Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực ii tnhh một thành ...

Tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển công ty xăng dầu dầu khu vực ii tnhh một thành viên đến năm 2020

.DOC
101
554
97

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- BÙI THẾ QUANG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM --------------------------- BÙI THẾ QUANG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU THANH TÂM TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH - ĐTSĐH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TP. HCM, ngày..… tháng ..… năm…….. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: BÙI THẾ QUANG Giới tính: Nam Ngày,tháng, năm sinh: 19/06/1982 Nơi sinh: TP.HCM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820196 I- TÊN ĐỀ TÀI: Hoạch định chiến lược phát triển Công ty xăng dầu khu vực II TNHH một thành viên đến năm 2020. II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Từ cơ sở lý luận về chiến lược; Thực hiện phân tích thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty xăng dầu khu vực II TNHH MTV và qua việc điều tra thảo luận chuyên sâu các chuyên gia, vận dụng các công cụ hỗ trợ trong hoạch định chiến lược. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, nhà lãnh đạo (quản trị) nhằm lựa chọn chiến lược phát triển tối ưu và bền vững cho Công ty xăng dầu khu vực II TNHH MTV đến năm 2020. III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Ngày 24 tháng 03 năm 2014 IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 15 tháng 09 năm 2014 V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LƯU THANH TÂM CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Họ tên và chữ ký) KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Họ tên và chữ ký) i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) Bùi Thế Quang ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện Luận văn Thạc sĩ, bản thân cố gắng vận dụng kiến thức đã học tại trường vào thực tiễn tìm hiểu về quá trình hoạt động kinh doanh xăng dầu của Công ty xăng dầu khu vực II TNHH MTV trong những năm qua để từ đó phân tích đánh giá rút ra những nhận xét, kiến nghị, hoạch định chiến lược cho phù hợp đảm bảo tính khả thi. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh và Phòng Quản lý khoa học và đào tạo sau Đại học trong suốt hai năm qua đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích cùng, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học để phục vụ tốt cho công tác và cuộc sống với sự hướng dẫn tận tình của: thầy Phó hiệu trưởng – Tiến sĩ Lưu Thanh Tâm, và sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt Luận văn này. Tuy nhiên do thời gian có hạn, nên không thể tránh khỏi những hạn chế trong việc đi sâu phân tích tỉ mỉ vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh doanh. Rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo thêm của quý thầy cô và đơn vị công tác. Xin chân thành cám ơn! Học viên: Bùi Thế Quang iii TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN Để đáp ứng nhu cầu ngày tăng về các sản phẩm xăng dầu, ngành xăng dầu, cũng như Công ty xăng dầu khu vực II TNHH MTV (Petrolimex SaiGon) cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài, tổng hợp phù hợp. Đề tài luận văn: “Hoạch định chiến lược phát triển Công ty xăng dầu khu vực II TNHH một thành viên đến năm 2020” đã tìm hiểu một số khái niệm về chiến lược kinh doanh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó đề tài đã tổng hợp lý luận đã có từ nhiều nguồn khác nhau thành một chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp một cách cơ bản để có thể áp dụng vào thực tiễn. Từ chương 1 luận văn đã hệ thống hoá các khái niệm cơ sở lý thuyết về việc hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp. Chương 2 đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu của Petrolimex SaiGon. Từ đó đánh giá các mặt mạnh, yếu, cơ hội, thách thức, dựa trên cơ sở đó chương 3 xây dựng một số đề xuất giải pháp chiến lược phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Petrolimex SaiGon trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020. Đề tài đã phân tích các yếu tố của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, xây dựng các ma trận các yếu tố bên ngoài EFE, ma trận các yếu tố bên trong IFE, phân tích ma trận SWOT, ma trận SPACE và ma trận QSPM để xác định thứ tự ưu tiên các chiến lược là: Chiến lược phát triển thị trường; Chiến lược thâm nhập thị trường; Chiến lược phát triển sản phẩm; Chiến lược hội nhập dọc về phía trước; Chiến lược giá rẻ; Từ đó xác định các chiến lược được lựa chọn tối ưu cho Công ty. Để thực hiện các chiến lược trên, cần phải thực hiện các giải pháp hỗ trợ như xây dựng và phát triển lợi thế cạnh tranh, xây dựng và hoàn thiện lại nguồn nhân lực, hoàn thiện qui chế kiểm soát và quản lý tài chính, thực hiện tốt các công tác phát triển hệ thống bán lẻ, hệ thống phân phối, cùng với một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước, Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và Ban lãnh đạo Petrolimex SaiGon. iv ABSTRACT To meet the increasing demand of petroleum products, petroleum industry, as well as Petrolimex Saigon need to have a long-term development strategy, appropriate sum. The topic is: "Strategic planning development Petrolimex Saigon 2020" has to learn some concepts of business strategy, competitiveness, competitive advantage. Besides Thread synthesized had argued from various sources into a business strategy for enterprises basically to apply in practice. From Chapter 1 essays systemize the theoretical basis of the concept of strategic planning for the enterprise business. Chapter 2 has depth analysis of the current status of production and business activities Petrolimex Saigon. Since then evaluate the strengths, weaknesses, opportunities and challenges, which is based on Chapter 3 of the proposed construction of a strategic solutions developed to improve the efficiency of production and business operations for Petrolimex Saigon in period from 2014 to 2020. Topic analyzes of environmental factors inside and outside environments affect business operations of the company, building the matrix of external factors EFE matrix elements within IFE, SWOT analysis matrix, SPACE matrix and QSPM matrix to determine the order of priority strategies are: market strategy development; Market entry strategy; Strategic product development; Vertical integration strategy forward; Cheap Strategy; There by determining the selection strategy is optimal for the company. To implement the above strategy, the need to implement measures to support the construction and development as a competitive advantage, building and perfecting the human resource and complete regulatory control and financial management, successful implementation of the development of retail systems, distribution systems, together with a number of recommendations for the management of State agencies, Vietnam National Petroleum Corporation and leader’s Petrolimex SaiGon. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN....................................................................iii ABSTRACT............................................................................................................iv MỤC LỤC................................................................................................................ v PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC...........................4 1.1. Chiến lược kinh doanh và vai trò của chiến lược kinh doanh:..................4 1.1.1. Khái niệm và thuật ngữ chiến lược:.................................................................4 1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh:..................................................................5 1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh:.....................................................................6 1.2. Hoạch định chiến lược phát triển trong doanh nghiệp:.............................8 1.3. Nguyên tắc, yêu cầu đối với công tác hoạch định chiến lược kinh doanh: ............................................................................................................................... 8 1.3.1. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi hoạch định chiến lược kinh doanh:...............8 1.3.2. Yêu cầu đối với công tác hoạch định chiến lược kinh doanh:..........................9 1.3.3. Qui trình và nội dung cơ bản của hoạch định chiến lược kinh doanh:.............9 1.3.4. Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược:..........................15 1.4. Các công cụ hoạch định chiến lược:..........................................................19 1.4.1. Ma trận SWOT:.............................................................................................19 1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE):...............................................21 1.4.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE):.................................................21 1.4.4. Mô hình vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động (SPACE):...........................22 1.4.5. Ma trận hoạch định chiến lược (QSPM):.......................................................23 TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................24 CHƯƠNG 2.........: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2013.............................................................25 2.1. Sự phát triển của Petrolimex SaiGon:.......................................................25 2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Petrolimex SaiGon:......................................25 vi 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của công ty:...............................25 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty:.............................................................26 2.1.4. Đặc điểm hoạt động của Petrolimex SaiGon:................................................27 2.2. Tổng quan về thị trường xăng dầu và định hướng phát triển của Công ty:........................................................................................................................ 27 2.2.1. Tình hình thị trường xăng dầu thế giới năm 2013:.........................................27 2.2.2. Tình hình thị trường xăng dầu Việt Nam:......................................................29 2.2.3. Những thuận lợi, thách thức và khó khăn của Công ty:.................................32 2.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty:...............................33 2.4. Về đội ngũ lao động tại Công ty.................................................................38 2.5. Đánh giá về công tác đầu tư xây dựng, hệ thống công nghệ thông tin, phòng cháy chữa cháy và môi trường:.............................................................39 2.5.1. Công tác đầu tư xây dựng:.............................................................................39 2.5.2. Hệ thống công nghệ thông tin, chương trình tự động hóa - hiện đại hóa:......39 2.5.3. Công tác an toàn - phòng chống cháy nổ và an toàn - vệ sinh môi trường.....40 2.5.4. Công tác quản lý chất lượng, đo lường xăng dầu:..........................................41 2.5.5. Hiệu quả về công tác đầu tư xây dựng, hệ thống thông tin, phòng cháy chữa cháy, môi trường:.....................................................................................................41 2.5.6. Những tồn tại, hạn chế trong công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật:...........42 2.6. Đánh giá công tác kinh doanh phân phối sản phẩm xăng dầu:...............43 2.6.1. Tình hình thực hiện sản lượng:......................................................................43 2.6.2. Phân tích từng kênh bán hàng và nguyên nhân tăng (giảm):..........................45 2.7. Đánh giá tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh:.......................53 2.7.1. Đánh giá về thị trường khu vực phía Nam giai đoạn từ năm 2010 - 2013:....53 2.7.2. Đánh giá các đối thủ cạnh tranh:....................................................................53 2.8. Tổng hợp đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong nội bộ Công ty:.........................................................................................56 2.8.1. Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài:.................................................56 2.8.2. Đánh giá tác động của các yếu tố bên trong nội bộ công ty:..........................57 2.9. Đánh giá chính sách bán hàng của Petrolimex SaiGon:..........................58 vii 2.9.1. Ưu điểm của chính sách bán hàng hiện tại:....................................................58 2.9.2. Hạn chế của chính sách bán hàng hiện tại:.....................................................59 TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................59 CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC II TNHH MỘT THÀNH VIÊN ĐẾN NĂM 2020......60 3.1. Định hướng phát triển của Công ty xăng dầu khu vực II TNHH MTV:60 3.2. Danh mục dự án kho xăng dầu thương mại tại miền Nam ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2015 và 2020:............................................................60 3.3. Xây dựng chiến lược cho Petrolimex SaiGon:..........................................62 3.3.1. Phương hướng phát triển hoạt động của Công ty giai đoạn từ nay đến năm 2020:........................................................................................................................ 62 3.3.2. Mục tiêu nhiệm vụ cụ thể của Công ty từ nay đến năm 2020:.......................63 3.4. Đánh giá các chiến lược:.............................................................................63 3.4.1. Áp dụng ma trận SWOT:...............................................................................64 3.4.2. Áp dụng ma trận SPACE:..............................................................................67 3.5. Chiến lược phát triển Petrolimex SaiGon đến năm 2020:.......................69 3.5.1. Lựa chọn chiến lược tối ưu:...........................................................................69 3.5.2. Các giải pháp cho chiến lược khả thi:............................................................72 3.6. Dự kiến kết quả thực hiện chiến lược:.....................................................81 3.7. Kiến nghị:....................................................................................................81 3.7.1. Đối với Chính phủ:........................................................................................81 3.7.2. Đối với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam:..........................................................82 3.7.3. Đối với Petrolimex SaiGon:...........................................................................83 TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................83 KẾT LUẬN............................................................................................................85 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU.............................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................87 viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. BCG : Boston Consulting Group (Tập đoàn tư vấn Boston) 2. CBCNV : Cán bộ công nhân viên 3. CHXD : Cửa hàng xăng dầu 4. CSVCKT : cơ sở vật chất kỹ thuật 5. IEA : International Energy Agency (Tổ chức Năng lượng Quốc tế) 6. ISO : International Organization Standard (tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) 7. MTV : Một thành viên 8. PCCC : Phòng cháy chữa cháy 9. Petrolimex : Tập đoàn xăng dầu Việt Nam 10. Petrolimex SaiGon: Petrolimex SaiGon trách nhiện hữu hạn một thành viên 11. PVOil : Tổng công ty dầu Việt Nam 12. QSPM : Ma trận hoạch định chiến lược 13. SBU : Strategic Business Unit (Đơn vị chiến lược kinh doanh) 14. SXKD : Sản xuất kinh doanh 15. SWOT : Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats 16. TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam 17. TKNB : Tổng kho xăng dầu Nhà Bè 18. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 19. XNBL : Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu 20. WTO : World Trade Orgnization (Tổ chức thương mại thế giới) ix x DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sơ đồ ma trận SWOT..............................................................................20 Bảng 2.1: Lượng tiêu thụ dầu mỏ trong năm 2012 và 2013.....................................28 Bảng 2.2: Giá dầu thế giới WTI, Brent qua các năm 2011, 2012 và 2013...............29 Bảng 2.3: Giá Platts bình quân tháng 11 năm 2013 của các mặt hàng xăng dầu......29 Bảng 2.4: Cơ cấu nhập khẩu xăng dầu các loại trong 11 tháng năm 2013...............31 Bảng 2.5: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2010-2013..............................................34 Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty...........................36 Bảng 2.7: Các chỉ số tài chính cơ bản của Petrolimex SaiGon................................37 Bảng 2.8: Đội ngũ lao động của Công ty.................................................................38 Bảng 2.9: Sản lượng xăng dầu xuất bán từ năm 2010 đến năm 2013......................43 Bảng 2.10: Số liệu sản lượng bán trực tiếp từ năm 2010 đến năm 2013..................43 Bảng 2.11: Chi tiết sản lượng từng kênh bán hàng từ năm 2010 đến năm 2013......44 Bảng 2.12: Sản lượng kênh Tổng đại lý theo nhóm từ năm 2010 đến năm 2013.....47 Bảng 2.13: Sản lượng kênh bán tái xuất theo nhóm từ năm 2010 đến năm 2013....51 Bảng 2.14: Thị phần ở miền Nam của Petrolimex và các đơn vị đầu mối...............53 Bảng 2.15: Ma trận đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài (EFE)..................56 Bảng 2.16: Ma trận đánh giá tác động của các yếu tố bên trong (IFE)...................57 Bảng 3.1: Phân tích ma trận SWOT…………………………………..……………73 Bảng 3.2. Số liệu để lập ma trận SPACE.................................................................67 Bảng 3.3: Lựa chọn chiến lược tối ưu giai đoạn từ nay đến năm 2020....................70 Bảng 3.4: Ma trận QSPM của Petrolimex SaiGon……………................……........81 xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp..................9 Hình 1.2: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh.........................................................11 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.............................................................26 Biểu đồ 2.2: Sản lượng kênh Tổng đại lý theo nhóm từ năm 2010 đến năm 2013...48 Biểu đồ 2.3: Sản lượng kênh bán tái xuất theo nhóm từ năm 2010 đến năm 2013.. 52 Hình 3.1. Sơ đồ ma trận SPACE..............................................................................69 Hình 3.2: Hệ thống kênh phân phối xăng dầu..........................................................77 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận động mạnh mẽ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tích cực hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Nguồn nhiên liệu cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia khá phong phú bao gồm: gỗ, than đá, điện năng, các sản phẩm xăng dầu, năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời và các loại năng lượng nhiên liệu khác …trong đó các sản phẩm xăng dầu là loại nhiên liệu đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Khi nhu cầu xăng dầu của xã hội không được đáp ứng thì cuộc sống sẽ trở nên bế tắc, đời sống xã hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn không thể thoát ra được. Ngành xăng dầu Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị, an ninh quốc phòng toàn dân. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của cả nước, sự giàu mạnh của xã hội, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với các hãng xăng dầu trong khu vực và trở thành một nước công nghiệp phát triển. Thực tế cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh năng lượng, nền kinh tế nước ta đang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chiến lược kinh doanh giúp cho các nhà quản trị và tất cả nhân viên trong doanh nghiệp nhận thức rõ được mục đích và hướng đi của doanh nghiệp. Nó giúp nhà quản trị doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt, tận dụng các cơ hội và hạn chế bớt các rủi ro do sự biến động của môi trường kinh doanh mang lại đóng vai trò quyết định sự thành công của doanh nghiệp Petrolimex SaiGon là đơn vị thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), kinh doanh các mặt hàng xăng dầu với vị trí là mặt hàng chiến lược thiết yếu phục vụ cho mọi nhu cầu kinh tế - xã hội, PETROLIMEX luôn giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn xăng dầu cho toàn bộ nền kinh tế, thị phần chiếm giữ trên 60% thị trường nội địa toàn quốc. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, nhiều cơ hội và thách thức mới đang và sẽ xuất hiện tác động mạnh trực tiếp đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, bên cạnh sự cạnh tranh vốn có và ngày càng gay gắt của PETROLIMEX với các đầu mối xăng dầu trong nước như: Công ty xăng dầu Quân đội, PetroVietnam, 2 Công ty cổ phần vật tư xăng dầu... sẽ xuất hiện các hãng xăng dầu quốc tế có quy mô và năng lực cạnh tranh mạnh tham gia kinh doanh thị trường nội địa nước ta, điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn và khắc nghiệt; PETROLIMEX và chính bản thân Petrolimex SaiGon phải khẩn trương hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp đúng đắn, khoa học và phù hợp xu thế vận động của nền kinh tế nhằm khai thác và huy động mọi nguồn lực nâng cao sức cạnh tranh mới tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện mới. 2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu. Trong lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có hoạt động quản lý chiến lược, coi quản lý chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà quản lý nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng. Có nhiều cách tiếp cận về chiến lược: cách tiếp cận truyền thống, cách tiếp cận hiện đại và gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà nghiên cứu như: Alfred Chandler, Mintzberg, Micheal Porter, K.Ohmae, William J.Glueck, Philip Kotler,... Dù tiếp cận theo cách truyền thống hay hiện đại cũng nhằm mục tiêu đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp trước những điều kiện ngày càng phức tạp và khó khăn hơn. Là nhân viên đang công tác tại Công ty xăng dầu khu vực II TNHH một thành viên (Petrolimex SaiGon) và đã tham gia khóa đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường Đại học công nghệ TP. HCM, tôi đã chọn đề tài: “Hoạch định chiến lược phát triển Công ty xăng dầu khu vực II TNHH một thành viên đến năm 2020” làm tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 3. Mục đích của đề tài. Thông qua việc thực hiện đề tài trên sẽ rút ra những đề xuất và kiến nghị hữu ích nhằm đóng góp một phần vào sự phát triển chung của Công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: “Chiến lược phát triển hiện nay của Petrolimex SaiGon có phù hợp với thực trạng doanh nghiệp và tương thích với môi trường kinh doanh chưa ?”, “Làm thế nào để chiến lược phát triển Petrolimex SaiGon đến năm 2020 tối ưu nhất ?”. Như vậy, đối tượng nghiên cứu là việc hoạch định chiến lược, phạm vi 3 nghiên cứu trong nội bộ Petrolimex SaiGon, giới hạn thời gian đến năm 2020. Đề tài chủ yếu sử dụng số liệu trong các năm gần đây từ năm 2010 đến năm 2013. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp luận: Luận văn vận dụng những lập luận trên cơ sở triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với quan điểm của Đảng ta về phương hướng, mục tiêu phát triển ngành xăng dầu. - Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn chủ yếu bao gồm: tiếp cận hệ thống, quan sát thực tiễn; tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh; sử dụng các ma trận ứng dụng trong khoa học quản trị chiến lược, chính sách kinh doanh và dựa trên phương pháp thống kê phân tích và phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá tình hình thực tế của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. 6. Kết cấu đề tài luận văn. Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chiến lược và hoạch định chiến lược. Chương 2: Phân tích hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrolimex SaiGon. Chương 3: Hoạch định chiến lược phát triển Petrolimex SaiGon đến năm 2020. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1.1. Chiến lược kinh doanh và vai trò của chiến lược kinh doanh: 1.1.1. Khái niệm và thuật ngữ chiến lược: Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự thời xa xưa, với ý nghĩa là phương pháp, cách thức điều khiển và chỉ huy các trận đánh. Trong quân sự thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ các kế hoạch lớn và dài hạn được đưa ra trên cơ sở tin chắc cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương không thể làm. Thuật ngữ chiến lược xuất hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do đòi hỏi khách quan của công tác quản trị doanh nghiệp để đảm bảo sự tồn tại và phát triển trước những điều kiện ngày càng phức tạp và khó khăn hơn. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển lâu dài các doanh nghiệp, các cơ quan cần phải có hoạt động quản lý chiến lược, coi quản lý chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà quản lý nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng. Tuỳ theo cách tiếp cận mà có nhiều quan điểm về chiến lược kinh doanh cũng hết sức đa dạng và phong phú. Theo cách tiếp cận cạnh tranh: - Quan điểm của Micheal Porter: “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. - Quan điểm của K.Ohmae: “Mục đích của chiến lược là mang lại điều kiện thuận lợi nhất cho một phía, đánh giá đúng thời điểm tấn công hay rút lui, xác định danh giới của sự thoả hiệp”. K.Ohmae còn nhấn mạnh: “Không có đối thủ cạnh tranh thì không có chiến lược. Mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững đối với đối thủ cạnh tranh” Theo cách tiếp cận chiến lược kinh doanh là một phạm trù khoa học quản lý: - Quan điểm Alfred Chandler: “Chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục 5 tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu cơ bản đó”. Theo cách tiếp cận kế hoạch hoá: - Quan điểm của William J.Glueck: “Chiến lược kinh doanh là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”. Tóm lại, chiến lược là tập hợp các quyết định (đường hướng, chính sách, phương thức, nguồn lực,…) và hành động để hướng tới mục tiêu dài hạn, để phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận được những cơ hội và vượt qua các nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất. Chiến lược kinh doanh phản ánh các hoạt động của đơn vị kinh doanh bao gồm các quá trình đặt ra các mục tiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu đó. 1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh: Trong bất kỳ lĩnh vự nào của quản lý, chiến lược vẫn khẳng định ưu thế trên các mặt: - Định hướng hoạt động dài hạn và là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt động trong tác nghiệp. Thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược không được thiết lập rõ ràng, không có luận cứ sẽ làm cho hoạt động mất hướng, chỉ thấy trước mặt không thấy được trong dài hạn, chỉ thấy cục bộ mà không thấy cái toàn thể. - Tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động nghiên cứu triển khai, đầu tư phát triển, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Trong thực tế phần lớn các sai lầm trả giá về đầu tư, về nghiên cứu triển khai … có nguồn gốc từ chỗ thiếu vắng hoặc có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược. - Tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh được các rủi ro, phát huy được các lợi thế. - Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của một công ty, một ngành, một địa phương. Các lợi ích được xác lập cả về mặt tài chính và phi tài chính. 6 Nghiên cứu một cách toàn diện các lợi ích của quản trị chiến lược, Greenly đưa ra các lợi ích sau: + Nó cho phép nhận biết, ưu tiên và tận dụng các cơ hội; + Nó đưa ra những vấn đề khách quan về vấn đề quản trị; + Nó xác lập cơ cấu của các quan hệ hợp tác và kiểm soát sự cải thiện các hoạt động; + Nó tối thiểu hoá các tác động của những thay đổi có hại; + Nó cho phép có các quyết định chính yếu trong việc hỗ trợ tốt hơn các mục tiêu đã thiết lập; + Nó thể hiện sự phân phối hiệu quả thời gian và các nguồn lực cho các cơ hội đã xác lập; + Giảm thiểu thời gian cho sự điều chỉnh lại các quyết định sai sót hoặc quyết định đặc biệt; + Nó là cơ sở hình thành cơ cấu thông tin nội bộ. 1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh: Có nhiều tiêu chí để phân loại chiến lược kinh doanh, nhưng trên thực tế trong cùng một giai đoạn, doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn một chiến lược chung để theo đuổi. Các chiến lược bộ phận phải thống nhất với chiến lược chung để hợp thành một thể thống nhất. Các chiến lược kinh doanh thường rất đa dạng và phức tạp. Doanh nghiệp cần phải chọn những chiến lược phù hợp với nguồn lực hiện tại của mình để có thế triển khai đạt được kết quả mình mong muốn. Mỗi doanh nghiệp do môi trường tác động khác nhau, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh cũng khác nhau trong từng thời kỳ, nên cũng sẽ có những phương án chiến lược kinh doanh khác nhau. Tùy theo mục tiêu của mình mà doanh nghiệp có thể chọn một hay phối hợp các loại chiến lược tổng quát chủ yếu sau: 1.1.3.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung: Chiến lược này dựa trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của doanh nghiệp vào các hoạt động sở trường và truyền thống để phát triển các sản phẩm hiện có trên những thị trường hiện có bằng cách tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển thị phần và gia tăng doanh số, lợi nhuận. Chiến lược tăng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan