Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hiệu quả sản xuất và tình hình tiêu thụ của nông hộ chăn nuôi vịt chạy đồng ở tỉ...

Tài liệu Hiệu quả sản xuất và tình hình tiêu thụ của nông hộ chăn nuôi vịt chạy đồng ở tỉnh hậu giang

.PDF
70
134
99

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1 1.1.Đặt vấn đề......................................................................................................... 1 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................... 2 1.2.Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2 1.2.1.Mục tiêu chung........................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2 1.3. Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu................................................... 3 1.3.1. Kiểm tra giả thuyết .................................................................................. 3 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu .................................................................. 3 1.4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu ........................................................................ 3 1.4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu ................................................................. 3 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 3 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu .................................. 4 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 5 2.1. Phương pháp luận:........................................................................................... 5 2.1.1. Một số khái niệm....................................................................................... 5 2.1.2. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí.................................................... 9 2.1.3. Phương pháp hồi quy tuyến tính ............................................................. 10 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 11 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ....................................................... 11 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 12 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 12 7 Chương 3: TỔNG QUAN TỈNH HẬU GIANG VÀ NGÀNH CHĂN NUÔI GIA CẦM CỦA TỈNH................................................................................................ 13 3.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Hậu Giang ....................................................... 13 3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Hậu Giang.......................................... 13 3.3.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang............................... 14 3.2. Thực trạng về hoạt động chăn nuôi vịt thả đồng ở tỉnh Hậu giang............... 20 3.2.1. Tình hình chung về hoạt động chăn nuôi của tỉnh trong nhưng năm...... 20 3.2.2. Dịch cúm gia cầm.................................................................................... 24 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG VÀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NÔNG HỘ Ở TỈNH HẬU GIANG................................................................................................................. 29 4.1. Thông tin chung về hộ chăn nuôi .................................................................. 29 4.2. Tình hình sản xuất chăn nuôi vịt chạy đồng của nông hộ ở Hậu Giang ...... 31 4.2.1. Tình hình chung....................................................................................... 31 4.2.2. Giống vịt.................................................................................................. 33 4.2.3. Thức ăn .................................................................................................. 33 4.3. Phân tích tình hình tiêu thụ............................................................................ 34 4.3.1. Kênh phân phối ....................................................................................... 34 4.3.2.Thông tin thị trường ................................................................................ 35 4.4. Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt thả đồng lứa đẻ vừa qua năm 2006........... 36 4.4.1. Phân tích chi phí chăn nuôi .................................................................... 36 4.4.2. Phân tích một số tỷ số tài chính thể hiện hiệu quả chăn nuôi ................. 44 Chương 5: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHĂN NUÔI VỊT THẢ ĐỒNG Ở TỈNH HẬU GIANG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 5.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi ............................ 45 5.2. Một số giải pháp ............................................................................................ 47 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 49 6.1. Kết luận ......................................................................................................... 49 6.2. Kiến Nghị ...................................................................................................... 49 8 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1. Số lượng gia súc gia cầm năm 2003 -2005 tỉnh Hậu Giang ................... 16 Bảng 2. Số lượng gia cầm năm 2004-2006 ở tỉnh Hậu Giang ............................. 20 Bảng 3: Bảng phân bố sản lượng vịt năm 2004-2006 ở tỉnh Hậu Giang ............. 22 Bảng 4. Số lượng trứng gia cầm tiêu thụ năm 2004 – 2006 ở tỉnh Hậu Giang.... 23 Bảng 5: Bảng mô tả tình tình hình chung hộ chăn nuôi....................................... 29 Bảng 6: Bảng mô tả tình hình lao động của hộ chăn nuôi ................................... 20 Bảng 7: Bảng mô tả hình thức chăn nuôi ............................................................. 31 Bảng 8: Bảng mô tả số lượng và đặc điểm nuôi................................................... 32 Bảng 9: Mô tả về tiêu thụ trứng và vịt sau khai thác năm 2006........................... 35 Bảng10: Tính giá thành vịt con ............................................................................ 36 Bảng11: Bảng tổng hợp chi phí chăn nuôi vịt con và vịt hậu bị (chưa có lao động nhà quy đổi ra tiền)................................................................ 37 Bảng 12. Bảng tổng hợp chi phí chăn nuôi vịt hậu bị và vịt con bao gồm lao động nhà ................................................................................................... 39 Bảng13: Bảng tổng hợp chi phí chăn nuôi vịt của hộ chăn nuôi vịt gần nhà và hộ chạy đồng (chưa có lao động nhà quy đổi ra tiền)................. 40 Bảng14: Bảng tổng hợp chi phí chăn nuôi vịt của hộ chăn nuôi vịt gần nhà và hộ chạy đồng sang địa phương khác có lao động nhà quy đổi ra tiền ....... 42 Bảng 15: Bảng tính tổng thu nhập của nông hộ năm 2006 .................................. 43 Bảng16: Bảng kết quả chăn nuôi của nông hộ năm 2006 .................................... 43 Bảng 17: Một số tỉ số tài chính............................................................................. 44 9 DANH MỤC HÌNH Trang HÌNH 1: BẢNG ĐỒ TỈNH HẬU GIANG........................................................... 13 HÌNH 2: SỐ LƯỢNG GIA CẦM NĂM 2004-2006 Ở TỈNH HẬU GIANG ..... 21 HÌNH 3: BIỀU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU SẢN LƯỢNG GIA CẦM NĂM 2006 Ở TỈNH HẬU GIANG..................................................................... 22 HÌNH 4: HÌNH THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG TRỨNG GIA CẦM TIÊU THỤ NĂM 2004-2006 Ở TỈNH HẬU GIANG........................................ 23 HÌNH 5: SƠ ĐỒ BIỂU DIỄN KÊNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ......................... 34 10 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.1. Sự cần thiết của đề tài Chăn nuôi vịt rất phổ biến ở miền Nam nước ta, nhiều nhất là ở đồng bằng Sông Cửu Long nghề chăn nuôi này đã tận dụng nhiều thức ăn thiên nhiên (tép, cua, ốc, côn trùng, bọ rầy,…) để sản xuất ra thịt, trứng, lông cung cấp cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Đồng thời đó là một ngành chăn nuôi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ít mà vẫn thu lãi nhanh và có năng xuất lao động cao. Hơn nữa, có thể nói nước ta là một nước có một tiềm năng thiên nhiên phong phú như: điều kiện sinh thái của nước ta thuận lợi, diện tích mặt nước lớn, hệ thống sông ngòi, đầm, ao, hồ,…tương đối dày đặt mà điều đó chỉ có đồng bằng Sông Cửu Long là chiếm ưu thế hơn hết trong cả nước, đó chính là điều kiện thiết yếu và thuận lợi nhất của viêc nuôi vịt chạy đồng. Hiện nay nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào việc chăn nuôi vịt như có nhiều giống mới ngoại nhập và nó thích nghi rất tốt, có điều kiện tạo con lai năng xuất cao, có chính sách khuyến khích chăn nuôi phát triển, sản lượng lúa, hoa màu lương thực tăng là yếu tố cơ bản thúc đẩy chăn nuôi vịt phát triển. Nước ta có điều kiện rất tốt để phát triển nghành chăn nuôi vịt nhất là vịt chạy đồng. Thế nhưng trong những năm gần đây dịch cúm gia cầm xảy ra đã làm chết hàng loạt và thiêu hủy số lượng vịt lớn, sản phẩm không tiêu thụ được. Nông dân khắp nơi nói chung và nông dân tỉnh Hậu Giang nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều nông dân đã mất trắng và lâm vào cùng cực. Mặt dù chính quyền địa phương và các nhà hoạch định chính sách đã có những giải pháp khắc phục nhưng vẫn chưa đáng kể vì thiếu luận cư khoa học. Cho nên, những nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và giải pháp khắc phục là cần thiết. Đồng thời phải làm gì để đạt được hiệu quả trong chăn nuôi. Do đó em chọ đề tài “Hiệu quả sản xuất và tình hình tiêu thụ của nông hộ chăn nuôi vịt chạy đồng ở tỉnh Hậu Giang”. Nhằm đánh giá xem nghề chăn 11 nuôi vịt thả đồng có đạt hiệu quả không? Và tìm ra giải pháp khắc phục cũng như việc phòng chống dịch cúm hữu hiệu. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Dịch cúm gia cầm là đại dịch lây lan rất nhanh đáng lo ngại là có thể lây lan sang người. Từ khi xảy dịch cúm đến nay đã làm thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế. Tỉnh Hậu Giang là một trong những nơi bùng phát dịch bệnh. Đại dịch này không những ảnh hưởng đến những hộ chăn nuôi, mà còn ảnh hưởng cả người phân phối và người tiêu dùng. Đối với người phân phối và người tiêu dùng, nếu họ phân phối và tiêu dùng phải những gia cầm bị nhiễm bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người cũng như với chính bản thân họ. Còn đối với người sản xuất hay nói cách khác chính người chăn nuôi, từ khi xảy ra dịch cúm gia cầm đến nay họ bị thiệt hại rất lớn: gia cầm bị chết hàng loạt và bị thiêu hủy, nhưng họ vẫn tiếp tục sản xuất vì đó là ngành chính của họ vì thế mà sản phẩm vẫn tiếp tục làm ra mà người tiêu dùng ngại sử dụng do vậy dẫn đến sự thất thu ở người sản xuất,… Từ đó mà đời sống của người chăn nuôi đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hiện nay có một số nghiên cứu về vắc xin phòng ngừa cúm gia cầm như ở các nước Trung Quôc, Mỹ,…Nhưng cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về “Hiệu quả sản xuất và tình hình tiêu thụ của nông hộ chăn nuôi vịt chạy đồng” từ đó đề xuất hướng đi cho nghành chăn nuôi vịt. Vì vậy, nay em chọn đề tài này nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả để giúp các nông hộ chăn nuôi gia cầm cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống đồng thời củng cố và phát triển ngành chăn nuôi vịt nhất là chăn nuôi vịt chạy đồng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả chăn nuôi vịt chạy đồng, tình hình tiêu thụ và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi vịt thả đồng của các nông hộ ở Hậu Giang nhằm xác định cơ sở khoa học để đưa ra định hướng và các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ™ Đánh giá thực trang hoạt động chăn nuôi của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. 12 ™ Phân tích hiệu quả tài chính của hoạt động chăn nuôi vịt thả đồng tại địa ban nghiên cứu. ™ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của nông hộ ™ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi ™ Đề xuất giải pháp để giúp nông hộ nâng cao hiệu quả chăn nuôi vịt. 1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Kiểm tra giả thuyết ¾ Giả thuyết 1: Lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi vịt con và vịt hậu bị; thả gần nhà và vừa thả gần nhà vừa chạy đồng sang địa phương khác là như nhau. Kiểm định thực tế lợi nhuận của họ có bằng nhau không ¾ Giả thuyết 2: Các nhân tố khác không ảnh hưởng đến lợi nhuận Kiểm định có nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu: Tình hình chăn nuôi của nông hộ như thế nào? Nông hộ chăn nuôi có đạt hiệu quả không? Tình hình tiêu thụ sản phẩm ra sao? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chăn nuôi vịt chạy đồng? Cần có giải pháp gì để chăn nuôi đạt hiệu quả? 1.4. PHAM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Hiệu quả chăn nuôi và tình hình tiêu thụ của nông hộ chăn nuôi vịt lấy trứng dưới hình thức chạy đồng ở tỉnh Hậu Giang. 1.4.2. Giới hạn vùng nghiên cứu Thị xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang 1.4.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu Thời gian bắt đầu từ tháng 2/2007. Thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2004 đến 2006. 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu Nông hộ chăn nuôi vịt chạy đồng ở thị xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang. 13 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Mai Văn Nam, 2003; “Economic inefficency and its determinants in the pig industry in south Vietnam”, UPLB, the Philipines; phương pháp hàm lợi nhuận chuẩn hóa (normalized profit function), và hàm profit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố thể chế và chính sách có tác động đến hiệu quả sản xuất và tiêu thụ ngành hàng heo thịt ở Việt Nam (Đông và Tây Nam Bộ). Mai Văn Nam, 2004; “Thị trường nông sản và các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở đồng bằng Sông Cửu Long: Trường hợp sản phẩm heo ở Cần Thơ”, VNRP, chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan; phương pháp phân tích SCP và mô hình Profit được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy chăn nuôi heo ở qui mô nhỏ hộ gia đình có hiệu quả thấp hơn qui mô lớn tập trung và các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn chế biến sản phẩm và các thể chế chính sách có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nguyễn Thanh Phương, Lê Xuân Sinh, Nguyễn Thanh Toàn, 2004; “Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở vùng nông thôn sâu-ngập lũ đồng bằng Sông Cửu Long nhằm cải thiện đời sống của nông hộ và tăng cường sự hợp tác của nông dân”, phương pháp phân tích chi phí-lợi ích (CBA) và so sánh mô hình sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu; kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình lúa-cá có hiệu quả và phù hợp trong điều kiện ngập lũ ở đồng bằng Sông Cửu Long. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm chung về hộ - Là gia đình coi như một đơn vị chính quyền - Là đơn vị những người cùng ăn ở với nhau - Là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công. Theo Liên hiệp quốc: hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ. Tại cuộc Hội thảo quốc tế lần thứ tư về quản lý nông hộ tại Hà Lan năm 1980, các đại biểu nhất trí rằng: hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Giáo sư Mc.Gee, Giám đốc Viện Nghiên cứu châu A thuộc Đại học tổng hợp British Columbia nêu quan niệm: hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở chung trong một mái nhà, ăn chung một măm cơm và có chung một ngân quỹ. Như vậy, hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ. 2.1.1.2. Khái niệm nông hộ Hộ nông dân là hình thức tổ chức sản kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của thành viên trong hộ. [trích giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, PGS.TS.Trần Quốc Khánh, Tr64]. 2.1.1.3. Khái niệm kinh tế nông hộ a) Kinh tế hộ gia đình là một kiểu tổ chức kinh tế đặc thù của nông dân nông nghiệp. 15 b) Trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất của nó luôn bị hạn chế ở lao động thủ công hay cơ bắp là chính, các công cụ sản xuất, chủ yếu được sử dụng một cách cá nhân. c) Đặc trưng kinh tế cơ bản của nó là tự cung tự cấp, hay chỉ dựa vào sức lao động gia đình và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của cả hộ gia đình như một tổng thể, không hạch toán khả năng sản xuất hay nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân. d) Do tính chất và trình độ phát triển sản xuất còn tự cung tự cấp, mục tiêu kinh tế chủ yếu của kinh tế hộ gia đình là tái sản xuất của cá nhân cả về mặt thể chất (chỉ đề cao giá trị sử dụng) lẫn mặt xã hội (xã hội hóa cá nhân trong các quan hệ bị quyết định bởi cộng đồng). e) Do sự đồng nhất giữa đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng, tổ chức kinh tế hộ gia đình cũng đồng nhất với tổ chức hộ gia đình như một kiểu tổ chức xã hội đặc thù, bị chi phối đồng thời bởi các quan hệ sản xuất và các quan hệ chính trị (tổ chức đời sống cộng đồng). [Trích “Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nguyễn Đức Truyền, tr26]. 2.1.1.4. Hiệu quả sản xuất Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên qua đến một vài chỉ tiêu cụ thể. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cập đến ba nội dung cơ bản đó là: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối. Hiệu quả kinh tế: Tiêu trí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá tri. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì sẽ không hiệu quả. Trong một số trường hợp, hiệu quả kinh tế sẽ trở thành không hiệu quả khi đánh giá theo những tiêu chí khác nhau. Hiệu quả kỹ thuật: Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. 16 Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần nhất hay nói các khác nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt được cao nhất. 2.1.1.6. Khái niệm về biến phí (variable cost) Một khoản mục được xem là chi phí khả biến khi căn cứ ứng xử của nó biến động thì tính theo tổng số tiền nó thay đổi theo, còn tính theo một đơn vị căn cứ ứng xử của nó lại không thay đổi. Nói cách khác biến phí là những mục chi phí thay đổi tỉ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị. Đối với chăn nuôi vịt chạy đồng thì biến phí bao gồm: chi phí thuê lao động (lao động thuê và lao động gia đình), chi phí con giống, chi phí thức ăn, thuốc thú y, chi phí chuyển đồng, chi phí thuê đồng… 2.1.1.7. Khái niệm về định phí (fixed cost) Định phí là những mục chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động của đơn vị. Nếu xét trên tổng chi phí, định phí không thay đổi, ngược lại nếu quan sát chúng trên một đơn vị mức độ hoạt động, định phí tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy dù doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí; ngược lại khi doanh nghiệp gia tăng mức động hoạt động thì định phí trên một mức độ hoạt động sẽ giảm dần. Theo định nghĩa này thì định phí trong chăn nuôi vịt thả đồng gồm: chi phí công cụ dụng cụ dùng làm chồng và dụng cụ thu hoạch, chi phí lãi vay, chi phí vận chuyển con giống. 2.1.1.8. Chi phí hỗn hợp (mixed cost) Chi phí là những mục chi phí bao gồm các yếu tố biến phí và định phí pha trộn lẫn nhau. 2.1.1.9. Chi phí cơ hội (opportunity cost) Chi phí cơ hội có thể định nghĩa là một nguồn thu tiềm tàng bị mất đi hay phải hy sinh để lựa chọn, thực hiện một hành động này để thay thế một hành động khác. 17 Chi phí cơ hội của lao động: trong sản xuất nông nhiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng, lao động được chia làm lao động thuê và lao động gia đình. Đánh giá chi phí cơ hội của lao động có thể dựa vào năng suất biên của lao động. Một số nghiên cứu đề nghị sử dụng giá lao động trên thị trường cũng là chi phí cơ hội của lao động (Thái Anh Hòa, 1993). Theo Nguyễn Thị Cành (2002) sử dụng mức lương của lao động không có tay nghề ở các khu công nghiệp như là chi phí cơ hội trong sản xuất nông nghiêp. Trong luận văn này chi phí cơ hội của lao động (lao động thuê và lao động gia đình) được tính bằng giá thuê lao động trong chăn nuôi. Chi phí cơ hội của vốn: Theo Nguyễn Thị Cành (2002) thì chi phí cơ hội của vốn bằng lãi suất cho vay trên thị trường. Thái Anh Hòa (1993) sử dụng lãi suất chính thức được điều chỉnh lạm phát như là chi phí cơ hội của vốn. Trong nghiên cứu này, chi phí cơ hội của vốn được tính bằng lãi suất cho vay của ngân hang ở vùng nông thôn. 2.1.1.10. Các chỉ tiêu tài chính Doanh thu (P): Tổng số trứng x Giá bán + Số con x Tỉ lệ hao hụt x Giá bán Doanh thu bao gồm doanh thu từ bán trứng và bán vịt sau khai thác. Doanh thu một trứng: Doanh thu/Tổng số trứng Biến phí một trứng: Tổng biến phí/Tổng số trứng Định phí một trứng: Tổng định phí/Tổng số trứng Trong đó: Tổng số trứng: Tổng số con x Tỉ lệ đẻ x Số ngày đẻ Lợi nhuận tài chính: Doanh thu một trứng – Định phí một trứng – Biến phí một trứng. Để đánh giá hiệu quả chăn nuôi trong luận văn này đề cập đến một số tỉ số tài chính sau: + Tỷ số thu nhập ròng và tổng số ngày công lao động nhà. Kết quả của tỷ số này là thu nhập ròng trung bình/ngày sẽ so sánh với chi phí làm thuê tại địa phương để biết được việc chăn nuôi vịt chạy đồng có đạt hiệu quả hơn là đi làm thuê tại địa phương hay không. A =TNR/Tổng số ngày công lao động 18 + Tỷ số thu nhập ròng trên tổng doanh thu sẽ cho chúng ta biết trong 100 đồng doanh thu thu được thì hộ sẽ nhận được bao nhiêu đồng thu nhập. B = TNR/Tổng doanh thu + Tỷ số thu nhập ròng trên chi phí lao động nhà quy đổi thành tiền sẽ cho chúng ta biết thu nhập ròng thu được có bù đắp chi phí công lao động nhà hay không. C = TNR/Chi phí lao động nhà quy đổi thành tiền + Doanh thu/chi phí đo lường tổng số tiền thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư. D = Doanh thu/Tổng chi phí + Lợi nhuận/chi phí đo lường lợi nhuận của hộ thu được khi bỏ ra 1 đồng chi phí đầu tư. E = Lợi nhuận/Tổng chi phí. 2.1.2. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí Phân tích lợi ích - chi phí là một phương pháp đánh giá sự mong muốn tương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội. Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực sự mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để đạt được lợi ích đó. Phương pháp lợi ích – chi phí được sử dụng trong luận văn chính là so sánh giữa các chi phí mà hộ chăn nuôi sử dụng trong chăn nuôi với lợi nhuận (hay lợi ích) mà hộ chăn nuôi nhận được trong một lứa nuôi, để từ đó tìm ra được sự lựa chọn tối ưu cho việc chăn nuôi (nếu lợi ích thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì khuyến khích các hộ chăn nuôi tiếp tục chăn nuôi, ngược lại thì đề ra các giải pháp khắc phục để nâng cao lợi ích). 2.1.3. Phương pháp hồi quy tuyến tính Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó (chẳng hạn như lợi nhuận/con), chọn những nhân 19 tố ảnh hưởng có ý nghĩa, từ đó phát huy các nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu. Phương trình hồi quy có dạng: Y = β0 + β1X1 + β2 X2+…+βk Xk Trong đó: Y là biến phụ thuộc. Xi (i=1, 2, …, k) là các biến độc lập. Trong đề tài này: Y là lợi nhuận trên một trứng vịt. X1 là chi phí thức ăn tạo ra một trứng X2 là chi phí lao động gia đình trên một trứng X3 là chi phí thuê đồng trên một trứng X4 là chi phí bán vịt sau khai thác. X5 là tỉ lệ đẻ trứng. Các tham số β0, β1…, βk được tính toán bằng phần mềm Excel. Kết quả in ra từ phần mền Excel có các thông số sau: - Multiple R: hệ số tương quan bội (Multiple correlation corfficient), nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập X, R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ. - Hệ số xác định R2 (Multiple corfficient of determination): tỷ lệ (%) biến độc lập của Y được giải thích bởi các X i . - Hệ số xác định đã điều chỉnh R2: Hệ số xác định đã điều chỉnh (Adjusted corfficient of determination) dùng để trắc nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa hay không. Khi thêm vào một biến mà R 2 tăng lên thì chúng ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy. - Standar error: sai số chuẩn cả phương trình. - Opservations (n): số mẫu quan xát. - Regression: hồi quy. - df: độ tự do. k: số biến 20 n-k-1 n-1 - SS (sum of squares): Tổng bình phương. - SSR (regresstion sum of squares): Tổng bình phương hồi quy, là đại lượng biến động của Y được giải thích bởi đường hồi quy. - SSE (errer sum of squares): Phần biến động còn lại (còn gọi là dư số): là đại lượng biến động tổng gộp của các nguồn biến động do các nhân tố khác gây ra mà không hiện diện trong quy mô hồi quy và phần biến động ngẫu nhiên. - SST (total sum of squares): Tổng biến động của Y. SST =SSR +SSE - SSR càng lớn, mô hình hồi quy có độ tinh cậy cao trong việc giải thích biến động của Y. Tỷ số F = MSR/MSE trong bảng kết quả: dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α. Tuy nhiên, cũng trong bảng kết quả ta có giá trị Significance F, giá trị này cho ta kết luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α nào đó, và giá trị Sig.F cũng là cơ sở để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 trong kiểm định bao quát các tham số của mô hình hồi quy. Nói chung F càng lớn, khả năng bác bỏ giả thuyết H0 càng cao - giả thuyết H0 cho rằng tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0, nghĩa là các biến độc lập (Xi) không liên quan tuyến tính tới biến phụ thuộc Y. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Chọn vùng bị ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, Từ năm 2004 đến nay Hậu Giang xảy ra bốn đợt cúm với tổng số thiệt hại là 274.884con. Hậu Giang có số lượng nông hộ chăn nuôi vịt thả đồng lớn.Tổng số vịt năm 2006 là 1.742.308 con trong đó Vị Thanh 84.060 con, Vịt Thủy 397.227con. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 21 ƒ Số liệu thứ cấp: thu thập trong 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006 tại các cơ quan có liên quan. ƒ Số liệu sơ cấp: thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn các hộ chăn nuôi vịt thả đồng, số mẫu thực tế điều tra là 40 mẫu. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ƒ Mục tiêu 1: Sử dụng số liệu thứ cấp, thống kê mô tả để mô tả thực trạng nghề chăn nuôi vịt thả đồng tại địa bàn nghiên cứu ƒ Mục tiêu 2: phân tích lợi ích chi phí, phân tích Externality. ƒ Mục tiêu 3: sử dụng kênh phân phối. ƒ Mục tiêu 4: Dùng phương pháp phân tích hồi qui nhiều chiều. ƒ Mục tiêu 5: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT. 22 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN TỈNH HẬU GIANG VÀ NGÀNH CHĂN NUÔI GIA CẦM CỦA TỈNH 3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH HẬU GIANG 3.3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên tỉnh Hậu Giang Hậu Giang là tỉnh được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ (nay là TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang) đến nay đã được trên 3 năm, là một địa phương có nhiều tiềm năng về nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. HÌNH 1: BẢNG ĐỒ TỈNH HẬU GIANG (Nguồn: www.gov.haugiang.vn) 3.3.1.1. Vị Trí địa lý Tỉnh Hậu Giang nằm về phía Nam sông Hậu, thuộc vùng trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long. Thị xã Vị Thanh Cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía nam. Tính đến năm 2007, Hậu Giang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, có 67 xã phường và thị trấn bao gồm: TX Vị Thanh, TX Ngã Bảy; huyện Châu Thành; huyện 23 Châu Thành A; huyện Phụng Hiệp; huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ, với tọa độ địa lý như sau: + Từ 9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ Bắc. + Từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh độ Đông. Địa giới hành chính tiếp giáp 6 tỉnh: phía Bắc giáp TP. Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng. 3.3.1.2. Điện tích Diện tích tự nhiên là 160.722 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam. Trong đó diện tích rừng: 3.604,62 ha; diện tích đất trồng lúa, màu: 86.516,32 ha; diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả: 23.940,17 ha; diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: 121,48 ha. 3.3.1.3. Địa hình Hậu Giang thuộc đồng bằng sông Cửu Long, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. 3.3.1.4. Thời tiết Hậu Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. 3.3.1.5. Thủy văn, sinh vật Tỉnh Hậu Giang có sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Hậu Giang có 3.604,62 ha rừng tràm, hơn 71 loài động vật cạn và 135 loài chim. Hệ thực vật của vùng đất ngập nước ở Hậu Giang rất đa dạng, nhưng chủ yếu được trồng cây lúa và cây ăn trái. 3.3.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang 3.3.2.1. Dân số Dân số: tổng số dân toàn tỉnh là 781.005 người, trong đó: Nam: 383.395 người; nữ: 397.610 người; Người kinh: chiếm 96,44%; Người Hoa: chiếm 1,14%; Người Khơ-me: 2,38%; Các dân tộc khác chiếm 0,04%. Khu vực thành thị: 119.013 người; nông thôn: 661.992 người. 24 Lao động: tỉnh Hậu Giang có tổng số 516.771 người. Trong đó, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế: 415.048 người; lao động dự trữ: 101.723 người. Mức tăng từ 1,07 – 1,11%/năm. Sự gia tăng dân chủ yếu là tăng cơ học. dân thành thị là 181.749 người, chiếm 23%. Số dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4%. 3.3.2.2. Thành tựu kinh tế xã hội Mức tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2004 - 2006 khoảng 11%/năm (mức tăng bình quân của tỉnh thời kỳ 2001 - 2003 là 9,55%, ĐBSCL 9%, cả nước 8%), đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là mức tăng thuộc loại khá cao so các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Cụ thể: năm 2004 tăng 10,8%, năm 2005 tăng 11,1% và năm 2006 mức tăng trưởng tiếp tục ở mức cao trên 11%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP. Tỷ trọng khu vực I chiếm 41,2% (2000: 51,3%); khu vực II chiếm 29,2% (2000: 26,2%); khu vực III chiếm 29,6% (2000: 22,5%). Thu nhập bình quân đầu người 7,4 triệu đồng/người (2003: 3,5 triệu), quy tương đương 463 USD/người. 3.3.2.3. Hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật a) Hệ thống giao thông Tỉnh Hậu Giang có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện nối liền các mạch giao thông với các tỉnh ĐBSCL nên có khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh vùng Nam Sông Hậu và cả vùng ĐBSCL. Đặc biệt tuyến đường bộ nối thị xã Vị Thanh, thị trấn Một Ngàn và thành phố Cần Thơ là cầu nối quan trọng giữa thành phố Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu, sẽ tạo đà phát triển, giao lưu hàng hóa giữa Hậu Giang và các tỉnh trong khu vực. b) Hệ thống điện, nước, bưu điện Tỉnh đang triển khai xây dựng hệ thống điện, nước, bưu chính, viễn thông cho trung tâm tỉnh lỵ và các cụm thị trấn, thị tứ huyện xã... Đồng thời gắn với quy hoạch đô thị và xây dựng nông thôn mới: Thị xã Vị Thanh quy hoạch theo hướng đô thị loại 25 III, phát triển dọc theo Kinh Xáng Xà No (2 hướng Đông Bắc và Tây Nam) và phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh tỉnh lỵ Vị Thanh. 3.3.2.3. Nông nghiệp Tổng diện tích lúa năm 2005 là: 228.440 ha, với năng suất bình quân 5,1 tấn/ha, sản lượng ước đạt 1.169.234 tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP chiếm rất cao, trên 50% (trên 85% dân số lao động trong nông nghiệp) BẢNG 1. SỐ LƯỢNG GIA SÚC GIA CẦM NĂM 2003-2005 TỈNH HẬU GIANG Đơn vị tính: con Chỉ tiêu 2003 2004 Trâu Bò Lợn Gia cầm 5.150.000 2005 951 1.200 1.600 2.500 181.030 175.000 2.303.000 1.750.000 (Niên giám thống kê) Năm 2004, toàn tỉnh có 181.030 con heo, 951 con trâu, có 8.223 ha diện tích nuôi trồng thủy sản trong đó có 169 ha nuôi tôm. Sản lượng đạt 19.983 tấn, đạt 130% kế hoạch. Trong năm 2005, tỉnh có số lượng heo giảm 6.030 con so với năm 2004 do ảnh hưởng của bệnh long mồm lở mống, do dịch cúm gia cầm bùng phát nên số lượng gia cầm giảm 553 con so với năm 2004. Năm 2005 số lượng trâu tăng 249 con, bò tăng 900 con. 3.3.2.4. Công nghiệp Hậu Giang có 2.208 cơ sở sản xuất kinh doanh, tổng số lao động 15.062 người. Có năm doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn: Cty mía đường, Cafatex, Cty TNHH chế biến thủy sản Việt Hải, Cty TNHH chế biến thủy sản Phú Thạnh với doanh thu của năm doanh nghiệp này đạt 2.330.910 triệu đồng. 26
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan