Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả sản xuất lúa ở xã hải thành, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị...

Tài liệu Hiệu quả sản xuất lúa ở xã hải thành, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị

.PDF
75
457
86

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HẢI THÀNH, HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lý Kiều Tiên Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Lớp: K43B - KTNN Niên khóa: 2009 - 2013 Huế, tháng 05 năm 2013 SVTH: Lý Kiều Tiên ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Lời Cám Ơn Để thực hiện nghiên cứu và hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp “Hiệu quả sản xuất lúa ở xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức ,cá nhân. Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt bốn năm học vừa qua để tôi có nhiều kiến thức bổ ích và nhiều kinh nghiệm quý báu. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, Th.s. Phạm Thị Thanh Xuân, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận này. Xin cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Kinh Tế, Khoa Kinh Tế và Phát Triển đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập. Đồng thời tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo là các chú, các anh, các chị thuộc UBND xã Hải Thành đã tình giúp đỡ trong việc cung cấp số liệu, văn bản tài liệu, góp ý và giải đáp thắc mắc tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành kỳ thực tập và khóa luận này. Và cùng toàn thể bà con nông dân 3 thôn Kim Sanh, Phước Điền, Trung Đơn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát và thu thập số liệu tại địa phương. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè đã giúp đỡ và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này Xin chân thành cám ơn ! Huế, tháng 5 năm 2013 Sinh viên Lý Kiều Tiên SVTH: Lý Kiều Tiên iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vii CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI........................................................................................... viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..........................................................................................ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2 3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu ....................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2 4.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu ..........................................2 4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu..............................................................2 4.3. Phương pháp phân tích ......................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA...... 4 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4 1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế..........................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.......................................................................4 1.1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế ........................................4 1.1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất ...............................5 1.1.2. Nguồn gốc của cây lúa .................................................................................6 1.1.3. Giá trị kinh tế của lúa gạo ...........................................................................7 1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng ....................................................................................7 1.1.3.2. Giá trị sử dụng ..........................................................................................7 1.1.3.3. Giá trị thương mại ....................................................................................8 SVTH: Lý Kiều Tiên iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất..........................................8 1.1.4.1. Các nhân tố kỹ thuật.................................................................................8 1.1.4.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội.......................................................................11 1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................11 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ...........................................................11 1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Quảng Trị .................................................13 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Hải Lăng................................................15 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HẢI THÀNH, HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................................................................16 2.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu ........................................................16 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................16 2.1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................16 2.1.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng...........................................................................16 2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn ....................................................................................17 2.1.1.4. Tài nguyên ................................................................................................18 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.............................................................................19 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai.......................................................................19 2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động......................................................................21 2.1.2.3. Cơ sở, hạ tầng...........................................................................................22 2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu.....................................................22 2.2. Thực trạng sản xuất lúa ở xã Hải Thành........................................................23 2.3. Tình hình sản xuất lúa của các hộ điều tra.....................................................25 2.3.1. Nhân khẩu và lao động...............................................................................25 2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra.........................27 2.3.3. Tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật..............................................28 2.3.4. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của các hộ điều tra ..........................30 2.3.5. Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ điều tra.....................................31 2.3.6. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra ................35 2.3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa ..............37 2.3.7.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai ..............................................................37 SVTH: Lý Kiều Tiên v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 2.3.7.2. Ảnh hưởng của mức đầu tư ....................................................................40 2.3.7.3. Ảnh hưởng của các yếu tố khác..............................................................42 2.4. Tình hình tiêu thụ lúa của các hộ điều tra.........................................................48 2.5. Những thuận lợi và khó khăn của các hộ nông dân trong quá trình sản xuất ............................................................................................................................48 2.5.1. Thuận lợi......................................................................................................48 2.5.2. Khó khăn .....................................................................................................49 CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ HẢI THÀNH, .........................50 HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ. ..............................................................50 3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn xã.....................50 3.2. Những giải pháp thiết yếu để phát triển sản xuất lúa ...................................50 3.2.1. Giải pháp về đất đai....................................................................................51 3.2.2. Giải pháp về công tác diệt trừ chuột hại, sâu bệnh .................................51 3.2.3. Giải pháp về kỹ thuật .................................................................................52 3.2.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ..............................................54 3.2.5. Cơ sở hạ tầng...............................................................................................55 3.2.6. Giải pháp về công tác khuyến nông ..........................................................55 3.2.7. Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch .....................................................56 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................57 1. Kết luận ....................................................................................................................57 2. Kiến nghị ..................................................................................................................58 2.1. Đối với nhà nước ..............................................................................................58 2.2. Đối với chính quyền địa phương ....................................................................59 2.3. Đối với hộ nông dân .........................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................60 SVTH: Lý Kiều Tiên vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của Việt Nam từ 2007- 2011 ...................12 Bảng 2. Tình hình sản xuất lúa tỉnh Quảng Trị từ năm 2007 - 2011 ............................14 Bảng 3. Tình hình sản xuất lúa tại huyện Hải Lăng năm 2009 - 2011..........................15 Bảng 4: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã Hải Thành .......................................................20 Bảng 5: Tình hình sản xuất lúa của xã Hải Thành giai đoạn 2005-2012 ......................24 Bảng 6: Tình hình nhân khẩu và lao động các hộ điều tra năm 2012 ...........................26 Bảng 7: Quy mô, cơ cấu đất nông nghiệp của các hộ điều tra( BQ/hộ)........................28 Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra (BQ/hộ)......................29 Bảng 9: Diện tích, năng suất, sản lượng của các hộ điều tra (BQ/hộ) ..........................30 Bảng 10: Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa của các hộ điều tra (BQ/sào) .......32 Bảng 11: Kết quả và hiệu quả trồng lúa của các hộ điều tra (BQ/sào) .........................35 Bảng 12: Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa năm 2012.......... 38 Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô IC đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa năm 2012 ........... 40 SVTH: Lý Kiều Tiên vii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XHCN: Xã hội chủ nghĩa CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa BVTV: Bảo vệ thực vật LĐNN: Lao động nông nghiệp HTX: Hợp tác xã KHKT: Khoa học kỹ thuật SVTH: Lý Kiều Tiên viii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân CÁC ĐƠN VỊ QUY ĐỔI SVTH: Lý Kiều Tiên 1 sào = 500 m2 1 tạ = 100 kg 1 ha = 10.000 m2 = 20 sào 1 tấn = 1.000 kg ix Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Luận văn tốt nghiệp được xem là công trình nghiên cứu khoa học đầu tay, đầu tư nhiều công sức nhất trong quá trình học ở trường. Đây cũng là dịp để tôi vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được tiếp nhận ở nhà trường vào thực tế làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân. Qua quá trình thực tập tại UBND xã Hải Thành tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả sản xuất lúa ở xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị”. Mục tiêu chính của việc nghiên cứu đề tài: Hệ thống các vấn đề lý luận chung về sản xuất lúa và tình hình sản xuất lúa tại xã Hải Thành, tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn, đánh giá thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn xã, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra các hộ dân trồng lúa tại 3 thôn Kim Sanh, Phước Điền, Trung Đơn phương pháp thống kê mô tả các thông tin và số liệu được cụ thể hoá thành các bảng biểu, đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Kết quả đạt được: Về mặt lý luận, đề tài đã khái quát được các vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Về mặt nội dung, đề tài đã đánh giá được hiệu quả sản xuất lúa của các hộ dân xã Hải Thành, thông qua phỏng vấn, đề tài tìm hiểu một số thông tin về tình hình sản xuất lúa của người dân ở đây để từ đó đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Hạn chế của đề tài: Do thời gian thực tập có hạn, bản thân tiếp cận với nghiên cứu khoa học chưa sâu nên đề tài này chỉ giới hạn trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất lúa tại địa bàn. SVTH: Lý Kiều Tiên x Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thế giới không ngừng phát triển, mỗi quốc gia điều có những chiến lược phát triển riêng của đất nước mình. Hầu hết mọi quốc gia đều đi theo con đường công nghiệp hóa, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho mọi quốc gia. Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và nghề nghiệp chính của họ vẫn là sản xuất nông nghiệp. Do đó việc phát triển sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu ở nước ta. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm thì đến nay Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Trong kinh ngạch hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, không thể không nhắc đến vai trò của cây lúa, sản xuất lúa không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến mà còn góp phần quan trọng trong xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng việc sản xuất lương thực, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu cho vấn đề an ninh lương thực Quốc gia. Sau hơn 20 năm đổi mới, nền nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển: Chuyển từ nền sản xuất tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, tạo ra động lực mới cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Trong thời kỳ CNH-HĐH ngày nay, diện tích sản xuất luá phải nhường chỗ cho các công trình xây dựng, cho phát triển công nghiệp, cho quá trình đô thị hóa diễn ra ồ ạt thì vấn đề đảm bảo lương thực càng đặt lên vai người nông dân. Xã Hải Thành huyện Hải Lăng là một xã nghèo, thuần nông. Thu nhập của đại bộ phận người dân trong xã phụ thuộc vào sản xuất lúa. Trong nhiều năm qua sản lượng nông nghiệp đã đạt đươc những tiến bộ đáng kể, trong đó cây lúa đóng vai trò chủ đạo. Với lợi thế địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, xã đã áp dụng nhiều biện SVTH: Lý Kiều Tiên 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân pháp kỹ thuật mới vào sản xuất nên có năng suất cao. Vì vậy mà những năm qua sản lượng lúa được ổn định trong khi diện tích canh tác giảm. Bên cạnh đó vẫn còn không ít hộ nông dân sản xuất kém hiệu quả, mất mùa do thời tiết, do chăm sóc phân bón, phun thuốc không đúng kỹ thuật, năng suất không cao do sử dụng giống kém hiệu quả. Xuất phát từ thực tế đó cùng với quá trình nghiên cứu thực tiễn tại địa phương tôi đã chọn đề tài : “Hiệu quả sản xuất lúa ở xã Hải Thành, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. - Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của các hộ nông dân. - Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. - Xác định những khó khăn, trở ngại trong hoạt động sản xuất lúa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của xã trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân xã Hải Thành 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Điều tra 40 hộ nông dân sản xuất lúa tại xã Hải Thành - Phạm vi thời gian: Phân tích số liệu điều tra năm 2012 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên và phỏng vấn, điền vào bảng câu hỏi điều tra 40 hộ sản xuất lúa của 3 thôn Trung Đơn, Kim Sanh, Phước Điền. 4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Các số liệu và thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Hải Thành được thu thập từ các báo cáo phát triển kinh tế - xã hội, các tài liệu, các tư liệu nghiên cứu về xã. + Số liệu sơ cấp: Việc điều tra nguồn số liệu sơ cấp được tiến hành trên cơ sở khảo sát thực tế, điều tra thu thập. SVTH: Lý Kiều Tiên 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 4.3. Phương pháp phân tích - Phương pháp phân tổ: Tiến hành phân tổ số liệu theo các tiêu thức khác nhau nhằm đánh giá cũng như xác định nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn. - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp tất cả các số liệu có liên quan đến kỹ thuật sản xuất, tổng hợp tất cả các phiếu điều tra để xem xét đánh giá chi phí sản xuất, kết quả và hiệu quả của sản xuất lúa trên địa bàn xã. Số liệu thu thập được từ các phiếu điều tra được hệ thống hóa thành các bảng biểu với các chỉ tiêu khác nhau nhằm phân tích đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn. SVTH: Lý Kiều Tiên 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một khái niệm được xem như là một tiêu chuẩn để đánh giá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn đang còn nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của Farrell (1957) cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ”. Hiệu quả kĩ thuật: Là lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kĩ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả phân bổ: Phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính đến các yếu tố về giá các yếu tố đầu vào và đầu ra. Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ. 1.1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế Nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho ta biết được mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào như thế nào để có thể thu được nhiều sản phẩm nhất với chi phí trên một đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất. Trong nông nghiệp việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế nhằm mục đích tìm ra những nguyên nhân gây ra việc sản xuất không đạt hiệu quả. Từ đó ta có thể điều chỉnh các yếu tố đầu vào hợp lí nhất để mang lại năng suất và sản lượng cao nhất. Đồng thời bên cạnh đó giá trị trên mỗi sản phẩm cũng phải được nâng lên bằng cách đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích và tiết kiệm chi phí. SVTH: Lý Kiều Tiên 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 1.1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất 1.1.1.3.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất + Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị bằng tiền của các sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định trên một đơn vị diện tích. GO = Q * P Trong đó: Q là khối lượng sản phẩm P là đơn giá bình quân sản phẩm + Chi phí trung gian (IC): Là bao gồm những khoản vật chất và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. + Giá trị gia tăng (VA): phản ánh phần chi phí thu thêm so với chi phí trung gian của hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. VA = GO – IC + Thu nhập hỗn hợp (MI): MI = VA – A Trong đó: A là khấu hao. + Tiền công lao động gia đình và các chi phí vật chất tự có (CL): Bao gồm lao động trực tiếp và quản lý, tính theo giá thuê lao động. + Lợi nhuận (Pr): Pr = MI – CL 1.1.1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất - Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư vào quá trình sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Nếu tỷ số này cao thì sản xuất càng có hiệu quả. - Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Theo chỉ tiêu cứ một đồng chi phí trung gian được bỏ vào quá trình sản xuất lúa thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất( VA/GO): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị sản xuất lúa tạo ra bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - Năng suất cây trồng: Chỉ tiêu này biểu hiện một đơn vị diện tích gieo trồng trong một vụ sản xuất thì thu được bao nhiêu sản lượng lúa. N= Q/S Trong đó: Q: Sản lượng cây trồng S: Diện tích đất trồng SVTH: Lý Kiều Tiên 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 1.1.2. Nguồn gốc của cây lúa Cây lúa trồng hiện nay đã trải qua một lịch sử tiến hóa lâu dài và khá phức tạp, với nhiều thay đổi rất lớn về đặc điểm hình thái, nông học, sinh lý và sinh thái để thích nghi với điều kiện khác nhau của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian. Sự tiến hóa này bị ảnh hưởng rất lớn bởi 2 tiến trình chọn lọc: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Hiểu biết về nguồn gốc cây lúa trồng giúp ta hình dung được quá trình tiến hóa và hiểu được điều kiện môi trường cùng những yêu cầu sinh thái tự nhiên mà cây lúa cần cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển đặc biệt của nó. Điều này sẽ rất cần thiết cho công cuộc nghiên cứu cải tiến giống và biện pháp kỹ thuật để gia tăng năng suất lúa. Nguồn gốc cây lúa đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa có từ rất lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á. Makkey cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa được tìm thấy trên các di chỉ đào được ở vùng Penjab Ấn Độ, có lẽ của các bộ lạc sống ở vùng này cách đây khoảng 2000 năm. Vavilov(1926) trong nghiên cứu nổi tiếng của ông về sự phân bố đa dạng di truyền của cây trồng, cho rằng cây lúa được xem như phát triển từ Ấn Độ. Theo Grist cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó lan dần lên phía Bắc. Gutchchin, Ghose, Erughin và nhiều tác giả khác thì cho rằng Đông Dương là cái nôi của cây lúa. De Candolle, Rojevich lại quan niệm rằng Ấn Độ mới là nơi xuất phát chính của cây lúa. Đinh Dĩnh( Trung Quốc) dựa vào lịch sử phát triển lúa hoang ở trong nước cho rằng lúa trồng có xuất xứ ở Trung Quốc. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở Miền Nam nước ta và Campuchia. Tuy có nhiều ý kiến nhưng chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á rồi từ đó lan dần đi các nơi. Thêm vào đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu từ vùng này, lịch sử và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã chứng minh nguồn gốc của cây lúa. SVTH: Lý Kiều Tiên 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân Về lịch sử ngành trồng lúa theo Oka(1988) trong quyển “Nguồn gốc lúa trồng” cho rằng việc thuần hóa cây lương thực đã được khởi sự gần 10.000 năm nay. Riêng cây lúa, Candolle(1982) cho rằng việc thuần hóa cây lúa trồng xãy ra ở Trung Quốc, mặc dù không bác bỏ nguồn gốc của lúa ở Ấn Độ do có nhiều lúa hoang hiện diện ở đây. 1.1.3. Giá trị kinh tế của lúa gạo 1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn. Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo hơn lúa mì do năng suất cao hơn nhiều so với lúa mì. Giả sử một người trung bình cần 3200 calo mỗi ngày thì một hecta lúa có thể nuôi 2055 người/ngày hoặc 5,63 người/năm. Trong gạo có nhiều acid amin thiết yếu như Lysine, Threonine, Methionine, Tryptophan,... Trong hạt gạo hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lớp ngoài và giảm dần vào trung tâm. Phần bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu là chất đường bột. Cám hay lớp vỏ ngoài của hạt gạo chiếm khoảng 10% trọng lượng khô là thành phần rất bổ dưỡng của lúa, chứa nhiều protien, chất béo, khoáng chất và vitamin đặc biệt là các vitamin nhóm B. Tấm gồm có mầm hạt lúa bị tách ra khi xay chà, cũng là thành phần rất bổ dưỡng, chứa nhiều protein, chất béo, đường, khoáng chất và vitamin. 1.1.3.2. Giá trị sử dụng Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ, ...Gạo còn dùng để cất rượu cồn, ...Người ta không thể nào kể hết công dụng của nó. Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt do chứa nhiều protein, chất béo, chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột dinh dưỡng trẻ em và điều trị người bị bệnh phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn,... Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic,... SVTH: Lý Kiều Tiên 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân 1.1.3.3. Giá trị thương mại Theo thống kê trên thế giới cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, lúa là cây lương thực chính của 1.3 tỷ người nghèo nhất trên thế giới và là sinh kế chủ yếu của nông dân. Trên thị trường thế giới, gái gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lượng cao hơn rất nhiều so với các loại hạt cốc khác. Nói chung, giá gạo xuất khẩu cao hơn gạo lúa mì từ 2 -3 lần và hơn bắp hạt từ 2-4 lần. Việt Nam là một nước nông nghiệp và sản xuất lúa chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Với hơn 86 triệu người và 100% người Việt Nam đều sử dụng gạo làm lương thực chính. Cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ của cây lúa đều góp phần quan trọng trong đời sống của người dân đặc biệt là người dân ở nông thôn. Trong những năm qua lúa gạo đã và đang góp phần vào thắng lợi của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước, với vị thế là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo đã mang về một lượng lớn ngoại tệ. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất 1.1.4.1. Các nhân tố kỹ thuật  Giống: Là một nhân tố quan trọng, quyết định năng suất cũng như chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Cuộc cách mạng xanh là một minh chứng cụ thể của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là công nghệ về giống, cho năng suất và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đối với sản xuất lúa giống giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng năng suất cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất. Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ nhất là công nghệ sinh học thì người ta đã lai tạo và chọn lọc được nhiều giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao có khả năng thích ứng cao khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt.  Kỹ thuật gieo cấy: Ở Việt Nam, từ xa xưa nhân dân đã sử dụng 2 phương pháp gieo trồng đó là sạ và cấy. Tùy vào điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng vụ cũng như giống sử dụng mà chọn cách gieo trồng mang lại hiệu quả cao nhất. Tùy cách gieo cấy mà có những quy trình kỹ thuật cần phải tuân thủ để nâng cao năng suất. SVTH: Lý Kiều Tiên 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân +) Cấy: Đây là biện pháp gieo trồng được áp dụng phổ biến ở khu vực phía Bắc của nước ta, người ta tiến hành cấy mạ non chứ không tiến hành sạ mộng. Đây là biện pháp phù hợp với các chân ruộng sâu bị ngập nước. Đối với biện pháp này nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây lúa sẽ sinh trưởng rất nhanh và mạnh và vì có những khoảng cách nhất định khi cấy nên khi trỗ bông lúa thường rất dài và hạt chắc nên năng suất lúa cũng khá cao. +) Sạ: Trước khi sạ người ta tiến hành ngâm và ủ giống qua một thời gian khi hạt lúa bắt đầu ra rễ khoảng 2-3cm thì tiến hành gieo xuống đất. Ưu điểm của phương pháp này là tiến hành trong thời gian ngắn tốn ít công lao động cho công tác gieo trồng.  Phân bón: Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa. Việc sử dụng phân bón hợp lý, đúng liều lượng, đúng quy trình và cân đối các yếu tố thì không những sẽ tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao bên cạnh đó sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngược lại nếu bón quá ít hoặc quá nhiều thì năng suất thấp, chi phí cao, hư hại đất đai, hiệu quả sản xuất thấp. Phân bón sử dụng cho sản xuất lúa bao gồm phân chuồng, phân đạm, phân kali, phân lân, phân NPK và hiện nay ở một số vùng người ta còn sử dụng thêm phân vi sinh. Thông thường nông dân thường bón 3 lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa đó là bón lót, bón thúc lần 1 và bòn thúc lần 2. Trong bón lót thường được tiến hành ngay khi làm đất xong trước khi gieo sạ, trong lần bón này nông dân chủ yếu bón phân chuồng và NPK, tác dụng của lần bón này là để cung cấp dinh dưỡng cho đất để khi cây lúa bén rễ sẽ có dinh dưỡng ngay cho cây sinh trưởng. Bón thúc lần 1 tiến hành khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, lần bón này có tác dụng giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh và khỏe, phân đạm và phân lân thường được sử dụng trong lần bón này. Bón thúc lần 2 đây là lần bón có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và kết quả của quá trình sản xuất, lần bón này nhằm kích thích cây lúa ra đòng, urê và kali là 2 loại phân được sử dụng cho lần bón phân cuối cùng này. Trong quá trình bón cần phải tuân thủ những biện pháp kỹ thuật về lượng bón cũng như thời điểm phù hợp với từng giống lúa, để đem lại hiệu quả cao nhất. Có 2 cách bón phân cho cây lúa: bón vào đất và phun lên lá Loại phân bón vào đất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa trong suốt thời SVTH: Lý Kiều Tiên 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân gian sinh trưởng và phát triển. Phân bón vào đất thường ở dạng thô, phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh hay ở dạng bột, phân đạm, phân lân, phân kali hay bón ở dạng viên. Loại phân phun lên lá: Thông thường là những loại phân đa lượng dễ tan hay phân vi lượng hoặc một số hóa chất kích thích. Phun lên lá có đặc điểm là cây lúa nhanh hấp thu và là biện pháp kỹ thuật rất hữu hiệu trong điều kiện đất đai và bộ rễ cây lúa hư hại, kém phát triển hoặc cần bổ sung dinh dưỡng nhanh cho cây lúa phát triển kịp thời. Mặt khác thì phân bón qua lá có thể kết hợp phun cùng thuốc bảo vệ thực vật giúp giảm công lao động trong quá trình sản xuất.  Nước Ông cha ta thường nói “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều đó cho thấy nước là yếu tố quan trọng trong sản xuất lúa nếu thiếu nước thì cây lúa sẽ không sinh trưởng và phát triển bình thường . Lúa là loại cây trồng cần lượng nước nhiều và lúa cũng cần ngâm chân trong nước, do vậy lượng cần cung cấp cho cây lúa là từ 6-7mm/ngày vào mùa mưa và 8-9mm/ngày vào mùa khô. Trong một tháng lúa cần 200mm nước, thiếu hay thừa nước đều không tốt làm cho năng suất cây lúa kém đi. Công tác thủy nông cần phải được quan tâm đúng mức, phải xây dựng mới hoặc cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng, chủ động trong công tác tưới tiêu nhất là vào những thời điểm hạn hán hoặc lũ lụt.  Các loại sâu, dịch bệnh, chuột hại và công tác BVTV Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều nên rất thuận lợi cho các loại sâu bệnh trên cây trồng phát triển, đặc biệt trong sản xuất lúa. Chính vì thế người trồng lúa luôn phải đối mặt với việc phát sinh của các loại sâu bệnh và dịch hại, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của lúa. Mặc dù hàng năm nhà nước cùng với chính quyền địa phương các cấp và nhân dân đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng ngừa và tiêu diệt các loại sâu bệnh nhưng vẫn có rất nhiều cánh đồng rơi vào tình trạng mất trắng do sự tàn phá quá mạnh của nhiều loại sâu bệnh ký sinh và phà hoại như rầu nâu, sâu đục thân, sâu cuốn là, bọ xít,... và các dịch bệnh như bệnh đạo ôn(lá và cổ bông), bệnh khô vằn, bệnh bạc lá. Bên cạnh đó vấn đề chuột hại cũng là một vấn đề đau đầu của nhà nông cũng như các nhà quản lý nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới cần triển khai một cách sâu rộng các biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt SVTH: Lý Kiều Tiên 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Thị Thanh Xuân các nhân tố ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất nói trên để có thể giữ vững và làm tăng năng suất lúa trong những năm tới. Bên cạnh đó thì công tác BVTV cũng cần được sự quan tâm đúng mức hơn.  Công tác thu hoạch và chế biến Đây là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất lúa, thời điểm thu hoạch ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng, nếu thu hoạch sớm khi hạt lúa chưa chín hết làm tăng tỷ lệ hạt non, hạt lép ngược lại nếu thu hoạch khi hạt lúa quá chín làm hạt dễ bị rơi rụng trong công tác vận chuyển thu hoạch. Ngoài ra, trong công tác thu hoạch cần chọn thời điểm nắng nhiều để thuận tiện cho công tác phơi trách thất thoát do thời tiết. 1.1.4.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội  Thị trường tiêu thụ: Bất kỳ một hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ nào cũng chịu sự tác động qua lại của cung cầu trên thị trường. Sự thay đổi của cung cầu thi trường dịch vụ hàng hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế hình thành giá từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng hóa dịch vụ đó. Trên thị trường lúa gạo cũng vậy một thị trường lúa gạo được ổn định, giá cả được giữ ở mức cao sẽ khuyến khích người dân tham gia sản xuất, đầu tư thâm canh để đem lại hiệu quả cao và ngược lại.  Chính sách của nhà nước: Các chính sách thể chế cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của người dân. Một chính sách thông thoáng trong việc vay vốn, tiếp cận khoa học kỹ thuật sẽ làm cho người dân mạnh dạn hơn trong việc đầu tư đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nâng cao hiệu suất lao động, mở rộng diện tích.  Tập quán canh tác: Nhìn chung tập quán canh tác sản xuất lúa của người dân ta lâu nay vẫn còn mang tính lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của ông cha từ xa xưa để lại ít áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, làm cho sản xuất vẫn chưa bắt kịp với xu thế chung của thế giới. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Việt Nam nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương với tổng chiều dài là 1650km, phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và SVTH: Lý Kiều Tiên 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan