Lipit, Gluxit. Ngoài ra rau còn cung cấp các nguồn dinh dưỡng khác như các axit hữu cơ, hợp chất thơm, các vi lượng và xenlulô. Sản xuất rau là một ngành quan trọng trong nền nông nghiệp ở nước ta. Các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến ngày càng được nhiều nơi nghiên cứu và ứng dụng đã tạo ra được nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác mới, các giống rau có chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất cao và thích nghi rộng. Ở Quảng Trị, rau cũng được trồng quanh năm và không thiếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chung và ở thành phố Đông Hà nói riêng còn nhiều bất cập. Mặt khác, trong xu thế của một nền nông nghiệp sản xuất thâm canh, bên cạnh gia tăng về khối lượng, chủng loại, ngành trồng rau đang bộc lộ mặt trái của nó, như: Việc ứng dụng ồ ạt, thiếu chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật và hóa học, công nghệ sinh học, gia tăng về nước thải công nghiệp,...đã làm gia tăng mức độ ô nhiễm các sản phẩm rau xanh. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các loại dịch bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm…ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Tình trạng ngộ độc do sử dụng các sản phẩm nông sản không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chính là do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau xanh vượt quá mức cho phép. Chính vì vậy nhu cầu về rau xanh đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã trở nên cấp thiết và là mong muốn của mọi người dân trong toàn xã hội. Hơn 10 năm qua sản xuất rau an toàn (RAT) ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã được thực hiện tại các địa phương như Phường Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ,... Tuy nhiên, thực trạng sản SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc xuất RAT vẫn chưa trở thành tập quán canh tác, việc thực hiện quy trình và đảm bảo điều kiện sản xuất RAT cũng như nhận thức về sản xuất rau RAT của người dân còn tồn tại các hạn chế nhất định. Quá trình sản xuất RAT và thiết lập kênh phân phối rau an toàn đến người tiêu thụ là một trong những vấn đề còn nhiều nan giải. Trong những năm qua thành phố Đông Hà rất quan tâm đến việc mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn và phát triển trên diện rộng, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là quy hoạch sản xuất RAT chưa cụ thể về cơ cấu chủng loại rau, tổ chức sản xuất; các quy định, chính sách sản xuất RAT ở thành phố vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng, các khâu công nghệ sau thu hoạch còn yếu, khâu phân phối và kênh tiêu thụ RAT còn đơn điệu; thiếu vắng những doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ RAT theo công nghệ tiên tiến. Tại Việt Nam, hợp tác xã (HTX) có vai trò trong sự đóng góp phát triển kinh tế xã hội, trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới. Để hiểu hơn về thực trạng sản xuất và hiệu quả mà một HTX nông nghiệp mang lại, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị”, nhằm góp phần nào đó để phát huy những tiềm năng, lợi thế và đề xuất giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn cho HTX trong thời gian tới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân tại HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn nói riêng. Phân tích thực trạng sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh. Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn tại hợp tác xã, từ đó tìm ra các tồn tại và khó khăn. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn cho các hộ nông dân. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 1.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập thông tin ở hợp tác xã, ủy ban nhân dân phường, các báo nông nghiệp, internet…có liên quan đến nội dung đề tài. 1.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Thu thập thông tin, số liệu từ việc điều tra các hộ trồng rau an toàn (xã viên HTX) 1.3.2. Phương pháp thống kê mô tả Mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được qua các bảng số liệu. 1.3.3. Phương pháp so sánh So sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế, so sánh các điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả giữa các loại rau. 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh, phường Đông Thanh, tỉnh Quảng Trị - Phạm vi về thời gian Tình hình chung của địa bàn HTX qua 3 năm 2012-2014 Hiệu quả sản xuất rau an toàn của hợp tác xã năm 2014 1.4.2. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là các hộ nông dân sản xuất rau an toàn. Cụ thể điều tra 60 hộ trồng rau ở HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Thanh, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. - Nội dung nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn của các hộ nông dân. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc PHẨN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế (HQKT), có thể tóm tắt thành ba loại quan điểm như sau: - Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền vốn,..) để đạt được kết quả đó. H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả đạt được C là chi phí bỏ ra Nếu chỉ tập trung vào quan điểm này thì chưa toàn diện, tỷ số giữa kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra là số tương đối, chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố nguồn nhân lực. Hai cơ sở sản xuất đạt được tỷ số như nhau nhưng ở những không gian, thời gian, điều kiện khác nhau thì sự tác động của nguồn lực là khác nhau như vậy hiệu quả kinh tế cũng khác nhau. - Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng số hiệu giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. HQKT = Kết quả sản xuất – Chi phí Với quan điểm này thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp sản phẩm cho xã hội của những nhà sản xuất có hiệu số giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất như nhau. - Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí và sản xuất. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Theo quan điểm thứ ba, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. H = ∆Q/∆C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế ∆Q là phần tăng thêm của kết quả ∆C là phần tăng thêm của chi phí Với quan điểm này thì vẫn chưa đầy đủ. Trong thực tế, kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của chi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung. Ở các mức chi phí bổ sung có sẵn khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung cũng khác nhau. * Vì vậy, khi xem xét HQKT phải xem xét trên tất cả các góc độ để có cái nhìn toàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu. Tóm lại, HQKT là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả và chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện cho kết quả và chi phí. HQKT phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý. 1.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế HQKT là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăng cường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế. HQKT làm mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. HQKT là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan đến tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. HQKT đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức là giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra. Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc * Phân biệt giữa hiệu quả kinh tế và một số phạm trù: - HQKT và hiệu quả xã hội: HQKT là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Giữa HQKT và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất. - Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất, môi trường kinh tế - xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. + Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả, trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Nói một cách khác, hiệu quả phân bổ là việc sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết cụ thể các giá trị đầu vào. + Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế thể hiện mục đích của người sản xuất là làm cho lợi nhuận tối đa. 1.1.1.3. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Làm căn cứ để xác định phương hướng nhằm đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. 1.1.2. Sự cần thiết khách quan của sản xuất rau xanh đối với phát triển kinh tế xã hội 1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của rau Bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau xanh, các loại rau tươi của nước ta cũng rất phong phú. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng một bữa ăn hàng ngày được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất đạm, chất béo và các loại vitamin, muối khoáng. Rau xanh thuộc nhóm thứ 4 không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, rau có vai trò đặc biệt quan trọng cho dinh dưỡng con người. Các loại rau của nước ta rất phong phú. Nhìn chung ta có thể chia rau tươi thành nhiều nhóm: Nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần…; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu…; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột…; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,… Có thể thấy nguồn dinh dưỡng từ rau xanh rất phong phú, chúng bao gồm: vitamin, protein, lipit, gluxit, các chất khoáng và chất xơ…. Rau xanh chứa nhiều vitamin A, vitamin C, tổ hợp vitamin B gồm B1, B2, B6, B12, niacin, axit panthothenic, biotin và axit folic. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau còn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza. Thiếu một loại vitamin nào đó sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà...do thiếu vitamin A; bệnh chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược do thiếu vita min C; miệng lưỡi lở loét, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin PP; tê phù do thiếu vitamin B (chủ yếu là B1)... Ngoài ra thiếu vitamin làm giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc kém, dễ phát sinh nhiều bệnh tật, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành. Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau là chúng có khả năng gây thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi… Ăn rau phối hợp với những thức ăn SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc nhiều protid, lipid, glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Vì vậy, bữa ăn có rau tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác. Ngoài ra, men trong rau có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá, như các men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị, các men của cải bắp và xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến tuỵ. Về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau có khác nhau tuỳ theo từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ 0,5 - 1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4 6 %), rau muống (2,7%), rau sắng (3,9%), rau ngót (4,1%), cần tây (3,1%), su hào, rau giền, rau đay (1,8 - 2,2%). Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu , tinh bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong rau tươi khoảng 3 - 4 %, có những loại có tới 6 - 8%. Chất xenluloza của rau có vai trò sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hoá dễ dàng. Rau còn là nguồn chất sắt quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thu tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ. Các loại rau đậu, sà lách là nguồn mangan tốt. Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ (100 - 357 mg%). Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác. Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi, hành có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau ngày càng cao ở tất cả mọi người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 - 110 kg/năm tức 250 - 300g/người/ngày. Liên hệ với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên: 141,1 kg; Newzealands: 136,7 kg. Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm. SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227kg/người/năm. Xu hướng các nước phát triển là để cải thiện đời sống nhân dân cần tăng tỷ lệ thịt, trứng, sữa, rau, quả. Ở nước ta, do đời sống chưa cao, nhu cầu về rau ngày càng tăng nhưng so với các nước thì sản lượng bình quân trên đầu người vẫn còn thấp. Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người tức 90-110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ,... Trong rau hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70-312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit. Tóm lại, rau là nguồn cung cấp vitamin, muối khoáng quan trọng trong mỗi bữa ăn của mỗi chúng ta. 1.1.2.2. Giá trị kinh tế của rau Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Các mặt hàng rau xuất khẩu chủ yếu là bắp cải, cà chua. Dưa chuột, các loại rau đậu, rau gia vị,… Xuất khẩu rau quả sang các thị trường tăng trưởng mạnh. Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNN), lần đầu tiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt cột cốc gần 1,5 tỷ USD, tăng gần 500 triệu USD so với năm 2013. Năm 2013, xuất khẩu rau quả đạt mốc trên 1 tỷ USD. Còn năm 2012 được 827 triệu USD. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Một số thị trường xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Hà Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan, Đức,… SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan