Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả sản xuất lúa ở xã ninh mỹ, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình...

Tài liệu Hiệu quả sản xuất lúa ở xã ninh mỹ, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

.PDF
78
338
74

Mô tả:

GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Với xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam đã và đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước nhằm đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản là một nước công nghiệp. Bên cạnh đó nông nghiệp cũng là một bộ phận quan trọng nhằm đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, ổn định cho quốc gia. Việc sản xuất nông nghiệp không những cung cấp lương thực thực phẩm cho đời sống con người mà nó còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, góp phần sản xuất ra các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Trong quá trình phát triển kinh tế, nông nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực, thực phẩm của xã hội. Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an toàn về lương thực của xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển nông nghiệp. Từ một quốc gia nghèo đói thiếu lương thực, Việt Nam đã giải quyết được nhu cầu về lương thực trong cả nước và đứng thứ hai về xuất khẩu gạo sau Thái Lan. Cây lúa là cây trồng khá phổ biến ở nước ta nhất là ở khu vực miền Bắc, miền Nam có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Cây lúa có vị trí chiến lược quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và cơ cấu sản xuất hàng hóa nói riêng. Do đó việc đáp ứng nhu cầu này là hết sức cần thiết, đòi hỏi người trồng lúa phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cả về số lượng và chất lượng. Ninh Mỹ là một xã thuộc tỉnh Ninh Bình với hầu hết diện tích đất địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp màu mỡ thuận lợi cho cây trồng phát triển, hệ thống kênh mương dày đặc phục vụ cho công tác tưới tiêu nước cho sản xuất. Từ những điều kiện thuận lợi đó giúp cho người dân ở đây phát triển cây lúa, mang lại giá trị kinh tế cao, bên cạnh đó, cây lúa còn là cây trồng đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp do sự nóng dần lên của trái đất, làm cho hạn hán, mưa lũ xảy ra làm cho người nông dân không phản ứng kịp. Hơn nữa, việc sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 1 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp còn chưa ổn định, chất lượng chưa đảm bảo, nhiều hộ gia đình còn sử dụng giống thuần, năng suất không cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Chính điều này làm cho hoạt động sản xuất lúa của người dân địa phương xã Ninh Mỹ chưa tương xứng với tiềm năng trên địa bàn. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Hiệu quả sản xuất lúa ở xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”. II. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận, thực tiễn sản xuất lúa và hiệu quả sản xuất lúa. - Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ trên địa bàn xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong hai vụ Đông Xuân và vụ Mùa năm 2011. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp góp phần khắc phục những khó khăn và phát huy những lợi thế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của các hộ trên địa bàn nghiên cứu. III. Phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu kết quả, hiệu quả sản xuất lúa và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất lúa của một số nông hộ ở xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong đó tập trung vào 60 hộ điển hình trong các thôn của xã. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn xã Ninh Mỹ. - Về thời gian: Số liệu thu thập tính từ năm 2009-2011, đánh giá hiệu quả sản xuất lúa ở hai vụ Đông Xuân và vụ Mùa năm 2011. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Là phương pháp nhằm nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nó yêu cầu các hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách khoa học, khách quan và logic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát triển không ngừng và sự vận động của các sự vật, hiện tượng qua các thời kỳ khác nhau. - Phương pháp thu thập số liệu: + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập từ điều tra phỏng vấn 60 hộ sản xuất lạc ở địa bàn nghiên cứu bằng cách xây dựng các phiếu điều tra căn cứ vào nội dung nghiên cứu theo phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên. SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 2 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu điều tra của UBND xã Ninh Mỹ, các niên giám thống kê của xã Ninh Mỹ, của tỉnh Ninh Bình, niên giám thống kê của cả nước, các báo cáo hoạt động của xã, và một số tạp chí sách báo có liên quan, internet, … + Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào các số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thu thập được trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu để hệ thống hoá các số liệu dưới dạng các chỉ tiêu nghiên cứu từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua thời gian. + Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, các cán bộ lãnh đạo am hiểu về lĩnh vực này, già làng, các bậc bề trên có kinh nghiệm trong làng xã, các thầy cô giáo, … + Phương pháp toán kinh tế: Được vận dụng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa bằng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas theo phương pháp OLS trên phần mềm Eview. Trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu tôi đã hết sức cố gắng nhưng còn hạn chế về trình độ kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót kính mong quý thầy cô và bạn đọc góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 3 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Một số khái niệm và phương pháp tính hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Hiệu quả Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì hiệu quả là một đại lượng so sánh với thành quả và chi phí thời gian, tài nguyên bỏ ra để đạt được hiệu quả đó xem cao hay là thấp. Kết quả là cái mà chúng ta thu được, đạt được, là kết quả của quá trình lao động. 1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế. Để tiến hành bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải tập hợp các phương tiện vật chất cũng như con người và thực hiện sự kết hợp giữa lao động với các yếu tố vật chất để tạo ra kết quả phù hợp. Đề cập tới vấn đề này có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo quan điểm của kinh tế học vi mô: Hiệu quả kinh tế là tất cả những quyết định sản xuất cái gì nằm trên đường năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận dụng hết nguồn lực; Số lượng hàng hoá đạt trên đường giới hạn của năng lực sản xuất càng lớn càng có hiệu quả cao; Sự thoả mãn tối đa về mặt hàng, chất lượng, số lượng hàng hoá theo nhu cầu của thị trường trong giới hạn của đường năng lực sản xuất cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất; Và cuối cùng là kết quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao. Theo GS Paul A. Samuelson: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí hoặc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm để thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của con người”. SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 4 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp Theo GS-TS Ngô Đình Giao: “ Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhất của sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Bên cạnh đó hiệu quả kinh tế còn phải quan tâm hiệu quả về mặt xã hội cũng như hiệu quả về mặt môi trường. Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ và đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong sản xuất, đảm bảo và nâng cao sức khoẻ; đảm bảo vệ sinh môi trường. Hay nói cách khác, đó chính là tương quan so sánh về mặt kinh tế và xã hội so với một đồng chi phí bỏ ra. 1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Do đó, để tính được hiệu quả kinh tế ta phải xác định được kết quả và chi phí. Trong hệ thống cân đối quốc dân (MPS), kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm (c+v+m) hoặc có thể là thu nhập (v+m), hoặc có thể là thu nhập thuần tuý (m). Trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất (GO), có thể là giá trị gia tăng (VA), có thể là thu nhập hỗn hợp (MI), hoặc lợi nhuận (P). Tuỳ theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà ta sử dụng các chỉ tiêu kết quả cho phù hợp. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tiền vốn, nguyên vật liệu. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hay cho từng yếu tố chi phí. Thông thường, chi phí bỏ ra được tính là tổng chi phí, chi phí vật chất, lao động sống, tổng số vốn, tổng diện tích đất, tổng chi phí trung gian. SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 5 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp Sau khi xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra, ta tính được hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được tính bằng 2 phương pháp sau: Phương pháp hiệu quả tuyệt đối: H=Q-C (1.1) ∆H=∆Q-∆C (1.2) Phương pháp so sánh hiệu quả tương đối: Dạng thuận (toàn bộ): H=Q/C (1.3) Dạng thuận (cận biên): Hb=∆Q/∆C ( 1.4) Dạng nghịch (toàn bộ): H=C/Q (1.5) Dạng nghịch (cận biên): Hb=∆C/∆Q (1.6) Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Hb là hiệu quả kinh tế cận biên Q là lượng kết quả thu được C là chi phí bỏ ra hoặc các yếu tố đầu vào ∆Q là lượng kết quả tăng thêm ∆C là lượng chi phí hoặc đầu vào tăng thêm. 1.1.2. Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất, bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ sản xuất, không kể công lao động gia đình và khấu hao sản phẩm nông nghiệp. Tổng chi phí sản xuất (TC): Là chi tiêu bao gồm chi phí trung gian, hao phí lao động gia đình. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa * Các chỉ tiêu đánh giá kết quả : Tổng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích (GO): Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ kết quả hữu ích mà lao động sáng tạo ra trong một thời gian nhất định: GO=∑Qi*Pi SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN (1.7) 6 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất Qi: Sản lượng sản phẩm loại i Pi: Đơn giá sản phẩm loại i Giá trị tăng trên một đơn vị diện tích (VA): Chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian (IC) trên một đơn vị diện tích nhất định. VA=GO-IC (1.8) Trong đó: VA: giá trị gia tăng ∑GO: Tổng giá trị sản xuất ∑IC: Tổng chi phí trung gian * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: Năng suất lúa (N): Phản ánh trung bình một năm thu được bao nhiêu kg lúa trên một đơn vị diện tích gieo trồng. N=Q/S (1.9) Trong đó: Q: Tổng sản lượng lúa trong năm S: Diện tích gieo trồng lúa Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất (VA/GO): Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng giá trị sản xuất thu được có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. 1.1.3. Nguồn gốc, xuất xứ của cây lúa Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời và sản phẩm của cây lúa là hạt gạo đã trở thành loại thực phẩm hết sức quan trọng cho con người. Căn cứ vào tài liệu khảo cổ của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, cây lúa đã có mặt hơn 3000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc, cây lúa đã có mặt ở Triết Giang SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 7 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp khoảng 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Theo kết quả khảo cổ học trong vòng vài thập niên qua, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á và vùng Đông Dương. Từ Đông Nam cây lúa mới được du nhập vào Ấn Độ và Trung Quốc phát triển cả hai hướng đông và tây. Cho đến thập kỷ thứ nhất cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Đầu thế kỷ XV, cây lúa từ bắc Italia nhập vào các nước Đông Nam Âu như Nam Tư cũ, Bungari, Rumani… sau đó lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp và Hungary. Vào thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và được trồng ở các bang Virginia, Nam Carolina. Hiện nay trồng phổ biến ở Califonia, Louisiana, Texas. Theo hướng đông từ đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Indonexia đầu tiên ở đảo Java. Đến giữa thế kỷ XVII cây lúa từ Iran vào trồng ở Kuban (Nga). Cho đến nay cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước ôn đới. 1.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lúa 1.1.4.1. Giá trị dinh dưỡng Lúa gạo là trong những sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng cung cấp nguồn năng lượng. Thành phần chủ yếu trong lúa là tinh bột và protein, nước. Bên cạnh đó còn có các loại vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và các loại khoáng chất khác. - Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4% là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của cây lúa là 3594 calo, so với lúa mỳ là 3610 calo, độ đồng hoá đạt đến 95,9%. Tinh bột được cấu tạo bởi amylose và amylopectin. Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ. Amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp. Các loại gạo ở Việt Nam có hàm lưọng amylose từ 18-48%. Tỷ lệ thành phần amylose và amylopectin cũng có liên quan đến độ dẻo của hạt, gạo nếp có nhiều amylopectin nên thường dẻo hơn gạo tẻ. - Protein: Giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protein chủ yếu khoảng 7-8%. Các giống lúa nếp có hàm lượng Protein nhiều hơn lúa tẻ. - Vitamin: Trong lúa còn có một số vitamin nhất là vitamin nhóm B như B1, B2, B6, PP… lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt. SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 8 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp - Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Ở gạo xay là 2,02% ở gạo đã xát chỉ còn 0,52%. 1.1.4.2. Giá trị kinh tế Theo thống kê của tổ chức Nông Lưong Liên Hợp Quốc (FAO), lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô (Zea Mays L), lúa mỳ (Triticum SP), sắn (Manihot esculenta Crantz) và khoai tây (Solanum tuberosum L). Trong số các loại kể trên, lúa gạo và lúa mỳ là hai loại lương thực cơ bản nhất dành cho con nguời. Nếu như người Phương Tây lương thực chính của họ là lúa mỳ thì đối với người Phương Đông lúa gạo là thứ không thể thiếu. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1.3 tỷ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho con người. Ở Việt Nam với dân số hơn 80 triệu người có 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Từ đó cho thấy rằng vai trò của lúa gạo là hết sức quan trọng. Đặc biệt các nước Châu Á, tỷ lệ calo cung cấp từ lúa gạo chiếm 50-60%. Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác nhau như phở, bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán và nhiều loại thực phẩm khác từ gạo. Bên cạnh đó các sản phẩm phụ của cây lúa cũng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau: - Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, A xê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. - Cám: dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, sản xuất vitamin B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng. - Trấu: sản xuất nấm men làm thứ ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt. - Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản xuất giày, các tông xây dựng, đồ gia dụng (thừng, chảo, mũ, giày dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm... Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ rễ của cây lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cầy bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh duỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau. Ngoài ra, cây lúa còn đóng một vai trò quan trọng trong xuất khẩu. Ngày nay nước ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan. Theo hiệp hội SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 9 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp Lương Thực Việt Nam, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 3/2011 đạt 755.972 tấn, trị giá 217.283 triệu USD. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo có xu hướng giảm mạnh trong tháng 3 so với cùng kỳ năm 2010. Gạo Việt Nam đã bắt đầu mở rộng sang thị trường mới như Châu Úc nhưng khối lượng còn hạn chế, chiếm dưới 1% tổng lượng xuất khẩu (0,77%) trong khi thị trường xuất khẩu chủ yếu vẫn là Châu Á (chiếm 78,45%), tiếp đến là Châu Phi (gần 19%). (Theo Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam) 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa 1.1.5.1. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên * Về đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng và đặc biệt không thể thiếu trong quá trình sản xuất lúa, nhờ có đất đai mà cây lúa có thể tồn tại và cũng chính nhờ đất đai mà cây lúa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng phục vụ cho hoạt động trao đổi chất, sinh lý, sinh hoá. Đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Đất tốt hay xấu thể hiện qua độ phì tự nhiên ở môi trường khác nhau thì độ màu mỡ khác nhau... Vì vậy để sản xuất lúa có hiệu quả cần chú ý đến chế độ canh tác phù hợp với đặc điểm của đất nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt đồng thời còn có ý nghĩa cải tạo đất và bồi dưỡng đất đai, tuỳ theo tính chất đất ở từng vùng để có biện pháp canh tác hợp lý. * Về nhiệt độ Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của cây lúa. Với mỗi mức nhiệt độ khác nhau lúa có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Trong một giới hạn cho phép, nhiệt độ càng cao thì tốc độ sinh truởng và phát triển của cây lúa càng nhanh. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ dưới 170C đã ảnh hưởng lớn tới sự sinh truởng của cây lúa, nếu nhiệt độ thấp hơn 130C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày thì lúa có thể chết. Nếu nhiệt độ cao hơn trên 400C kết hợp với gió nóng khô sẽ ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn, dẫn đến tỷ lệ lép cao. Vậy nhiệt độ thích hợp nhất cho cây lúa có thể sinh trưởng là từ 13-400C. * Ánh sáng Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên cả hai mặt cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình phát dục và ra hoa, SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 10 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp dưới 13 giờ kích thích sự ra hoa của cây lúa. Cường độ chiếu sáng tức là lượng bức xạ mặt trời có ảnh hưởng đến quang hợp. Số giờ chiếu sáng trong ngày có ảnh hưởng đến sinh trưởng, làm đòng, chín sớm hay muộn của lúa. * Nước Nước là thành phần chủ yếu trong cơ thể lúa, là điều kiện để thực hiện quá trình sinh lý trong cây và là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu của cây lúa. Khi có nước tế bào của cây lúa mới truơng lên lúc đó lá lúa mới cứng cỏi được. Khi thiếu nước tế bào lúa bị xẹp lại. Ở từng giai đoạn khác nhau lúa cần những lượng nước khác nhau, ở giai đoạn trổ bông thì nước có vai trò quyết định đến năng suất lúa sau này. Nước có tác dụng thau chua rửa mặn tốt, thiếu nước năng suất sẽ giảm. Vào thời kỳ làm đòng thì rất cần nước, nếu thiếu nước thì năng suất sẽ giảm nghiêm trọng. Thời kỳ trổ-chín sữa cần nhiều nước vì 75-85% trọng lượng khô của hạt gạo phụ thuộc vào thời kỳ này. Thời kỳ lúa chắc xanh và chín hoàn toàn thì không cần nhiều nước có thể tháo cạn để thu hoạch. 1.1.5.2. Yếu tố kinh tế xã hội * Thị trường và giá cả tiêu thụ Giá cả và thị trường tiêu thụ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa của người nông dân. Giá cả thị trường được xét trên hai phương diện là giá cả đầu vào và giá cả đầu ra. Nếu giá đầu ra được giữ ổn định ở mức cao sẽ kích thích người nông dân hăng hái sản xuất, tăng đầu tư thâm canh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại nếu giá cả biến động thất thường sẽ khiến người nông dân không mặn mà với sản xuất. Hiện nay, người nông dân sản xuất và bán sản phẩm thường bị tư thương ép giá, giá bán trên thị trường cao nhưng người dân lại bán với mức giá thấp, vì vậy việc tiêu thụ còn gặp khó khăn. Mặt khác, giá các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, … ngày càng tăng cao, thời tiết ngày càng khắc nghiệt làm cho lợi ích của người sản xuất có phần suy giảm. Bên cạnh đó, người nông dân lại thiếu thông tin về thị trường, mua một số sản phẩm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng với mức giá cao, người bán tự thỏa thuận đặt giá với nhau làm cho chi phí của người nông dân tăng lên. SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 11 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp * Vốn Vốn có vai trò rất quan trọng trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, trong sản xuất nông nghiệp cũng vậy. Đối với người nông dân, họ thường thiếu vốn để sản xuất nên việc chuẩn bị vật tư còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là có gì dùng nấy, trang bị kỹ thuật thô sơ lạc hậu nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật gặp khó khăn. Việc đầu tư cho cây lúa so với nhiều cây trồng khác còn thấp, mà chủ yếu là đầu tư lao động sống. * Tập quán canh tác Cây lúa là cây truyền thống lâu đời từ xa xưa, ở đâu đâu cũng trồng lúa. Qua nhiều năm sản xuất người dân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trồng những loại cây trồng nào là phù hợp, trồng trên loại đất nào và thời kỳ gieo trồng thích hợp. Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ làm cho người dân đã nhận thức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm kết hợp với tập quán canh tác làm tăng năng suất cây trồng, giảm một phần chi phí đáng kể cho người dân sản xuất về giống, khâu làm đất, các biện pháp chăm sóc… Tuy nhiên cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương hỗ trợ người nông dân hơn nữa cả về kỹ thuật và kinh nghiệm, cần thay đổi một số tập quán canh tác cũ lạc hậu như sản xuất thủ công… đã gây ảnh hưởng không tốt cho sản xuất, làm giảm năng suất. * Cơ chế chính sách của nhà nước Thể chế, chính sách của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương có tầm ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa sau này. Nếu người dân được hưởng các chính sách thông thoáng về việc vay vốn, trợ giá vật tư, được tiếp cận thường xuyên với các tiến bộ, cách thức sản xuất mới... họ sẽ mạnh dạn đầu tư thâm canh sản xuất, mở rộng diện tích để trồng lúa. Ngược lại nếu các chính sách quá chặt chẽ, ràng buộc không mang lại lợi ích cho nông dân thì mức độ đầu tư thâm canh sản xuất sẽ hạn chế, sản xuất có thể bị thu hẹp. + Chính sách đất đai Để có được thành tựu trong sản xuất như ngày nay, Đảng và Nhà Nước ta đã cùng người dân trải qua nhiều giai đoạn đổi mới. Bước ngoặt lớn là chỉ thị 100 CT/TW về công tác khoán sản phẩm đến người lao động, đã thay đổi chế độ bao cấp sang chế độ khoán sản phẩm. Nghị quyết 10 của bộ Chính Trị (5/4/1988) về đổi mới quản lý kinh tế SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 12 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp nông nghiệp, luật đất đai sửa đổi năm 1933 và gần đây nhất là luật đất đai năm 2003 công nhận quyền sử dụng hợp lý, lâu dài của người dân, có thể cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng... Những nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất lúa, giúp người dân có động lực và yên tâm sản xuất, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế góp phần vào sự phồn vinh của đất nước. + Chính sách khuyến nông Khuyến nông là chính sách quan trọng của Nhà Nước nhằm thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phát triển. Thực tế cho thấy người nông dân thiếu vốn nên mức đầu tư còn thấp, họ sản xuất với quy mô nhỏ lẻ. Đây là nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp và chất lượng sản phẩm kém. Trong những năm gần đây, Nhà Nước ta đã dành một khoản ngân sách thích đáng để hỗ trợ ngành sản xuất lúa nhằm cải thiện thu nhập cho một số bộ phận lớn cư dân nông thôn, các hoạt động khuyến nông cụ thể là: - Nhập giống cây trồng mới. - Trợ giá giống và các vật tư sản xuất cho địa phương. - Các cách thức sản xuất mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đang được áp dụng phổ biến, thông tin thị trường... trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân. - Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ khuyến nông. - Giới thiệu các mô hình, cuộc họp với nông dân, để người dân kịp thời nắm bắt. 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Việt Nam là một nước nước nông nghiệp với phần đông diện tích đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân. Qua đó người nông dân có thêm điều kiện trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Lúa là cây truyền thống của người nông dân Việt Nam, là loại cây ngắn ngày quan trọng hàng đầu, khả năng thích ứng rộng và được trồng nhiều vụ trong năm, lúa được sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam được thể hiện rõ trong biểu đồ 1: Qua biểu đồ 1 ta thấy, diện tích, sản lượng đều tăng qua các năm cho thấy nông nghiệp đang ngày được chú trọng ở nước ta, khi mà vấn đề an ninh lương thực trên thế SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 13 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp giới là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Diện tích trồng lúa của cả nước giai đoạn (2008-2010) có sự gia tăng đáng kể. Sự gia tăng đó nói lên tầm quan trọng của lúa đối với ngành sản xuất nông nghiệp nói riêng và đối với nền kinh tế nước ta nói chung. Về sản lượng giai đoạn (2008-2010) cũng tăng, chỉ trong vòng 3 năm sản lượng lúa của nước ta cũng tăng 1259,00 nghìn tấn. Chính sự gia tăng này giúp nước ta giữ vững được vị trí xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Biểu đồ 1:Diện tích, sản lượng lúa của Việt Nam giai đoạn (2008 - 2010) 7513,7 39988,9 7520 Diện tích (nghìn ha) 39600 7480 39400 7460 39200 7437,2 7440 7400 40000 39800 7500 7420 40200 39000 38950,2 7400,2 38729,8 38800 38600 7380 38400 7360 38200 7340 2008 2009 Diện tích nghìn ha 2010 Sản lượng (nghìn tấn) 7540 38000 Năm Sản lượng Nghìn tấn (Nguồn tổng cục thống kê Việt Nam) Cùng với sự gia tăng về diện tích và sản lượng làm cho năng suất lúa ở nước ta cũng có sự gia tăng. Giai đoạn (2008 – 2010) năng suất của cả nước tăng 0,9 tạ/ha là do Nhà nước ta vẫn chú trọng phát triển lúa cùng với những tiến bộ khoa học công nghệ mới, trình độ kỹ thuật thâm canh được nâng lên cùng với sự áp dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, sử dụng nhiều giống lúa mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho năng suất cao hơn. SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 14 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Ninh Bình Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực Nam đồng bằng Châu Thổ sông Hồng. Do phù sa bồi đắp hằng năm, đặc biệt tiến ra biển từ 80 - 100 m tạo nên vùng đất mới phì nhiêu, màu mỡ. Là một tỉnh có tổng số diện tích đất tự nhiên là 138.372 ha trong đó đất nông nghiệp là 67.605 ha chiếm 48,80% tổng diện tích đất tự nhiên chủ yếu là đất phù sa, đất pha cát và một phần đất thịt, đất mặn rất thích hợp với các loại cây trồng như: lúa, màu, cây công nghiệp (cói, lạc, đậu tương …) và cây ăn quả. Nhìn vào biểu đồ 2 ta thấy: Diện tích đất trồng lúa của tỉnh có biến động năm 2009 so với năm 2008 tăng 0,10 nghìn ha nhưng đến năm 2010 là 81,10 nghìn ha giảm 0,20 nghìn ha so với năm 2009. Diện tích đất trồng lúa của tỉnh giảm là do Ninh Bình mới lên thành phố đang chú tâm phát triển công nghiệp hóa, một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang để phát triển các khu công nghiệp, xí nghiệp, du lịch, xây dựng các công trình thủy lợi, trạm bơm nước, công trình giao thông và dành một phần đất nông nghiệp cho việc giãn dân. Biểu đồ 2: Diện tích, sản lượng lúa của Ninh Bình giai đoạn (2008 - 2010) 490 81,3 485,5 81,3 485 Diện tích (nghìn ha) 484,1 81,25 480 81,2 81,2 475 81,15 470 467,9 81,1 81,1 465 81,05 460 81 2008 2009 Diện tích Nghìn ha 2010 Sản lượng (nghìn tấn) 81,35 455 Năm Sản lượng Nghìn tấn (Nguồn niên giám thống kê Ninh Bình) SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 15 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp Mặc dù diện tích có xu hướng giảm nhưng sản lượng lúa của tỉnh giai đoạn (20082010) lại có xu hướng tăng lên. Nhất là năm 2010 khi mà diện tích giảm so với 2009 nhưng sản lượng lại tăng ở mức cao nhất (tăng 1,40 nghìn tấn so với 2009). Để đạt được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đưa các chính sách vào trong nhân dân để thấy được tầm quan trọng của cây lúa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sản lượng tăng làm cho năng suất lúa qua giai đoạn (2008-2010) cũng tăng. Năm 2008 năng suất lúa là 58,20 tạ/ha, năm 2009 là 59,50 tạ/ha tăng 1,30 tạ/ha tương ứng tăng 0,67% là một điều rất đáng mừng đối với người dân Ninh Bình. Với điều kiện đất đai thuận lợi ở các xã năng suất trồng lúa cao như: Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư… làm cơ sở phát triển sản xuất lúa nơi đây. Ninh Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát thấp, kinh tế chậm phát triển, cơ cấu kinh tế lạc hậu, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tốc độ phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của một tỉnh đồng bằng có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện. 1.2.3. Tình hình sản xuất lúa ở huyện Hoa lư Hoa Lư có diện tích tự nhiên 139,7 Km2, có ưu thế về giao thông cả về đường thủy, đường bộ và đường sắt, với vị trí giữa hai trung tâm lớn là thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp. Nơi đây có vị trí thuận lợi và tiềm năng du lịch lớn kéo theo các hoạt động kinh tế của huyện phát triển mạnh như các khu công nghiệp, khai thác đá, làng nghề truyền thống, nghề chăn nuôi dê núi phát triển khá mạnh. Nhìn vào bảng số liệu bảng 1 ta thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của huyện có biến động. Diện tích tính đến năm 2011 là 6228,0 ha giảm đi so với các năm 2009, 2010 là do quy mô đất ngày càng hạn hẹp, một phần đất nông nghiệp giành cho hệ thống giao thông thủy lợi, tưới tiêu. SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 16 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa ở huyện Hoa Lư giai đoạn (2009-2011) Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2010/2009 +/- 2011/2010 % +/- % Lúa cả năm Diện tích ha 6391,3 6284,1 6228,0 -107,2 -1,68 -56,1 -0,89 Năng suất Tạ/ha 61,95 62,37 62,58 0,42 0,68 0,21 0,34 Sản lượng tấn 39594 39192 38973 -402 -1,02 -219 -1,57 Diện tích Ha 3418,6 3317,1 3327,0 -101,5 2,97 9,90 0,30 Năng suất Tạ/ha 64,82 66,25 67,20 1,43 2,21 0,95 1,43 Sản lượng Tấn 22160 21974 22357 -186 -0,84 383,00 1,74 Diện tích Ha 2972,7 2967,0 2901,0 -5,70 -0,19 -66,00 -2,22 Năng suất Tạ/ha 58,65 58,02 57,28 -0,63 -1,07 -0,74 -1,28 Sản lượng Tấn 17434 17218 16616 -216 -1,24 -602 -3,50 Vụ Đông Xuân Vụ Mùa (Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hoa Lư) Diện tích giảm kéo theo sản lượng cũng giảm, năm 2010 sản lượng là 39192 tấn giảm 402 tấn tương ứng giảm 1,02% so với năm 2009, năm 2011 sản lượng là 38973 tấn giảm 219 tấn tương ứng giảm 1,57% so với năm 2010 là do vào vụ Mùa trên địa bàn huyện vấn đề sâu bệnh diễn ra nhiều, cộng thêm thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng đến kết quả. Diện tích giảm, sản lượng giảm nhưng năng suất lại tăng nguyên nhân của sự tăng này là vào vụ Đông Xuân thời tiết khá thuận lợi ủng hộ người dân, cùng với sự quan tâm khuyến khích đầu tư của chính quyền từ cấp trung ương đến địa phương cho nên năng suất lúa vụ Đông Xuân tăng kéo theo năng suất của cả năm tăng. SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 17 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG II: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở XÃ NINH MỸ, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là một xã sản xuất nông nghiệp thuộc đồng bằng Bắc Bộ với vị trí cách thành phố Ninh Bình 5 km bằng đường bộ, có quốc lộ 1A với chiều dài gần 2 km cách trung tâm thị trấn Thiên Tôn 1,5 km về phía Bắc. Giáp các xã của huyện Hoa Lư. Phía Đông giáp xã Ninh Khang. Phía Nam giáp phường Ninh Khánh, xã Ninh Nhất thuộc thị xã Ninh Bình. Phía Bắc giáp thị trấn Thiên Tôn. Phía Tây giáp xã Ninh Hoà. Xã Ninh Mỹ là trung tâm của huyện Hoa Lư, đây là vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, là nơi nối liền các vùng kinh tế, văn hoá, xã hội của các xã. Do có đường quốc lộ chạy qua do đó rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường bộ, các phương tiện giao thông có thể đi lại dễ dàng, nhất là các phương tiện phục vụ cho việc trao đổi hàng hoá đặc biệt là mặt hàng chăn bông, sản xuất chăn, ga, gối, đệm… 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình Ninh Mỹ là một xã thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình với hầu hết diện tích đất địa hình tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, là vùng đất cao, đất màu trồng 2 vụ lúa. Diện tích đất nông nghiệp màu mỡ thuận lợi cho cây trồng phát triển, hệ thống kênh mương dày đặc phục vụ cho công tác tưới tiêu nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây. Do nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng nên được bồi đắp phù sa lâu đời vì vậy vùng đất mới phì nhiêu màu mỡ, có độ mùn cao và các chất khoáng đáp ứng yêu cầu của cây trồng. Đây là một yếu tố rất thuận lợi đối với quá trình sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên một phần diện tích đất đai của xã đang bị nhiễm chua gây khó khăn lớn đối với quá trình sản xuất của bà con nông dân nơi đây. Bên cạnh đó, địa hình của xã khá phức tạp, nhiều núi, đa phần là các cánh đồng lẻ nên việc điều tiết nước trên SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 18 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp ruộng của xã gặp nhiều khó khăn hơn những nơi khác, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghệp của xã. 2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu Xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng vì thế chịu ảnh hưởng rất nhiều về thời tiết khí hậu của vùng. Ninh Mỹ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, thời tiết được phân chia làm 4 mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông; có 2 mùa rõ rệt là mùa Hạ và mùa Đông. Mùa Hạ ảnh hưởng gió Tây Nam nắng nóng và mưa nhiều. Mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc do địa hình trũng và nhiều núi bao bọc. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1700-1800 mm và phân bố tương đối đồng đều, trung bình 1 năm có 125-157 ngày mưa. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hè, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 mùa lạnh chiếm 80-90% lượng mưa cả năm, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ hàng năm thay đổi rất lớn, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 19-25oC. Nhiệt độ trung bình cao nhất 38-390C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 9-100C; hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình từ 20-250C, tháng lạnh nhất trong năm là tháng 12 và tháng 1. Số giờ nắng trong năm là: 1600-1700 giờ; Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%, có tháng độ ẩm tới > 90%, có tháng độ ẩm < 30%. 2.1.2 Đặc điểm văn hoá – xã hội Trong những năm gần đây, đời sống văn hoá – xã hội của người dân xã Ninh Mỹ được duy trì và cải thiện, phát triển khá mạnh mẽ. Công tác văn hoá, thể thao Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền trên đài truyền thanh xã về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung tuyên truyền các ngày lễ tết như tuyên truyền Đại hội UBMTTQ các cấp; các nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương. Hoạt động văn hoá thể thao đã có nhiều tiến bộ, trong những năm qua văn hoá làng xã đã được các cấp quan tâm và chú trọng, phong trào nếp sống văn minh gia đình văn hoá đã được đông đảo nhân dân thực hiện. Phong trào thể dục thể thao cũng được chú trọng, hàng năm có nhiều giải thi đấu được tổ chức tại các cấp học trong xã. SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 19 GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Châu Khóa luận tốt nghiệp Công tác Giáo dục đào tạo Chất lượng giáo dục được nâng lên ở cả 3 cấp học, quy mô trường lớp học sinh được được duy trì và giữ vững, công tác duy trì trường chuẩn được đẩy mạnh, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 95-97%. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường trung học va trường tiểu học được thường xuyên quan tâm. Năm 2011 hai trường có 18 học sinh thi đạt học sinh giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh. Đội tuyển học sinh giỏi toán trên mạng cấp huyện là 9 em. Công tác y tế - dân số gia đình và trẻ em Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm và tăng cường hơn; đi sâu phòng, chống và giám sát dịch bệnh tuyên truyền đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT), vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Các hoạt động y tế hàng năm được triển khai tích cực đồng bộ. Chương trình quốc gia phòng chống dịch bệnh thông thường chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trong xã đã được quan tâm đúng mức. Năm 2011 tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 63,2%. Trong năm khám chữa bệnh cho 3237 lượt người. Tổ chức tiêm chủng mở rộng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi bằng 114 cháu, tiêm uốn ván sơ sinh cho 75 phụ nữ mang thai, các dịch vụ tiêm phòng viêm gan A, viêm não Nhật Bản đạt tỷ lệ 100%. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp lệnh dân số, luật hôn nhân gia đình, luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, tuyên truyền vận động đối tượng thực hiện các biện pháp tránh thai, góp phần giảm tỷ lệ sinh xuống mức thấp nhất, tỷ lệ phát triển dân số trung bình là 0,83%/năm. Công tác thực hiện nếp sống văn hoá, xây dựng gia đình văn hoá Đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc tổ chức việc cưới, tang đặc biệt là việc tang không còn thôn nào tổ chức linh đình gây lãng phí, thực hiện nếp sống văn hoá trong tang lễ, tổ chức thực hiện việc trang trọng. Việc cưới hỏi cũng được thực hiện theo nếp sống văn hoá đơn giản, văn minh. Tất cả các thôn trong xã quy ước xây dựng quê hương làng văn hoá… năm 2011 toàn xã đạt 80% gia đình được công nhận gia đình văn hoá. 4/9 xóm trong xã đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ văn hoá thể thao và du lịch. SVTH: Phạm Thị Huyền Hoài_K42B KTNN 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan