Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh q...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

.PDF
138
604
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ KIM LIÊN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Thị Bích Ngọc - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Liên i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức Phòng Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô giáo Tiến sĩ Trần Thị Bích Ngọc - Người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phòng Kế hoạch - Tài chính, cán bộ đồng nghiệp công tác tại Phòng Kế hoạch - Tài chính đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn đồng nghiệp, các bạn đã góp ý giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Kim Liên ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ KIM LIÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế, Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua huyện Bố Trạch đã có nhiều cố gắng cải tiến, hoàn thiện quy trình quản lý tài chính ngân sách cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu kiểm toán Ngân sách nhà nước tại địa phương, làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế (từ quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán, đến kiểm tra, giám sát…) ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu lực quản lý ngân sách cấp xã. Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hoàn thiện quy trình quản lý ngân sách cấp xã ở huyện Bố Trạch là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” được chọn làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thu thập số liệu; Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. 3. Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ngân sách cấp xã; Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016. Chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân; Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Giải thích DT : Dự toán HĐND : Hội đồng nhân dân KBNN : Kho bạc Nhà nước KH : Kế hoạch NH : Ngân hàng NLN : Nông lâm nghiệp NN : Nhà nước NS : Ngân sách NSNN : Ngân sách Nhà nước NSX : Ngân sách xã SXKD : Sản xuất kinh doanh TH : Thực hiện TNQD : Thu nhập quốc dân UBND : Uỷ ban nhân dân ƯTH : Ước thực hiện XDCB : Xây dựng cơ bản iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ..........................................iii MỤC LỤC ................................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................ix DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ x DANH MỤC HÌNH................................................................................................................xii MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................3 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...............................................................4 5. Kết cấu luận văn......................................................................................................4 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................................5 VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ................................................................................ 5 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách cấp xã ..........................................................5 1.1.1. Ngân sách nhà nước ..........................................................................................5 1.1.1.1. Khái niệm NSNN ...........................................................................................5 1.1.1.2. Đặc điểm của NSNN......................................................................................5 1.1.1.3. Vai trò và chức năng của NSNN....................................................................6 1.1.1.4. Phân loại NSNN.............................................................................................8 1.1.2. Quản lý ngân sách cấp xã................................................................................11 v 1.1.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách cấp xã............................................................11 1.1.2.2. Đặc trưngcủa ngân sách cấp xã ....................................................................12 1.1.2.3. Nội dung thu, chi của ngân sách cấp xã.......................................................13 1.1.3. Nội dung quản lý ngân sách cấp xã.................................................................16 1.1.3.1. Lập dự toán ngân sách cấp xã ......................................................................17 1.1.3.2. Chấp hành dự toán ngân sách cấp xã ...........................................................18 1.1.3.3. Quyết toán ngân sách cấp xã........................................................................20 1.1.3.4. Kiểm tra, giám sát ngân sách cấp xã ............................................................21 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã......................................21 1.1.4.1. Các yếu tố khách quan .................................................................................21 1.1.4.2. Các yếu tố chủ quan .....................................................................................22 1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý ngân sách cấp xã ...............................23 1.1.5.1. Lập dự toán ngân sách..................................................................................23 1.1.5.2. Chấp hành ngân sách....................................................................................23 1.1.5.3. Kết toán, quyết toán, thanh tra ngân sách ....................................................24 1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý ngân sách cấp xã ...................................................24 1.2.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã ở một số địa phương trong nước.................24 1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lệ Thủy.................24 1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Trạch..............26 1.2.1.3. Kinh nghiệm của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị................................27 1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình .........................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH ......................................................30 2.1. Tình hình cơ bản về huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ....................................30 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................30 2.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................30 2.1.1.2. Địa hình và khí hậu ......................................................................................30 2.1.2. Đặc điểm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ..........................................31 2.1.2.1. Dân số và lao động.......................................................................................31 2.1.2.2. Tài nguyên khoáng sản.................................................................................32 vi 2.1.3. Tăng trưởng kinh tế.........................................................................................34 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp xã của huyện Bố Trạch ....................35 2.1.4.1. Giới thiệu về Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện........................................35 2.1.4.2. Ban Tài chính cấp xã....................................................................................37 2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch .........................................................................................................39 2.1.5.1. Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội của huyện ................................39 2.1.5.2. Những thuận lợi đối với công tác quản lý NSNN........................................40 2.1.5.3. Những khó khăn đối với với công tác quản lý NSNN .................................40 2.2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình ...............................................................................................................41 2.2.1. Công tác lập dự toán Ngân sách xã.................................................................41 2.2.1.1. Công tác lập dự toán thu Ngân sách xã........................................................41 2.2.1.2. Công tác lập dự toán chi Ngân sách xã ........................................................46 2.2.2. Công tác chấp hành dự toán ngân sách cấp xã................................................50 2.2.2.1. Chấp hành dự toán thu ngân sách cấp xã .....................................................50 2.2.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách cấp xã .....................................................58 2.2.3. Công tác quyết toán ngân sách cấp xã ............................................................61 2.2.3.1. Quyết toán thu ngân sách cấp xã..................................................................61 2.2.3.2. Quyết toán chi ngân sách cấp xã ..................................................................64 2.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát ngân sách cấp xã ................................................67 2.2.5. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình................................................................69 2.2.5.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra.........................................................69 2.2.5.2. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác lập dự toán thu chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch..........................................................................71 2.2.5.3. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác giao dự toán và chức năng giám sát của chính quyền cấp xã đối với công tác thu chi ngân sách xã ...........................73 2.2.5.4. Đánh giá của đối tượng điều tra về thực hiện quản lý thu ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch .....................................................................................74 vii 2.2.5.5. Đánh giá của đối tượng điều tra về thực hiện quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch .....................................................................................76 2.2.5.6. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quyết toán và thanh tra, kiểm tra ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch....................................................78 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.............................................................................................80 2.3.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................80 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................................81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH...............83 3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng tăng cường công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch............................................83 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch đến 2020 .................83 3.1.1.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................83 3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................83 3.1.2. Yêu cầu về công tác quản lý ngân sách cấp xã trong thời gian tới .................84 3.1.2.1. Nguyên tắc chung trong công tác quản lý ngân sách cấp xã .......................84 3.1.2.2. Yêu cầu về tăng cường công tác quản lý ngân sách cấp xã .........................84 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.............................................................................................86 3.2.1. Nhóm giải pháp chung ....................................................................................86 3.2.1.1. Giải pháp tăng cường sự lãnh, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng ..................................................................86 3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Ngân sách Nhà nước ...........86 3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể ....................................................................................88 3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách cấp xã.......................88 3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện công tác chấp hành ngân sách cấp xã ........................89 3.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quyết toán ngân sách cấp xã........................91 3.2.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát ngân sách cấp xã............94 3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ ....................................................................................94 viii 3.2.3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với cấp xã ....................................................................94 3.2.3.2. Giải pháp xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp..............95 3.2.3.3. Tăng cường tập huấn nâng cao trình độ quản lý, giám sát cho chủ tịch HĐND, UBND, cán bộ tài chính - kế toán các xã trên địa bàn huyện .....................95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................97 1. Kết luận .................................................................................................................97 2. Kiến nghị ...............................................................................................................98 2.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính ......................................................98 2.2. Kiến nghị với Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Quảng Bình...............................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................100 PHỤ LỤC..............................................................................................................................102 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN ix DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Dân số trung bình của huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016.............31 Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất huyện Bố Trạch giai đoạn 2010 - 2016 ...............32 Bảng 2.3. Quy mô và cơ cấu kinh tế huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016 theo giá hiện hành.................................................................................................35 Bảng 2.4. Tình hình dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016...........................................................................................42 Bảng 2.5. Tình hình dự toán các khoản thu 100% ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014-2016 .................................................................44 Bảng 2.6. Tình hình dự toán các khoản thu hưởng tỷ lệ của Ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014-2016...............................................45 Bảng 2.7. Tình hình dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016...........................................................................................48 Bảng 2.8. Tình hình chấp hành dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016 .....................................................................51 Bảng 2.9. Tình hình chấp hành dự toán các khoản thu 100% ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016.............................................55 Bảng 2.10. Tình hình chấp hành dự toán các khoản thu hưởng tỷ lệ của Ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014-2016.................................56 Bảng 2.11. Tình hình chấp hành dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016 .....................................................................60 Bảng 2.12. Quyết toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016 ...................................................................................................63 Bảng 2.13. Quyết toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 - 2016 ...................................................................................................65 Bảng 2.14. Tình hình kiểm tra, giám sát ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch qua 3 năm 2014 – 2016................................................................................67 Bảng 2.15. Quy mô và cơ cấu của các đối tượng điều tra............................................70 x Bảng 2.16. Đánh giá của đối tượng điều tra về thực hiện lập dự toán thu chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch...................................................72 Bảng 2.17. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác giao dự toán và chức năng giám sát của chính quyền cấp xã đối với công tác thu chi ngân sách xã 73 Bảng 2.18. Đánh giá của đối tượng điều tra về thực hiện quản lý thu ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch ..................................................................75 Bảng 2.19. Đánh giá của đối tượng điều tra về thực hiện quản lý chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch ..................................................................77 Bảng 2.20. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác thanh tra, kiểm tra thu chi ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch .........................................79 xi DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch ...........................................................30 Hình 2.2. Tổ chức bộ máy Phòng Tài chính - Kế hoạch...........................................36 xii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp, kế hoạch hóa cao độ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, bên cạnh việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, Nhà nước cũng đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Qua các năm thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, công tác quản lý tài chính ngân sách đã đạt được những kết quả nhất định, đóng góp quan trọng vào công tác quản lý hoạt động kinh tế - xã hội của chính quyền cơ sở xã, thị trấn. Để thực hiện Luật Ngân sách nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản dưới luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước. Chính quyền địa phương cũng ra các văn bản để làm rõ hơn nội dung của Luật Ngân sách nhà nước. Các văn bản đó đã tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác quản lý tài chính ngân sách các cấp trong đó có ngân sách xã. Hệ thống văn bản ban hành đã xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý tài chính ngân sách xã, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các khoản thu, chi, các khoản huy động đóng góp của nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp và thông qua công khai tài chính hàng năm nhân dân và các đoàn thể quần chúng được tham gia giám sát việc thu chi của ngân sách xã. Thời gian qua huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều cố gắng cải tiến, hoàn thiện quy trình quản lý tài chính ngân sách cấp xã nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngân sách trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu kiểm toán Ngân sách nhà nước tại địa phương, làm lành mạnh nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên, quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế (từ quy trình lập, chấp hành và quyết toán, đến kiểm tra, giám sát…) ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước tại các cơ sở xã. Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, 1 hoàn thiện quy trình quản lý ngân sách cấp xã ở huyện Bố Trạch là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” được chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế với mục tiêu góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại, nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đáp ứng yêu cầu thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch thời gian qua, luận văn nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ngân sách cấp xã; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2016; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân; - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý ngân sách cấp xã. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu được triển khai trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình qua 3 năm 2014-2016. Các giải pháp được đề xuất áp dụng cho những năm tiếp theo. Số liệu sơ cấp được điều tra khảo sát trong khoảng thời gian thực hiện đề tài. 2 - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ngân sách xã huyện Bố Trạch trên các khía cạnh nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã, trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán, tài chính cấp xã. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Đối với số liệu thứ cấp Thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước huyện Bố Trạch, các báo cáo ngân sách, báo cáo kinh tế - xã hội, các báo cáo khác có liên quan của huyện Bố Trạch và nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet và từ các cơ quan ban ngành ở Trung ương để định hướng. - Đối với số liệu sơ cấp Nghiên cứu thực hiện điều tra bằng bảng hỏi thông qua cán bộ quản lý (Trưởng, phó phòng và cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thuế, Kho bạc nhà nước) và các cán bộ xã trên địa bàn huyện Bố Trạch nhằm nắm bắt được ý kiến đánh giá liên quan đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, cũng như các thông tin quá trình hoạt động và đánh giá trách nhiệm quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận. Các bảng hỏi sử dụng thang đo likert 5 mức được thiết kế để thu thập các thông tin liên quan đến thông tin người được phỏng vấn như giới tính; độ tuổi; trình độ; thâm niên công tác; lĩnh vực công tác. Bên cạnh đó, thu thập ý kiến đánh giá về công tác lập dự toán; chấp hành dự toán; quyết toán ngân sách cũng như công tác kiểm tra, giám sát ngân sách cấp xã dưới góc độ của cán bộ quản lý ngân sách cấp xã. Từ đó, giúp tác giả có cái nhìn khái quát và toàn diện hơn về công tác quản lý ngân sách cấp xã để đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp. Chọn mẫu: * Đối với cán bộ cấp huyện lấy phiếu hầu hết đối với những cán bộ làm công tác quản lý ngân sách cấp xã, tương ứng với số mẫu điều tra là 30; 3 * Đối với cán bộ cấp xã: tiến hành điều tra cán bộ cấp xã trực tiếp phụ trách, liên quan đến lĩnh vực quản lý ngân sách. Nghiên cứu thực hiện phương pháp chọn mẫu xác suất với kỹ thuật lấy mẫu phân tầng theo tỷ lệ. Dựa trên tổng thể nghiên cứu bao gồm tất cả cán bộ phụ trách công tác quản lý ngân sách, nghiên cứu tiến hành lấy mẫu theo cơ cấu tỷ lệ cán bộ cấp xã có liên quan đến lĩnh vực quản lý ngân sách. Cỡ mẫu phù hợp được xác định theo công thức của Cochran (1977): Công thức tính cỡ mẫu: Để cỡ mẫu có tính đại diện cao nhất, chọn p=q=0,5 Z2α/2= 1,96 ; ε = 10%; với độ tin cậy 1- α = 95% thì ta tính được cỡ mẫu là: Dựa trên kích cỡ mẫu tối thiểu là 96, tuy nhiên, để đảm quy mô mẫu cũng như dự phòng trong trường hợp người được hỏi không trả lời, tác giả tiến hành khảo sát 100 cán bộ cấp xã, kết quả thu về số phiếu hợp lệ là 60, đạt tỷ lệ 60,0%. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS và tính toán bằng các công cụ thống kê. 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Thống kê mô tả: Nghiên cứu này sử dụng thống kê tần số và thống kê mô tả để tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá bằng phần mềm SPSS; - Phương pháp phân tích so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biến động của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%). 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp xã; Chương 2. Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; Chương 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý ngân sách cấp xã 1.1.1. Ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm NSNN Trong pháp luật thực định, tại Điều 4 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” . Ngoài định nghĩa trên còn có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về NSNN. Tuy nhiên xét về ý nghĩa trong hệ thống tài chính, NSNN là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình; mặt khác nó còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. 1.1.1.2. Đặc điểm của NSNN Trong thực tế nhìn bề ngoài, hoạt động NSNN là hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước. Hoạt động đó đa dạng, phong phú, được tiến hành hầu hết trên các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thể kinh tế - xã hội. Tuy đa dạng, phong phú như vậy, nhưng chúng có những đặc điểm chung: Các hoạt động thu chi của NSNN luôn luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định. Đằng sau những hoạt động thu chi tài chính đó chứa đựng nội dung kinh tế - xã hội nhất định và chứa đựng các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nhất định. Trong các quan hệ lợi ích đó, lợi ích quốc gia, lợi ích chung bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và chi phối các mặt lợi ích khác trong thu, chi ngân sách nhà nước [12]. Quá trình thực hiện các chỉ tiêu thu, chi NSNN nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước và là quá trình phân phối và phối lại giá trị tổng sản phẩm 5 xã hội phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên các lĩnh vực, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. 1.1.1.3. Vai trò và chức năng của NSNN Như vậy, chúng ta thấy rằng thu, chi của NSNN hoàn toàn không giống bất kỳ một hình thức thu chi của một loại quỹ nào. Thu của NSNN phần lớn đều mang tính chất bắt buộc, còn các khoản chi của NSNN lại mang tính chất không hoàn lại. Đây là đặc trưng nổi bật của NSNN trong bất cứ một nhà nước nào. Xuất phát từ quyền lực của Nhà nước và các nhu cầu về tài chính để thực hiện chức năng quản lý và điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội. Do nhu cầu chi tiêu của mình, Nhà nước đã sử dụng quyền lực thông qua hệ thống pháp luật tài chính, buộc mọi pháp nhân và thể nhân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho NSNN, tức là các chủ thể kinh tế thực hiện nghĩa vụ của mình với Nhà nước. Sự bắt buộc đó là hoàn toàn khách quan, vì lợi ích của toàn xã hội chứ không phải phục vụ cho lợi ích riêng của Nhà nước. Các đối tượng nộp thuế cũng hoàn toàn ý thức được nghĩa vụ của mình trong việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Họ cũng hiểu được vai trò của Nhà nước trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội, do nhân dân giao phó [12]. Sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước chính là yếu tố quyết định tính chất hoạt động của NSNN, nói lên bản chất của NSNN. Mọi hoạt động của NSNN đều nhằm vào việc tạo lập và sử dụng các nguồn lực tài chính; nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh do Nhà nước tạo lập thông qua NSNN. Đó là mối quan hệ kinh tế giữa phần nộp vào NSNN và phần để lại cho các chủ thể kinh tế trong xã hội. Phần nộp vào ngân sách sẽ tiếp tục được phân phối lại nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Với quyền lực tối cao của mình, Nhà nước có thể sử dụng các công cụ sẵn có để bắt buộc mỗi thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn lực tài chính cần thiết. Song cơ sở tạo lập các nguồn lực tài chính xuất phát từ sản xuất, mà chủ thể của sản xuất chính là các thành viên trong xã hội. Mọi thành viên đều có lợi ích kinh tế và đấu tranh bảo vệ lợi ích kinh tế đó, nghĩa là thông qua quyền lực của 6 mình, Nhà nước sử dụng các công cụ, chính sách giải quyết hài hoà giữa lợi ích Nhà nước và lợi ích của các thành viên trong xã hội. Do vậy muốn có NSNN đúng đắn, lành mạnh thì phải tôn trọng và vận dụng các quy luật kinh tế một cách khách quan, phải dựa trên cơ sở đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước và lợi ích cho các thành viên trong xã hội. Một NSNN lớn mạnh phải đảm bảo sự cân đối trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, bao quát hết toàn bộ các nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi ngày càng tăng. NSNN có 2 chức năng chính sau: Thứ nhất, NSNN là chức năng phân phối. Bất kỳ một Nhà nước nào, muốn tồn tại và duy trì được các chức năng của mình, trước hết phải có nguồn lực tài chính. Đó là các khoản chi cho bộ máy quản lý Nhà nước, cho lực lượng quân đội, cảnh sát, cho nhu cầu văn hoá, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, chi cho đầu tư phát triển,... Nhưng muốn tạo lập được NSNN, trước hết phải tập hợp các khoản thu theo luật định, cân đối chi tiêu theo tiêu chuẩn định mức đúng với chính sách hiện hành. Đó chính là sự huy động các nguồn lực tài chính và đảm bảo nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch của Nhà nước, thực hiện việc cân đối thu chi bằng tiền của Nhà nước. Thứ hai, NSNN là giám đốc quá trình huy động các khoản thu và thực hiện các khoản chi. Thông qua chức năng này, NSNN kiểm tra, giám sát quá trình động viên các nguồn thu, tránh tình trạng trốn lậu thuế, chây ỳ nộp thuế của các đối tượng thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN hoặc bị lạm dụng, làm trái pháp luật, coi thường pháp luật và các chính sách động viên khác. Trong khâu cấp phát nếu buông lỏng việc kiểm tra, kiểm soát chi thì dễ dẫn đến tình trạng làm sai luật định và các chế độ chi quy định. Đồng thời thông qua kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu chi NSNN giúp ta giám sát việc chấp hành các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của vốn NSNN, hiệu quả của các chủ trương, chính sách, chế độ do Đảng và Nhà nước đề ra. Như vậy, hai chức năng phân phối và giám đốc luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, có vị trí và tầm quan trọng như nhau, không thể coi chức năng này hơn chức năng kia, mà phải coi trọng cả hai chức năng ở mọi lúc, mọi nới trong tạo lập và sử dụng vốn NSNN. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan