Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả nghề làm nón lá của các hộ trên địa bàn làng chuông, xã phương trung, h...

Tài liệu Hiệu quả nghề làm nón lá của các hộ trên địa bàn làng chuông, xã phương trung, huyện thanh oai – hà nội

.PDF
51
1152
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ. KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ NGHỀ LÀM NÓN LÁ CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN LÀNG CHUÔNG XÃ PHƯƠNG TRUNG HUYỆN THANH OAI - HÀ NỘI HOÀNG TIẾN NAM Khóa học 2007 – 2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ. KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ NGHỀ LÀM NÓN LÁ CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN LÀNG CHUÔNG XÃ PHƯƠNG TRUNG HUYỆN THANH OAI - HÀ NỘI Sinh viên thực hiện: Hoàng Tiến Nam Lớp: K41A – KTNN Niên khóa: 2007 - 2011 Giáo viên hường dẫn PTS. Phùng Thị Hồng Hà Huế, tháng 5 – năm 2011 Lôøi Caûm Ôn Ñeå hoaøn thaønh chuyeân ñeà naøy, toâi ñaõ nhaän ñöôïc söï giuùp ñôõ taän tình cuûa nhieàu cô quan, toå chöùc vaø caù nhaân. Tröôùc heát, toâi xin baøy toû loøng bieát ôn saâu saéc tôùi TS. Phuøng Thò Hoàng Haø, ngöôøi ñaõ tröïc tieáp höôùng daãn vaø giuùp ñôõ toâi trong suoát quaù trình nghieân cöùu vaø hoaøn thaønh chuyeân ñeà. Toâi traân troïng caûm ôn caùc thaày coâ giaùo trong Boä moân Kinh teá, Khoa Kinh teá & Phaùt trieån, Tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá - Ñaïi hoïc Hueá, nhöõng ngöôøi ñaõ trang bò cho toâi nhöõng kieán thöùc quyù baùu vaø giuùp ñôõ toâi hoaøn thaønh chuyeân ñeà naøy. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn söï giuùp ñôõ taän tình cuûa Phoøng Coâng thöông, Phoøng Thoáng keâ, Phoøng Kinh Teá xaõ vaø caùc hoä ñieàu tra ôû xaõ Phöông Trung ñaõ giuùp ñôõ toâi trong quaù trình thu thaäp soá lieäu vaø kieåm nghieäm nhöõng keát quaû nghieân cöùu. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn gia ñình, baïn beø ñaõ nhieät tình giuùp ñôõ toâi trong quaù trình laøm chuyeân ñeà naøy. Do thôøi gian vaø trình ñoä coù haïn neân khoâng theå traùnh khoûi sai soùt. Toâi mong nhaän ñöôïc söï goùp yù chaân tình cuûa thaày coâ giaùo vaø caùc baïn. Moät laàn nöõa, toâi xin baøy toû loøng bieát ôn chaân thaønh ñeán söï giuùp ñôõ quùy baùu cuûa caùc thaày coâ giaùo trong tröôøng, ñaëc bieät laø thaày giaùo höôùng daãn. Hueá, thaùng 05 naêm 2011 Sinh vieân thöïc taäp Hoaøng Tieán Nam TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Từ lâu, nghề làm nón luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần đối với người dân ở làng Chuông xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của nghề nón càng có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. định được vị trí quan trọng của làng nghề trong nền kinh tế nói chung. Nghề làm nón phát triển góp phần giải quyết việc làm cho địa bàn đang có quá nhiều người thất nghiệp; giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị mới cho địa phương để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê hương mình. Ngoài ra, việc phát triển nghề nón còn có một ý nghĩa khác là sử dụng được lao động già cả, khuyết tật, trẻ em mà các khu vực kinh tế khác không nhận. Trong những năm qua, sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề làm nón đã và đang từng bước được khôi phục và phát triển, những kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng lại có xu hướng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Thực tế đó đã khiến tôi quan tâm và tôi đã chọn chuyên đề: “Hiệu quả nghề làm nón lá của các hộ trên địa bàn Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai – Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Chuyên đề này nhằm mục đích tìm hiểu tình hình thực tế, hiệu quả sản xuất nón của các hộ trên địa bàn làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Qua đó để thấy được những hạn chế, khó khăn trong sản xuất nón một cách khách quan, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .........................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................3 1.1: Lý luận chung về hiệu quả kinh tế............................................................................3 1.2: Đặc điểm của nghề làm nón có liên quan đến đánh giá hiệu quả sản xuất ............4 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nghề làm nón .............................................8 1.4: Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nghề làm nón......................................................12 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NGHỀ LÀM NÓN CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN LÀNG CHUÔNG HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI..........................................16 2.1: Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu..............................................................16 2.2: Thực trạng nghề làm nón tại làng Chuông ............................................................21 2.3: Tình hình sản xuất nón của các hộ điều tra ...........................................................22 2.4: Tình hình tiêu thụ nón của các hộ điều tra ............................................................30 2.5: Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển nghề làm nón tại làng Chuông...........................................................................................................................31 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGHỀ LÀM NÓN TẠI LÀNG CHUÔNG – HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI ...............................................................................................33 3.1: Định hướng phát triển nghề làm nón trên địa bàn huyện Thanh Oai ...................33 3.2: Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nghề làm nón trên địa bàn làng Chuông - huyện Thanh Oai – Hà Nội .........................................................................................34 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................39 1. Kết luận......................................................................................................................39 2. Kiến nghị....................................................................................................................40 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................42 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT STT Số thứ tự BQC Bình quân chung ĐVT Đơn vị tính Pr Lợi nhuận IC Chi phí trung gian VA Giá trị gia tăng TC Tổng chi phí sản xuất GO Tổng giá trị sản xuất NN Nông nghiệp UBND Ủy ban nhân dân DN Doanh nghiệp LĐ Lao động CT Chương trình TTCN Tiểu thủ công nghiệp CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ kênh tiêu thụ 30 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1 Số lượng nón được sản xuất ra của toàn huyện Thanh Oai qua các năm 15 2 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2008- 2010 18 3 Tình hình dân số, lao động của xã Phương Trung qua 3 năm 2008- 2010 20 4 Tình hình lao động của các hộ điều tra 22 5 Tình hình đầu tư của hộ cho 100 chiếc nón thành phẩm 24 6 Chi phí sử dụng nguyên vật liệu quả các hộ cho 100 chiếc nón thành phẩm 7 Kết quả sản xuất 100 chiếc nón thành phẩm của các hộ năm 2010 27 8 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trên 100 chiếc nón thành phẩm của hộ năm 2010 29 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài Hà Tây (nay là Hà Nội) vốn được xem là mảnh đất trăm nghề, thế nhưng biết được tên trăm nghề thì dễ còn hiểu được trăm nghề thì dễ có mấy ai, mọi người cũng chỉ như "cưỡi ngựa xem hoa". Chính vì lẽ đó mà vấn đề nghề và làng nghề vốn được xem như là vấn đề "cơm áo gạo tiền" của những người nông dân lại chẳng mấy khi được quan tâm, coi trọng và hiểu hết. Cho nên trong những năm gần đây có những làng nghề đã từng tồn tại cả mấy trăm năm đang có nguy cơ bị mai một, nó mất đi ngay cả khi nó đang còn có những cơ hội để phát triển bởi những lý do rất đơn giản: Nhà nước thì thiếu đầu tư, thiếu quy hoạch, chưa quan tâm đúng mức, xã hội thờ ơ với những sản phẩm thủ công, coi nhẹ những thứ vốn gần gũi và thân thiện với mình. Còn người trong nghề thì dẫu có tâm huyết với nghề nhưng vẫn cần phải lo cơm áo với bản thân và gia đình cho nên dễ lung lay, phải chuyển nghề khi không tự tìm được hướng đi cho sản phẩm của mình, không nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, được trợ giá như khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế tác động như năm vừa rồi và còn rất nhiều lý do khiến nghề ngày càng bị mai một. Làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) từ hàng trăm năm nay đã nổi tiếng về nghề làm nón lá. Với 3.889 hộ dân ở đây, nghề làm nón không giàu nhưng đủ sống, hợp với vùng quê nghèo, ít cày cấy. Từ lâu đời, hình ảnh người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài và chiếc nón lá hay đằm thắm trong tà áo tứ thân với chiếc nón quai thao, đã in đậm vào tâm thức người Việt Nam. Chiếc nón lá theo người phụ nữ Việt Nam trên mọi nẻo đường, trên những cánh đồng lam lũ, và ngày nay, trên cả những sàn diễn thời trang rực rỡ. Nón làng Chuông đẹp dáng, lại bền, từng là kỷ vật của bao cô gái bước lên xe hoa theo chồng. Trung bình một ngày, làng Chuông làm được 8.000 chiếc nón, mang tiêu thụ ở các tỉnh. Ngoài ra, nón làng Chuông đã được xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản và các nước châu Âu. Tuy nhiên, so với các làng nghề khác, người dân làng Chuông vẫn còn 1 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam nghèo. Nguyên liệu lá lụi phải nhập từ các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, vì làng không tự trồng được. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn chuyên đề: “Hiệu quả nghề làm nón lá của các hộ trên địa bàn Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai – Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sản xuất nón của các hộ trên địa bàn Làng Chuông xã Phương Trung huyện Thanh Oai, Hà Nội. - Đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nghề làm nón trên địa bàn trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hiệu quả nghề làm nón lá của các hộ trên địa bàn Làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai – Hà Nội 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về không gian: Nghiên cứu đề tài được tiến hành tại làng Chuông xã Phương Trung huyện Thanh Oai – Hà Nội Về thời gian: Từ 2007-2009, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu là 2009 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành chuyên đề tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất. - Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. - Phương pháp điều tra thống kê nhằm thu thập số liệu có liên quan đến đề tài. Số liệu thứ cấp được thu thập từ chính quyền địa phương. Số liệu sơ cấp thu thập qua phỏng vấn các hộ làm nón, với số mẫu điều tra là 50 hộ. - Phương pháp phân tích chuỗi cung để phân tích quá trình tiêu thụ nón của hộ. 2 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lý luận chung về hiệu quả kinh tế Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế: Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù kinh tế như sau: H = K/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế, K là kết quả thu được, C là chi phí. Kết quả thu được là những gì đạt được sau quá trình kinh doanh được đo bằng các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, sản lượng. Chi phí là toàn bộ những hao phí lao động sống và vật hóa vào sản phẩm kinh doanh trong một thời kì nhất định, thường tính theo tháng, quý, năm. Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả sản xuất là một đại lượng so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa hiệu quả đạt được trong sản xuất kinh doanh, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả xã hội, thước đo của hiệu quả là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh tế (hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh) là phản ánh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh, phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp- mục tiêu hóa lợi nhuận- tối thiểu hóa chi phí. Đây cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu của các nhà kinh doanh. Quan điểm thứ hai do ngành thống kê đưa ra: hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực với chi phí, trình độ, các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. 3 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam Ngoài ra còn có các quan điểm khác như: hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp, đánh giá sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh sự khai thác nguồn lực một cách tốt nhất phục vụ các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp, hay hiệu quả sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ chi phí trong một đơn vị hữu ích và tăng khối lượng kết quả hữu ích của lao động sản xuất trong một thời kỳ nhất định hay hiệu quả sản xuất là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất. Tóm lại, tất cả các quan điểm về hiệu quả kinh tế (hoặc hiệu quả về sản xuất kinh doanh) đều thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra với đầu vào là thấp nhất và đầu ra là cao nhất. Hiệu quả về sản xuất kinh doanh không chỉ là thước đo về mặt chất lượng , không những quản lý kinh doanh mà còn là vẫn đề sống còn của mọi doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh càng cao doang nghiệp càng đứng vững trên thương trường từ đó nâng cao sức cận tranh, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, kỹ thuật, công nghệ hiện đại… tạo điều kiện nâng cao đời sống cho mọi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Mặt khác, hiệu quả kinh tế là phạm trù phải được quan tâm nghiên cứu ở cả hai giác độ vĩ mô và vi mô. Cũng vì vậy nếu xét ở phạm vi nghiên cứu, chúng ta có hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế ngành, hiệu quả kinh tế lãnh thổ và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế ngành cũng như hiệu quả kinh tế lãnh thổ cao vai trò điều tiết vĩ mô cực kì quan trọng. Vì vậy khi nhận xét, đánh giá hiệu quả kinh tế (hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh) của Doanh nghiệp ta phải đặt nó trong mối quan hệ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân để hiệu quả kinh tế là thước đo cho sự tăng trưởng kinh tế, là chỗ dựa cơ bản để đánh giá mục tiêu sản xuất của từng đơn vị kinh tế trong giai đoạn hiện nay. 1.2 Đặc điểm của nghề làm nón có liên quan đến đánh giá hiệu quả sản xuất 1.2.1 Đặc điểm của nghề làm nón lá Phải nói rằng người Việt ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành, đường kính rộng bao nhiêu? Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay. Với cây mác sắc, người thợ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng 4 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam tròn trịa bóng bẩy. Có được khung nón, người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp, cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô. Lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn. Người ta mở lá từ đầu đến cuống lá, cắt bỏ phần cuối cùng, rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng, nổi lên những đường gân nhỏ, lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón. Sau đó người ta dùng cái khung hình chóp, có 6 cây sườn chính để gài 16 (nón miền Bắc) hay 20 (nón Huế) cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung, lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong có thể tháo nón ra dễ dàng. Những lá nón làm xong được xếp lên khung, giữa 2 lá lót một lượt mo nang thật mỏng và được buộc cho chắc. Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt luồn mũi kim len xuống sao cho lỗ khâu thật kín. Nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ, khéo léo giấu những nút nổi vào trong. Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp, soi lên ánh mặt trời thấy kín đều. Nón rộng đường kính 41cm, người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong. Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu, từ lên rừng hái lá, sấy lá, mở, ủi, chọn lá, chắm, cắt lá v,,,v 1.2.2 Vai trò và giá trị kinh tế của chiếc nón lá 1.2.2.1 Giá trị tinh thần Từ lâu nay hình ảnh người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài truyền thống với chiếc nón lá hoặc áo tứ thân, nón quai thao đã in đậm trong tâm thức người Việt. Chiếc nón lá theo người phụ nữ trên mọi nẻo đường. Nón làng nghề vốn rất đẹp lại bền, làm tăng thêm vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Chợ làng nghề nón cũng họp hàng tháng và chỉ bày bán một thứ hàng duy nhất là nón. Nón được xếp thành từng chồng dài, trắng loá. Màu trắng của nón lấp loá khắp nơi xen lẫn sắc hồng trên má các cô thôn nữ, cùng những tiếng cười giòn tan làm cho không khí trong chợ càng thêm đậm đà bản sắc quê hương. Xa xưa nón là cống vật tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng được làm nên bởi những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân lành nghề. Ngày nay, nón Việt Nam có mặt khắp nơi, cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Các làng 5 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam nghề nhỏ bé thì luôn tấp nập khách ra vào không chỉ để đặt hàng, mà còn để tham quan, tận mắt chứng kiến công việc làm nón. Nhìn những chiếc nón xinh xinh, chắc ít ai biết được rằng để làm nên nó, những người thợ đã phải bỏ ra khá nhiều công sức và thời gian. 1.2.2.2 Giá trị kinh tế Nón đang được xuất khẩu sang nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước châu Âu như Pháp, Đức... Các làng nghề làm nón tuy thưa thớt dân cư nhưng trong đó có tới hai phần ba số người làm nón. Mỗi năm, trung bình các làng nghề này cung cấp cho thị trường khoảng 3 triệu chiếc nón, tiêu thụ khắp trong Nam ngoài Bắc và xuất khẩu. Ngoài chiếc nón lá truyền thống, còn có nhiều chiếc nón cổ như nón Thúng quai thao với 4 loại, nón Chóp dứa, nón Hồng Kông, nón Thái, nón Bài Thơ… Người dân làng từ người già đến em nhỏ đều biết làm nón. Nghề này đã giúp cho người dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp và gìn giữ một nghề truyền thống có giá trị. Khách du lịch nước ngoài đến tham quan làng nghề rất ưa chuộng các loại nón này. 1.2.3 Điều kiện và yêu cầu để phát triển nghề làm nón lá Kỹ thuật làm nón lá Cầm trên tay chiếc nón đẹp đẽ và trắng lóa với những đường khâu khéo léo, chắc chắn ít ai biết được rằng để làm nên nó là cả một quá trình hết sức công phu từ khâu chuẩn bị nguyên, vật liệu. Một chiếc nón được làm nên bởi sự kết hợp của các nguyên liệu sau: - Lá lụi ( lá nón) thường ở các vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Xưa làm bằng lá cọ có màu nâu, dày. - Dây cước ở các tỉnh miền Nam - Mo tre, để xen giữa các lớp lá non - Khuôn nón bằng tre.( nón Huế khuôn nón được làm bằng lá Dứa rừng) - Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều. Người ta sẽ đặt các lớp khung lên khuôn để định hình chiếc nón, khi nối bắt buộc phải tròn không chắp, không gợn. - Sợi guột: Dùng để buộc vòng nón lớn nhất, hay còn gọi là vòng cái 6 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam Những chiếc nón lá được làm nên bởi bàn tay khéo léo của người dân làng nghề qua rất nhiều công đoạn: Đầu tiên: Việc chọn lá – là lá Lá nón được lấy từ một loại cây họ nhà cọ trên rừng xa của núi non Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Phải lựa loại lá màu sáng và xanh đều thì nón mới đẹp. Lá khi được mua về sẽ được vò trong cát để lá mềm rồi mới đem phơi khoảng hai, ba nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển thành màu bạc trắng. Lượng lá mua về chỉ vừa đủ để tránh khi gặp trời mưa hoặc để lâu lá sẽ chuyển sang màu đỏ. Người ta thu lá về sau khi phơi nắng và sấy thêm bằng bếp củi, bếp đun lửa nhỏ để lá khô dần mà không bị giòn, nếu muốn lá trắng hơn thì phải hun một lần nữa qua diêm sinh. Chuẩn bị khâu chuốt nón người ta sẽ làm công đoạn rẽ lá và là lá, lá nón được lót dưới tấm giẻ, dùng lưỡi cày đã qua sử dụng lâu năm đã mòn, nhẵn rồi miết nhanh cho lá phẳng mà không bị giòn và rách. Ở Huế công đoạn này có đôi chút khác biệt đó là lá nón trải qua các giai đoạn là Kỹ thuật đạp lá , sấy lá và ủ lá. Người ta dùng chân đạp lá cho đến khi lá mềm sau đó đưa vào sấy trong lò than ( nhiệt độ 40_45độ) đảo liên tục để lá khô đều và không giòn, xém hay cháy. Sấy lá nón bằng than không sử dụng hoá chất tẩy trắng mà vẫn màu trắng tự nhiên là điểm khác biệt cơ bản nhất trong công đoạn sơ chế của nón Huế. Tiếp theo: công đoạn quay nón Vòng nón được làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều. Khi nối bắt buộc vòng nón phải tròn và chỗ nối không có vết. Khác với nón thường có 20 lớp vòng ở Huế, nón làng Chuông ở Thanh Oai Hà Nội có 16 lớp vòng. Vòng nón sau khi được hoàn thành sẽ được xếp vào khuôn, sau đó sẽ xếp từng lá vào vòng nón. Lá sẽ có hai lớp, một lớp ngoài cùng sau đó là một lớp mo tre và ngoài cùng là một lớp lá nữa. Và tiếp theo là công đoạn khâu. Khâu nón Đây là một công đoạn rất khó đòi hỏi rất cao sự khéo léo của mỗi người bởi không khéo là rách lá ngay. Người khâu nón cũng được ví như người thợ thêu. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt mềm mại từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Những mũi kim khâu được ước lượng mà đều như đo. Những sợi 7 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam móc dùng để khâu thường có độ dài, ngắn khác nhau. Và cái tài của người thợ làng nghề nón là các múi nối sợi móc được dấu kín, khiến khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy tăm tắp những mũi khâu mịn màng. Sợi móc len theo từng mũi kim qua 16 lớp vòng thì chiếc nón duyên dáng đã hình thành. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc. Cẩn thận hơn có thể quang dầu bên ngoài nón để làm cho nón bóng, đẹp và bền lâu. Trong lúc khâu nón, một số cô gái thường tìm cách trang trí thêm cho chiếc nón hấp dẫn. Đơn giản nhất là họ dán vào lòng nón những hình hoa lá bằng giấy nhiều màu sắc thường được in sẵn và bán ở các phiên chợ làng. Tinh tế hơn, các cô còn dùng chỉ màu khâu giăng mắc ở hai điểm đối diện trong lòng nón để từ đó có thể buộc quai nón bằng những giải lụa mềm mại, đủ màu sắc, làm tôn thêm vẻ đẹp khuôn mặt các cô gái dưới vành nón. Làm nón điều quan trọng là cẩn thận, tỉ mỉ và phải có tính kiên trì. Các công đoạn làm nón đã được chuyên nghiệp hóa từ xưa. Thời gian và công sức tạo nên một chiếc nón càng thể hiện ý nghĩa và giá trị văn hóa lớn lao của nó. Nón là một sản phẩm được nhiều người biết đến trong hàng trăm năm qua và cho tới ngày nay với những kĩ thuật tỉ mỉ, khéo léo chiếc nón vẫn mang những nét đẹp riêng mà chỉ có những người dân làng nghề mới có thể làm được. Đội ngũ nhân lực làm nón Nghề làm nón được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chủ yếu là những người phụ nữ bằng những khéo léo của đôi bàn tay mình đã tạo ra những chiếc nón xinh xắn, bền đẹp và họ cũng chính là những người tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất. Các cô gái biết làm những chiếc nón đầu tiên từ khi bảy, tám tuổi. Người giỏi mỗi ngày thắt được hai, ba chiếc nón đẹp. Suốt cuộc đời người phụ nữ làng nghề đã có không biết bao nhiêu chiếc nón được làm ra từ đôi bàn tay họ. Trong mỗi gia đình, người già người trẻ đều có thể tham gia vào những công việc làm nón. Người trẻ tinh mắt, khéo tay thắt những mũi thắt đều đặn làm cho chiếc nón càng có giá. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nghề làm nón Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nón lá, chúng ta phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng sản xuất, phát 8 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam triển của nghề. Từ đó thấy được những hướng tác động khác nhau của từng nhân tố 1.3.1 Các nhân tố vĩ mô - Giá cả, thị trường + Giá cả: Giá cả nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra là vẫn đề quyết định đến thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. + Thị trường: Sự tồn tại và phát triển của nghề nón nói riêng và tiểu thủ công nghiệp nói chung phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi của thị trường. Những nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầucủa thị trường thường có sự phát triển nhanh chóng. Sự thay đổi nhu cầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển của nghề. Những nghề mà sản phẩm của nó phù hợp với nhu cầu của xã hội, có khả năng tiêu thụ lớn thì vẫn phát triển bình thường. Ngay cả trong mỗi một nghề, cũng có những làng nghề phát triển, trong khi một số làng nghề khác lại không phát triển được, do sản phẩm làm ra chỉ là những sản phẩm truyền thống, ít chú ý đến sự thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả nhằm đáp ứng được sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường. - Chính sách của Đảng và Nhà nước Cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay suy vong của các nghề TTCN. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, khi các hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ trong nông thôn, các doanh nghiệp tư nhân được phép phát triển chính thức, thì các nghề TTCN đã có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh. Chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới cũng làm cho một số sản phẩm có điều kiện phát triển vì mở rộng được thị trường, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có sản phẩm thêu ren truyền thống, nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện cho hàng nước ngoài tràn vào thị trường trong nước khá nhiều, làm cho sản phẩm của các làng nghề khó có thể cạnh tranh nổi với sản phẩm ngoại nhập, làm hạn chế sự phát triển của một số làng nghề. Trong quá trình CNH, HĐH đất nước, nếu không có chính sách phát triển hợp lý đối với sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp thì các làng nghề cũng khó có điều kiện phát triển. 9 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam - Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưu chính - viễn thông,... có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát triển của các nghề TTCN, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất. Từ xa xưa, các làng nghề truyền thống thường nằm trên các đầu mối giao thông thủy, bộ khá thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế phát triển rộng khắp, khi mà thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề không chỉ ở tại địa phương mà vươn tới các thị trường xa xôi khác, khi mà nguồn nguyên liệu tại chỗ đã cạn kiệt phải vận chuyển từ nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống giao thông vận tải phát triển thuận lợi đối với các làng nghề là rất quan trọng. Trong công cuộc CNH, HĐH, sự phát triển của các nghề TTCN chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện, nước và thoát nước, trong việc đưa thiết bị, công nghệ, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền, làm tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sự phát triển của các nghề TTCN trong điều kiện nền kinh tế thị trường chịu tác động mạnh bởi yếu tố thông tin nói chung, bưu chính viễn thông nói riêng. Nó sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thông tin về thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm trên thị trường, để có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chợ nông thôn, trường học, bệnh viện... cũng là những nhân tố tích cực giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, phát triển mạnh nguồn nhân lực có sức khỏe, trình độ tri thức và kỹ thuật tay nghề cao, tạo điều kiện cho các nghề TTCN phát triển. 1.3.2 Các nhân tố vi mô - Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất, kinh doanh nào. Sự phát triển của các nghề TTCN cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất. Trước đây, vốn của các hộ sản xuất, kinh doanh trong các nghề TTCN rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của từng gia đình hoặc vay mượn của bà con họ hàng, láng giềng, nên quy mô sản xuất không mở rộng được. Ngày nay, trong điều 10 Chuyên đề tốt nghiệp Hoàng Tiến Nam kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn đã khác trước, đòi hỏi các hộ sản xuất, kinh doanh phải có lượng vốn khá lớn để đầu tư, cải tiến công nghệ, đưa thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số khâu, công đoạn, công việc có thể thay thế kỹ thuật lao động thủ công được, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Yếu tố nguyên vật liệu Yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất TTCN. Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp và khoảng cách từ cơ sở sản xuất tới nơi có nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm của các đơn vị sản xuất. Cho nên, các làng nghề thường chú ý nhiều đến yếu tố nguyên vật liệu. Trước đây, phần lớn các làng nghề được hình thành do có nguồn nguyên vật liệu tại chỗ và nghề nghiệp chủ yếu được gắn bó với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ của nhiều làng nghề truyền thống đã cạn kiệt, phải vận chuyển từ những nơi khác về, điều kiện khai thác, vận chuyển có ảnh hưởng tới việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các làng nghề. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển như hiện nay, nguyên vật liệu cho các làng nghề đã có sự phong phú, đa dạng. Một loại nguyên vật liệu có thể dùng cho nhiều loại sản phẩm, ngược lại một loại sản phẩm có thể dùng nhiều loại nguyên vật liệu thay thế. Vì vậy, vấn đề chọn lựa và sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế hợp lý, theo hướng đa dạng hóa, giá rẻ, bảo đảm cho quy trình sản xuất nhanh, đảm bảo sảm phẩm của các làng nghề có được chất lượng cao, giá thành hạ là điều cần được quan tâm. - Trình độ kỹ thuật và công nghệ Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọng đối với bất kỳ ngành nghề nào, sản phẩm nào. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường và cuối cùng là quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở sản xuất, một ngành nghề nào đó. Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất TTCN vẫn sử dụng thiết bị thủ công, công nghệ cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm có tính chất cha truyền con nối trong từng hộ gia đình là chính. Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra với năng suất, số lượng và chất lượng sản phẩm thấp kém, không đồng bộ, giá thành cao, 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan