Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của thạch lam và rabindra...

Tài liệu Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của thạch lam và rabindranath tagore

.PDF
99
150
132

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– VI THỊ THỎA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM VÀ RABINDRANATH TAGORE LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––– VI THỊ THỎA HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM VÀ RABINDRANATH TAGORE Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG THỊ THẬP THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Vi Thị Thỏa Xác nhận của người hướng dẫn khoa học Xác nhận của khoa chuyên môn TS. Hoàng Thị Thập i LỜI CẢM ƠN Bằng tình cảm trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn cô giáo, TS. Hoàng Thị Thập đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa học này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Vi Thị Thỏa ii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................................. i Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii Mục lục ........................................................................................................................ iii Danh mục các bảng ....................................................................................................... iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................11 6. Dự kiến đóng góp của luận văn ...........................................................................11 7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................11 Chương 1: THẠCH LAM VÀ R.TAGORE: THỜI ĐẠI - NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT ...........................................................................12 1.1. Thời đại .............................................................................................................12 1.1.1. Xã hội .........................................................................................................12 1.1.2. Văn hóa .......................................................................................................15 1.2. Cuộc đời, sự nghiệp của Thạch Lam và R.Tagore ............................................20 1.2.1. Cuộc đời, con người ...................................................................................20 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác ......................................................................................25 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................34 Chương 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA THẠCH LAM VÀ R.TAGORE NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ...................................................................................35 2.1. Nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore ....35 2.1.1. Khái niệm nhân vật và hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn học ........35 2.1.2. Nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore ....37 2.2. Hình tượng nhân vật phụ nữ .............................................................................44 iii 2.2.1. Phụ nữ - hiện thân của vẻ đẹp tự nhiên ......................................................44 2.2.2. Phụ nữ và khát vọng hạnh phúc .................................................................48 2.2.3. Phụ nữ - hiện thân của bi thương ............................................................... 51 2.3. Hình tượng nhân vật trẻ em ..............................................................................55 2.3.1. Trẻ em - hiện thân của sự trong sáng .........................................................55 2.3.2. Trẻ em - hiện thân của sự bất hạnh ........................................................... 57 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................60 Chương 3: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ R.TAGORE NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC THỂ HIỆN ..............................................................................61 3.1. Ngoại hình của nhân vật....................................................................................61 3.1.1. Những chân dung ngoại hiện hoàn chỉnh ...................................................61 3.1.2. Những chân dung ngoại hiện không hoàn chỉnh ........................................64 3.2. Tâm lý của nhân vật .......................................................................................... 66 3.2.1. Chân dung tâm lý hoàn chỉnh .....................................................................66 3.2.1. Những mảnh vỡ tâm lý ...............................................................................69 3.3. Giọng điệu kể chuyện .......................................................................................74 3.3.1. Giọng điệu thương cảm ..............................................................................74 3.3.2. Giọng điệu trân trọng .................................................................................79 3.3.3. Giọng điệu triêt lý.......................................................................................82 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................85 KẾT LUẬN .................................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................89 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khảo sát nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam ...........37 Bảng 2.2: Khảo sát nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của R.Tagore ........40 iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thạch Lam (1910 - 1942) là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 - 1945. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tỏa sáng nhất nhóm Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên, khác các nhà văn Tự lực văn đoàn, Thạch Lam tìm cho mình một hướng đi riêng: kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và lãng mạn. Hướng đi ấy thể hiện bản lĩnh, cá tính của một cây bút giàu tính nhân văn, một tâm hồn nhạy cảm, một văn phong trong sáng, tinh tế. Đóng góp của Thạch Lam khá khiêm tốn về số lượng, nhưng ông đã để lại di sản văn học quý báu ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký. Làm nên tên tuổi của nhà văn là truyện ngắn. Những tác phẩm của ông không chỉ khẳng định sự nghiệp của một nhà văn mà còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển của văn học Việt Nam. Ngòi bút Thạch Lam luôn hướng về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn chân thành. Khung cảnh thường thấy trong các truyện ngắn của ông là những vùng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn, những khu ngoại ô nghèo khổ, buồn vắng... Trong khung cảnh ấy, nhân vật hiện ra với vẻ thảm đạm, lầm than đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Họ không chỉ là hình ảnh nổi bật mà đã trở thành những hình tượng trong tác phẩm. Qua đó, người đọc cảm nhận được thế giới hiện thực, thấu hiểu được nhân sinh quan của nhà văn. Nhờ thế, dù truyện ngắn của Thạch Lam ra đời đã hơn 50 năm vẫn luôn hấp dẫn người đọc và giới nghiên cứu. Rabindranath Tagore (1861 - 1941) là hiện tượng kiệt xuất của văn học Ấn Độ thế kỷ XX. Sau khi nhận giải Nobel văn học năm 1913, tên tuổi của R.Tagore được cả thế giới biết đến. Ông thuộc số không nhiều những vĩ nhân mà tự bản thân họ đã trở thành biểu tượng cho năng lực sáng tạo của con người trên trái đất. Suốt cuộc đời cầm bút miệt mài, ông đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm nhiều thể loại: thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn... lĩnh vực nào ông cũng thành công xuất sắc. Riêng truyện ngắn, với hơn 100 tác phẩm, ông được xem là bậc thầy của thể loại truyện ngắn thế kỷ XX. Gần giống Thạch Lam, truyện ngắn của R.Tagore viết về nhiều đề tài nhưng ám ảnh nhiều nhất với độc giả là những truyện viết về phụ nữ, trẻ em. Sinh ra trong một gia đình quý tộc, nhưng ông đã nhìn cuộc sống của họ không phải bằng sự hiếu kỳ mà bằng sự quan tâm và mối thiện cảm đặc biệt của một “nhà nhân đạo chủ nghĩa”. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về R.Tagore nhưng chủ yếu 1 nghiên cứu về thơ và tiểu thuyết. Các công trình nghiên cứu truyện ngắn chưa nhiều nên đây vẫn còn là mảnh đất giàu tiềm năng để tiếp tục khai thác. Đến với truyện ngắn của R.Tagore, người đọc bắt gặp ở đó những thân phận phụ nữ bất hạnh, những đứa trẻ không có được niềm vui dù là nhỏ nhất. Những nhân vật ấy không chỉ phản ánh hiện thực của một thời mà còn gợi bao ý nghĩa về thân phận con người nói chung. Nghiên cứu hình tượng phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn R.Tagore sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn diện hơn về thiên tài vĩ đại này. 1.2. Văn học so sánh là tên gọi một hệ phương pháp luận, không chỉ cho phép người nghiên cứu so sánh các hiện tượng văn học ở các quốc gia khác nhau theo quan hệ giao lưu mà còn có thể so sánh văn học theo quan hệ tương đồng. Ấn Độ và Việt Nam là hai quốc gia Châu Á. Dù có rất nhiều khác biệt nhưng cũng có những điểm gần giống nhau. Văn học hiện đại của hai nền văn học đều có cơ sở xã hội là những nước thuộc địa của các đế quốc phương Tây. Tuy không hoàn toàn trùng khít thời gian sinh trưởng, sáng tác nhưng Thạch Lam và R.Tagore đều sáng tác vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Với tư cách sáng tạo cá nhân, hai nhà văn này thành công ở thể loại truyện ngắn. Những điều kiện trên là cơ sở cho phép chúng tôi nghiên cứu, so sánh truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore ở phương diện hình tượng nhân vật trong quan hệ tương đồng. Thực tế, có thể có những nghiên cứu độc lập về tác phẩm của Thạch Lam và R.Tagore, nhưng đặt hai nhà văn này trong thể đối sánh để thêm một cách đọc hiệu quả hơn vẫn là chuyện hết sức mới mẻ, cần thiết. 1.3. Tác phẩm của Thạch Lam và R.Tagore đã được đưa vào chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, Ngữ văn Trung học phổ thông và chuyên ngành văn ở các trường Đại học ở Việt Nam từ lâu. Trong xu thế đổi mới giáo dục và xu hướng toàn cầu hóa, việc mở rộng, giao lưu, hội nhập rất quan trọng. Việc dạy - học tác phẩm trong nhà trường ở Việt Nam không chỉ bó hẹp trong phạm vi các tác phẩm đơn lẻ mà cần phải mở rộng, tích hợp để tăng hiệu quả thẩm mĩ, giáo dục. Chọn “Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore” làm đối tượng nghiên cứu, chúng tôi muốn góp phần vào việc dạy - học tác phẩm của hai nhà văn này ở Việt Nam một cách hiệu quả hơn. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn Thạch Lam 2.1.1. Nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn Thạch Lam Sự xuất hiện của Thạch Lam trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX gắn liền với chặng đường mới trong văn xuôi nghệ thuật nói chung và truyện ngắn nói 2 riêng. Hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày văn phẩm đầu tay của Thạch Lam ra đời, nhiều công trình đã nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, tác phẩm của ông. Các công trình đó khẳng định đóng góp của ông vào công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà. Trong đó, có một số công trình viết về hình tượng phụ nữ và trẻ em. Chúng tôi sẽ điểm qua một số tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài. Nguyễn Hoành Khung trong Thạch Lam - một khuynh hướng truyện ngắn (Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, 1989) nhận xét: “Thạch Lam đặc biệt quan tâm, cảm thông và xót thương đối với cuộc đời vất vả mỏi mòn và những hy sinh thầm lặng của người phụ nữ nghèo” [dẫn theo 22, tr.297]. “Họ dường như sinh ra để yêu thương, nhường nhịn và chỉ sống bằng nhường nhịn, hy sinh, và cuộc đời chỉ là những chắp vá lo âu, sầu tủi, ngày nọ nối tiếp ngày kia (Cô hàng xén). Họ còn là nạn nhân thê thảm của những tập tục phong kiến tàn ác, bị hành hạ đến mức phải tìm đến cái chết, nhưng vẫn cứ phải sống để chịu đựng, chỉ được chết ngay trong lúc sống” (Hai lần chết, Một đời người) [dẫn theo 22, tr.297]. Nguyễn Công Thắng đã nhận định ở bài viết Thạch Lam trong Gió lạnh đầu mùa (1992): “Qua lăng kính nhân bản của Thạch Lam, những mẹ Lê, cô Tâm, Lan, Nga... hiện ra trong dáng vẻ buồn rầu, lặng lẽ nhưng dịu dàng, tha thiết đến kỳ lạ” [dẫn theo 22, tr.374]. Bùi Việt Thắng trong Người chắt chiu cái đẹp (1994) khẳng định: “Nhân vật nữ trong truyện ngắn Thạch Lam thường mang vẻ đẹp của sự kín đáo, tế nhị. Có vẻ họ hơi cũ một tý nhưng thật ra đó là nữ tính đậm đà của người phụ nữ Việt Nam” [dẫn theo 22, tr.353]. Trong Thế giới nhân vật của Thạch Lam (1997), Hà Văn Đức nhận xét: “Trong tác phẩm của mình, Thạch Lam thường viết về người dân nghèo với một niềm cảm thương chân thành, man mác. Niềm cảm thương đó trở nên đặc biệt sâu sắc khi ông nói đến thân phận của những người mẹ, người vợ Việt Nam đảm đang, tần tảo, giàu đức hy sinh”. Và “Trong tác phẩm của Thạch Lam ta bắt gặp khá nhiều những khuôn mặt trẻ thơ. Những đứa trẻ ấy mang một kiếp sống nghèo khổ từ tấm bé, cuộc sống của chúng thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần” [dẫn theo 22, tr.335]. Giáo sư Phong Lê trong Thạch Lam - Tinh tế và đằm thắm tình người (Vẫn chuyện văn và người, 1999) nhận xét: “Ngòi bút Thạch Lam tinh tế và đằm thắm biết bao trên những trang văn về người phụ nữ và con trẻ... Từ ngày tập truyện ngắn đầu tay Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam ra đời cho đến nay, nhiều truyện ngắn của ông vẫn làm ta xúc động, xót xa, thương cảm cho số phận con người. Dù ở xã hội nào, người chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ hơn cả chính là phụ nữ và trẻ em. Có lẽ bởi vậy 3 mà họ luôn là đối tượng được các thế hệ nhà văn quan tâm nhất. Thạch Lam cũng vậy, hình ảnh phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của ông luôn khắc sâu vào ký ức người đọc về sự tồn tại của kiếp người” [dẫn theo 22, tr.289]. Góp tiếng nói vào vấn đề này, Lê Tâm Chính trong Thế giới trẻ thơ qua đôi mắt Thạch Lam (2000), nhận xét: “Các nhân vật trẻ thơ của Thạch Lam có những khuôn mặt riêng: đẹp nhưng buồn” [dẫn theo 22, tr.419]; “Những trang viết về trẻ thơ của Thạch Lam bao giờ cũng man mác một thứ tình âu yếm. Nó nhẹ nhàng mà ám ảnh. Cái tình âu yếm ấy không chỉ là cái nhìn nhân hậu, yêu thương của người lớn giành cho lứa tuổi này mà còn là sự hóa thân của nhà văn vào lũ trẻ, là sự ám ảnh của tuổi thơ Thạch Lam gắn với cái phố huyện Cẩm Giàng” [dẫn theo 22, tr.427]. Lê Tâm Chính đã chú trọng đến cái nhìn của nhà văn đối với trẻ em trong các sáng tác trữ tình đượm buồn của tác giả. Theo Lê Tâm Chính, đây cũng chính là nhân tố tạo nên phong cách, tính nhân văn đằm sâu cho trang viết Thạch Lam. Luận văn của Nguyễn Thị Mộng Thơ: “Hình tượng nhân vật trẻ em trong các sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng trước cách mạng tháng Tám 1945” (2011) nghiên cứu về mối quan hệ của trẻ em với hoàn cảnh sống và mối quan hệ với chính mình. Trong đó, Nguyễn Thị Mộng Thơ cho rằng: những đứa trẻ dù sống trong cảnh lầm than, đói khổ nhưng khao khát, ước mơ của những tâm hồn trẻ thơ ấy vẫn không bao giờ lụi tắt, cứ âm ỉ chờ dịp phát sáng. Phạm Thị Quyên trong luận văn: “Người phụ nữ trong truyện ngắn Thạch Lam” (2013), đã đi vào khám phá đời sống, thân phận người phụ nữ trong quan hệ với đời sống xã hội, trong mối quan hệ với gia đình, với tình cảm và khao khát riêng tư. Tác giả nhận định: “Bằng ngòi bút của mình, Thạch Lam đã cho người đọc hình dung về cuộc đời chung của những người phụ nữ trong xã hội những năm 1930 - 1945. Ở đó, người phụ nữ luôn là người chịu nhiều cơ cực, bất hạnh. Chính nét vẽ này khiến văn Thạch Lam mang chất hiện thực và thấm đẫm tinh thần nhân đạo” [35, tr.63]. 2.1.2. Nghiên cứu so sánh Thạch Lam với nhà văn nước ngoài Việc so sánh truyện ngắn Thạch Lam với các tác giả khác đã được đề cập đến nhưng so sánh truyện ngắn của Thạch Lam với tác giả nước ngoài còn rất ít công trình thực hiện. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, phần lớn việc so sánh tác giả Thạch Lam với các tác giả nước ngoài chỉ tập trung ở một số bài viết, cụ thể như sau: Nguyễn Công Thắng trong bài: Thạch Lam trong Gió lạnh đầu mùa (1992) nhận định: “Thạch Lam làm ta nhớ đến Tchékhov, Paustovsky, Saroya, chậm rãi buồn buồn, như thoáng qua mà níu kéo da diết” [dẫn theo 22, tr.372]. 4 Bùi Việt Thắng trong Người chắt chiu cái đẹp (1994) nhận xét: “Đọc Thạch Lam, tôi cứ nghĩ đến câu nói của Rômanth Rôlăng đại ý: có những nhà văn mà tác phẩm của họ làm thành người”[dẫn theo 22, tr.352]. Và “Đọc Thạch Lam chúng ta thấy văn của ông tựa hẳn vào cảm giác mà thành. Nhân vật của ông nhận biết thế giới xung quanh và giao hòa tâm hồn người khác chủ yếu nhờ cảm giác, thông qua cảm giác. Nhân đọc lại Thạch Lam, chúng tôi nhớ ngay đến Pauxtốpxki (Nga), Hêminhuây (Mỹ), Môroa (Pháp)... những bậc thầy truyện ngắn mà sức mạnh của ngòi bút chính nhờ vào trực giác” [dẫn theo 22, tr.357]. Tác giả Thụy Khuê trong bài viết Thạch Lam (2004) đã tìm ra điểm tương đồng giữa Thạch Lam và Tchekhov: như Tchekhov, Thạch Lam cũng chỉ viết được đoản thiên (truyện dài duy nhất Ngày mới chỉ là một truyện ngắn kéo dài) và Thạch Lam không viết luận đề cũng không bịa ra những tình huống éo le cho hợp với “chủ đề”. Luận văn: Truyện ngắn Thạch Lam - truyện ngắn Pauxtôpxki - sự gặp gỡ về phong cách nghệ thuật (2010) của tác giả Trần Thị Thắm đã làm rõ những đặc điểm về quan niệm nghệ thuật, nội dung tự sự trong truyện ngắn của Thạch Lam so sánh với Pauxtôpxki để thấy sự “giao thoa” trong đặc sắc truyện ngắn giữa họ. Tác giả Vi Li trong bài viết: Gặp Thạch Lam ở Cẩm Giàng thì nhận định: “Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương. Mỗi chữ Thạch Lam là sương ngọc, từ tâm hồn mẫn cảm, nước mắt cho ta thanh lọc tinh thần. Truyện không có chuyện mà chữ có hồng cầu, Thạch Lam như Ivan Bunin (1870 - 1953) của Nga, văn khiết tình, thê mỹ” [19, tr.2]. Tác giả Thanh Huyền trong bài viết: Cảm nhận về những em bé trong Gió lạnh đầu mùa, Trong lòng mẹ, Bố của Xi mông (2014) đã so sánh những nhân vật trẻ em trong các sáng tác của Thạch Lam với Nguyên Hồng và Mô-pa-xăng để thấy những em bé ấy đều đáng yêu, đáng quý, đáng thương. Thanh Huyền nhận định: Qua hình ảnh các em, các nhà văn đã cất lên tiếng nói phê phán xã hội vô nhân đạo đã chà đạp lên cả những tâm hồn trẻ thơ trong sáng, cướp đi cả cuộc sống và ước mơ bình dị của các em. Nguyễn Thanh Phong ở bài viết: Cảm nhận về hình tượng người bà trong “Bà tôi” của M.Goocki và “Về thăm bà” của Thạch Lam (2016) đã so sánh hình tượng người bà trong hai tác phẩm để chỉ ra điểm giống và khác nhau của người phụ nữ ở hai nền văn hóa. Tác giả cảm nhận: “Bà ngoại của Mácxim Gooki là người Nga hẳn khác bà của Thạch Lam về hình thể nhưng lại giống nhau ở tấm lòng nhân hậu, giống nhau về tình cảm trìu mến, yêu thương giành cho con cháu” [59]. Cuối cùng tác giả đã nhận định: cả hai hình tượng người bà đều có sức lay động lớn bởi nó chạm được 5 tới nhịp đập nóng hổi của nhân sinh, đánh thức sự rung động trước niềm yêu của bao người bởi cái tình họ giành cho nhau. 2.2. Tình hình nghiên cứu hình tượng phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn R.Tagore 2.2.1. Nghiên cứu hình tượng phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn R.Tagore ở nước ngoài Trên thế giới và ở quê hương R.Tagore, có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn của ông nhưng vì trình độ ngoại ngữ có hạn, chúng tôi chưa thể bao quát. Xét về mặt số lượng, chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu về ông vô cùng lớn, điều đó chứng tỏ giới nghiên cứu rất quan tâm tới tác phẩm của R.Tagore. Sự nghiệp của ông nói chung, thể loại truyện ngắn nói riêng được cả thế giới trân trọng và ngưỡng mộ. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu truyện ngắn của ông có thể kể đến: Truyện ngắn Rabindranath Tagore (Rabindranath Tagore’s Short Stories, 1961) của Nirmalkumar Sidhanta; Nghiên cứu so sánh truyện ngắn của Chekhov và Tagore (Chekhov and Tagore: A Comperative Study of their Short Stories, 1985) của Sankar Basu; Tác phẩm viết bằng tiếng Anh của Ấn Độ (Indian writing in English, 2001) của Srinivasa Iyengar; Nghiên cứu phê bình truyện ngắn Tagore (Tagore’s Short Stories: A Critical Study, 2004) của Hariom Prasad; Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Tagore (Pathos in the Short Stories of Rabindranath Tagore, 2009) của K.V Dominic… Nhìn chung, các công trình này đều tập trung nghiên cứu chuyên sâu về mặt nội dung và nghệ thuật truyện ngắn R.Tagore. Nghệ thuật truyện ngắn của ông được đánh giá rất cao, Sukuma Sen cho rằng: “Tagore là nhà văn đầu tiên viết truyện ngắn thực sự bằng tiếng Bengali và cho đến nay vẫn là nhà văn viết truyện ngắn hay nhất”. Các nhà nghiên cứu đều khẳng định R.Tagore là nhà văn đã khai sinh ra thể loại truyện ngắn trong nền văn học Ấn Độ vào những năm 90 của thế kỷ XIX. Cũng chính ông là người đã đưa thể loại này đến đỉnh cao bằng những sáng tác của mình. B. Chaudhuri nhận định: “Truyện ngắn bằng tiếng Bengali đã có được những mùa hoa thật rực rỡ đầu tiên trong tác phẩm của Tagore. Văn học hiện đại của Bengal đã bước vào một kỷ nguyên mới với sự khởi đầu của thời kỳ Rabindranath viết truyện ngắn” [dẫn theo 9, tr.92]. Lời nhận định này được viết vào những năm 60 của thế kỷ XX, từ đó đến nay kỹ thuật viết truyện ngắn tại quê hương R.Tagore đã có những bước tiến rất xa nhưng nền móng ban đầu mà R.Tagore xây dựng cùng vị trí tiên phong của ông vẫn còn giữ nguyên giá trị. 6 Giáo sư phê bình người Bengal Promonthonath Bishi năm 1961 cũng góp tiếng nói khẳng định tài năng của R.Tagore: Không có một nhà văn Bengal nào có thể tạo ra nhiều nét đặc sắc như R.Tagoge đã làm đối với tác phẩm của mình... không chỉ là từ việc điểm những con số, mà trong sự khác biệt ở những nét đặc sắc này là cả một sự sáng tạo tuyệt vời. Năm 1967, ở bài viết Truyện ngắn của R.Tagore in trong tập Rabindranath Tagore, do nhà xuất bản Twayne (New York) phát hành, tác giả Mary. M. Lago cho rằng: truyện ngắn của R.Tagore được xem là những truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học Bengal. Ông nêu một vài chủ đề chính trong truyện ngắn của R.Tagore: Sự tương phản giữa nông thôn và thành thị; giá trị của giáo dục; chủ nghĩa dân tộc và chính trị; phụ nữ và cộng đồng. Năm 1989, Bhattacharya trong bài viết của mình đã đề cập đến những yếu tố siêu nhiên trong 10 truyện ngắn của R.Tagore. Theo ông, điều đó đã tạo nên phong vị đặc biệt của các câu chuyện. Bhattacharya cho rằng: đằng sau những yếu tố siêu nhiên đó, R.Tagore muốn đưa độc giả đến một tầm sâu hơn về ý nghĩa xã hội, về mặt văn hóa. Ông muốn trình bày sự phản kháng của mình đối với những thực tế đang tồn tại dựa trên sự tàn bạo, nhẫn tâm, vô nhân tính và phi lý của xã hội Ấn Độ và khiến độc giả nhìn sâu hơn vào thực tế đó. Lansing Evans Smith năm 1997 đã có bài viết bàn về những yếu tố hoang đường trong truyện Đá đói của R.Tagore trong sự so sánh với truyện ngắn của Hoffmann và Charlotte Perkins Gilman. Qua những tài liệu đã sưu tầm được, chúng tôi thấy: các công trình nghiên cứu đã phân tích sâu sắc về truyện ngắn R.Tagore nhưng còn rất ít công trình nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của ông. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu nhiều hơn để có thêm cơ sở khẳng định tầm vóc truyện ngắn của R.Tagore. 2.2.2. Nghiên cứu hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của R.Tagore ở Việt Nam Từ những năm đầu thế kỷ XX, báo chí Việt Nam đã bắt đầu giới thiệu với bạn đọc về R.Tagore. Trên tờ báo Tiếng chuống rè (La Cloche Fêlée), số 18 ra ngày 16/6/1924 đăng bài Lòng ái quốc ở R.Tagore. Có lẽ đây là một trong những bài đầu tiên trân trọng giới thiệu về R.Tagore và phân tích triết luận của ông cho bạn đọc ở Việt Nam. Từ đó, các sáng tác của ông bắt đầu được dịch và quảng bá rộng rãi với công chúng Việt Nam. 7 Giữa năm 1929, R.Tagore ghé thăm Sài Gòn ba ngày. Báo chí Việt Nam đã liên tiếp đăng tin, lời phát biểu của R.Tagore và đăng một số bản dịch luận thuyết, thơ của ông. Trong đó, các nhà báo đã hết lời ca ngợi tài năng trác việt của R.Tagore. Năm 1961, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của R.Tagore, việc dịch các tác phẩm của ông sang tiếng Việt đã được nhiều người quan tâm. Trong năm này đã xuất hiện liền một lúc hai cuốn sách giới thiệu thân thế, sự nghiệp kèm theo phần tuyển dịch các tác phẩm của R.Tagore các nhà thơ, dịch giả tham gia dịch, trong đó có nhiều nhà thơ hàng đầu Việt Nam như Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên... Và hai nhà văn - dịch giả hàng đầu Việt Nam Cao Huy Đỉnh và La Côn. Ngoài ra, việc dịch các tác phẩm của ông được đưa vào kế hoạch lâu dài của Nhà xuất bản Văn học. Ngày nay, nhiều tác phẩm của R.Tagore đã được dịch sang tiếng Việt và được đưa vào chương trình dạy học ở bậc đại học và các bậc học phổ thông, được in thành các tuyển tập. Cuộc đời và sáng tác của ông được nhiều chuyên gia văn học nghiên cứu. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ điểm qua những tài liệu liên quan trực tiếp đến đề tài: Trong cuốn Tagore - Văn và Người (2005), Đỗ Thu Hà nhận định: “Trong số các nhân vật của Tagore, gần như những nhân vật đáng ghi nhớ nhất đều là phụ nữ. Qua các tác phẩm, R.Tagore đã phản kháng mạnh mẽ một thực tế đáng buồn là những phẩm chất và tài năng quý báu của người phụ nữ Bengal đã bị bỏ phí và bóp nghẹt qua nhiều thế hệ. Thật đáng ngạc nhiên là nếu như chúng ta có thể tìm được một đặc điểm chung của các nhân vật nữ trong các tác phẩm của R.Tagore thì chính là đặc điểm rằng họ có tính cách mạnh mẽ hơn nam giới” [9, tr.112 - 113]. Lê Thanh Huyền trong luận văn: Thế giới nhân vật trong Mây và Mặt trời R.Tagore (2007) nghiên cứu tính cách, số phận nhân vật trẻ em và khám phá vẻ đẹp của người phụ nữ ở cả hình thức và nội tâm. Tác giả kết luận: “R.Tagore dành nhiều tình cảm cho nhân vật trẻ em, phụ nữ, những người dân nghèo khổ, những trí thức Tây học. Ông lên án xã hội với những quan niệm lạc hậu, với sự phân biệt đẳng cấp, sự bất công cùng sự áp bức, bóc lột của thực dân đã khiến họ phải chịu bao đau khổ” [13, tr.132]. Nguyễn Thị Thanh Thủy ở bài viết Hình ảnh người phụ nữ mới Ấn Độ trong văn xuôi Tagore (2011), đã nhận xét: “Hình ảnh phụ nữ trong văn xuôi Tagore luôn ý thức được giá trị của bản thân, tràn đầy một năng lượng sống và khát khao được yêu đích thực, thậm chí sẵn sàng tranh đấu để có được tình yêu ấy” [43, tr.95]. 8 Năm 2013, Lý Văn Nghĩa trong luận văn: Giá trị nhân đạo trong truyện ngắn của Rabinđranath Tagore đã nghiên cứu về nhân vật trẻ em và phụ nữ trong truyện ngắn của R.Tagore. Theo tác giả, những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn của R.Tagore là tình yêu thương đối với trẻ em và lòng ưu ái đối với phụ nữ. Tác giả khẳng định: “Trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, R.Tagore đã san sẻ, đã hiểu nỗi đau thương thầm lặng tràn trề của nhân dân, nhất là những người phụ nữ, những đứa trẻ bơ vơ, những con người cùng cực, khốn khổ, để rồi cùng khóc, cùng đau, cùng bước chung một con đường của nhân vật” [23, tr.110]. Nghiên cứu lịch sử vấn đề Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore chúng tôi nhận thấy: 1. Về Thạch Lam: Các nhà nghiên cứu đã quan tâm tới nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của ông và xuất hiện nhiều bài viết, công trình có giá trị. Nhưng đặt hình tượng nhân vật ấy trong thể so sánh với truyện ngắn của các nhà văn nước ngoài còn rất ít công trình thực hiện một cách hệ thống, chủ yếu chỉ ở dạng bài viết thể hiện cảm nhận chung 2. Về R.Tagore: Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu truyện ngắn của R.Tagore nghiêng về giới thiệu chung, đánh giá tài năng viết truyện ngắn của ông, trong đó chủ yếu tập trung vào giá trị nội dung, nghệ thuật. Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã quan tâm tới hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của ông, nhưng đặt hình tượng nhân vật ấy so sánh với truyện ngắn của Thạch Lam thì chúng tôi chưa thấy có công trình chuyên biệt nào thực hiện. Chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến các ý kiến của Hà Văn Đức, Lê Tâm Chính, Đỗ Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Lê Thanh Huyền... Tất cả những gì thu lượm được từ quá trình nghiên cứu tổng quan vấn đề, ở mức độ ít nhiều đều là những gợi ý để chúng tôi có cơ sở vững chắc cho hướng triển khai đề tài. Những phát hiện khoa học của các nhà nghiên cứu sẽ được chúng tôi kế thừa, đồng thời có trao đổi, mở rộng. Trên cơ sở tìm hiểu thời đại của Thạch Lam và R.Tagore về con người, chủ đề phụ nữ, trẻ em trong sáng tác của hai nhà văn, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu, so sánh hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em một cách có hệ thống, góp phần khẳng định tầm vóc và đóng góp về thể loại truyện ngắn của hai nhà văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới: 1. Khám phá giá trị thẩm mĩ của các tác phẩm trong sự so sánh nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore. 9 2. Khẳng định thêm đóng góp của Thạch Lam, R.Tagore ở thể loại truyện ngắn trong hai nền văn học Việt Nam và Ấn Độ, rộng hơn nữa, trong văn học khu vực Châu Á và thế giới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, nhiệm vụ của chúng tôi là: - Khảo cứu cơ sở lịch sử xã hội, văn hóa Việt Nam, Ấn Độ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX trong mối quan hệ với cuộc đời, sáng tác của Thạch Lam và R.Tagore. - Khảo cứu, so sánh hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore từ phương diện nội dung. - Khảo cứu, so sánh hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore từ phương diện hình thức. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã thể hiện: Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore trong sự so sánh tương đồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề thuộc hình tượng nhân vật phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore trong sự so sánh ở một số phương diện nội dung và nghệ thuật. - Thực hiện đề tài Hình tượng phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore chúng tôi tập trung khảo cứu trên các văn bản: * Với Thạch Lam, chúng tôi khảo sát các truyện ngắn ở 2 tập: - Gió lạnh đầu mùa (Tập truyện, NXB Văn học, 2010). - Thạch Lam tuyển tập (Tập truyện, NXB Văn học, 2012). Gồm 33 truyện ngắn. * Với R.Tagore, chúng tôi khảo sát trên bản dịch tập R.Tagore - Tuyển tập tác phẩm, tập II, nhiều người dịch, do Lưu Đức Trung tuyển chọn, giới thiệu, được NXB Lao động và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội ấn hành năm 2004. Gồm 37 truyện ngắn. Trong quá trình khảo cứu truyện ngắn R.Tagore, chúng tôi sẽ so sánh với nguyên bản tiếng Anh Stories from Tagore (The Macmilan Company, New York, 2010). 10 5. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp: - Phương pháp so sánh văn học: đặt hình tượng phụ nữ, trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore trong cái nhìn tương quan để tìm ra những nét tương đồng, khác biệt. Vì không có căn cứ về mối quan hệ trực tiếp giữa hai tác giả, chúng tôi chủ yếu dùng phương pháp so sánh loại hình, lý giải sự tương đồng, khác biệt từ các hiểu biết về tiểu sử nhà văn, đặc điểm xã hội, môi trường văn hóa mà hai nhà văn sống. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp người nghiên cứu giải quyết các yêu cầu của đề tài theo hướng đã được xác định bởi đối tượng nghiên cứu: hình tượng nhân vật. Việc khám phá hình tượng nhân vật nhằm đánh giá khách quan giá trị của một tác phẩm, tránh được những khái quát tư biện. - Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phương pháp này giúp người nghiên cứu xem xét vấn đề trong sự thống nhất các khía cạnh ở “ngoài” và “trong” văn bản tác phẩm một cách khoa học, lịch sử cụ thể. Nghiên cứu văn bản tác phẩm, hình thức cũng như nội dung, trong mối quan hệ tương tác với các vấn đề lịch sử xã hội giúp chúng tôi đánh giá toàn diện hơn giá trị thẩm mĩ truyện ngắn của của Thạch Lam và R.Tagore . - Phương pháp tiểu sử: phương pháp này quan tâm đến cuộc sống và những mối quan hệ riêng tư của nhà văn. Nguyên tắc của phương pháp này là dùng các yếu tố tiểu sử của nhà văn để lý giải tác phẩm văn học của nhà văn. Chúng tôi đồng thời sử dụng các thao tác cơ bản trong nghiên cứu: Thống kê phân loại, phân tích - tổng hợp, so sánh... 6. Dự kiến đóng góp của luận văn Đây là luận văn đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận hình tượng nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore bằng phương pháp luận văn học so sánh. Thành công, nó sẽ là tư liệu tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các tác phẩm truyện ngắn của hai tác giả ở các trường đại học và phổ thông ở Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm 3 chương: Chương 1: Thạch Lam và R.Tagore: Thời đại - những điểm tương đồng và khác biệt. Chương 2: Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore nhìn từ phương diện nội dung. Chương 3: Hình tượng nhân vật phụ nữ và trẻ em trong truyện ngắn của Thạch Lam và R.Tagore nhìn từ phương diện hình thức thể hiện. 11 Chương 1 THẠCH LAM VÀ R.TAGORE: THỜI ĐẠI - NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT 1.1. Thời đại 1.1.1. Xã hội Nửa cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Vì thế, các nước đế quốc đua nhau xâm lược Châu Á, châu Phi, Mỹ La Tinh. Việt Nam và Ấn Độ là hai nước nằm trong khu vực châu Á, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, trở thành mục tiêu xâm lược của đế quốc, thực dân. Năm 1858, thực dân Pháp tiến công quân sự chiếm Việt Nam. Từ năm 1849, Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh. Dưới chế độ cai trị của thực dân, xã hội Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng và khác biệt. 1.1.1.1. Những điểm khác biệt Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền, dưới sự cai trị của triều đình nhà Nguyễn. Các vua nhà Nguyễn cố gắng xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh nhưng chính sách có nhiều thiếu sót và chưa hợp lý. Đối diện với cuộc xâm lược của Pháp, tình hình trong nước gặp nhiều khó khăn: nông nghiệp ngày càng sa sút, công thương nghiệp đình đốn, quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm… Trước một kẻ xâm lược đến từ phương Tây với sự vượt trội về tất cả các mặt, triều đình nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tù túng vì tiềm lực dân tộc đã bị suy giảm. Việt Nam thời điểm này rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, sau đó chúng vừa tiến hành công cuộc bình định, vừa bắt đầu bộ máy cai trị tại những vùng chiến lược. Tại Ấn Độ, trước khi bị người Anh xâm chiếm, tiểu lục địa Ấn Độ nằm dưới sự thống trị của triều Moghul. Sự thống trị của họ luôn bị những quốc gia địa phương của người Hinđu đe dọa và luôn xảy ra những cuộc lật đổ vì bạo loạn, âm mưu cung đình. Là quốc gia đa dân tộc, tôn giáo nên mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo luôn là vấn đề nóng của Ấn Độ. Những cuộc chiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến càng khơi sâu sự chia rẽ dân tộc, làm suy yếu đất nước, cộng với những tập tục lạc hậu, lễ nghi phức tạp làm cản trở sự thống nhất Ấn Độ. Dưới thời kì suy tàn của triều đại Moghul, phong trào đấu tranh của nhân dân chống chế độ phong kiến và sự xâm 12 lược từ bên ngoài đánh dấu giai đoạn mạt kì của chế độ phong kiến Ấn Độ. Sau cuộc nổi dậy của binh lính Xipay, chính quyền Anh xóa bỏ hoàn toàn triều đại phong kiến Moghul, giải thể công ty Đông Ấn, đặt thuộc địa dưới quyền cai trị trực tiếp của chính phủ. Như vậy, cả Việt Nam và Ấn Độ đều nằm dưới sự cai trị của đế quốc thực dân. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên trong cách xây dựng chế độ thuộc địa có nhiều điểm khác nhau. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính của Việt Nam rườm rà hơn Ấn Độ: Tại Việt Nam, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Campuchia, Lào. Đứng đầu Liên bang có toàn quyền. Cơ quan quyền lực tối cao là giám đốc các công sở, các viên quan cai trị đứng đầu 5 xứ, chủ sự các phòng thương mại và canh nông. Văn phòng phủ toàn quyền gồm rất nhiều phòng như: chính trị, hành chính, quân sự, nhân sự, văn thư… Ngoài ra, còn có các cơ quan như: Hội đồng phòng thủ Đông Dương, Ủy ban tư vấn về mỏ... Tại Ấn Độ, Anh hoàng giao phó quyền thế cho phó vương Ấn Độ, thay thế cho vị toàn quyền Ấn Độ cũ và trực thuộc Bộ Ấn Độ, phó vương được phụ tá bởi một hội đồng hành pháp gồm 6 ủy viên lập nên một Bộ nhỏ với một chuyên viên tài chính, một nhân viên công chính, một chuyên viên tư pháp và những chuyên viên khác. Về chính trị: Ở Việt Nam, Pháp tiến hành chia Việt Nam thành 3 xứ với bộ máy cai trị khác nhau: Bắc Kỳ và Trung Kỳ là hai xứ bảo hộ, Nam Kỳ là đất thuộc địa hoàn toàn của Pháp. Ở Trung Kỳ, Pháp vẫn duy trì triều đình nhà Nguyễn nhưng vua An Nam không có thực quyền mà do Khâm sứ Trung Kỳ nắm quyền, mỗi bộ đều có một viên chức Pháp với Hội đồng bảo hộ giúp việc. Trong quá trình cai trị, thực dân Pháp luôn kiểm soát chặt chẽ và đặt những cơ cấu xã hội cũ dưới quyền cai trị của mình, đồng thời tìm mọi cách cắt xén quyền hành, hạ thấp vai trò của triều đình Huế. Hành động của thực dân Pháp làm nhân dân Việt Nam cảm thấy bị áp bức, bóc lột nhiều hơn các thuộc địa khác dẫn đến hàng loạt cuộc đấu tranh chống Pháp nổ ra. Tại Ấn Độ, sau cải cách năm 1858, Anh đưa đến cho cả ba quận Bengale, Madras và Bombay những hội đồng lập pháp: quyền lập pháp trong tay quan toàn quyền ở Calcutta, quyết định cho tất cả Ấn Độ thuộc Anh. Nhiều cải cách quan trọng khác được thực hiện trong tổ chức quân sự và tư pháp. Các đội quân của công ty Đông Ấn cũ nay đặt dưới quyền Anh hoàng nhưng chỉ dân bản xứ mới được làm lính trong các quân đội ấy. Bên cạnh phần lãnh thổ là thuộc địa Anh vẫn còn phần lãnh thổ thuộc các hoàng gia Ấn. Các tiểu quốc này nằm giữa bán đảo, mỗi tiểu quốc trên 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan