Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã vĩnh kim,...

Tài liệu Hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã vĩnh kim, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

.PDF
78
330
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH KIM, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Huy Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Lớp K43 A KTNN Niên khóa 2009 – 2013 Huế, tháng 5 năm 2013 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Lời Cảm Ơn Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả học tập của bản thân tôi trong bốn năm ở trường đại học và gần năm tháng tôi thực tập tại xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn được nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức. Tôi đã được các quý thầy, cô giáo và tập thể các cán bộ trường Đại học kinh tế huế giúp đỡ tận tình, đặc biệt là giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi, cô Phạm Thị Thanh Xuân. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ UBND xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên từ bạn bè và gia đình tôi. Trước tiên, tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị em cùng những người thân đã hết lòng nuôi dạy và động viên tôi trong suốt thời gian qua để tôi có được ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tạo điều kiện cho tôi được học tập tại đây. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Thanh Xuân, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi vô cùng biết ơn các thầy cô khoa Kinh Tế và Phát Triển cùng toàn thể các thầy cô khác đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt khoá học. Xin cảm ơn các chú, các bác, các anh, chị trong UBND xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và toàn thể bà con nông dân đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp trong thời gian cho phép. Cuối cùng, xin gửi đến tập thể lớp K43A Kinh Tế nông nghiệp cùng những bạn bè thân yêu đã cùng tôi học tập, chia sẻ buồn vui trong những năm tháng học tại trường một tình cảm chân thành nhất. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Nguyễn Ngọc Huy SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................1 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................................3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................3 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ ......................................3 1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế.....................................................................................3 1.1.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế ...........................................................3 1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CÂY HỒ TIÊU.............4 1.2.1 Nguồn gốc và giá trị của cây hồ tiêu ......................................................................4 1.2.2 Yêu cầu kỹ thuật của cây hồ tiêu............................................................................8 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hồ tiêu......................................................16 1.3HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................18 1.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư chi phí ....................................................18 1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất .............................................18 1.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM....................................................................................................................20 1.4.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới..............................................20 1.4.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu ở Việt Nam ..................................................23 Chương 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ TIÊU Ở XÃ VĨNH KIM, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ .................................................................30 2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..................................................................30 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................30 2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội.......................................................................................31 2.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH KIM...............36 SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 2.2.1 Tình hình phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã ...........................................36 2.2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim ......................37 2.3 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA...........................38 2.3.1 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra....................................................................38 2.3.2 Thời vụ sản xuất hồ tiêu của các hộ .....................................................................40 2.3.4 Tình hình đầu tư sản xuất hồ tiêu .........................................................................42 2.3.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu....................................................................48 2.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu .........................................50 2.3.7 Tình hình tiêu thụ hồ tiêu .....................................................................................53 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU...............................................................55 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU...........................................55 3.1 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH KIM ....................................................................................................................55 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÂY HỒ TIÊU..........55 3.2.1 Giải pháp chung....................................................................................................55 3.2.2 Giải pháp cụ thể cho các hộ trồng tiêu .................................................................56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................58 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................58 2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................59 2.1 Đối với nhà nước .....................................................................................................59 2.2 Đối với chính quyền địa phương .............................................................................59 2.3 Đối với người sản xuất hồ tiêu ................................................................................60 SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU UBND Ủy Ban Nhân Dân NTM Nông Thôn Mới ROP Roots of Peace/ROP (Hoa Kỳ) BVTV Bảo Vệ Thực Vật KTCB Kiến Thiết Cơ Bản KD Kinh Doanh KT- XH Kinh tế- xã hội TC Tổng chi phí NS Năng suất GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian LĐGĐ Lao động gia đình SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 1: Biến động giá tiêu đen và tiêu trắng 2002-2010..........................................26 Hình 1: Địa giới hành chính xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị .............30 Biểu đồ 2: Lịch thời vụ tại Quảng Trị ...........................................................................41 Sơ đồ 1: Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu của xã...............................................................54 SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Thành phần các chất trong hạt hồ tiêu ............................................................5 Bảng 2. Biến động giá hồ tiêu thế giới (1979 - 2009)..................................................8 Bảng 3. Lượng phân bón thời kỳ kiến thiết cơ bản ( tính trên 1 gốc tiêu) .................12 Bảng 4: Lượng phân bón thời kỳ kinh doanh ( tính trên 1 gốc tiêu ).........................12 Bảng 5. Sản lượng của Việt Nam và thế giới giai đoạn 1998 - 2012.........................22 Bảng 6: Diện tích và sản lượng hồ tiêu của Việt Nam trong thời gian 15 năm (1998 - 2012)....................................................................................23 Bảng 8: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị ....................28 Bảng 9: Biến động diện tích trồng hồ tiêu qua một số năm ở các vùng tại................29 Quảng Trị ......................................................................................................29 Bảng 10: Hiện trạng sử dụng đất của xã Vĩnh Kim qua 3 năm 2010-2012 ................33 Bảng 11: Dân số và lao động của xã Vĩnh Kim năm 2012 .........................................34 Bảng 12: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu xã Vĩnh Kim qua 3 năm .................38 Bảng 13: Tình hình chung của các hộ điều tra .............................................................39 Bảng 14: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của các hộ điều tra..........................41 Bảng 15: Chi phí hồ tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản (Tính bình quân sào) ....................45 Bảng 16: Chi phí hồ tiêu thời kỳ kinh doanh (Tính bình quân sào).............................46 Bảng 17: Kết quả và hiệu quả sản hồ tiêu của các hộ ..................................................49 Bảng 18: Ảnh hưởng của quy mô trồng .......................................................................51 Bảng 19: Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất tiêu ................................................52 SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Để thực hiện khóa luận của mình, tôi chọn đề tài “ Hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”  Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và tiêu thụ hồ tiêu. - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất các giải giáp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.  Dữ liệu phục vụ - Số liệu sơ cấp: Trực tiếp phỏng vấn 60 hộ sản xuất tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim, đây là những hộ có quy mô diện tích tương đối lớn so với mức trung bình chung của xã để thu thập thông tin về quá trình sản xuất, tiêu thụ tiêu của họ. - Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập qua các văn kiện, bào cáo kinh tếxã hội của xã, niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị…  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê kinh tế - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phân tích các chỉ tiêu kinh tế  Kết quả nghiên cứu - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng tiêu. - Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tiêu. SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500m2 SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43A KTNN Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đã 6 năm từ khi Việt Năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta vẫn là một nước nông nghiệp. Bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam chủ yếu qua những sản phẩm nông nghiệp chúng ta xuất khẩu ra thế giới, rõ ràng vai trò của sản xuất nông nghiệp còn rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nước ta hiện nay. Trồng trọt là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, với xu hướng sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển thì trồng trọt càng đóng góp giá trị càng lớn vào sản xuất cũng như xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực có nguồn gốc từ trồng trọt có thể kể đến là cà phê, hạt điều, gạo, tiêu, cao su… Quảng Trị là một tỉnh có những điều kiện thuận lợi để phát triển hồ tiêu. Tiêu được trồng nhiều và phát triển tốt tại các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh. Vĩnh Kim là xã thuộc vùng Đông Vĩnh Linh, với điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, các hộ dân đã đầu tư phát triển sản xuất hồ tiêu và đã thu được những hiệu quả cao, giúp đời sống người dân đi lên. Bên cạnh những hiệu quả đạt được, sản xuất hồ tiêu những năm qua còn gặp rát nhiều khó khăn, chủ yếu là về giá cả biến động thất thường và dịch bệnh hoành hành. Bên cạnh niềm vui mỗi khi được mùa, được giá là thấp thỏm những nỗi lo âu của người nông dân một sương hai nắng chăm chỉ làm giàu trên mảnh đất quê hương. Vì những lý do đó, việc đánh giá, phân tích hiệu quả sản xuất hồ tiêu, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu của các hộ để tìm giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất là vấn đề quan trọng hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “ Hiệu quả sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị “ làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và tiêu thụ hồ tiêu - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị - Đề xuất các giải giáp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: gồm thu thập số liệu sơ cấp và thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ sản xuất tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim, đây là những hộ có quy mô diện tích tương đối lớn so với mức trung bình chung của xã để thu thập thông tin về quá trình sản xuất, tiêu thụ tiêu của hộ sản xuất. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập qua các văn kiện, báo cáo kinh tế-xã hội của xã, niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị… - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: sử dụng các phần mềm Excel và SPSS nhằm tổng hợp số liệu và phân tích các số liệu theo các chỉ tiêu tính toán nhằm hiểu về quá trình sản xuất tiêu của người dân. - Phương pháp chuyên gia: người nông dân thực sự là những chuyên gia và họ đã cung cấp những ý kiến, kinh nghiệm sản xuất để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này. Ngoài ra những cán bộ khuyến nông đã giúp tôi rất nhiều trong việc chia sẻ tài kiến thức của họ về cây tiêu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim trong năm 2012 thông qua điều tra trực tiếp 60 hộ sản xuất tiêu trên địa bàn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất tiêu năm 2012. SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ.Nếu trong sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu trên thì mới đạt hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp, hiệu quả kĩ thuật phản ánh trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất nó, phụ thuộc nhiều vào bản chất kĩ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó giá sản phẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi phí đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tình đến các yếu tố về giá của đầu vào và đầu ra, vì vậy hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá. Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả kinh tế phải đồng thời nâng cao hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu quả kinh tế được xác định dựa trên kết quả thu được và chi phí bỏ ra. 1.1.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế Việc xác định hiệu quả kinh tế là rất quan trọng, nhằm: - Biết được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.Trong sản xuất hồ tiêu, hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như giống, phân bón, thời tiết… - Có các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất. SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân - Có cơ sở để lựa chọn các phương án sản xuất tốt nhất. Việc nuôi con gì, trồng cây gì là quyết định quan trọng nhất của hộ nông dân, nghiên cứu hiệu quả kinh tế là chính là cơ sở để lựa chọn được cây trồng, vật nuôi phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên và cho hiệu quả kinh tế lớn nhất. 1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CÂY HỒ TIÊU 1.2.1 Nguồn gốc và giá trị của cây hồ tiêu 1.2.1.1 Nguồn gốc cây hồ tiêu Cây Hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc họ Hồ tiêu Piperaceace. Hồ tiêu có nguồn gốc ở Tây Nam Ấn Độ, ở vùng Ghats và Assam, mọc hoang trong rừng nhiệt đới ẩm, được người Ấn Độ phát hiện và đưa vào sử dụng đầu tiên. Người Hy lạp gọi là Piperi, người Anh gọi là Pepper black và tiếng Latin gọi là Piper nigrum. Hồ tiêu là loại gia vị được ưa thích tại Ấn Độ và là loại gia vị đặc sản được các vua chúa Châu Âu ưa chuộng.Trong thời Đế quốc Hy Lạp và Roma cổ, Theo Theopharastus (372 - 287 Trước Công Nguyên) các nhà hiền triết Hy Lạp gọi nó là “cha của các loài thực vật”. Từ chỗ mọc hoang trong rừng núi Ấn Độ, đến nay hồ tiêu được sản xuất với quy mô lớn ở nhiều nước châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ với sản lượng hàng năm trên dưới 300.000 tấn. Trong nhiều năm, Ấn Độ là nước trồng hồ tiêu nhiều nhất trên thế giới, với diện tích hồ tiêu 25.000 - 30.000ha, tập trung ở Kerela và Mysore. Từ Ấn Độ, sau đó cây hồ tiêu được trồng rộng rãi ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia,.... Ở Srilanka, cây hồ tiêu được canh tác nhiều kể từ năm 1739, tập trung ở tỉnh Kandy, sản xuất khoảng 7.000-8.000 tấn/năm, phần lớn để sử dụng trong nước. Ở Sarawak (thuộc quần đảo Malaysia), Tiêu được trồng theo lối thâm canh với diện tích 12.000ha vào thời kỳ 1953 - 1955. Ở các đảo khác thuộc Malaysia, diện tích trồng tiêu không nhiều nhưng sản phẩm chủ yếu dùng cho xuất khẩu. Ở Thái Lan, hồ tiêu được trồng tập trung ở tỉnh Krat và Chantaboun.Ở Đông Dương, cây hồ tiêu hoang dại được tìm thấy tương đối sớm khoảng từ trước thế kỉ XVI, nhưng mãi đến đến thế kỉ XVII các giống có năng suất cao mới đưa vào trồng, bắt đầu từ thế kỉ XIX mới được canh tác tương đối qui mô ở Hà Tiên - Việt Nam và vùng Kampot - Campuchia. Diện tích canh tác lớn nhất là vào đầu thế kỉ XX, với đỉnh SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân cao là năm 1909 với 6.000 tấn hồ tiêu xuất khẩu, sau đó giảm xuống trong thời gian chiến tranh. Ở châu Mỹ có nhiều nước trồng hồ tiêu nhưng tập trung chủ yếu ở Brazil với xuất xứ do người Nhật đưa từ Singapore sang.Ở châu Phi cây hồ tiêu chỉ mới được đưa vào trồng ở thế kỷ thứ XIX với Madagasca là địa bàn canh tác lớn nhất, sau đó là Nigeria, Công-gô và Cộng hòa Trung Phi. Hiện nay, cây hồ tiêu được trồng nhiều ở các nước nằm trong vùng xích đạo (15 độ vĩ Bắc đến 15 độ vĩ Nam). Ởnước ta, cây hồ tiêu được trồng ở vĩ độ 17 trở vào đến Phú Quốc (Kiên Giang). Cây hồ tiêu không những mọc tốt ở vùng đồng bằng mà còn được canh tác ở một số vùng cao nguyên, có thể tới độ cao 800m so với mặt nước biển. 1.2.1.2 Giá trị cây hồ tiêu 1.2.1.2.1 Giá trị sử dụng Cây hồ tiêu là một trong những loại cây gia vị, dược liệu được sử dụng rộng rãi nhất, phổ biến nhất trên thế giới.Giá trị sử dụng của hạt tiêu liên quan đến thành phần hoá học chứa trong hạt tiêu.Trong hạt tiêu có chứa tinh dầu và chứa một số chất khác như xenluloza, muối khoáng. Bảng 1. Thành phần các chất trong hạt hồ tiêu Chất khoáng 4,51 1,62 Tiêu trắng tỷ lệ % so với tiêu đen 36 Chất đạm 11,67 11,71 97 Celluloza 16,49 6,35 39 Đường bột 42,45 62,30 146 Chất béo 8,10 9,21 116 Tinh dầu 1,56 1,86 119 Piperrin 9,20 8,59 94 Nhựa 1,58 1,15 78 Chỉ tiêu Tiêu đen (%) Tiêu trắng (%) Nguồn: Baovecaytrong.com Trong hạt tiêu tinh dầu chiếm từ 1,56 - 1,86%. Tinh dầu tập trung chủ yếu ở vỏ quả giữa, vì vậy hạt tiêu sọ ít tinh dầu hơn hạt tiêu đen. Tinh dầu có màu vàng nhạt SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân hay màu lục nhạt, gồm các hydrocarbua như phelandren, cadimen, cariophilen và một ít hợp chất có chứa ôxy. Tinh dầu tạo cho hạt hồ tiêu có mùi thơm đặc biệt. Chất đạm chiếm 11-12% trong hạt tiêu đen, nhiều hơn trong hạt tiêu trắng, celluloz phần lớn nằm ở lớp vỏ nên ở tiêu trắng rất thấp chỉ 6% trong khi ở tiêu đen chiếm 10%, chất đường bột chiếm tỷ lệ quan trọng trong hạt tiêu, đặc biệt ở tiêu trắng 62,3% trong khi tiêu đen chỉ 42,45%. Trong hạt hồ tiêu tồn tại hai ancaloit là Piperin và Chavixin. Piperin (C17H19O3N) trong hạt tiêu chiếm tỉ lệ từ 5 - 9%, có tinh thể không màu, không mùi, không tan trong nước sôi, tan mạnh trong rượu nóng, tính kiềm nhẹ, đồng phân với Morphin. Chavixin (C17H19O3N) có tỉ lệ từ 2,2 - 4,6%, có người cho Chavixin là một chất nhựa bởi Chavixin là một chất lỏng sệt, có vị cay hắc, đây là nguyên nhân làm cho hạt hồ tiêu có vị cay nóng. Ngoài tinh dầu và ancaloit ra, trong hồ tiêu còn có 8,1% chất béo, 42,45% đường bột. Do có thành phần hoá học như trên, hạt tiêu có những giá trị sử dụng quan trọng trong các hoạt động sống của con người. Về tác dụng dược lý, dùng hồ tiêu với liều thấp có tác dụng tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Nhưng với liều lớn, kích thích niêm mạc dạ dày, gây sưng huyết và viêm cục bộ, gây sốt, viêm đường tiểu tiện, đi tiểu ra máu. Piperin và piperidin độc ở liều cao, piperidin tăng huyết áp, làm tê liệt hô hấp và một số đầu dây thần kinh.Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng, diệt kí sinh trùng, gây hắt hơi.Mùi hồ tiêu xua đuổi được các sâu bọ, do đó hồ tiêu được dùng bảo vệ quần áo len khỏi bị bọ nhạy cắn. Chất gia vị: Hồ tiêu là chất gia vị có tính chất thương mại quan trọng nhất trong các chất gia vị được sử dụng trên thế giới hiện nay. Hầu như bất kỳ món ăn nào có rắc vào một ít hồ tiêu cũng đều thơm ngon thêm gấp bội, tạo nên vị đặc biệt. Hạt hồ tiêu không những làm tăng thêm hương vị của thức ăn, mà còn làm át đi vị tanh nồng, mùi đặc biệt đôi khi khó chịu của một số loại thực phẩm động vật giàu chất đạm như cua, cá, ốc, ếch... Trong công nghiệp hương liệu: Chất Piperin trong hạt tiêu được thuỷ phân thành Piperidin và axít piperic. Axit piperic bị ôxy hoá bởi KMnO 4 tạo thành piperonal là SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân chất thơm đặc biệt dùng làm mỹ phẩm. Tinh dầu tiêu với mùi thơm đặc biệt, được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hoá dược. Dầu nhựa tiêu được phân lập thành hai dạng: Dạng chất cháy được, tan trong môi trường kiềm; và dạng chất lỏng màu xanh đậm, được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hoá dược. Trừ côn trùng: Trước kia người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt hồ tiêu xay để tẩm vào da trong khi thuộc, ngừa côn trùng phá hoại. Nhưng từ khi xuất hiện các loại thuốc tổng hợp công hiệu và rẻ tiền hơn thì hồ tiêu không được sử dụng vào lĩnh lực này nữa. 1.2.1.2.2. Giá trị kinh tế Cây hồ tiêu là cây công nghiệp mũi nhọn của nước ta. Sản xuất hồ tiêu theo hướng tập trung, sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài mang lại nhiều lợi nhuận cho người lao động và đạt hiệu quả kinh tế hơn nhiều loại cây trồng khác. Hiện nay, hồ tiêu là một trong những cây công nghiệp chiến lược của nền kinh tế nông nghiệp tại nhiều tỉnh thành ở nước ta như Quảng Trị, Phú Quốc, các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên.... Hạt tiêu là một gia vị đắt giá, có giá trị thương mại và xuất khẩu rất cao.Ngày xưa, tiêu được làm lễ vật triều cống và bồi thường chiến tranh.Ngày nay, tiêu là một mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường Quốc tế. Vào những năm của thập kỉ 80 của thế kỉ XX, do mức cung luôn thấp hơn mức cầu nên giá Tiêu trên Thế giới tăng rất nhanh. Theo Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam (7 - 2003), trong năm 2002 Việt Nam đã xuất khẩu đạt 77.000 tấn tiêu, trị giá 100 triệu USD. Năm 2003, Việt nam xuất khẩu khoảng 80.000 tấn, trị giá khoảng 120 triệu USD. Trong những năm cuối của thập kỉ 90 hạt tiêu rất có giá, trung bình 3.000 4.000USD/tấn, có khi lên đến 6.000USD/tấn. Trong khi đó, so với một số mặt hàng nông sản quan trọng khác như giá gạo trắng là 245USD/tấn, đậu nành loại 2 là 203USD/tấn... Như vậy, chứng tỏ hồ tiêu có giá trị thương mại cao hơn các loại nông sản khác rất nhiều. Vấn đề quan trọng nhất của hồ tiêu hiện nay là tìm được thị trường tiệu thụ.Hiệu quả kinh tế của cây tiêu là rất lớn so với trồng một số loại cây trồng khác. Mặt khác, hạt tiêu có thể bảo quản nhiều năm trong kho mà không làm giảm chất SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân lượng.Vì vậy, người trồng tiêu có thể giữ lại sản phẩm của mình trong kho để bán khi thấy giá cả phù hợp và có lợi hơn. Bảng 2. Biến động giá hồ tiêu thế giới (1979 - 2009) Giá STT Năm 1 1979 2.300 2 1985 3.555 3 1986 6.700 4 2000 3.600 5 2008 2.989 6 2009 2.282 (USD/tấn hồ tiêu đen) Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) Hiện nay, tuy giá hồ tiêu trên thế giới thường xuyên biến động, nhưng với các vườn hồ tiêu sử dụng giống hồ tiêu tốt, năng suất cao cộng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật sẽ cho từ 3 - 4 tấn hạt hồ tiêu khô/ha, nếu bán với giá 30.000đ/kg, người trồng hồ tiêu vẫn thu từ 900 - 1200 triệu đồng trên một ha. Bên cạnh việc sản xuất các loại cây nông nghiệp chính như lúa, ngô, khoai...thì các loại cây công nghiệp như lạc, cà phê và cao su và đặc biệt cây hồ tiêu là những loại cây trồng thế mạnh của vùng đất đỏ Bazan Quảng Trị. Hằng năm, xuất khẩu hạt hồ tiêu đem lại nguồn lợi khá lớn cho nền kinh tế khu vực 1.2.2 Yêu cầu kỹ thuật của cây hồ tiêu * Đặc điểm hình thái: Rễ: có 3 loại. - Rễ cái: ăn sâu đến 2 m để hút nước. - Rễ phụ: mọc thành từng chùm ở độ sâu từ lớp đất mặt đến 40 cm, có nhiệm vụ hút nước và dưỡng chất nuôi cây, kém chịu úng. - Rễ bám (rễ thằn lằn): mọc ra từ đốt thân ở trên không giúp cây bám vào nọc là chính. Thân: thân leo, có thể cao đến 10 m Cành: có 3 loại cành. SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân - Cành lươn: mọc ra từ các mầm nách gần sát gốc, lóng dài, cần được cắt bỏ. - Cành vượt: mọc song song với thân chính, sinh trưởng mạnh. Tiêu còn nhỏ cần bấm ngọn để phát sinh nhiều cành vượt để tạo thành bộ khung chính của cây tiêu.Những năm sau cần bấm bỏ bởi vì chúng sẽ tiêu hao nhiều dưỡng chất.Có thể dùng làm giống. - Cành ác (cành quả, cành ngang): mọc ngang, mang trái. Không dùng làm giống. Hoa: loại hoa tự hình gié, dài từ 7 – 12 cm, 20 - 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc. Hoa thụ phấn nhờ vào ẩm độ cao của môi trường. Trái: dạng hình cầu, đường kính 4 – 8 mm. Trái non có màu xanh và chuyển sang đỏ lúc chín. Từ khi ra hoa đến khi chín 7 – 10 tháng. * Giống – nhân giống: Giống tiêu: có nhiều giống tiêu như sẻ đất đỏ của vùng miền Đông Nam bộ, tiêu Di Linh, tiêu Phú Quốc, tiêu Vĩnh Linh, tiêu Campuchia, tiêu Ấn Độ,… Hiện nay giống tiêu lá to Vĩnh Linh (Lada belangtoeng) và tiêu Ấn Độ đang được khuyến cáo trồng do sự sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh chết nhanh khá, năng suất cao. Chọn giống: chọn những bụi tiêu không bị sâu bệnh, sinh trưởng khỏe mạnh, dưới 18 tháng tuổi để làm giống. Nhân giống: chủ yếu là giâm hom, lấy từ thân chính, cành vượt hoặc dây lươn. Hom lấy ở dây lươn chậm ra hoa.Cắt mỗi hom từ 4 – 5 đốt (khi thiếu thì cắt từ 2 – 3 đốt).Loại 4 –5 đốt có thể đem trồng thẳng (không ươm).Nếu trồng nhiều cần giâm hom nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cao và tạo độ đồng đều cho vườn tiêu sau này.Hom giống sau khi cắt xong, loại bỏ bớt cành lá để hạn chế sự mất nước, nhúng phần gốc hom vào dung dịch kích thích ra rễ (có bán trên thị trường) và dung dịch nước thuốc Aliette (hoặc Matalaxyl) 30/00, sau đó đem giâm ngay.Có thể giâm trong bể giâm chứa mùn cưa, trấu hay giâm vào luống, sau khi ra rễ mới chuyển vào túi bầu. Túi bầu bằng nylon, có kích thướt 15x25 cm, đã đục lỗ, chứa 1,5 kg đất mặt + 0,5 kg phân chuồng hoai + 5 g Super lân. Chọc lỗ, đặt hom, 2 mắt nằm trong đất ấn chặt lại.Làm giàn che nắng và gió, tưới nước chăm sóc. Sau mỗi tháng dở bớt dàn che, cuối cùng để cho 60 – 70% ánh sáng lọt qua. Khi nhánh tiêu mọc dài 40 50 cm, có 5 – 7 lá thật thì đem trồng. SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân * Choái Tiêu có thể leo lên choái sống hoặc choái gỗ, choái gạch, choái bê tông. - Choái sống: các loại cây lâu năm tiêu đều leo bám được. Tuy nhiên để xây dựng vườn tiêu, cần chọn những loại cây lớn nhanh, rễ ăn sâu vào lòng đất, ít rễ ngang, ít tàn lá, dễ nhân giống, không thay vỏ như cây vong nem , cây lồng mức, cây anh đào giả, cây keo dậu,… - Choái chết: choái cây gỗ, có đường kính từ 8 cm trở lên, cao 3 – 5 m. Hiện nay, vì cạn kiệt, người ta đúc choái bằng bê tông cốt thép và dùng gạch để xây choái. Do dó giá thành của choái bê tông và gạch lớn nên có thể chia làm 2 giai đoạn để đầu tư: ban đầu nên đúc choái bê tông hoặc choái gạch ở độ cao 1,5 – 2 m, sau đó tiếp tục xây thêm cho đến độ cao 3,5 – 5 m tuỳ khả năng. Nếu sử dụng choái chết, khoảng cách trồng có thể là 2x2 m, 2x2,5 m, 2,5x2,5 m. Choái gạch có đường kính trên 0,8 m, có thể trồng với khoảng cách 2,5x3 m đến 3x3 m. Nếu trồng toàn bộ choái cây sống, khoảng cách trồng từ 2,5x3 m, bố trí theo hướng đông – tây và rong tỉa cành trong mùa mưa. Có thể trồng xen 1 hàng choái sống 1 hàng choái chết để giảm bớt chi phí và điều hòa ánh sánh. * Trồng tiêu: Trước khi trồng từ 2 – 3 tuần, cần đào rãnh quanh choái, cách mép choái từ 10 – 15 cm, sâu 40 – 50 cm, rộng 40 – 50 cm rồi bón lót phân chuồng hoai (càng nhiều càng tốt) + 0,5 kg vôi + 0,5 kg Super lân trộn đều với đất mặt. Khi trồng, đặt bầu tiêu cách choái từ 15 – 20 cm, nghiêng 1 góc 45 – 600 hướng ngọn tiêu về gốc choái, choái cây sống thì trồng xa hơn một chút. Nén chặt đất xung quanh bầu tiêu (hom tiêu) rồi che chắn cẩn thận, tránh gió lùa và ánh sáng chiếu trực tiếp vào làm cháy lá, cháy dây. Choái có đường kính nhỏ (< 20 cm) có thể trồng 3 – 4 hom.Choái gạch, cứ 30 cm trồng 1 hom. Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa, cây tiêu kịp lớn để chống chịu được hạn vào đầu mùa khô. SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân * Chăm sóc: Che bóng cho tiêu non: khi tiêu mới trồng cần dùng cỏ, rác, lá dừa,… che tủ tránh nắng và gió làm tiêu mất nước và bị cháy nắng. Có thể che bằng tấm liếp hoặc dàn che. Trồng dặm: sau trồng 3 tuần, cần kiểm tra loại bỏ những hom chết và trồng dặm kịp thời để cây kịp sinh trưởng đồng đều với những cây trồng trước. Làm cỏ xới xáo: làm cỏ sạch quanh gốc và giữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu, xới cách gốc 50 – 60 cm. Mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào làm chết tiêu.,, Xén tỉa tạo hình: - Sau khi tiêu lên cao, cần dùng dây mềm (dây nhựa, nylon) buộc vào cây nọc. Tráng dùng các loại dây chuối, dây rừng,… vì các dây này dễ bị mục làm cho phần thân tiêu nơi buộc dây dễ bị mầm bệnh tấn công. - Tiêu leo lên cao 60 – 80 cm mà vẫn chưa phát sinh cành ngang thì tiến hành bấm ngọn hoặc đôn dây. - Sử dụng cành vượt các cấp làm bộ khung thân chính đều đặn quanh choái. - Trong các năm 1 – 2 có thể có một số cành ác ra hoa cần xén bỏ để tập trung dinh dưỡng cho bộ khung chính sinh trưởng mạnh. Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng các loại rơm rạ, cỏ khô,…Đề phòng mối và cháy.Tủ cách gốc 10 – 20 cm. Tưới nước và chống úng cho tiêu: Trong mùa nắng cần tưới nước thường xuyên (không thừa nước), kết hợp với các biện pháp che chắn, tủ gốc giữ ẩm cho tiêu.Trong thời kỳ kinh doanh, việc tưới nước cho tiêu có khác hơn. Trong thời kỳ này, đặc biệt sau thu hoạch, chỉ tưới cho tiêu khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây sống, chịu đựng được mùa khô hạn để bước vào mùa mưa. Nếu tưới nước quá nhiều, cây sẽ tiếp tục sinh trưởng phát triển, các chùm quả phát sinh rải rác, tỷ lệ thụ phấn thấp làm giảm sản lượng và gây trở ngại cho việc chăm sóc, thu hoạch. - Cần đánh rãnh nước giữa 2 hàng tiêu trong mùa mưa để chống úng. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho vườn tiêu tồn tại lâu dài. SVTH: Nguyễn Ngọc Huy Lớp K43 A KTNN 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan