Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hình tượng thiếu nhi trong một số tác phẩm ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc (giai ...

Tài liệu Hình tượng thiếu nhi trong một số tác phẩm ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc (giai đoạn từ 1985 đến 2015)

.PDF
237
218
102

Mô tả:

2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Dương Thanh Ngọc HÌNH TƯỢNG THIẾU NHI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM Ở TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC (GIAI ĐOẠN 1985 - 2015) Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Nguyễn Xuân Tiên Hà Nội - 2019 i i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Hình tượng thiếu nhi trong một số tác phẩm ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc (giai đoạn 1985 - 2015) là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án là trung thực chưa công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2019 Tác giả luận án Dương Thanh Ngọc i i ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………………………………… iii DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ ……………………………………… iv MỞ ĐẦU ……………………………………………………………… 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài luận án …………………….. 9 1.2. Cơ sở lý luận ……………………………………………………… 19 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ………………………………...… 28 1.4. Khái quát về sự hình thành và phát triển của triển lãm Mỹ thuật toàn quốc ……………………………………………………………… 36 Tiểu kết ………………………………………………...……………. 47 Chương 2: PHONG CÁCH SÁNG TÁC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG THIẾU NHI Ở TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 - 2015 2.1. Hình tượng thiếu nhi thể hiện theo phong cách hiện thực cổ điển .... 49 2.2. Hình tượng thiếu nhi thể hiện theo phong cách hiện thực ấn tượng .. 58 2.3. Hình tượng thiếu nhi thể hiện theo phong cách hiện thực biểu hiện .. 68 2.4. Hình tượng thiếu nhi thể hiện theo phong cách hiện thực lãng mạn .. 87 Tiểu kết ......................................................................................................... 98 Chương 3: BÀN LUẬN VỀ PHONG CÁCH SÁNG TÁC VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA HÌNH TƯỢNG THIẾU NHI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM Ở TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 - 2015 3.1. Bàn luận về sự chuyển biến trong phong cách sáng tác ....................... 3.2. Bàn luận về giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thể hiện về hình tượng thiếu nhi qua một số triển lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 1985 - 100 iii 2015 ............................................................................................................... 116 3.3. Bàn luận về chất liệu sáng tác hình tượng thiếu nhi trong TLMTTQ……………………………………………………………….. 125 3.4. Bàn luận về kế thừa và phát huy phong cách sáng tác hình tượng thiếu nhi trong dòng chảy mỹ thuật Việt Nam hiện đại ......................................... 131 Tiểu kết ......................................................................................................... 138 KẾT LUẬN …………………………………………………………… 139 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ……… 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………… 145 PHỤ LỤC ……………………………………………………………… 153 i ii iv DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT A Ảnh CMT8 Cách mạng tháng Tám CNXH Chủ nghĩa xã hội CSVN Cộng sản Việt Nam ĐH Đại học HCM Hồ Chí Minh HS Họa sĩ KHXH Khoa học xã hội NCMT Nghiên cứu mỹ thuật NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản MTTQ Mỹ thuật toàn quốc PL Phụ lục PGS Phó giáo sư TLMTTQ Triển lãm mỹ thuật toàn quốc Tp Thành phố Tr Trang TS Tiến sĩ TW Trung Ương VHDT Văn hóa dân tộc VHTT Văn hóa thông tin VN Việt Nam VMT Viện mỹ thuật i v DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ Trang Bảng 2.1. Tác giả, tác phẩm xếp theo phong cách hiện thực cổ điển 7 Bảng 2.2. Tác giả, tác phẩm xếp theo phong cách hiện thực ấn tượng 8 Bảng 2.3. Tác giả, tác phẩm xếp theo phong cách hiện thực biểu hiện 6 Bảng 2.4. Tác giả, tác phẩm xếp theo phong cách hiện thực lãng mạn 7 Bảng kê 3.1. Số lượng các tác phẩm sáng tác về hình tượng thiếu nhi 14 trong triển lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 1985 - 2015 Đồ thị 3.2. Tổng số các tác phẩm mỹ thuật về hình tượng thiếu nhi 22 trong TLMTTQ 1985 - 2015 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến văn học nghệ thuật, thể hiện qua các Nghị quyết, chủ trương về đường lối văn hoá văn nghệ. Năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt, trong thư Hồ Chủ Tịch gửi tới anh chị em hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội họa, đã viết: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Đó chính là thông điệp nói đến chức năng, nhiệm vụ của văn học nghệ thuật, trong đó có mỹ thuật và vai trò quan trọng của các hoạ sĩ trong thời kỳ kháng chiến, kiến quốc. Các cuộc TLMTTQ luôn đồng hành cùng hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, được tổ chức ở nhiều địa điểm và thời gian khác nhau với nhiều tên gọi: Triển lãm Văn hóa năm 1945, Triển lãm tháng Tám năm 1946, Triển lãm chào mừng Đại hội Văn nghệ Việt Nam năm 1948, Triển lãm Hội họa năm 1951, Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1954, Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 1955, 1958, 1960, 1962..., đến năm 2015 với tên gọi Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, tính từ 1985 đến năm 2015 thì các cuộc triển lãm được mang tên: Triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm mỹ thuật Việt Nam mới thực sự được thực hiện đều đặn cứ 5 năm 1 lần. 1.2. Từ năm 1985, đánh dấu một quá trình nỗ lực vượt bậc của Đảng và Chính phủ để xã hội Việt Nam vượt qua những khó khăn của thời kỳ bao cấp, chuyển sang thời kỳ đổi mới. Trong lĩnh vực mỹ thuật cũng ghi nhận với nhiều sự chuyển biến, các họa sĩ đã khai thác nhiều thể loại, đề tài làm phong phú và đa dạng hơn cho nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Những tài năng nghệ thuật được biết đến thông qua các cuộc triển lãm diễn ra trong và ngoài nước. Xuất phát từ tình yêu cuộc sống, ý thức công dân, tình yêu nghệ thuật và vai trò của nghệ sĩ cho thấy TLMTTQ là dịp để các thế hệ nghệ sĩ thể hiện những sáng tác của mình. Đề tài sáng tác về hình tượng thiếu nhi tuy số lượng không nhiều, nhưng đã xuất hiện hầu hết ở các cuộc TLMTTQ, với nhiều phong cách, chất liệu, thể loại và loại hình nghệ thuật. 2 1.3. Nhìn toàn cảnh sáng tác trong TLMTTQ ở Việt Nam giai đoạn 1985 đến 2015 cho thấy vai trò của mỹ thuật với đời sống con người là không thể thiếu, một giai đoạn mỹ thuật hình thành, ghi dấu với đội ngũ sáng tác, quan tâm đến vấn đề thời cuộc và phản ánh đời sống thực tế. Đồng thời, qua đó còn thấy ý thức giáo dục nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt Nam, chứng tỏ có thế mạnh rõ nét trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế. Tuy nhiên, qua ba thập kỷ, mảng các tác phẩm về hình tượng thiếu nhi trong các TLMTTQ chưa được tổng hợp, hệ thống, đánh giá thông qua các phong cách nghệ thuật. Từ đó có thể tổng kết một phần về diện mạo mỹ thuật nước nhà qua những cuộc TLMTTQ cũng như sự xuất hiện những tác phẩm về đề tài thiếu nhi. Mặt khác, việc quan tâm nghiên cứu về hình tượng thiếu nhi dưới góc độ lý luận cũng chưa thực sự được quan tâm cho đến thời điểm này. Vì vậy, việc nghiên cứu về hình tượng thiếu nhi trong một số tác phẩm ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc (giai đoạn 1985 - 2015) là cấp thiết, đặc biệt trong tình hình hiện nay. Phải chăng, sáng tác về hình tượng thiếu nhi còn cần đến sự động viên khích lệ của đông đảo quần chúng cũng như ý thức của người nghệ sĩ trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Những sáng tác về hình tượng thiếu nhi có cần khai thác ở nhiều góc độ khác nhau nhằm hướng tới tính giáo dục mang tính văn hóa lành mạnh? Ngôn ngữ tạo hình trong sáng tác về hình tượng thiếu nhi có khác với các loại đề tài khác? Thông qua các tác phẩm mỹ thuật về hình tượng thiếu nhi để mô tả về đời sống xã hội, phản ánh các phong cách và chất liệu mỹ thuật, xếp chúng theo dòng chảy riêng của mỹ thuật Việt Nam. 1.4. Bản thân là người làm công tác trong môi trường giáo dục, đồng thời cũng là nghệ sĩ sáng tác, NCS nhận thấy đứng trước những cấp bách về vấn đề vừa nêu, trước bối cảnh xã hội hiện nay, nên NCS thực hiện luận án: “Hình tượng thiếu nhi trong một số tác phẩm ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc (giai đoạn 1985 - 2015)”. Đặt vấn đề nghiên cứu các tác phẩm mỹ thuật về hình tượng thiếu nhi trong bối cảnh đất nước có nhiều đổi mới, đứng trước những vấn đề của giao lưu văn hóa và toàn cầu hóa, các nghệ sĩ có sự ảnh 3 hưởng, và chi phối tư tưởng, phong cách, bút pháp trong sáng tác. Trên cơ sở đó NCS có thể nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, so sánh, nhận định luận án một cách có hệ thống từ các tác phẩm tiêu biểu về hình tượng thiếu nhi trong một số tác phẩm ở TLMTTQ từ năm 1985 đến năm 2015. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Mục đích tổng quát Mục đích nghiên cứu chính của đề tài luận án là tìm ra những đặc trưng ngôn ngữ, sự chuyển biến về phong cách sáng tác của một số tác phẩm thể hiện hình tượng thiếu nhi qua triển lãm mỹ thuật toàn quốc. Qua đó nhận xét, đánh giá về giá trị nghệ thuật của các tác phẩm sáng tác về hình tượng thiếu nhi với mỹ thuật hiện đại Việt Nam. 2.2. Mục đích cụ thể Với đề tài luận án: Hình tượng thiếu nhi trong một số tác phẩm ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc (giai đoạn từ 1985 đến 2015), NCS hướng tới việc xây dựng và kết nối các vấn đề nội dung chính của luận án. Xác định hệ thống lý luận liên quan đến nội dung đề tài và những yếu tố tác động đến phương pháp sáng tác. Tìm ra những nhận định về vai trò của thiếu nhi tác động đến xã hội nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng. Bước đầu lý giải, phân loại các tác phẩm theo các khuynh hướng sáng tác từ các tác phẩm về hình tượng thiếu nhi qua các TLMTTQ. Phân tích nhu cầu của đời sống xã hội dẫn đến chủ đề thiếu nhi được thực hiện thường xuyên trong mỹ thuật. Đồng thời đề cao giá trị nghệ thuật của các tác phẩm sáng tác về hình tượng thiếu nhi, góp phần tạo nên sự thành công cho các triển lãm cũng như khẳng định sự duy trì phát triển của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Đó là lý giải các vấn đề như: sự chuyển biến về phong cách, đặc điểm nghệ thuật qua chất liệu cũng như quan niệm sáng tác của các nghệ sĩ về khai thác, sáng tác hình tượng thiếu nhi. Qua đó, đóng góp thêm cho mỹ thuật Việt Nam hiện đại sự phong phú về đề tài sáng tác cũng như phong cách sáng tác. Từ mục đích trên, đề tài luận án xác định vai trò của những tác phẩm 4 mỹ thuật về hình tượng thiếu nhi trong các TLMTTQ. Nhận diện khoa học về các xu hướng sáng tác của các nghệ sĩ tạo hình từ hình tượng thiếu nhi thông qua các chất liệu của thể loại hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc trưng bày trong các TLMTTQ (giai đoạn 1985 đến 2015). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các tác phẩm mỹ thuật mang chủ đề về hình tượng thiếu nhi trong TLMTTQ giai đoạn 1985 - 2015, năm 2015 TLMTTQ đã được đổi tên thành Triển lãm mỹ thuật Việt Nam. Vì thế, đối tượng nghiên cứu trọng tâm là những tác phẩm sáng tác về hình tượng thiếu nhi trong hội họa, đồ họa, điêu khắc. Ở các thể loại như: chân dung, phong cảnh có kết hợp hình tượng thiếu nhi, cảnh sinh hoạt có hình tượng thiếu nhi, luận án tiếp cận ở nhiều góc độ khi xuất hiện hình tượng thiếu nhi trong các tác phẩm qua ba thập kỷ TLMTTQ giai đoạn 1985 đến 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Luận án chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu sáng tác về hình tượng thiếu nhi từ các cuộc TLMTTQ trưng bày tại Việt Nam từ năm 1985 đến 2015. Tuy nhiên, phần nghiên cứu sẽ tập trung ở các tác phẩm của các tác giả có khai thác về hình tượng thiếu nhi trong hội họa, đồ họa, điêu khắc (với 07 cuộc triển lãm được lập bảng thống kê chi tiết ở phần phụ lục của luận án). Luận án nêu ra những khía cạnh các trào lưu mỹ thuật tiêu biểu trên thế giới có ảnh hưởng nhiều tới thủ pháp sáng tác của các tác giả và tác phẩm mỹ thuật Việt Nam giai đoạn đổi mới, hội nhập văn hóa nghệ thuật toàn cầu. 3.2.2. Phạm vi thời gian Thời gian được xác định cụ thể là (các TLMTTQ) giai đoạn từ năm 1985 đến 2015. Luận án nghiên cứu, phân tích, hệ thống các tác phẩm và tác giả mỹ thuật Việt Nam hiện đại tiêu biểu sáng tác về hình tượng thiếu nhi trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế từ năm 1985 đến năm 2015. Đây là khoảng thời gian có nhiều sự chuyển biến đời sống xã hội cũng như quan điểm sáng tác. 5 4. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu Hình tượng thiếu nhi qua một số tác phẩm ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 1985 - 2015 thể hiện quá trình sáng tác bằng bút pháp riêng của mỗi nghệ sĩ. Đó là sự khác nhau về chất liệu (sơn mài, sơn dầu, lụa) đối với hội họa; (khắc gỗ, khắc đồng, khắc kẽm, khắc cao su) với đồ họa; (đất nung, đá, đồng, nhôm, inox...) đối với điêu khắc. Bằng bút pháp sinh động, cũng như tình yêu thương khi vận dụng vào hình tượng thiếu nhi trong các tác phẩm mỹ thuật nói chung, các tác phẩm ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc nói riêng tạo ra quan điểm sáng tác của mỗi nghệ sĩ. Tuy nhiên, thể hiện hình tượng thiếu nhi gắn với tình yêu thương, cảm xúc với con trẻ, cũng là đối tượng cần được chăm sóc yêu thương từ gia đình. Đề tài thiếu nhi có mặt không chỉ ở xu hướng hiện thực mà còn thể hiện trong các xu hướng hiện thực lãng mạn, hiện thực biểu hiện. Bất cứ xu hướng tạo hình nào, sáng tác về những tác phẩm về thiếu nhi luôn thỏa mãn với ý đồ của nghệ sĩ sáng tác, phản ánh trung thực đời sống con người ở mọi vùng miền tổ quốc Việt Nam, góp phần đa dạng, phong phú cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Từ suy nghĩ đó, NCS xây dựng giả thuyết khoa học được hình thành từ những câu hỏi nghiên cứu liên quan từ việc xác định đối tượng nghiên cứu. Các giả thuyết này được xây dựng theo cách biện luận ý nghĩa từ hiện tượng, bản chất và tính ứng dụng. Tìm hướng tiếp cận, phương pháp luận và cơ sở lý thuyết, lý luận để chứng minh làm nổi bật giá trị của nghiên cứu ứng dụng. Nội dung được bố cục trong 3 chương, bao gồm ba giả thuyết sau: Giả thuyết 1: Các tác phẩm thể hiện hình tượng thiếu nhi ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 1985 - 2015 tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập có tín hiệu thay đổi về quan niệm và phong cách sáng tác. Ở đó vai trò của các họa sĩ, nhà điêu khắc là đáng ghi nhận. Mục tiêu của giả thuyết thứ nhất là tìm hiểu hiện tượng: yếu tố tạo hình của các tác phẩm mỹ thuật về đề tài thiếu nhi có được thay đổi theo trào lưu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam không. Nếu có, thì nó đang ở mức độ nào, 6 dạng nào trong các cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 1985 - 2015. Giả thuyết 2: Hình tượng thiếu nhi là một hình tượng nghệ thuật tạo hình đặc biệt được thể hiện trong các tác phẩm TLMTTQ qua các phong cách nghệ thuật như: Phong cách hiện thực cổ điển; phong cách hiện thực ấn tượng; phong cách hiện thực biểu hiện; phong cách hiện thực lãng mạn. Vì thế nó có sự chuyển biến về phong cách, bút pháp sáng tác thể hiện qua tác phẩm sáng tác về thiếu nhi trong các TLMTTQ. Bút pháp/ phong cách sáng tác cho thấy có sự kế thừa, giao thoa giữa quan niệm nghệ thuật phương Tây và phương Đông. Thông qua các kỳ TLMTTQ giai đoạn 1985 - 2015 cho thấy tỷ lệ các tác phẩm được sáng tác về hình tượng thiếu nhi xuất hiện thường xuyên nhưng không thật đồng đều, tùy từng triển lãm cũng như tùy từng chất liệu (bằng biểu đồ so sánh). Có những họa sĩ quan tâm đến sáng tác hình tượng thiếu nhi, nhưng cũng có nghệ sĩ chỉ lấy hình tượng thiếu nhi để thể nghiệm bằng phong cách và chất liệu. Giả thuyết 3: Mục tiêu của giả thuyết thứ ba là luận bàn và đánh giá về sự chuyển biến phong cách sáng tác và giá trị nghệ thuật thông qua những phân tích, dẫn chứng từ các tác phẩm cũng như chất liệu sáng tác về hình tượng thiếu nhi. Từ TLMTTQ để có thể đưa ra nhận định về vai trò của hình tượng thiếu nhi tác động tích cực đến với đời sống mỹ thuật. Các nghệ sĩ đã sáng tác về hình tượng thiếu nhi với nhiều góc nhìn đa chiều, đa hướng và bút pháp khác nhau. Việc thể hiện hình tượng thiếu nhi trong các tác phẩm mỹ thuật trong TLMTTQ giai đoạn 1985 0 2015 rất đa dạng, có nhiều tác phẩm thể hiện mang tính hiện thực dễ cảm nhận, dễ hiểu. Bên cạnh đó là những tác phẩm lại được thể hiện bằng những bút pháp phong cách hiện đại như: sử dụng mảng, miếng, lắp ghép…, nhưng vẫn cho thấy sự gần gũi với hiện thực. Từ đó cho thấy khả năng biểu cảm của đề tài thiếu nhi có thể thực hiện ở nhiều bút pháp khác nhau, song đây cũng là một trong những mảng đề tài sáng tác quan trọng trong nền mỹ thuật hiện đại của Việt Nam. 7 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Từ nguồn dữ liệu sách báo, tạp chí, từ điển có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó hình thành những thông tin cơ bản cần thiết được vận dụng trong đề tài. Phương pháp thống kê: Sưu tập, tổng hợp, hệ thống, phân loại, nhằm hướng tới việc giải quyết các vấn đề về việc các nghệ sĩ lựa chọn chủ đề cụ thể sáng tác về hình tượng thiếu nhi cũng như phong cách sáng tác. Phương pháp phân tích so sánh: Phân tích sâu từ các tài liệu đã công bố và những tư liệu đã được thu thập để thiết lập cơ sở cho vấn đề chính cần nghiên cứu của luận án. Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm đưa ra sự tương quan từ các tác phẩm có hình tượng thiếu nhi như; chân dung, sinh hoạt..., qua đó thấy được hình tượng thiếu nhi khi thì được tạo hình, bố cục chính, có khi lại là hình ảnh phụ trợ. Phương pháp phân tích mỹ thuật học: Là hệ thống lý luận và kiến thức về các lĩnh vực mỹ thuật; là hướng tiếp cận nghiên cứu, phân tích những sáng tạo trong từng tác phẩm mỹ thuật thể hiện hình tượng thiếu nhi (thông qua các yếu tố và nguyên lý tạo hình). Hình tượng thiếu nhi trong các tác phẩm mỹ thuật ở TLMTTQ từ 1985 đến 2015 rất đa dạng về loại hình, chất liệu, phong cách... Vì thế, đây là cơ hội để vận dụng và chứng minh những lý luận mỹ thuật học thông qua thực tiễn sáng tạo của mỗi nghệ sĩ qua từng kỳ TLMTTQ. Phương pháp tiếp cận liên ngành: Sử dụng những thành tựu trong nghiên cứu của một số ngành có mối liên hệ với mỹ thuật Việt Nam hiện đại như: Văn hóa học, Khoa học xã hội, Lịch sử, Mỹ thuật học..., dựa trên nền tảng phân tích văn hóa học, mỹ thuật học để làm sáng tỏ hơn những vấn đề cần phải nghiên cứu về hình tượng thiếu nhi trong các tác phẩm mỹ thuật của Việt Nam hiện đại. 6. Kết quả và đóng góp mới của luận án Quá trình nghiên cứu của luận án hướng về nội dung Hình tượng thiếu nhi trong một số tác phẩm ở TLMTTQ (giai đoạn từ 1985 đến 2015), là một quá trình đi tìm và lý giải các vấn đề khoa học mang tính logic, chuyên biệt 8 được chọn lựa cùng việc áp dụng các lý thuyết phù hợp, tương ứng với khách thể nghiên cứu như đã nêu trên. Kết quả của việc nghiên cứu, NCS hy vọng sẽ đem đến một số những quan điểm cả khách quan và chủ quan đó là: - Nêu bật được đặc điểm tạo hình của những sáng tác về hình tượng thiếu nhi qua các chất liệu tạo hình: Sơn dầu, sơn mài, lụa, gỗ, đá, compozit..., cũng như phong cách sáng tác: Hiện thực cổ điển, hiện thực lãng mạn, hiện thực biểu hiện, hiện thực ấn tượng trong bối cảnh không gian và thời gian (từ năm 1985 đến 2015 ở Việt Nam qua các TLMTTQ định kỳ 5 năm 1 lần). - Chỉ ra khả năng phản ánh đời sống xã hội và đời sống thẩm mỹ của các tác phẩm sáng tác về đề tài thiếu nhi. Bên cạnh đó chứng minh những sắc thái đa dạng của loại hình mỹ thuật về đề tài thiếu nhi từ trước giai đoạn đổi mới đến nay (qua TLMTTQ từ 1985 đến 2015). Sự chuyển biến về phong cách sáng tác cũng chính là sự khác biệt giữa các phong cách nghệ thuật. Đồng thời nhằm chỉ ra giá trị nghệ thuật tạo hình, giá trị thẩm mỹ cũng những tiêu chí cái đẹp mang tính logic, khoa học, phù hợp với hướng đi của dòng chảy mỹ thuật Việt Nam hiện đại trong bối cảnh thực tại, cũng như phù hợp với bước tiến hội nhập toàn cầu trong tương lai. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu (8 trang), Kết luận (04 trang), danh mục tài liệu tham khảo (09 trang) và phụ lục ảnh minh họa và bảng biểu (78 trang), nội dung của luận án gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài (39 trang). Chương 2. Phong cách sáng tác trong một số tác phẩm thể hiện hình tượng thiếu nhi ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 1985 - 2015 (45 trang). Chương 3. Bàn luận về phong cách sáng tác và giá trị nghệ thuật của hình tượng thiếu nhi trong một số tác phẩm ở triển lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 1985 - 2015 (39 trang). 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Khái niệm về hình tượng thiếu nhi Trong hoạt động giáo dục thẩm mỹ, nghệ thuật được xem là phương tiện hữu hiệu, có tác động sâu sắc và toàn diện nhất tới nhân cách con người từ tuổi ấu thơ đến hết cuộc đời. Nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng có ưu thế khác biệt, nó phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình đó là đường nét, màu sắc, hình khối. Về cơ bản hình tượng nghệ thuật được sáng tạo nên trong sự thống nhất biện chứng vô cùng sinh động giữa cái chung và cái cá biệt, giữa cái chủ quan và khách quan. Vì thế hình tượng nghệ thuật không chỉ là giá trị thẩm mỹ mà còn là giá trị nhận thức, giá trị đạo đức. Với nghệ thuật tạo hình Việt Nam nói chung, các tác phẩm trong TLMTTQ nói riêng, hình tượng thiếu nhi được nhiều nghệ sĩ khai thác sáng tác bằng cung bậc của cảm xúc, chất liệu và phong cách khác nhau. Các tác phẩm mỹ thuật về hình tượng thiếu nhi đã có tác động mạnh mẽ trong công cuộc giáo dục thẩm mỹ, cũng như trong các công cuộc xây dựng nhân cách con người Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là triển lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn từ năm 1985 - 2015. 1.1.1.1. Khái niệm về hình tượng Trong cuốn Từ điển tiếng Việt chỉ rõ: “Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận thức trực tiếp bằng cảm tính. Hình tượng nghệ thuật” [68, tr.573]. Từ điển mỹ thuật phổ thông ghi về hình tượng: Hình ảnh các sự vật, trọng tâm là người, vật, phong cảnh, thông qua ghi chép thực tế hoặc trí nhớ của họa sĩ. Bằng óc sáng tạo và bàn tay khéo léo, họa sĩ tạo ra những hình tượng hội họa trong tranh, còn nhà điêu khắc tạo ra những hình tượng các phù điêu, tượng 10 tròn… Nhà văn thể hiện được những hình tượng điển hình cũng như họa sĩ vẽ được những hình tượng đặc trưng về nhân vật hoặc về khung cảnh thiên nhiên. Ở đây, từ hình tượng có ý nghĩa sâu sắc và đặc trưng, gạn lọc từ các hình ảnh dễ thấy hoặc quá quen thuộc bởi sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Các hình tượng này thường tác động mạnh đến người xem [64, tr.73]. Hình tượng thiếu nhi trong mỹ thuật được xem xét như sự chắt lọc về quá trình sáng tác của các họa sĩ tạo hình: Hình tượng: Một đối tượng được sản sinh bằng hư cấu hay sự tưởng tượng sáng tạo của nghệ sĩ theo những quan điểm thẩm mĩ nhất định giúp cho người ta hình dung được các sự vật các sự kiện , những con người, như khả năng vốn có của chúng. Ở mỗi loại hình nghệ thuật, HT bộc lộ dưới nhiều dạng khác nhau muôn hình muôn vẻ tùy theo lý tưởng thẩm mĩ nói chung và quan điểm thẩm mĩ cụ thể của từng tác giả...Hình tượng vừa là cơ sở tư tưởng vừa là sơ sở nghệ thuật của sự sáng tạo trong văn học [47, tr.305]. Với những khái niệm nêu trên là cơ sở khoa học khi nghiên cứu về hình tượng thiếu nhi trong các tác phẩm mỹ thuật. Như vậy, hình tượng thiếu nhi trong các tác phẩm TLMTTQ được khái niệm cô đọng là hình tượng hiện thực được các nghệ sĩ tạo hình thể hiện, biểu đạt bằng ngôn ngữ tạo hình mang tính đặc trưng với bối cảnh được diễn ra trong tác phẩm. Cụ thể là hình tượng về trẻ em với sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng nhất. 1.1.1.2. Khái niệm về thiếu nhi Trong Từ điển tiếng Việt đưa ra khái niệm trẻ em hoặc trẻ thơ: “hàm ý còn dại, ngây thơ. Đàn trẻ thơ, Khuôn mặt trẻ thơ, Tâm hồn trẻ thơ” [67, tr.1319]. “Tuổi thơ: Độ tuổi còn nhỏ, còn non dại” [68, tr.1362]. Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới cũng xem thiếu nhi là hình ảnh gắn với trẻ thơ: “Tuổi thơ là biểu tượng của sự trong trắng, vô tội: là trạng thái chưa hề mắc tội lỗi… tuổi thơ là biểu tượng của tính chất phác tự nhiên, tính hồn nhiên” [8, tr.946 - 947]. 11 Cuốn Đại từ điển tiếng Việt có ghi về thiếu nhi: “Trẻ em thuộc lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng (từ bốn đến mười bốn, mười lăm)” [107, tr.1571]. Trong Từ điển Anh - Việt có từ Children với nghĩa: “... trẻ con, ngây ngô, ngây thơ, thật thà” [71, tr.105]. Căn cứ từ những khái niệm nêu trên về thiếu nhi/trẻ em, nên trong luận án này NCS sử dụng từ hình tượng thiếu nhi trong các tác phẩm mỹ thuật, để thống nhất trong việc phân tích cũng như chỉ ra những đặc điểm riêng của hình tượng thiếu nhi qua các giai đoạn lịch sử và sự thành công của các tác phẩm mỹ thuật. 1.1.1.3. Giới thuyết khái niệm về hình tượng thiếu nhi Cũng theo những quan điểm nêu trên NCS cho rằng hình tượng thiếu nhi trong TLMTTQ Việt Nam chủ yếu được thể hiện theo các mảng đề tài như: Hình tượng thiếu nhi trong gia đình, trong học tập, hình tượng thiếu nhi trong vui chơi, hình tượng thiếu nhi trong hoạt động xã hội, hình tượng thiếu nhi với phong cảnh quê hương đất nước. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ sở để có thể nhận thấy các nhóm thể hiện về hình tượng thiếu nhi của các nghệ sĩ tạo hình Việt Nam đó là: Nhóm thứ nhất: Hình tượng thiếu nhi là đối tượng nghệ thuật, là nhân vật trực tiếp trong mỗi tác phẩm. Qua đó họa sĩ, nhà điêu khắc lấy hình ảnh các em thiếu nhi là đối tượng tạo hình, xây dựng nhân vật chính trong từng tác phẩm. Nhóm thứ hai: Hình tượng thiếu nhi trở thành đối tượng nghiên cứu gián tiếp của các tác phẩm TLMTTQ. Có khi các nhân vật các em thiếu nhi trở thành nhân vật phụ nhưng vô cùng sống động và hiện thực trước cảnh đẹp của cuộc sống đời thường cũng như vẻ đẹp của quê hương đất nước. Song, dù ở góc nhìn nào thì hình tượng thiếu nhi cũng được thể hiện khá rõ nét sự ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên. Từ đây có thể nhận thấy hình tượng thiếu nhi khi xuất hiện ở các TLMTTQ giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc qua các giai đoạn của lịch sử Việt Nam. Chính từ 12 những hoạt động của thiếu nhi cũng đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các nghệ sĩ tạo hình Việt Nam. Thông qua những điều trên đã phần nào giúp cho NCS có thể lý giải về sự thể hiện hình tượng thiếu nhi với nhiều bút pháp, phong cách thông qua các cuộc triển lãm mỹ thuật toàn quốc trong giai đoạn 1985 - 2015. Xây dựng hình tượng thiếu nhi thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo dục chính trị, khoa học, đạo đức và thẩm mỹ. Đồng thời nó còn có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành văn hóa thẩm mỹ của mỗi cá nhân khi cảm nhận những tác phẩm mỹ thuật về hình tượng thiếu nhi. Cũng thông qua nghệ thuật tạo hình, đề tài về hình tượng thiếu nhi được thể hiện mang tính giới thiệu để công chúng cảm nhận được từ cảm xúc thẩm mỹ của nghệ sĩ với nhiều bút pháp và cách thể hiện khác nhau. Mặt khác, hình tượng thiếu nhi được khai thác xây dựng và thực hiện trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình cũng là việc thực hiện chiến lược giáo dục thẩm mỹ toàn dân, cùng có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ngành, từ trung ương đến địa phương dưới sự chỉ đạo thống nhất của nhà nước. Ngoài ra còn là việc thực hiện một cách có hiệu quả “đưa nhân dân đến với nghệ thuật” một môi trường thẩm mỹ sáng tạo được hình thành trên phạm vi toàn xã hội. Khi ấy một quá trình tự giáo dục, tự hình thành thẩm mỹ sẽ được thực hiện một cách rộng rãi, góp phần tạo nên những con người mới có nhân cách phát triển trong một xã hội đa nhân cách. Xây dựng hình tượng thiếu nhi trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, là xây dựng văn hóa thẩm mỹ, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển nhân cách con người. Mỗi cá nhân đều sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh nhất định, có nghĩa là mỗi thiếu nhi được phát triển từ môi trường và đời sống riêng. Đương nhiên, hình tượng riêng hay hình thành nhân cách của họ đều chịu sự tác động sâu sắc của hoàn cảnh tự nhiên, xã hội, mà trong đó hoàn cảnh gia đình, xã hội mang tính quyết định đến sự phát triển nhân cách của con người. Vì vậy, không thể có một hình tượng thiếu nhi phát triển lành mạnh trong cá nhân thụ 13 động, thờ ơ, đứng ngoài hệ thống giáo dục của gia đình và nhà trường. Bởi vì con người là tổng hòa của mối quan hệ xã hội, nhu cầu hướng tới chân - thiện - mỹ là ba chân kiềng của các nhu cầu tinh thần ấy. Điều đó còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người, nên cần được quan tâm giáo dục từ lúc còn là thiếu nhi. Có lẽ vì vậy mà nhiều hoạ sĩ đã tiếp cận hình tượng thiếu nhi như một đối tượng thẩm mỹ và gắn với cả yếu tố giáo dục. Việc xây dựng con người, từ hình tượng thiếu nhi là chức năng cơ bản và cũng là mục tiêu cuối cùng của mọi nền văn hóa. Giáo dục, phát huy đức tính tốt đẹp được tập trung từ độ tuổi thiếu nhi nhằm tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú cho toàn thể nhân dân với tiêu chí hướng tới hình tượng thiếu nhi - chủ nhân tương lai của đất nước: “Có ý thức là chủ, ý thức trách nhiệm công dân có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính” [3, tr.15]. Có thể thấy mô hình xây dựng nhân cách con người Việt Nam luôn được duy trì, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Chính vì vậy sáng tác mỹ thuật về hình tượng thiếu nhi nghĩa là góp phần nâng cao giáo dục thẩm mỹ mang tính quy phạm của hệ thống giáo dục quốc dân. Nó như là hoạt động biểu hiện thái độ tích cực để đào tạo hình tượng thiếu nhi có tác động đến các thuộc tính tâm lý và nhân cách của con người Việt Nam. Hình tượng thiếu nhi trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại khai thác ở nhiều góc cạnh, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Bằng cảm xúc thẩm mỹ và khả năng sáng tác của nghệ sĩ tạo hình mà hình tượng thiếu nhi trở thành đề tài sáng tác không thể thiếu trong đời sống nghệ thuật. Bởi vì thiếu nhi được gia đình và xã hội luôn quan tâm chăm sóc, giáo dục. Chính sự ngây thơ, trong sáng của tuổi thơ rất đáng yêu, luôn giúp cho tâm hồn người lớn như trẻ lại và bao dung khi đối diện với các em, nên khi vào tác phẩm mỹ thuật chúng mang tính hiện thực và khách quan. Cũng vì vậy mà việc khai thác sáng tác nghệ thuật về thế giới tuổi thơ luôn là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ nói chung và các nghệ sĩ tạo hình nói riêng. 14 Trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho con người Việt Nam hiện nay, việc trau dồi cảm xúc thẩm mỹ thông qua hoạt động thẩm mỹ tích cực của con người sẽ góp phần tạo nên một nhân cách hài hòa giữa lý trí và cảm xúc, giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, giữa con người kinh tế và con người văn hóa. Cảm xúc thẩm mỹ cũng góp phần tự điều chỉnh hành vi và là cơ sở làm xuất hiện nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh. Đặc biệt là khi khai thác hình tượng thiếu nhi bằng ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình. Nhiều tấm gương về sự nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cũng như những thành tích ghi nhận về sáng tạo, học tập trở thành những chủ nhân tốt của xã hội. Trên tinh thần đó, hình tượng thiếu nhi trong một số tác phẩm TLMTTQ của luận án này được hiểu là: Khi khai thác hình tượng thiếu nhi được các họa sĩ, nhà điêu khắc sáng tác qua nhiều góc cạnh khác nhau của cuộc sống xã hội cũng như hoàn cảnh của mỗi em thiếu nhi. Các nhóm đề tài được các họa sĩ, nhà điêu khắc quan tâm sáng tác về hình tượng thiếu nhi đó là: Hình tượng thiếu nhi trong gia đình; hình tượng thiếu nhi trong công việc học tập; hình tượng thiếu nhi trong vui chơi, giải trí; hình tượng thiếu nhi với các hoạt động xã hội; hình tượng thiếu nhi với phong cảnh đất nước. Các nghệ sĩ tạo hình đã tập trung khai thác bằng sự đồng cảm, chia sẻ với đời sống của các lứa tuổi thiếu nhi. Chính vì vậy, các nhóm đề tài xuất hiện hầu khắp ở các chất liệu hội họa, đồ họa, điêu khắc và trên cả những loại hình nghệ thuật như: Hội họa gồm nhiều phong cách sáng tác nhưng chủ yếu đề cao tính hiện thực; đồ họa được các họa sĩ sáng tác trên các kỹ thuật khắc, in; điêu khắc cho thấy ở tượng tròn, tượng đài, phù điêu với nhiều chất liệu và kích thước khác nhau. Vì mỹ thuật đóng vai trò giáo dục thẩm mỹ của con người, nên khi nghiên cứu, khai thác, sáng tạo hình tượng thiếu nhi vào nghệ thuật tạo hình là làm tăng thêm sự phong phú về cuộc sống con người. Đồng thời đã góp phần phản ánh một cách chân thực đưa cái đẹp trong cuộc sống vào nghệ thuật, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện con người có tư tưởng và tình cảm chân chính.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan