Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã vĩnh kim, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng ...

Tài liệu Hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã vĩnh kim, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

.PDF
81
388
131

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ---- * ---- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH KIM,HUYỆN VĨNH LINH,TỈNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Nhung ThS. Phạm Thị Thanh Xuân Lớp: K42B KTNN Niên khóa: 2008 - 2012 Huế, tháng 5 năm 2012 SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp Khoá luận tốt nghiệp là kết quả học tập của tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học kinh tế - Huế. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn và rất quan trọng đối với tôi. Để hoàn thành khoá luận này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân và đặc biệt là sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo trong Trường Đại học kinh tế - Huế. Trước hết, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển và các thầy cô đã dạy dỗ tôi, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng như làm khoá luận này. Đặc biệt, cho phép tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Th.S: Phạm Thị Thanh Xuân đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này. Bên cạnh đó tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả các cán bộ UBND và các bà con nông dân xã Vĩnh Kim đã nhiệt tình giúp đỡ cung cấp thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân xung quanh tôi đã luôn bên cạnh tôi để giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế của bản thân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để khoá luận này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên Ngô Thị Nhung SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC Trang Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................5 Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................5 1.1. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế .........................................................5 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế ...........................................................................5 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế .................................................5 1.2. Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật cơ bản của cây hồ tiêu .......................................6 1.2.1. Đặc điểm cây hồ tiêu.....................................................................................6 1.2.2. Giá trị của cây hồ tiêu ...................................................................................7 1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của cây hồ tiêu ..................................................................8 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hồ tiêu ............................................13 1.2.4.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................13 1.2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................14 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .....................................................................16 1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả ......................................................................16 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ....................................................................17 1.4. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới và ở Việt Nam...................................18 1.4.1. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới ......................................................18 1.4.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam.......................................................20 1.4.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Quảng Trị ......................................................22 1.4.4. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh ...........................................25 Chương II: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở XÃ VĨNH KIM - HUYỆN VĨNH LINH - TỈNH QUẢNG TRỊ ...................................27 2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ........................................................27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................27 SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................27 2.1.1.2. Đất đai....................................................................................................27 2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu....................................................................................28 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..............................................................................28 2.1.2.1. Dân cư và nguồn lao động .....................................................................28 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất ............................................................................31 2.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng .........................................................................32 2.1.2.4. Các điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................33 2.1.3. Đánh giá chung ...........................................................................................35 2.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim ......................................36 2.2.1. Tình hình phân bố diện tích sản xuất hồ tiêu..............................................36 2.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu.......................................................38 2.3. Hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra ..............................................................39 2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ..........................................................39 2.3.1.1. Lao động ................................................................................................39 2.3.1.2. Tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ......................................................40 2.3.2. Tình hình đầu tư sản xuất hồ tiêu................................................................41 2.3.2.1. Tình hình đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản.............................................41 2.3.2.2. Tình hình đầu tư thời kỳ kinh doanh .....................................................44 2.3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu của các hộ điều tra....................47 2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất tiêu ...................48 2.3.4.1. Ảnh hưởng của qui mô trồng .................................................................48 2.3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng năng suất ............................................................50 2.3.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu ..........................................................52 2.3.6. Tình hình tiêu thụ hồ tiêu............................................................................54 Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU.......58 3.1. Một số định hướng phát triển hồ tiêu trên địa bàn xã ......................................58 3.2. Một số giải pháp...............................................................................................58 3.2.1. Giải pháp chung ..........................................................................................58 3.2.2. Giải pháp cụ thể cho các hộ trồng tiêu........................................................60 SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................63 1. KẾT LUẬN ............................................................................................................63 2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................64 2.1. Đối với Nhà nước.............................................................................................64 2.2. Đối với chính quyền địa phương......................................................................65 2.3. Đối với hộ sản xuất hồ tiêu ..............................................................................66 SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU IPC : Internasional Pepper Community - Hiệp hội hồ tiêu thế giới UBND : Uỷ ban nhân dân HQKT : Hiệu quả kinh tế HTX : Hợp tác xã KHKT : Khoa học kỹ thuật ĐVT : Đơn vị tính BVTV : Bảo vệ thực vật BQ : Bình quân NN và PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS : Nuôi trồng thuỷ sản DT : Diện tích TCTK : Tổng cục thống kê SL : Số lượng DTBQ : Diện tích bình quân CPKTCB : Chi phí kiến thiết cơ bản CPKD : Chi phí kinh doanh TC : Tổng chi phí SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1 : Diện tích, sản lượng hồ tiêu một số nước trên thế giới giai đoạn 2008 - 2009 ..................................................................................................19 Bảng 2 : Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 ........21 Bảng 3 : Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam từ 2000 - 2010.......22 Bảng 4 : Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2008 - 2010..........24 Bảng 5 : Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh qua 3 năm 2008 - 2010 ......26 Bảng 6 : Quy mô dân số và nguồn lao động xã Vĩnh Kim qua 3 năm 2009 - 2011 .......30 Bảng 7 : Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Vĩnh Kim qua 3 năm 2009 - 2011.........32 Bảng 8 : Phân bố diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim năm 2011 ............37 Bảng 9 :Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của xã Vĩnh Kim qua 3 năm...........39 Bảng 10 : Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2011 .............40 Bảng 11 : Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra năm 2011 ...............41 Bảng 12 : Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản (tính bình quân/sào) ................................42 Bảng 13 : Chi phí thời kỳ kinh doanh (tính bình quân/sào) .........................................44 Bảng 14 : Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của các hộ điều tra.........................47 Bảng 15 : Ảnh hưởng của qui mô trồng hồ tiêu đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của nhóm hộ điều tra.............................................................................48 Bảng 16 : Ảnh hưởng của các khoản chi phí đầu tư đến năng suất hồ tiêu..................50 Bảng 17 : Hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu thông qua các chỉ tiêu dài hạn .................53 Bảng 18 : Chênh lệch giá hồ tiêu qua các khâu trung gian ..........................................56 SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Để thực hiện khoá luận của mình, tôi lựa chọn đề tài: “Hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” *Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế làm cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. - Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất tiêu của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất tiêu của các nông hộ. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất tiêu trên địa bàn nghiên cứu. * Dữ liệu phục vụ - Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ sản xuất tiêu trên địa bàn về tình hình sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất tiêu. - Số liệu thứ cấp: Thu thập từ UBND Xã Vĩnh Kim, từ phòng Nông Nghiệp huyện Vĩnh Linh, từ các sách báo, từ Internet… * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê kinh tế. - Phương pháp phân tích kinh tế để phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố tới hiệu quả sản xuất tiêu. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp so sánh, phương pháp thu thập và xử lý thông tin. * Kết quả nghiên cứu: - Xác định một số nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất tiêu. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu trong thời gian tới. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước có truyền thống lâu đời về sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn cung cấp những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang dần dần ổn định, đi lên và đạt được những kết quả khả quan. Phát triển nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trồng trọt là một trong những ngành quan trọng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, ngành nông nghiệp chuyển mạnh sang xu hướng đa dạng hoá sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, hình thành nhiều trang trại, vùng chuyên canh tiến dần đến sản xuất nông sản hàng hoá với quy mô tương đối lớn, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, phát triển kinh tế đất nước, duy trì tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, thể hiện được lợi thế so sánh của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nông nghiệp đã thực sự trở thành chỗ dựa nền tảng cho công nghiệp và dịch vụ, góp phần quan trọng cho việc bảo đảm ổn định xã hội ở nước ta. Nông nghiệp nước ta đang có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Một trong những tiềm năng và thế mạnh ấy là xuất khẩu nông sản. Nông sản Việt Nam từ lâu đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế với một số mặt hàng chủ yếu như gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu … Tiêu là cây gia vị đã được biết đến từ hàng ngàn năm nay. Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum thuộc họ Piperaceae, có nguồn gốc tự nhiên ở vùng Ghats và Assam, mọc hoang trong rừng nhiệt đới ẩm, được người Ấn Độ phát hiện và sử dụng đầu tiên. Ngày nay tiêu được sản xuất với quy mô lớn ở nhiều nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ. Việt nam là nước xuất khẩu tiêu đứng thứ hai thế giới về sản lượng, sau Ấn Độ, nhưng lại là nước đứng đầu thế giới về tổng sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên do chưa là thành viên của IPC và sản phẩm tiêu của Việt Nam chưa có thương hiệu nên tiêu Việt Nam chưa có tiếng nói và vai trò trên thị trường tiêu thế giới. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày nên cây hồ tiêu đã được trồng từ lâu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Hồ tiêu là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao so với nhiều loại nông sản hàng hoá khác, sản phẩm từ cây hồ tiêu mang lại rất nhiều giá trị như: làm gia vị, làm một số vị thuốc trong y dược, làm hương liệu… Sở NN và PTNT đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị có chính sách hỗ trợ, giúp những hộ có vườn tiêu bị bệnh tháo gỡ khó khăn trong sản xuất. Cụ thể, đối với các hộ có vay vốn ngân hàng trồng tiêu, đề nghị UBND tỉnh cho khoanh nợ hoặc giản nợ, để nông dân có điều kiện tập trung chăm sóc vườn. Hỗ trợ một phần kinh phí, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại hồ tiêu cho nông dân... Vĩnh Kim là một xã nằm ở phía Đông của huyện Vĩnh Linh có lợi thế phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao, trong đó cây hồ tiêu là một trong những cây chiếm diện tích khá lớn ở xã Vĩnh Kim, có vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thị trường tiêu thụ đang dần được mở rộng và phát triển, khoa học kỹ thuật đang dần được áp dụng rộng rãi vào sản xuất. Lực lượng lao động ở đây dồi dào, siêng năng, chịu thương chịu khó và có ý thức. Tuy nhiên, trình độ sản xuất còn hạn chế, sản xuất chủ yếu là thủ công và theo kinh nghiệm. Sản phẩm sau thu hoạch phần lớn được bán cho các nhà thu gom nhỏ ở địa phương với giá thấp. Do đó, hiệu quả sản xuất tiêu của bà con nông dân trên địa bàn còn thấp và chưa tương xứng với những tiềm năng sẵn có của địa phương. Trong những năm gần đây do diễn biến phức tạp của điều kiện thời tiết và sâu bệnh nên đã làm cho năng suất và sản lượng hồ tiêu của xã giảm mạnh. Tuy nhiên do giá hồ tiêu có xu hướng tăng cao trong 2 năm trở lại đây nên người dân đang có xu hướng mở rộng diện tích phát triển sản xuất cây hồ tiêu. Nhưng hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu có mang lại hiệu quả khả quan hay không và việc mở rộng diện tích cây hồ tiêu như vậy có phải là xu hướng phát triển kinh tế đúng đắn hay không. Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hồ tiêu. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu là gì? Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ Hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim - huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị.” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế làm cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất hồ tiêu. - Đánh giá thực trạng và hiệu quả sản xuất tiêu của các hộ nông dân ở xã Vĩnh Kim - huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất tiêu của các nông hộ. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất tiêu trên địa bàn nghiên cứu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim trong năm 2011 và các kênh tiêu thụ thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân sản xuất tiêu và người thu gom, người bán buôn trên địa bàn. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: nghiên cứu tình hình sản xuất tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị. + Thời gian: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất tiêu năm 2011. + Nội dung nghiên cứu: kết quả và hiệu quả sản xuất tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Kim. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua phòng nông nghiệp xã Vĩnh Kim huyện Vĩnh Linh, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của xã, niên giám thống kê của huyện, tỉnh và các tài liệu liên quan khác… + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: chọn 60 hộ nông dân sản xuất tiêu trên địa bàn 12 thôn của xã Vĩnh Kim. Đây là những hộ sản xuất mang tính đặc trưng của địa bàn. Tiến hành phỏng vấn để thu thập thông tin về quá trình sản xuất, những khó khăn, thuân lợi và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: + Tổng hợp số liệu: sử dụng các phương pháp phân tổ thống kê theo một số tiêu thức thông qua phần mềm Excel… + Phân tích số liệu: trên cơ sở số liệu đã tổng hợp, đề tài đã tiến hành phân tích chúng để biết rõ hơn bản chất, ý nghĩa của các con số và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất… - Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện đề tài có tham khảo ý kiến kinh nghiệm của bà con nông dân, của các hộ sản xuất tại địa phương. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I:TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Theo giáo trình Kinh tế Nông nghiệp thì HQKT là một phạm trù kinh tế mà trong đó người sản xuất đạt cả hiệu quả phân bổ lẫn hiệu quả kỷ thuật. + Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật có liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực dụng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. + Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phán ánh giá trị thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hoá chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế Việc xác định hiệu quả kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cụ thể là: - Để biết được mức hiệu quả sử dụng các nguồn lực - Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng tới HQKT (giống, phân bón, đất đai, thời tiết…) - Có các biện pháp thích hợp để nâng cao HQKT trong sản xuất nông nghiệp. - Làm căn cứ để xác định phương hướng tăng trưởng cao. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng, phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục tiêu đó cần tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có, thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 1.2. Đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật cơ bản của cây hồ tiêu 1.2.1. Đặc điểm cây hồ tiêu - Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày, có thời gian cho quả trung bình từ 15 - 25 năm. Nếu được chăm sóc tốt thời gian cho quả có thể kéo dài 25 - 30 năm, tuổi thọ trung bình trên dưới 30 năm. Hồ tiêu thuộc loại dây leo, do đó trong kỹ thuật trồng trọt việc chuẩn bị trụ cho hồ tiêu leo bám là một trong những khâu quan trọng trong kỹ thuật canh tác. +Thân cây tiêu chứa nhiều nước nên phản ứng rất mẫn cảm với nước, phân bón, khi thiếu hay thừa nước làm cho thân tiêu bị chết rất nhanh và phục hồi nhanh khi đủ nước. Nếu không bấm ngọn thân tiêu có thể dài tới 10m. + Cành tiêu có 3 loại gồm cành vượt (cành tược) mọc từ các mầm nách của lá khi cây tiêu còn nhỏ hơn một tuổi, tạo với thân một gốc nhỏ dưới 450. Cành vượt phát triển mạnh, không cho hoa quả, cành ác (cành mang quả) mọc ra ở các nách lá phía trên của thân, tạo với thân một góc nhỏ hơn 450, cành ngắn, lóng ngắn; dây lươn mọc từ nách lá gần góc cây, bò tren mặt đất, lóng dài, không cho thu hoạch quả. + Lá tiêu thuộc loại lá đơn, hình trái tim, mọc cách. + Hoa tiêu mọc thành gié trên cành ác, mỗi gié dài 7 - 12 cm, sắp xếp theo hình xoắn ốc, hoa lưỡng tính. Hoa tiêu có màu vàng hay xanh nhạt, 2 - 4 nhị đực, một nhị cái, thời gian từ khi hoa xuất hiện gié đến khi hoa nở là 30 ngày. + Quả tiêu có dạng hình cầu, bên trong có chứa một hạt, thời gian từ khi hoa nở đến lúc trái chín kéo dài 7 - 10 tháng. + Hạt tiêu cấu tạo bởi 2 lớp, bên ngoài là vỏ hạt, bên trong có chứa phôi nhũ và các phôi. Hạt tiêu là cơ quan cho thu hoạch sản phẩm trên cây tiêu. Sản phẩm chính của cây tiêu là hạt tiêu, thường dùng làm gia vị chế biến thực phẩm và trong công nghiệp y dược. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp + Rễ tiêu gồm hệ thống rễ dưới mặt đất (3-6 rễ cái và nhiều rễ phụ) dùng hút nước và phân bón. Hệ thống rễ bám mọc từ đốt thân để bám vào trụ, giúp cây hồ tiêu vươn lên và cũng có khả năng hút nước, phân bón tuy khả năng này yếu hơn so với rễ mọc trong đất. - Cây hồ tiêu thích hợp với khí hậu vùng xích đạo và nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp trung bình 22 - 28 0C. Hồ tiêu yêu cầu lượng mưa cao từ 2000-3000mm/năm, phân bổ đều trong 7-8 tháng và cần 3-5 tháng không mưa ở cuối giai đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt, ra hoa tập trung. Hồ tiêu có thể trồng được trên nhiều vùng đất nhưng đất thích hợp phải là đất tơi xốp, nhiều mùn, pH 5,5-7, thoát nước tốt. Mật độ trồng thích hợp nhất của hồ tiêu từ 2000-2500 nọc/ha, đất tốt nên trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn. Đất dốc cần bố trí hàng tiêu theo đường đồng mức để giảm bớt rửa trôi dinh dưỡng và xói mòn đất. 1.2.2. Giá trị của cây hồ tiêu Tiêu là loại cây trồng có thể sống lâu năm và có giá trị kinh tế cao. Tiêu được sử dụng làm gia vị, trong y dược, trong công nghiệp hương liệu và làm chất trừ côn trùng. Chất gia vị: Hạt tiêu có vị nóng, cay, có mùi thơm hấp dẫn nên rất thích hợp cho việc chế biến các món ăn. Vì vậy mà tiêu đã trở thành gia vị được dùng rất phổ biến trên thế giới. Trong y dược: Do có sự hiện diện của chất piperin, tinh dầu và nhựa có mùi thơm, cay, nóng đặc biệt, tiêu có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm cho ăn ngon miệng. Ngoài ra, tiêu còn có tác dụng làm cho ấm bụng, thường dùng chung với gừng để chữa chứng tiêu chảy, ói mửa khi ăn nhằm món ăn lạ, dùng chung với hành lá trong tô cháo giải cảm. Tuy nhiên, khi dùng quá nhiều, tiêu có thể gây táo bón, kích thích niêm mạc mạc dạ mạc dạ dày, gây sốt, viêm đường tiểu và có khi gây tiểu ra máu. Trong công nghiệp hương liệu: Chất piperin trong hạt tiêu được thủy phân thành piperidin và acid piperic. Oxy hóa acid piperic bằng permanganate kali (KMnO4), ta thu được piperonal (heliotropin nhân tạo) có mùi hương tương tự như heliotropin và coumarin, dùng để thay thế các hương liệu này trong kỹ nghệ làm nước hoa. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp Tinh dầu tiêu với mùi thơm đặc biệt được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hóa dược. Trừ côn trùng: Trước kia, người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt tiêu xay tẩm vào da trong khi thuộc để ngừa côn trùng phá hoại, nhưng từ khi xuất hiện các loại thuốc hóa học công dụng và rẻ tiền hơn thì tiêu không còn được sử dụng trong lĩnh vực này nữa. 1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật của cây hồ tiêu * Giống và phương thức nhân giống: Ở Việt Nam hiện nay tồn tại các dạng giống chủ yếu: - Giống tiêu lá cỡ trung bình: nguồn gốc có thể từ giống Lada Belangtoeng, giống này có nguồn gốc từ Indonexia và di thực vào Việt Nam năm 1947. Từ đó, giống này có thể mang nhiều tên địa phương khác nhau: Nam Vang, Phú Quốc, Lộc Ninh, Vĩnh Linh và nhiều tên gọi khác. Giống có cỡ hạt lớn trung bình, chiều dài chùm quả trung bình 11cm. - Giống tiêu sẻ:lá nhỏ, chùm quả ngắn, màu xanh của lá không đậm như giống tiêu Lada Belangtoeng, chiều dài chùm quả trung bình khoảng 8cm, hạt nhỏ hơn giống tiêu có cỡ lá trung bình. Giống có tên gọi theo địa phương như tiêu sẻ Lộc Ninh, tiêu sẻ Đất Đỏ, tiêu sẻ Mỡ. - Tiêu trâu: lá lớn, chùm quả dài, hạt lớn nhưng năng suất không cao bằng hai giống tiêu lá trung bình và lá nhỏ. - Tiêu Ấn Độ:Hiện nay giống này được ưa chuộng vì chùm quả dài, đóng hạt dày, năng suất cao, cho thu hoạch sớm, hai giống chủ lực là Panniyur và Karimunda. Phương thức nhân giống: Chọn cây giống có năng suất cao, chất lượng tốt, không nhiễm sâu bệnh hại. Hom giống: - Cành tược (dây thân): tiêu trồng từ cành tược mau cho quả lớn, thường năm thứ ba sau khi trồng, năng suất cao và tuổi thọ kéo dài 15-20 năm, tỷ lệ hom sống đạt cao (khoảng 90%). - Cành lươn: tiêu trồng từ cành lươn cho quả chậm hơn và phải đôn tiêu, thường từ năm thứ 4 sau khi trồng. Tuy vậy cây tiêu cho năng suất cao, ổn định và lâu già cỗi. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật cắt hom: Lấy hom bánh tẻ, không quá non và không quá già, mỗi hom có 4-6 đốt, thông thường 5 đốt, không sử dụng đoạn hom cách ngọn 20-25cm. Cắt hom tiêu vào mùa mưa, trên cây mẹ 1-2 năm tuổi. Cắt chừa gốc một đoạn 4050cm và không làm tổn hại đến cây mẹ và hom giống, phần dưới của hom cắt xéo cách đốt cuối cùng khoảng 2cm, cắt bỏ những lá ở đốt được vùi vào đất và chỉ để lại 2-3 lá để giảm bớt sự thoát hơi nước của hom. Hom tiêu cắt xong cần ươm ngay, nếu vận chuyển đi xa cần bó mỗi bó 50 hom, đặt trong thùng xốp, phun nước đều. Xử lý hom giống: Để hom tiêu mau ra rễ, trước khi giâm hom tiêu được ngâm trong dung dịch NAA nồng độ 500-1.000ppm hoặc IBA nồng độ 50-55ppm, nhúng ngập phần gốc 23cm trong 30 phút, xử lý dung dịch nước tiểu bò 25% cho kết quả tương tự IBA. Ươm hom: Sau khi xử lý xong có thể ươm hom vào luống hoặc vào bầu. - Luống: có chiều dài 5-6m, rộng 1-1,2m, đất trên luống cần trộn đều phân theo liều lượng 25-30kg phân chuồng hoai + 0,5kg super lân cho 10m2 luống. Ươm hom cách hom 15-20cm, luống phải có mái che, hệ thống phun sương để tạo độ ẩm thích hợp cho tiêu ra rễ. - Bầu: có thể dung bầu PE hoặc giỏ tre, bầu có kích thước dài 23-25cm, rộng 1317cm, bầu PE được đục 8-10 lỗ để dễ thoát nước. Đất vào bầu có thành phần: 2 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng hoai, trộn đều 0,5kg phân Super lân cho 200kg hỗn hợp đất và phân chuồng, mỗi bầu ươm 2 hom. * Loại trụ, khoảng cách và mật độ trồng: Một số loại trụ trồng cây hồ tiêu hiện nay, như sau: + Trụ sống: Yêu cầu trụ sống: - Sinh trưởng nhanh, khỏe, thân cứng, vỏ tương đối nhám để tiêu dễ bám. - Bộ rễ ăn sâu để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu. - Ít lá hoặc tán thưa để không che ánh sáng của cây tiêu, có khả năng chịu xén tỉa nhiều lần mà không chết. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp - Ít sâu bệnh hoặc không phải là cây ký chủ của sâu bệnh hại tiêu. - Thông thường chọn cây họ đậu hoặc một số cây có thể trồng bằng cành để kịp cho tiêu leo bám. Một số loại trụ sống được trồng làm trụ tiêu: - Đông Nam Bộ: Keo đậu (Leucaena Leucocephala), lồng mức (Wrightia annamensis), gòn (Ceiba pentandra), giả anh đào hoặc còn lại là đỗ quyên (Gliricidia sepium) trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m hoặc 2,5 x 3,0m, mật độ 1.300-1.600 trụ/ha. Ngoài ra các cây như hoa sữa, núc nác (Oroxylum indicum), muồng, keo cũng có thể dùng làm cây trụ cây tiêu song ít phổ biến. - Duyên Hải Miền Trung: Lồng mức, keo dậu, mít (Artocarpus heterophyllus) trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m hoặc 2,5 x 3,0m, mật độ 1.300-1.600 trụ/ha. Ngoài ra các cây như hoa sữa, núc nác (Oroxylum indicum), muồng, keo cũng có thể dùng làm trụ cây tiêu song ít phổ biến. - Tây Nguyên: Keo dâu, giả anh đào, muồng đen (Cassia siamea), lồng mức trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m hoặc 3,0 x 3,0m, mật độ 1.100-1.600 trụ/ha. + Trụ gỗ: Hiện nay, các vùng có diện tích tiêu trồng mới chỉ sử dụng trụ gỗ từ vườn tiêu già cỗi, không dùng trụ gỗ mới vì liên quan đến việc bảo vệ rừng, cần thay dần bằng trụ sống. + Trụ làm bằng vật liệu khác: Bồn gạch - Đường kính gốc: 0,8-1m - Đường kính ngọn: 0,6-0,8m - Chiều cao: 3,2-3,5m - Khoảng cách: 2,0-2,5m x 2,0-2,5m Vùng Duyên Hải Miền Trung không nên dùng trụ gạch và trụ bê tông, do khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, địa hình hẹp và dốc, lượng mưa lớn dễ gây xói mòn. Cần làm giàn che cho tiêu trồng mới, có thể dùng lưới che công nghiệp, lá dừa, phên tre hoặc các vật liệu che chắn nhẹ. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 10 Khóa luận tốt nghiệp * Kỹ thuật trồng tiêu: + Thời vụ trồng tiêu: Thời vụ trồng tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng khu vực, thường trồng vào đầu mùa mưa, khi đã mưa đều và kết thúc trước mùa khô khoảng 2-2,5 tháng. + Chọn đất trồng tiêu, làm đất, đào hố và thiết kế lô trồng: - Đất trồng tiêu cần tơi xốp, dễ thoát nước, không úng nước vào mùa mưa, độ dày tầng đất canh tác tối thiểu 70cm, pH của đất khoảng 5,5-7,0 là thích hợp cho cây tiêu. - Đất cần được cày bừa kỹ và xử lý mầm bệnh trước khi trồng, trên đất chua cần bón vôi trước khi bừa lần cuối, lượng vôi bón khoảng 1,5-2,0 tấn/ha đá vôi xay. - Kích thước hố thường 30x40x40cm cho hom đơn hoặc 40x40x40cm, mỗi hố bón 7-10kg phân chuồng hoai + 200-300g phân supe lân, trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố khoảng 20cm. Nên tiến hành đào hố và trộn phân lấp hố trước khi trồng ít nhất nửa tháng. Đất trồng tiêu cạnh những vườn tiêu bị bệnh nên dùng Bordeaux 1% tưới trong và quanh hố. Vườn tiêu trên vùng đất có độ dốc nên đào hố theo đường đồng mức và bố trí hố theo hình nanh sấu. - Thiết kế hệ thống tiêu nước và trồng trụ tiêu cùng lúc, khoảng 10-15m đào một rãnh thoát nước vuông góc với hướng dốc chính, rãnh sâu 15-20cm, rộng 20cm, giữa hai hàng trụ tiêu. Dọc theo hướng dốc chính, khoảng 30-40m, thiết kế một mương sâu 30-40cm, rộng 40cm, giữa hai hàng trụ tiêu, mương thẳng góc với rãnh thoát nước. + Đặt hom và buộc dây: Khi đặt hom tiêu vào hố cần chú ý: - Xé bỏ bầu PE, tránh làm vỡ bầu sau đó lấp đất và nén chặt gốc. - Hom đặt riêng 30-450 hướng về phía trụ tiêu, nên đặt hom (bầu) vào hướng Đông. - Số hom (hoặc bầu) trên một trụ: 4 hom/trụ cho trụ sống hoặc trụ bê tông và 5-6 hom/trụ cho bồn gạch xây. Sau khi dây tiêu đã phát triển vươn tới trụ nên dùng các loại dây mềm (dây nylon) để buộc dây tiêu vào cây trụ, buộc vào vị trí ở gần đốt của dây tiêu để rễ dễ bám bào trụ, sau khi rễ đã bám chặt vào trụ cần cắt bỏ dây buộc. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 11 Khóa luận tốt nghiệp + Đôn tiêu: Tiêu trồng bằng dây lươn cây sẽ cho nhiều dây thân, cắt bỏ các dây yếu, chỉ để lại 3-4 dây khỏe trên một gốc dây lươn. Sau 12-15 tháng, các dây tiêu đạt 1,5-2m, bắt đầu cho cành mang quả, khi phần lớn các dây tiêu trên trụ mang cành mang quả cần tiến hành đôn tiêu. Xới đất quanh trụ tiêu thành rãnh sâu 7-10cm, cách trụ 15-20cm, chọn 3-4 dây tiêu khỏe, cắt hết lá dưới cành mang quả đầu tiên 30-40cm, khoanh tròn trong rãnh sao cho cành mang quả thấp nhất cách mặt đất 30-40cm, lấp một lớp đất mỏng 57cm, tưới nước, khi thấy rễ nhú ra từ các đốt đôn dưới đất cần lấp thêm 3-5cm đất trộn phân hữu cơ. + Tỉa cành, tạo tán cây trụ sống và cây tiêu trong thời kỳ kinh doanh: Khi cây trụ sống đã lớn, tán trụ giao tán cần rong tỉa bớt cành lá để tiêu nhận đủ ánh sáng, mỗi năm rong tỉa vài lần vào mùa mưa. Sau khi thu hoạch tiêu, đến mùa mưa cần tỉa bớt những cành tược, cành lươn mọc ra từ gốc tiêu và cành tược mọc ngoài khung thân chính, việc tỉa cành nên tiến hành vào đầu mùa mưa để tạo dinh dưỡng cho mầm hoa trong vụ tiếp theo. Ở một số vườn tiêu có hiện tượng hoa trổ rải rác không đúng thời vụ nên cắt bỏ những hoa này để tập trung cho hoa ra hàng loạt và quả chín tập trung. + Làm bồn, bón phân và chăm sóc: Làm bồn: Tạo bồn cho cây tiêu nhằm mục đích giữ phân khi bón trong mùa mưa và giữ nước trong mùa khô. Ở vùng đất dốc kỹ thuật làm bồn rất quan trọng, chỉ cần làm bồn cạn để dễ tiêu nước trong mùa mưa. Bón phân: * Phân hữu cơ: bón một lần/năm, nên bón vào đầu mùa mưa, đào rãnh theo mép tán, sâu 10-15cm, cho phân vào và lấp đất lại, bón phân tiến hành vào đầu mùa mưa, nên chú ý trong quá trình đào rãnh không làm tổn thương bộ rễ. * Phân vô cơ: - Trồng mới: Sau khi trồng 1-1,5 tháng bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali, sau khi trồng 2-3 tháng bón số còn lại. SVTH: Ngô Thị Nhung - Lớp: K42B KTNN 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan