Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an...

Tài liệu Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an

.PDF
79
381
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN VĂN THỊ THÙY DUNG Khóa học: 2007-2011 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2010 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN SVTH: Văn Thị Thùy Dung Lớp : K41A-KTNN Giáo viên hướng dẫn: TS. Phùng Thị Hồng Hà Khóa học: 2007-2011 Huế Tháng 5, Năm 2011 ii Lêi c¶m ¬n Khãa luËn tèt nghiÖp nµy lµ kÕt qu¶ häc tËp cña b¶n th©n t«i trong nh÷ng n¨m häc ë tr­êng §¹i Häc vµ thêi gian thùc tËp t¹i phßng n«ng nghiÖp huyÖn Nam §µn. §Ó hoµn thµnh khãa luËn nµy ngoµi sù nç lùc cña b¶n th©n, t«i cßn ®­îc sù quan t©m gióp ®ì cña c¸c thÇy c« gi¸o, c¸c c« chó, anh chÞ trong phßng n«ng nghiÖp, c¸c phßng ban kh¸c trong ñy ban nh©n d©n huyÖn, sù ®éng viªn gióp ®ì cña gia ®×nh vµ b¹n bÌ. Nh©n ®©y t«i còng göi lêi c¶m ¬n ch©n thµnh tíi c¸c thÇy c« tr­êng ®¹i häc Kinh TÕ HuÕ ®· truyÒn ®¹t kiÕn thøc kinh nghiÖm quý b¸u cho t«i trong bèn n¨m häc võa qua. §Æc biÖt, t«i xin göi lêi c¶m ¬n s©u s¾c tíi TS. Phïng ThÞ Hång Hµ, lµ c« gi¸o ®· trùc tiÕp h­íng dÉn vµ tËn t×nh gióp ®ì t«i trong thêi gian thùc hiÖn khãa luËn. T«i còng göi lêi c¶m ¬n ®Õn c¸c c«, c¸c chó, c¸c anh chÞ lµm viÖc t¹i phßng n«ng nghiÖp, phßng thèng kª, phßng tµi nguyªn m«i tr­êng huyÖn Nam §µn ®· gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thùc tËp, thu thËp sè liÖu. Cuèi cïng t«i xin göi lêi c¶m ¬n tíi nh÷ng ng­êi th©n, gia ®×nh vµ b¹n bÌ ®· lu«n ®éng viªn, khÝch lÖ t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp còng nh­ trong thêi gian thùc tËp, lµm khãa luËn ®Ó t«i ®¹t ®­îc kÕt qu¶ tèt nhÊt. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n! HuÕ, th¸ng 5 n¨m 2011 Sinh viªn thùc hiÖn V¨n ThÞ Thïy Dung iii MỤC LỤC Lêi c¶m ¬n...........................................................................................................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................................vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................................viii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................................viii PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................................2 PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................................3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA ...............3 1.1. Lý luận về hiệu quả sản xuất lúa......................................................................................3 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế................................................................3 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất...............................................................4 1.2. Cơ sở lý luận.......................................................................................................................4 1.2.1.Nguồn gốc cây lúa. ...........................................................................................................4 1.2.2. Vai trò của của cây lúa trong nền kinh tế quốc dân..............................................5 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất..........................................................5 1.3.1. Các nhân tố kỹ thuật ......................................................................................................5 1.3.2. Các yếu tố kinh tế_xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa.........................8 1.4. Phương pháp và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................9 1.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................................10 1.6. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................................11 1.6.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới............................................................................11 1.6.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam.............................................................................12 1.6.3. Tình hình sản xuất lúa ở Nghệ An ..............................................................................14 CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN Ở HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN................................................................................................................................16 2.1. Đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu.......................................................................16 2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................16 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội................................................................................................18 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai........................................................................................18 2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động....................................................................................20 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng..............................................................................................................23 2.1.2.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu....................................................................25 2.2. Thực trạng sản xuất lúa ở huyện Nam Đàn ..................................................................25 2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất lúa trên địa bàn...........................................................25 2.2.2. Tình hình chung của các hộ điều tra ..........................................................................28 2.2.3. Tình hình đầu tư thâm canh của các hộ điều tra......................................................33 2.2.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân trên địa bàn huyện Nam Đàn ..........40 2.2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn huyện ................................................................................................................................42 2.2.5.1. Ảnh hưởng của các nhân tố nội lực hộ đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân 2010 .......................................................................................................................42 2.2.5.2.Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến kết quả và hiệu quả sản xuất.............47 iv 2.6. Tình hình chế biến lúa tại địa phương.........................................................................54 2.6.1. Những khó khăn trong tiêu thụ lúa ............................................................................55 CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN NAM ĐÀN, NGHỆ AN .........................56 3.1. Nhận định chung về tình hình sản xuất lúa tại huyện Nam Đàn ................................56 3.2. Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất lúa trên địa bàn huyện.............................56 3.3. Những giải pháp thiết yếu để phát triển sản xuất lúa ..................................................57 3.3.1. Giải pháp về đất đai .....................................................................................................57 3.3.2. Giải pháp về công tác diệt trừ chuột hại, sâu bệnh ...................................................58 3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................................................58 3.3.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ................................................................59 3.3.5. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................................60 3.3.6. Giải pháp về công tác khuyến nông ............................................................................60 3.3.7. Giải pháp về công nghệ sau thu hoạch .......................................................................60 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................62 I. KẾT LUẬN .....................................................................................................................62 II. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................63 1. Đối với nhà nước.............................................................................................................63 2. Đối với chính quyền địa phương ...................................................................................63 3. Đối với hộ nông dân........................................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................65 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa HTX: Hợp tác xã HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp BVTV Bảo vệ thực vật NS Năng suất GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian VA Giá trị gia tăng BQ Bình quân BQC Bình quân chung CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa KT-XH Kinh tế xã hội LĐGĐ Lao động gia đình LĐNN Lao động nông nghiệp QL Quốc lộ TL Tỉnh lộ TLSX Tư liệu sản xuất LĐGĐ Lao động gia đình vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới năm 2009 .............................................12 Bảng 2 : Diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta qua 2 năm ................................13 Bảng 3: Diện tích và sản lượng lúa tỉnh Nghệ An qua các năm ................................14 Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai huyện Nam Đàn ..................................................19 Bảng 5: Tình hình dân số và lao động huyện Nam Đàn qua 3 năm 2007-2009 ........22 Bảng 6 : Diện tích gieo trồng lúa của huyện qua các năm ..........................................26 Bảng 7: Quy mô cơ cấu các giống lúa sử dụng trên địa bàn huyện trong vụ đông xuân 2010......................................................................................................27 Bảng 8: Năng lực sản xuất của các nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn huyện............30 Bảng 9: Tình hình đầu tư cho sản xuất lúa của các hộ ...............................................34 Bảng 10: Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa ( ĐVT: 1000 đ)...........................37 Bảng 11: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ điều tra....40 Bảng 12: So sánh hiệu quả sản xuất của giống lúa lai và giống lúa thuần trên địa bàn huyện Nam Đàn ............................................................................................43 Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô IC đến VA của hộ sản xuất ....................................46 Bảng 14: Tình hình thị trường tiêu thụ lúa trên địa bàn...............................................48 Bảng 15: Tình hình chế biến và tiêu thụ lúa tại địa phương ......................................54 vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Luận văn tốt nghiệp được xem là công trình nghiên cứu khoa học đầu tay, đầu tư nhiều công sức nhất trong quá trình học ở trường. Đây cũng là dịp để tôi vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được tiếp nhận ở nhà trường vào thực tế làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân. Qua quá trình thực tập tại Phòng Nông Nghiệp huyện Nam Đàn tôi đã lựa chọn đề tài: “Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”. Mục tiêu chính của việc nghiên cứu đề tài là: Hệ thống các vấn đề lý luận chung về sản xuất lúa và tình hình sản xuất lúa tại huyện Nam Đàn, tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện, đánh giá thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của huyện. Để phục vụ cho kết quả nghiên cứu tôi đã thu thập số liệu từ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 phương hướng nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2011, niên giám thống kê huyện Nam Đàn giai đoạn 2005-2009, số liệu của tổng cụa thống kê bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tài liệu sách báo.... Phương pháp tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu là điều tra thu thập số liệu, phỏng vấn có sử dụng bảng hỏi, phân tổ thống kê, so sánh, hạch toán chi phí và hiệu quả của quá trình sản xuất. Qua quá trình nghiên cứu đề tài này đã cho tôi hiểu rõ hơn về thực tế hiệu quả đầu tư sản xuất lúa vụ đông xuân 2010 của bà con nông dân trong huyện. Tôi cũng đã phát hiện được những hạn chế thiếu sót cần khắc phục đối với các đối tượng hộ và chính quyền địa phương nhằm mang lại vụ mùa bội thu. viii PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một bộ phận then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu, tăng thu ngân sách Nhà Nước. Trong mỗi Quốc gia, mỗi thời kỳ, mỗi điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội cụ thể đều có một chiến lược cụ thể đảm bảo an ninh lương thực khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là đảm bảo đủ nhu cầu lương thực tối thiểu cho mọi thành viên trong xã hội. Việt Nam đi lên từ cây lúa nước, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, cho đến nay, lao động nông nghiệp chiếm khoảng 75%, nguồn thu nhập chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc sản xuất lương thực, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu cho vấn đề an ninh lương thực Quốc gia. Trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước ngày nay, diện tích đất sản xuất lúa phải nhường chỗ cho các công trình xây dựng, cho phát triển công nghiệp, cho quá trình đô thị hoá diễn ra ồ ạt, thì vấn đề về đảm bảo lương thực càng đặt lên vai người nông dân một trọng trách hết sức lớn lao. Bên cạnh đó thì cùng với xu thế phát triển của xã hội, đời sống người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng nhưng đòi hỏi chất lượng cao nhưng giá cả hợp lý. Vì vậy vấn đề duy trì diện tích trồng lúa hiện có đồng thời tìm tòi nâng cao trình độ thâm canh để nâng cao năng suất và sản lượng lúa đang là vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức. Nam Đàn là huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp đóng một vai trò rất lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện, trong những năm qua sản xuất lúa trên địa bàn huyện đã có những bước chuyển biến lớn, năng suất và sản lượng lúa liên tục tăng qua các năm. Trong đó vụ Đông Xuân trên địa bàn vẫn là vụ sản xuất lúa chính của huyện, đóng góp chủ yếu sản lượng lúa cả năm của địa bàn. Bên cạnh các giống lúa thuần và những giống lúa truyền thống trong thời gian qua trong vụ đông xuân trên địa bàn huyện đã đưa vào sản xuất những giống lúa lai mới cho năng suất cao bảo đảm ổn định nguồn lương thực cho địa phương, tuy nhiên vụ đông xuân cũng là vụ có thời tiết khá khắc nghiệt mưa phùn kéo dài là điều kiện thuân lợi cho sâu bệnh phá hoại, bên cạnh đó thì cũng với quá trình công nghiệp hóa diện tích đất sản xuất lúa đông xuân đang 1 giảm dần. Vấn đề đặt ra là trong thời gian tới cần tìm ra giải pháp để duy trì diện tích trồng lúa trên địa bàn huyện, bên cạnh đó thì cũng tìm cách nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lúa, một vấn đề nữa là tìm được đầu ra ổn định níu giữ được người nông dân gắn bó với cây lúa. Xuất phát từ thực tế đó cùng với quá trình nghiên cứu thực tiễn tại địa phương tôi đã chọn đề tài : “Hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2010 ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là :  Hệ thống các vấn đề lý luận chung về sản xuất lúa và tình hình sản xuất lúa tại huyện Nam Đàn  Đánh giá thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn huyện.  Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của huyện. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng và nội dung nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ.  Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn 3 xã Nam Thái, Nam Nghĩa và Nam Tân huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An  Phạm vi thời gian từ ngày 17/1/2010 đến 1/5/2011 2 PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA 1.1. Lý luận về hiệu quả sản xuất lúa 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh và cũng là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy trong điều kiện hiện nay các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu đặt ra là phải kinh doanh có hiệu quả, thì doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường. Với một lượng đầu vào hay tài nguyên nhất định, để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất có thể được là mục tiêu chung của các nhà sản xuất và các nhà quản lý. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng và phong phú, kết quả có thể trên phương diện kinh tế - tài chính mà cũng có thể trên phương diện KTXH. Từ đó mà hình thành nên khái niệm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Như vậy, hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra, nó thể hiện bằng các chỉ tiêu như sau: Giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận ... tính trên lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra và kết quả mà xã hội đạt được như: tăng thêm việc làm, cải tạo môi trường sinh thái, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo ... Hiệu quả kinh tế - xã hội là sự tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được cả về kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển xã hội. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta nói trên quan điểm kinh tế xã hội. Tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao cho phù hợp. Đối với nông hộ, kết quả cần được quan tâm là thu nhập. Chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh là những chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, lao động, 3 nguyên nhiên liệu. Sau khi đã xác định được kết quả thu được và chi phí bỏ ra chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế bằng các phương pháp sau: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau: H = Q/C Trong đó: H: hiệu quả kinh tế Q: kết quả thu được C: chi phí bỏ ra Phương pháp này phản ánh rỏ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Điều này giúp ta so sánh hiệu quả ở các qui mô khác nhau. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất Trong sản xuất kinh doanh việc nâng cao hiệu quả sản xuất là rất quan trọng, mang lại mức lợi nhuận tối đa. Để có thể nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất chúng ta phải làm sao phải tối thiểu hóa chỉ phí mà vẫn đạt được mức sản lượng nhất định với một khoản chi phí nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm tối đa. Từ đó giúp người sản xuất lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp nhất với khả năng của họ. Nâng cao hiệu quả kinh tế sẽ khuyến khích người sản xuất năng nổ hơn, nhiệt tình hơn góp phần nâng cao hiệu quả việc làm. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1.Nguồn gốc cây lúa. Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa gạo. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngoài ra còn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác. Cây lúa là một trong những loại ngũ cốc có lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Căn cứ vào các tài liệu khảo cổ thì cây lúa đã có mặt từ 3000-2000 năm trước công nguyên. Về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa cũng có nhiều tranh luận khác nhau, có ý kiến cho rằng cây lúa hình thành đầu tiên ở vùng tây bắc Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Việt Nam…cũng có ý kiến khác cho rằng Nam Trung Quốc là vùng xuất hiện cây lúa đầu tiên. 4 Và nền văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã. 1.2.2. Vai trò của của cây lúa trong nền kinh tế quốc dân Theo thống kê trên thế giới cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, lúa là cây lương thực chính của 1.3 tỷ người nghèo nhất trên thế giới và là sinh kế chủ yếu của nông dân. Bên cạnh đó thì lúa là cây lương thực cung cấp nguồn năng lượng lớn nhất cho con người. Cũng như chúng ta đã biết Việt Nam là một nước nông nghiệp và sản xuất lúa chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng kinh tế của đất nước. Với hơn 86 triệu người và 100% người Việt Nam đều sử dụng gạo làm lương thực chính. Cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ của cây lúa đều góp phần quan trọng trong đời sống của người dân đặc biệt là người dân ở nông thôn. Trong những năm qua lúa gạo đã và đang góp phần vào thắng lợi của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước nước nhà, với vị thế là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo đã mang về một lượng lớn ngoại tệ. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất 1.3.1. Các nhân tố kỹ thuật  Giống: Là một nhân tố quan trọng, quyết định năng suất cũng như chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất lúa nói riêng. Cuộc cách mạng xanh là một minh chứng cụ thể của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là công nghệ về giống, cho năng suất và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đối với sản xuất lúa giống giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng năng suất cũng như hiệu quả của quá trình sản xuất. Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ 5 nhất là công nghệ sinh học thì người ta đã lai tạo và chọn lọc được nhiều giống lúa mới cho năng suất và chất lượng cao có khả năng thích ứng cao khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt.  Kỹ thuật gieo cấy: Ở nước ta thì nhân dân ta từ xa xưa đã sử dụng 2 phương pháp gieo trồng đó là sạ và cấy. Tùy vào điều kiện từng vùng điều kiện tự nhiên của từng vụ cũng như giống sử dụng mà mỗi vùng sẽ chọn cách gieo trồng mang lại hiệu quả cao nhất. Tùy cách gieo cấy mà có những quy trình kỹ thuật cần phải tuân thủ để nâng cao năng suất. +) Cấy: Đây là biện pháp gieo trồng được áp dụng phổ biến ở khu vực phía Bắc của nước ta, người ta tiến hành cấy mạ non chứ không tiến hành sạ mộng. Đây là biện pháp phù hợp với các chân ruộng sâu bị ngập nước. Đối với biện pháp này nếu được chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây lúa sẽ sinh trưởng rất nhanh và mạnh và vì có những khoảng cách nhất định khi cấy nên khi trỗ bông lúa thường rất dài và hạt chắc nên năng suất lúa cũng khá cao. +) Sạ: Trước khi sạ người ta tiến hành ngâm và ủ giống qua một thời gian khi hạt lúa bắt đầu ra rễ khoảng 2-3cm thì tiến hành gieo xuống đất. Ưu điểm của phương pháp này là tiến hành trong thòi gian ngắn tốn ít công lao động cho công tác gieo trồng.  Phân bón: Phân bón là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất lúa. Việc sử dụng phân bón hợp lý, đúng liều lượng, đúng quy trình và cân đối các yếu tố thì không những sẽ tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao bên cạnh đó sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Ngược lại nếu bón quá ít hoặc quá nhiều thì năng suất thấp với chi phí cao, hư hại đất đai, hiệu quả sản xuất thấp. Phân bón sử dụng cho sản xuất lúa bao gồm phân chuồng, phân đạm, phân kali, phân lân, phân NPK và hiện nay ở một số vùng người ta còn sử dụng thêm phân vi sinh. Thông thường nông dân thường bón 3 lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa đó là bón lót, bón thúc lần 1 và bòn thúc lần 2. Trong bón lót thường được hành ngay khi làm đất xong trước khi hành gieo sạ trong lần bón này nông dân chủ yếu bón phân chuồng và NPK, tác dụng của làn bón này là để cung cấp dinh dưỡng cho đất để khi cây lúa bén rễ sẽ có dinh dưỡng ngay cho cây sinh trưởng. Bón thúc lần 1 tiến hành khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, lần bón này có tác 6 dụng giúp cây lúa đẻ nhánh nhanh và khỏe, phân đạm và phân lân thường được sử dụng trong lần bón này. Bón thúc lần 2 đây là lần bón có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và kết quả của quá trình sản xuất, lần bón này nhằm kích thích cây lúa ra đòng, urê và kali là 2 loại phân được sử dụng cho lần bón phân cuối cùng này. Trong quá trình bón cần phải tuân thủ những biện pháp kỹ thuật về lượng bón cũng như thời điểm phù hợp với từng giống lúa, để đem lại hiệu quả cao nhất. Có 2 cách bón phân cho cây lúa: bón vào đất và phun lên lá: Loại phân bón vào đất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển. Phân bón vào đất thường ở dạng thô, phân chuồng, phân xanh, phân vi sinh hay ở dạng bột, viên như; phân đạm, phân lân, phân kali.. Loại phân phun lên lá: thông thường là những loại phân đa lượng dễ tan hay phân vi lượng hoặc một số hóa chất kích thích. Phun lên lá có đặc điểm là cây lúa nhanh hấp thu và là biện pháp kỹ thuật rất hữu hiệu trong điều kiện đất đai và bộ rễ cây lúa hư hại, kém phát triển hoặc cần bổ sung dinh dưỡng nhanh cho cây lúa phát triển kịp thời. Mặt khác thì phân bón qua lá có thể kết hợp phun cùng thuốc bảo vệ thực vật giúp giảm công lao động trong quá trình sản xuất.  Nước Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa rất cần tới nước, ông cha ta đã nói “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều đó có thể thấy nước là yếu tố qua trọng bậc nhất trong sản xuất lúa nếu thiếu nước thì cây lúa sẽ không sinh trưởng và phát triển được và có thể bị chết. Lúa là loại cây trồng cần lượng nước nhiều hơn rất nhiều so với các cây trồng khác và lúa cũng cần ngâm chân trong nước, do vậy lượng cần cung cấp cho cây lúa là từ 6-7mm/ngày vào mùa mưa và 8-9mm/ngày vào mùa khô. Trong một tháng lúa cần 200mm nước, thiếu hay thừa nước đều không tốt đều không tốt cho cây lúa làm cho năng suất kém đi nhiều. Công tác thủy nông cần phải được quan tâm đúng mức, phải xây dựng mới cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng, chủ động trong công tác tưới tiêu nhất là vào những thời điểm hạn hán hoặc lũ lụt.  Các loại sâu, dịch bệnh, chuột hại và công tác BVTV Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều nên rất thuận lợi cho các loại sâu bệnh trên cây trồng phát triển, đặc biệt là câc cây 7 trồng trong nông nghiệp mà nhất là cây lúa. Người trồng lúa luôn phải đối mặt với việc phát sinh của các loại sâu bệnh và dịch hại, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng lúa gạo. Mặc dù hàng năm nhà nước cùng với chính quyền địa phương các cấp và nhân dân đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng ngừa và tiêu diệt các loại sâu bệnh nhưng vẫn có rất nhiều cánh đồng rơi vào tình trạng mất trắng do sự tàn phá quá mạnh của các tác nhân này. Trên cây lúa có rất nhiều loại sâu bệnh ký sinh và phà hoại như rầu nâu, sâu đục thân, sâu cuốn là, bọ xít... và các dịch bệnh như bệnh đạo ôn(lá và cổ bông), bệnh khô vằn, bệnh bạc lá...Bên cạnh đó vấn đề chuột hại cũng là một vấn đề đau đầu của nhà nông cũng như các nhà quản lý nông nghiệp. Hàng năm sâu bệnh và chuột đã phá hoại và làm giảm đáng kể sản lượng lúa gao của nước ta, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, vì vậy trong thời gian tới cần triển khai một cách sâu rộng các biện pháp phòng ngừa và tiêu diệt các nhân tố ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất nói trên để có thể giữ vững và làm tăng năng suất lúa trong những năm tới. Bên cạnh đó thì công tác BVTV cũng cần được sự quan tâm đúng mức hơn.  Công tác thu hoạch và chế biến: Đây là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất, cây lúa khi đã kết thúc thời kỳ sinh trưởng và phát triển của mình khi hạt lúa đã chín thì tiến hành thu hoạch, thời điểm thu hoạch cũng có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng, nếu thu hoạch quá sớm khi hạt lúa chưa chín hết thì sẽ làm tăng tỷ lệ hạt non hạt lem lép do chưa chín ngược lại nếu thu hoạch khi hạt lúa quá chín thì sẽ làm cho hạt lúa dễ bị rơi rụng trong công tác vận chuyển thu hoạch. Trong công tác thu hoạch cũng cần chon thời điểm nắng nhiều để thuận tiện cho công tác phơi để tránh thất thoát lúa do thời tiết. 1.3.2. Các yếu tố kinh tế_xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa  Thị trường tiêu thụ: Bất kỳ một hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dịch vụ nào cũng chịu sự tác động qua lại của cung cầu trên thị trường. Sự thay đổi của cung cầu thi trường dịch vụ hàng hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ chế hình thành giá từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng hóa dịch vụ đó. Trên thị trường lúa gạo cũng vậy một thị trường lúa gạo được ổn định, giá cả được giữ ở mức cao sẽ khuyến khích người dân tham gia sản xuất, đầu tư thâm canh để đem lại hiệu quả cao và ngược lại. 8  Chính sách của nhà nước: Các chính sách thể chế cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của người dân. Một chính sách thông thoáng trong việc vay vốn tiếp cận khoa học kỹ thuât, kỹ thuật sản xuất..sẽ làm cho người dân mạnh dạn hơn trong việc đầu tư đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nâng cao hiệu suất lao động, mở rộng diện tích..  Tập quán canh tác: Nhìn chung tập quán canh tác sản xuất lúa của người dân ta lâu nay vẫn còn mang tính lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của ông cha từ xa xưa để lại ít áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, sản xuất vẫn chưa bắt kịp với xu thế chung của thế giới. 1.4. Phương pháp và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình điều tra chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:  Phương pháp điều tra phỏng vấn: Đề tài mang tính thực tiễn do đó chúng tôi đã tiến hành điều tra các hộ sản xuất lúa tại 3 xã Nam Thái, Nam Nghĩa và Nam Tân.  Phương pháp phân tổ và phân tích thống kê: Dùng để chọn mẫu, phân tích và đánh giá số liệu.  Phương pháp toán kinh tế: Sử dụng để tiến hành đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động. Phương pháp thu thập số liệu a. Số liệu thứ cấp: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới, ở Việt Nam, tỉnh Nghệ An và báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp huyện Nam Đàn b. Số liệu sơ cấp: Chọn đại diện xã Nam Thái, Nam Nghĩa và Nam Tân đại diện cho 3 loại địa hình miền núi, đồng bằng và bán sơn địa.  Thiết kế mẫu điều tra  Chọn đối tượng điều tra: Chọn ngẫu nhiên 90 hộ sản xuất lúa tại 3 xã để điều tra. Trong đó xã Nam Thái 30 hộ, Nam Nghĩa 30 hộ và Nam Tân 30 hộ.  Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn hộ đối với 90 hộ đã chọn. Phương pháp tổng hợp Tổng hợp tất cả các số liệu có liên quan đến kỹ thuật sản xuất , tổng hợp tất cả các phiếu điều tra để xem xét đánh giá chi phí sản xuất tình hiệu quả của sản xuất lúa trên địa bàn huyện. 9 Phương pháp phân tích  Thống kê kinh tế: Số liệu thu thập được từ các phiếu điều tra được hệ thống hóa thành các bảng biểu các chỉ tiêu khác nhau nhằm phân tích đánh giá thực trạng cũng như hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn.  So sánh các chỉ tiêu giữa các nhóm hộ ở miền núi, đồng bằng và bán sơn địa nhằm đánh giá tình hình sản xuất lúa ở địa phương. Tính toán chi phí sản xuất, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng…  Phân tổ các số liệu theo các tiêu thức khác nhau nhằm đánh giá cũng như xác định nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn. 1.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Các chỉ tiêu đầu vào của sản xuất lúa  Lượng giống, phân bón: bquân/sào  Công lao động: bquân/sào Các chỉ tiêu đầu ra : - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả:  Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả đã mang lại cho bà con nông dân trong một khoảng thời gian nhất định. GO = ∑Qi x Pi Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm Pi là giá của sản phẩm tương ứng  Giá trị gia tăng (VA): chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích gieo trồng. VA = GO – IC Trong đó: GO là giá trị sản xuất IC là chi phí trung gian Chi phí trung gian(IC): là chỉ tiêu bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ thuê mua ngoài không kể khấu hao tài sản cố định và lao động gia đình. Các chỉ tiêu hiệu quả VA/IC: Giá trị tăng thêm trên chi phí trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một 10 đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm trong kỳ. GO/IC: Giá trị sản xuất trên chi phi trung gian, chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí trung gian có thể tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất trong kỳ. 1.6. Cơ sở thực tiễn 1.6.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới Theo thống kê của FAO(2010), diện tích canh tác lúa trên thế giới năm 2009 là 156,95 triệu ha, năng suất bình quân đạt 415 tấn/ha tổng sản lượng lúa toàn thế giới là 651,71 triệu tấn. Trong dó Châu Á là khu vực sản xuất lúa chủ yếu của thế giới với tổng sản lượng là 591,71 triệu tấn chiếm 90,79%. Tiếp theo là Châu Mỹ 32,85 triệu tấn (5,04%), Châu Âu là khu vực có diện tích cũng như sản lượng lúa thấp nhất với tổng diện tích 0,6 triệu ha và sản lượng 3,49 triệu tấn. Các nước có sản lượng lúa nhiều nhất thế giới năm 2009 là Trung Quốc 187,04 triệu tấn, kế đến là Ấn Độ 141,13 triệu tấn, thứ ba là Indonesia 57,04 triệu tấn, sản lượng lúa của Việt Nam là 38,87 triệu tấn. Theo dự báo thì trường gạo toàn cầu năm 2009 ước đạt 30 triệu tấn, trong đó Châu Á xuất khẩu 22,1 triệu tấn chiếm 76,3% sản lương gạo xuất khẩu toàn cầu kế đến là bắc và trung Mỹ 31 triệu tấn (106%), Châu Âu 5,4% với 1,6 triệu tấn, Nam Mỹ 1,2 triệu tấn chiếm 4,2 % và Châu Phi 952 ngàn tấn tương đương 3,3%. Sáu nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm 2009 là Thái Lan 10 triệu tấn chiếm 34,5% tổng sản lượng gạo xuất khẩu, Ấn Độ 4,8 triệu tấn (16,5%), Việt Nam 4,1 triệu tấn (10,6%), Pakistan 1,8 triệu tấn (6,3%) và Trung Quốc 901 nghìn tấn (3,1%). 11 Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa trên thế giới năm 2009 Tên nước Diện tích (triệu Năng suất ha) (tấn/ha) Thế giới 156,95 4,15 651,71 Châu Á 140,30 4,21 591,71 Trung Quốc 29,49 6,34 187,04 Ấn Độ 44,00 3,2 141,13 Indonesia 12,16 4,68 57,04 Bangladest 11,2 3,88 43,5 Thái Lan 10,36 2,69 27,87 Myanmar 8,2 3,97 32,61 Việt Nam 7,39 5,26 38,87 Phillippines 4,25 3,76 16,00 Campuchia 2,54 2,35 5,99 6,63 4,95 32,85 Brazil 2,9 3,81 11,07 Mỹ 1,11 8,05 8,95 Colombia 0,36 6,25 2,25 Ecuador 0,32 4,00 1,30 9,38 2,5 23,48 Nigeria 3,00 1,55 4,67 Guinea 0,78 1,77 1,4 0,6 5,77 3,49 0,23 6,42 1,49 Châu Mỹ Châu Phi Châu Âu Italy Sản lượng (triệu tấn) ( Nguồn: FAO STAT, 2010) 1.6.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam Việt Nam nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương với tổng chiều dài là 1650km, phía Đông giáp biển, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Với địa bàn trải dài trên 15 vĩ độ bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan