Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp fdi tại các khu công nghiệp bắ...

Tài liệu Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp fdi tại các khu công nghiệp bắc ninh

.PDF
108
107
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ MINH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ MINH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC NINH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯƠNG THẢO THÁI NGUYÊN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc./. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Minh ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các Khu công nghiệp Bắc Ninh”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Phương Thảo. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Minh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu ........................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ........................................................................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp ......................................................................................... 5 1.1.1. Lý luận về khu công nghiệp .............................................................................. 5 1.1.2. Lý luận về doanh nghiệp FDI ......................................................................... 12 1.1.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN ......... 16 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại các KCN ................................................................................. 19 1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp .......................................................................... 21 1.2.1. Kinh nghiệm từ tỉnh Hải Dương ..................................................................... 21 1.2.2. Kinh nghiệm từ thành phố Hà Nội .................................................................. 22 1.2.3. Bài học cho tỉnh Bắc Ninh trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp ............................ 23 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 25 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 25 iv 2.2. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................... 25 2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp .............................................................................. 25 2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp ................................................................................ 25 2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ................................................... 26 2.3.1. Tổng hợp thông tin .......................................................................................... 26 2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin .................................................................... 27 2.3.3. Phương pháp hồi quy ...................................................................................... 27 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 30 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI...................................................................................................... 30 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh .................................. 30 Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI CÁC KCN BẮC NINH ....... 34 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh ............................... 34 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Ninh .................................................... 34 3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh ........................................................... 35 3.2. Đặc điểm các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .............................. 37 3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các Khu công nghiệp Bắc Ninh ............... 37 3.2.2. Đặc điểm các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................... 41 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh .............. 42 3.3.1. Số lượng và lĩnh vực hoạt động các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh............. 42 3.3.2. Doanh thu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................................... 43 3.3.3. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................................... 44 3.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh ............ 46 3.4.1. Hiệu quả sử dụng lao động.............................................................................. 46 3.4.2. Hiệu quả sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh ........ 51 3.4.3. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn .......................................................................... 55 3.4.4. Hiệu quả sử dụng chi phí ................................................................................ 58 v 3.4.5. Hiệu quả về mặt xã hội.................................................................................... 61 3.5. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.............................................................................. 62 3.6. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh...................................................................... 67 3.7. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh ............................................................................................... 70 3.7.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 70 3.7.2. Những hạn chế ................................................................................................ 72 3.7.3. Nguyên nhân hạn chế ...................................................................................... 72 Chương 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI CÁC KCN TỈNH BẮC NINH .......................................................................................... 77 4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển DN FDI tại các KCN Bắc Ninh ........ 77 4.1.1. Quan điểm phát triển DN FDI tại các KCN Bắc Ninh ................................... 77 4.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh .................. 78 4.1.3. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh ....................... 79 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh ......................................................................................... 80 4.2.1. Giải pháp tác động vào yếu tố chủ quan ......................................................... 80 4.2.2. Giải pháp thích ứng các yếu tố khách quan .................................................... 83 4.3. Một số kiến nghị................................................................................................. 84 4.3.1. Kiến nghị với Trung ương............................................................................... 84 4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Ninh ............................................................... 85 4.3.3. Kiến nghị với Ban quản lý các KCN Bắc Ninh .............................................. 89 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 91 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 93 vi DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BQL : Ban quản lý BQ : Bình quân CN : Công nghiệp CNĐKĐT : Chứng nhận đăng ký đầu tư CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CPNL : Chi phí nguyên liệu DN : Doanh nghiệp DV : Dịch vụ GTGT : Giá trị gia tăng KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất LĐ : Lao động LN : Lợi nhuận QLNN : Quản lý nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanh SPHH : Sản phẩm hàng hóa TS : Tài sản TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động UBND : Ủy ban nhân dân vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Mô tả tên biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất CD ........................... 28 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Ninh ................................................................ 36 Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn lao động tỉnh Bắc Ninh .................................................. 36 Bảng 3.3: Diện tích quy hoạch các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh .................... 39 Bảng 3.4: Một số lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp FDI tại các KCN ........... 42 Bảng 3.5: Doanh thu của doanh nghiệp FDI.......................................................... 44 Bảng 3.6: Lợi nhuận của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh.............. 45 Bảng 3.7: Số lượng lao động trong các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh .............. 46 Bảng 3.8: Trình độ chuyên môn người lao động ................................................... 47 Bảng 3.9: Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp FDI ............................. 49 Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh.................................................................... 50 Bảng 3.11: Hệ số sử dụng lao động của các DN FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................... 50 Bảng 3.12: Tài sản cố định của các doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh ..... 51 Bảng 3.13: Tài sản lưu động của các doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh....... 53 Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh ........................................................................... 54 Bảng 3.15: Nguồn vốn của doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh ................... 56 Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh ................................................ 57 Bảng 3.17: Chi phí của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh .................. 59 Bảng 3.18: Đánh giá hiệu quả chi phí của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................ 60 Bảng 3.19: Đóng góp của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh .............. 61 Bảng 3.20: Đánh giá của nhà quản lý về công tác quản lý các DN FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh ............................................................................... 66 Bảng 3.21: Kết quả ước lượng mô hình ................................................................... 68 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hơn 4 thập kỷ qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng đáng kể và có đóng góp quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong gần 30 năm qua (1988-2016), cả nước đang có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 293,25 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt hơn 154,54 tỷ USD (bằng gần 53% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực), với trên 20 nghìn doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI đã có vai trò nhất định cho nền kinh tế Việt Nam: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ công nghệ thúc đẩy xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế... Bên cạnh đó, các doanh nghiệp FDI còn giúp chuyển giao công nghệ, kích thích các hoạt động nghiên cứu và phát triển của ngành, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng sản xuất cao và kỹ năng quản lý. Điều này giúp cho các ngành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam cải thiện được nền tảng sản xuất của mình; tạo ra cơ hội sản xuất hàng hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI đã liên kết với nhiều doanh nghiệp nội địa, qua đó giúp các doanh nghiệp nội địa cải thiện khả năng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, do các doanh nghiệp này phải nỗ lực đổi mới để đáp ứng các yêu cầu hơn về quy trình sản xuất hàng hóa cũng như chất lượng hàng hóa của các doanh nghiệp FDI. Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, với lợi thế về vị trí địa lý cùng khả năng liên kết vùng, khu vực thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng và sự năng động của lãnh đạo tỉnh, những năm qua, Bắc Ninh đã thu hút có hiệu quả dòng vốn FDI. Tính đến hết năm 2017, Bắc Ninh đã thu hút được 1.144 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 15,8 tỷ USD, trong đó số dự án FDI thu hút đầu tư vào các KCN Bắc Ninh chiếm 70% của cả tỉnh. Với kết quả này, Bắc Ninh là tỉnh nằm trong Top đầu các tỉnh, thành phố của Việt Nam về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp FDI tại các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã có đóng góp rất lớn vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, thu ngân sách của tỉnh, nâng cao kim ngạch 2 xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo việc làm cho 284.470 lao động, trong đó lao động địa phương là 74.918 người, thu nhập bình quân của lao động đạt mức 6 triệu đồng/người/tháng. Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh trong thời gian tới có ý nghĩa quan trọng để từ đó có thêm cơ sở về chính sách, định hướng thu hút đầu tư FDI tại các KCN của tỉnh đảm bảo hiệu quả khi Bắc Ninh với diện tích nhỏ nhất cả nước, quỹ đất cho phát triển sản xuất không nhiều nhưng lựa chọn phát triển các khu công nghiệp là khâu đột phá cho phát triển kinh tế của tỉnh, giúp các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả, ổn định, phát triển và gắn bó lâu dài với tỉnh. Do đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh” làm luận văn thạc sỹ. Thông qua phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở làm rõ các luận cứ khoa học và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp. - Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh; công tác quản lý nhà nước đối với các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh. 3 - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận, thực tiễn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại các DN FDI trong các KCN Bắc Ninh. Về thời gian: - Nghiên cứu các DN FDI đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017, dữ liệu điều tra thực tế năm 2018. - Về nội dung: Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh, từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI và hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh. 4. Ý nghĩa khoa học của nghiên cứu - Về mặt lý luận: Nghiên cứu đã tổng hợp lại những vấn đề lý luận chung về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh. Luận văn chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh thời gian tới. - Tính ứng dụng: Đề tài là nghiên cứu đầu tiên thực hiện về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh. Do đó, nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị với Lãnh đạo Ban quản lý các KCN Bắc Ninh trong việc định hướng thu hút đầu tư và các giải pháp trong quản lý nhà nước về đầu tư đối với các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh để nâng cao 4 hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, đây cũng là tài liệu nghiên cứu quan trọng giúp cho các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh. Chương 4: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN FDI tại các KCN Bắc Ninh. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp 1.1.1. Lý luận về khu công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp Khái niệm về KCN: Theo thuật ngữ tiếng Anh, KCN có thể được dùng là Industrial estates, industrial zone (IZ), export processing zone (EPZ) hay industrial park (IP). [16] Đây là những khái niệm đã trở nên khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các KCN được thành lập ở nhiều nước nhằm thực hiện mục tiêu thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài và thực hiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa đất nước, hướng về xuất khẩu. Khái niệm cụ thể về KCN ở một số nước như sau: Ở Philipine, theo luật về các KKT đặc biệt 1995, KCN được định nghĩa như sau: “KCN là một khu đất được chia nhỏ và xây dựng căn cứ vào một qui hoạch toàn diện dưới sự quản lý liên tục thống nhất và với các qui định đối với cơ sở hạ tầng cơ bản và các tiện ích khác, có hay không có các nhà xưởng tiêu chuẩn và các tiện ích công cộng được xây dựng sẵn cho việc sử dụng chung trong KCN”. [8] Ở Inđônêxia, theo sắc lệnh của Tổng thống Cộng hòa Inđônêxia số 98/1993 thì KCN được định nghĩa: “là khu vực tập trung các hoạt động chế tạo công nghiệp có đầy đủ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ khác do công ty KCN cung cấp và quản lý” [8]. Ở đây, “Công ty KCN là các công ty có tư cách pháp nhân được thành lập theo luật của Inđônêxia và ở trên lãnh thổ Inđônêxia, với chức năng quản lý nhà nước các KCN” [8] Ở Thái Lan, đạo luật Cục KCN năm 1979 định nghĩa: “KCN có nghĩa là KCN nói chung hoặc KCX”, trong đó: “KCN nói chung” có nghĩa là diện tích được dùng vào sản xuất công nghiệp và các công việc khác liên quan đến sản xuất công nghiệp. [7] 6 Từ các khái niệm ở trên có thể thấy quan niệm về KCN giữa các nước cũng không đồng nhất, nhưng thường được hiểu là một khu đất được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp địa điểm cho các ngành công nghiệp tương hợp với hạ tầng cơ sở, các tiện ích công cộng, các dịch vụ phục vụ và hỗ trợ. Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ Việt Nam quy định về KCN, KCX và KKT thì “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. [6] Nghị định 29/2008/NĐ-CP cũng qui định một số khái niệm khác bao gồm [6]: - Diện tích đất công nghiệp là diện tích đất của KCN đã xây dựng kết cấu hạ tầng để cho nhà đầu tư thuê, thuê lại thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh trong KCN. - Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong KCN, Khu kinh tế. - Quy hoạch tổng thể phát triển KCN, Khu kinh tế trên phạm vi cả nước là quy hoạch được lập và phê duyệt theo quy định của pháp luật về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Có thể phân loại KCN nằm trong phạm vi, đối tượng điều tiết của Nghị định 29/2008/NĐ-CP thành hai nhóm chính như sau: Nhóm 1: Các KCN mang tính truyền thống, được thành lập một cách phổ biến ở Việt Nam. Các KCN này có những đặc điểm chung như sau: - Là khu vực được quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương. - Là khu vực được kinh doanh bởi công ty đầu tư cơ sở hạ tầng (công ty phát triển hạ tầng KCN, công ty dịch vụ KCN...). Công ty này có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong suốt thời gian tồn tại. - Trong KCN có thể có hoặc không có dân cư sinh sống, nhưng ngoài KCN phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở KCN. 7 - Là khu vực được quy hoạch riêng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện sản xuất và chế biến sản phẩm công nghiệp cũng như các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. - Sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN có thể tiêu thụ trong nước hoặc bán ra nước ngoài. Nhóm 2: Khu chế xuất: Theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP [6], KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với KCN. Ngoài những đặc điểm chung giống như các KCN truyền thống, các KCX còn có một số đặc điểm riêng, đó là: Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan; Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của KCX, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các KCX, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu phi thuế quan, là quan hệ xuất, nhập khẩu. Các doanh nghiệp trong KCX được hưởng những ưu đãi đặc biệt về các loại thuế như: miễn thuế xuất, nhập khẩu, miễn thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãi và không phải chịu thuế chuyển lợi nhuận về nước. Từ việc nghiên cứu các khái niệm trên, theo tác giả, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ. KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập. 1.1.1.2. Vai trò của khu công nghiệp Các KCN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhất là các nước đang phát triển thì việc phát triển các KCN đã tạo ra được cơ hội phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn bởi có 8 thể kết hợp và học tập được những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý doanh nghiệp, đồng thời tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế KCN với đặc điểm là nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại và thu hút các nhà đầu tư cùng đầu tư trên một vùng không gian lãnh thổ, do vậy đó là nơi tập trung và kết hợp sức mạnh nguồn vốn trong và ngoài nước. Với quy chế quản lý thống nhất và các chính sách ưu đãi, các KCN đã tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, việc phát triển các KCN cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh của các tập đoàn, công ty đa quốc gia trong việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ sở tranh thủ ưu đãi thuế quan từ phía nước chủ nhà, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận và khai thác thị trường mới ở các nước đang phát triển. KCN giúp cho việc tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và là giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng giúp quốc gia thực hiện và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tác động tích cực thúc đẩy sự lưu thông và hoạt động của đồng vốn trong nước. Việc khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào KCN bằng nhiều hình thức, đa dạng sẽ thu hút được một nguồn vốn lớn trong nước tham gia đầu tư vào các KCN. Đây là nguồn vốn tiềm tàng rất lớn trong xã hội chưa được khai thác và sử dụng hữu ích. Thực tế trong thời gian vừa qua, các KCN đã thu hút được khá nhiều các nguồn vốn cho mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Xây dựng và phát triển KCN đã thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc tại các KCN và đã có tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư đồng thời góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Phát triển KCN góp phần quan trọng trong việc phân công 9 lại lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ và hàm lượng chất xám cao. Quan hệ cung cầu lao động diễn ra ở thị trường này diễn ra gay gắt chính là động lực thúc đẩy người sử dụng lao động, người lao động phải rèn luyện và không ngừng học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Như vậy, KCN đóng góp rất lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế và hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại thông qua việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, liên kết gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm giữa các doanh nghiệp KCN với nhà trường. Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới. Xây dựng và phát triển các KCN trong phạm vi từng tỉnh, thành phố, vùng kinh tế và quốc gia là hạt nhân thúc đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN tại các địa phương, cụ thể: Cùng với quá trình hình thành và phát triển KCN, kết cấu hạ tầng của các KCN được hoàn thiện; kích thích phát triển kinh tế địa phương thông qua việc cải thiện các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực, gia tăng nhu cầu về các dịch vụ phụ trợ, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong khu vực; góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực. Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ... các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư vào các ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng 10 biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển thị trường địa ốc. Phát triển KCN là hạt nhân hình thành đô thị mới, mang lại văn minh đô thị góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho khu vực rộng lớn được đô thị hóa. Phát triển KCN góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Do vậy, để một doanh nghiệp đơn lẻ xây dựng các công trình xử lý chất thải rất tốn kém, khó có thể đảm bảo được chất lượng nhất là trong điều kiện hiện nay ở nước ta phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa. KCN là nơi tập trung số lượng lớn nhà máy công nghiệp, do vậy có điều kiện đầu tư tập trung trong việc quản lý, kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường. Vì vậy việc xây dựng các KCN là tạo thuận lợi để di rời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm từ nội thành, khu dân cư đông đúc, hạn chế một phần mức độ gia tăng ô nhiễm, cải thiện môi trường theo hướng thân thiện với môi trường phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, KCN còn là động lực thúc đẩy việc đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, góp phần cơ cấu lại lĩnh vực phân phối, lưu thông và dịch vụ xã hội; tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh đặc thù của mình. Đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất trong từng vùng, miền và cả nước. Từ đó tạo ra những năng lực sản xuất, ngành nghề và công nghệ mới, làm cho cơ cấu kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố và khu vực toàn tuyến hành lang kinh tế nói chung từng bước chuyển biến theo hướng một nền kinh tế CNH, thị trường hiện đại, hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách. Sự phát triển các KCN có tác động rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Hàng hóa sản xuất ra từ các KCN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượng hàng hóa xuất khẩu của địa phương và của cả nước. Khi các KCN mới bắt đầu đi vào hoạt động, lúc này nguồn thu ngoại tệ của các KCN chưa đảm bảo vì các doanh nghiệp phải dùng số ngoại tệ thu được để nhập khẩu công nghệ, dây chuyền, máy móc thiết bị ... nhưng cái lợi 11 thu được là nhập khẩu nhưng không mất ngoại tệ. Khi các doanh nghiệp đi vào sản xuất ổn định, có hiệu quả thì lúc đó nguồn thu ngoại tệ bắt đầu tăng lên nhờ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN. Bên cạnh đó, hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua việc cung ứng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trong nước cho các doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong KCN và việc một số doanh nghiệp chế xuất tổ chức gia công một số chi tiết, phụ tùng, một số công đoạn tại các doanh nghiệp trong nước góp phần vào quá trình nội địa hóa trong cơ cấu giá trị sản phẩm của các doanh nghiệp. Ngoài ra, các KCN cũng đóng góp đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và đóng góp chung cho nguồn thu của quốc gia. Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước. Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước trên thế giới cho thấy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến của các nước đi trước là một trong những bí quyết để phát triển và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. Việc tiếp cận và vận dụng linh hoạt kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia là một trong những giải pháp mà các nước đang phát triển áp dụng nhằm rút ngắn thời gian của quá trình công nghiệp hóa. Cùng với sự hoạt động của các KCN, một lượng không nhỏ các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất đồng bộ, kỹ năng quản lý hiện đại... đã được chuyển giao và áp dụng thành công trong các ngành công nghiệp. Việc chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tới các doanh nghiệp trong nước đã góp phần thúc đẩy vào việc tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong các ngành công nghiệp. KCN thúc đẩy sự phát triển năng lực khoa học công nghệ góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức sản xuất, kinh doanh mới... giúp cho nền kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế và phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH của quốc gia. - KCN là nơi tập trung hóa sản xuất cao và từ việc được tổ chức sản xuất khoa học, trang bị công nghệ kỹ thuật tiên tiến của các doanh nghiệp FDI, các cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc tại các KCN sẽ được đào tạo và đào tạo lại về kinh nghiệm quản lý, phương pháp làm việc với công nghệ hiện đại, tác phong công
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan