Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của nguyễn khải....

Tài liệu Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của nguyễn khải.

.PDF
127
67
88

Mô tả:

Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------ NGUYỄN THỊ DUYẾN HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Hà Nội-2013 Luận văn thạc sĩ 1 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------------NGUYỄN THỊ DUYẾN HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học Mã số : 6022 32 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu Hà Nội-2013 Luận văn thạc sĩ 2 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................. 5 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 5 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ............................................... 9 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 9 3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 9 3.3 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 9 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 10 5. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 11 B. NỘI DUNG .................................................................................................. 12 Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI ................................ 12 1.1. Khái lƣợc chung hình tƣợng tác giả......................................................... 12 1.1.1. Khái lược về hình tượng tác giả trong văn học ........................................ 12 1.1.1.1.Khái niệm tác giả văn học ...................................................................... 12 1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học .......................................................... 14 1.1.1.3.Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học ................. 15 1.2. Tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải......................................... 20 1.2.1.Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn ..................................... 20 1.2.2.Những tác phẩm tiêu biểu trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải ..................................................................................................................... 25 Chƣơng 2. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ CHÂN DUNG TÁC GIẢ ........ 29 2.1. Cái nhìn nghệ thuật ................................................................................... 29 2.1.1. Cái nhìn hiện thực, tỉnh tảo ...................................................................... 30 2.1.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế ............................................................................ 34 2.1.3. Cái nhìn giàu tính phân tích...................................................................... 39 2.2. Chân dung tác giả ...................................................................................... 45 Luận văn thạc sĩ 3 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải 2.2.1 Một người trải qua nhiều biến động hiện thực .......................................... 45 2.2.2 Một Con người trong mối quan hệ xã hội rộng rãi .................................... 49 2.2.3 Một Con người với nhu cầu tự biểu hiện mình ......................................... 57 Chƣơng 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ ........................................................................................... 65 3.1. Ngƣời kể chuyện ........................................................................................ 65 3.1.1. Người kể chuyện có ý thức đối thoại và mời gọi đối thoại ...................... 66 3.1.2. Người kể chuyện giàu ý thức tự vấn ........................................................ 71 3.1.2.1.Ý thức tự vấn trong văn học ................................................................... 71 3.1.2.2. Người kể chuyện có nhu cầu nhận thức lại ........................................... 76 3.1.2.3. Người kể chuyện có ý thức tự vấn về nghề nghiệp và tư cách của nhà văn ....................................................................................................................... 77 3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật .......................................................... 80 3.2.1. Ngôn ngữ.................................................................................................. 80 3.2.1.1.Ngôn ngữ đẫm chất hiện thực- đời thương ............................................ 81 3.2.1.2. Ngôn ngữ đậm chất tự sự và miêu tả. .................................................... 84 3.2.1.3. Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại ........................................................... 87 3.2.2. Giọng điệu trần thuật .............................................................................. 93 3.2.2.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ.................................................... 94 3.2.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh tự trào.................................................. 96 3.2.2.3. Giọng điệu tranh biện, triết lí ................................................................ 99 3.2.2.4. Giọng điệu có tính đa thanh................................................................. 107 C. KẾT LUẬN ................................................................................................. 114 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119 Luận văn thạc sĩ 4 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải A. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1 Tác giả là chủ thể sáng tạo của tác phẩm. Vì vậy hình tượng tác giả có vai trò, vị trí và đặc điểm riêng trong hệ thống hình tượng của tác phẩm, hình tượng tác giả liên quan đến các vai giao tiếp nghệ thuật mà người nghệ sĩ lựa chọn để tác động đến người đọc qua tác phẩm. Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nói: “Mỗi nhà văn bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc biệt”. Còn Viện sĩ Nga V.Vinôgrađôp đã khẳng định: “Hình tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ”. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải là một hướng tiếp cận văn học từ phương diện thi pháp học. Cách tiếp cận này giúp chúng ta thêm một góc nhìn mới để phát hiện và khám phá vào chiều sâu tác phẩm của Nguyễn Khải. 1.2 Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại sau cách mạng tháng Tám. Ông là một trong những nhà văn sớm xác định cho mình một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách nhiệm của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ và luôn có mặt ở những nơi “mũi nhọn” của cuộc sống. Bám sát từng bước đi của đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào “cái hôm nay” để nghiên cứu, phân tích và đối thoại, sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời sự vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết yếu đặt ra từ đời sống xã hội và con người đương thời. Chính vì thế mà ông được nhiều nhà phê bình nghiên cứu quan tâm bình luận và bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý kiến của Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải: “Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại. Sáng tác của ông luôn luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này, những năm tháng Luận văn thạc sĩ 5 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài liệu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải” [76, tr.61].Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người đương thời, thể hiện rõ trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của nhà văn. 1.3. Nguyễn Khải sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kí, tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó. Riêng tiểu thuyết của ông thời kì đổi mới đã được tìm hiểu và nghiên cứu ở một số phương diện. Song chưa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu hình tượng tác giả- một trong những phương diện quan trọng của thi pháp Nguyễn Khải. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của ông thời kì đổi mới là một việc làm cần thiết, góp phần thiết thực vào việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải và làm sáng rõ hơn những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học hiện đại nước nhà. 1.4. Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn đã có tác phẩm đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong chương trình sách giáo khoa cũ ông có truyện ngắn Mùa Lạc và trong chương trình sách giáo khoa mới có truyện ngắn Một ngƣời Hà Nội. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải có ý nghĩa thiết thực và bổ ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường phổ thông. Vì những lẽ đó, cùng với tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến những người đi trước, chúng tôi mạnh dạn đóng góp phần nghiên cứu của mình làm sáng vấn đề: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải. Luận văn thạc sĩ 6 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ. 2.1. Những phê bình, nghiên cứu, sáng tác về Nguyễn Khải. Tác giả, một trong những người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật đã được các nhà phê bình đề cập từ rất sớm. Ở nước ta, những vấn đề lí thuyết về nhà văn, quá trình sáng tác, phong cách cũng sớm được trình bày trong tài liệu tham khảo và sách giáo trình lí luận văn học từ những năm 60 của thế kí trước. Tuy nhiên tác giả và hình tượng tác giả là những vấn đề, khái niệm của thi pháp học mới được các nhà khoa học Việt Nam giới thiệu và nghiên cứu từ những năm 80 trở lại đây với các công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử, Đào Thuỷ Nguyên, Nguyễn Thị Bình, Đoàn Trọng Huy, Bích Thu và người để công và dồn khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và văn chương Nguyễn Khải là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Với bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau năm 1945, nhà nghiên cứu đã chỉ ra nét độc đáo trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới là: “Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở lại- một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [80, tr.114]. Viết về những người thân trong gia đình họ hàng, Nguyễn Khải gửi gắm nhiều tâm tư tình cảm của mình. Thông qua nhân vật này hình tượng tác giả hiện lên rõ nét và sắc sảo. Khái niệm “hình tượng tác giả” như một “thuật ngữ văn học” được trình bày trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học hình tượng tác giả là: “Phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi” [25, tr.149]. Cách hiểu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong sách 150 thuật ngữ văn học, lại là: “Ở các tác phẩm có bình diện tự thuật hoặc trữ tình, tác giả vừa là người “chủ xướng” vừa là người “tham dự”, tức là như một hình tượng con người được thể hiện bằng nghệ thuật” [3, tr.146]. Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án đã đề cập nghiên cứu vấn đề này như: Hoàng thị Anh (2008), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên, Hình Luận văn thạc sĩ 7 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, có viết: “ Hình tượng tác giả trong tác phẩm là một phạm trù của thi pháp do nhà văn sáng tạo ra”; Còn Nguyễn Thị Nga (2010), trong Luận án tiến sĩ, ĐH Sư phạm Hà Nội viết về Hình tượng tác giả nữ trong thơ thời chống Mĩ lại cho rằng:“ Hình tượng tác giả có thể coi như là một kiểu nhân vật tồn tại trong thế giới nghệ thuật nhưng là một kiểu nhân vật đặc biệt không giống bất cứ nhân vật nào khác trong tác phẩm”. Nhìn chung các bài viết đều đã khẳng định vai trò quan trọng của hình tượng tác giả trong tác phẩm. Nhìn lại quá trình nghiên cứu về Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy vấn đề hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới đã được nhiều nhà nghiên cứu như Đào Thủy Nguyên, Lại Nguyên Ân, Hà Công Tài … đề cập đến với nhiều cấp độ: cái nhìn nghệ thuật, nhân vật người kể chuyện, giọng điệu nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật. Mặc dù chưa có một chuyên luận hay công trình khoa học nào nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống phạm trù hình tượng tác giả, nhưng những ý kiến bàn về sáng tác của Nguyễn Khải, đặc biệt là giai đoạn sau thời kì đổi mới thật sự quí giá và là những gợi ý để chúng tôi tìm hiểu vấn đề: Hình tƣợng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, một cách có hệ thống, khoa học và toàn diện. 2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Khải Theo như Phan Cự Đệ: “Tài năng và phong cách Nguyễn Khải bắt đầu hình thành và khẳng định từ khi Xung đột tập 1 được giới thiệu trên Tạp chí văn nghệ quân đội năm 1957” [17, tr. 481-514]. Hầu hết các bài viết sau đó đều nhất trí với Phan Cự Đệ, Vương Trí Nhàn và tiếp tục khẳng định “Tác phẩm vào nghề, tác phẩm đánh dấu tên Nguyễn Khải trong lòng bạn đọc hâm mộ là gì? Dĩ nhiên là phải kể đến Xung đột (1957). Đây mãi mãi là một đỉnh cao trong sáng tác của Nguyễn Khải mà mỗi khi nhớ đến người ta phải kính trọng” [78, tr. 8-14]. Không chỉ vậy mà chính bản thân tác giả cũng thừa nhân rằng: Với “Xung đột, tôi bắt đàu ý thức về chức năng người cầm bút và thực sự bước Luận văn thạc sĩ 8 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải vào con đường viết truyện” [43, tr. 24]. Nguyễn Khải đã được giới nghiên cứu phê bình đánh giá là một ngòi bút thông minh, sắc sảo trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với cái hàng ngày, với những vấn đề hôm nay đã khiến những trang viết sắc sảo, đầy “chất văn xuôi”của Nguyễn Khải không những luôn luôn có độc giả mà còn khơi gợi được hứng thú tranh luận, trở thành nơi “giao tiếp đối thoại” với đông đảo bạn đọc. Từ năm 1979 đến nay Nguyễn khải viết thêm được 6 cuốn tiểu thuyết nữa cho nền văn học nước nhà. Trong đó Gặp gỡ cuối năm năm 1982 của ông được nhận giải thưởng của Hội nhà văn, và 3 cuốn tiểu thuyết: Điều tra về một cái chết, Vòng sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí. Như vậy, từ năm 1979 đến 1989 tiểu thuyết của Nguyễn Khải, đã được đông đảo bạn đọc đón nhận và các nhà nghiên cứu quan tâm. Theo các nhà nghiên cứu thì khuynh hướng tiểu thuyết Nguyễn Khải được phát sinh từ chính phong cách của ông. Nguyễn Khải là người mở ra một khuynh hướng mới- đó là khuynh hướng tiểu thuyết triết luận, Nguyễn văn Long trong: “Nhìn lại một chặng đường tiểu thuyết” đã đưa ra các luận chứng để chứng tỏ điều này: “Anh thường phân tích nhân vật của mình như một nhà khoa học phân tích đối tượng nghiên cứu” [58, tr. 78]. Có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình khác cũng đều cho rằng khuynh hướng trong tiểu thuyết Nguyễn Khải là xu hướng chính luận – triết luận, Lại Nguyên Ân coi tiểu thuyết Cha và con…, là một công trình “triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn ngữ tự sự” [2, tr. 3]. Văn Chinh thấy: Với Thời gian của ngƣời Nguyễn Khải đã góp thêm một thành công mới cho xu hướng tiểu thuyết triết luận của văn học nước ta”. Vũ Quần Phương cũng cho rằng “Giá trị khảo luận triết học của tập tiểu thuyết này là của một cống hiến của Nguyễn Khải trong Văn xuôi Việt Nam” [83, tr. 3]. Về bút pháp của Nguyễn Khải nhiều nhà phê bình đã nhận xét: “Nghiêng về lối kể hơn lối tả. Cốt truyện của Nguyễn Khải không có gì li kì. Nhiều khi Luận văn thạc sĩ 9 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải người viết không để ý đến cốt truyện, đến cấu trúc tác phẩm, mà quan tâm làm nổi bật chính kiến, một kiểu sống, cách nói năng ứng xử của nhân vật” [62]. Vương Trí Nhàn cũng cho rằng những tác phẩm thành công của Nguyễn Khải thường “hiện ra như một người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người vui buồn khi quan sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [76]. Về ngôn ngữ, Phan Cự Đệ nhận xét:“Phong cách hiện thực tỉnh táo cũng tạo cho tác phẩm Nguyễn Khải một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Đó là thứ ngôn ngữ trí tuệ sắc sảo” [16, tr. 42]. Lại Nguyên Ân cũng nhấn mạnh “Phải nói đến đặc sắc ngôn ngữ Nguyễn Khải, một ngôn ngữ rất văn xuôi: nó không nống lên thống thiết mà thường pha ngang giọng tưng tưng, đùa đùa… và nói chung vẫn phải nhận rằng ngôn ngữ của Nguyễn Khải là đặc sắc” [4, tr. 75-85]. Về kết cấu và cốt truyện, Phan Cự Đệ cho rằng Nguyễn Khải tiêu biểu cho phong cách tiểu thuyết cổ điển theo lối chương hồi. “Đó là một cách làm thông minh, nó giúp cho tác giả có khả năng lắp ghép những tài liệu gián tiếp, xâu chuỗi các truyện kể của nhiều người khác nhau…[16, tr. 278]. Lại Nguyên Ân cho rằng: “Có cái vắn gọn của một kiểu truyện “cổ điển” nghĩa là không có mới mẻ lắm ở bố cục chung” [2, tr. 320-329]. Trên cơ sở khảo sát các bài viết, các bài nghiên cứu về Nguyễn Khải và các sáng tác của ông trong thời kì đổi mới chúng ta có thể khẳng định rằng Nguyễn Khải là một nhà văn sắc sảo, luôn đề cập đến vấn đề của đời sống và có nhiều tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong cách viết. Các bài viết, các ý kiến đề cập đến truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Khải đều chỉ ra những điểm mới trong cách thể hiện của tác giả từ cách nhìn, giọng điệu cho đến ngôn ngữ. Nhìn chung các bài viết đều khẳng định những sáng tác của Nguyễn Khải góp phần quan trọng trong việc đổi mới nền văn xuôi hiện đại nước nhà. Luận văn thạc sĩ 10 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đi sâu tìm hiểu và lí giải đặc điểm riêng về hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải. Từ đó làm nổi bật chân dung của tác giả trong tác phẩm, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại và đương đại Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải để thấy sự biểu hiện của hình tượng tác giả xuyên suốt hành trình sáng tác của nhà. Chúng tôi đã chọn Gặp gỡ cuối năm và Thời gian của ngƣời. Vì những nhân vật trong hai tác phẩm sau này chúng ta vẫn thấy hình bóng của họ trong Thƣợng đế thì cƣời. Vì vậy chúng tôi đã chọn 4 cuốn tiểu thuyết. 1. Gặp gỡ cuối năm (1983) 2. Thời gian của người (1985) 3. Vòng sóng đến vô cùng (1987) 4. Thượng đế thì cười (2005) Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có đề cập đến một số tác phẩm khác của Nguyễn Khải ở giai đoạn trước để so sánh và khẳng định những luận điểm của mình. 3.3. Mục đích nghiên cứu. Trên tinh thần tiếp thu những nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận văn đặt ra nhiệm vụ là tập trung làm rõ hơn hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì đổi mới như: Cái nhìn nghệ thuật và chân dung tác giả; Một số vấn đề nghệ thuật biểu hiện hình tượng tác giả. Qua đó chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn chương nghệ thuật Nguyễn Khải và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ 11 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, luận văn chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây: 4.1. Phƣơng pháp loại hình. Phương pháp này giúp chúng tôi đi vào tìm hiểu những nét tương đồng, những điểm khác biệt và sự biến đổi cùng các nguyên nhân và ý nghĩa của chúng. Đặc biệt là sự xuất hiện hình tượng tác giả trong từng thời đại thời gian và không gian khác nhau cũng như xuất hiện trong từng thể loại của nhà văn. 4.2. Phƣơng pháp so sánh. Đây là phương pháp quan trọng để làm nổi bật đặc điểm nội dung, hình thức trong tiểu thuyết của Nguyễn khải. Đối tượng so sánh là những tác phẩm cùng thể loại, nội dung so sánh là các vấn đề thuộc đề tài, kết cấu, cốt truyện, nhân vật. Ngoài ra chúng tôi có thể so sánh với một số nhà văn thế hệ trước và cùng thời với Nguyễn Khải. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả văn học. Nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì đổi mới phải đặt trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn, do vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi rất coi trọng phương pháp này. 4.4. Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp tiếp cận thi pháp học là phương pháp chủ đạo. Ở đây chúng tôi đã vận dụng những khái niệm, công cụ và các thao tác của thi pháp học hiện đại trong việc khảo sát, phân tích các phương diện: Cái nhìn nghệ thuật, chân dung tác giả, nhân vật người kể chuyện, giọng điệu, một cách có hệ thống. Từ đó đặt các yếu tố đó vào một chỉnh thể nghệ thuật để khái quát những nét chung nhất về hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Khải. 4.5. Phƣơng pháp khảo sát thống kê. Đây là phương pháp được tiến hành đầu tiên, có tác dụng cung cấp những dữ kiện, những số liệu chính xác, tạo cơ sở thực tế tin cậy cho những kết luận Luận văn thạc sĩ 12 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải có tính chất khái quát. Sử dụng phương pháp thống kê, chúng tôi tiến hành phân loại, tổng hợp phân tích những vấn đề nội dung nghiên cứu của luận văn. Khi thống kê chúng tôi chú ý những tác phẩm tiêu biểu trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. Đơn vị thống kê nhỏ nhất là chi tiết và lớn nhất là tác phẩm. 4.6. Để làm phong phú, sáng tỏ thêm nhiều phương diện, chúng tôi vận dụng những yếu tố hỗ trợ của các phương pháp nghiên cứu văn học khác như: Phƣơng pháp tổng hợp hệ thống hóa, phê bình văn học, phƣơng pháp phân tích và phƣơng pháp tổng hợp … Sự vận dụng những yếu tố của các phương pháp này chỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết. 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái lược chung về hình tượng tác giả và tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải. Chương 2: Cái nhìn nghệ thuật và chân dung tác giả. Chương 3: Một số vấn đề nghệ thuật biểu hiện của hình tượng tác giả. Luận văn thạc sĩ 13 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải B. NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI. 1.1. Khái lƣợc chung về hình tƣợng tác giả 1.1.1 Khái lược về hình tượng tác giả trong văn học. 1.1.1.1.Khái niệm tác giả văn học Tác giả là một trong những khái niệm cơ bản được sử dụng nhiều trong lịch sử văn học và phê bình văn học. Cho đến nay vấn đề tác giả trong văn học cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa có một khái niệm đầy đủ.“Có thể nói lí luận về tác phẩm và tác giả trong giai đoạn xây dựng và cho đến nay chưa có một lí luận có đầy đủ cơ sở về hai khái niệm này” [94, tr.125]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã đưa ra định nghĩa về tác giả văn học: “ Nhìn bề ngoài, tác giả làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, tác phẩm văn học. Về thực chất tác giả văn học làm ra cái mới, người sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự bắt buộc mô phỏng, theo đuôi thời thượng hoặc sáng tác không có bản sắc không làm nên tác giả văn học đích thực” [25, tr. 235]. Tác giả là người làm ra tác phẩm. Về mặt xã hội, tác giả văn học là người có ý kiến riêng về đời sống và thời cuộc. Đó là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới về hiện tượng đời sống. Về mặt đặc trưng, tác giả văn học là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động, có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ thích thú của người đọc. Về mặt nghề nghiệp, tác giả văn học là người xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng. Mọi hoạt động của văn học, từ hoạt động tiếp nhận, thưởng thức đến nghiên cứu, phê bình…chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm của nhà văn ra đời. Cho nên nhà văn là người khởi đầu của nhiều hoạt động văn chương, giữ vai trò Luận văn thạc sĩ 14 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học. Ta gọi tác phẩm văn học là một công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động sáng tạo.Tác phẩm văn học không thể sản xuất đồng loạt theo những khuôn mẫu có sẵn như sản xuất công nghiệp. Nghệ thuật luôn đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, tác giả văn học phải là người có nhân cách, có bản lĩnh vững vàng và có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp. Nhà nghiên cứu Đông Hoài trong cuốn “Nhận thức và thẩm định” đã từng khẳng định “Tác giả văn học phải có một kĩ năng miêu tả điêu luyện, một bút pháp độc đáo lành nghề trong đó năng khiếu bẩm sinh là có thật, cần được kịp thời phát hiện và không ngừng vun bồi bảo vệ” [29, tr.8]. Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải có năng khiếu, có tài tư duy bằng hình tượng, có khả năng suy ngẫm về các vấn đề của hiện thực thông qua một thế giới hình tượng bao gồm những cảnh vật và những nhân vật cụ thể, sống động, tồn tại trong những mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng. Văn học là một quá trình sáng tạo bao gồm ba thành tố: nhà văn, tác phẩm và công chúng. Vai trò của người đọc rất quan trọng. Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm nhưng tác phẩm chỉ thực sự có giá trị khi nó được người đọc tiếp nhận. Giữa người viết và người đọc có sự tri âm. Cao Bá Quát đã từng nói : “Xưa nay nỗi khổ của con người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời này không gì bằng sự gặp gỡ”. Nhưng nhiều khi điều tác giả nói ra và điều người đọc tiếp nhận không phải lúc nào cũng trùng hợp. Đôi khi vẫn xuất hiện hình tượng người đọc đánh giá tác phẩm hoàn toàn theo cảm nhận chủ quan của mình. Nhiều trường hợp như vậy đã từng xảy ra trong văn học nhiều nước trên thế giới. Thậm chí đối với cả sáng tác của nhà văn lỗi lạc. Chính vì vậy mà trong tiểu luận “Tác giả là gì?” Michel Poucatult đã cho rằng: “Song song với sự biến hóa không ngừng của xã hội, chức năng tác giả được ngoại hiện vào một khoảnh khắc của quá trình ấy sẽ biến mất” [94, tr.126]. Luận văn thạc sĩ 15 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Việc cảm thụ tác phẩm văn học theo kiểu cảm nhận của cá nhân là điều bình thường. Thực ra, sự đọc sáng tạo của người đọc có thể mở ra những cách giải thích ý nghĩa khác nhau, nhưng không làm biến mất văn bản và khách thể thẩm mĩ ở trong ấy, và do đó không xóa bỏ được yếu tố tác giả như là người tham gia sự kiện nghệ thuật qua tác phẩm. Bởi vì:“Tác giả là trung tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang cảm quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ thuật. Do vậy hình tượng tác giả là những phạm trù của thi pháp học hiện đại” [94, tr.126]. Vì lẽ trên, việc tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến thời đại sống, quá trình sáng tác của nhà văn là một việc làm cần thiết. Hoàn cảnh xuất thân, quê quán, thời gian sống và hành trang góp phần làm rõ các khía cạnh tư tưởng, tâm lí trong tác phẩm. Tìm hiểu tác giả trong nghiên cứu văn học như là một khái niệm của thi pháp học là nghiên cứu “Người xây dựng được ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phong cách, có giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng” [25, tr. 242]. Đó là người nghệ sĩ luôn luôn hiện hình trong tác phẩm văn học. 1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học. Ở bất kì thể loại nào, tự sự, trữ tình hay kịch, chủ thể sáng tạo bao giờ cũng xuất hiện, dù có thể là đậm nhạt khác nhau. Với trí tưởng tượng phong phú, khả năng lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng khéo léo các thủ pháp nghệ thuật và ngôn từ, người nghệ sĩ đã sáng tác, tạo ra tác phẩm nghệ thuật để thể hiện những tư tưởng tình cảm của mình. Do vậy, “Tác phẩm là sự kết tinh quá trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên trong của nhà văn thành một sự thực văn hóa, xã hội khách quan cho mọi người soi ngắm, suy nghĩ” [60, tr. 241]. Dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại trong tác phẩm văn học thể hiện rất rõ nét trong hình tượng tác giả. *Hình tượng tác giả trong văn học. Luận văn thạc sĩ 16 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải Hình tượng tác giả hiện hình trong tác phẩm mới là phạm trù của thi pháp học. Nghiên cứu hình tượng tác giả xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư cách là một phạm trù của thi pháp học là việc làm cần thiết đối với việc nghiên cứu văn học. Bởi vì thông qua tác phẩm văn chương, người nghệ sĩ thể hiện được sự đánh giá của mình đối với cuộc sống và con người. Cơ sở tâm lí của hình tượng tác giả là dạng thức tồn tại đặc thù của chủ thể giao tiếp nghệ thuật. Trong đó cái “tôi” trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học mang tính chất giao tiếp của văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần thuật, người kể chuyện hoặc là nhân vật trữ tình. Nó là kết quả sáng tạo nghệ thuật của tác giả tiểu sử, giữa chúng có nhiều quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất. Tác giả tiểu sử là người tạo dựng hình tượng tác giả và để lại nhân cách của mình trong tác phẩm. Tác giả tiểu sử là một phạm trù xã hội, nằm bên ngoài tác phẩm, còn hình tượng tác giả nằm bên trong tác phẩm, là phạm trù của thi pháp học. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng ra hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì hình tượng tác giả là: “Phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi (….). Hình tượng tác giả trong tác phẩm văn học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa dạng của mình” [25, tr.124]. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hình tượng tác giả là yếu tố quyết định nên phong cách của nhà văn. “Văn như kì nhân”. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, dù muốn hay không trong tác phẩm văn học bao giờ cũng có dấu ấn riêng của người nghệ sĩ. Nguyễn Đình Thi cũng có nói một cách rất hình ảnh: Nhà văn biểu hiện mình qua tác phẩm như thứ củi nào cháy lên thứ lửa ấy…khi tham gia vào ý thức xã hội bằng sáng tạo nghệ thuật của mình thì: “Hình tượng tác giả là Luận văn thạc sĩ 17 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi”[25]. Hình tượng tác giả là trung tâm tổ chức nội dung - hình thức cái nhìn nghệ thuật, đồng thời là trung tâm tổ chức ngôn từ nghệ thuật. Bakhtin đã khẳng định: “không có hình tượng tác giả ngoài tác phẩm, tư tưởng nhà văn chỉ tồn tại trong tác phẩm” [10]. M.B Khrapchencô trong công trình: “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học” cũng cho rằng sự biểu hiện của hình tượng tác giả trong tác phẩm nghệ thuật còn do đặc trưng thể loại quy định. Hình tượng tác giả là dấu ấn chủ thể sáng tạo in đậm trong tác phẩm thấm trong toàn bộ cơ chế và yếu tố tạo thành tác phẩm. Cho nên nó có thể thể hiện trong từng yếu tố của chính thể nghệ thuật. Nhưng chúng ta cần phải chú ý: khi nói về hình tượng tác giả cần phải thấy tính giãn cách của nó với các yếu tố trực tiếp của tác phẩm. Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều dấu hiệu của nó trong nhân vật hay trong người kể chuyện của tác phẩm nhưng nhất định không được đồng nhất, đơn giản. Người phát ngôn trong tác phẩm văn học không được đem ra đồng nhất với tác giả, dù có rất nhiều điểm thống nhất nhưng người kể chuyện trong tác phẩm chỉ là người đứng ra trực tiếp kể chuyện cho tác giả. Do đó hình tượng tác giả không thể là hình tượng người kể chuyện mà là một con người mà tác giả quy nạp ra từ tác phẩm. Vấn đề hình tượng tác giả được khẳng định từ nhiều góc độ khác nhau trong lí luận văn học. Sự phân biệt một cách chính xác giữa tác giả và hình tượng tác giả trong sáng tác của nhà văn sẽ tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, khi tìm hiểu ý nghĩa và vẻ đẹp của văn chương. Hình tượng tác giả là một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và văn học của mình trong tác phẩm. Đó là yếu tố nghệ thuật tồn tại trong bản thân văn bản, trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nó góp phần xác định phong cách riêng của từng tác giả. Luận văn thạc sĩ 18 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải 1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học Cho đến nay, sự hiểu biết về hình tượng tác giả trong sáng tác văn học là một vấn đề đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Có người cho rằng hình tượng tác giả biểu hiện ở: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao quát không gian, cấu trúc, cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Như vậy chúng ta có thể tìm hiểu hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở một số phương diện như: cái nhìn riêng độc đáo nhất quán để làm nổi bật lên chân dung của tác giả qua sáng tác của mình một cách rõ nét, mà có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức thẩm mĩ; thể hiện qua ngôi kể, ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả thâm nhập vào giọng điệu của nhân vật trong sáng tác của tác giả... Khi nghiên cứu hình tượng tác giả trong tác phẩm, chúng ta cần chú ý không nên đồng nhất hình tượng tác giả với cuộc đời và tính cách của nhà văn. Nhiều khi cuộc đời và tính cách bên ngoài như thế này nhưng người trần thuật trong tác phẩm lại thế kia. Vì thế, hình tượng tác giả sẽ thể hiện khác nhau với mỗi thể loại sáng tác cũng khác nhau. Theo lí thuyết của thi pháp học hiện đại thì hình tượng tác giả được biểu hiện rõ nét ở các phương diện sau: * Hình tượng tác giả thể hiện qua cái nhìn nghệ thuật: Cái nhìn nghệ thuật là vấn đề then chốt trong sáng tác văn học bởi nó phản ánh cách nhìn, khả năng khái quát, đề xuất những vấn đề của cuộc sống. Mỗi tác phẩm văn học là tổng hợp tầm nhìn, tầm hiểu biết, cảm nhận bằng thế giới nghệ thuật của nhà văn, bộc lộ năng lực hoạt động tinh thần của chủ thể. Cái nhìn nghệ thuật là xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật, cái nhìn bao giờ cũng bộc lộ lập trường, quan điểm, sự lựa chọn thẩm mĩ của chủ thể nghệ thuật. Cái nhìn nghệ thuật thể hiện trong cảm giác, tri giác, quan sát của nhà văn do đó nó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái bi, ái hài,… của sự vật hiện tượng một cách rất sinh động. Điều đó có nghĩa là cái nhìn ở đây mang tính quan niệm chứ không phải là sự sao chép rời rạc đối với hiện thực. Nó chứa đựng trong đó quan điểm của nhà văn nhưng không phải là quan điểm trừu tượng mà xuất hiện như những nguyên tắc Luận văn thạc sĩ 19 Nguyễn Thị Duyến Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải nghệ thuật. Nó cũng là điều kiện tiên quyết tạo nên phong cách nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo nên, thể hiện từ hình tượng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu đến hệ thống đề tài. Việc khám phá cái nhìn nghệ thuật của mỗi nhà văn giúp người nghiên cứu có thể hình dung ra hình tượng tác giả hiện diện trong tác phẩm mà nhà văn xây dựng. Do vậy hình tượng tác giả không chỉ được biểu hiện qua cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật mà còn được thể hiện rất rõ qua ngôn từ nghệ thuật. * Giọng điệu nghệ thuật là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả trong tác phẩm: Giọng điệu không đơn giản là âm thanh có âm sắc đặc thù để nhận ra người nói mà nó thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng lời văn ấy hướng vào. Giọng điệu là sản phẩm mang tính cá biệt độc đáo, kết tinh sự thăng hoa sáng tạo của nhà văn. Nó là một phương diện quan trọng bộc lộ hình tượng tác giả. Nói khác đi, hình tượng tác giả, cái nhìn của nhà văn được thể hiện hết sức rõ nét qua giọng điệu. Nó cũng là một yếu tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật. Giọng điệu cho ta hiểu sâu hơn sự phong phú của chủ thể sáng tạo. Vì thế, với người tiếp cận, giọng điệu là chìa khóa đi vào tác phẩm, thông qua giọng điệu mà thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả, khám phá phong cách và khái quát lên hình tượng tác giả. *Ngôn từ nghệ thuật cũng là một phương diện quan trọng thể hiện hình tượng tác giả: Ngôn từ là yếu tố thứ nhất, là hình thức biểu hiện của văn học. Trong tác phẩm văn học bao giờ cũng có các yếu tố như: chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cốt truyện…đều được hiện diện qua ngôn từ. Ngôn từ nghệ thuật chính là công cụ nghệ thuật, là phương diện để tác giả thể hiện quan điểm nghệ thuật. Nói cách khác, ngôn từ nghệ thuật luôn đi liền với nội dung, luôn hàm chứa trong đó tư tưởng, tình cảm, quan niệm, thái độ của tác giả, với một cái nhìn, một giọng điệu và cả cá tính của tác giả. Với người nghệ sĩ, sáng tạo nghệ thuật luôn đòi hỏi họ phải có một tiếng nói riêng, mà ngôn từ nghệ thuật chính là yếu Luận văn thạc sĩ 20 Nguyễn Thị Duyến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan